ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ KIM THOA
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGỌC HẢI - ĐỒ SƠN –
HẢI PHÒNG THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNGHOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số:60140114
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Đại
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập, nghiên cứu luận văn tốt nghiệp với đề tài “Quản lý
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Ngọc Hải - Đồ Sơn - Hải
Phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo”đến nay đã được
hoàn thành. Trong suốt thời gian thực hiện tác giả đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ
tận tình, tạo điều kiện thuận lợi từ các cơ quan, ban ngành, trường học, các giảng
viên, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình.
Với sự kính trọng và biết ơn tác giả xin gửi lời tri ân và cám ơn tới TS.Phạm
Văn Đại - người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên,
khuyến khích và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn tới hội đồng khoa học của trường Đại học
Quản lý giáo dục và các giảng viên đã giảng dạy và trực tiếp, giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập tại trường đặc biệt là PGS.TS. Đặng Văn Hải.
Trân trọng cám ơn BGH và các thầy cô giáo,CMHS và các em HS ở trường
THCS Ngọc Hải đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tư liệu cho tác giả trong
quá trình khảo sát, điều tra phục vụ cho nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố găng nhưng luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong những ý kiến đóng góp chân thành của
các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, bạn đọc để luận văn được hoàn thiện và có
giá trị thực tiễn hơn nữa.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Thoa
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH
: Ban giám hiệu
BP
: Biện pháp
CMHS
: Cha mẹ học sinh
CNNT
CB
CSVC
: Công nghệ thông tin
: Cán bộ
: Cơ sở vật chất
CSVC-TB
: Cơ sở vật chất thiết bị
GV
: Giáo viên
GVCN
: Giáo viên chủ nhiệm
GVBM
: giáo viên bộ môn
HS
: Học sinh
HĐGDNGLL
: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐTNST
: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HT
: Hiệu trưởng
KHKT
: Khoa học kĩ thuật
KTĐG
: Kiểm tra đánh giá
SKKN
: Sáng kiến kinh nghiệm
TDTT
: Thể dục thể thao
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
KT-CT-XH
: Kinh tế-Chính trị-Xã hội
KT
: Kiến thức
KN
: Kỹ năng
KNS
: Kỹ năng sống
QLGD
: Quản lý giáo dục
VHVN
: Văn hóa văn nghệ
VNEN
: Việt Nam Escula Nueva
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ......................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ..................................................................................6
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................6
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................6
1.1.2. Trong nước ........................................................................................................7
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................9
1.2.1. Khái niệm chung về quản lý..............................................................................9
1.2.2. Khái niệm quản lý HĐGDNGLL ....................................................................12
1.2.3. Khái niệm tăng cường hoạt độngTNST ..........................................................18
Tiểu kết chương 1......................................................................................................32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG THCS NGỌC HẢI – ĐỒ SƠN - HẢI PHÒNG
THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
...................................................................................................................................33
2.1 Khái quát các yếu tố kinh tế xã hội trên địa bàn quận Đồ Sơn thành phố Hải
Phòng ảnh hưởng tới hoạt động quản lý HĐGDNGLL ...........................................33
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đào tạo của trường THCS Ngọc Hải ................33
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức đội ngũ GV, cán bộ quản lý .............................35
2.2.2. Chất lượng giáo dục ........................................................................................35
2.2.3. Tình hình HS ...................................................................................................35
2.3. Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS Ngọc Hải – Đồ Sơn
– Hải Phòng ...............................................................................................................37
2.3.1. Thực trạng về nhận thức..................................................................................37
2.3.2. Thực trạng về công tác xây dựng và triển khai kế hoạch..............................45
iii
2.3.3. Thực trạng về việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL của nhà trường. ............47
2.3.4. Thực trạng quản lý cơ sở - vật chất tài chính phục vụ hoạt động giáo dục
NGLL ở trường THCS ngọc Hải – Đồ Sơn – Hải Phòng .........................................57
2.3.5. Thực trạng quản lý việc KTĐG kết quả HĐGDNGLL ở trường THCS Ngọc
Hải .............................................................................................................................59
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS Ngọc Hải
...................................................................................................................................61
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................61
2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................61
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................62
Tiểu kết chương 2......................................................................................................64
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO. .............................................................................................................65
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .......................................................................65
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục .............................................................................65
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn .....................................................................................65
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ...................................................................65
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .....................................................................66
3.2. Biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng tăng cường hoạt độngTNST ở
trường THCS Ngọc Hải. ...........................................................................................66
3.2.1. Biện pháp đổi mới tư duy và phương pháp quản lý của BGH nhà trường trong
việc chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng tăng cường hoạt độngTNST ở nhà trường .66
3.2.2.Nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST cho
các lực lượng giáo dục . ............................................................................................68
3.2.3.Tập huấn, bồi dưỡng cho GV cách đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL, HĐTNST, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học cho HS ..........71
3.2.4.Chủ động xây dựng chương trình nhà trường phổ thông riêng của nhà trường ở
các HĐGDNGLL nhằm tăng cường HĐTNST theo hướng phát triển năng lực của HS
...................................................................................................................................75
iv
3.2.5. Biện pháp giám sát, hỗ trợ GV thực hiện đổi mới phương pháp KTĐG kết
quả HĐGDNGLL ......................................................................................................80
3.2.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL theo hướng tăng cường
HĐTNST. ..................................................................................................................84
3.2.7. Biện pháp quản lý sự phối hợp giữa NT với CMHS và cộng đồng XH. ............86
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp .........................................................................89
3.4 Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất .......90
3.4.1 Phương pháp tiến hành .....................................................................................91
3.4.2 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp..............91
Tiểu kết chương 3......................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................96
1. Kết luận .................................................................................................................96
2. Khuyến nghị ..........................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................99
PHỤ LỤC ..............................................................................................................102
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Bảng số liệu chung về cán bộ quản lý, đội ngũ GV, nhân viên.................35
Bảng 2.2.Bảng số liệu về đội ngũ GVcủa nhà trường từ năm 2011 đến nay............35
Bảng 2.3.Bảng số liệu về chất lượng giáo dục nhà trường từ năm 2011 đến nay ....35
Bảng 2.4.Bảng số liệu về tình hình HS của trường từ năm 2011 đến nay ................35
Bảng 2.5.Bảng số liệu về tình hình CSVC của trường hiện nay ...............................36
Bảng 2.6.Đối tượng và phương pháp điều tra tại trường THCS Ngọc Hải ..............37
Bảng 2.7. Nhận thức của cán bộ quản lý, GV, HS và phụ huynh HS về vị trí, vai trò
của HĐGDNGLL ......................................................................................................37
Bảng 2.8. Nhận thức của phụ huynh HS ...................................................................39
Bảng 2.9. Quan niệm của cán bộ quản lý, GV. HS, phụ huynh HS về HĐGDNGLL
...................................................................................................................................42
Bảng 2.10. Nhận thức của GV, tổng phụ trách và Ban giám về vị trí vai trò của
HĐGDNGLL.............................................................................................................43
Bảng 2.11.Khảo sát GV về công tác xây dựng và triển khai kế hoạch ....................45
Bảng 2.12. Khảo sát BGH và TPT về thực trạng thực hiện HĐNGLL ...................47
Bảng 2.13. Khảo sát GV về thực trạng thực hiện HĐNGLL ...................................48
Bảng 2.14. Thực trạng về tần suất, thái độ, vai trò, kết quả tham gia HĐGDNGLL
của HS trường THCS Ngọc Hải ................................................................................52
Bảng 2.15. Khảo sát BGH, TPT, GV về thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, trang
thiết bị vào HĐGDNGLL..........................................................................................57
Bảng 2.16. BGH,TPT,GV đánh giá thực trạng quản lý công tác KTĐG kết quả thực
hiện HĐGDNGLL .....................................................................................................59
Bảng 3.1 Đánh giá của GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
đề xuất. ......................................................................................................................92
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Nhận thức của cán bộ quản lý, GV, HS và phụ huynh HS về vị trí, vai
trò của HĐGDNGLL.................................................................................................41
Biểu đồ 2.2.Quan niệm của GV, phụ huynh và HS về HĐGDNGLL ......................42
Biểu đồ 2.3. Thái độ của HS khi tham gia vào các hoạt động. .................................55
Biểu đồ 2.4. Vai trò của HS khi tham gia vào các hoạt động. ..................................56
Biểu đồ 2.5.Về kết quả rèn luyện của HS khi tham gia vào các HĐGDNGLL. .......56
Hình 3.1 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các BP đề xuất .......................................90
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng và phát triển đất
nước. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội. Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo
đến năm 2020 của chính phủ đã khẳng định: “Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém
phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính chất quyết
định. Giáo dục phải đi trước một bước,nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược của kinh tế – xã
hội”. Để làm được điều đó, ngoài vai trò cơ bản của hoạt động dạy học chương trình
chính khóa của các môn học bắt buộc mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhằm
cung cấp kiến thức cơ bản cho HS thì cần phải nhấn mạnh đến vai trò giáo dục hình
thành hành vi, kỹ năng cho HS thông qua các hoạt động bổ trợ, trong đó quan
trọng nhất là HĐGDNGLL.Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11
năm 2013 của Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo chỉ ra rằng "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học"[10]. Trong đó các phẩm
chất và năng lực của HS (bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt) sẽ dần
được hình thành và phát triển thông qua các môn học và HĐGDNGLL.
Hiện tại HĐGDNGLL là một hoạt động bắt buộc ở trường phổ thông đã
được Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định, là một nội dung trong công tác quản lý của
các cấp chỉ đạo và quản lý giáo dục. HĐGDNGLL có quan hệ chặt chẽ với hoạt
động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, là dịp để HS củng cố kiến
thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin ở mỗi HS, thống nhất giữa nhận
thức và hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách
toàn diện của HS trong giai đoạn hiện nay.Ở trong môi trường đó HS có cơ hội để
tự so sánh bản thân mình với những người khác, kích thích các em vươn lên trong
quá trình giáo dục. Vì vậy HĐGDNGLLsẽ phát triển tối đa năng lực, nhu cầu và
thiên hướng của HS. Nó phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của tập thể HS nói
chung, của mỗi HS nói riêng.
1
HĐGDNGLL đã được tổ chức triển khai ở các trường THCS nhưng nhiều
đơn vị vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng mức, tổ chức còn mang tính hình thức, còn
dựa vào kinh nghiệm. Cán bộ GV chưa nắm chắc nội dung, phương pháp tổ
chức.HĐGDNGLL còn bị coi là hoạt động phụ khoá, mất thời gian, ảnh hưởng đến
hoạt động học tập nên còn bị xem nhẹ, coi thường. Bên cạnh đó, CSVC nhà trường
còn thiếu thốn nên các HĐGDNGLL chủ yếu còn rất đơn điệu về hình thức nặng
về tuyên truyền lý thuyết chứ ít khi HSđược trải nghiệm, tìm tòi, khám phá vì thế
ảnh hưởng đến chất lượng củaHĐGDNGLL. Các HĐGDNGLL mới chỉ tập trung
thực hiện ở các em HS nòng cốt như cán bộ đội, cán bộ lớp chứ chưa thực hiện với
bộ phận HS đại trà.
Trong các HĐGDNGLL có bộ môn được đưa vào giờ học chính khóa, vào
thời khóa biểu cụ thể theo quy định của Bộ giáo dục, có phân phối chương trình để
thực hiện theo từng khối đó là môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Môn này là một bộ
phận thành phần trong HĐGDNGLL. Qua công tác kiểm tra nội bộ, giám sát, khảo
sát hoạt động của thầy và trò, tôi thấy đa số GV dạy bộ môn này mới chỉ dừng lại ở
việc coi đó là một môn học phụ, các thầy cô và các em chỉ giành cho nó một thời
lượng ít ỏi của 45 phút trong giờ học trên thời khóa biểu, trong phòng học và lại
nhắc lại những kiến thức đã học ở các môn học khác một cách thụ động, rập khuôn,
giản lược mà không quan tâm đến mục đích đặc biệt của môn học này là thực hành
những kiến thức đã học của môn học khác, rèn luyện những kiến thức đó thành kỹ
năng sống cho các em, đem kiến thức sách vở để áp dụng vào các tình huống của
cuộc sống. Nội dung của môn học này cũng rất thực tế, gần gũi với cuộc sống vì thế
chúng ta hãy để các em được học bằng sự trải nghiệm của bản thân mình giúp các
em có nhiều cơ hội trải nghiệm, vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn
từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản
thân.
Mặt khác nội dung của chương trình HĐGDNGLL cũng chưa thực sự gây
hứng thú và phù hợp với các hoạt động thực hành, trải nghiệm theo độ tuổi và trình
độ của các em. Muốn HĐGDNGLL thực sự trở thành môi trường cho HS thực
hành,TNST đòi hỏi phải có sự đầu tư về trí lực, nhân lực, tài lực và thời gian.
2
Qua học tập và thực tế làm công tác giáo dục, tôi đã nhận thức được vị trí,
vai trò và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với công tác GD – ĐT. Xuất phát
từ những lý do trên và bản thân nhận thức đươ ̣c những điểm yếu của HĐGDNGLL
hiện tại, hiểu được ý nghĩa, vai trò của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ
thông mớivà tôi cũng hiểu rằng để HĐGDNGLL thực sự hữu ích và thành công,
ngoài vai trò của GV và HS thì các biện pháp quản lý là chìa khoá quyết định sự
thành công này vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường THCS Ngọc Hải - Đồ Sơn -Hải Phòng theo hướng tăng cường
hoạt động trải nghiệm sáng tạo”làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua đề tài, tôi
mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn, đề ra những biện pháp
quản lý hữu hiệu, đồng bộ để quản lý HĐGDNGLL theo hướng tăng cường
HĐTNST cho HS.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả xác định mục đích cuối cùng là tìm ra biện pháp
quản lý HĐGDNGLLđểtăng cường HĐTNST cho HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các
nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về HĐGDNGLLở trường THCS
3.2.Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS
Ngọc Hải – Đồ Sơn – Hải phòng theo hướng tăng cườngHĐTNST.
3.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp
quản lýHĐGDNGLLtheo hướng tăng cường HĐTNST cho HS.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
HĐGDNGLL ở trường THCS Ngọc Hải– Đồ sơn – Hải Phòng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS Ngọc Hải – Đồ sơn – Hải
Phòngtheo hướng tăng cường HĐTNST.
5. Phạm vi nghiên cứu
3
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường
THCS Ngọc Hải từ năm 2012 đến năm 2015. Tuy nhiên để có được các giải pháp
quản lí hiệu quả, đề tài sẽ chú trọng nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
HĐGDNGLLở trường THCS Ngọc Hảitheo hướng tăng cường HĐTNST.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục NGLL ở trường THCS nói chung và ở
trường THCS Ngọc Hải – Đồ Sơn – Hải Phòngnói riêng được thực hiện như
thếnào? Cần phải sử dụng biện pháp quản lý HĐGDNGLL nào để tăng cường
HĐTNST?
7. Giả thuyết khoa học
HĐGDNGLL ở trường THCS Ngọc Hải – Đồ Sơn – Hải Phòng hiện nay còn
ít các HĐTNST; các biện pháp quản lý của BGH chưa phù hợp; Nếu các biện pháp
quản lý HĐGDNGLL được nghiên cứu và đề xuất trongnghiên cứu này được áp
dụng một cách đồng bộ thì các HĐTNST sẽ được tăng cường đáp ứng kịp thời nhu
cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1.
Ý nghĩa lý luận:
Tổng kết lý luận về công tác quản lý HĐGDNGLL hiện nay ở trường THCS
Ngọc Hải – Đồ Sơn – Hải Phòng, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung
cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số phương pháp quản lý hiệu quảcho hoạt
động này.
8.2.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý
HĐGDNGLLở các trường THCS trong cùngđịa bàn.
9.Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
9.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Hồi cứu, tổng kết các vấn đề lí luận về quản lí, HĐTNST, quản lí HĐTNST, xây
dựng khung lí luận của vấn đề nghiên cứu.
9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
4
- Phương pháp điều tra: điều tra khảo sát thực tiễn quản lý HĐGDNGLLtại
trường THCS Ngọc Hải trong giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, các báo cáo giáo dục
9.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin.
- Phương pháp thống kê số liệu: thống kê phân tích các số liệu đạt được.
9.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấnHT, GV chủ nhiệm lớp, với HS THCS để bổ sung thông tin cho phương
pháp điều tra.
9.5. Phương pháp quan sát
Dự một số giờ HĐGDNGLL ở các lớp trong trường nghiên cứu để bổ sung thông
tin cho phương pháp điều tra.
9.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thu thập, nghiên cứu các kế hoạch và văn bản liên quan đến HĐGDNGLL ởtrường
phổ thông.
9.7. Đối tượng khảo sát
- BGHtrường THCS ngọc Hải
-Tổng phụ trách trường THCS Ngọc Hải
- Giáo viên
- HS lớp khối 6, 7, 8, 9
- Đại diện phụ huynh các lớp
- Chuyên viên phụ trách HĐGDNGLL của phòng giáo dục
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về HĐGDNGLL ở trường THCS.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL theo hướng tăng
cường HĐTNST ở trường THCS Ngọc Hải – Đồ Sơn – Hải Phòng
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS Ngọc Hải –
Đồ Sơn – Hải Phòng theo hướng tăng cường hoạt độngTNST.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Nhiều nhà giáo dục ở trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản... đã khẳng định
rằng các HĐGDNGLL nhằm giúp HS gắn kiến thức với thực tiễn. Họ xem các hoạt
động này là một phần vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Họ đã có
những công trình nghiên cứu và khẳng định về vấn đề này.Rabole ( 1494 – 1553 )
nhà tư tưởng nhà giáo dục thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh : “Việc giáo dục
phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ ...ngoài việc học ở
nhà còn có các buổi tham quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà
văn,các nghị sĩ, đặc biệt mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một
ngày”[28, tr.18].
Nhà sư phạm nổi tiếng Makarenco của nước Nga khẳng định : “ Tôi kiên trì
nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các
vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên
lớp học mà đáng ra phải trên từng mét vuông đất của đất nước ta ... nghĩa là trong
bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được
tiến hành trong lớp” [28, tr.18].
Albert Einstein đã khẳng định rằng: “ Chỉ có trải nghiệm mới là hiểu biết,
còn tất cả những thứ khác chỉ là thông tin”.
Các Mác (1818 - 1883) và F.Anghen (1820 - 1895) - Người sáng lập ra Học
thuyết cách mạng xã hội chủ nghĩa và là ông tổ của nền giáo dục hiện đại, đã xác
định mục đích của nền giáo dục XHCN là tạo ra "con người phát triển toàn diện",
muốn vậy phải thực hiện "phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất"
[19]. Đây cũng chính là phương thức giáo dục hiện đại mà V.I. Lênin (1870 - 1924)
coi là một trong những nguyên tắc của giáo dục XHCN. Trong bài phát biểu
"Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên", Lê Nin chỉ rõ: "Chỉ có thể trở thành người cộng
sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân và nông dân" [31,
6
tr.38]. Còn N.K.Cơrupxkaia (1869 - 1939) đã nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động lao
động, hoạt động chính trị xã hội. Bà đánh giá cao vai trò hoạt động của Đoàn thanh
niên, của Đội thiếu niên, qua các hoạt động ngoài trường, ngoài lớp. Bà cho rằng:
"Qua hoạt động thực tiễn thế hệ trẻ được tự giáo dục, qua đó mà hình thành và phát
triển nhân cách của người lao động mai sau"
Theo John Dewey (1859 – 1952), người đặt nền móng cho triết lý giáo dục Mỹ thì
“trường học không đơn thuần là nơi người lớn dạy cho trẻ con bài học kiến thức và
bài học luân lý. Trường học phải là một cộng đồng dân chủ trong đó mọi hoạt động
được tập trung nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong việc chia sẻ cho người học di
sản tri thức nhân loại và làm cho họ có thể sử dụng tài năng của mình vào mục đích
xã hội.” [35]. Và trong tác phẩm Trải nghiệm và Giáo dục ôngđã chỉ ra hạn chế của
giáo dục nhà trường và đưa ra quan điểm về vai trò của trải nghiệm trong giáo dục.
Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của trải nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng, những
trảinghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối
người học và những kiến thức được học với thực tiễn. Kolb (1984) cũng đưa ra một
lí thuyết về học từ trải nghiệm theo đó, học là một quá trình trong đó kiến thức của
người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất của hoạt
động học là quá trình trải nghiệm.) [16].
1.1.2. Trong nước
Ở Việt Nam tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh và của Đảng ta là
kim chỉ nam cho việc phát triển giáo dục. Từ thời kì đầu của nền giáo dục nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo
nên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Bác đã từng nói: "Giáo dục phải theo hoàn
cảnh và điều kiện" và "Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn
một trăm chương trình lớn mà không làm được". Trong bài báo "1- 6" ký tên C.B
đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 01- 6 -1955, Bác đã đề ra nội dung giáo dục toàn
diện đối với HS bao gồm: thể dục, trí dục, mỹ dục, đức dục. Bác đã đưa ra quan
điểm giáo dục thiếu nhi đó là: "Trong quá trình giáo dục thiếu nhi phải giữ toàn vẹn
cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng. Và trong lúc học,
cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học". Bác yêu
7
cầu: "Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của
người lớn"[36]. Từ năm học 1983 - 1984 Bộ Giáo dục đã hướng dẫn các trường phổ
thông cần chú ý tăng cường các HĐGDNGLL cân đối và song song với kế hoạch
dạy học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà Bộ Giáo dụcđề ra. Đến năm học
2013 - 2014 Bộ Giáo dục đã hướng dẫn các trường phổ thông thực hiện các
HĐTNST trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Có nhiều công trình trong nước nghiên cứucủa các tác giảPhạm Lăng,
Nguyễn Văn Thiềm, Đinh Xuân Huy...đã làm nổi bật tầm quan trọng của các
HĐGDNGLL và chỉ ra nhiều biện pháp cho BGHquản lý tốt các hoạt động này
nhằm làm nâng cao chất lượng giáo dục.
Nói về sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, tác giả
Nguyễn Thị Thu Hoài đã khẳng định: “ giáo dục là một hoạt động của đời sống, là
bản thân quá trình sống của trẻ em chứ không phải là một sự chuẩn bị cho một cuộc
sống tương lai mơ hồ nào đấy” [3, tr.50].
Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được quy định tại điều 27 - Luật Giáo
dục 2005 như sau: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[24].
Trong đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã đề cập: HĐTNST
nhằm góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và năng lực
chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi
trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp,
tự quản lí bản thân. HĐTNST sẽ là môi trường để giúp HS trải nghiệm tất cả những
gì được học từ các môn học, chủ đề hay lĩnh vực, giúp vận dụng kiến thức có được
từ nhà trường vào thực tiễn cuộc sống và cũng thông qua đó, những năng lực gắn
với cuộc sống được hình thành. Nói cách khác là đào tạo một lớp người mới tinh
thông về nghề nghiệp, có khả năng thích ứng cao với những biến động của cuộc
sống[2].
8
Hiện tại đã có khá nhiều nghiên cứu trong nước đề cập đến HĐTNST nói chung
và HĐTNST trong nhà trường nói riêng như: Hoạt độngTNST - kinh nghiệm quốc tế
và vấn đề của Việt Nam của tác giả Đỗ Ngọc Thống [3, tr.12]. Hoạt độngTNST –
Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trải nghiệm” của tác giả Đinh Thị Kim Thoa[3, tr.36].
Một số vấn đề về hoạt độngTNST trong chương trình giáo dục phổ thông mới – tác
giả Lê Huy Hoàng [3; tr.45]. Tổ chức hoạt động giáo dụcTNST- giải pháp phát huy
năng lực người học – tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài3, tr.50. Trong bài nghiên cứu
có nhan đề Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt
độngTNST tác giả Đinh Thị Kim Thoa đã chỉ ra để phát triển chương trình
HĐGDTNST cần phải xác định và xây dựng được khung năng lực, từ đó thiết kế
nội dung để đạt được mục tiêu đặt ra26.
Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác như: Quản lý các hoạt độngTNST
tại các trường THCS thuộc quận Lê Chân thành phố Hải phòng của tác giả Bùi Tố
Nhân 20.
Như vậy, trong và ngoài nước đã có không ít các tác giả quan tâm nghiên
cứu các khía cạnh của HĐGDNGLL và hoạt độngTNST. Về quản lý HĐGDNGLL
theo hướng tăng cường hoạt độngTNST thì chưa được đề cập có hệ thống và cũng
chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này ở trường THCS Ngọc Hải ( Đồ
Sơn – Hải Phòng)
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm chung về quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Trên thực tế có nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”. Có thể kể ra một số
quan điểm như sau:
Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều
khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác
động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó
từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập
hệ thống mới và điều khiển hệ thống”.
9
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “ Quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận động các chức năng kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra.” [7,tr.9].
Hoạt động quản lý bắt đầu từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân
công hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công
việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có
người đứng đầu. K.Marx đã nói một cách hình ảnh rằng: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự
điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”…Bất cứ lao động xã hội hay
lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều phải có sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân… Như vậy, bản chất của quản lý là một hoạt
động lao động để điều khiển quá trình lao động – một hoạt động tất yếu không thể
thiếu được trong xã hội loài người. Theo ông: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng
trực tiếp nào thực hiện ở một quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mực nhất định
đến sự quản lý. Quản lý xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hình
thành những chức năng chung xuất hiện trong toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự
vận động của bộ phận riêng lẻ của nó.
Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo Henry Fayol, người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quá trình và là người
có ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kì cận hiện đại tới nay,
quan niệm rằng: Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều
chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh
và kiểm soát ấy ông cho rằng quản lý tức là lập kế hoạch tổ chức, chỉ huy, phối hợp
và kiểm tra[7, tr.31].
Harold Koontz cho rằng: Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt
giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định.
Đầu thế kỷ 20 Mary Parker Follett đã khẳng định rằng, quản lý là một quá
trình động, liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại. Bà định nghĩa quản lý là nghệ
thuật khiến công việc được làm bởi người khác.
Tóm lại, mặc dù có những kiến giải khác nhau, nhưng xét trên tổng thể, phần
lớn các nhà nghiên cứu đã thống nhất: Quản lý là sự tác động có định hướng, có
10
chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức hoạt
động có hiệu quả cao.
Theo những định nghĩa về quản lý ở trên thì có thể thấy định nghĩa đơn giản
nhất về quản lý là “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy
động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật
lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt
mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”
1.2.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý nói chung và quản lý
giáo dục nói riêng ở trong và ngoài nước. Đó là công trình nghiên cứu của các tác
giả Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Viết Vượng, của các nhà giáo dục người Nga P. V
Khu đô min xki.Các định nghĩa đều cho rằng quản lý giáo dục là tập hợp các biện
pháp (tổ chức, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính…) nhằm đảm bảo sự vận
hành bình thường ổn định của các cơ quan trong hệ thống giáo dục đồng thời đảm
bảo sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng.
Theo tác giả Bush T. : “ Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ
chức và định hướng của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng giáo dục theo cách
sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra” [17,
tr.17].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì trong thực tế:Quản lý
giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo
dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ
thống giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.
[17, tr.16].
Theo logic trên thì ta có thể định nghĩa: Quản lý giáo dục là sự tác động có
tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (nhà quản lý giáo dục) tới đối tượng
quản lý (tập thể người dạy, người học, các lực lượng giáo dục trong và ngoài cơ sở
giáo dục) nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
1.2.1.3. Khái niệm quản lý nhà trường
11
Quản lý nhà trường phổ thông là sự tác động có định hướng có kế hoạch của
chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực theo nguyên lý giáo dục, nhằm đẩy mạnh
các hoạt động của nhà trường tiến tới mục tiêu giáo dục.
Quản lý nhà trường là quản lý vi mô. Nó là một hệ thống con của quản lý vĩ
mô: Quản lý giáo dục. Quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý
(có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ
thể quản lý đến tập thể GV và HS, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt những mục tiêu dự kiến.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý nhà trường là “Tập hợp những tác
động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ
thể quản lý đến tập thể GV, HS và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ
do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động vốn tự có hướng vào
việc đấy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo
thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường
tiến lên trạng thái mới” [23, tr.10]
Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật
chung của quản lý, đồng thời có những nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục
nhằm đẩy mạnh mọi hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển nhà
trường theo mục tiêu đào tạo. Như vậy, quản lý nhà trường khác với quản lý xã hội
khác, nó được quy định bởi bản chất lao động sư phạm của người GV, bản chất của
quá trình dạy học và quá trình giáo dục, trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa
là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý. Sản phẩm của các hoạt động trong nhà
trường là nhân cách người HS được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và
rèn luyện, phát triển theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Nói tóm lại, quản lý nhà trường thực chất là việc người HT xây dựng mục
tiêu, kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và KTĐG các kết quả đạt được so với yêu
cầu và chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất
lượng phát triển toàn diện nhân cách của HS.
1.2.2. Khái niệm quản lý HĐGDNGLL
1.2.2.1 Khái niệm HĐGDNGLL
* Hoạt động
12
Có nhiều định nghĩa về hoạt động, theo A.N.Leontiev, hoạt động được hiểu là một
tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn
một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của
chủ thể. Nói cách khác, hoạt động là mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể, bao
gồm quá trình khách thể hóa chủ thể (tức là chuyển năng lực của con người vào sản
phẩm của hoạt động, sản phẩm của lao động) và quá trình chủ thể hóa khách thể
(nghĩa là trong quá trình đó con người phản ánh vật thể, phát hiện và tiếp thu đặc
điểm của vật thể chuyển thành tâm lý, ý thức và năng lực của mình). Như vậy, các
hoạt động của con người bao gồm các quá trình con người tác động vào khách thể,
sự vật, tri thức…(gọi chung lại là quá trình bên ngoài, trong đó có cả hành vi) và
quá trình tinh thần, trí tuệ… (gọi chung là quá trình bên trong). Rõ ràng là trong
hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, công việc chân tay lẫn công việc trí
não…[13, tr.95 - 96]
Từ khái niệm hoạt động nêu trên, ta có thể nói rằng hoạt động là phương
thức tồn tại tích cực của con người trong xã hội, hoạt động là nơi nảy sinh tâm lý và
cũng là nơi tâm lý vận hành [25, tr.15]. Hoạt động giúp “con người sáng tạo ra lịch
sử và trong quá trình đó sáng tạo ra chính bản thân mình” (Mác). Hoạt động được
xác định là cơ chế, là con đường để hình thành và phát triển năng lực, nhân cách,
đạo đức … của cá nhân trong đó hoạt động giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Nói tóm lại hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào
đối tượng để tạo ra sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và nhóm xã hội.
Hoạt động có những đặc điểm sau:
-
Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng.
-
Con người là chủ thể của hoạt động.
-
Hoạt động được thực hiện trong những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định.
-
Hoạt động có sử dụng phương tiện công cụ để tác động vào đối tượng.
*Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục là thuật ngữ dùng để chỉ mọi hoạt động mà nhà trường tổ
chức hoặc phối hợp tổ chức nhằm mục đích giáo dục HS theo yêu cầu của các mặt
giáo dục: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ và
giáo dục hướng nghiệp.Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo
13
kế hoạch, chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm. Điều này có nghĩa các chủ
thể của HĐGD phải chịu trách nhiệm về HĐGD. Đó là các nhà giáo dục, GV và các
chủ thể có liên quan khác nhau như: cha mẹ, HS, các tổ chức giáo dục xã hội và các
cơ sở giáo dục. HĐGD là sự vận hành các yếu tố của giáo dục đã được nhận thức và
kiểm soát. HĐGD cơ bản của xã hội được thực hiện bởi nhà trường và trong nhà
trường.
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà giáo dục tới HS
nhằm giúp HS hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. HĐGD này bao gồm:
hoạt động dạy học và HĐGD theo nghĩa hẹp. HĐGD theo nghĩa hẹp được hiểu là
những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ
chức trong và ngoài giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục theo nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng
lực tâm lý xã hội…
*Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLLlà một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có mục đích,
có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo HS, đáp ứng
những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội .
Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp.
Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối chương trình dạy học trong phạm vi nhà
trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và trong thời
gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục.
*Khái niệm quản lý HĐGDNGLL
Đây là hoạt động của nhà quản lý tác động lên GV và HS ngoài giờ lên lớp
nhằm tổ chức, điều hành để đưa HĐNGLL thành nền nếp, phục vụ cho việc thực
hiện mục tiêu đào tạo nhân cách người HS trong nhà trường THCS. Hay nói cách
khác quản lý HĐGDNGLL chính là quản lý về mục tiêu giáo dục, quản lý nội dung
giáo dục,quản lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện đảm bảo và quản lý công tác
KTĐG, quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dụctham gia vào
HĐGDNGLL ở trường phổ thông.
1.2.2.2.Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THCS
14
Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu
biết của HS về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức,
kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS.Rèn luyện cho HS kĩ năng cơ bản phù hợp
với lứa tuổi HS THCS như:
+Kĩ năng giao tiếp.
+Kĩ năng ứng xử có văn hoá.
+Kĩ năng tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội với tư cách là chủ thể của
hoạt động.
+Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển
hành vi, thói quen trong hoạt động, lao động và công tác xã hội.
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia hoạt động tập thể, HĐ xã hội, tình
cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước. Có
thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội.
Như vậy, mục tiêu của HĐGDNGLL bao gồm: mục tiêu về nhận thức, mục tiêu về
giáo dục thái độ và mục tiêu về rèn luyện kỹ năng.
1.2.2.3.Vị trí của HĐGDNGLL
HĐGDNGLL có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục góp phần điều
chỉnh và định hướng quá trình giáo dục đạt hiệu quả. HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra
mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội.
1.2.2.4. Vai trò của HĐGDNGLL
HĐGDNGLL có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, đặc biệt là giáo
dục đạo đức cho HS, đồng thời góp phần tích cực trong việc củng cố kết quả dạy
học trên lớp. HĐGDNGLL tiếp tục bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học ở
trên lớp.
HĐGDNGLL thực chất là sự tiếp nối hoạt động dạy học.HĐGDNGLL là con
đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội do
đó nó lànhân tố tạo nên sự cân đối, hài hoà của quá trình sư phạm toàn diện, thống
nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học.
HĐGDNGLL vừa củng cố vừa phát triển quan hệ giao tiếp của HS trong nhà
trường và trong cộng đồng xã hội, đồng thời đây cũng là một sân chơi đặc biệt đối
15
với mỗi HS trong nhà trường. HĐGDNGLL phát huy tính tự quản, chủ động, tích
cực của HS.
Thông qua mỗi hoạt động, HĐGDNGLL nếu được tổ chức và chuẩn bị tốt sẽ
thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình
một cách mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả giáo dục HS.
HĐGDNGLL thực chất là việc tổ chức giáo dục thông qua nhữnghoạt động
thực tiễn của HS về mọi mặt qua đó giúp các em rèn luyện hành vi, kĩ năng, hình
thành và phát triển nhân cách theo những định hướng giáo dục đã được xác định.
1.2.2.5.Nhiệm vụ của HĐGDNGLL
*.Nhiệm vụ về giáo dục về nhận thức
Bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp,ngoài ra
còn giúp cho HS có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội.
Giúp HS biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyếtnhững vấn đề do
đời sống đặt ra.
Giúp HS có hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi, đạo đức,lối sống
và qua đó càng làm giàu kinh nghiệm sống cho các em.
Giúp HS những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hoá, đấutranh cách
mạng của quê hương, đất nước, tăng thêm hiểu biết về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn
thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong để các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người
HS và người đội viên.
Giúp HScó những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thờiđại như chiến
tranh, hoà bình, hữu nghị, môi trường, dân số, pháp luật.
* Nhiệm vụ giáo dục về thái độ:
+HĐGDNGLL phải tạo cho HS sự hứng thú và ham muốnhoạt động.Vì vậy
nó đòi hỏi nội dung, hình thức và qui mô hoạt động phải phù hợpvới tâm sinh lí lứa
tuổi và nhu cầu các em.
+HĐGDNGLL từng bước hình thành cho HS niềm tin vàonhững giá trị mà
các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ XHCN đang đổi mới mà Bác Hồ và
Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ của tương lai đất nước.Từ đó các em có lòng tự
hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường, lớpcủa quê hương
16
mình, mong muốn vươn lên thành con ngoan trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành
công dân có ích cho xã hội mai sau.
+Bồi dưỡng cho HS tình cảm đạo đức trong sáng, qua đó giúp cácem biết
kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết phân biệt những cái xấu, cái tốt,cái lỗi
thời không phù hợp trong cuộc sống.
+Bồi dưỡng, xây dựng cho HS lối sống và nếp sống phù hợp vớichuẩn mực
đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương và đất nước.
+Bồi dưỡng HS tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gianhững hoạt
động xã hội, hoạt độngtập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sựtrưởng
thành của bản thân.
+HĐGDNGLL còn góp phần giáo dục cho HS tình đoànkết hữu nghị với
thiếu nhi quốc tế và các dân tộc khác trên thế giới.
*Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng:
+HĐGDNGLL rèn luyện cho HS những kỹ năng giaotiếp, ứng xử có văn
hoá, nhữngthói quen tốt trong học tập, tronglao động và tronghoạt động khác.
+Rèn luyện cho HS các kỹ năng tự quản, trong đó kỹ năng giáo dụctổ chức,
điều khiển, và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhậnxét đánh
giá kết quả hoạt động. Rèn luyện cho HS kỹ năng giáo dục, tự điềuchỉnh, hoà nhập
để thực hiện tốt những nhiệm vụ do thầy giáo, cô giáo, do nhà trường, tập thể lớp
giao cho.
1.2.2.6. Chương trình HĐGDNGLL
Nội dung của HĐGDNGLL có liên quan đến nội dung của các mônhọc, các
lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động, giáo dụcthể chất,
giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dân số,giáo dục
môi trường.
Nội dung của HĐGDNGLL thể hiện ở 6 loại hình hoạt động sauđây:
* Nội dung gắn với hoạt động xã hội- chính trị
Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ
lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang đợc quan tâm; các hoạt
động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc; các hoạt
động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện.
17