Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn Giáo dục công dân bậc Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 36 trang )

Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo
Việt Nam qua môn Giáo dục công dân bậc Trung học phổ thông”.
1.Lí do chọn đề tài.
1.1 Tiền đề lí luận.
Tổ quốc Việt Nam, đất nước bên bờ sóng, đất nước của tự do và khát
vọng, hạnh phúc và hòa bình, đất nước của những câu dân ca, những mái đình
ngàn năm chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, kể từ thời các vua Hùng dựng
nước, đã tạo nên bao kì tích , dấu ấn về khí phách hào hùng trong công cuộc đấu
tranh dựng nước và giữ nước, như những bản hùng ca huyền thoại. Tinh thần
yêu nước, chủ nghĩa anh hùng dân tộc là tinh hoa, bản sắc văn hóa của người
Việt Nam, hòa quyện vào hồn thiêng sông núi cho đất nước mãi mãi trường tồn.
Giáo dục thế hệ trẻ người Việt Nam hôm nay biết hướng về cội nguồn,
nhớ ơn tổ tiên, phát huy lòng tự hào dân tộc là việc làm vô cùng quan trọng và
cần thiết, là cái gốc vững bền cho sự phát triển hiện tại và tương lai. Điều cốt lõi
nhất để nhân dân ta chiến thắng kẻ thù xâm lược, chế ngự thiên nhiên chính là
chủ nghĩa yêu nước, điều đó đã chứng minh qua suốt mấy ngàn năm. Trước sức
mạnh đó, không kẻ thù nào có thể khuất phục, đe dọa được ý chí yêu nước quật
cường của nhân dân ta, tất yếu mọi kẻ thù đều bị thất bại, buộc phải thừa nhận
quyền độc lập tự chủ của đất nước Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân
ta, từ buổi nhà nước Âu Lạc đến 1000 năm Bắc thuộc, sang thế kỉ thứ X, triều
đại nhà Lý tiếp tục cùng nhân dân đánh đuổi giặc Tống. Thế kỉ XIII nhà Trần
đánh giặc Nguyên Mông. Thế kỉ XV vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Thế kỉ
XVIII, vua Quang Trung đánh đuổi giặc Thanh. Thế kỉ XIX, XX dân tộc ta
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng đất nước thoát khỏi
chế độ thực dân, đế quốc, mở ra một thời kì mới : Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.


Trang 1/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chính lòng yêu nước- chủ nghĩa yêu nước đã trở thành truyền thống, bản
sắc văn hóa, được kế thừa từ đời này sang đời khác. Chúng ta tự hào là con Lạc
cháu Hồng, tự hào là người Việt Nam. Tổ quốc Việt Nam luôn có vị trí thiêng
liêng trong mỗi trái tim người Việt. Muốn đất nước thịnh vượng, thì không thể
thiếu vai trò của giáo dục đào tạo bởi vì “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Giáo
dục đào tạo có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài, đặc biệt coi trọng tới giáo dục nhân cách, đạo đức cho mọi đối tượng học
sinh, sinh viên, thanh thiếu niên. Mục tiêu của giáo dục đào tạo là phát triển toàn
diện con người. Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã
hội. Muốn đảm bảo được mục tiêu và phát huy động lực thì nhất thiết phải giáo
dục, bồi dưỡng tình yêu nước, chủ nghĩa yêu nước trở thành ý thức hệ cho mọi
công dân Việt Nam. Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển,
công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội, thực
hiện dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy, giáo dục, bồi
dưỡng lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay phải được chú trọng hơn bao giờ
hết!
Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc, giàu truyền thống văn hóa, nhân
văn, yêu chuộng hòa bình, phải trải qua biết bao đau thương mất mát, sự hy sinh
xương máu của cha ông và bao thế hệ người Việt Nam yêu nước, đất nước ấy đã
trở thành biểu tượng của khát vọng tự do, hòa bình. Từ tổ quốc này đã sinh ra
bao anh hùng hào kiệt- những con người đã trở thành bất tử. Giáo dục lòng yêu
nước cho thế hệ trẻ ngày hôm nay nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung là
trách nhiệm cao cả của Đảng, nhà nước và nhân dân, là nhiệm vụ to lớn của các
Trang 2/36



Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

nhà trường. Đó là điều không thể thiếu và không bao giờ thiếu cho sự phát triển
bền vững của đất nước.
1.2 Tiền đề thực tiễn
Hiện nay, chúng ta đã và đang giáo dục thế hệ trẻ niềm tự hào, tự tôn về
truyền thống văn hóa của dân tộc trải qua hơn 4000 năm lịch sử. Mỗi học sinh
cần thấy rằng, hàng triệu người Việt Nam đã ngã xuống, hy sinh máu xương
trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cái giá của tự do và hòa bình mà nhân
dân ta phải hy sinh không có gì bù đắp nổi. Chính vì vậy, giáo dục lòng yêu
nước luôn là nhiệm vụ hàng đầu, bởi vì nếu ai không có lòng yêu nước thì cá
nhân đó không đem lại bất kì lợi ích gì cho dân tộc. Bản thân tôi cho rằng, thời
gian gần đây, cách giáo dục của chúng ta đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải đổi
mới, giải quyết được những mâu thuẫn xung đột giữa truyền thống và hiện đại,
giữa hội nhập, phát triển và giữ gìn bản sắc dân tộc giữa cái cũ và cái mới, riêng
và chung…. Thậm chí nền kinh tế thị trường đang tạo ra nhiều thách thức, ví dụ:
Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, đề cao quá mức giá trị đồng tiền, coi
thường đạo lí, có lối sống thực dụng, sa đọa, ích kỉ, vô cảm. Điều đáng buồn hơn
là một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay đang quên dần quá khứ, phủ nhận
quá khứ, suy thoái tư tưởng đạo đức, bắt nhịp rất nhanh những thói hư tật xấu
của “văn minh internet”, của “văn minh ngoại lai”. Nhiều học sinh, sinh viên,
thanh thiếu niên không biết gì hoặc biết rất ít lịch sử dân tộc...
Nếu những xung đột này không được giải quyết và nếu chúng ta không có
cách giáo dục đúng đắn phù hợp thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhân cách,
đạo đức của con người, tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội thậm chí
là sự tồn vong của đất nước. Nói như thế không phải là đổ gánh nặng trách
nhiệm quá lớn cho giáo dục nhưng rõ ràng, giáo dục (từ gia đình, nhà trường, xã
hội) có trách nhiệm không hề nhỏ.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, không thể phủ nhận mặt
tích cực của nền văn minh tin học, một mặt nó tạo ra bước phát triển đột phá
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng mặt khác chúng cũng kéo theo
nhiều hệ lụy như đã nêu trên. Vấn đề đặt ra là cần phải phát triển toàn diện con
người, để họ trở thành những công dân có ích. Bởi con người vẫn chính là loại
tài nguyên quý giá nhất. Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ vì lợi
ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Do
đó, chăm lo giáo dục con người là nhiệm vụ then chốt cho sự phát triển tương lai
đất nước. Tôi nhận thấy rằng, chúng ta cần nhìn nhận và có những cách tiếp cận
mới về vấn đề giáo dục của nước ta trong bối cảnh hiện nay. Một thực tế là:
Trang 3/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Giáo dục đào tạo nước ta chưa thực sự tiến kịp với nền giáodục của các nước
phát triển. Hơn nữa, chúng ta “dường như” đang quá coi trọng giảng dạy các bộ
môn khoa học tự nhiên, “ít coi trọng” các hoạt động mang tính giáo dục, điều
này đang tồn tại ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Chương trình
sách giáo khoa vẫn còn nặng nề, dàn trải… cộng với ảnh hưởng của kinh tế thị
trường đã và đang tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực tới văn hóa, đạo đức, nhân cách
con người, tác động không tốt đến sự phát triển chung của đất nước. Muốn có
cách nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của công dân đối với
công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc thì hơn lúc nào hết chúng ta cần đề cao
nhiệm vụ giáo dục lòng yêu nước như là quy luật tất yếu.

Hà Nội -Trái tim của cả nước
Hình ảnh tổ quốc, biển đảo thân yêu của đất nước Việt Nam tươi đẹp luôn
được quảng bá trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, đối với mỗi người Việt
Nam, đất nước luôn vẹn tròn, thiêng liêng trong trái tim và tâm hồn. Yêu đất

nước, là sống, chiến đấu và hi sinh vì đất nước. Mỗi tấc đất, mỗi hòn đảo, vùng
biển trời, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam đều là niềm tự hào của bao thế hệ con dân
đất Việt hôm nay và mai sau.

Trang 4/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Việt Nam –điểm đến của thiên niên kỉ mới

Chiều về trên Mường Thanh-Điện Biên.
Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt
là tình trạng tranh chấp lãnh thổ trong đó có tranh chấp biển, đảo, không phận,
hải phận… đang đe dọa trực tiếp tới an ninh, an toàn hàng hải, kinh tế, chính trị,
xã hội, chủ quyền, độc lập, hòa bình của nhiều quốc gia trên thế giới. Với Việt
Nam, một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km chúng ta được sở hữu hơn 1
triệu km2 trên biển Đông với 2 quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa cùng hơn
3000 hòn đảo lớn, nhỏ, gần, xa bờ. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và
pháp lí về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng lãnh hải, thềm lục
Trang 5/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

địa và vùng đặc quyền kinh tế theo công ước của Quốc tế về luật Biển năm
1982( UNCLOS) đã công nhận.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nổi bật việc Trung Quốc đã liên tục có
những hành vi gây hấn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam
bằng việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế nước

ta (từ ngày 2/5/2014 đến ngày 17/5/2014) cũng như hiện tại Trung Quốc vẫn đơn
phương cố ý thay đổi hiện trạng Biển Đông(xây dựng trái phép các đảo đá nhân
tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam) nhằm độc chiếm Biển Đông theo
quan điểm phi lí, bằng “đường lưỡi bò” không có giá trị pháp luật của Trung
Quốc, đồng nghĩa với việc Trung Quốc cố ý xâm chiếm trái phép tất cả các vùng
biển, đảo, quần đảo mà nước ta có chủ quyền theo công ước của Liên Hợp Quốc
về luật biển năm 1982 đã thừa nhận. Bên cạnh đó, một số quốc gia khác trong
khu vực( gồm Đài Loan, Malaysia, Philippin, Brunây ) cũng đang tranh chấp
trên biển Đông, nhất là tranh chấp giữa các đảo, bãi ngầm thuộc quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.
Với những diễn biến phức tạp đang đe dọa tới an ninh chủ quyền lãnh thổ,
biển đảo đất nước, tôi cho rằng việc giáo dục cho các em học sinh kiến thức và
tình yêu biển đảo Việt Nam là vô cùng quan trọng, cần được phổ biến rộng rãi.
Từ đề tài: “Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua
môn Giáo dục công dân (GDCD) bậc Trung học phổ thông( THPT)”, người viết
thấy cần thiết phải giới thiệu đầy đủ hơn, toàn diện hơn về lòng yêu nước, tình
yêu biển đảo Việt Nam với đối tượng học sinh THPT qua môn học GDCD để
các em thêm yêu mến, tự hào về quê hương, tổ quốc mình. Từ đó, các em có
được nhận thức đúng đắn về trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc thân yêu. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này như một
sáng kiến kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy của mình.

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.
2.1 Mục đích của đề tài.
+Giới thiệu hình ảnh biển đảo và giáo dục tình yêu biển đảo đất nước cho
học sinh qua môn học, bồi dưỡng phát triển lòng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước
cũng như xác định trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và và
bảo vệ tổ quốc.
+Giúp các thầy, cô giáo bộ môn có các biện pháp phù hợp khi triển khai
hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung biển đảo vào từng bài học cụ thể.

Trang 6/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

+ Có ý nghĩa giáo dục cộng đồng xã hội chia sẽ trách nhiệm, ủng hộ và
thực hiện nhiều hoạt động thiết thực hướng về biển đảo thân yêu.
2.2 Yêu cầu của đề tài
+ Giáo viên cần thu thập, cập nhật thông tin cần thiết, có tính chính xác,
thời sự và đầy đủ giá trị pháp lí về biển đảo của tổ quốc.
+Học sinh tìm đọc và sưu tầm tài liệu liên quan tới biển đảo sao cho
phong phú, sinh động.
+Giáo viên lựa chọn bài dạy để lồng ghép nội dung phù hợp, đảm bảo tính
khoa học, tính thực tiễn và tính giáo dục.
+ Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình học tập.
+ Phối kết hợp với các cá nhân, tập thể, đoàn thể, tổ chức hoạt động giáo
dục để có hiệu quả cao nhất.
3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài.
+ Bằng nhiều hình thức, phương pháp làm nổi bật hình ảnh đất nước, biển
đảo của tổ quốc để hình thành, bồi dưỡng và phát triển tình yêu quê hương, đất
nước cho học sinh.
3.2 Đối tượng khảo sát.
+ Giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân (10 đồng chí) trong 4
trường THPT.
+ Học sinh 3 khối 10, 11, 12 nơi người viết đề tài công tác. Tổng số là
1875 em.
( vì nguyên tắc bảo mật thông tin sáng kiến, người viết đề tài không nêu
cụ thể tên đơn vị).
3.3 Thời gian nghiên cứu đề tài: năm học 2014-2015.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
+ Thu thập và xử lý thông tin từ giáo viên, học sinh.
+ Dùng hệ thống câu hỏi đóng, mở để thu thập số liệu cần thiết.
+ Tham khảo các nguồn tài liệu.
+ Xử lý số liệu theo tỉ lệ phần trăm.
Trang 7/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài
Đối với học sinh ở mọi bậc học, cấp học, hay với bất cứ người Việt Nam
nào chắc chắn đều đã biết hoặc muốn tìm hiểu về đất nước, biển đảo, chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình. Ở đây, chỉ nói riêng với các em học sinh
THPT, các em biết về dân tộc mình qua nhiều bộ môn như lịch sử, địa lí, văn
học và nhiều kênh thông tin khác. Riêng đối với bộ môn GDCD, bộ môn đặc
thù, tổng hợp các kiến thức về triết học, đạo đức, pháp luật… Trong 3 khối lớp
10, 11, 12, việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước hoàn toàn là phương diện
giáo dục đạo đức, tác động trực tiếp đến suy nghĩ và hành động của học sinh, bồi
dưỡng và phát triển tình cảm nhân văn, trách nhiệm của công dân đối với đât
nước. Không giống như bộ môn lịch sử trình bày một cách logic, hệ thống về
các diễn biến sự kiện lịch sử. Môn địa lí giới thiệu về đặc điểm, vị trí địa lí, khí
hậu, tiềm năng kinh tế xã hội của từng vùng miền. Bộ môn GDCD giáo dục về
lòng yêu nước bằng tình cảm sâu sắc qua nhiều nội dung, câu chuyện, hình ảnh
thực tiễn sinh động. Tuy nhiên,theo tôi quan sát, cách giảng dạy môn học này
hiện nay ở một số giáo viên vẫn còn mang nặng lí thuyết, ít có sự sáng tạo, chủ
yếu dựa vào thông tin hiện có trong sách giáo khoa. Vẫn biết rằng cần phải đảm
bảo nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, song, để bài giảng có tính sinh động
và thuyết phục, các thầy cô giáo cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy

trong từng bài học. Khi giảng dạy một số bài có liên quan đến nội dung lòng yêu
nước, cụ thể là:
+ GDCD lớp 10 Bài 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
+ GDCD lớp 11 Bài 14: Chính sách quốc phòng an ninh
Bài 15: Chính sách đối ngoại
+ GDCD lớp 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Bài 9: pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
Khi dạy những bài này, giáo viên vẫn chưa liên hệ hay lồng ghép những
kiến thức phong phú hơn về hình ảnh tổ quốc, biển đảo quê hương để các em
hiểu thêm và bồi dưỡng tinh thần yêu đất nước. Đa số thầy cô dạy “chay” tức là
bằng phương pháp truyền thống, thuyết trình là cơ bản, ít sử dụng các đoạn phim
tư liệu( bằng máy chiếu). Vì thế nội dung nhiều khi đơn giản. Bên cạnh đó, lựa
chọn kiến thức lồng ghép về tình yêu đất nước biển đảo Việt Nam cho phù hợp
Trang 8/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

với kiến thức của từng bài trong mỗi khối ở một số thầy cô là chưa phù hợp, làm
cho bài giảng khô cứng. Giáo viên cũng chưa biết sử dụng những giờ ngoại khóa
để truyền đạt nội dung này. Trong phân phối chương trình, giờ ngoại khóa theo
chủ đề, nội dung đã học được sắp xếp để củng cố lại các kiến thức. Nếu giáo
viên không biết lồng ghép giáo dục nội dung tình yêu biển đảo quê hương tổ
quốc vào giờ ngoại khóa sẽ dẫn tới giờ học chưa hiệu quả, lãng phí thời gian.
Đối với học sinh, đa phần các em có kiến thức về lãnh thổ, địa lí trên đất
liền nhưng những kiến thức về biển đảo nước ta lại rất hạn chế, chưa có sự hiểu
biết đầy đủ, toàn diện về những vùng lãnh thổ của đất nước trên biển, trong đó
đặc biệt là các đảo và quần đảo.
2. Số liệu khảo sát ban đầu

Tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 10 giáo viên giảng dạy môn GDCD
tại các trường THPT trên khu vực và 1875 em học sinh nơi tôi công tác.
Kết quả thu được như sau:
+ Biểu đồ 1: Khảo sát ý kiến của giáo viên về hoạt động lồng ghép nội
dung kiến thức biển đảo Việt Nam vào trong bộ môn GDCD.

+ có 3/10giáo viên( 30%) không lồngghép nội dung này.
+ 5/10 giáo viên(50%) có lồng ghép nhưng nội dung chưa phong
phú sinh động.
+ 2/10 giáo viên(20%) lồng ghép sinh động, đầy đủ thường xuyên.
Trang 9/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

+ Biểu đồ 2: Khảo sát ý kiến của giáo viên về các phương pháp khi giảng
dạy nội dung bài học( có lồng ghép nội dung biển đảo Việt Nam).

+ 4/10 giáo viên(40%) sử dụng phương pháp thuyết trình đàm thoại.
+ 4/10 giáo viên(40%) vừa thuyết trình vừa sử dụng công nghệ thông tin.
+ 2/10 giáo viên(20%) sử dụng phương tiện băng hình máy chiếu.
+ Biểu đồ 3: Khảo sát học sinh về mức độ nhận biết kiến thức biển đảo
Việt Nam.

+ 1087 em (58%) rất hạn chế về kiến thức biển đảo.
+ 521 em (28%)nhận thức chưa đầy đủ.
+ 267 em(14%) nhận thức tương đối đầy đủ.
Trang 10/36



Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Đặc biệt khi đặt câu hỏi về tầm quan trọng của giáo dục tình yêu đất nước
biển đảo Việt Nam, thì tôi đã rất xúc động khi nhận được câu trả lời của 100%
học sinh được khảo sát cho rằng rất quan trọng và cần thiết khi giảng dạy phổ
biến nội dung này.
+ Biểu đồ 4: Khảo sát học sinh về tầm quan trọng( cần thiết) phải giáo
dục tình yêu biển đảo tổ quốc.

Có 1621 học sinh = 86% cho rằng rất quan trọng
Có 147 học sinh = 8% cho rằng quan trọng
Có 107 học sinh = 6% cho là bình thường
=>nhận xét:
+ Về phía giáo viên: rõ ràng chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng
của việc giáo dục tình yêu biển đảo ở một số giáo viên. Cụ thể, trong 10 giáo
viên mà tôi tiến hành khảo sát, có 3 đồng chí chưa đưa nội dung này vào trong
quá trình giảng dạy, có 5 đồng chí đã tiến hành giảng dạy nhưng còn chưa phong
phú về nội dung và hình thức, chỉ có 2 đồng chí lồng ghép nội dung một cách
đầy đủ và toàn diện nhất. Giáo viên vẫn sử dụng các biện pháp thuyết trình là
chủ yếu ít sử dụng các hình ảnh trực quan( tranh ảnh, video, clip, phim tài liệu
liên quan tới biển đảo) vì thế hiệu quả thu được không cao. Chính từ một phần
lý do trên, cùng với sự thiếu quan tâm, ít đọc tài liệu về biển đảo mà đa số học
sinh có rất ít kiến thức về lĩnh vực này. Có tới 1608 em nhận thức rất hạn chế
hoặc không đầy đủ về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, trong khi
thực sự các em đã có một số chuyển biến tích cực về nhu cầu tìm hiểu kiến thức
về biển đảo Việt Nam khi 94% học sinh cho rằng rất quan trọng và quan trọng
Trang 11/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT


khi lồng ghép nội dung này trong môn học, chỉ còn 6% học sinh cho là bình
thường
3. Nội dung cơ bản của đề tài
Trong khuôn khổ đề tài này, người viết mong rằng các em học sinh có
thêm nhiều kiến thức về biển đảo Việt Nam. Các thầy cô giáo có những cách
tiếp cận mới, phương pháp mới khi giảng dạy môn học, bài học có nội dung liên
quan khi lồng ghép giới thiệu về biển đảo Việt Nam cho phù hợp. Để đạt hiệu
quả tích cực, giáo viên cần xác định những mục tiêu và yêu cầu sau:
3.1. Mục tiêu:
Xác định được bài dạy để lồng ghép . Như phần trên đã trình bày, giáo
viên cần lựa chọn các bài sau:
Lớp 10: Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lớp 11: Bài 14 Chính sách quốc phòng an ninh.
Bài 15: Chính sách đối ngoại.
Lớp 12: Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
Việc xác định đúng bài dạy để lồng ghép kiến thức về chủ quyền biển đảo
là rất quan trọng, bởi nếu không sẽ ảnh hưởng tới thời gian, nội dung giờ học,
tiết học, vừa không đảm bảo tính khoa học. vừa không đảm bảo nội dung cần
đạt.
3.2.Yêu cầu:
Khi đưa nội dung kiến thức về biển đảo cần đảm bảo tính chính xác, thực
tiễn, thời sự và giáo dục. Giáo viên tìm hiểu nội dung này bằng nhiều nguồn
thông tin, thu thập tranh ảnh, tài liệu liên quan để bài giảng được hấp dẫn hơn.
Cần chú ý đến thời gian, nội dung lồng ghép để không ảnh hưởng tới kiến thức
của sách giáo khoa, tránh dàn trải không đúng nội dung vấn đề. Nêu cao tinh
thần tự giác tích cực của học sinh, đặt những câu hỏi, dẫn dắt học sinh đến vấn
đề cần đạt, khuyến khích tính sáng tạo của người học.


Trang 12/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

4. Biện pháp thực hiện.
4.1. Lồng ghép nội dung từng bài học cụ thể
+ Chương trình GDCD lớp 10, bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc”. Ở bài học này, yêu cầu học sinh hiểu được thế nào là lòng
yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc ta, biểu hiện cụ thể của lòng yêu
nước là gì? Học sinh cần hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân đối với quê
hương đất nước từ đó các em thêm tự hào, yêu mến, có ý thức học tập, rèn
luyện, lao động, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho tổ quốc. Bài này có
thể phân phối thành 2 tiết. Trong đó
Tiết 1: + phần 1: Lòng yêu nước.
a. Lòng yêu nước là gì?
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Giáo viên có thể thuyết trình, nêu các ví dụ cụ thể, những câu chuyện lịch
sử, kể tên các nhân vật anh hùng, những chiến thắng vẻ vang của cha ông ta,
nhân dân ta từ xưa đến nay( chỉ kể và nêu các ví dụ tiêu biểu). Chiếu một đoạn
phim tài liệu ngắn khoảng từ 5 đến 7 phút về chiến thắng 30/4/1975 hoặc tư liệu
về Trường Sa, Hoàng Sa của đất nước ta.
Tiết 2: phần 2 Trách nhiệm xây dựng tổ quốc.
Phần 3 Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.
Ở phần này giáo viên có thể đưa hình ảnh tư liệu về một số vùng miền của
Việt Nam, hình ảnh một số đảo và quần đảo của Việt Nam làm nổi bật lên vẻ đẹp
tự nhiên, chủ quyền thiêng liêng của đất nước, bao gồm cả phần đất liền, vùng
trời và vùng biển. Thông qua đó, các em học sinh sẽ thấy được giá trị của độc
lập tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ mà biết bao thế hệ cha ông đã chiến
đấu, hy sinh để bảo vệ cho hôm nay, để từ đó các em thêm yêu, tự hào và gắn bó

với quê hương tổ quốc mình.
Nội dung bài này rất phù hợp khi giảng dạy tình yêu quê hương đất nước
trong đó lồng ghép kiến thức về biển đảo. Giáo viên vừa sử dụng kiến thức về
lịch sử, địa lí, văn học, vừa đề cao tính giáo dục và đảm bảo nội dung đặc thù
môn học là nhận thức và trách nhiệm của công dân.
+ Ở chương trình lớp 11 bài 14: “Chính sách quốc phòng an ninh”.
Yêu cầu: Nêu được vai trò to lớn của quốc phòng và an ninh đối với công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Từ đó hình
Trang 13/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

thành ý thức trách nhiệm của công dân trong việc ủng hộ chấp hành chính sách
an ninh quốc phòng của nhà nước, sẵn sàng tham gia công tác giữ gìn trật tự an
ninh xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Ở phần này giáo viên cần nhấn mạnh: Quốc phòng có vai trò và nhiệm vụ
cực kì quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền toàn
vẹn lãnh thổ. An ninh góp phần trực tiếp vào việc ổn định trật tự an toàn xã hội,
có quan hệ mật thiết chặt chẽ với quốc phòng, cùng với quốc phòng giữ vững
chủ quyền lãnh thổ an ninh quốc gia.
Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam luôn được các lực lượng quốc
phòng và an ninh bảo vệ, đó là sự nghiệp tất yếu của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta. Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ không thể tách rời đất nước Việt
Nam. Không một thế lực phi nghĩa nào có thể cưỡng đoạt, xâm lược hay có bất
kỳ hình thức nào hòng thay đổi hiện trạng nhằm chiếm đóng trái với luật pháp
quốc tế, xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của đất nước ta.

Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Bài 15: “Chính sách đối ngoại”

Mục tiêu của bài học là giúp học sinh hiểu được yêu cầu và nhiệm vụ,
nguyên tắc và phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại, biết vận dụng
chính sách đối ngoại trong hoạt động của mình, xác định được trách nhiệm công
dân đối với chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước.
Như các phần trước đã trình bày, thế giới đang trong xu thế toàn cầu hóa,
bên cạnh mặt tích cực là cùng hợp tác, cùng phát triển và đồng thời cũng luôn
xảy ra những mâu thuẫn về lợi ích, ảnh hưởng giữa các quốc gia, nhóm quốc
gia. Trong đó, tranh chấp lãnh thổ chủ quyền đang trở thành vấn đề nóng ở nhiều
Trang 14/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

khu vực và trên thế giới. Nổi bật là những diễn biến phức tạp trên biển Đông.
Chính sách đối ngoại của nước ta là kiên quyết giữ vững độc lập tự chủ, kiên trì
giải quyết mâu thuẫn bất đồng trên cơ sở hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc
tế. Mặt khác, chúng ta mạnh mẽ đấu tranh chống mọi hành động xâm phạm chủ
quyền lãnh thổ, đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, duy trì môi
trường hòa bình, hợp tác, cùng phát triển. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là chủ
quyền của nước ta, là máu thịt của Việt Nam. Nhân dân ta luôn giữ vững quyết
tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đó là điều chính nghĩa phù hợp với luật pháp
quốc tế, được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đồng lòng ủng hộ.
Mỗi học sinh, mỗi công dân hãy thể hiện lòng yêu nước, yêu biển đảo
bằng cách tích cực học tập, lao động, xây dựng tổ quốc giàu mạnh, quan hệ hữu
nghị với bạn bè quốc tế, luôn luôn thể hiện mình là công dân của đất nước yêu
hòa bình và thân thiện, giới thiệu cho bạn bè thế giới biết về đất nước, con
người Việt Nam bằng những câu chuyện, hình ảnh tươi đẹp đầy nhân văn.
+ Ở chương trình lớp 12:
Có thể lồng ghép vào Bài 3: “Công dân bình đẳng trước pháp luật” .Hiến
pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “mọi công dân đều

bình đẳng trước pháp luật”. Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân,
nam, nữ, thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều
không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật. Như vậy, khi học xong bài này, học
sinh cần hiểu thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí, có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của
công dân trước pháp luật…
Liên hệ thực tiễn: mọi nam thanh niên từ 18 tuổi trở lên đều phải tham gia
nghĩa vụ quân sự. Với tư cách là một công dân thì ai cũng có quyền và trách
nhiệm xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, sẵn sàng lên đường nhập ngũ
khi đủ tuổi và khi tổ quốc cần. Bảo vệ tổ quốc là niềm tự hào và ý chí kiên
cường của người lính cụ Hồ và của mỗi người dân Việt Nam.
( Giáo viên chiếu một đoạn video clip về những hình ảnh cuộc đấu tranh
của nhân dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ).
Ở Bài 9: “Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước”.
Giáo viên giúp học sinh hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát
triển bền vững ở nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, bảo vệ
môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng…
Trang 15/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Ở bài này, giáo viên có thể liên hệ với thực tiễn.
Công dân cần phải thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ quân sự, bảo vệ
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc góp phần giữ gìn hòa bình,
ổn định và phát triển. Trong bối cảnh Trung Quốc và một số quốc gia đang tranh
chấp trên biển Đông, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam thì trách nhiệm
tham gia nghĩa vụ quân sự cần thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết! Nhân dân
ta luôn muốn hòa bình và giải quyết các bất đồng bằng con đường hòa bình

nhưng khi tổ quốc lâm nguy thì lòng yêu nước lại mãnh liệt từ trái tim của mỗi
con người.
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi tổ quốc! nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
Chế Lan Viên

Hải quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ biển đảo tổ quốc.

Trang 16/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

4.2 Giáo viên sử dụng giờ ngoại khóa để giảng dạy kiến thức về biển đảo
Việt Nam.
Tùy theo phân phối chương trình ở mỗi trường mà có sự phân chia thành
các đơn vị, thời lượng tiết học khác nhau nhưng tổng số tiết của môn học GDCD
không thay đổi là 35 tiết/lớp/năm học. Có thể sắp xếp các nội dung giảm tải, đọc
thêm trong chương trình thành các giờ học ngoại khóa. Ví dụ: ở đơn vị trường
học của tôi công tác: khối 10 có 4 tiết ngoại khóa/lớp/năm học
Khối 11 có 4 tiết ngoại khóa/lớp/năm học
Khối 12 có 3 tiết ngoại khóa/lớp/năm học.
Chủ đề ngoại khóa: Các vấn đề đã học hoặc liên hệ thực tiễn bài học
với địa phương.
Tôi đã sử dụng giờ học ngoại khóa để lồng ghép nội dung giáo dục tình
yêu đất nước-biển đảo rất có hiệu quả .Thậm chí khi được xem những hình ảnh,
phim tư liệu về sự hy sinh của nhân dân ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc,
nhiều em đã khóc bằng cảm xúc chân thành nhất, tỏ lòng kính trọng, biết ơn cha

ông đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất này.
Giờ ngoại khóa được tiến hành dưới 3 hình thức: trên lớp, ở phòng chức
năng, thăm quan thực tế.
+ Thực hiện ở trên lớp: Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi (phụ lục
kèm theo phần sau) liên quan đến các kiến thức về địa danh, đất nước, biển đảo
và những anh hùng lịch sử dân tộc… bằng hình thức hái hoa dân chủ, mỗi em
đều có thể trả lời những câu hỏi liên quan mà mình biết được. Cách thứ hai là tổ
chức thành một trò chơi, chia lớp thành các đội khác nhau (4 đội), đội nào trả lời
được nhiều câu hỏi nhất sẽ được cộng điểm thi đua, được thưởng pháo tay hoặc
bài hát theo yêu cầu… Nhờ vậy, không khí giờ học sẽ trở nên hấp dẫn và sinh
động lôi cuốn nhiều học sinh tham gia, rèn luyện được kỹ năng sống cho học
sinh (kỹ năng thể hiện trước đám đông, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng biểu diễn…)
Để thực hiện tốt giờ học ngoại khóa, yêu cầu học sinh và giáo viên chuẩn
bị tốt khâu trang trí lớp học, thể hiện sự trang trọng nghiêm túc. Ngoài ra, hệ
thống các câu hỏi, tranh ảnh cần xác thực, phong phú, giúp học sinh dễ hiểu, dễ
tìm và trả lời. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị sưu tầm các hình ảnh
tư liệu về đất nước, biển đảo cho kiến thức đầy đủ, phong phú hơn.
+ Ở phòng chức năng:
Trang 17/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Tôi đã sưu tầm được những hình ảnh, những đoạn video, clip về cảnh đẹp
đất nước, biển đảo, về những cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta như Điện
Biên Phủ trên không 12 ngày đêm, chiến tranh giải phóng miền nam. Phim tài
liệu “Thép trong ngục lửa” nói về sự hy sinh của những người chiến sỹ cộng sản
bị chính quyền Mỹ Ngụy bắt giam, tra tấn tại nhà lao Phú Quốc. Các em học
sinh theo dõi đoạn phim đó đã có nhiều xúc động.
Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị tốt cơ sở vật chất như máy chiếu, ánh sáng,

bàn ghế… có giáo án điện tử sinh động, hình ảnh trình chiếu rõ nét, lời giới
thiệu và trình bày của giáo viên súc tích, trân trọng, cảm động.
+Tham quan thực tế: Rất may mắn ở địa phương tôi có “Bảo tàng chiến
sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày” do các bác cựu chiến binh, cựu tù Phú Quốc
xây dựng và sưu tầm hàng nghìn hiện vật. Đây là những tư liệu sống (cả con
người và hiện vật) có tính lịch sử chân thực, mang ý nghĩa giáo dục to lớn. Mỗi
đầu năm học tôi đều lập kế hoạch và lựa chọn thời gian thích hợp (dịp kỉ niệm
30.4) đề nghị nhà trường tạo mọi điều kiện về thời gian, kết hợp với đoàn thanh
niên tổ chức cho học sinh đến tham quan thực tế tại bảo tàng.
“Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày” là “ Phú Quốc” thu
nhỏ, lưu giữ nhân chứng và chứng tích chiến tranh, giúp các em có nhận thức
đúng đắn về trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc
hôm nay ngày càng giàu đẹp, vững mạnh.
4.3 Kết hợp giáo dục truyền thống yêu nước qua các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp và phong trào kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước
do nhà trường tổ chức.
Ví dụ cụ thể: Hoạt động ngoài giờ lên lớp được đơn vị tôi thực hiện đầy
đủ theo đúng phân phối chương trình 1 tiết/lớp/tháng. Các hoạt động ngoài giờ
lên lớp thực hiện theo chủ đề hàng tháng trong đó có những chủ đề liên quan tới
vai trò và trách nhiệm của công dân bảo vệ tổ quốc. Ở những chủ đề này tôi đã
đưa nội dung giới thiệu biển đảo Việt Nam vào lồng ghép. Năm học 2014-2015
kết hợp với đoàn thanh niên phát động tổ chức cuộc thi “ Học sinh thủ đô với
biển đảo tổ quốc” đã thu hút đông đảo các em học sinh tham gia đạt kết quả tốt.
Nhân dịp kỉ niệm 84 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/2015,
Đoàn thanh niên của trường đã tổ chức cuộc thi “ Khám phá kiến thức” trong đó
chủ đề “biển đảo Việt Nam” được tôi và nhóm GDCD soạn thảo nhiều câu hỏi,
tạo được sự lôi cuốn với đông đảo học sinh. Tôi nghĩ rằng: “ chủ đề biển đảo
luôn là vấn đề nổi bật không chỉ các em học sinh quan tâm mà còn là sự quan
Trang 18/36



Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

tâm của toàn thể nhân dân ta. Hướng về biển đảo tổ quốc đã và đang là khẩu
hiệu, là hành động để dân tộc ta giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Biển đảo tổ quốc
đang trở nên thiêng liêng và vô cùng quý giá, từ các em nhỏ đến tầng lớp thanh
niên, người già và mọi công dân yêu nước Việt Nam đều dành cho biển đảo quê
hương những tình cảm sâu sắc nhất, cao quý nhất.
Ngoài ra, các hoạt động chào mừng ngày cách mạng tháng 8, 22/12, 30/4,
7/5 đều là những ngày lễ lớn có ý nghĩa lịch sử quan trọng về những bước ngoặt
trọng đại của đất nước. Do vậy, giáo viên bộ môn GDCD có thể khắc sâu, giáo
dục học sinh về giá trị đạo đức của ngày kỉ niệm như thêm một lần giúp các em
biết nhớ ơn, tri ân đến những thế hệ đi trước, giữ gìn đạo hiếu uống nước nhớ
nguồn của dân tộc ta. Bên cạnh đó cần tham mưu với Ban giám hiệu, phối kết
hợp với các ban ngành đoàn thể, cá nhân, tập thể nhà trường tổ chức hoạt động
văn nghệ hát về tổ quốc, hát về biển đảo .Có thành lập ban tổ chức, ban giám
khảo trong các hội thi, kết thúc mỗi phong trào cần rút kinh nghiệm để lần tổ
chức sau được tốt hơn. Cần có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời
những cá nhân, tập thể xuất sắc trong hội thi, phong trào đó. Đây là một mô hình
hay, cần thiết được nhân rộng ở nhiều trường học, cấp học.
4.4 Phát động phong trào đối với giáo viên học sinh, ủng hộ quyên góp vì
nghĩa tình biển đảo.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, mọi công dân Việt
Nam yêu nước đã có nhiều hành động thiết thực để ủng hộ ngư dân trêm biển
đảo, ủng hộ các chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam… Đây là việc làm thường
xuyên thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng giúp đỡ ngư dân và chiến sĩ cảnh
sát biển yên tâm sản xuất, công tác, giữ vững chủ quyền biển đảo. Tôi cho rằng
phát động chương trình ủng hộ “Nghĩa tình biển đảo” luôn mang ý nghĩa thiết
thực nhất. thực tế đã cho thấy toàn dân tộc ta luôn dành tình cảm cho những
người đang ngày đêm bảo vệ biển trời. Phong trào ủng hộ vì biển đảo thân yêu

đã có sức lan tỏa rộng lớn, đó chính là niềm động viên mạnh mẽ để mỗi người
dân Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của họ. Tinh thần đoàn kết
mãi mãi trở thành sức mạnh to lớn để đất nước vượt qua khó khăn thử thách cho
dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào. Tôi cho rằng mỗi thầy cô giáo, mỗi
cha mẹ học sinh, mỗi công dân yêu nước luôn sẵn sàng đóng góp công sức, vật
chất vì lợi ích của tổ quốc. Tinh thần đó đã trở thành truyền thống nhân văn của
người Việt Nam chúng ta. Chính vì những việc làm thiết thực này đã thấy học
sinh thấy được trách nhiệm của mình để kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước,
Trang 19/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

tiếp bước cha ông viết tiếp những trang sử vẻ vang, nâng tầm vị thế của dân tộc
ta trên trường quốc tế.

Thanh niên Việt Nam luôn hướng về biển đảo Tổ quốc.
4.5 .Giáo viên thu thập thông tin cập nhật, thời sự, chính xác về chủ quyền
biển đảo ở đất nước ta.
Điều này rất cần thiết. Mục tiêu chính của đề tài là giáo dục tình yêu đất
nước- biển đảo cho học sinh. Vì thế, những thông tin về biển đảo sẽ là nguồn tư
liệu quý giá để các em hiểu và nắm vững kiến thức về nội dung này. Đương
nhiên chỉ cần đảm bảo lượng thông tin cơ bản, chọn lọc nhất vì các em có thể
tìm hiểu qua sách báo, tranh ảnh, phim, và mạng internet cùng với nhiều kênh
thông tin khác.
Đối với giáo viên cần phân tích chọn lọc các nguồn thông tin sao cho có
tính chính xác vì trên thực tế nhiều tài liệu cũng chưa hẳn đã thống nhất về nội
dung. Giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu một số tư liệu, sách
báo, tranh ảnh (có phụ lục kèm theo) để học sinh tìm đọc và nắm vững kiến thức
tốt hơn. Nguồn tài liệu này các em có thể tìm đọc trên thư viện nhà trường, các

hiệu sách báo và đặc biệt là trên mạng internet. Giáo viên có thể phát động
phong trào sưu tầm ảnh và thông tin về biển đảo Việt Nam, tập hợp lại thành
một tập san tranh ảnh, báo ảnh, báo viết của lớp. Đó cũng chính là tư liệu quý để
các em thường xuyên đọc, xem hàng ngày giúp việc nhớ kiến thức dễ dàng, sâu
sắc hơn.
Một số thông tin cơ bản về biển đảo nước ta.
Trang 20/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Biển Đông là biển nửa kín với diện tích gần 3,5 triệu km2, trải rộng từ 3
độ vĩ bắc đến 26 độ vĩ bắc, 100 độ kinh đông đến 121 độ kinh đông, là một
trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất
liền. Có 9 quốc gia tiếp giáp với biển Đông là Việt Nam, TrungQuốc, Philipin,
Thái Lan, Campuchia,Inđônêxia, Brunây, Malayxia, Singapo và một vùng lãnh
thổ Đài Loan.
Biển Đông nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương, châu Á và châu Âu, Trung Đông và châu Á là tuyến vận
tải ở biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Có 45% lượng vận tải thương mại của
thế giới phải đi qua biển Đông. Trữ lượng dầu khí có khoảng trên 7 tỉ thùng dầu
thậm chí theo ước đoán của một số nước biển Đông có thể có trên 200 tỉ thùng
dầu.
Việt Nam tiếp giáp biển Đông ở ba phía biển Đông, Nam, Tây Nam. Vùng
biển và thềm lục địa là một phần biển Đông trải dọc theo bờ biển dài 3260km từ
Quảng Ninh đến Kiên Giang. Cứ 100km2 đất liền có 1 km bờ biển, gấp 6 lần tỉ
lệ trung bình của thế giới. Phần biển của Việt Nam ở biển Đông có diện tích 1
triệu km2 . Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo công ước quốc tế của Liên hợp
quốc về luật Biển năm 1982. Việt Nam có 2 quần đảo là Hoàng Sa, Trường Sa

nằm giữa biển Đông và khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ, gần và xa bờ.
Biển Đông có vị trí và vai trò đặc biệt đối với an ninh, quốc phòng, kinh
tế, giao lưu phát triển văn hóa của nước ta trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
Biển, hải đảo của nước ta nằm trong biển Đông bao gồm nhiều khu vực khác
nhau nhưng nổi bật và có những đặc điểm cần chú ý hơn là phần biển thuộc chủ
quyền Việt Nam nằm trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, 2 quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và một số đảo, quần đảo khác.
+ Vịnh Bắc Bộ: nằm về phía Tây Bắc biển Đông có diện tích khoảng
126.250 km2. Phần vịnh của nước ta có hàng ngàn đảo lớn nhỏ trong đó có đảo
Bạch Long Vĩ với diện tích 2.5 km2, cách đất liền 110 km. Vịnh Bắc Bộ có trữ
lượng cá lên tới 44 vạn tấn và giàu tài nguyên giàu khí.
Đảo Cát
Bà Hải
+
Phòng
nằm
trong
vịnh Bắc
BộVịnh
Trang 21/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Thái Lan: nằm ở phía Tây Nam của biển Đông có diện tích 293.000
km2, chu vi khoảng 2300 km. Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam có
diện tích 567km2. Trữ lượng cá ở vịnh Thái Lan khoảng 51 vạn tấn và giàu tài
nguyên giàu khí.
+ Các đảo và quần đảo
Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2773 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu

nằm ở vịnh Bắc Bộ, số còn lại phân bố ở khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung
Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam. Ngoài ra có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
nằm giữa biển Đông.
Có thể kể tên một số đảo và quần đảo có vị trí, vai trò quan trọng đối với
an ninh, quốc phòng, kinh tế xã hội của nước ta là: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, đảo
Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Lý Sơn( Quảng Ngãi),
Phú Quốc( Kiên Giang): đảo Chàng Tây, đảo Thổ Chu, Côn Đảo, Cồn Cỏ, quần
đảo Trường Sa, Hoàng Sa…
* Vài nét về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta: Quần đảo
Hoàng Sa (bãi cát vàng) trực thuộc huyện đảo Hoàng Sa thành phố Đà Nẵng là
quần đảo san hô nằm giữa biển Đông có vĩ độ 15độ 45 phút đến 17 độ 15 phút
Bắc ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng, ở kinh độ 111 độ đến 113 độ Đông. Từ
thế kỉ XVII, XVIII các chính quyền nước ta đã tổ chức khai thác quần đảo. Đến
đầu thế kỉ XIX nhà nước Việt Nam đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần
đảo. Quần đảo Hoàng Sa gồm 30 đảo: bãi San Hô, mỏm đá ngầm … có diện tích
khoảng 30.000km2, có 4 điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông tại Đá Bắc, Bãi Ốc tai
voi, đảo Tri Tôn và Bãi Gò Nổi.
Khoảng cách từ đảo Tri Tôn( 15độ 47 phút Bắc đến 111 độ 12 phút
Đông) tới đảo Lý Sơn của nước ta( 15 độ 22 phút Bắc đến 109độ 07 phút Đông)
là 123 hải lí.
Khoảng cách từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba làng An( 15 độ 14 phút bắc đến
108độ 56 phút Đông) thuộc đất liền Việt Nam chỉ là 135 hải lí. Trong khi quần
đảo Hoàng Sa cách đảo Hải Nam Trung Quốc là 230 hải lí.
Quần đảo Hoàng Sa chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm An Vĩnh gồm: đảo Bắc, đảo Cây, đảo Trung, đảo Đá, đảo
Linh Côn, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đá Bông Bay cồn cát Bắc, cồn cát Nam,
Trang 22/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT


cồn cát Tây, cồn cát Trung, hòn tháp, đã Trung Nghĩa, bãi Bình Sơn, hò
Hổi, Thủy tề , Quảng Nghĩa….
+ Nhóm Lưỡi Liềm gồm: đảo Ba Ba, Bạch Quy, Duy Mộng, Hoàng Sa,
Hữu Nhật, Lưỡi liềm, Ốc Hoa, Quang Ảnh, Quang Hòa, Tri Tôn, Đá bắc,
Đá Hải Sâm, Đá Lồi…
Các đảo chính lớn: Đảo Đá, Đảo Cây, Đảo Phú Lâm..

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
+ Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa gồm 100 đảo nhỏ,bãi ngầm, bãi san hô cách quần
đảo Hoàng Sa 200 hải lí về phía Nam với diện tích 180.000 km2 nằm ở vĩ độ 6
độ 12 phút Bắc đến 12 độ Bắc, 111độ 30 phút Đông đến 117 độ 20 phút Đông,
cách vịnh Cam Ranh( Khánh Hòa) 248 hải lí, cách đảo Hải Nam Trung Quốc
595 hải lí. Việt Nam chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết,
Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Biển , Bình Nguyên. Đảo Ba Bình là đảo có diện
tích rộng nhất( 0,6 km2). Đảo Song Tử Tây có vị trí cao nhất là 4m so với mặt
nước biển. Các đảo chính của quần đảo Trường Sa gồm: Ba Bình, Thị tứ, Bến
Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây. Diện tích đất nổi xấp xỉ bằng 5
km2. Hiện nay, Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đã ngầm trên
quần đảo Trường Sa.

Trang 23/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

Quần đảo Trường Sa Việt Nam.
+ Đảo Cát Bà: là quần thể gồm 367 đảo có diện tích gần 300km2,
trong đó có vườn quốc gia Cát Bà rộng 15.000 ha được UNESCO công nhận là

khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Đảo ngọc Cát Bà- Hải Phòng.
+ Đảo Bạch Long Vĩ diện tích 3045 km2, chu vi khoảng 6,5 km, là một
trong những đảo lớn của nước ta ở vịnh Bắc Bộ.

Đảo Bạch Long Vĩ.
Trang 24/36


Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn GDCD bậc THPT

+ Vịnh Nha Trang diện tích 507 km2 gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, là trung
tâm du lịch nổi tiếng của thành phố Nha Trang và là một trong những vịnh biển
đẹp nhất thế giới.

Vịnh Nha Trang Việt Nam.
+ Vịnh Hạ Long diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, là di sản
thiên nhiên thế giới, là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, có
nhiều giá trị về khảo cổ, địa chất, thẩm mỹ và đa dạng sinh học.

Vịnh Hạ Long Việt Nam.
+ Đảo Ngọc Phú Quốc diện tích 589,23 km2 được UNESCO công nhân là
khu dự trữ sinh quyển thế giới, nơi có nhà tù Phú Quốc lưu giữ tội ác chiến tranh
của chế độ Mỹ- Ngụy đối với những người lính cộng sản yêu nước Việt Nam.

Trang 25/36



×