Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ Phần Phú Thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.03 KB, 34 trang )

Lời nói Đầu
Để trang bị thêm kiến thức, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp
xúc với công việc thực tế, nhà trường đã tổ chức cho các sinh viên đi thực
tập tại các doanh nghiệp, đơn vị. Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu
tình hình thực tế tại Công ty Cổ Phần Phú Thắng đã giúp tôi tăng thêm
phần hiểu biết thực tế, tầm quan trọng và vai trò của công tác kế toán
trong doanh nghiệp để viết báo cáo thực tập của mình.
Trong báo cáo thực tập tổng quan này, do thời gian thực tập có hạn,
trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, việc tiếp thu cập nhật kiến thức chưa
nhiều nên không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ
của các phòng ban trong Công ty Cổ Phần Phú Thắng, các thầy cô giáo
trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Viện đại học mở Hà Nội.

2


Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Phú Thắng
I - Giới thiệu về công ty.
1. Tên công ty, Giám đốc, địa chỉ.
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Phú Thắng
- Giám đốc hiện tại của Công ty: Nguyễn Chí Vững
- Địa chỉ: Xã Đông Phú - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá
- Điện thoại: 0373.699.404
- Fax:

0373.693.456

2. Cơ sơ pháp lý của Công ty.
Công ty Cổ phần Phú Thắng được thành lập theo quyết định số 316/QĐ/BCN
ngày 20 tháng 04 năm 2000 của Bộ công nghiệp nay là Bộ công thương
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 2602000510, Ngày 15/5/2000 do Sở Kế


hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp.
- Vốn điều lệ hiện nay là: 30.000.000.000 đồng
3. Loại hình doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế, loại
hình doanh nghiệp khác nhau, tại đơn vị thực tập công ty cổ phần Phú Thắng thuộc
loại hình doanh nghiệp là Công ty Cổ phần.
4. Nhiệm vụ của công ty.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phú Thắng là sản
xuất vật liệu xây dựng gồm: gạch tuynel, gạch ∅, gạch đặc và đá ốp lát ...
5. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
Trong những năm gần đây, nhờ kết quả của quá trình tiến hành công cuộc đổi
mới của Đảng cùng với việc đổi mới của cơ chế thị trường, chính sách quản lý của
3


Nhà nước đối với các doanh nghiệp đã tạo ra sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh
giữa các thành phần kinh tế, nhằm đa dạng hoá ngành nghề, bảo hộ sản xuất trong
nước. Chính vì vậy, môi trường đầu tư trong nước thực sự thu hút các nhà đầu tư,
phát triển nội lực của kinh tế nhiều thành phần. Điều này càng được khẳng định tại
nghị quyết của Quốc hội về mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế. Đồng thời, do
nhu cầu kiến thiết cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều của xã hội, đòi hỏi cung cấp vật
liệu xây dựng ngày càng cao. Xuất phát từ những lý do trên, Công ty được thành
lập.
Công ty được thành lập với tên là: Công ty cổ phần Phú Thắng
Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 2602000510, Ngày 15/5/2000 do Sở
Kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp.
Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Phú Thắng
Địa chỉ Xã Đông Phú - huyện Đông sơn - tỉnh Thanh Hoá
Điện thoại: 0373.699.404
Fax:


0373.693.456

Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng
Mã số tài khoản: 421101000147. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn – Chi nhánh Đông Sơn.
Mã số thuế: 2800958421
Là một doanh nghiệp tư nhân thuộc loại hình công ty Cổ phần, Công ty hoạt
động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, thống nhất và Công ty hoạt động theo
luật doanh nghiệp với ngành nghề sản xuất kinh doanh là: sản xuất vật liệu xây
dựng: gạch tuynel gạch ∅, gạch đặc và đá ốp lát. Một mặt nhằm phục vụ nhu cầu
trong nước, một mặt nhằm để xuất khẩu ra nước ngoài.
Thời gian đầu mới thành lập Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, vất vã như:
Kỹ năng quản lý, sắp xếp lao động còn nhiều vướng mắc, sản xuất không ổn định
4


do mới thành lập công ty Cổ phần Phú Thắng chỉ là tổ hợp sản xuất đơn lẻ đáp ứng
nhu cầu kiến thiết xây dựng trong tỉnh, chưa tìm kiếm được nhiều thị trường tiêu
thụ. Nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám đốc Công ty, cùng với sự phấn
đấu nổ lực của toàn thể Cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đã nhanh
chóng chủ động khai thác nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, nắm bắt cơ
hội mở rộng và phát triển thị trường phục vụ nhu cầu kiến thiết xây dựng trong
tỉnh, các tỉnh bạn và xuất khẩu. Do vậy Công ty Cổ phần Phú Thắng luôn hoàn
thành kế hoạch, đạt được mức doanh lợi cao, nộp ngân sách nhà nước tăng tích luỹ.
Trong mấy năm gần đây Công ty đã không ngừng từng bước mở rộng quy mô sản
xuất, cải tiến máy móc thiết bị nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, khẳng định vị
thế của mình trên thị trường, cho đến nay Công ty đã từng bước phát triển ổn định
và đã có nhiều bước tiến nhảy vọt.
Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu quan

trọng hàng đầu của Công ty. Điều đó được thể hiện qua việc Công ty luôn nổ lực cố
gắng tạo lập môi trường làm việc tốt nhất cho CBCNV và luôn tạo việc làm ổn định
cho CBCNV nhằm nâng cao thu nhập để đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân
viên trong Công ty. Đồng thời, Công ty còn tạo điều kiện cho CBCNV tham gia các
lớp đào tạo phù hợp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề
nhàm phục vụ tốt hơn cho công việc. Mặt khác, Công ty còn có các chế độ phúc
lợi, khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ người lao động yêu nghề, tăng năng suất
lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao.
II -Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
1. Mặt hàng sản phẩm.
Sản phẩm sản xuất chính của Công ty là vật liệu xây dựng gồm: đá ốp lát,
gạch tuynel, gạch đặc, gạch ∅... Sản phẩm của Công ty có đặc điểm là hoàn thành
5


theo từng công đoạn, mỗi công đoạn có đơn giá khác nhau và sản phẩm cuối cùng
là viên (Đối với gạch), m3 (đối với đá ốp lát).
2. Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và một số chỉ tiêu của công ty trong 5
năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

10

Chỉ tiêu
Sản lượng
Gạch Tuynel
Gạch ∅
Gạch 6 lỗ
Gạch 2 lỗ
Đá ốp lát
Doanh thu
Doanh thu xuất khẩu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Giá trị TSCĐ bình quân

Vốn lưu động
Số lao động bình quân
Tổng chi phí sản xuất
Nộp ngân sách nhà nước

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

tính

2005

2006

2007

2008

2009

8
2
1,5
6
145

8,5
2,5
2
7
165

10
5
3
8,5

178

7.232

8.756

9.837

1.120
657
473
21.23

1.380
887
639
22.15

1.536
894
644
22.55

0
9.562
200

6
9.643
205


3
9.869
220

6.575

7.869

8.943

184

248

250

Tr.viên
Tr.viên
Tr.viên
Tr.viên
M3
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Người
Tr.đồng

Tr.đồng

15
5,5
3,5
8
192
13.95
0
2.623
1.383
996
23.25
2
9.685
220
12.56
7
387

18
3,6
5
9
204
18.924
3.165
1.562
1.171
23.965

9.964
240
17.362
391

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy:
- Về sản lượng: Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự biến động về số lượng,
năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển, có
xu hướng mở rộng sản xuất, các mặt hàng ngày càng đa dạng.
- Về doanh thu: Doanh thu năm sau đều tăng hơn năm trứơc. Năm 2006 tăng
1.524 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 21,07%. Năm 2007 tăng 1.081
triệu đồng, tương ứng tăng 12,35% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 4.113 triệu
đồng, tương ứng tăng 41,8% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 4.974 triệu đồng so
6


với năm 2008, tương ứng tăng 35,66%. Mặt khác, doanh thu xuất khẩu cũng tăng
lên qua các năm. Qua số liệu phân tích trên ta thấy tình hình tiêu thụ của sản phẩm
của Công ty đang có xu hướng tăng lên, đang có xu hướng mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, ngày càng có vị thế trên thị trường.
- Về lợi nhuận:
+ Lợi nhuận trước thuế: Ta nhận thấy Lợi nhuận trước thuế tăng lên qua các
năm. Năm 2006 tăng lên 230 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 35%.
Năm 2007 tăng 7 triệu đồng, tương ứng tăng 0,8 % so với năm 2006. Năm 2008
tăng 489 triệu đồng, tương ứng tăng 54,7% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 179
triệu đồng, tương ứng tăng 12,9% so với năm 2008.
+ Lợi nhuận sau thuế: Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận sau thuế năm sau
cũng đều tăng hơn so với năm trước.
Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả kinh tế cao và đang trên đà phát
triển, ngày càng có uy tín trên thị trường.

- Về tài sản cố định: Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình cơ sở vật chất của Công
ty có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Năm 2006 tăng 926 triệu đồng, tương ứng tăng
4,4% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 397 triệu đồng, tương ứng tăng 1,2% so với
năm 2006. Năm 2008 tăng 699 triệu đồng, tương ứng tăng 3,1% so với năm 2007.
Năm 2009 tăng 713 triệu đồng, tương ứng tăng 3,1% so với năm 2008. Như vậy có
thể nói Công ty có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, tăng cơ sở vật chất. Công
ty đã mua sắm thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng nhằm nâng cao
khối lượng sản xuất, sản phẩm.
- Về sử dụng vốn lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn của quá trình tái sản
xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động
cần phải đánh giá phân tích đánh giá các chỉ tiêu sau:
Doanh thu
+ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

=
VLĐ sử dụng bình quân
13.950
7


+) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2008 =
9.685
= 1,44
18.924
+) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2009 =
9.964
= 1,9
Suy ra ∆ hiệu suất sử dụng VLĐ = Năm 2009 – Năm 2008
= 1,9 – 1,44 = 0,46

Qua kết quả tính toán ta nhận thấy năm 2009 Doanh thu của Công ty đã tăng
lên 0,46 lần so với năm 2008. Đây là biểu hiệ tốt doanh nghiệp cần phát huy.
Lợi nhuận sau thuế
+ Hiệu suất sinh lời

=
VLĐ sử dụng bình quân
996

+ Hiệu suất sinh lời năm 2008 =

= 0,103
9.685
1.171

+ Hiệu suất sinh lời năm 2009 =

= 0,118
9.964

Suy ra ∆ hiệu suất sinh lời

= Năm 2009 – Năm 2008
= 0,118 – 0,103 = 0,015

Từ kết quả tính toán trên ta nhận thấy hiệu suất sinh lời của năm 2009 so với
năm 2008 tăng 0,015 lần. Đây là biểu hiện tốt doanh nghiệp cần phát huy. Doanh
nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất, tăng tiêu thu nhằm tăng doanh thu và tăng lợi
nhuận.


8


- Về tình hình lao động: Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự biến động về số
lượng lao động của Công ty qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006
tăng lê 5 người, tương ứng tăng 2,44% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 15 người,
tương ứng tăng 7,32%. Năm 2009 tăng lên 20người, tương ứng tăng 9,1%. Nguyên
nhân tăng chủ yếu là do Công ty mở rộng sản xuất, đảm bảo hoạt động có hiệu quả
và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Về tổng chi phí sản xuất: Ta thấy tổng chi phí của Công ty cũng thay đổi qua
các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước. Chứng tỏ Công ty đã mở rộng quy mô
sản xuất. Bên cạnh đó tình hình lạm phát như hiện nay chi phí tăng lên là điều
không thể tránh khỏi.
- Về tình hình các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước: Qua bảng số liệu trên ta
nhận thấy các khoản nộp ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng lên qua các năm.
Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ và tăng
nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
III - Công nghệ sản xuất
1 - Dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty:
1.1 - Sơ đồ dây chuyền sản xuất:
Hiện nay công ty cổ phần Phú Thắng đang tổ chức sản xuất các mặt hàng gạch
(gạch tuynel, gạch đặc, gạch ∅, gạch 6 lỗ, gạch 2 lỗ) và đá ốp lát. Việc tổ chức sản
xuất sản phẩm theo quy trình sản xuất phức tạp, hỗn hợp (nghĩa là các quy trình sản
xuất vừa liên tục vừa tồn tại song song với nhau), sản phẩm sản xuất ra phải trải
qua nhiều giai đoạn liên tiếp, dây chuyền khép kín. Mỗi mặt hàng có quy trình sản
xuất riêng. Sản phẩm sản xuất chính và là sản phẩm chiến lược của Công ty là gạch
tuy nel. Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày quy trình sản xuất sản phẩm
gạch Tuynel của công ty. Quy trình dây chuyền công nghệ sản xuất chế tạo sản
phẩm gạch tuynel được minh hoạ qua sơ đồ sau:


9


Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất gạch tuynel của công ty Cổ phần Phú Thắng như sau:
Khai thác đất từ
bãi

Vận chuyển đất về kho

Cấp liệu

Màng cán thô

Nhào trộn lọc sỏi

Nhào đùn liên hợp hút chân không

Màng cán tinh

Lò sấy tuynel

Sấy trên cáng kính
Lò nung tuynel
Sản phẩm

Phân loại

10



Nhập kho

1.2. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, căn cứ vào các đơn
đặt hàng Phòng kế hoạch vật tư – kỹ thuật sẽ giao nhiệm vụ cho phân xưởng sản
xuất sản phẩm thực hiện. Công nghệ dây chuyền sản xuất gạch theo quy trình như
sau:
Khai thác đất từ bãi, sau đó vận chuyển về kho, từ kho chuển vào cấp liệu
sau đó chuyển vào giai đoạn nhào trộn lọc, tiếp sau đó đưa vào nhào đùn liên hợp
hút chân không, rồi chuyển vào vào màng cán tinh, sau giai đoạn cán tính lại đưa
lên nhào trộn lọc sỏi một lần nữa và tiếp tục đưa lên sấy trên cáng kính, sấy xong
đưa ra lò sấy tuynel và lò nung tuynel, sau giai đoạn nung tạo ra sản phẩm, sau khi
qua giai đoạn phân loại sẽ nhập kho.
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất.
Hiện nay công ty cổ phần Phú Thắng đang tổ chức sản xuất các mặt hàng
gạch và đá ốp lát. Việc tổ chức sản xuất sản phẩm theo quy trình sản xuất phức tạp,
hỗn hợp, sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn liên tiếp tạo thành một
dây chuyền khép kín.
- Đặc điểm về trang thiết bị sản xuất: Các loại máy móc, thiết bị mà Công ty
Cổ phần Phú Thắng sử dụng tương đối hiện đại.Thiết bị sản xuất tính theo dây
chuyền: Gồm có dây chuyền sản xuất gạch và dây chuyền sản xuất đá ốp lát. Ngoài
ra còn có nhà xưởng, nhà kho, máy xúc, máy ủi, ôtô tải...
- Đặc điểm bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng: Địa điểm công ty
nằm ở khu vực cánh đồng, cách xa khu vực dân cư nên rất thông thoáng. Mặt bằng
tương đối lớn khoảng 10 ha, nhà xưởng hầu hết đang còn mới và được bố trí hết
sức hợp lý nên rất thuận lợi cho sản xuất.
11


- An toàn lao động: Công tác an toàn lao động luôn được Công ty quan tâm và

chú trọng, tất cả Cán bộ công nhân viên Công ty được huấn luyện học tập những
kiến thức về an toàn lao động trong sản xuất và an toàn về vệ sinh thực phẩm. Hàng
năm Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV mỗi năm 1 lần để bố trí
công việc cho phù hợp. Công ty đã trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho CBCNV và
toàn thể CBCNV đã thực hiện nghiêm túc.

IV- Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty.
1. Loại hình sản xuất, chu kỳ sản xuất của công ty.
- Loại hình sản xuất của công ty là sản xuất ra sản phẩm hàng loạt với khối
lượng lớn và sản xuất liên tục.
- Chu kỳ sản xuất của công ty là sản xuất liên tục khép kín, sản xuất theo đơn
đặt hàng, hợp đồng của khách hàng, sản xuất theo kế hoạch của Công ty. Thời gian
sản xuất ra một đơn vị thành phẩm thường ngắn, nhanh, thời gian thường khoảng
10-15 ngày/01 mẻ sản phẩm. Như vậy có thể nói chu kỳ sản xuất sản phẩm của
Công ty là tương đối ngắn, do đó vốn được quay vòng một cách nhanh chóng, ít bị
ứ đọng vốn.
2. Kết cấu sản xuất của công ty
- Bộ phận sản xuất chính của công ty gồm có phân xưởng sản xuất gạch ,
ngoài ra còn có phân xưởng sản xuất đá. Bộ phần này chiếm phần lớn số lượng
CNV của Công ty có tay nghề kỹ thuật vững vàng...
Trong đó phân xưởng sản suất gạch gồm các tổ
+ Tổ tạo hình
+ Tổ phơi đảo
+ Tổ pha than
+ Tổ xếp goòng
+ Tổ nung đốt
+ Tổ ra goòng.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Gồm có bộ phần cơ điện, nấu cơm ca, bảo vệ... có
tay nghề và có trách nhiệm trong từng công việc.
- Bộ phận cung cấp: Bộ phận cung cấp nguyên nhiên vật liệu chủ yếu là thuê

ngoài.

12


- Bộ phận vận chuyển : Tổ lái máy, xe Công ty vừa tự vận chuyển vừa thuê
ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đội ngũ lái máy, xe có tay nghề và
có kinh nghiệm.
Trong Công ty không có bộ phận sản xuất phụ và bộ phận sản xuất phụ thuộc.
V- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
1. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Công ty Cổ phần Phú Thắng tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến –
chức năng. Hệ thống quản trị kiểu trực tuyến chức năng có đặc trựng cơ bản là vừa
duy trì hệ thống trực tuyến vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng.
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Phú Thắng minh hoạ như sau:
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế hoạch
đầu tư - vật tư – kỹ
thuật

Phòng kế toán
tài vụ

Phân xưởng sản
xuất đá

Phòng tổ chức

hành chính

Phân xưởng sản
xuất gạch
Tổ cơ khí lái máy

Tổ tạo
hình

Tổ phơi
đảo

Tổ xếp
goòng

Tổ pha
than
13

Tổ nung
đốt

Tổ ra
goòng


Giải thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng (nghiệp vụ)
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.

2.1. Giám đốc:
- Chức năng: Thực hiện quản lý mọi hoạt động của Công ty theo đúng pháp
luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kinh tế, đời sống văn hóa,
trật tự an ninh của Công ty.
- Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch dài hạn và hàng năm
của Công ty, phương án đầu tư, đề án tổ chức quản lý công ty trình cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty: ký kết các hợp
đồng kinh tế, lao động, dịch vụ và quyết định đình chỉ, chấm dứt các hợp đồng nói
trên. Báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động của Công ty.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên trong Công
ty. Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ thuật, Chủ tịch Hội đồng
lương của Công ty
2.2. Phó giám đốc:
- Chức năng: Là người giúp việc cho Giám đốc và được phân công phụ trách
một số công việc thuộc lĩnh vực sản xuất, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Công ty và pháp luật Nhà nước về phạm vi mình phụ trách.
- Nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác kỹ thuật KCS, nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Chỉ đạo công tác điều hành chỉ huy sản xuất. Chỉ đạo công tác an toàn lao động, vệ
sinh công nghiệp, bảo hộ lao động. Phụ trách công tác bảo vệ môi trường. Công tác
đào tạo kèm cặp nâng bậc công nhân kỹ thuật. Chỉ đạo công tác sửa chữa lớn máy
móc, thiết bị công trình kiến trúc. Chỉ đạo công tác định mức và các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật. Phó Giám đốc kỹ thuật là Chủ tịch Hội đồng bảo vệ lao động, Hội đồng
sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công.
14


Giữ mối quan hệ giữa cơ quan Giám đốc với đoàn Thanh niên, với tổ chức Công
đoàn. Trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch vật tư - kỹ thuật, phân xưởng gạch, phân
xưởng đá ốp lát. uyết các vấn đề liên quan công tác bảo vệ. Thực hiện một số
nhiệm vụ khác khi Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.

2.3. Phòng Kế toán - Tài vụ.
*Chức năng
Tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty về công tác kế toán, tài chính,
thống kê, vật tư, tài sản, quỹ lương của Công ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế
và việc sử dụng các nguồn vốn đượcc huy động vào SXKD và thực hiện các nghĩa
vụ với nhà nước.
*Nhiệm vụ:
- Tổ chức công tác kế toán, công tác tài chính phù hợp với cơ chế quản lý tài
chính kế toán & mô hình Công ty cổ phần .
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ
SXKD được giao và năng lực tài chính hiện có.
- Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn
bộ tài sản, nguồn vốn đựơc huy động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của
Công ty.
- Tổ chức hướng dẫn và phổ biến kịp thời các chế độ chính sách, thể lệ kế
toán tài chính của Nhà nước cho các đơn vị trong việc lập các chứng từ kế toán ban
đầu, công tác luân chuyển chứng từ thủ tục thanh quyết toán .
- Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp
hành chế độ quản lý tài sản, vật tư , tiền vốn của các đơn vị, cá nhân trong Công ty.
- Xây dựng phương án huy động vốn, vay vốn từ các nguồn lực khi Công ty
có nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất.
- Xác định kết quả sản xuất kinh doanh theo định kỳ. Lập báo cáo tài chính,
báo cáo chi phí quản trị theo quy định. Xác định tỷ lệ lãi (lỗ) của cổ phần , phân
phối lợi nhuận và trích lập các quỹ theo quy định. Phân phối cổ tức cho cổ đông.
15


- Lập và quản lý chứng từ tổng hợp, sổ cái, báo cáo quyết toán tài chính
tháng, quý, năm. Trích lập các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước như thuế tài
nguyên, thuế sử dụng đất, phí bảo vệ môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế

thu nhập cá nhân...
- Theo dõi và quản lý số dư tiền vay tiền gửi tại các Ngân hàng Công ty mở
tài khoản và có giao dịch.
- Phối hợp với phòng TCHC tổ chức thu và trích nộp kinh phí BHXH,
BHYT, BHTN cho người lao động.
- Thanh toán lương và các khoản phải trả cho người lao động.
- Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thanh lý Hợp đồng kinh tế theo luật
định.
- Lập báo cáo thống kê theo định kỳ
- Tổ chức quản lý và lưu giữ các chứng từ kế toán, tài liệu thuộc lĩnh vực
đang quản lý.
- Lập báo cáo thống kê theo định kỳ các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh , các
dịch vụ về khối lựơng và giá trị.
- Tổ chức kiểm tra, hứơng dẫn nghiệp vụ thống kê cho kinh tế viên các đơn
vị, phòng ban.
- Tổ chức lưu giữ các chứng từ kế toán, tài liệu thuộc lĩnh vực đang quản lý.
2.4. Phòng Tổ chức hành chính
- Chức năng:
Phòng Tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty
về công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác đào tạo, công tác nhân lực, định mưc
lao động, trả công lao động, chế độ của người lao động.
- Nhiệm vụ
Căn cứ điều lệ của Công ty, chính sách của Nhà nước, tình hình đặc điểm,
mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty để đè xuất về tổ chức sản xuất, tổ chức
quản lý và công tác cán bộ và thực hiện đúng, đầy đủ chế độ, chính sách Nhà nước
16


về công tác Lao động - Tiền lương trong Công ty. Tham gia soạn thảo, chuẩn bị các
phương án chấn chỉnh, bổ sung hoặc thành lập tổ chức mới thuộc Công ty. Soạn

thảo các văn bản, chỉ thị, quy định, quyết định về tổ chức cán bộ, tổ chức sản xuất
và công tác đào tạo, bồi dưỡng các bộ, công nhân kỹ thuật. Nghiên cứu tham mưu
cho lãnh đạo Công ty về sắp xếp, bố trí giao nhiệm vụ, bổ nhiệm cán bộ và xây
dựng quy hoạch, luân chuyển cán bộ theo đúng quy chế quản lý cán bộ của Công
ty. Theo dõi thực hiện: nâng bậc lương, thi nâng ngạch cho cán bộ công nhân viên,
nghỉ hưu trí theo đúng quy định của Nhà nước. Căn cứ nhiệm vụ hàng năm và
phương hướng phát triển của Công ty và tiêu chuẩn viên chức, nhu cầu lao động kỹ
thuật, để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật dài hạn, ngắn
hạn và kế hoạch tuyển dụng lao động có trình độ. Kiểm tra theo dõi đôn đốc việc
cán bộ nhân viên thực hiện nội quy lao động, kỷ luật lao động, thực hiện các chỉ thị
và quyết định của lãnh đạo Công ty thuộc trách nhiệm phòng quản lý.
Qua các công văn giấy tờ giúp Giám đốc theo dõi đôn đốc các phòng ban,
đơn vị trong Công ty thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Quy định, Quyết định của
Công ty và cấp trên. Đảm bảo việc soạn thảo, in ấn, phát hành, quản lý văn bản
theo đúng quy định. Theo dõi tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh, đời sống xã
hội, phong trào, công tác thi đua tuyên truyền, văn hóa thể thao và lập báo cáo sơ
kết, tổng kết đúng nội dung, thời gian quy định của Công ty và của các ban ngành
liên quan. Đảm bảo công tác văn thư liên lạc, lưu trữ, đánh máy và photocopy, in ấn
phát hành văn bản. Quản lý và sử dụng con dấu, quản lý việc cấp giấy tờ, xác nhận
cho công nhân viên chức trong và ngoài Công ty theo đúng quy định.
2.5. Phòng Kế hoạch - Đầu tư – Vật tư – Kỹ thuật:
- Chức năng:
Tham mưu giúp việc Giám đốc với những phần việc sau :
+ Hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, kinh tế xã hội ngắn hạn, trung
hạn và chiến lược phát triển dài hạn.
+ Công tác đầu tư : Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm, trung và dài hạn đã được Giám đốc Công ty phê duyệt. Căn cứ vào khả năng

17



tài nguyên và công nghệ sản xuất lập các kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết
bị , phương tiện vận tải, phương tiện làm việc.
+ Cung ứng, quản lý, cấp phát vật tư theo yêu cầu sản xuất kinh doanh trong
Công ty cổ phần.
+ Tổ chức điều hành kế hoạch sản xuất trong từng ca, từng kỳ tác nghiệp
đảm bảo cân đối nhịp độ sản xuất giữa các ca, thiết bị phụ trợ, người lao động.
+ Tham mưu cho Giám đốc về khảo sát, thiết kế kỹ thuật, xây dựng kế hoạch
sản xuất. Lập biện pháp thi công phù hợp, hiệu quả thường xuyên giám sát chặt chẽ
khâu kỹ thuật và bảo vệ yêu cầu tuyệt đối. Tổ chức bảo dưỡng các thiết bị của
Công ty và kiểm tra bảo dưỡng, sữa chữa kịp theo định kỳ.
- Nhiệm vụ:
Mua sắm các thiết bị vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của Công ty. Theo dõi, xuất nhập vật tư,cập nhật số liệu hàng ngày,
kiểm tra việc xuất vật tư, lập báo cáo kịp thời theo quy định. Quản lý chặt chẽ hàng
hóa vật tư không bị thất thoát. Lập dự toán khai thác các công trình xây dựng biện
pháp thi công, cùng phòng tài vụ thanh, quyết toán các khối lượng công việc hàng
tháng và thanh lý các hợp đồng. Thực hiện công tác kiểm kê định kỳ, hàng năm
cùng các phòng ban phân tích các hợp đồng kinh tế theo chu kỳ sản xuất. Điều
động bố trí nhân lực, vật liệu của toàn Công ty đẻ phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, xây dựng hợp đồng kinh tế giá thành. Hướng dẫn các đơn vị thuộc
Công ty xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty. Cùng với các phòng nghiệp vụ của Công ty xây dựng đồng
bộ các mặt kế hoạch: kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch vật tư - kho hàng - vận tải, kế
hoạch sản xuất - nghiên cứu kỹ thuật, kế hoạch xây dựng cơ bản.
Giúp Giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế
hoạch, phát hiện các vấn đề và đề xuất giải quyết. Lập kế hoạch Đầu tư - Xây dựng
cơ bản hàng năm, trung hạn và dài hạn phù hợp với quá trình xây dựng phát triển
của Công ty.
18



Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật và lập dự toán,
tham gia quyết toán các công trình.
Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trang thiết bị hợp lý hoá xuất và áp dụng công
nghệ tiên tiến hiện đại trong sản xuất chế tạo các sản phẩm kinh doanh của Công ty.
2.6. Phân xưởng sản xuất gạch:
Chức năng
Giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất gạch
Nhiệm vụ
- Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất đựơc giao từng thời kỳ tháng, quý,
năm bao gồm các chỉ tiêu giao khoán: sản lượng gạch.
- Nhận lệnh sản xuất hàng ngày, triển khai lệnh sản xuất xuống các ca sản
xuất, Tổ sản xuất
- Triển khai lệnh sản xuất và kiểm tra thường xuyên tiến độ sản xuất, tuân
thủ tuyệt đối các quy định, quy trình công nghệ, quy phạm máy xúc, ủi... tuân thủ
các quy định đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, phòng chống mưa bão.
- Quản lý các thiết bị máy xúc, ủi ... được Công ty giao, triển khai hoạt động
sản xuất đảm bảo an toàn, năng suất, hiệu quả.
- Tổ chức quản lý sử dụng định mức vật tư, nhiên liệu, tiền lương.
- Quản lý các chi phí sản xuất, thực hiện hạch toán khoán chi phí theo quy
định của Công ty.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong đơn vị nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng
năng suất lao động hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao.
- Bố trí công nhân theo đúng ngành nghề được đào tạo và theo đúng quyết
định của Giám đốc Công ty.
- Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính quản lý CBCNVC được Giám đốc
điều động, bố trí cho đơn vị và giải quyết các quyền lợi, chế độ, chính sách đối với
người lao động trong đơn vị.

19


- Quan tâm đời sống vật chất tinh thần của CNVC trong đơn vị.
- Thực hiện công tác đào tạo kèm cặp CNKT trong đơn vị để nâng cao trình độ tay
nghề.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc phân công.
2.7. Phân xưởng sản xuất đá ốp lát:
* Chức năng
Giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất đá ốp lát.
* Nhiệm vụ
- Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất đựơc giao từng thời kỳ tháng, quý,
năm bao gồm các chỉ tiêu giao khoán: sản lượng đá ốp lát
- Nhận lệnh sản xuất hàng ngày, triển khai lệnh sản xuất xuống các ca sản
xuất.
- Triển khai lệnh sản xuất và kiểm tra thường xuyên tiến độ sản xuất, tuân
thủ tuyệt đối các quy định, quy trình công nghệ...tuân thủ các quy định đảm bảo an
toàn cho người và thiết bị, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp,
phòng chống cháy nổ, phòng chống mưa bão.
- Quản lý các thiết bị máy móc được Công ty giao, triển khai hoạt động sản
xuất đảm bảo an toàn, năng suất, hiệu quả.
- Tổ chức quản lý sử dụng định mức vật tư, nhiên liệu, tiền lương.
- Quản lý các chi phí sản xuất, thực hiện hạch toán khoán chi phí theo quy
định của Công ty.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong đơn vị nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng
năng suất lao động hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao.
- Bố trí công nhân theo đúng ngành nghề được đào tạo và theo đúng quyết
định của Giám đốc Công ty.
- Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính quản lý CBCNVC được Giám đốc
điều động, bố trí cho đơn vị và giải quyết các quyền lợi, chế độ, chính sách đối với

người lao động trong đơn vị.
20


- Quan tâm đời sống vật chất tinh thần của CNVC trong đơn vị.
- Thực hiện công tác đào tạo kèm cặp CNKT trong đơn vị để nâng cao trình độ tay
nghề.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc phân công.
3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty:
Quan hệ bình đẳng và ngang cấp với nhau, cung cấp thông tin và phối hợp
cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Công ty giao.
Các phòng ban trong Công ty liên hệ với nhau trên cơ sở các công việc có
liên quan trực tiếp theo quy định trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng
phòng ban thể hiện tính chuyên môn hoá của từng phòng ban.

VI - Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào’’, “đầu ra” của công ty cổ phần
phú thắng:
1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”
1.1 - Đối tượng lao động:
Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp sản xuất là nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm là yếu tố không thể thiếu
được khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Chúng rất đa dạng phong phú về chủng loại,
phức tạp về kỹ thuật. Trong mỗi quá trình sản xuất vật liệu không ngừng chuyển
hoá, biến đổi cả về mặt hiện vật và giá trị.
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm. Do vậy, cả số lượng và chất lượng sản
phẩm đều bị quyết định bởi số vật liệu tạo ra nó. Vật liệu phải có chất lượng tốt
đúng quy cách, đúng chủng loại, chi phí vật liệu được hạ thấp, hạ giá thành, nâng
21



cao chất lượng làm cho doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận cao, có thể thắng trong
cuộc cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường.
Một số nguyên vật liệu chính trong sản xuất sản phẩm chiến lược gạch tuynel
tại Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Loại vật


Đơn
vị

Nhà cung cấp chính

tính

Năm

Năm

Năm

2009
16

2010
18

2008
1,5


2009
1,5

2010
1,5

730

740

180

180

180

13.000 15.000 4,5

4,4

4,3

1.100

0,56

0,56

- Đất


M

Đất Công ty đã thuê để khai thác

- Than

Kg

Công ty Than Thanh Hoá

700

- Dầu Diêzel Lít
- Điện

Công ty xăng dầu Thanh Hoá

11.000

KW Công ty điện lực 1 T.Hoá

viên gạch)
Năm Năm

Năm
2008
15

3


Định mức (cho 1.000

Đơn giá (đồng)

850

1.200

0,57

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy giá cả của tất cả các loại nguyên vật liệu
đều tăng lên qua các năm là do bị ảnh hưởng của tình hình lạm phát như hiện nay,
do đó giá thành đơn vị về nguyên vật liệu của sản phẩm sản xuất là tăng lên qua các
năm. Còn định mức về đất và than thì không thay đổi qua các năm vì gạch tuynel
đã có kích thước cụ thể không thể thay đổi, đồng thời lượng than cũng phải đảm
bảo vừa đủ mới sản xuất được gạch đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó ta thấy định mức
về Dầu Điêzel và điện cho đơn vị sản phẩm có chiều hướng giảm là do doanh
nghiệp đã sử dụng tiết kiệm, hạn chế sử dụng nhiên liệu và điện lãng phí điều này
là rất tốt.
1.2. Yếu tố lao động:
Lao động là yếu tố then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Nâng cao trình độ, năng lực
cho người lao động và sử dụng lao động hợp lý là một trong những vấn đề mà công
ty Cổ phần Phú Thắng luôn chú trọng quan tâm.
Tình hình sử dụng lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006


22

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009


Số
lượn
g
200

Tổng số lao động
1. Theo giới tính
- Nam
150
- Nữ
50
2. Theo trình độ
- Đại học
10
- Cao đẳng
12
- Trung cấp,
35
CNKT
- LĐ phổ thông

143
3. Theo tính chất công việc
- Lao động gián tiếp
21
- Lao động trực tiếp 179
4. Theo độ tuổi
- Trung niên
85
- Thanh niên
115

%

Số
lượng

%

Số
lượng

Số
%

lượn

Số
%

lượn


%

100

g
240

100

100

205

100

220

100

g
220

75
25

152
53

74

26

178
42

81
19

179
41

81,4
18.6

192
48

80
20

5
6

10
15

5
7

13

18

6
8

14
18

6,4
8,2

17
19

7,1
7,9

17,5

38

19

40

18

41

18,6


45

18,8

71,5

142

69

149

68

147

66,8

159

66,2

10,5
89,5

22
183

10,7

89,3

25
195

11,4
88,6

26
194

11,8
88,2

34
206

14,2
85,8

42,5
57,5

92
113

44,9
55,1

95

125

43,2
56,8

104
116

47,3
52,7

135
105

56,2
43,8

Qua bảng trên ta thấy nguồn nhân lực của Công ty tương đối trẻ, đây là một
trong những yếu tố hết sức thuận lợi. Cùng với sự phát triển của Công ty, lực lượng
lao động của công ty CP Phú Thắng ngày càng được nâng cao về trình độ nghiệp
vụ, nhận thức. Công ty cổ phần Phú Thắng có đội ngũ lao động có trình độ kỹ
thuật cao, quản lý tốt. Đa số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, có kinh nghiệm,
tay nghề cao có thể đáp ứng mọi yêu cầu của công ty. Nhiều cán bộ trong công ty
không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt
động sẩn xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó công ty luôn tạo mọi điều kiện,
động viên người lao động học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,
khuyến khích học thêm vi tính, ngoại ngữ nhằm tiếp cận, nắm bắt kịp thời và đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Công ty luôn chú trọng công tác
đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Hằng năm công ty luôn tạo điều kiện cho
CBCNV gửi đi đào tạo và chuyển giao công nghệ với công ty gạch Thạch Bàn ...

Đây là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong công tác chi trả tiền lương, tiền thưởng công ty luôn tuân thủ các quy
định của luật lao động và các nội dung đã ký trong hợp đồng lao động. Có chế độ
thưởng, phạt hợp lý. Từ đó người lao động yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty, thu nhập của CBNV ngày càng cao đời sống được cải
23


thiện. Thu nhập bình quân một lao động trong công ty năm 2009 là: 2,2 triệu
đồng/người/tháng...Bên cạnh đó, Công ty còn có nhà ở tập thể cho CBCNV và có
chế độ phục vụ cơm ca cho CBCNV.
1.3. Yếu tố vốn:
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn là một trong những yếu tố cơ bản
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động kinh
doanh trước tiên cần phải có vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để kinh doanh. Để
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì phải có một nguồn vốn nhất định và
mọi đơn vị phải biết huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
Tại Công ty Cổ phần Phú Thắng với số vốn điều lệ là: 30.000.000.000 đồng.
Trong đó:
- Vốn cố định khoảng: 21.000.000.000 đồng
- Vốn lưu động khoảng: 9.000.000.000 đồng
Điều đó cho thấy tại Công ty vốn cố định chiếm 70% và vốn lưu động chiếm
30%. Cơ cấu vốn như vậy là tương đối hợp lý vì đây là doanh nghiệp sản xuất. Bởi
vì mục tiêu quan trọng nhất của quản lý và sử dụng vốn là đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường với hiệu quả cao nhất. Để thực
hiện được mục tiêu đó công ty đã huy động quản lý và sử dụng các nguồn vốn cần
thiết cho nhu cầu kinh doanh của mình sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Công ty Cổ phần Phú Thắng luôn chú trọng đến việc tạo lập và khai thác nguồn
vốn một cách triệt để nhất. Ngoài những nguồn vốn tự có, vốn tự bổ sung, vốn vay
công ty đã khai thác hiệu quả vốn từ các khách hàng như tiền thế chấp, ký cược…

nhờ đó đã giảm được số vốn vay, tiết kiệm chi phí lãi vay và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
Tình hình sử dụng vốn của công ty qua 5 năm 2005-2009 được thể hiện qua
bảng sau:
ĐVT: 1.000.000 đồng
STT
Chỉ tiêu
I Nợ phải trả
1 Nợ ngắn hạn
- Nợ nhà cung cấp
- Thuế phải nộp NS
2 Các khoản phải trả khác

Năm 2005
3.762,5
961,500
935,760
25,740
950,75

Năm 2006 Năm 2007
3.308,79
2.979,54
990,26
880,21
957,56
860,498
32,7
19,712
879,53

876,18
24

Năm 2008
2.901,293
990,403
969,422
20,981
975,245

Năm 2009
3.390,389
1.320
1.295,31
24,690
880,752


3
II
1
2
3

Nợ dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn kinh doanh
Lãi chưa phân phối
Nguồn kinh phí và quỹ
Tổng cộng nguồn vốn


1.850,25
36.608,5
35.863,5
400
345
40.371

1.439
37.525
36.750
525
250
40.833,79

1.223,15
935,645
37.268
38.636
36.535
37.275
401
905
332
456
40.247,54 41.537,293

1.189,637
39.000
36.860

1.782
358
42.390,389

2. Các yếu tố đầu ra:
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hội nhập
WTO do đó kiến thiết xây dựng ngày càng nhiều nhu cầu về vật liệu xây dựng là
cần thiết và thiết yếu, nhu cầu này càng tăng khi nền kinh tế xã hội phát triển. Đó là
những ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế vĩ mô. Nắm bắt được những cơ hội đó
Công ty Cổ phần Phú Thắng đã chủ động tìm kiếm và thâm nhập vào nhiều khu
vực thị trường trong nước (Cả thành thị lẫn nông thôn, cả trong tỉnh và ngoài
tỉnh...), không chỉ có vậy Công ty còn tìm kiếm hợp tác tiêu thụ với các đối tác
nước ngoài. Công ty luôn xác định cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của Công ty là
cạnh tranh hoàn hảo. Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ ở nông thôn và
thành thị. Mặt khác sản phẩm tiêu thụ của Công ty cũng ảnh hưởng theo mùa vụ,
thường về cuối năm tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn do nhu cầu xây dựng tăng
cao vào cuối năm. Bên cạnh đó sản phẩm của Công ty cũng bị ảnh hưởng bởi thời
tiết đặc biệt là về mùa mưa lũ.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn của
công ty. Hàng hoá chỉ được xem là tiêu thụ khi công ty đã nhận được tiền bán hàng
hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán. Để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm có
hoàn toàn thành tốt hay không ta dựa vào số lượng sản phẩm và doanh số bán hàng.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch của công ty cổ phần Phú Thắng qua 3
năm 2007 - 2009 được thể hiện qua bảng sau:
Sản
phẩ
m
Gạch
tuynel
Gạch


Sản
lượng
(Tr.viên)

Năm 2007
Doanh
thu bán
hàng
( Tr. đ)

Doanh

Sản

thu thuần

lượng

(Tr.đồng) ( Tr.viên)

Năm 2008
Doanh
thu bán
hàng
( Tr. đ)

Doanh
thu thuần
(Tr.đồng)


Năm 2009
Doanh
Sản lượng thu bán
(Tr.viên)

hàng
( Tr. đ)

Doanh thu
thuần
(Tr.đồng)

10

4.000

3.987

15

6.750

6.620

18

9.360

9.360


5

1.500

1.470

5,5

1.900

1.860

3,6

1.440

1.430

25


Phi
Gach
6 lỗ
Gạch
2 lỗ
Cộng

3


1.200

1.198

3,5

1.575

1.560

5

3.000

3.000

8,5

2.700

2.670

8

3.200

3.189

9


4.500

4.465

26,5

9.400

9.325

32

13.425

13.229

35,6

18.300

18.255

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy sản lượng tiêu thụ của Công ty năm sau cao
hơn năm trước. Đồng thời doanh thu bán hàng và doanh thu thuần năm sau cũng
cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ Công ty đã tạo được công ăn việc làm ổn
định cho CBCNV, tăng tích luỹ cho đơn vị và tăng đóng góp cho Ngân sách Nhà
nước.
VII. Môi trường kinh doanh của công ty.
1 - Môi trường vĩ mô.

+ Môi trường kinh tế:
Như chúng ta đã biết bất kỳ một quốc gia nào, một doanh nghiệp nào cũng đều
chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của cơ chế vận hành của nền kinh tế thị
trường. Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn và
chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế về các yếu tố như: tốc độ phát triển kinh tế,
lạm phát kinh tế, cán cân thanh toán.... Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã ảnh
hưởng đến tốc độ tăng truởng kinh tế trong nước, thêm vào đó thiên tai lũ lụt liên
tiếp xảy ra làm thiệt hại to lớn đến người và của cải. Tuy vậy nền kinh tế nước ta
vẫn tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực. Trong những năm qua sự biến
động lớn về giá cả của nhiên liệu như dầu Điêzen, than đã ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giá thành sản phẩm đơn vị cũng tăng
cao, tuy vậy sản lượng tiêu thụ và doanh số bán hàng của Công ty vẫn tăng cao so
với năm trước.
+ Môi trường công nghệ:
26


×