Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC PPDH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI MÔN CÔNG NGHỆ 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 18 trang )

Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
------------------------------------------------------2

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng đề tài.....................................………………………......

3

II.Nội dung chính đề tài
1. Kế hoạch thực hiện đề tài

...................................................

4

2. Mục đích nghiên cứu.......................................................... …

4

3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................

4

4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................


4

5. Nội dung đề tài :
5.1 Điều tra trước khi thực hiện đề tài ................................

4-5

5.2 Những biện pháp cơ bản khi thực hiện đề tài
a. Xác định rõ một số yêu cầu khi phối hợp các PPDH ....

5

b. Sử dụng phối hợp các PPDH khác nhau để nâng cao
hiệu quả dạy học một số bài công nghệ 10 THPT
Bài 13 : Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất
phân bón…………………………………………..

5-9

Bài 12 : Đặc điểm, tính chất, kic thuật sử dụng một số loại
phân bón thôngthường.............................................

10-12

c. Một số slide – hình ảnh dạy bài 12, bài 13.....................

13-14

III. Kết quả thu được................................................................................ 15
C. Kết luận và đề xuất..............................................................................

17

1/18

16-


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
Phương pháp dạy học (PPDH) là gì ? PPDH là cách thức hoạt động và
giao lưu của thầy gây nên hoạt động, giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được
mục tiêu dạy học. Phương pháp dạy học có mối quan hệ hữu cơ với nộ dung dạy
học, mối quan hệ này gắn bó chặt chẽ không tách rời nhau.
Biết rằng mỗi PPDH có những ưu, nhược điểm riêng. Không có PPDH
nào là vạn năng. Chưa thể khẳng định PPDH nào là tối ưu hơn cả. Việc sử dụng
một phương pháp dạy học đơn điệu gây cho học sinh sự nhàm chán.
Vì vậy, trong thực tiễn dạy học các PPDH khác nhau luôn được phối kết
hợp, đan xen vào nhau một cách linh hoạt, sáng tạo trong các bài dạy. Việc sử
dụng phối hợp các PPDH khác nhau sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, học
sinh tập trung cao độ, say mê, khát khao tìm hiểu nội dung kiến thức và giờ học
nhẹ nhàng, thoải mái, có hiệu quả cao.
Để thực hiện mỗi một nhiệm vụ dạy học thường có các phương pháp đặc
trưng: Chẳng hạn khi hình thành kiến thức mới thường dùng phương pháp như
quan sát, hỏi đáp, truyền đạt. Nếu là củng cố kiến thức thì dùng phương pháp
thực hành, đóng vai mang lại hiệu quả cao. Còn hình thành kĩ năng cho học sinh
phương pháp hiệu quả hơn cả là phương pháp nêu vấn đề, điều tra, thảo luận. Vì
thế để thực hiện tốt các mục tiêu dạy học khác nhau cần sử dụng phối hợp các
PPDH khác nhau, để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của từng
PPDH riêng rẽ.

Phối hợp các PPDH khác nhau để có thể giúp học sinh : học tập với niềm
say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi kiến thức. Lĩnh hội kiến thức trong các hoạt
động tích cực. chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học. Học trong tương
tác, hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm
vụ học tập.

2/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
Từ ý nghĩ trên tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm “SỬ DỤNG
PHỐI HỢP CÁC PPDH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI
MÔN CÔNG NGHỆ 10 THPT”.
B. NỘI DUNG.
I. Thực trạng đề tài:
1. Một vài nét về trường THPT Phú Xuyên A:
Trường THPT Phú Xuyên A nằm ở trung tâm Huyện Phú Xuyên, phía nam
Thành phố Hà Nội. Năm học 2014 -2015 tổng số cán bộ, giáo viên là 115, trong
đó đa số là các đồng chí giáo viên trẻ có chuyên môn vững vàng năng động nhiệt
tình trong công tác. Ban Giám hiệu và các tổ chức Đoàn thể, tổ chuyên môn
đoàn kết, sáng tạo trong công việc.
- Về phía học sinh: tổng số 1849 học sinh, được chia làm 44 lớp( Khối 12: 15
lớp; Khối 11: 15 lớp; Khối 10: 14 lớp)
Kết quả trong năm học 2014 – 2015 có:
+ 12 học sinh giỏi cấp Thành phố( 4 giải nhì, 4 giải ba, 4 giải khuyến khích)
+ Xếp loại Hạnh kiểm khá, tốt 88,6%; Xếp loại học lực giỏi, khá 71,23%
- Về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học: Nhà trường có 30 phòng học thường
xuyên sử dụng, một nhà đa năng, hai phòng nghe nhìn, hai phòng thực hành tin,
các phòng thí nghiệm bộ môn, thư viện, khu điều hành.....Các điều kiện khác

đáp ứng đủ cho việc dạy và học, tất cả nằm trong một khuôn viên gọn gàng,
xanh, sạch đẹp.
2. Thực trạng giáo viên:
Qua các tiết dạy trên lớp và dự giờ đồng nghiệp ở trường tôi nhận thấy
các thầy cô giáo vẫn còn những hạn chế sau đây dẫn đến chúng ta không thể
thực hiện một giờ lên lớp thành công:
Thứ nhất : Giờ học không thành công, giáo viên thường cho là ý thức
học tập của học sinh chưa tốt, các em nói chuyện riêng, không chú ý, mà bản
thân giáo viên không suy nghĩ là mình đã có các PPDH hiệu quả để lôi cuốn học
sinh tham gia hoạt động học tập hay chưa?
Thứ hai : Dẫn dắt, nêu vấn đề vào bài có thể có cũng được, không cũng
được. Đa số giáo viên coi nhẹ việc đặt vấn đề vào bài mới, dẫn đến học sinh sẽ
không biết qua buổi học này giúp các em giải quyết vấn đề gì, thì các em sẽ
không bao giờ hứng thú với học tập.
3/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
3. Thực trạng học sinh
- Học sinh vẫn quen phương pháp “ thầy đọc, học trò chép”.
- Tính nhút nhát: Đa số học sinh sợ sai không giám phát biểu. Dẫn đến đa
số học sinh rất ít phát biểu xây dựng bài.
- Một số học sinh lười tư duy, suy nghĩ khi học trên lớp.
- Học sinh ít hoặc không chịu quan sát hình ảnh để tìm kiến thức.
II. Nội dung chính của đề tài:
1. Kế hoạch thực hiện đề tài
Để thực hiện đề tài này tôi đã xây dựng kế hoạch theo từng bước như sau:
- Trao đổi trước nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn về ý tưởng thực hiện
đề tài, tìm thêm những góp ý từ đồng nghiệp, sau đó đăng kí thực hiện đề tài với

Hội đồng khoa học nhà trường.
- Nghiên cứu thật kĩ những tài liệu sẽ sử dụng trong quá trình thực hiện đề
tài như: SGK, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn về kiến thức và kĩ năng môn
Công nghệ10, hướng dẫn giảm tải công nghệ lớp 10....
- Tìm thêm những tư liệu cần thiết từ: sách báo, mạng Internet, đồng
nghiệp.....Soạn giáo án chi tiết, tập trung vào việc khai thác và làm rõ các mục
tiêu bài học để lựa chọn, phối hợp các PPDH phù hợp.
- Khảo sát chất lượng học tập ban đầu của học sinh, thăm dò sự yêu thích
của học sinh đối với môn học. Áp dụng phối hợp các phương pháp dạy học
trong từng bài giảng cụ thể
- Kiểm tra đánh giá, nhận xét về hiệu quả của đề tài, rút kinh nghiệm.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hình thành kĩ năng sử dụng các PPDH khác nhau trong các tiết dạy của
giáo viên.
- Tạo hứng thú cho học sinh trong hoạt động học tập.
3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu:
- Các tiết dạy trên lớp, tiết dự giờ dạy của đồng nghiệp.
- Thời gian nghiên cứu : học kì I năm học 2014- 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí thuyết, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy.
- Thống kê.
- Tổng kết kinh nghiệm.

4/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
- Kiểm tra sự tiếp thu học sinh bằng phiếu thăm dò, kết quả các bài kiểm
tra.

5. Nội dung đề tài:
5.1) Điều tra trước khi thực hiện đề tài:
Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công giảng dạy Công nghệ khối
10( 3 lớp) và Sinh học khối 11( 3 lớp), Sinh học khối 12 (3 lớp) tôi đã lựa chọn 3
lớp khối 10 để thực hiện đề tài này. Sau khi dạy xong với cách dạy truyền thống,
tôi đã cho làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng học tập của các em và thu được
kết quả như sau:
Chất
Lượng Sĩ số

Giỏi

Khá

TBình

Yếu

Kém

Lớp
10A4

45

5

12

26


2

0

10A5

45

4

9

24

6

2

10A6

45

5

8

20

10


2

Tổng

135

14(10,4%) 29(21,5%) 70(51,9%) 18(13,3%) 4(2,9%)

Với kết quả trên tôi nhận thấy: số học sinh đạt điểm khá và giỏi chỉ có 43
em đạt tỉ lệ 31,9%, đây là một tỉ lệ thấp so với chỉ tiêu bộ môn đề ra đầu năm
học. Trong các tiết học số học sinh tập trung vào bài và tham gia phát biểu ý
kiến xây dựng bài chỉ có ở một số em, những em khác sự tập trung vào bài
không cao thể hiện chưa thực sự yêu thích môn học. Một trong những nguyên
nhân của kết quả trên là việc sử dụng PPDH chưa hợp lí nên chưa hấp dẫn
và lôi cuốn được học sinh trong việc tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
5.2) Những phương pháp cơ bản khi thực hiện đề tài:
a. Xác định rõ một số yêu cầu khi phối hợp các PHDH :
 Lựa chọn các PPDH phải tương thích với nội dung bài học..
5/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
 Có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học.
 Lựa chọn, phối hợp các PPDH cần chú ý đến hứng thú học sinh,
thói quen học sinh.
 Lựa chọn, phối hợp các PPDH phù hợp với điều kiện dạy học.
 Tuân thủ nguyên tắc: Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của
học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh làm việc càng nhiều càng tốt,

học sinh không bị nhàm chán mà được lôi cuốn vào việc tìm kiếm
kiến thức.
b. Sử dụng phối hợp các PPDH khác nhau để nâng cao hiệu quả dạy học một
số bài công nghệ 10 THPT:
Bài 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN
BÓN.
Bước 1: xác định mục tiêu bài học thật rõ:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng.
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm công nghệ sinh học.
- Trình bày được đặc điểm và cách sử dụng một số loại phân bón vi sinh
vật.
- Nêu được các bứơc trong nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật.
Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sau:
- Rèn luyện khả năng thảo luận nhóm, trình bày, đánh giá thông qua phiếu
học tập.
- Rèn luyện khả năng quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa.
Thái độ:
- Tuyên truyền những hộ nông dân tự sản xuất phân vi sinh hữu cơ.
- Phân loại rác thải sinh hoạt ở nhà để bảo vệ môi trường, là nguyên liệu sản
xuất phân vi sinh vật.
- Ý thức về phát triển nền nông nghiệp sạnh, dựa trên ứng dụng công nghệ vi
sinh.
Bước 2: Chuẩn bị :
- Các hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài dạy.
+ video bài hát “Ngày Mùa”.
+ Video “ quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh”
+ Hình ảnh : sữa chua, rượu, phân vi sinh vật, các sơ đồ tác dụng các loại
phân vi sinh….

- Máy chiếu, máy tính xách tay.
- Phiếu học tập.
- Mẫu vật ( phân bón vi sinh vật)
Bước 3: Phối hợp các PPDH khác nhau:
6/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
*Phối hợp các PPDH ở phần( Mở bài) :
 PPDH Trực quan, thính giác: Quan sát video nhạc bài hát “ Ngày
Mùa” của tác giả Văn Cao.
Ngày mùa vui thôn trang,
lúa reo như hát mừng.
Lúa không lo giặc về
khi mùa vàng thôn quê.
Ngày mùa vui thôn xóm,
đầy đồng giáo với gươm,
súng tì tay anh đứng,
em ngừng liềm trông sang.
Lúa lúa vàng, đồng lúa bát ngát trời.
Bao tay liềm từng nhánh lúa thơm rơi.
Ngày vui quân du kích đứng im trông lúa dập dờn.
Người người qua gánh lúa,
nón nghiêng nghiêng cười ai
(Ngày) mùa vui thôn trang,
cũng như trên cánh đồng.
Nhớ công ơn già Hồ,
khi mùa vàng quê hương.
Ngày mùa quân du kích

đặt từng gánh trước sân,
dân làng vui như tết,
qua mùa này không lo.
Gánh thóc vàng từng lớp gánh về.
Gánh thóc vàng từng sớm nắng trên đê.
Ngày vui quân du kích đứng im trông lúa dập dờn
Rồi rời sang xóm khác, nhớ lúc ai nhìn theo.
 PPDH Đặt vấn đề: “Những ngày mùa bội thu, không thể thiếu
được vai trò của phân bón. Phân bón giúp tăng năng suất cây
trồng, đặc biệt phân bón vi sinh không những giúp tăng năng suất
cây trồng mà còn làm tăng độ phì nhiêu của đất, tạo ra các sản
phẩm nông sản sạch. Do đó chúng ta phải tăng cường sử dụng,
tăng cường công nghệ sản xuất như thế nào cho hiệu quả. Cô trò
chúng ta cùng nghiên cứu nội dung tiết học này”.
 Hiệu quả đạt được: không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái khi nghe
nhạc; Nghe nhạc, quan sát, đặt vấn đề gây hứng thú, kích thích sự tò mò,
khám phá kiến thức của học sinh.
*Phối hợp các PPDH ở nội dung( Công Nghệ Vi Sinh):
 PPDH Trực quan: Slide hình ảnh sữa chua, men tiêu hóa, bia, phân
bón vi sinh…
 PPDH vấn đáp : Thông qua các câu hỏi sau
7/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
- Để tạo ra các sản phẩm trên, đều có sự tham gia của nhân tố nào?
- Quá trình tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển
kinh tế xã hội từ việc khai thác hoạt động sống vi sinh vật, gọi là công
nghệ vi sinh. Công nghệ vi sinh là gì?

 Hiệu quả đạt được: Gây hứng thú khi quan sát, tư duy liên hệ sản phẩm
thật, đặt câu hỏi kích thích suy nghĩ sau khi quan sát từ đó học sinh tìm ra
kiến thức.
* Phối hợp các PPDH ở nội dung (Một Số Loại Phân bón Vi Sinh Vật
Thường Dùng):
 PPDH đặt vấn đề:
- Ứng dụng công nghệ vi sinh đã sản xuất ra các loại phân vi sinh
nào?
 PPDH hoạt động nhóm bằng phiếu học tập – Trực quan bằng các
slide:
1. Chia nhóm học tập: 4 nhóm.
2. Nhiệm vụ :
Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm, thành phần, kĩ thuật sử dụng phân vi
sinh vật cố định đạm.
Đặc điểm
Phân vi sinh vật cố định đạm
Khái niệm
Thành phần
Kĩ thuật sử dụng
Nhóm 2: Điểm khác nhau phân Nitragin và phân Azogin.
Phân
Nơi ở vi khuẩn
Đối tượng sử dụng
Nitragin
Azogin
Nhóm 3: Tìm hiểu khái niệm, thành phần, kĩ thuật sử dụng phân vi
sinh vật chuyển hóa lân.
Đặc điểm
Phân vi sinh vật chuyển hóa lân.
Khái niệm

Thành phần
Kĩ thuật sử dụng
Nhóm 4: Tìm hiểu khái niệm, thành phần, kĩ thuật sử dụng phân vi
sinh vật phân giải chất hữu cơ.
Đặc điểm
Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
Khái niệm
Thành phần
Kĩ thuật sử dụng
3. Thời gian: 5 phút.
4. Đại diện từng nhóm trình bày
8/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
 PPDH Nêu vấn đề nhằm khắc sâu kiến thức, liên hệ thực tế:
- Bác An : tôi rất thích bón loại phân vi sinh vật có chứa cả 3 chủng vi
sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ. Không
biết có loại phân vi sinh này không?
- Bác Giang có thắc mắc về cách bón phân hữu cơ vi sinh như sau:
Tôi trộn phân hữu cơ vi sinh với tro bếp, rồi bón có được không?.
Đất nhà tôi bị chua, tôi có bón phân hữu cơ vi sinh có được
không?
 PPDH khen gợi ( cho điểm nếu học sinh trả tốt )
 Hiệu quả đạt được: Học trong tương tác, hình thành quan hệ hợp tác,
thân thiện, cùng nhau giải quyết vấn đề, thích thú khi có điểm thưởng.
*Phối hợp các PPDH ở nội dung ( Nguyên Lí Sản Xuất Phân Vi Sinh):
 PPDH vấn đáp- nêu vấn đề: thông qua hệ thống câu hỏi
- Các loại phân VSV trên đều có các thành phần nào?

- Phân VSV có 2 thành phần chính là VSV và chất nền, Vậy các loại
phân VSV này được sản xuất như thế nào?
 PPDH trực quan- vấn đáp: Quan sát slide quy trình sản xuất phân vi
sinh.
- Kể tên các bước trong quy trình sản xuất phân vi sinh”?
 PPDH Nêu vấn đề- trực quan – vấn đáp:
- Bà con nông dân bằng quy trình thủ công có thể tự sản xuất phân vi
sinh được không ?
Cho HS xem : Video Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh.
- Nguyên liệu ủ phân hữu cơ vi sinh?
 Hiệu quả đạt được: Học sinh hứng thú, tích cực quan sát, thảo luận, phân
tích.
* Phối hợp các PPDH ở phần (Củng cố):
 PPDH Trò chơi ô chữ: tìm ra chữ “Vi Sinh” : Bằng hệ thống 6 câu
hỏi để tìm ra 6 ô chữ hàng ngang, từ đó tìm ra từ hàng dọc. Phần
thưởng cho câu trả lời đúng là các món quà nhỏ được chuẩn bị
trước.
 Hiệu quả đạt được: Học sinh hứng thú “học mà chơi” .

9/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG.
Bước 1: xác định mục tiêu bài học thật rõ:
Kiến thức:
- Phân biệt được 3 loại phân : phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật.
cho được ví dụ.

- Trình bày được đặc điểm, tính chất của phân bón hóa học, phân hữu cơ,
phân vi sinh vật.
- Nêu được kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thông thường.
kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sau:
- Rèn luyện khả năng thảo luận nhóm, trình bày, đánh giá thông qua phiếu
học tập.
- Rèn luyện khả năng quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa.
Thái độ:
- Tuyên truyền những hộ nông dân cách sử dụng hợp lí các loại phân bón để
không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nông sản sạnh, cải tạo đất.
- Tuyên truyền những hộ nông dân ủ phân xanh, phân chuồng để bảo vệ môi
Bước 2: Chuẩn bị :
- Các hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài dạy.
- Máy chiếu, máy tính xách tay.
- Phiếu học tập.
- Mẫu vật ( một số loại phân bón ).
Bước 3: Phối hợp các PPDH khác nhau:
*Phối hợp các PPDH ở phần(Kiểm tra bài cũ):
 PPDH Câu hỏi trắc nghiệm ghép cột dưới hình thức trò chơi. ( 2
học sinh cùng chơi).
Cột A
Cột B
1. Biện pháp hạn chế xói mòn a. Rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất mạnh
đất là
mẽ.
2. Địa hình dốc thoải.
b . Bón vôi.
3. Đất chua.
c . Bón phân hữu cơ, phân hóa học hợp lí.

4. Đất nghèo mùn, nghèo đạm. d. Làm ruộng bậc thang.
 Hiệu quả đạt được: Gây hứng thú, hào hứng khi vừa kiểm tra vừa được
chơi, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.
* Đặt vấn đề vào bài:
“ Đất nghèo mùn, nghèo đạm cần bón phân hợp lí để tăng độ phì nhiêu của đất,
đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Để bón phân hợp lí chúng ta
cần phải biết được đặc điểm, tính chất, cách sử dụng các loại phân bón. Vậy đặc
điểm, tính chất và cách sử dụng các loại phân bón như thế nào ? cô trò chúng ta
cùng nghiên cúc tiết học này”
10/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
 Hiệu quả đạt được: Học sinh biết được nội dung tiết học này giúp học
sinh biết cách bón phân hợp lí để tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng
suất cây trồng nên học sinh rất hứng thú, hào hứng.
* Phối hợp các PPDH ở nội dung (Một Số Phân Bón Thường Dùng Trong
Nông, Lâm nghiệp):
 PPDH Trực quan bằng mẫu vật thật – vấn đáp: Quan sát mẫu vật
các loại phân bón thường dùng.
- Em hãy phân loại các mẫu phân bón em vừa quan sát?
 PPDH Trực quan bằng slide hình ảnh ( dây truyền sản xuất phân
lân, cày đất, ..) – câu hỏi trắc nghiệm- vấn đáp:
- Nguyên liệu và quy trình sản xuất phân lân là:
A. Nguyên liệu tự nhiên, quy trình thủ công.
B. Nguyên liệu nhân tạo, quy trình công nghiệp.
C. Nguyên liệu tự nhiên, quy trình công nghiệp.
D. Nguyên liệu tổng hợp, quy trình thủ công.
- Phân hóa học là gì ?

- Những thứ gì đang bị vùi lấp trong đất?
- Phân hữu cơ là gi?
- Phân vi sinh vật là gì?
 Hiệu quả đạt được: Quan sát hình ảnh giúp học sinh tái hiện lại những
hình ảnh mà thực tế đã nhìn thấy, làm trắc nghiệm giúp HS hứng thú,tâm
thế thoải mái.
* Đặc Điểm, Tính Chất, Kĩ Thuật Sử Dụng Một Số Phân Bón Thông Thường
 PPDH Hoạt động nhóm bằng phiếu học tập – Tự nêu vấn đề cho
các nhóm – vấn đáp:
1. Chia nhóm học tập: 3 nhóm.
2. Nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa
học.
Nội
Đặc điểm, tính Kĩ thuật
dung
chất.
sử dụng
Loại
Phân
bón
Phân
hóa
học

11/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT

+ Nhóm 2: Tìm hiểu Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hữu
cơ.
Nội Đặc điểm, tính Kĩ thuật
dung chất.
sử dụng
Loại
Phân
bón
Phân hữu cơ
+ Nhóm 3: Tìm hiểu Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân vi
sinh vật.
Nội
Dung

Đặc điểm, tính Kĩ thuật
chất.
sử dụng

Loại
phân
bón
Phân vi sinh
vật
3. Thời gian: 5 phút.
4. Các nhóm đặt vấn đề, thắc mắc cho nội dung các nhóm khác đã trình
bày:
- Vì sao không nên bón phân hóa học với lượng nhiều?
- Ủ phân chuồng như thế nào?
 PPDH: cho điểm thưởng các học sinh, nhóm học sinh đặt câu hỏi
hay, trả lời tốt.

 Hiệu quả đạt được: Học trong tương tác, hình thành quan hệ hợp tác,
thân thiện, cùng nhau nêu ra các vấn đề, giải quyết vấn đề . Ở đây các
nhóm học sinh tự tìm ra các vấn đề và tự giải quyết vấn đề, giáo viên chỉ
là người cố vấn. Học sinh thích thú khi được điểm thưởng.

12/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
c. Một số slide, hình ảnh dạy bài 12, 13

13/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT

14/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT

III. Kết quả thu được:
Khi thực hiện đề tài và áp dụng vào từng bài dạy, tôi đã sử dụng máy
chiếu trong phòng học bộ môn ở một số tiết để tăng cường chất lượng, hiệu quả
dạy học. Tổ chức các hoạt động theo nhóm cho học sinh thảo luận, HS đã chủ
động khai thác kiến thức trên hình ảnh quan sát, phát hiện kiến thức mới một
cách có hiệu quả.

*Qua quá trình tổ chức thực hiện tôi nhận thấy:
- Học sinh tập trung suy nghĩ để tìm ra các kiến thức có trong hình vẽ trên
cơ sở làm việc cá nhân hoặc theo nhóm thông qua các hệ thống câu hỏi và
những gợi mở của giáo viên.
- Học sinh hứng thú hơn so với các tiết dạy khác do bản thân được quan
sát, phát hiện và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, nhiều em tỏ ra thích học
môn công nghệ 10.
- Kết quả tiếp thu kiến thức: có từ 75- 80 % học sinh hiểu bài ngay trên
lớp. Chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên và định kì nâng lên rõ rệt.

15/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
Chất
Lượng Sĩ số Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Kém

Lớp
10A4

45

15

22


8

0

0

10A5

45

13

19

13

0

0

10A6

45

12

18

15


0

0

Tổng

135

40(29,6%) 59(43,7%) 36(26,7%) 0(0%)

0(0%)

- Bản thân tôi đã kết hợp các PPDH có hiệu quả hơn trong các giờ dạy, đặc
biệt thông qua 2 tiết dạy thi giáo viên giỏi cấp cụm Thường Tín – Phú Xuyên, tôi
đã được giải nhì.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi khi sử dụng phối hợp các PPDH để
nâng cao hiệu quả dạy học một số bài môn công nghệ 10.
Để việc phối hợp các PPDH có hiệu quả yêu cầu đối với giáo viên :
- Chuẩn bị tốt giáo án, thiết kế bài giảng chi tiết và hợp lý, xác định mục tiêu
dạy học thật rõ ràng.
- Trong mỗi giờ học cần sử dụng 2 đến 3 PPDH khác nhau trở lên để tránh
nhàm chán, đồng thời tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Sử dụng hình ảnh, video, trình chiếu kết hợp với phương pháp thuyết trình,
phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu vấn đề, hoạt động nhóm. Nếu giáo viên
khai thác tốt và hợp lí ( vừa mức, không sa đà) thì hiệu quả giờ học rất cao.
- Gv đóng vai trò trọng tài trong các hoạt động học sinh.
- Khen gợi học sinh kịp thời, đúng lúc ( có thể cho điểm thưởng)

- Tổ chức các hoạt động học tập “ học mà chơi” mô phỏng trò chơi truyền
hình.
- Hài hước, tế nhị trong nhắc nhở học sinh.
- Khuyến khích học sinh nêu câu hỏi để hỏi lẫn nhau giữa các nhóm hoặc
hỏi ngược lại giáo viên.
16/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
2. Đề xuất:
Với kết quả đã đạt được, tôi hi vọng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng
dạy học. Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được và thành công trong việc
sử dụng phối hợp các PPDH, tôi có một số đề xuất sau:
- Trong chương trình Sinh học THPT, công nghệ 10 còn nhiều chương, bài
cần sử dụng nhiều hình ảnh, phim động hoặc mô hình ở phòng học bộ môn mà
chưa được khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả, mong các thầy cô cần tích
cực khai thác và sử dụng .
- Từ đề tài này mong các thầy cô giáo và các em không ngừng nghiên cứu
và sáng tạo để sưu tầm và làm được ngày càng nhiều đồ dùng dạy học tốt phục
vụ cho việc dạy học bằng PPDH trực quan.
- Nhà trường cần trang bị thêm các sản phẩm công nghệ thông tin cho
phòng học bộ môn để chúng tôi khai thác các tư liệu điện tử ở từng bài cho tiện
lợi hơn.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và sự giúp đỡ tạo
điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, để chúng tôi có thể sử dụng một cách
có hiệu quả các phương tiện dạy học phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại
hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi tự đúc kết trong
quá trình công tác, không sao chép.


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG.

17/18


Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học một số bài công
nghệ 10 THPT
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

18/18



×