Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn HƯỚNG dẫn học SINH xây DỰNG sơ đồ tư DUY để NÂNG CAO kết QUẢ học tập CHƯƠNG II môn CÔNG NGHỆ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.26 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Xuân Thọ
Mã số:....................

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG SƠ ĐỒ
TƯ DUY ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP
CHƯƠNG II MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
NĂM HỌC 2015-2016

Người thực hiện: TRẦN THỊ BÍCH NHUNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: …………………………. 
Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ 
Phương pháp giáo dục:……………………. 
Lĩnh vực khác:.............................................. 

Có đính kèm:
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2015 – 2016

 Hiện vật khác




SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: TRẦN THỊ BÍCH NHUNG
2. Ngày tháng năm sinh: 11 - 09 - 1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Tổ 3 - Thọ Tân - Xuân Thọ - Xuân Lộc - Đồng Nai
5. Điện thoại: 0908060249
6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên - Thư ký hội đồng giáo dục.
8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Công nghệ lớp 10, Nghề phổ thông lớp 11.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Công nghệ
- Số năm có kinh nghiệm: 07
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong
trường THPT.
+ Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng sử dụng phương pháp dạy học
dự án vào môn Công nghệ 10.
+ Một số biện pháp tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trường THPT Xuân Thọ.
+ Xây dựng một số video clip hỗ trợ giảng dạy phần thực hành môn Công
Nghệ lớp 10.



MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................
II. GIỚI THIỆU .........................................................................................
1. Hiện trạng .....................................................................................
2. Giải pháp thay thế .........................................................................
3. Vấn đề nghiên cứu .....................................................................
4. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................
III. PHƯƠNG PHÁP ................................................................................
1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................
2. Thiết kế ........................................................................................
3. Quy trình nghiên cứu ....................................................................
4. Đo lường ......................................................................................
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ......................
1. Phân tích dữ liệu ............................................................................
2. Bàn luận kết quả ............................................................................
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................
VII. PHỤ LỤC.............................................................................................

1
2
2
2
3
4
4
4
4

4
5
6
6
6
7
8
8


Tên đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ NÂNG CAO
KẾT QUẢ HỌC TẬP CHƯƠNG II MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ, NĂM HỌC 2015-2016.
Họ và tên: Trần Thị Bích Nhung
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học là lấy “người học làm trung tâm”. Người học là chủ thể hoạt động chiếm
lĩnh tri thức, kĩ năng và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một
cách thụ động. Trong thực tế hiện nay, phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe
giáo viên giảng bài trên lớp nhưng không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin,
lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Các em học tập một cách thụ động,
chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư
duy. Việc học như vậy chiếm nhiều thời gian của các em và cách học đó chưa đem
lại hiệu quả cao.
Khi đó, đối với giáo viên việc bắt buộc phải đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực, học sinh phải chủ động trong tiếp thu kiến thức. Để đạt được
mục tiêu trên đòi hỏi giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp để định hướng
các hoạt động học tập của học sinh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực.

Giải pháp của tôi là là hướng dẫn cho học sinh xây dựng sơ đồ tư duy vào
dạy học một số bài thuộc chương II môn Công nghệ 10 thay vì chỉ sử sụng phương
pháp vấn đáp, đối thoại giữa giáo viên và học sinh để giúp học sinh chủ động tích
cực, sáng tạo và rèn luyện tư duy trong học tập tốt hơn.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 10 trường
THPT Xuân Thọ. Lớp 10A7 là lớp thực nghiệm và lớp 10A6 là lớp đối chứng. Lớp
thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy môn Công nghệ 10. Kết quả
cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp
thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm
tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình 7,78; điểm bài kiểm tra
sau tác động của lớp đối chứng là 6,83. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy
p=0,00013< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng hướng dẫn học sinh xây dựng
sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học làm nâng cao kết quả học tập chương II môn
Công nghệ 10 cho học sinh.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Ngày nay dưới áp lực học tập, hàng ngày học sinh phải tiếp thu một lượng
kiến thức rất lớn, bên cạnh đó các em còn phải học tăng tiết, phụ đạo, học thêm.


Như vậy, vấn đề đặt ra là với cường độ học tập và lượng kiến thức tiếp thu hằng
ngày rất nhiều, liệu học sinh có ghi nhớ hết các kiến thức ấy không? Làm thế nào
để liên kết các kiến thức của bài học trước với bài học sau? làm sao để ôn tập
nhanh và hiệu quả? Đồng thời, học sinh cho rằng môn Công nghệ là môn phụ,
không cần thiết, vì môn Công nghệ không có thi Tốt nghiệp và giáo viên tổ chức
tiết học không hấp dẫn, kiến thức khô khan, khó nhớ. Do đó, giáo viên cần phải
tìm hiểu và lựa chọn phương pháp, công cụ dạy học giúp tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp,

công cụ dạy học là sơ đồ tư duy để hướng dẫn cho học sinh liên kết các kiến thức
để học tốt hơn thay cho phương pháp vấn đáp và đọc chép.
2. Giải pháp thay thế
Qua tìm hiểu trên tạp chí giáo dục, mạng Internet thì sơ đồ tư duy được sử
dụng ở cấp Trung học sơ sở rất phổ biến, riêng cấp Trung học phổ thông chỉ thực
hiện ở một số môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Đặc biệt, môn Công nghệ
việc nghiên cứu, ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy còn rất hạn chế.
Giải pháp thay thế là giáo viên hướng dẫn cho học sinh xây dựng sơ đồ tư
duy vào dạy học một số bài thuộc chương II môn Công nghệ 10.

Hình 1: (Sơ đồ minh họa các bài chương II môn Công nghệ 10)
Sơ đồ tư duy tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác
định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khóa và hình ảnh chủ đạo.
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào
sâu các ý tưởng, là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả đó là một


kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp
với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm
năng vô tận của bộ não.
Những hình vẽ, kí hiệu, màu sắc đóng vai trò quan trọng trong tưởng tượng
vì chúng là những vật liệu “ghi nhận thông tin”, nếu không có chúng thì không thể
tạo ra sự liên kết giữa các ý tưởng. Như vậy, trong sơ đồ tư duy, học sinh tự do
phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình để giải quyết những
vấn đề thực tiễn. Đồng thời học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc
lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
3. Vấn đề nghiên cứu
Việc hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy vào dạy học có làm nâng
cao kết quả học tập chương II môn Công nghệ 10 không?
4. Giả thuyết của vấn đề nghiên cứu

Có, việc hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ nâng
cao kết quả học tập chương II môn Công nghệ 10.
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10A7(37 học sinh) và lớp 10A6(35 học
sinh) trường THPT Xuân Thọ.
- Học sinh: hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ học sinh, giới tính như sau:
Bảng 1: Giới tính học sinh lớp 10 trường THPT Xuân Thọ

Số HS các nhóm
Tổng số

Nam

Nữ

Lớp 10A7 (Thực nghiệm)

37

15

22

Lớp 10A6 (Đối chứng)

35

13


22

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về tỷ lệ đầu
vào lớp 10, hai lớp tương đương nhau về điểm số của các môn thi.
2. Thiết kế
Chọn hai lớp: lớp 10A7 là nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh lớp 10A6 là
nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 45 phút để kiểm tra khả năng nhận biết,
thông hiểu, vận dụng của học sinh trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm
trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test
để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác
động.


Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Giá trị trung bình
P

Đối chứng

Thực nghiệm

57,86

59,46
0,51

p = 0,51 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.

Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra
trước tác
động

Tác động

Kiểm tra sau
tác động

Thực nghiệm
(10A7)

O1

Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ
đồ tư duy trong dạy học

O3

Đối chứng
(10A6)

O2

Không hướng dẫn học sinh xây

dựng sơ đồ tư duy trong dạy học

O4

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
a. Chuẩn bị bài của giáo viên
- Lớp đối chứng: giáo viên dạy học theo quy trình chuẩn bị bài dạy bình thường.
- Lớp thực nghiệm: giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy trong
dạy học (quy trình hướng dẫn được mô tả ở phần phụ lục 3).
- Sưu tầm một số mô hình sơ đồ tư duy trên các Website
baigiangdientubachkim.com, giaovien.net….
b. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học và thời khóa biểu
của nhà trường để đảm bảo tính khách quan.
Thứ ngày

Lớp

Tiết theo
PPCT

Tên bài dạy

Sáu

10A7

13


Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản

10A7

15

Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất
thức ăn chăn nuôi

10A7

17

Điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật
nuôi

13/11/2015
Sáu
27/11/2015
Sáu
11/12/2015


4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 45 phút môn Công nghệ 10, kiểm tra
theo đề chung của Tổ cho toàn khối 10.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra thi học kì I sau khi học kết thúc học
chương 2, thiết kế đề kiểm tra theo đề chung của Tổ cho toàn khối 10 (tuần 18).
Bài kiểm tra trước và sau tác động đều có 30 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu tự
luận.

Tiến hành kiểm tra và chấm bài (nội dung đề kiểm tra, đáp án và thang điểm ở
phần phụ lục 1).
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Điểm trung bình

6,83

7,78

Độ lệch chuẩn

1,077

1,024

Giá trị p của T- test
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)

0,00013
0,89

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả

P = 0,00013<0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=

7, 78 −6,83
= 0,89
1, 077
.

Theo bảng

tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,89 cho thấy mức độ
ảnh hưởng của dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy đến kết quả học tập của nhóm thực
nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy
học môn Công nghệ 10 làm nâng cao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm
chứng.


Hình 2: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
2. Bàn luận
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung
bình = 7,78, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình =
6,83. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,95. Điều đó cho thấy điểm trung bình
của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có
điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,89. Điều

này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là
p=0,00013< 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực
nghiệm.
* Hạn chế:
Nghiên cứu này giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy trong giờ
học môn Công nghệ 10 là một giải pháp rất tốt nhưng để thực hiện có hiệu quả,
người giáo viên cần phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, có kỹ năng thiết
kế sơ đồ tư duy.


Việc hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy là một phương pháp mới mẻ,
cần nhiều thời gian cho học sinh việc làm quen với sơ đồ tư duy trước khi cho các
em tự xây dựng một sơ đồ riêng, theo sở thích. Đồng thời, chưa thu hút được một
số học sinh yếu kém vì các em cho rằng học như cũ tốt hơn, đỡ mất thời gian làm
quen với cái mới lạ.
Vì vậy, với những kết luận trên, đó sẽ là cơ sở, là bài học kinh nghiệm quý
báu cho tôi trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy trong giảng dạy chương II
môn Công nghệ 10 ở trường THPT Xuân Thọ đã nâng cao kết quả học tập của học
sinh.
2. Khuyến nghị
Đối với cấp lãnh đạo: Cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, sửa chữa đầu
máy chiếu Projector và hệ thống máy tính trên phòng học nên kết nối Internet.
Tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để các giáo viên
được tìm hiểu sâu hơn các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực và
được ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành các phương pháp dạy.

Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phương
pháp dạy học, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ
và có thể ứng dụng đề tài này trong quá trình dạy học để tạo hứng thú và nâng cao
kết quả học tập cho học sinh.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2011). Tài liệu tập huấn về nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đoàn Đình Thuấn (2014). Hướng dẫn học sinh soạn văn bằng sơ đồ tư duy,
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, trường THPT Xuân Thọ.
3. Trần Đình Châu (2009), Sử dụng bản đồ tư duy- Một biện pháp hiệu quả hỗ trợ
học sinh học tập môn Toán, Tạp chí Giáo dục kì 2, tháng 9.
4. Diendankienthuc.net: Tác dụng của bản đồ tư duy trong cuộc sống.
VII. PHỤ LỤC
- Bài kiểm tra trước tác động (phụ lục 1).
- Bài kiểm tra sau tác động (phụ lục 1).
- Bảng điểm (phụ lục 2).
- Quy trình hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy (phụ lục 3).
- Một số ví dụ về cách hướng dẫn học sinh xây dựng bằng sơ đồ tư duy trong
dạy học (phụ lục 3).


Phụ lục 1
I. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
1. Đề kiểm tra trước tác động
Họ và tên:……………………………………. ………..Lớp:……………
A. Phần trắc nghiệm: (7.5đ)
(Chọn đáp án đúng )
Câu


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15


16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30


Đáp án
Câu
Đáp án
Câu 1: Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi là:
A. Ngoại hình, thể chất, khả năng ST-PD và sức sản xuất. B. Ngoại hình và sức sản xuất.
C. Khả năng lớn nhanh, thích nghi tốt và năng suất cao. D. Trạng thái sức khỏe, mức
tiêu tốn khi nuôi.
Câu 2: Tỷ lệ máu của con lai F2 theo phương pháp lai gây thành 3 giống: A,B,C là :
A. 1/2A,1/2B,1/4C
B. 1/4A,1/2B,1/4C
C. 1/4A,1/4B,1/2C
D. 1/2A,1/4B.1/2C
Câu 3: Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất hiện nay là:
A. V-A-C.
B. Công nghệ biôgA.
C. ủ phân.
D. V-A-C-R.
Câu 4: Tại sao con lai F1 không được sử dụng làm giống?
A. Vì F1 không có khả năng sinh sản B. Vì F2 sẽ bị thoái hoá do xuất hiện tính trạng xấu
C. Vì F1 có nhiều tính trạng xấu
D. Vì P có nhiều tính trạng lặn
Câu 5: Hiện tượng gì xảy ra ở vật nuôi khi thiếu vitamin A?
A. Mờ mắt
B. Hấp thu năng lượng kém
C. Còi xương
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất thức ăn cho vật nuôi từ vi sinh vật là:
A. Thức ăn giàu dinh dưỡng
B. Các hoạt chất sinh học
C. Vitamin, axitamin

D. Sinh khối VSV
Câu 7: Cùng chế độ nuôi dưỡng nhưng lợn Lanđơrat luôn có năng suất cao hơn lợn
Móng Cái là do:
A. Trạng thái sức khỏe
B. Đặc tính di truyền
C. Tính biệt
D. Môi trường sống
Câu 8: Thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể vi sinh vật là gì?
A. Vitamin
B. Axitami
C. chất khoáng
D. Protein
Câu 9: Vai trò của thức ăn nhân tạo đối với cá là:
A. Bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên.
B. Làm khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt
C. Cung cấp nguồn thức ăn phong phú.
D. Hiệu quả kinh tế cao
Câu 10: Chỉ số dinh dưỡng nào có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể?
A. Tinh bột
B. Protein
C. Vitamin
D. Chất khoáng
Câu 11: Trong cấy truyền phôi bò, bê con sinh ra mang đặc điểm của :
A. Bò cho phôi
B. Bò đực giống+bò cho phôi
C. Bò đực giống +bò nhận phôi
D. Bò cho phôi+bò nhận phôi
Câu 12: Hình thức nuôi thủy sản nào sau đây đạt hiệu quả kinh tế cao?
A. Bán canh
B. Bán thâm canh

C. Thâm canh
D. Quảng canh


Câu 13: Phân tử nào là thành phần tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô và tạo sản
phẩm ở vật nuôi?
A. Tinh bột
B. Chất khoáng
C. Vi tamin
D. Protein
Câu 14: Trong các nội dung kiến trúc xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nội dung không
đúng là ...
A. Phù hợp đặc điểm sinh lí
B. Có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh
C. Thuận tiện chăm sóc, quản lí
D. Bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp
Câu 15: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi gồm có các loại:
A. Nhu cầu duy trì, nhu cầu sản xuất
B. Nhu cầu duy trì, tiêu chuẩn ăn
C. Nhu cầu sản xuất, chỉ số dinh dưỡng
D. Nhu cầu sản xuất, các loại thức ăn
Câu 16: Sau khi chế biến thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn là do tăng thêm:
A. Vitamin + axit hữu cơ
B. Protein + Vitamin
C. Thức ăn sẵn có + Sinh khối VSV
D. Thức ăn sẵn có + Vitamin
Câu 17: Tiêu chuẩn ăn là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi
trong…… để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó:
A. một ngày
B. một giờ

C. một tuần
D. một ngày đêm
Câu 18: Chứa nhiều chất khoáng và vitamin C là đặc điểm của thức ăn:
A. Rơm
B. Bột cá
C. Cỏ tươi
D. Rau bèo
Câu 19: Mục đích của việc kiểm tra đời sau:
A. Dự đoán các phẩm chất sẽ có ở đời sau.
B. Chọn giống tốt
C. Quyết định có tiếp tục sử dụng bố mẹ làm giống
D. Xem xét tổ tiên
Câu 20: Quy luật nào không tuân theo quy luật sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi?
A. Quy luật ST-PD theo giai đoạn.
B. Quy luật ST-PD theo chu kì.
C. Quy luật ST-PD đồng đều.
D. Quy luật ST-PD không đồng đều
Câu 21: Mục đích của phương pháp lai giống là gì?
A. Thay đổi đặc tính di truyền
B. Duy trì chất lượng
C. Không thay đổi tính di truyền
D. Phát triển số lượng
Câu 22: Điều kiện để thực hiện cấy truyền phôi bò là:
A. Cùng giống
C. Bò cho và nhận phôi được gây động dục đồng pha
B. Cho năng suất cao
D. Sinh sản khỏe
Câu 23: Mục đích của công nghệ cấy truyền phôi bò là:
A. Tạo đàn giống quý hiếm
B. Hạn chế dịch bệnh lây lan

C. Nhân nhanh đàn giống tốt
D. Sinh ra đàn con giống mẹ
Câu 24: Mục đích của việc bón phân cho vực nước:
A. Tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá
B. Tăng nguồn thức ăn nhân tạo
C. Làm thức ăn cho cá
D. Làm thay đổi tính chất của nguồn nước
Câu 25: Thức ăn thô là loại thức ăn:
A. Chứa nhiều vitamin
B. Có tỉ lệ xơ cao, nghèo dinh dưỡng
C. Chứa nhiều nước
D. ít xơ,thành phần dinh dưỡng ổn định
Câu 26: Hướng chuồng thích hợp cho vật nuôi là:
A. Đông – Nam
B. Nam – Bắc
C.Đông – Bắc
D.Tây – Nam
Câu 27: Phôi là một cơ thể ................ở giai đoạn ................ của quá trình phát triển.
A. Độc lập –đầu
B. Phụ thuộc - đầu
C. Độc lập – giữa
D. Độc lập –cuối
Câu 28: Làm thế nào để sản xuất được nhiều thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản?
A. Gây nuôi giun, ấu trùng
B. Phế phụ phẩm lò mổ
C. Tận dụng thức ăn thừa
D. Tất cả đều đúng
Câu 29: Dùng chủng nấm men có ích để ủ lên men thức ăn có tác dụng gì?
A. Làm tăng lượng protein
B. Giúp phát triển nhanh VSV có hại

C. Ngăn chặn VSV có hại làm hỏng thức ăn
D. Làm tăng sinh khối VSV


Câu 30: Nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho vật nuôi có sự tham gia của VSV là:
A. Thức ăn tinh
B. Cacbonhydrat
C. Bột sắn
D. Thức ăn hỗn hợp
B. Phần tự luận: (2.5đ)
Viết sơ đồ lai và tính tỉ lệ máu của lai kinh tế 3 giống: A,B,C.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

2. Đáp án sau trước tác động
A. Phần trả lời trắc nghiệm: (7,5 điểm)
Câu

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Ðáp án

A

C

B


B

A

D

B

D

B

C

B

C

D

D

A

Câu

16 17

18


19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Ðáp án

B

D


C

C

A

C

C

A

B

A

A

D

C

B

D

B. Phần tự luận: (2.5 điểm)
- Viết được sơ đồ lai chú thích đầy đủ. (1.5 điểm)
- Tính tỉ lệ máu của F1, F2 (mỗi đời 0.5 điểm)


II. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1. Đề kiểm tra sau tác động
Họ và tên:……………………………………. ………..Lớp:……………
A. Phần trắc nghiệm: (7.5đ)
(Chọn đáp án đúng)
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27


28

29

30

Đáp án
Câu
Đáp án
Câu 1. Địa điểm xây dựng cần:
A. Mùa đông ấm áp, mùa hè thoáng mát
B. Có độ dốc vừa phải không đọng nước
C. Không gây ô nhiễm khu dân cư
D. Thuận tiện chăm sóc, quảm lí
Câu 2. Nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh:
A. Cấy nấm men vào thức ăn →VSV phát triển → tạo điều kiện thuận lợi→thu thức ăn
có giá trị DD cao
B. Cấy nấm men hay VK có lợi vào thức ăn → thu thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao
C. Cấy nấm men hay VK có lợi vào thức ăn→tạo điều kiện thuận lợi→VSVphát
triển→thức ăn có giá trị DD cao


D. Cấy nấm men hay VK có lợi vào thức ăn →VSV phát triển→ thu thức ăn có giá trị
dd cao
Câu 3. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi gồm các loại nào?
A. Nhu cầu duy trì, tiêu chuẩn ăn
B. Nhu cầu sản xuất, chỉ số dinh dưỡng
C. Nhu cầu duy trì, nhu cầu sản xuất
D. Nhu cầu sản xuất, các loại thức ăn

Câu 4. Thức ăn nào sau đây dễ ẩm, mốc, sâu mọt phá hoại?
A. Thức ăn thô
B. Thức ăn ủ xanh
C. Thức ăn tinh
D. Thức ăn xanh
Câu 5. Vai trò của thức ăn nhân tạo đối với cá là:
A. Hiệu quả kinh tế cao.
B. Làm khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt.
C. Cung cấp nguồn thức ăn phong phú. D. Tất cả đều đúng
Câu 6. Hình thức nuôi thủy sản nào sau đây đạt hiệu quả kinh tế cao?
A. Quảng canh
B. Bán thâm canh
C. Thâm canh
D. Tất cả đều đúng
Câu 7. Thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể vi sinh vật là gì?
A. Vitamin
B. Axitamin
C. chất khoáng
D. Protein
Câu 8. Dùng chủng nấm men có ích để ủ lên men thức ăn không có tác dụng gì?
A. Ngăn chặn VSV có hại làm hỏng thức ăn
B. Làm tăng lượng protein
B. Giúp phát triển nhanh VSV có hại
D. Làm tăng sinh khối VSV
Câu 9. Trong các nội dung kiến trúc xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nội dung không
đúng là ...
A. Thuận tiện chăm sóc, quản lí
B. Bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp
C. Phù hợp đặc điểm sinh lí
D. Có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh

Câu 10. Chỉ số dinh dưỡng nào có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể?
A. Tinh bột
B. Protein
C. Vitamin
D. Chất khoáng
Câu 11. Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn ăn được cụ thể hóa bằng..
A. Các loại thức ăn
B. Năng lượng, protein, khoáng, vitamin
C. Các chỉ số dinh dưỡng
D. Thành phần dinh dưỡng thay đổi
Câu 12. Mục đích của việc bón phân cho vực nước:
A.Tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá
B. Tăng nguồn thức ăn nhân tạo
C. Làm thức ăn cho cá
D. Làm thay đổi tính chất của nguồn nước
Câu 13. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi hàng ngày là:
A. Gluxit
B. Lipit
C. Tinh bột
D. Khoáng
Câu 14. Điều kiện để VSV phát triển trong quá trình chế biến bột sắn nghèo dinh dưỡng
thành bột sắn giàu dinh dưỡng là:
A. Thức ăn tinh
B. Dầu mỏ C. Ánh sáng, không khí
D. Nhiệt độ, độ ẩm
Câu 15. Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất hiện nay là:
A. Công nghệ biôga, V.A.C. B. Công nghệ biôgA.
C. V.A.C.R
D. ủ phân.
Câu 16. Khi cấy các chủng VSV vào thức ăn sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng vì:

A. Thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể VSV là protein
B. Thành phần cấu tạo chủ yếu cơ thể VSV là protein, sản sinh thêm các aa, vitamin,
hoạt chất sinh học
C. Thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể VSV là vitamin, aa, hoạt chất sinh học
D. Trong quá trình hoạt động VSV còn sinh ra aa, vitamin, hoạt chất sinh học
Câu 17. Hướng chuồng cần:
A. Có hệ thồng xử lí chất thải hợp vệ sinh B. Đủ ánh sáng nhưng tránh nắng quá gắt
C. Thuận tiên chuyên chở thức ăn
D. Yên tĩnh, hạn chế stress cho vật nuôi
Câu 18. Làm thế nào để sản xuất được nhiều thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản?
A. Gây nuôi giun, ấu trùng
B. Phế phụ phẩm lò mổ
C. Tận dụng thức ăn thừa
D. Tất cả đều đúng


Câu 19. Sau khi chế biến thức ăn cho vật nuôi có sự tham gia của VSV, thức ăn có giá trị
DD cao hơn là do:
A. Vitamin+axit hữu cơ
B. Protein + Vitamin
C. Sinh khối VSV
D.Thức ăn sẵn có +Vitamin
Câu 20. Nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn giàu protêin từ vsv là:
A. Dầu mỏ, rau xanh, paraphin
B.Khí mêtan, phế liệu nhà máy giấy
C. Cá, thịt, rau xanh
D. Phế liệu nhà máy đường, thịt, parafin
Câu 21. Sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất thức ăn cho vật nuôi từ vi sinh vật
là:
A. Thức ăn giàu dinh dưỡng

B. Các hoạt chất sinh học
C. Vitamin, axitamin
D. Sinh khối VSV
Câu 22. Lợi ích của việc xử lí chất thải trong chăn nuôi:
A. Làm thức ăn cho cá
B. Tạo nguồn nhiên liệu cho sinh hoạt, gây ô nhiễm không khí
C. Gây ô nhiễm MT
D. Tăng hiệu quả nguồn phân bón, tạo nguồn nhiên liệu cho sinh hoạt
Câu 23. Qui trình sản xuất thức ăn từ VSV:
A. Cấy chủng VSV vào nguyên liệu →VSV phát triển→ tách lọc → sản phẩm ( thức
ăn)
B. Cấy VSV đặc thù →tạo điều kiện thuận lợi→ tách lọc → sản phẩm ( thức ăn)
C. Cấy VSV đặc thù vào nguyên liệu →tạo điều kiện thuận lợi →VSV phát triển
→tách lọc,tinh chế → sản phẩm ( thức ăn)
D. Cấy VSV đặc thù vào nguyên liệu→VSV phát triển→tạo điều kiện thuận lợi→ sản
phẩm (thức ăn)
Câu 24. Trong các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá, nội dung
không đúng là:
A. Quản lí mực nước, tốc độ dòng chảy
B. Bảo vệ nguồn nước
C. Bón phân chuồng (đã ủ kĩ) và phân xanh
D. Bón phân lân và phân kali
Câu 25. Nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi trong ứng dụng công nghệ vi sinh
là :
A. Bột sắn, cám gạo
B. Dầu mỏ, parafin, khí mêtan
C. Hạt họ đậu, khô dầu, bột cá
D. Phế liệu của các nhà máy giấy, nhà máy
đường
Câu 26: Chứa các chất dưỡng dễ tiêu hóa, giàu khoáng và vitamin C là đặc điểm của:

A. Rơm
B. Cỏ khô
C. Rau bèo
D. Bột cá
Câu 27. Nếu thiếu vitamin D thì vật nuôi xảy ra hiện tượng gì?
A. Còi xương
B. Da xanh
C. Béo phì
D. Mờ mắt
Câu 28. Kiến trúc xây dựng cần:
A. Thuận tiện chăm sóc, quản lí
B. Đủ ánh sáng nhưng tránh nắng quá gắt
C. Không gây ô nhiễm khu dân cư
D. Bền chắc, không trơn, khô ráo
Câu 29. Tiêu chuẩn ăn là những quy định về …..cần cung cấp cho một vật nuôi
trong…… để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó:
A. loại thức ăn…một tuần
B. chế độ ăn…một ngày
C. chỉ số ăn…một giờ
D. mức ăn….một ngày đêm
Câu 30. Chỉ số dinh dưỡng nào là thành phần tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô và
tạo sản phẩm ở vật nuôi?
A. Vi tamin
B. Protein
C. Tinh bột
D. Chất khoáng
B. Phần tự luận: (2.5đ)


Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa chế biến và sản xuất thức ăn cho vật nuôi từ vi

sinh vật.
Nội dung
Chế biến
Sản xuất
Quy trình
Nguyên
liệu
Sản phẩm

2. Đáp án kiểm tra sau tác động
A. Phần trắc nghiệm (0.25 đ/câu)
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

13

14

15

Đáp án

C

C

C

C

D

C

D

B


B

C

A

A

C

D

B

Câu

16

17

18

19

20

21

22


23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

B

B

D

B

B

D


D

C

D

A

C

A

A

D

B

B. Phần tự luận (2.5 đ)
Chỉ ra sự khác nhau giữa chế biến và sản xuất thức ăn cho vật nuôi từ vi sinh vật
Nội dung

Chế biến

Sản xuất

Quy trình

Cấy nấm men hay vi khuẩn có

lợi vào thức ăn →tạo điều
kiện thuận lợi→ VSV phát
triển → thức ăn có giá trị dd
cao

Cấy VSV đặc thù vào nguyên 1 đ
liệu →tạo điều kiện thuận lợi
→VSV phát triển →tách lọc,
tinh chế → sản phẩm ( thức ăn)

(nguyên lý)

Điểm

Nguyên liệu

Thức ăn nghèo Protein (vật Các loại cacbonhydrat: dầu mỏ,
0.75
nuôi ăn được)
parafin, phế liệu nhà máy đường, đ
nhà máy giấy…(vật nuôi ăn
không được)

Sản phẩm
thu được

Thức ăn giàu protein và Sinh khối vi sinh vật
vitamin.

0.75

đ


Phụ lục 2
BẢNG ĐIỂM
I. LỚP THỰC NGHIỆM
STT

Điểm kiểm tra trước

Họ và tên

tác động

Điểm kiểm tra
sau
tác động

1

Nguyễn Văn

An

7

8

2


Nguyễn Ngọc

Anh

5

8.5

3

Nguyễn Thị

Cúc

5.5

8

4

Bùi Văn Ngọc Hải

Đăng

6.5

7.5

5


Nguyễn Duy

Đạt

6.5

7

6

Nguyễn Ngọc Phương Dung

6

9.5

7

Nguyễn Tiến

Dũng

5

6

8

Phạm Văn


Duy

6.5

8

9

Phạm Thị Thu



5

9

10 Trương Thị Mỹ



6.5

8

11 Nguyễn Thị Kim

Hạnh

6.5


9

12 Vũ Thị Hồng

Hạnh

6.5

8

13 Phan Thị Ngọc

Hiếu

7

8

14 Hoàng Phi

Khanh

4.5

7.5

15 Huỳnh Nguyễn Nhật

Khánh


6.5

8

5.5

6

16 Nguyễn Tiên Thương Linh
17 Huỳnh Tấn

Lộc

5

5

18 Lê Thiên

Long

6.5

7

19 Võ Văn Huỳnh

Long

6.5


7

20 Đinh Thị Quỳnh

Mai

5

8.5

21 Nguyễn Tú

Năng

5.5

8.5

22 Trần Trung

Nghĩa

6

7.5

23 Lý Quỳnh

Nhi


5

8

24 Nguyễn Thị

Oanh

6

7.5


25 Phạm Thị Anh

Phụng

26 Nguyễn Thị Thanh

5

6

Tâm

5.5

6.5


27 Trần Thị

Thắm

5

7

28 Lương Thị Mai

Thảo

6

8.5

29 Phạm Thị Phương

Thảo

7.5

9

30 Mai Đức

Thông

6


8

31 Đỗ Thị Minh

Thư

6.5

9.5

32 Phạm Thị Như

Thủy

7

9

33 Nguyễn Thị Bích

Trâm

7

9

34 Hà Quốc Anh

Trọng


7

7.5

35 Hoàng Thị Cẩm

Trúc

6

8

36 Vũ Mạnh

Tùng

5.5

7.5

37 Vy Thị

Tường

4.5

7.5

Điểm kiểm tra trước


Điểm kiểm tra
sau

II. LỚP ĐỐI CHỨNG
STT

Họ và tên

tác động

tác động

1

Phạm Duy

Đạt

5.5

7.5

2

Dương Thị Ngọc

Dung

7.5


8

3

Võ Linh

Duy

6.5

8

4

Trần Thị Như

Hậu

7.5

8

5

Trần Thị Bích

Hồng

6


7

6

Hồ Đình

Huy

4.5

7.5

7

Trần Thị Thuý

Liên

6.5

7

8

Hoàng Thị Thanh

Loan

7.5


7

9

Trần Tiến

Lực

7

8.5

10 Võ Thúy

Ngân

8

7

11 Đoàn Thị Minh

Nguyệt

7

8

12 Bùi Mạnh


Nhân

5

6.5

13 Nguyễn Thị Tuyết

Nhi

5

5.5

14 Hoàng Thị Cẩm

Nhung

5

5.5


15 Trần Bảo

Phong

5.5

6


16 Bùi Thị Mai

Phương

3.5

7

17 Phạm Long

Quân

4.5

5

18 Châu Thị Minh

Quý

7.5

5.5

19 Nguyễn Thanh

Quý

5.5


8.5

20 Trần Mai Lệ

Quyên

5

5.5

21 Nguyễn Ngọc

Thắm

5

6

22 Hoàng Nghĩa

Thanh

6

7.5

23 Phan Thị Thu

Thảo


6

6

24 Nguyễn Thị Thanh

Thảo

5

7

25 Đặng Thị Mỹ

Thảo

6

8

26 Lê

Thìn

7

7

27 Nguyễn Thị Anh


Thư

5

7

28 Dương Thị Mỹ

Trúc

4

6

29 Hoàng Văn

Tuấn

5

6

30 Lê Thị Thanh

Tuyền

7

8


31 Nguyễn Thị Kim

Tuyền

5

7

32 Đặng Thị Ngọc

Tuyền

7

8

33 Phạm Thị

Uyên

6

7

34 Nguyễn Hoàng

Việt

3.5


4

35 Nguyễn Minh



5

6

- Xử lý số liệu
Lớp thực nghiệm

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn(SD)
Giá trị chênh lệch
Giá trị p của T-test

Trước tác động
5.945946

Sau tác động
7.783784

0.806086

1.024292

0.160232

0.510014

0.00013

Lớp đối chứng
Trước tác
động
Sau tác động
5.785714
6.828571
1.196107

1.077462

0.955212


Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn
(SMD)

0.886539

Phụ lục 3
1. Quy trình hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học
- Quy trình học làm quen cách thiết kế bản đồ tư duy

+ Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu bản đồ tư cho trước.
+ Bước 2: Học cách thiết kế bản đồ tư duy bằng cách cho học sinh hoàn
thiện các bản đồ tư duy do giáo viên vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội

dung…
+ Bước 3: Thực hành vẽ bản đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng.
- Các bước để tạo lập nên một bản đồ tư duy
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh (hoặc từ khóa) của chủ đề. Tại sao nên
dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp cho trí
tưởng tượng được phát huy một cách tốt nhất. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ khiến
tư duy tập trung cao vào chủ đề chính và tạo nên sự hưng phấn hơn.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não
như hình ảnh.
3. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp
hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các
đường kẻ. Các đường nối càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn,
dày hơn. Khi nối các đường với nhau, người tạo lập bản đồ tư duy sẽ hiểu và nhớ
nhiều thứ hơn
4. Mỗi từ/ ký hiệu/ hình ảnh nên đứng độc lập và được nằm trên một đường
nối.
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,...)
6. Nên dùng các đường nối cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.


- Ví dụ minh họa:
Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
Mục II. Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản
Sau khi học sinh biết thế nào là bản đồ tư duy và cách tạo lập bản đồ tư duy ban
đầu, giáo viên yêu cầu trong mục II cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng bản đồ
tư duy.
Hướng dẫn học sinh tìm ý trung tâm bằng cách chắt lọc ý từ đề mục II. Có thể
có những từ khóa như thế nào? => “ Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản”.

Tiếp tục tìm ý lớn cấp 1 bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung sách
giáo khoa mục II.
Ở đây có 3 nội dung, mỗi nội dung chia thành các ý nhỏ => có 3 ý lớn cấp
1, đó là những nội dung nào? => Vai trò, các loại thức ăn, quy trình.

- Hãy cho biết thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản có những vai trò gì => Tăng
năng suất, sản lượng thủy sản, rút ngắn thời gian nuôi.…….=> nhánh 1.
- Em cho biết các loại thức ăn nhân tạo được sử dụng ở địa phương? =>
nhánh 2. Làm thế nào để tăng cường sản xuất nhiều loại thức ăn trên?
- Từ những hiểu biết đó, người ta xây dựng quy trình sản xuất như thế nào?
=> nhánh 3.


Hoàn thiện nội dung của 3 nhánh.

Bài 33: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
- Giáo viên chuẩn bị một bảng đồ tư duy trên trực tiếp trên bảng, chỉ có 4 ý lớn
cấp 1, còn lại là các nhánh trống. Chuẩn bị một số nội dung kiến thức tương
ứng nhưng cắt rời => sử dụng trò chơi ong xây tổ.


- Thể lệ: Chia thành các dữ liệu phát xuống cho cả lớp.
Trong vòng 10 phút, học sinh phải xác định miếng ghép của mình sẽ nằm
ở đâu trên bản đồ tư duy rồi chạy lên dán vào đúng vị trí.
(Yêu cầu: Các em phải nhìn ra được ý nghĩa nội hàm của các ý lớn cấp 1,
từ đó mới tìm ra vị trí miếng ghép của mình là ở đâu, như vậy sẽ hình thành mạng
lưới kiến thức).


Bài 35: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH Ở VẬT NUÔI



- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau: Những điều kiện
nào làm phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi? Thể hiện trên sơ đồ tư duy.
- Học sinh xây dựng sơ đồ tư duy của từng nhóm (ví dụ minh họa)

- Hoàn thiện sơ đồ tư duy

- Trình bày sản phẩm sơ đồ tư duy


×