Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thực trạng hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng lao động tại công ty cổ phần sông đà 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.49 KB, 45 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
Những nội dung trong đề tài này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cô giáo Đoàn Thị Vượng.
Mọi tham khảo dùng trong đề tài đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình và thời gian.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Ký tên

Nguyễn Thị Kim Ngân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt được đề tài này là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều
người, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Thị Vượng người đã
tận tâm hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian học tập môn Luật lao động .
Đồng thời em xin cảm ơn Công ty cổ phần Sông Đà 6 đã cung cấp cho em
nhiều tài liệu liên quan đến đề tài, tạo điều kiện cho em hoàn thiện được đề tài
Bài thu hoạch được thực hiện trong thời gian ngắn bước đầu đi vào
thực tế, kiến thức còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy khó tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy cô để tiểu luận em được hoàn thiện hơn.


BẢNG DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4



Chữ cái viết tắt/ ký hiệu
BLLĐ
HĐLĐ
NLĐ
NSDLĐ

Cụm từ đầy đủ
Bộ luật lao động
Hợp đồng lao động
Người lao động
Người sử dụng lao động


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
BẢNG DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................3
MỤC LỤC................................................................................................................ 4
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................4
7.Cấu trúc của đề tài..........................................................................................4
NỘI DUNG............................................................................................................... 5

Chương 1.................................................................................................................. 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG...................................5
1.1. Một số vấn để chung liên quan đến hợp đồng lao động..............................5
1.1.1. Khái niệm................................................................................................5
1.1.2. Ý nghĩa của hợp đồng lao động...............................................................5
1.1.3. Đặc trưng của Hợp đồng lao động...........................................................6
1.1.4. Vai trò của Hợp đồng lao động.................................................................7
1.1.5. Phạm vi và đối tượng áp dụng hợp đồng lao động...................................7
1.2. Khái quát những quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động....9
1.2.1. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động........................................................9
1.2.2. Hình thức của hợp đồng lao động..........................................................10
1.2.3. Nguyên tắc giao kiết hợp đồng lao động................................................11
1.2.4. Nội dung của hợp đồng lao động...........................................................11
1.2.5. Loại hợp đồng lao động.........................................................................12
1.3. Những quy định của pháp luật về thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng
lao động...........................................................................................................13


1.3.1. Thực hiện HĐLĐ...................................................................................13
1.3.2. Thay đổi hợp đồng lao động..................................................................14
1.3.3. Tạm hoãn hợp đồng lao động.................................................................15
Chương 2................................................................................................................ 16
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6..............................................................16
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Sông Đà 6.................................................16
2.1.1. Tổng quan về Công ty............................................................................16
2.1.2. Lịch sử hình thành của Công ty.............................................................17
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.........................................................20
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty...................................................................20
2.2. Thực tiễn hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng lao động tại Công ty...21

2.2.1. Đặc điểm về lao động............................................................................21
2.2.2. Thực trạng giao kết và thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty..........22
2.2.2.1. Thực trạng giao kết hợp đổng lao động...............................................22
2.2.2.2. Thực trạng thực hiện hợp đồng lao động.............................................23
2.3. Những hạn chế thường gặp khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động tại
Công ty............................................................................................................25
2.3.1. Những hạn chế khi giao kết hợp đồng lao động tại Công ty..................25
2.3.2. Những sai sót trong việc áp dụng hợp đồng lao động tại Công ty..........26
2.3.2.1. Đối với người sử dụng lao động..........................................................26
2.3.2. Đối với người lao động..........................................................................28
Chương 3................................................................................................................ 29
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ VỀ GIAO
KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG..............................................29
3.1. Nguyên nhân của những hạn chế về giao kết thực hiện hợp đồng lao động
......................................................................................................................... 29
3.1.1. Nguyên nhân khách quan.......................................................................29
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................30
3.2. Một số giải pháp hạn khắc phục những hạn chế về giao kết thực hiện hợp
đồng lao động kèm theo ý kiến bản thân..........................................................31
3.2.1. Đối với người lao động và người sử dụng lao động...............................31


3.3.2. Đối với cơ quan nhà nước......................................................................32
3.3. Đề xuất ý kiến của bản thân......................................................................34
KẾT LUẬN............................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................39


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xã hội, hợp
đồng lao động có vai trò ngày càng quan trọng. Trước hết, nó là cơ sở để các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyển chọn lao động phù hợp với yêu
cầu của mình. Mặt khác, hợp đồng lao động là một trong những hình thức
pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm việc, tự do, tự nguyện
lựa chọn việc làm cũng như nơi làm việc.
Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng lao động còn có ý nghĩa quan
trọng hơn. Thông qua hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan
hệ lao động (người lao động và người sử dụng lao động) được thiết lập và xác
định rõ ràng. Đặc biệt, hợp đồng lao động quy định trách nhiệm thực hiện hợp
đồng và nhờ đó đảm bảo quyền lợi của người lao động (vốn luôn ở thế yếu
hơn so với người sử dụng lao động). Trong tranh chấp lao động cá nhân, hợp
đồng lao động được xem là cơ sở chủ yếu để giải quyết tranh chấp. Đối với
việc quản lý Nhà nước, hợp đồng lao động là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực
làm việc trong các doanh nghiệp.
Chính vì vậy việc kí kết hợp đồng lao động khi tuyển dụng người lao
động là một việc không thể thiếu đối với bất cứ một cơ quan tổ chức nào. Tuy
nhiên bên cạnh việc chấp hành đúng quy định của pháp luật trong giao kết và
thực hiện hợp đồng thì vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế chúng ta cần xem xét
và đưa ra biện pháp khắc phục.
Công ty cổ phần Sông Đà 6 là một công ty chuyên làm các công trình
hạng mục xây dựng lớn và đã đạt được nhiều thành công trong những năm
qua. Tuy nhiên hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng lao động vẫn còn
nhiều hạn chế. Xuất phát từ nhận thức của bản thân và tầm quan trọng của
hợp đồng lao động em đã lựa chọn Công ty cổ phần Sông Đà 6 là đối tượng
nghiên cứu và khảo sát với tên gọi“ Thực trạng hoạt động giao kết, thực
hiện hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần Sông Đà 6”. Việc tìm hiểu,
nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho sinh viên đặc biệt là sinh viên khoa quản trị
1



nhân lực như chúng em có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề có
liên quan đến hợp đồng lao động và học tốt bộ môn Luật lao động, cũng như
tích lũy thêm kiến thức cho công việc của bản thân trong tương lai.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Công
ty cổ phần Sông đà 6.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng
lao động tại Công ty cổ phần Sông đà 6.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn những vấn đề cơ bản về giao
kết và thực hiện hợp đồng lao động.
Tìm hiểu thực trạng vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng lao động tại
Công ty, đưa ra những ưu điểm và hạn chế về vấn đề này tại Công ty cổ phần
Sông đà 6.
Đề xuất một số giải pháp để vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động đối với Công ty nói riêng và với các cơ quan tổ chức khác nói chung
nhằm hoàn thiện và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, thể hiện được
hết vai trò của hợp đồng lao động.
4. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là một vấn đề rất quan
trọng đối với mỗi cơ quan tổ chức vì vậy đòi hỏi những người tham gia vào
công tác tuyển dụng, soạn thảo hợp đồng lao động phải có sự hiểu biết về
trình độ chuyên môn cũng như các quy định của pháp luật trong việc giao kết
và thực hiện hợp đồng lao động.
Khi nói đến vấn đề này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập
đến, vấn đề này đã thu hút được rất nhiều cán bộ quản lí nhân sự, lãnh đạo,
cũng như cơ quan nhà nước và các cá nhân. Một số công trình nghiên cứu tiêu

biểu về vấn đề này bao gồm:
2


Cuốn sách “Giáo trình luật lao động Việt Nam” của trường Đại học luật
Hà Nội , NXB Công an nhân dân năm 2013. Cuốn sách nhiều vấn đề và khía
cạnh liên quan đến lao động như vai trò của nhà nước trong lĩnh vực lao động,
việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, tiền lương… giúp cho người đọc đặc
biệt là sinh viên có sự hiểu biết đúng đắn về luật lao động.
Cuốn sách “Bộ luật lao động 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/5/2013)–
chính sách tiền lương, tiền công, Bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu, thai sản, làm
thêm giờ,kí kết hợp đồng mới” của Bộ LĐ – TB và Xã hội, NXB lao động.
Cuốn sách này giúp cho các cơ quan, đơn vị ban ngành, cá nhân kịp thời nắm
bắt được những quy định mới và cuốn sách sẽ là một cẩm nang quý giúp cho
các cơ quan, đơn vị, các ban ngành, doanh nghiệp và người lao động nắm bắt
được những nội dung cần thiết nhất trong lĩnh vực quản lý lao động tiền
lương
Tạp chí “Những vấn đề cần sửa đổi về hợp đồng lao động trong Bộ
luật lao động”, Của tác giả Trần Thị Thúy Lâm, tạp chí dân chủ và pháp luật,
số 9/2009. Trong bài viết đã đưa ra và giúp người đọc nắm bắt những vấn đề
thiếu sót cần sửa đổi về hợp đồng lao động trong Bộ luật lao dộng Việt Nam
Tạp chí “Khái lược về sự phát triển của hợp đồng lao động ở Việt
Nam” của tác giả Lưu Bình Nhưỡng, Tạp chí luật học, số 3/1995. Trong đó đã
khái quát nên các giai đoạn hình thành và phát triển của hợp đồng lao động để
giúp cho độc giả thấy được sự thay đổi những điểm tiến bộ của hợp đồng lao
dộng qua từng giai đoạn.
Cuốn sách “Pháp luật hợp đồng lao động lao động Việt Nam thực trạng
và phát triển” của tác giả Nguyễn Hữu Chí, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội.
2003. Cuốn sách đã đưa ra những quy định của pháp luật về hợp đồng lao
động, đưa ra những hạn chế và biện pháp khắc phục giúp cho vấn đề thực

hiện hợp đồng lao động được tốt hơn.
Cuốn sách “Giáo trình luật lao động và an ninh xã hội” của tác giả
Nguyễn quang Quýnh, Sài Gòn năm 1972.
Những tài liệu trên là những gợi ý quá báu, có giá trị tham khảo kế thừa
3


để bản thân em nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động giao kết, thực
hiện hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần Sông đà 6” được tốt hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát;
Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu;
+ Nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo;
+ Nguồn tin từ mạng internet;
6. Đóng góp của đề tài
Để tài nghiên cứu giúp hoàn thiện hơn việc giao kết và thực hiện hợp
đồng lao động tại Công ty cổ phần Sông Đà 6.
Đề tài góp phần làm rõ thực trạng trong vấn đề giao kết và thực hiện
hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần Sông Đà 6.
Kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu phục vụ
cho quá trình học tập của bản thân và sinh viên sau này.
7.Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về hợp đồng lao động
Chương 2: Thực trạng vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng lao động tại
Công ty cổ phần Sông Đà 6.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế về giao
kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần Sông Đà 6.


4


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1.1. Một số vấn để chung liên quan đến hợp đồng lao động
1.1.1. Khái niệm
Để thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng
lao động, phải có một hình thức nào đó để làm phát sinh mối quan hệ giữa hai
bên chủ thể của quan hệ lao động, hình thức đó chính là hợp đồng lao động.
Thực chất của hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên là
người lao động đi tìm việc làm, còn bên kia là người sử dụng lao động cần
thuê mướn người làm công. Trong đó người lao động không phân biệt giới
tính và quốc tịch, cam kết làm một công việc cho người sử dụng lao động,
không phân biệt là thể nhân hoặc pháp nhân, công pháp hay tư pháp, bằng
cách tự nguyện đặt hoạt động nghề nghiệp của mình dưới quyền quản lý của
người đó để đổi lấy một số tiền công lao động gọi là tiền lương.
Theo điều 15 BLLĐ năm 2012 quy định:
“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Như vậy ta thấy có ba yếu tố cấu thành hợp đồng lao động :
1. Có sự cung ứng một công việc;
2. Có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương;
3. Có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người lao động trước người sử
dụng lao động
1.1.2. Ý nghĩa của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động có vai trò rất quan trọng trong đời sống , kinh tế, xã
hội:

− Đối với người lao động: Hợp đồng lao đồng là một trong những hình
thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm việc, tự do tự
nguyện chọn việc làm cũng như nơi làm việc;
5


− Đối với người sử dụng lao động: Hợp đồng lao động là cơ sở để các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân tuyển chọn lao động phù hợp với
yêu cầu của mình. Đồng thời việc quy định các chế độ tiền lương, tiền thưởng
và các phúc lợi khác hợp lý trong hợp đồng lao đồng sẽ là động lực thúc đẩy
người lao động làm việc với hiệu suất cao để từ đó góp phần phát triển kinh tế
cho đất nước và nâng cao thu nhập cho từng người lao động để đảm bảo tái
sản xuất mở rộng.
− Đối với Nhà nước:
+ Hợp đồng lao động giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý
được lực lượng lao động trong biên chế và ngoài biên chế. Đó là cơ sở pháp
lý để cơ quan
+ Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện của
các chủ sử dụng lao động.
+ Do có tính pháp lý chặt chẽ trong hợp đồng lao đồng nên việc chi trả
lương hàng tháng cho người lao động thường duy trì ổn định góp phần ổn
định kinh tế đất nước;
+ Vì mỗi gia đình là một “tế bào” của xã hội nên khi người lao động có
kinh tế (thu nhập) ổn định thì xã hội tất yếu sẽ được duy trì, khi đó an ninh
chính trị được giữ vững và các tệ nạn xã hội sẽ hạn chế;
+ Đồng thời khi người lao động có mức sống cao hơn và họ sẽ quan
tâm nhiều hơn đến vấn đề giáo dục và văn hoá do đó họ sẽ đầu tư nhiều cho
sự nghiệp giáo dục khi đó nhận thức của toàn xã hội sẽ được nâng cao và góp
phần trực tiếp vào việc duy trì ổn định đời sống xã hội và gián tiếp thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.

1.1.3. Đặc trưng của Hợp đồng lao động
Thứ nhất, có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động với người sử
dụng lao động. Vì vậy, yếu tố bình đẳng trong hợp đồng dường như mờ nhạt,
khi người sử dụng lao động có quyền ra lệnh cho người lao động và người lao
động có nghĩa vụ phải thực hiện.
Thứ hai, đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả công. HĐLĐ là một
6


loại quan hệ mua bán đặc biệt khi hàng hoá mang ra trao đổi là sức lao động,
luôn tồn tại gắn liền với cơ thể người lao động. Tiền công trong HĐLĐ được
trả cho sức lao động hiện tại - lao động sống.
Thứ ba, HĐLĐ do đích danh người lao động thực hiện. Người lao
động phải trực tiếp thực hiện HĐLĐ, người lao động muốn nhờ người khác
làm thay phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Đây cũng là điểm
khác biệt lớn nhất giữa HĐLĐ với hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Vì
trong hợp đồng dân sự hay trong hợp đồng kinh tế, người ký hợp đồng có thể
uỷ quyền hoặc thuê người khác thực hiện, đảm bảo đúng nghĩa vụ hai bên đã
thoả thuận.
Thứ tư, nội dung của HĐLĐ luôn bị chi phối bởi những giới hạn pháp
lý nhất định.Cũng như các loại hợp đồng khác, nội dung của HĐLĐ do các
bên thoả thuận. Tuy nhiên, quyền tự do của các bên thường bị chi phối bởi các
quy định của pháp luật lao động. Đặc trưng này của HĐLĐ, xuất phát từ nhu
cầu bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động trong nền kinh tế thị trường trên
cơ sở nguyên tắc thoả thuận: quyền lợi của người lao động là tối đa, nghĩa vụ
là tối thiểu.
Thứ năm, HĐLĐ được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian
nhất định hay vô hạn định. Sự ngắt quãng, tạm ngưng trong việc thực hiện
hợp đồng chỉ được thực hiện trong các trường hợp được pháp luật quy định.
1.1.4. Vai trò của Hợp đồng lao động

− Là những quy định mang tính pháp lý, ràng buộc giữa người sử dụng
lao động và người lao động thông qua quyền và nghĩa vụ;
− Là cơ sở căn bản giải quyết tranh chấp lao động;
− Là cơ sở pháp lý để thiết lập các quan hệ khác;
− Nâng cao và phát huy quyền dân chủ.
1.1.5. Phạm vi và đối tượng áp dụng hợp đồng lao động
a) Phạm vi áp dụng HĐLĐ
Các tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải tiến hành giao
kết hợp đồng lao động.Tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải
7


thực hiện giao kết hợp đồng lao động:
− Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà
nước, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
− Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
− Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải
là công chức, viên chức nhà nước;
− Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân
dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;
− Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình
và cá nhân có sử dụng lao động;
− Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập;
− Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh
thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều
ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham
gia có quy định khác;
− Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động
nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

b) Đối tượng áp dụng HĐLĐ
Đối tượng áp dụng: HĐLĐ áp dụng cho các đối tượng NLĐ làm công
ăn lương sau đây:
− Người lao động (không phải là công chức nhà nước) làm việc trong
các đơn vị kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp quốc phòng, các đơn vị kinh tế
của lực lượng vũ trang nhân dân;
− Người lao động làm việc trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh,
làm việc cho các cá nhân, hộ gia đình, làm việc trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài;
− Người lao động làm việc trong các công sở nhà nước từ trung ương
đến tỉnh, huyện và cấp tương đương, nhưng không phải là công chức nhà
8


nước;
− Những đối tượng khác, do tính chất và đặc điểm lao động và mối
quan hệ lao động có những điểm khác biệt nên không thuộc đối tượng áp
dụng hợp đồng lao động mà áp dụng hoặc sử dụng những phương thức tuyển
dụng và sử dụng lao động khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Khái quát những quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng
lao động.
1.2.1. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động
Các quy định về chủ thể giao kết hợp đồng lao động là những điều kiện
mà những chủ thể tham gia phải có, đó là năng lực pháp luật lao động và năng
lực hành vi lao động.
Theo đó, tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2015 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động có
hướng dẫn cụ thể hơn về người giao kết hợp đồng lao động, cụ thể:
− Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động
là người thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp,
hợp tác xã;
+ Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp
luật;
+ Chủ hộ gia đình;
+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;
Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng
lao động quy định tại các ba trường hợp đầu không trực tiếp giao kết hợp
đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết
hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định.
− Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người
thuộc một trong các trường hợp sau:
9


+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có
sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
+ Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự
đồng ý của người dưới 15 tuổi;
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền
hợp pháp giao kết hợp đồng lao động;
+ Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được tiếp
tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Ngoài ra:
+ Đối với người nước ngoài làm việc tại các daonh nghiệp, tổ chức ở
Việt Nam theo quy định từ Điều 169 đến Điều 175 của bộ luât lao động 2012;
+ Đối với người lao dộng Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nnhân
nước ngoài tại Việt Nam theo quy định 168 bộ luật lao động năm 2012.

1.2.2. Hình thức của hợp đồng lao động
Theo quy định HĐLĐ bao gồm: HĐLĐ bằng văn bản, HĐLĐ bằng lời
nói (bằng miệng) và HĐLĐ bằng hành vi. Tuy nhiên việc giao kết HĐLĐ
theo hình thức nào không phải là sự tùy liệu cảu các bên mà phải tuân theo
quy định của pháp luật.
HĐLĐ bằng văn bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Theo quy định HĐLĐ bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây:
+ HĐLĐ không xác định thời hạn;
+ HĐLĐ xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên;
+ HĐLĐ với người giúp việc gia đình
+ HĐLĐ làm việc với tư cách là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên trong các
khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy…không phân biệt thời hạn thực hiện HĐLĐ
HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán
thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết
có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên . khi
10


giao kết bằng lời nói các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết
HĐLĐ. Hợp đồng bằng lời nói được áp dụng cho các công việc có tính chất
tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng.
HĐLĐ hành vi thể hiện thông qua hành vi các chủ thể khi tham gia
quan hệ, ví dụ hành vi làm việc của NLĐ; hành vi bố trí công việc, trả lương
… của NSDLĐ.
1.2.3. Nguyên tắc giao kiết hợp đồng lao động
Theo điều 17 của Bộ luật lao động 2012 quy định:
“1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật,
thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”
1.2.4. Nội dung của hợp đồng lao động

Hiểu theo nghĩa rộng, nội dung của HĐLĐ bao gồm toàn bộ những vấn
đề được phản ánh trong HĐLĐ nhằm tạo lập nên giá trịn pháp lí của bản
HĐLĐ
Theo điều 23 của bộ luật lao động 2012 quy định:
“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp
pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng
minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương
và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
11


2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh
doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao
động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời
hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường
trong trường hợp người lao động vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể
giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung
nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu

ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê
làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của nhà nước do chính phủ quy
định.”
1.2.5. Loại hợp đồng lao động.
Theo điều 22 bộ luật lao động năm 2012 có quy định :
“ 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau
đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó
hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng
thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều
này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao
động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết
12


theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động
không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn
là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác
định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động

vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời
hạn.
3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính
chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế
người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai
nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
1.3. Những quy định của pháp luật về thực hiện, thay đổi, tạm hoãn
hợp đồng lao động
1.3.1. Thực hiện HĐLĐ
Quá trình thực hiện HĐLĐ là sự hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên trong quan hệ lao động. Vậy, thực hiện HĐLĐ là hành vi
pháp lí của hai bên nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong
hợp đồng lao động. Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, ccác chủ thể cần phải
thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết đồng thời tạo điều kiện để bên kia thực
hiện hợp đồng trên cơ sở của nguyên tắc thiện chí.
Về mặt nguyên tắc các bên phải thực hiện đúng đầy đủ HĐLĐ trên cơ
sở những nội dung đã thỏa thuận trong HĐLĐ. Tuy nhiên, do thỏa thuận cảu
ác bên được xác lập tại thời điểm cụ thẻe với những điều kiện khả năng thực
hiện nhất định, trong khi đó quan hệc của hai bên chịu sự chi phôiú rất lớn từ
những điều kiện khách quan của thị trường. Do đó, trong quá trình thực hiện
HĐLĐ thực tế có thể vì những lí do chủ quan khách quan khác nhau mà các
bên không thể thực hiện đươc các thảo thuận như mong muốn và vid vậy
dường như thay đổi nội dung HĐLĐ trong một số trường hợp là một sự tất
13


yếu.
1.3.2. Thay đổi hợp đồng lao động
Thay đổi HĐLĐ là hành vi pháp lí của các bên nhằm thay đổi quyền và

nghĩa vụ trong quan hệ lao động
Các quy định của pháp luật về thay đổi HĐLĐ bao gồm các vấn đề:
+ Thay đổi HĐLĐ: Theo quy định trong quá trình thực hiện HĐLĐ,
nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo trước cho
bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Ngoài ra việc thay đổi phải tuân thủ theo
quy định cảu pháp luật:
• Khoản 1 Điều 31 BLLĐ năm 2012 quy định: “Khi gặp khó khăn đột
xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc
phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu
sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển
người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không
được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự
đồng ý của người lao động.”
• Khoản 4 Điều 30 BLLĐ năm 2012 quy định: “Công việc theo hợp
đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa
điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận
khác giữa hai bên.”
• Điều 45 BLLĐ năm 2012 quy định: “Trong trường hợp sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế
tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành
việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.”
+ Về thời điểm có hiệu lực của HĐLĐ, theo quy định thì có ba thời
điểm:
• Từ ngày hai bên giao kết;
• Từ ngày hai bên thỏa thuận;
• Hoặc pháp luật có quy định khác.
14


1.3.3. Tạm hoãn hợp đồng lao động

Tạm hoãn HĐLĐ là một sự kiện pháp lí đặc biệt. Nó biểu hiện là sự
tạm thời không thực hiện các quyền và nghĩa vụ cảu hai bên trong một thời
hạn nhất định. Như vậy ở đây HĐLĐ không phải bị hủy bỏ hay hết hiệu lực.
Hết thời gian tạm hoãn, nói chung hợp đồng lại được tiếp tục thực hiện. Vậy,
tạm hoãn HĐLĐ là sự kiện pháp lí nhằm tạm dừng trong thời gain nhất định
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Do
đó, có thể hiểu trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ nói
chung không phát sinh các quyền về nghĩa vụ lao động.
Các trường hợp tạm hoãn HĐLĐ được quy định tại Điều 32 BLLĐ năm
2012. Cụ thể:
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Việc giải quyết hậu quả pháp lí của tạm hoãn HĐLĐ theo quy định của
luât trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

15


Chương 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Sông Đà 6
2.1.1. Tổng quan về Công ty
− Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 6

− Tên tiếng Anh: Song Da 6 Joint stock company
− Trụ sở chính: Toà nhà TM, Khu đô thị Văn Khê, Phường La
Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
− Tel: 04.2216 9622
− Fax: 04.2225 3366
− Website: www.songda6.com.vn
− Email:
− Mã số thuế: 4400135552
− Vốn điều lệ: 347.716.110.000 vnđ
Tầm nhìn 2025
Xây dựng Sông Đà 6 trở thành nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp, đủ
năng lực làm Tổng thầu xây dựng hoặc Tổng thầu EPC các dự án Thủy điện,
nhiệt điện, giao thông đô thị, dân dụng và công nghiệp, tiến tới làm chủ công
nghệ xây dựng nhà máy Điện hạt nhân; mô hình quản trị phù hợp với thông lệ
Quốc tế, nhân lực chất lượng cao, công nghệ xây dựng hiện đại, đủ năng lực
hội nhập với thị trường quốc tế.
Tuyên ngôn sứ mệnh
Đối với khách hàng: Sông Đà 6 là người bạn đồng hành tin cậy và lâu
dài của quý khách hàng trên con đường phát triển; luôn cam kết cung cấp cho
quý khách hàng các sản phẩm xây dựng chất lượng cao bền vững cùng năm
tháng và tiến độ tốt nhất với mức giá phù hợp với thị trường.
Đối với cổ đông: Là một tổ chức kinh tế hoạt động bền vững và hiệu
16


quả cao đảm bảo lợi ích cao và lâu dài cho cổ đông
Đối với người lao động: Tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên
nghiệp, an toàn, đảm bảo đời sống và vật chất và tinh thần; tạo động lực và
môi trường để cán bộ công nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân đóng
góp cho xây dựng Công ty.

Đối với xã hội: Đồng hành cùng sự phát triển của Tổng công ty Sông
Đà vì sự nghiệp hiện đại hóa của đất nước, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ nộp ngân sách với nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng
đồng, cam kết mang đến những sản phẩm thân thiện với môi trường
Giá trị cốt lõi
Sự chuyên nghiệp trong xây dựng với mô hình quản trị và công nghệ
xây dựng hiện đại để tạo nên công trình chất lượng cao, tiến độ tốt nhất với
mức giá cả hợp lý là giá trị cốt lõi cảu Sông Đà 6.
2.1.2. Lịch sử hình thành của Công ty
Giai đoạn từ 01/05/1983 đến năm 1990
Trụ sở Công ty: Tại thị xã Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình
Công ty cổ phần Sông Đà 6, tiền thân là Công ty xây dựng Thuỷ Công.
Đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, thành lập ngày 01/05/1983.
Công ty xây dựng Thuỷ Công được Bộ xây dựng Quyết định thành lập để
tham gia thi công các hạng mục công trình thuỷ công chuyên ngành của dự án
thuỷ điện Hoà Bình, công trình thế kỷ của dất nước. Về quy mô Công ty trong
giai đoạn này: Công ty có 6 Xí nghiệp trực thuộc, một Tổng đội máy bơm bê
tông, một sưởng sửa chữa cơ khí, với 10 phòng nghiệp vụ. Lực lượng lao
động tại thời kỳ cao điểm đến hơn 4.000 người. Các hạng mục công trình
chính của dự án thuỷ điện Hoà Bình Công ty đã trực tiếp thi công đều đảm
bảo chất lượng, tiến độ an toàn là: Cửa nhận nước, Đập tràn, Hầm dẫn nước,
Hầm gian biến thế, Hầm gian máy, Hầm giao thông; Khối lượng bê tông đã
thi công là 1.368.380 m3, gia cố lắp đặt 41.421 tấn thép các loại.
Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995
Trụ sở công ty: Tại thị xã Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình.
17


Lần lượt các tổ máy của thuỷ điện Hoà Bình đi vào hoạt động, đánh
dấu thời điểm kết thúc xây dựng công trình thế kỷ. Đồng thời cũng là thời kỳ

thiếu việc làm trầm trọng cho gần 30.000 lao động của công trường. Thời kỳ
này Công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong Tổng công ty Sông Đà
gặp không ít khó khăn về việc làm, do chưa thiết ứng với cơ chế quản lý kinh
tế thị trường. Thu nhập và đời sống của người lao động bị giảm sút.
Nhiệm vụ chính: Là thi công các phần việc còn lại của dự án thuỷ điện
Hoà Bình; Tham gia thi công mở rộng dự án thuỷ điện SêLaBăm thuộc Công
hoà dân chủ nhân dân Lào, nhà máy Xi măng Sông Đà, nhà máy mía đường
Hoà Bình, nhà máy Xi măng Lương sơn v v, để có việc làm cho một phần cán
bộ công nhân viên của Công ty.
Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1999
Trụ sở Công ty: Tại huyện Sông hinh - tỉnh Phú Yên.
Công ty đổi tên từ Công ty xây dựng Thuỷ Công thành Công ty xây
dựng Sông Đà 6 và chuyển trụ sở từ thị xã Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình vào
huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên để tham gia xây dựng dự án thuỷ điện Sông
Hinh.
Nhiệm vụ chính của Công ty: Là xây dựng tuyến năng lượng nhà máy
thuỷ điện Sông Hinh, bao gồm các hạng mục: Cửa nhận nước, Hầm dẫn nước,
Tuyến ống áp lực, nhà máy thuỷ điện, Kênh dẫn nước vào, Kênh dẫn nước ra,
Trạm biến thế điện, Tháp điều áp v v. Giá trị sản lượng thực hiện 355.5 tỷ
đồng; Khối lượng khoan nổ đá hầm vá hở là 9.362.880 m3, thi công bê tông
74.557 m3. Về quy mô: Công ty có 6 phòng nghiệp vụ, 3 Xí nghiệp trực
thuộc, tổng số cán bộ công nhân viên bình quân là 1400 người.
Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005:
Trụ sở Công ty: Tại huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên. Tháng 4/2002
Công ty chuyển trụ sở về công trường thuỷ điện SêSan 3A xã IaKhai - huyện
IaGrai-tỉnh Gia Lai.
Nhiệm vụ chính: Tham gia thi công các hạng mục công trình chính của
dự án thuỷ điện Cần Đơn - tỉnh Bình Phước, dự án do Tổng công ty Sông Đà
18



đầu tư theo hình thức BOT. Tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn
Aroàng Thừa Thiên Huế đến Atép tỉnh Quảng Nam. Tham gia xây dựng các
hạng mục công trình chính dự án thuỷ điện SêSan 3A nằm trên sông SêSan,
bậc thang dưới của thuỷ điện SêSan 3, thuộc địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon
Tum. Tham gia chuẩn bị công trường thuỷ điện SêSan 4 bậc thang dưới của
thuỷ điện SêSan 3A. Quy mô: Công ty có 5 phòng nghiệp vụ, 6 Xí nghiệp
trực thuộc, tổng số cán bộ công nhân viên bình quân là 1.700 người. Tháng
12/2003 Công ty cổ phần hoá Xí nghiệp Sông Đà 6.06 trực thuộc Công ty
thành Công ty cổ phần Sông Đà 6.06. Tháng 9/2004 Công ty cổ phần hoá Xí
nghiệp Sông Đà 6.04 trực thuộc Công ty thành Công ty cổ phần Sông Đà
6.04.
Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay:
Trụ sở Công ty: Tòa nhà TM khu đô thị Văn Khê - phường La Khê quận Hà Đông, TP Hà Nội.(Hình ảnh 2.1: Hình ảnh trụ sở của Công ty )
Công ty đã cổ phần hoá và chuyển đổi thành Công ty cổ phần từ
01/01/2006; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 3903400072 do sở kế
hoạch tỉnh Gia Lai cấp ngày 03/01/2006. Trụ sở Công ty: Tòa nhà TM khu đô
thị Văn Khê - phường La Khê - quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Nhiệm vụ chính của Công ty: Thi công các hạng mục công trình chính
của dự án thuỷ điện SêSan 4,Sê San 4a, thủy điện Hủa Na, thủy điện Sơn La,
thủy điện Nậm Chiến, thủy điện Huội Quảng...Đắp đập, thi công bê tông đầm
lăn, bê tông cửa nhận nước, đập tràn nhà máy, kênh dẫn nước ra, sản xuất đá
xây dựng, sản xuất bê tông; Tham gia thi công cầu đường, thi công các hạng
mục công trình chính và khai thác sản xuất đá xây dựng dự án thuỷ điện
SêKaMan 3 thựôc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào bao gồm công tác thi
công đất, đá, bê tông các hạng mục công trình chính cửa nhận nước, đập tràn,
đập dâng, hầm dẫn nước, nhà máy thuỷ điện, sản xuất vật liệu đá, bê tông và
chuẩn bị đầu tư một số dự án như: Xây dựng khu chung cư CT2 , tòa nhà
thương mại hỗn hợp TM tại khu đô thị Văn Khê Hà Đông - TP Hà Nội, triển
khai xây dựng dự án khu nhà ở cao cấp HH6 Nam An Khánh - Hà Nội, Triển

19


×