Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Xây dừng website hỗ trợ đặt phòng khách sạn cho khách du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.45 MB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau khoảng thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, đến nay em đã hoàn thành
bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin, các thầy cô giáo bộ
môn Truyền thông và mạng máy tính, các thầy cô đã tận tình giảng dạy, trang bị
cho chúng em những vốn kiến thức và kinh nhiệm quý báu, cung cấp cho chúng
em những điều kiện và môi trường học tập tốt nhất.
Để hoàn thành tốt được bài báo cáo này, em xin được gửi lời cảm ơn trân
thành tới Thầy Giáo Đỗ Đình Cường, người đã theo sát, sẵn sàng trả lời cho em
các vướng mắc và hướng dẫn tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành bài báo
cáo này.
Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Quy

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này là kết
quả của quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực sự của cá nhân em, được thực hiện
dựa trên cơ sở lý thuyết và sự hướng dẫn nhiệt tình chỉ bảo của Thầy Giáo – Th.s
Đỗ Đình Cường.
Các nội dung lý thuyết, sơ đồ phân tích được nghiên cứu và áp dụng từ
phần tài liệu tham khảo, chương trình demo do em tự thiết kế.
Nếu có sự sao chép, copy từ các bản báo cáo khác em xin tự chịu mọi
trách nhiệm trước bộ môn và nhà trường.
Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2017
Sinh viên thực hiện



Trần Văn Quy

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................2
MỤC LỤC ..........................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................5
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................6
1.1 Tìm hiểu về PHP........................................................................................6
1.1.1 Lịch sử phát triển của PHP ..................................................................7
1.1.2 Tại sao ta sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP? ...................................... 10
1.2 Tìm hiểu về MYSQL ............................................................................... 10
1.2.1 Mười lý do chọn MySQL .................................................................. 11
1.2.2 Các kiểu dữ liệu trong cơ sở dữ liệu MySQL .................................... 15
1.2.3 Các hàm thông dụng trong MySQL................................................... 17
1.3 PHP và MySQL ....................................................................................... 17
1.3.1. Các tính năng chính.......................................................................... 17
1.3.2 Các tính năng khác ............................................................................ 19
1.4 Tìm hiểu về CSS và HTML ..................................................................... 20
1.5 Tìm hiểu về ngôn ngữ javascript .............................................................. 22
1.6 Tìm hiểu về WordPress ............................................................................ 24
1.6.1 Giới thiệu sơ lược về Wordpress ....................................................... 24
1.6.2 Nét nổi bật của Wordpress ................................................................ 24
1.6.3 Các lý do khiến chúng ta chọn WordPress......................................... 25
1.7 Tìm hiểu về cách xây dựng plugin cho WordPress ................................... 26
1.7.1 Các kiến thức cần thiết ...................................................................... 26

1.7.2 Các công cụ phát triển cần thiết......................................................... 26
1.7.3 Cách viết một plugin cơ bản .............................................................. 27
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT & PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ................ 30
2.1 Khảo sát hiện trạng .................................................................................. 30
2.1.1 Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 30
2.1.2 Quy trình đặt phòng khách sạn. ......................................................... 32

3


2.1.3 Các website đặt phòng trực tuyến hiện nay........................................ 32
2.2 Phân tích thiết kế hệ thống. ...................................................................... 38
2.2.1 Mô tả bài toán. .................................................................................. 38
2.2.2 Biểu đồ Use case tổng quát ............................................................... 40
2.2.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu ..................................................................... 49
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE ............................... 51
3.1 Các công cụ sử dụng trong quá trình xây dựng Website ........................... 51
3.2 Một số hình ảnh kết quả sau khi xây dựng chương trình. ......................... 51
3.2.1 Giao diện trang chủ ........................................................................... 51
3.2.2 Chức năng đặt phòng khách sạn ........................................................ 52
3.2.3 Giao diện xem dịch vụ khách sạn ...................................................... 52
3.3 Chức năng Admin .................................................................................... 53
3.3.1 Quản lý danh sách phòng .................................................................. 53
3.3.2 Quản lý danh sách dịch vụ ................................................................ 53
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 55

4



LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang được sống trong kỷ nguyên của công nghệ thông
tin với sự phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở mục
đích phục vụ cho khoa học kỹ thuật mà còn đi sâu vào đời sống, chính trị, kinh
tế, xã hội, trở nên thân thiện, gần gũi, mang lại nhiều lợi ích cho con người. Đặc
biệt là trong lĩnh vực website, sự phát triển của các nền tảng web như framework,
phần mềm nguồn mở đi kèm là các trình duyệt hỗ trợ đa dạng đã quyết định đến
sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của công nghệ web. Việc sử dụng các
framework, phần mềm nguồn mở rút ngắn được quá trình tạo ra một website, bảo
mật hơn và thuận tiện hơn trong quá trình cài đặt cũng như sử dụng. Chính vì
nhờ có các thành phần tích hợp, extensions, plugins cung cấp khả năng mở rộng
chức năng, giao diện hệ thống đã khiến cho các nền tảng phần mềm nguồn mở
ngày càng trở nên mạnh mẽ và đa dạng. Ngoài ra nó tạo ra nhiều cơ hội cho các
nhà phát triển website mang lại doanh thu lớn và tạo thêm được nhiều cơ hội việc
làm. Hiện nay đặt phòng khách sạn đang có xu thế phát triển nên không tránh
khỏi khó khăn cho khách hàng nên việc đặt phòng trực tuyến qua website là rất
cần thiết … xây dựng một plugin cho phép khách hàng có thể dễ dàng đặt phòng
khách sạn và giúp người quản lý dễ dàng hơn . Đề tài này là kết quả của quá trình
tích lũy và vận dụng những kiến thức mà em tiếp thu và tìm hiểu được trong quá
trình học tập. Trong quá trình thực hiện đề tài này em xin cám ơn thầy giáo Th.S
Đỗ Đình Cường đã đưa ra những giải pháp và hướng đi để phát triển plugin này
trong tương lai. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu làm đề tài nhưng
do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ nên đề tài của em không tránh khỏi
thiếu sót , nhiều vấn đề chưa được giải quyết hoàn chỉnh. Vì vậy em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài của em
được hoàn thiện và phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn!

5



CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tìm hiểu về PHP
PHP (viết tắt hồi quy "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ lập
trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng
dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích
hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho
các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và
thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên
PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế
giới.
Đoạn mã sau minh họa giúp cách viết PHP lồng vào các trang HTML dễ
dàng như thế nào:

<html>
<head>
<title>Mã mẫu</title>
</head>
<body>
echo "Chào thế giới PHP!";
?>
</body>
</html>

Thẻ sẽ đánh đấu sự bắt đầu và sự kết thúc của phần mã PHP qua đó máy
chủ biết để xử lý và dịch mã cho đúng. Đây là một điểm khá tiện lợi của PHP
giúp cho việc viết mã PHP trở nên khá trực quan và dễ dàng trong việc xây dựng
phần giao diện ứng dụng HTTP.


6


Ngôn ngữ, các thư viện, tài liệu gốc của PHP được xây dựng bởi cộng
đồng và có sự đóng góp rất lớn của Zend Inc., công ty do các nhà phát triển cốt
lõi của PHP lập nên nhằm tạo ra một môi trường chuyên nghiệp để đưa PHP phát
triển ở quy mô xí nghiệp.
1.1.1 Lịch sử phát triển của PHP
PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do
Rasmus Lerdorf tạo ra năm 1995, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản
của các mã kịch bản Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của
ông trên mạng. Ông đã đặt tên cho bộ mã kịch bản này là 'Personal Home Page
Tools'. Khi cần đến các chức năng rộng hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi
bằng C lớn hơn để có thể truy vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp cho người sử
dụng phát triển các ứng dụng web đơn giản. Rasmus đã quyết định công bố mã
nguồn của PHP/FI cho mọi người xem, sử dụng cũng như sửa các lỗi có trong nó
đồng thời cải tiến mã nguồn.
PHP/FI, viết tắt từ "Personal Home Page/Forms Interpreter", bao gồm một
số các chức năng cơ bản cho PHP như ta đã biết đến chúng ngày nay. Nó có các
biến kiểu như Perl, thông dịch tự động các biến của form và cú pháp HTML
nhúng. Cú pháp này giống như của Perl, mặc dù hạn chế hơn nhiều, đơn giản và
có phần thiếu nhất quán.
Vào năm 1997, PHP/FI 2.0, lần viết lại thứ hai của phiên bản C, đã thu hút
được hàng ngàn người sử dụng trên toàn thế giới với xấp xỉ 50.000 tên miền đã
được ghi nhận là có cài đặt nó, chiếm khoảng 1% số tên miền có trên mạng
Internet. Tuy đã có tới hàng nghìn người tham gia đóng góp vào việc tu chỉnh mã
nguồn của dự án này thì vào thời đó nó vẫn chủ yếu chỉ là dự án của một người.
PHP/FI 2.0 được chính thức công bố vào tháng 11 năm 1997, sau một thời
gian khá dài chỉ được công bố dưới dạng các bản beta. Nhưng không lâu sau đó,

nó đã được thay thế bởi các bản alpha đầu tiên của PHP 3.0.
-PHP 3: PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên cho chúng ta thấy một hình ảnh
gần gũi với các phiên bản PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Nó đã được
Andi Gutmans và Zeev Suraski – 2 nhà phát triển người Israel tạo ra năm 1997

7


sau khi viết lại hoàn toàn bộ mã nguồn trước đó. Lý do chính mà họ đã tạo ra
phiên bản này là do nhận họ thấy PHP/FI 2.0 hết sức yếu kém trong việc phát
triển các ứng dụng thương mại điện tử mà họ đang xúc tiến trong một dự án của
trường đại học Technion – Học viện công nghệ Israel. Trong một nỗ lực hợp tác
và bắt đầu xây dựng dựa trên cơ sở người dùng đã có của PHP/FI, Andi, Rasmus
và Zeev đã quyết định hợp tác và công bố PHP 3.0 như là phiên bản thế hệ kế
tiếp của PHP/FI 2.0, và chấm dứt phát triển PHP/FI 2.0.
Một trong những sức mạnh lớn nhất của PHP 3.0 là các tính năng mở rộng
mạnh mẽ của nó. Ngoài khả năng cung cấp cho người dùng cuối một cơ sở hạ
tầng chặt chẽ dùng cho nhiều cơ sở dữ liệu, giao thức và API khác nhau, các tính
năng mở rộng của PHP 3.0 đã thu hút rất nhiều nhà phát triển tham gia và đề xuất
các mô đun mở rộng mới. Hoàn toàn có thể kết luận được rằng đây chính là điểm
mấu chốt dẫn đến thành công vang dội của PHP 3.0. Các tính năng khác được
giới thiệu trong PHP 3.0 gồm có hỗ trợ cú pháp hướng đối tượng và nhiều cú
pháp ngôn ngữ nhất quán khác.
Ngôn ngữ hoàn toàn mới đã được công bố dưới một cái tên mới, xóa bỏ
mối liên hệ với việc sử dụng vào mục đích cá nhân hạn hẹp mà cái tên PHP/FI
2.0 gợi nhắc. Nó đã được đặt tên ngắn gọn là 'PHP', một kiểu viết tắt hồi quy của
"PHP: Hypertext Preprocessor".
Vào cuối năm 1998, PHP đã phát triển được con số cài đặt lên tới hàng
chục ngàn người sử dụng và hàng chục ngàn Web site báo cáo là đã cài nó. Vào
thời kì đỉnh cao, PHP 3.0 đã được cài đặt cho xấp xỉ 10% số máy chủ Web có

trên mạng Internet.
PHP 3.0 đã chính thức được công bố vào tháng 6 năm 1998, sau thời gian
9 tháng được cộng đồng kiểm nghiệm.
-PHP 4: Vào mùa đông năm 1998, ngay sau khi PHP 3.0 chính thức được
công bố, Andi Gutmans và Zeev Suraski đã bắt đầu bắt tay vào việc viết lại phần
lõi của PHP. Mục đích thiết kế là nhằm cải tiến tốc độ xử lý các ứng dụng phức
tạp, và cải tiến tính mô đun của cơ sở mã PHP. Những ứng dụng như vậy đã chạy
được trên PHP 3.0 dựa trên các tính năng mới và sự hỗ trợ khá nhiều các cơ sở

8


dữ liệu và API của bên thứ ba, nhưng PHP 3.0 đã không được thiết kế để xử lý
các ứng dụng phức tạp như thế này một cách có hiệu quả.
Một động cơ mới, có tên 'Zend Engine' (ghép từ các chữ đầu trong tên của
Zeev và Andi), đã đáp ứng được các nhu cầu thiết kế này một cách thành công,
và lần đầu tiên được giới thiệu vào giữa năm 1999. Họ sáng lập Zend
Technologies tại Ramat Gan – thành phố của khu vực Tel Avis. PHP 4.0, dựa
trên động cơ này, và đi kèm với hàng loạt các tính năng mới bổ sung, đã chính
thức được công bố vào tháng 5 năm 2000, gần 2 năm sau khi bản PHP 3.0 ra đời.
Ngoài tốc độ xử lý được cải thiện rất nhiều, PHP 4.0 đem đến các tính năng chủ
yếu khác gồm có sự hỗ trợ nhiều máy chủ Web hơn, hỗ trợ phiên làm việc HTTP,
tạo bộ đệm thông tin đầu ra, nhiều cách xử lý thông tin người sử dụng nhập vào
bảo mật hơn và cung cấp một vài các cấu trúc ngôn ngữ mới.
Với PHP 4, số nhà phát triển dùng PHP đã lên đến hàng trăm nghìn và
hàng triệu site đã công bố cài đặt PHP, chiếm khoảng 20% số tên miền trên mạng
Internet.
Nhóm phát triển PHP cũng đã lên tới con số hàng nghìn người và nhiều
nghìn người khác tham gia vào các dự án có liên quan đến PHP như PEAR,
PECL và tài liệu kĩ thuật cho PHP.

-PHP 5: Sự thành công hết sức to lớn của PHP 4.0 đã không làm cho
nhóm phát triển PHP tự mãn. Cộng đồng đã nhanh chóng giúp họ nhận ra những
yếu kém của PHP 4 đặc biệt với khả năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng
(OOP), xử lý XML, không hỗ trợ giao thức máy khách mới của MySQL 4.1 và
5.0, hỗ trợ dịch vụ web yếu. Những điểm này chính là mục đích để Zeev và Andi
viết Zend Engine 2.0, lõi của PHP 5.0. Một thảo luận trên Slashdot đã cho thấy
việc phát triển PHP 5.0 có thể đã bắt đầu vào thời điểm tháng 12 năm 2002
nhưng những bài phỏng vấn Zeev liên quan đến phiên bản này thì đã có mặt trên
mạng Internet vào khoảng tháng 7 năm 2002. Ngày 29 tháng 6 năm 2003, PHP 5
Beta 1 đã chính thức được công bố để cộng đồng kiểm nghiệm. Đó cũng là phiên
bản đầu tiên của Zend Engine 2.0. Phiên bản Beta 2 sau đó đã ra mắt vào tháng
10 năm 2003 với sự xuất hiện của hai tính năng rất được chờ đợi: Iterators,

9


Reflection nhưng namespaces một tính năng gây tranh cãi khác đã bị loại khỏi
mã nguồn. Ngày 21 tháng 12 năm 2003: PHP 5 Beta 3 đã được công bố để kiểm
tra với việc phân phối kèm với Tidy, bỏ hỗ trợ Windows 95, khả năng gọi các
hàm PHP bên trong XSLT, sửa chữa nhiều lỗi và thêm khá nhiều hàm mới. PHP
5 bản chính thức đã ra mắt ngày 13 tháng 7 năm 2004 sau một chuỗi khá dài các
bản kiểm tra thử bao gồm Beta 4, RC 1, RC2, RC3. Mặc dù coi đây là phiên bản
sản xuất đầu tiên nhưng PHP 5.0 vẫn còn một số lỗi trong đó đáng kể là lỗi xác
thực HTTP. Ngày 14 tháng 7 năm 2005, PHP 5.1 Beta 3 được PHP Team công
bố đánh dấu sự chín muồi mới của PHP với sự có mặt của PDO, một nỗ lực trong
việc tạo ra một hệ thống API nhất quán trong việc truy cập cơ sở dữ liệu và thực
hiện các câu truy vấn. Ngoài ra, trong PHP 5.1, các nhà phát triển PHP tiếp tục
có những cải tiến trong nhân Zend Engine 2, nâng cấp mô đun PCRE lên bản
PCRE 5.0 cùng những tính năng và cải tiến mới trong SOAP, streams và SPL.
1.1.2 Tại sao ta sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP?

PHP là một ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ này hoạt động cận kề với
Webserver để thông dịch các yêu cầu từ trên World Wide Web, sau đó nhận các
trả lời từ Webserver chuyển tải đến trình duyệt Web nhằm đáp ứng các nhu cầu
đó.
Các đặc điểm nổi bật:
 PHP là mã nguồn mở
 Tốc độ nhanh, dễ sử dụng
 Chạy trên nhiều hệ điều hành
 Truy cập bất kỳ loại CSDL nào
 Luôn được cải tiến và cập nhật
Tương thích với hầu hết các server đang sử dụng hiện nay như Apache,
IIS…
1.2 Tìm hiểu về MYSQL
MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa luồng, đa người dùng với ước
tính có khoảng 6 triệu lượt cài đặt. Công ty MySQL AB xây dựng MySQL như là
một phần mềm mã mở dưới giấy phép GNU/GPL. Không như những dự án như

10


Apache, phần mềm được phát triển bởi cộng đồng công cộng, và bản quyền về
mã nguồn thuộc sở hữu bởi nhiều tác giả riêng lẻ. MySQL được sở hữu và bảo
trợ bởi một công ty, công ty MySQL AB – một công ty Thụy Điển, nơi giữ bản
quyền cho toàn bộ mã nguồn. Công ty phát triển và duy trì hệ thống, hỗ trợ bán
hàng và dịch vụ. MySQL AB được sáng lập bởi David Axmark, Allan Larsson,
và Michael “Monty” Widenius.
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay và được các
nhà phát triển rất ưa chuộng trong việc phát triển các ứng dụng. Không chỉ dừng
lại các ứng dụng có tầm vừa và nhỏ. Mà ngay cả những ứng dụng có tầm cỡ lớn
cũng đã lựa chọn MySQL, ví dụ như:

 Yahoo
 NASA
 Wikipedia
 Alcatel
 …….
1.2.1 Mười lý do chọn MySQL
Cơ sở dữ liệu MySQL đã trở thành cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến
nhất trên thế giới vì cơ chế xử lý nhanh và ổn định của nó, sự đáng tin cậy cao và
dễ sử dụng. Nó được sử dụng mọi nơi – ngay cả châu Nam Cực - bởi các nhà
phát triển Web riêng lẻ cũng như rất nhiều các tổ chức lớn nhất trên thế giới để
tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho những Web sites có dung lượng lớn, phần
mềm đóng gói – bao gồm cả những nhà đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp như
Yahoo!, Alcatel-Lucent, Google, Nokia, YouTube và Zappos.com.
MySQL không chỉ là cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất trên thế
giới, nó còn trở thành cơ sở dữ liệu được chọn cho thế hệ mới của các ứng dụng
xây dựng trên nền Linux, Apache, MySQL, PHP/Perl/Python. MySQL chạy trên
hơn 20 flatform bao gồm: Linux, Windows, OS/X, HP-UX, AIX, Netware, mang
đến cho bạn tính linh hoạt trong việc sử dụng.
Dù bạn mới làm quen với công nghệ cơ sở dữ liệu hay là một nhà phát
triển giàu kinh nghiệm hoặc là DBA, MySQL sẽ giúp bạn thành công.

11


Đây là 10 lý do bạn nên chọn MySQL cho ứng dụng của mình:
+Tính linh hoạt: Máy chủ cơ sở dữ liệu MySQL cung cấp đặc tính linh
hoạt, có sức chứa để xử lý các ứng dụng được nhúng sâu với dung lượng chỉ
1MB để chạy các kho dữ liệu đồ sộ lên đến hàng terabytes thông tin. Sự linh hoạt
về flatform là một đặc tính lớn của MySQL với tất cả các phiên bản của Linux,
Unix, và Windows đang được hỗ trợ. Và dĩ nhiên, tính chất mã nguồn mở của

MySQL cho phép sự tùy biến hoàn toàn theo ý muốn để thêm vào các yêu cầu
thích hợp cho database server.
+Tính thực thi cao: Kiến trúc storage-engine cho phép các chuyên gia cơ
sở dữ liệu cấu hình máy chủ cơ sở dữ liệu MySQL đặc trưng cho các ứng dụng
đặc thù. Dù ứng dụng là một hệ thống xử lý giao dịch tốc độ cao hay web site
dung lượng lớn phục vụ hàng triệu yêu cầu mỗi ngày, MySQL có thể đáp ứng
khả năng xử lý những đòi hỏi khắt khe nhất của bất kì hệ thống nào. Với các tiện
ích tải tốc độ cao, đặc biệt bộ nhớ caches, và các cơ chế xử lý nâng cao khác,
MySQL đưa ra tất cả các vũ khí cần phải có cho các hệ thống doanh nghiệp khó
tính ngày nay.
+Có thể sử dụng ngay: Sự đáng tin cậy cao và tính “mì ăn liền” là những
tiêu chuẩn đảm bảo của MySQL. MySQL đưa ra nhiều tùy chọn có thể dùng
ngay từ cấu hình tái tạo chủ/tớ tốc độ cao, để các nhà phân phối thứ 3 đưa ra
những giải pháp có thể dùng ngay duy nhất cho server cơ sở dữ liệu MySQL.
+Hỗ trợ giao dịch mạnh: MySQL đưa ra một trong số những engine giao
dịch cơ sở dữ liệu mạnh nhất trên thị trường. Các đặc trưng bao gồm hỗ trợ giao
dịch ACID hoàn thiện ( Atomic – tự động, Consistent – thống nhất, Isolated –
độc lập, Durable – bền vững), khóa mức dòng không hạn chế, khả năng giao dịch
được phân loại, và hỗ trợ giao dịch đa dạng (multi-version) mà người đọc không
bao giờ gây trở ngại cho người viết và ngược lại. Tính toàn vẹn của dữ liệu cũng
phải được bảo đảm trong suốt quá trình server có hiệu lực, các mức giao dịch độc
lập được chuyên môn hóa, và phát hiện khóa chết ngay lập tức.
+Nơi lưu trữ Web và Data đáng tin cậy: MySQL là nhà máy chuẩn cho
các web sites phải trao đổi thường xuyên vì nó có engine xử lý tốc độ cao, khả

12


năng chèn dữ liệu nhanh ghê gớm, và hỗ trợ mạnh cho các chức năng chuyên
dụng của web như tìm kiếm văn bản nhanh. Những tính năng này cũng được áp

dụng cho môi trường lưu trữ dữ liệu mà MySQL tăng cường đến hàng terabyte
cho các server đơn. Các tính năng khác như bảng nhớ chính, cây B và chỉ số
băm, và bảng lưu trữ đã được cô lại để giảm các yêu cầu lưu trữ đến 80% làm
cho MySQL trở thành lựa chọn tốt nhất cho cả ứng dụng web và các ứng dụng
doanh nghiệp.
+Chế độ bảo mật dữ liệu mạnh: Vì bảo mật dữ liệu cho một công ty là
công việc số một của các chuyên gia về cơ sở dữ liệu, MySQL đưa ra tính năng
bảo mật đặc biệt chắc chắn dữ liệu sẽ được bảo mật tuyệt đối. Trong việc xác
nhận truy cập cơ sở dữ liệu, MySQL cung cấp các kĩ thuật mạnh mà chắc chắn
chỉ có người sử dụng đã được xác nhận mới có thể truy nhập được vào server cơ
sở dữ liệu, với khả năng này để chặn người dùng ngay từ mức máy khách là điều
có thể làm được. SSH và SSL cũng được hỗ trợ để chắc chắn các kết nối được an
toàn và bảo mật. Một đối tượng framework đặc quyền được đưa ra mà người sử
dụng chỉ có thể nhìn thấy dữ liệu, các hàm mã hóa và giải mã dữ liệu mạnh chắc
chắn rằng dữ liệu sẽ được bảo mật. Cuối cùng, tiện ích backup và recovery cung
cấp bởi MySQL và các hãng phần mềm thứ 3 cho phép backup logic và vật lý
hoàn thiện cũng như recovery toàn bộ hoặc tại một thời điểm nào đó.
+Sự phát triển ứng dụng hỗn hợp: Một trong số các lý do khiến cho
MySQL là cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới là nó cung cấp hỗ
trợ hỗn hợp cho bất kì sự phát triển ứng dụng nào cần. Trong cơ sở dữ liệu, hỗ
trợ có thể được tìm thấy trong các stored procedure, trigger, function, view,
cursor, ANSI-standard SQL, và nhiều nữa. Với các ứng dụng nhúng, thư viện
plug-in có sẵn để nhúng vào cơ sở dữ liệu MySQL hỗ trợ trong bất kì ứng
dụng nào. MySQL cũng cung cấp các bộ kết nối như: ODBC, JDBC, … để cho
phép tất cả các form của ứng dụng sử dụng MySQL như một server quản lí dữ
liệu được ưu tiên.
+Dễ dàng quản lý: MySQL trình diễn khả năng cài đặt nhanh đặc biệt với
thời gian ở mức trung bình từ lúc download phần mềm đến khi cài đặt hoàn thành

13



chỉ mất chưa đầy 15 phút. Điều này đúng cho dù flatform là Microsoft Windows,
Linux, Macintosh hay Unix. Khi đã được cài đặt, tính năng tự quản lý như tự
động mở rộng không gian, tự khởi động lại, và cấu hình động sẵn sàng cho người
quản trị cơ sở dữ liệu làm việc. MySQL cũng cung cấp một bộ hoàn thiện các
công cụ quản lý đồ họa cho phép một DBA quản lý, sửa chữa, và điều khiển hoạt
động của nhiều server MySQL từ một máy trạm đơn. Nhiều công cụ của các
hãng phần mềm thứ 3 cũng có sẵn trong MySQL để điều khiển các tác vụ từ thiết
kế dữ liệu và ETL, đến việc quản trị cơ sở dữ liệu hoàn thiện, quản lý công việc,
và thực hiện kiểm tra.
+Mã nguồn mở tự do và hỗ trợ 24/7: Nhiều công ty lưỡng lự trong việc
giao phó toàn bộ cho phần mềm mã nguồn mở vì họ tin họ không thể tìm được
một cách hỗ trợ hay mạng lưới an toàn phục vụ chuyên nghiệp, hiện tại, họ tin
vào phần mềm có bản quyền để chắc chắn về sự thành công toàn diện cho các
ứng dụng chủ chốt của họ. Những lo lắng của họ có thể được dẹp bỏ với MySQL,
sự bồi thường là có trong mạng lưới MySQL.
+Tổng chi phí thấp nhất: Bằng cách sử dụng MySQL cho các dự án phát
triển mới, các công ty đang thấy rõ việc tiết kiệm chi phí. Được hoàn thành thông
qua sử dụng server cơ sở dữ liệu MySQL và kiến trúc scale-out, các doanh
nghiệp đã tìm ra cái mà họ có thể đạt được ở mức ngạc nhiên về khả năng xử lý.
Thêm vào đó, tính tin cậy và dễ duy trì của MySQL ở mức trung bình mà người
quản trị cơ sở dữ liệu không phải mất nhiều thời gian sửa chữa hay vấn đề thời
gian chết.

14


1.2.2 Các kiểu dữ liệu trong cơ sở dữ liệu MySQL
 Loại dữ liệu numeric: bao gồm kiểu số nguyên và kiểu số chấm động.

- Kiểu dữ liệu số nguyên:

- Kiểu dữ liệu số chấm động:

15


 Loại dữ liệu kiểu Date and Time
Kiểu dữ liệu Date and Time cho phép bạn nhập dữ liệu dưới dạng chuỗi
ngày tháng hay dạng số.
 Dữ liệu kiểu số nguyên:

16


 Loại dữ liệu String
Kiểu dữ liệu String chia làm 3 loại: Loại thứ nhất như char( chiều dài cố
định) và varchar( chiều dài biến thiên); loại thức hai là Text hay Blob, Text cho
phép lưu chuỗi rất lớn, Blob cho phép lưu đối tượng nhị phân; loại thứ ba là
Enum và Set.
1.2.3 Các hàm thông dụng trong MySQL
 Các hàm trong phát biểu GROUP BY
- Hàm AVG: Hàm trả về giá trị bình quân của cột hay trường trong câu
truy vấn.
- Hàm MIN: Hàm trả về giá trị nhỏ nhất của cột hay trường trong câu truy
vấn.
- Hàm MAX: Hàm trả về giá trị lớn nhất của cột hay trương trong câu truy
vấn.
- Hàm Count: Hàm trả về số lượng mẩu tin trong câu truy vấn.
- Hàm SUM: Hàm trả về tổng các giá trị của trường, cột trong câu truy

vấn.
 Các hàm xử lý chuỗi:
- Hàm ASCII: Hàm trả về giá trị mã ASCII của ký tự bên trái chuỗi.
- Hàm Char: Hàm này chuyển đổi kiểu mã ASCII từ số nguyên sang dạng
chuỗi.
- Hàm UPPER: Hàm này chuyển đổi chuỗi sang kiểu chữ hoa.
- Hàm LOWER: Hàm này chuyển đổi chuỗi sang kiểu chữ thường.
- Hàm LEN: Hàm này trả về chiều dài chuỗi.
- Thủ tục LTRIM: Thủ tục loại bỏ khoảng trắng bên trái của chuỗi…
1.3 PHP và MySQL
PHP kết hợp với MySQL sẽ tạo ra các ứng dụng chéo nền (crossplatform), nghĩa là có thể phát triển ứng dụng trên Windows và máy chủ là Unix.
1.3.1. Các tính năng chính
a) Sao lưu: Tạo các bản sao lưu của file và các CSDL, phục hồi file và CSDL
trên máy chủ từ một bản sao lưu, ví dụ từ máy tính cá nhân của người dùng.

17


b) Mail:
- Quản lý các tài khoản.
- Tạo, xáo các tạo khoản POP3, thay đổi mật khẩu và định mức tài
nguyên sử dụng.
- Cấu hình tự động hoặc hướng dẫn cấu hình bằng tay cho trình duyệt mail
ở máy khách như Microsoft Outlook, Microsoft Outlook Express…
- Hệ thống trả lời tự động, bộ lọc, danh sách từ chối. Tạo, xóa hoặc thay
đổi.
- Bộ lọc Spam Assassin.
- Thay đổi bản ghi MX đối với mỗi tên miền.
c) Thống kê:
3 chương trình thống kê: : Webalizer Web Stats, AWStats, Analog Stats.

- Thống kê theo tên miền phụ.
- Xem danh sách 300 khách ghé thăm website gần nhất bao gồm thông tin:
IP, thời gian và nơi truy cập, trình duyệt nào và hệ điều hành khách viếng thăm
sử dụng.
- Xem băng thông đã sử dụng.
- Xem nhật ký lỗi của các ngôn ngữ web phục vụ cho công tác bảo trì và
sửa lỗi.
- Xem nhật ký của dịch vụ Apache, có thể tải về.
d) FTP:
- Tạo, xóa tài khoản FTP. Thay đổi mật khẩu và thư mục có thể truy cập
với từng tài khoản.
- Quản lý truy cập nặc danh (anonymous access).
- Quản lý phiên làm việc FTP.
- Thay đổi thông điệp hiển thị trên nhật ký FTP.
e) Quản lý cơ sở dữ liệu MySQL & PostgreSQL
- Tạo, xóa cơ sở dữ liệu.
- Tạo, xóa tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu.
- Trình quản lý cơ sở dữ liệu PHPMyAdmin.

18


1.3.2 Các tính năng khác
- Đổi mật khẩu tài khoản.
- Quản lý các tên miền thêm vào.
- Trình quản lý file.
- Không thật sự thuận lợi và dễ dùng nhưng một loạt các tiện ích có nhiều
tínhnăng rất đáng sử dụng như trình soạn thảo, làm việc với file nén…
- Tiện ích thống kê dụng lượng đã sử dụng và chi tiết tới từng cấp thư
mục.

- Đặt mật khẩu truy cập cho từng thư mục.
- Quản lý tên miền phụ bao gồm cả liên kết tên miền phụ tới tên miền
khác.
- Quản lý các trang thông báo lỗi của website như
- 400 (Yêu cầu sai)
- 401 (Yêu cầu xác thực trước khi truy cập)
- 403 (Cấm truy cập).
- 404 (Trang được yêu cầu không tồn tại)
- 500 (Có lỗi xảy ra trên máy chủ khi xử lý yêu cầu)
- Chương trình Java xây dựng sẵn dành cho truy cập bằng SSH.
- Liên kết một thư mục tới một tên miền khác.
- Quản lý các phần mở rộng của FrontPage.
- Lịch trình chạy lệnh. Cho phép thiết lập các tác vụ định kỳ.
- Quản lý các định nghĩa loại file của Apache.
- Chống việc sử dụng các file của tài khoản từ các website khác.
- Chống việc truy cập site thông qua các địa chỉ IP
- Cài đặt giao thức SSL.
- Quản lý khóa PGP.
- Tiện ích hỗ trợ tìm kiếm trên hệ thống.
- Tài liệu trực tuyến cũng được cung cấp sẵn.
CÁC KỊCH BẢN THIẾT LẬP SẴN:
- Simple CGI Wrapper

19


- Random HTML – Tự động chèn mã HTML định sẵn vào các file html.
- Simple GuestBook.
- Advanced GuestBook
- Counter – Bộ đếm khách ghé thăm website và số trang khách xem.

- Clock-Java
- Countdown - the timer - Đồng hồ đếm ngược.
- CGI mail – Chương trình gửi email viết bằng CGI
- Entropy Banner – hệ thống quản lý banner đơn giản.
- FormMail Clone – form liên hệ đơn giản.
- Entropy Search – Bộ máy tìm kiếm xây dựng sẵn.
- phpBB – Một mã nguồn diễn đàn miễn phí.
- Hai mã nguồn bán hàng trực tuyến: Interchange và Agora
1.4 Tìm hiểu về CSS và HTML
* Định nghĩa về HTML:
- HTML được biết đến là một loại ngôn ngữ dùng để mô tả hiển thị các
trang
web.Hyper Text Markup Language chính là HTML (Viết tắt)
- Nhiều người nhầm tưởng HTML là ngôn ngữ lập trình nhưng sự thực
không phải như vậy, nó là một ngôn ngữ đánh dấu
- Một ngôn ngữ đánh dấu là một bộ các thẻ đánh dấu
- Để có thể miêu tả trang web ta cần đánh dấu các thẻ HTML
* Thành phần của HTML:
- Thành phần của HTML bắt đầu với thẻ: <b>Nội dung của nó là: web
design resources. Thành phần của HTML kết thúc với thẻ: </b>. Mục đích của
thẻ <b> là để xác định một thành phần của HTML phải được thể hiện dưới dạng
in đậm. Phần này bắt đầu bằng thẻ bắt đầu <body> và kết thúc bằng thẻ kết thúc
</body>. Mục đích của thẻ <body> là xác định thành phần của HTML bao
gồm nội dung của tài liệu.

20


* Các thuộc tính của thẻ HTML:
- Những thẻ HTML đều có những thuộc tính riêng. Những thuộc tính này

cung cấp thông tin về thành phần HTML của trang web. Tag này xác định thành
phần thân của trang HTML: <body>. Với một thuộc tính thêm vào là bgcolor, có
thể báo cho trình duyệt biết rằng màu nền của trang này là màu đỏ, giống như
sau:
<body bgcolor="red">
hoặc
<body bgcolor="#E6E6E6"> (#E6E6E6 là giá trị hex của màu)
- Thẻ này sẽ xác định dạng bảng HTML:<table> với một thuộc tính đường
viền (border), có thể báo cho trình duyệt biết rằng bảng sẽ không có đường viền:
<table border="0">
- Thuộc tính luôn luôn đi kèm một cặp như name/value: name="value"
(tên="giá trị") thuộc tính luôn luôn được thêm vào thẻ mở đầu của thành phần
HTML. Dấu ngoặc kép, "red" hoặc 'red'.
- Giá trị thuộc tính nên được đặt trong dấu trích dẫn " và ". Kiểu ngoặc kép
như vậy thì phổ biến hơn, tuy nhiên kiểu đơn như ' và ' cũng có thể được dùng.
Ví dụ trong một vài trường hợp đặc biệt hiếm, ví dụ như giá trị thuộc tính đã
mang dấu ngoặc kép rồi, thì việc sử dụng ngoặc đơn là cần thiết.
Ví dụ: name='ban"tay"den'
* Tìm hiểu về CSS:
<head>
<style>
và ở giữa này là nơi thêm vào sau này
</style>
</head>
- CSS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cascading Style Sheet”, là
kiểu thiết kế sử dụng nhiều lớp định dạng chồng lên nhau. CSS được tổ chức
World Wide Web (W3C) giới thiệu vào năm 1996. Cách đơn giản nhất để hiểu

21



CSS là hãy coi nó như một phần mở rộng của HTML để giúp đơn giản hóa và cải
tiến việc thiết kế cho các trang web.
- Mỗi khi bắt đầu một Style Sheets, thì bắt buộc mở bằng <HEAD> và kết
thúc bằng </HEAD> và tiếp theo sau đó là khai báo <STYLE> và kết thúc bằng
</STYLE>
và sau những bước trên thì có thể nhìn thấy nguyên đoạn code như sau:
1.5 Tìm hiểu về ngôn ngữ javascript
- JavaScript, theo phiên bản hiện hành, là một ngôn ngữ lập trình kịch bản
dựa trên đối tượng được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này
được dùng rộng rãi cho các trang web, nhưng cũng được dùng để tạo khả năng
viết script sử dụng các đối tượng nằm sẵn trong các ứng dụng. Nó vốn được phát
triển bởi Brendan Eich tại Hãng truyền thông Netscape với cái tên đầu tiên
Mocha, rồi sau đó đổi tên thành LiveScript, và cuối cùng thành JavaScript. Giống
Java, JavaScript có cú pháp tương tự C, nhưng nó gần với Self hơn Java. .js là
phần mở rộng thường được dùng cho tập tin mã nguồn JavaScript.
Java, JavaScript và JScript
- Cùng thời điểm Netscape bắt đầu sử dụng công nghệ Java trên trình
duyệt Netscape, LiveScript đã được đổi tên thành JavaScript để được chú ý hơn
bởi ngôn ngữ lập trình Java lúc đó đang được coi là một hiện tượng. JavaScript
được bổ sung vào trình duyệt Netscape bắt đầu từ phiên bản 2.0b3 của trình
duyệt này vào tháng 12 năm 1995. Trên thực tế, hai ngôn ngữ lập trình Java và
JavaScript không có liên quan gì đến nhau, ngoại trừ việc cú pháp của cả hai
ngôn ngữ cùng được phát triển dựa trên cú pháp của C. Java Script gồm 2 mảng
là client-server thực hiện lệnh trên máy của end-user và web-server.
- Sau thành công của JavaScript, Microsoft bắt đầu phát triển JScript, một
ngôn ngữ có cùng ứng dụng và tương thích với JavaScript. JScript được bổ sung
vào trình duyệt Internet Explorer bắt đầu từ Internet Explorer phiên bản 3.0 được
phát hành tháng 8 năm 1996.


22


- DOM (Document Object Model), một khái niệm thường được nhắc đến
với JavaScript trên thực tế không phải là một phần của chuẩn ECMAScript,
DOM là một chuẩn riêng biệt có liên quan chặt chẽ với XML.
- Ứng dụng
- JavaScript là một ngôn ngữ lập trình dựa trên nguyên mẫu với cú pháp
phát triển từ C. Giống như C, JavaScript có khái niệm từ khóa, do đó, JavaScript
gần như không thể được mở rộng.
- Cũng giống như C, JavaScript không có bộ xử lý xuất/nhập
(input/output) riêng. Trong khi C sử dụng thư viện xuất/nhập chuẩn, JavaScript
dựa vào phần mềm ngôn ngữ được gắn vào để thực hiện xuất/nhập.
- Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang
web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng
để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra
thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh,... Ở Việt Nam, JavaScript còn
được ứng dụng để làm bộ gõ tiếng Việt giống như bộ gõ hiện đang sử dụng trên
trang Wikipedia tiếng Việt. Tuy nhiên, mỗi trình duyệt áp dụng JavaScript khác
nhau và không tuân theo chuẩn W3C DOM, do đó trong rất nhiều trường hợp lập
trình viên phải viết nhiều phiên bản của cùng một đoạn mã nguồn để có thể hoạt
động trên nhiều trình duyệt. Một số công nghệ nổi bật dòng JavaScript để tương
tác với DOM bao gồm DHTML, Ajax và SPA.
- Bên ngoài trình duyệt, JavaScript có thể được sử dụng trong tập tinPDF
của Adobe Acrobat và Adobe Reader. Điều khiển Dashboard trên hệ điều
hànhMac OS X phiên bản 10.4 cũng có sử dụng JavaScript. Công nghệ kịch bản
linh động (active scripting) của Microsoft có hỗ trợ ngôn ngữ JScript làm một
ngôn ngữ kịch bản dùng cho hệ điều hành. JScript .NET là một ngôn ngữ tương
thích với CLI gần giống JScript nhưng có thêm nhiều tính năng lập trình hướng
đối tượng.

Mỗi ứng dụng này đều cung cấp mô hình đối tượng riêng cho phép tương
tác với môi trường chủ, với phần lõi là ngôn ngữ lập trình JavaScript gần như
giống nhau.

23


1.6 Tìm hiểu về WordPress
1.6.1 Giới thiệu sơ lược về Wordpress
WordPress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng ngôn ngữ lập trình
PHP và sử dụng MySQL database (cơ sở dữ liệu MySQL). Wordpress là hậu duệ
chính thức của b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi. Cái tên
WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người của nhà phát triển
chính Matt Mullenweg.
WordPress là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, sử dụng
ngôn ngữ lập trình PHP và hệ cơ sở dữ liệu MySQL. Thành viên có thể sử dụng
nó với tên miền riêng của mình mà không phụ thuộc vào một nhà cung cấp nào
ví dụ: blog yahoo, blog google, blog opera …
Tuy nhiên wordpress vẫn cho phép thành viên tạo blog với nhà cung cấp
là đây là nơi đáng tin cho tạo blog miễn phí tuy nhiên dù
hỗ trợ nhiều dịch vụ tốt nhưng vẫn có những hạn chế nhất định của nó ví dụ: tên
miền hiển nhiên là không được như ý rồi, và đôi khi chịu một số quảng cáo ngoài
ý muốn từ nhà cung cấp dịch vụ hay một số bất cập khác.
Một hướng đi mới cho việc viết blog, blog là một quyển sổ nhật ký online
của mỗi chúng ta, ngôi nhà trên mạng chúng ta có thể chia sẻ kiến thức,… Do
vậy chúng ta không muốn phụ thuộc vào bất kỳ ai hay một dịch vụ nào, tên miền
của riêng chúng ta, thỏa sức viết bài mà không ai quản lý, đặt quảng cáo… một
cách tự do nhất. Mã nguồn WordPress sẽ giúp thực hiện điều đó.
Có nhiều mã nguồn giúp thành viên tạo blog cá nhân: Joomla, Drupal, Boblog… nhưng theo tôi thì WordPress là tốt nhất, sự đơn giản, quản lý dễ dàng và
tùy biến của thành viên với mã nguồn cao nhất.

Phiên bản mới nhất của WordPress là phiên bản 3.8. Nó được phát hành
dưới Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.
1.6.2 Nét nổi bật của Wordpress
- Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần
mềm thiết kế website chuyên nghiệp.

24


- Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết.
Đặc biệt tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người
sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
- WordPress có 23 Widget (ứng dụng tạo thêm) như Thống kê số truy
nhập blog, Các bài mới nhất, Các bài viết nổi bật nhất, Các comment mới nhất,
Liệt kê các chuyên mục, Liệt kê các Trang, Danh sách các liên kết, Liệt kê số bài
viết trong từng tháng … Có 79 theme để thành viên lựa chọn.
- Ngoài thống kê số truy nhập của từng ngày cho blog, WordPress còn
thống kê số truy nhập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó
chủ blog sẽ có định hướng nên viết vấn đề gì tiếp theo.
- Các comment có thể duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung
không phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể gửi
comment vào blog được nữa.
- Admin (chủ blog) có thể cho 35 cộng tác viên gửi bài vào blog, có thể
phân quyền cho các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Lưu giữ danh sách
thành viên đã ghé thăm trang blog. Admin cũng có thể cho bất kỳ ai đăng bài qua
email vào blog miễn là admin cho họ một địa chỉ email bí mật của blog (địa chỉ
này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào).
- Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàn nếu
chẳng may blog bị hack, và cung cấp công cụ chuyển nhà từ các blog khác sang
blog WordPress..

- WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ các tệp hình ảnh và văn bản.
- Hàng ngày WordPress có thống kê 100 bài trên các blog tiếng Việt của
WordPress được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng. Nhờ đó biết được các
thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.
1.6.3 Các lý do khiến chúng ta chọn WordPress
- Sự tương tác giữa người đọc với người viết cao thông qua tính năng
comment.
- Dễ dàng quản lý nội dung bài viết, chuyên mục, comment, quảng cáo…

25


×