Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bao cao Qua trinh PCTHCS nam 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.6 KB, 8 trang )

UBND XÃ PHÚ MỸ
BAN CHỈ ĐẠO PCTHCS
Số : …./BC-BCĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Mỹ, ngày 27 tháng 09 năm 2008
BÁO CÁO
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRUNG HỌC CƠ SỞ TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2008
Phần thứ nhất
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Xã Phú Mỹ là một xã nằm trong cụm tuyến biên giới có 06 ấp với tổng
diện tích là 10.079 ha. Dân cư sống thưa thớt không tập trung chủ yếu sống bằng
nghề nông và làm thuê. Hệ thống giao thông đường bộ gần đây được nâng cấp
và tu sửa tuy nhiên vẫn còn một số ấp giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn
nhất là vào mưa lũ. Toàn xã có 1.047 hộ với 4.161 khẩu trong đó hộ dân tộc
khmer là 499 hộ với 2.200 khẩu chiếm 50.45%.
Tuy nhiên do đặc thù của địa bàn nên dân số thường xuyên biến động do
di dân cơ học, hiện tượng chuyển đến, chuyển đi diễn ra khá thường xuyên, tập
trung nhất là những khu vực nuôi tôm. Đời sống nhân nhân trên địa bàn còn rất
nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định dẫn đến việc học sinh học trễ so với
tuổi qui định, học sinh bỏ học hoặc nghỉ học giữa chừng để phụ giúp kinh tế gia
đình chiếm tỉ lệ khá cao.
Công tác PCGD THCS được thực hiện từ năm 2002 nhưng do vào thời
điểm này xã không có Trường THCS, chỉ có lớp nhô tại Trường Tiểu học do
thiếu giáo viên nên tỉ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm không cao. Đến tháng 06
năm 2005 Trường THCS Phú Mỹ được thành lập từ đó công tác phổ cập giáo
dục THCS được tập trung hơn nên hàng năm tỉ lệ tốt nghiệp THCS tăng lên rõ
rệt. Đơn vị được UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia Phổ cập giáo dục
THCS vào năm 2007.
Trong những năm qua nền giáo dục xã Phú Mỹ đã từng bước phát triển,


hệ thống trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và việc
chuẩn hoá ngũ giáo viên cũng được các cấp tạo điều kiện và quan tâm nhiều
hơn. Tỉ lệ học huy động học sinh trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt từ 95%
trở lên, trong đó tỉ lệ huy động trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp
6 hàng năm đạt từ 98% trở lên. Tỉ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp THCS hàng
năm đạt từ 97%. Đơn vị được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục
Trung học cơ sở vào năm 2007.
II/. Thuận Lợi, khó khăn:
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ, UBND và BCĐ PCTHCS
Xã quán triệt và cụ thể hoá các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, Huyện uỷ,
UBND Huyện về công tác PC THCS trên địa bàn.
- Mạng lưới trường lớp rải đều trên địa bàn của các ấp nên tạo điều kiện
thuận lợi cho việc huy động học sinh đến trường. Nhà trường xác định công tác
PCGD THCS là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Từ đó Ban giám hiệu
trường đã tập trung chỉ đạo đội ngũ cán bộ giáo viên phát huy nêu cao tinh thần
trách nhiệm trong công việc thực hiện công tác này, tập thể thầy cô giáo có
nhiều tâm huyết, khắc phục khó khăn trong công tác được giao.
2/ Khó khăn:
- Đối tượng PCGD THCS phần lớn là con em gia đình có hoàn cảnh kinh tế
khó khăn, nơi ở không ổn định, phải đi làm kiếm sống, một số do tâm lý mặc
cảm lứa tuổi. Một số phụ huynh chỉ lo làm kinh tế nên chưa thực sự quan tâm
đến việc học tập của con em mình, từ đó dẫn đến tình trạng học sinh đi trễ so với
độ tuổi hoặc cho con em nghỉ học để phụ giúp gia đình.
- Đa số người dân sống trên địa bàn là đồng bào dân tộc Khmer, việc quan
tâm đến việc học tập của các em còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc vận động
và duy trì sĩ số học sinh. Do điểm trường THCS đặt khá xa nên việc đi lại của
các em đến trường gặp nhiều khó khăn từ đó dẫn đến bỏ học, bên cạnh đó do
hoàn cảnh gia đình khó khăn nên hiện tượng học sinh trong độ tuổi học THCS
thường hay bỏ học theo cha mẹ làm ăn xa nên việc duy trì sĩ số học sinh gặp

nhiều khó khăn.
- Một số học viên là người dân tộc Khmer thường xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ
trong sinh hoạt hàng ngày nên việc tiếp thu kiến thức trong học tập gặp không ít
khó khăn từ đó dễ dẫn đến chán nản và bỏ học giữa chừng.
Phần thứ hai
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRUNG HỌC CƠ SỞ
I/- Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng uỷ - UBND Xã.
Thực hiện các văn bản chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo của cấp trên.
Đảng uỷ - UBND đã xác định công tác PCGD THCS là nhiệm vụ hết sức quan
trọng nhằm nâng cao dân trí để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
của địa phương.
Đảng ủy thường xuyên đưa công tác này là công tác trọng tâm trong tháng
cũng như công tác năm. UBND xã luôn quan tâm đến công tác này sử dụng
ngân sách hổ trợ tiền xăng, đi lại cho cán bộ đi phúc tra lại trình độ văn hóa các
năm và hộ trợ kinh phí trả tiền điện thắp sáng tại các điểm dạy.
Công tác tuyên truyền đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đặc biệt
quan tâm, tuyên truyền sâu, rộng chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác
phổ cập giáo dục. Nhờ việc tuyên truyền sâu, rộng, PCGD đã được toàn dân
hưởng ứng mạnh mẽ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã đưa nhiệm vụ PCGD
vào nội dung của nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động của
địa phương. Các đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp phụ nữ, Hội khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc đã đưa
tiêu chí phổ cập vào nội dung hoạt động.
II/- Tổ chức chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
Để thực hiện công tác PCGD THCS đạt kết quả, nhà trường tham mưu
UBND Xã Phú Mỹ củng cố kiện toàn ban chỉ đạo khi có sự thay đổi về nhân sự.
Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch, quy chế làm việc cụ thể. Tổ chức Hội nghị
nhằm quán triệt quan điểm tư tưởng chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho từng
thành viên trong BCĐ, từng đơn vị, ban ngành để tổ chức thực hiện.

Nhà trường có trách nhiệm kết hợp với các ấp điều tra trình độ văn hoá tới
từng hộ gia đình, cập nhật các loại hồ sơ sổ sách theo hướng dẫn của ngành Giáo
Dục. Cung cấp danh sách đối tượng học viên, chuẩn bị cơ sở vật chất, lập kế
hoạch mở lớp và phân công giáo viên giảng dạy.
Ban lãnh đạo các ấp tổ chức triển khai, giúp đỡ nhà trường trong việc điều
tra, huy động và duy trì sĩ số học viên.
III/- Ngành Giáo dục đã tham mưu với các cấp chính quyền về các
mặt:
1/ Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất:
Xã Phú Mỹ có tất cả 07 điểm trường Tiểu học và 03 điểm trường THCS
được phân bố rãi đều ở các ấp trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối
tượng học sinh đến trường.
Cấp học
TS
Phòng
học
TS
CBGV
NV
TS
BGH
Nhân
viên
Giáo viên
trực tiếp
Tỷ
lệ GV đạt chuẩn
Tiểu học 27 31 2 3 28 100 %
THCS 4 33 2 5 26 100 %
Tổng cộng 31 64 4 8 54 100%

Tổng số học sinh toàn xã trong năm học 2005-2006: 1085 em
Tổng số học sinh toàn xã trong năm học 2006-2007: 1.114 em
Tổng số học sinh toàn xã trong năm học 2007-2008 : 1.138 em
Trong đó (Tiểu học: 613 em; THCS: 525 em)
Tổng số học sinh toàn xã trong năm học 2008-2009 : 1.167 em
Trong đó (Tiểu học: 612 em; THCS: 555 em)
2/ Công tác tổ chức lớp:
Trong năm 2008 đã mở 3 lớp THCS với 59 học viên. Công nhận được 14
học viên trong độ tuổi phổ cập.
NĂM
CÔNG TÁC HUY ĐỘNG
Cộng
Tốt
Nghiệp
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
2005 21 17 38 36
2006 12 40 36 27 115 45
2007 19 26 63 27 135 85
2008 19 26 45 14
Tổng cộng 31 66 139 97 333 180

3/ Chất lượng giáo dục
Về chất lượng giáo dục ở các bậc học của xã Phú Mỹ những năm gần đây
có nhiều chuyển biến tích cực, ổn định vững chắc về số lượng, chất lượng đào
tạo. Năm 2008-2009 toàn xã có: 1.167 học sinh từ mẫu giáo đến trung học cơ sở
cụ thể như sau :
+ Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 được 67/69 em
+ Tỉ lệ học sinh lên lớp ở khối tiểu học: 610/613 đạt tỷ lệ: 99,5%. Học
sinh lưu ban năm học 2007-2008 là 3/613 chiếm tỷ lệ 0.5 %.
+Khối THCS có: 494/498 tỷ lệ lên lớp 98,4 %. Học sinh lưu ban năm học

2007-2008 là 06 em tỷ lệ: 0.12 %
Học sinh xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên đạt : 100 %, không có học sinh
xếp loại hạnh kiểm yếu.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm cụ thể như sau :
+ Năm học 2005-2006 : Được công nhận tốt nghiệp THCS là 67/67 em
đạt tỉ lệ 100%.
+ Năm học 2006-2007 : Được công nhận tốt nghiệp THCS là 82/83 em
đạt tỉ lệ : 98.7%
+ Năm học 2007-2008 : Được công nhận tốt nghiệp THCS là 111/111 em
đạt tỉ lậ : 100%.
Phong trào thi đua của các trường được đẩy mạnh như phong trào hoạt
động Đoàn - Đội, hoạt động ngoại khoá giúp học sinh có ý thức tích cực tự giác
trong học tập cũng như hoạt động tập thể.
Công tác CMC và phổ cập giáo dục của xã đã có nề nếp từ nhiều năm
nay, trong các năm học do sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên nên hai đơn
vị trường học đều hoàn thành chỉ tiêu trên giao.
IV/. CÁC GIẢI PHÁP - BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN PHỔ CẬP:
1/ Nhận thức tư tưởng và quán triệt chủ trương về PCGD THCS của
Đảng Uỷ - HĐND – UBND xã Phú Mỹ.
Sau khi tiếp thu các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo của cấp
trên, sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện Uỷ Kiên Lương, Đảng Uỷ HĐND –
UBND. Ban chỉ đạo PCGD THCS xã Phú Mỹ xác định công tác PCGD THCS
là nhiệm vụ quan trọng nâng cao dân trí, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn, nhất là chiến lược phát triển văn hoá xã hội của toàn
Huyện và của xã nhà.
Để thực hiện Đảng Uỷ đã thành lập BCĐ PCGD THCS do chính Bí thư
Đảng Uỷ Xã làm trưởng ban. Phó chủ tịch UBND xã làm phó ban, các Hiệu
trưởng làm phó ban phụ trách chuyên môn, các ban ngành, đoàn thể, bí thư chi
bộ, trưởng ấp, tổ trưởng tổ nhân dân tự quản làm thành viên.
Từ nhận thức trên BCĐ đã xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị gồm các

ban, quán triệt tư tưởng của Đảng, phân công từng thành viên chỉ đạo từng đơn
vị tổ chức thực hiện.
2/ Việc vận động học viên ra lớp:
Ban giám hiệu các trường đã tích cực tham mưu với Đảng uỷ - UBND xã
về việc kiện toàn nhân sự, phân công từng thành viên trong ban chỉ đạo phụ
trách trực tiếp các ấp trong công tác huy động và duy trì sĩ số học viên ra lớp.
Hai đơn vị trường học tăng cường việc duy trì sĩ số học sinh ở các cấp học, đảm
bảo hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học. Tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém,
đảm bảo chất lượng học sinh lên lớp đạt tỉ lệ cao.
Nhà trường phân công giáo viên đi điều tra nắm danh sách các đối tượng
cụ thể vận động ra lớp, thông báo ngày khai giảng, địa điểm, thời gian học. Đối
với số học viên không ra lớp cho giáo viên kết hợp với lãnh đạo các ấp xuống
tận nhà động viên, vận động, UBND xã cung cấp vở, viết, nhà trường cung cấp
sách giáo khoa.
Đối tượng học viên hầu hết tiếp gia đình nên thời gian học được số trí từ
17h đến 21 giờ, vào những mùa mưa, lũ việc duy trì sĩ số và giảng dạy ở các lớp
rất khó khăn, học viên đi không đúng giờ nên gặp khó khăn cho giáo viên dạy
lớp và việc duy trì lớp học.
3/ Đầu tư kinh phí cho PCGD THCS:
Tổng số kinh phí nhà trường nhận từ năm 2005 và 2008 để chi trả cho công
tác phổ cập THCS của xã cụ thể như sau:
Năm Tổng số tiền nhận
Chia ra
CT. Giáo
viên
QL Trường QL Xã
QL
Phòng
2005 11.648.000 10.240.000 616.000 396.000 396.000
2006 31.924.000 23.232.000 2.968.000 3.816.000 3.816.000

2007 25.216.000 19.776.000 2.380.000 1.530.000 1.530.000
2008 18.952.000 15.432.000 1.540.000 990.000 990.000
Cộng : 87.740.000 68.680.000 7.504.000 6.732.000 6.732.000
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1/ Tiêu chuẩn 1:
Hiện nay đơn vị đã đạt chuẩn quốc gia về CMC-PCGD tiểu học và PCGD
THĐĐT với kết quả như sau:
Nội dung 2005 2006 2007 2008
Tổng số người trong độ tuổi 15-35 1358 1371 1405 1448
Tổng số người 15-35 T biết chữ 1259 1306 1342 1390
Tỷ lệ 15-35 biết chữ 92.71 95.26 95.52 95.99
Tổng số trẻ 6 tuổi 65 85 77 69
Tổng số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 59 81 74 67
Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 90.76 95.29 96.10 97.10
Tổng số trẻ 11-14 tuổi 278 284 289 289
Tổng số trẻ 11-14 tuổi TNTH 193 259 265 263
Tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi TNTH 69.42 91.20 91.70 90.66
Tổng số trẻ 11 tuổi 58 69 74 68
Tổng số trẻ 11 tuổi TNTH 18 57 61 57
Tỷ lệ trẻ 11 tuôỉ TNTH 30.03 82.61 82.43 83.82
Đạt chuẩn quốc gia TH ĐĐT C. Đạt Đạt Đạt Đạt
Tổng số trẻ TNTH năm qua 60 130 95 77
Tổng số trẻ TNTH vào lớp 6 58 122 95 77
Tỷ lệ TNTH vào lớp 6 96.67 93.84 100 100
2/ Tiêu chuẩn 2:
Nội dung 2005 2006 2007 2008
Tổng số học sinh lớp 9
44 77 125 74
Tổng số học sinh TN THCS
44 77 116 74

Tỷ lệ học sinh TN THCS
100 100 92.80 100
Tổng số 15-18 tuổi
330 308 286 290
Tổng số 15-18T TN THCS(cả 2 hệ)
92 147 219 220
Tỷ lệ 15-18T TN THCS(cả 2 hệ)
27.9 47.8 76.57 75.86
Đạt chuẩn PCGD THCS
C. Đạt C. Đạt Đạt Đạt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×