Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại phủ dầy, huyện vụ bản, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 71 trang )

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2017
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI PHỦ DẦY,
HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

Người hướng dẫn : Ths. Nghiêm Xuân Mừng
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Đức Anh
Lớp
: 1405QLVA

Hà Nội - 2017
Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

1


KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2017
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI PHỦ DẦY,
HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Đức Anh


Thành viên

: Vũ Thị Thảo

Lớp

: 1405QLVA

Hà Nội -2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG..........................................................6
VÀ KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU.......................................6
1.1. Khái niệm và các hình thức tín ngưỡng.................................................................................6
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng..........................................................................................................6
1.1.2 Một số hình thức tín ngưỡng tại Việt Nam..........................................................................7
1.2. Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu........................................................................................15
1.2.1. Quan niệm về tín ngưỡng thờ Mẫu..................................................................................15
1.2.2. Nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng thờ Mẫu..............................................................17
1.2.3 Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu.........................................................................................19
Tiểu kết chương 1........................................................................................................................22

CHƯƠNG 2....................................................................................................23
THỰC TRẠNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI PHỦ DẦY...................23
2.1. Khái quát về huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định và phủ Dầy.....................................................23
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên...........................................................................................................23
2.1.2. Lịch sử hình thành.............................................................................................................24

2.1.3. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội......................................................................................24
2.2. Cơ sở thờ tự..........................................................................................................................25
2.2.1. Lịch sử xây dựng................................................................................................................25
2.2.2. Đối tượng thờ cúng...........................................................................................................29
2.2.3. Giá trị kiến trúc nghệ thuật...............................................................................................34
2.3. Nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy.......................................................35
2.3.1. Nghi lễ hầu đồng................................................................................................................35
2.3.2. Lễ hội Phủ Dầy...................................................................................................................43


2.4. Giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy...............................................................................47
2.4.1. Tính lịch sử.........................................................................................................................47
2.4.2. Tính giáo dục......................................................................................................................47
2.4.3. Tính nghệ thuật..................................................................................................................48
2.4.4. Tính gắn kết cộng đồng......................................................................................................49
Tiểu kết chương 2........................................................................................................................49

Chương 3........................................................................................................50
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ..........................................................50
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI PHỦ DẦY...............................................50
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dày hiện nay............................50
3.1.1. Mặt tích cực.......................................................................................................................50
3.1.2. Mặt hạn chế......................................................................................................................52
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu................................................54
3.2.1. Tuyên truyền giáo dục.......................................................................................................54
3.2.2 Kiểm tra, giám sát...............................................................................................................55
3.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy.................58

KẾT LUẬN....................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................61

PHỤ LỤC.......................................................................................................62


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Thờ Mẫu là tín ngưỡng cội nguồn, đích thực của Việt Nam, trường tồn
với dân tộc vì nó có được lòng tin cao cả, có quy mô về tâm linh và về lượng
tín đồ trong cả nước. Người Việt Nam ta có câu: “Phúc đức tại mẫu” để
khuyên các bà mẹ ăn ở phúc đức, không làm điều ác và điều không hay cho
cộng đồng. Như vậy, sau này con cháu sẽ được những điều tốt lành, để phước
cho đời sau. Và các con cháu cũng sẽ làm theo bà, theo mẹ mà nhắc nhau
những điều khuyến thiện trừ ác. Đức tính tốt đẹp này có từ cái thời xa xưa và
được truyền lại cho đời sau bằng những lời truyền miệng, ca dao, bài hát…
Và trong tâm đức sâu thẳm của mọi người. Mẫu (mẹ) là tất cả, là nguồn gốc.
Từ mẹ, người ta được sinh ra, đến khi chết, lại trở về đất mẹ. Dân gian truyền
tụng nhau câu ca dao “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”, uống nước nhớ
nguồn, đạo lý cha truyền con nối.
Phủ Dầy được coi là nơi phát tích của đạo Mẫu tứ phủ. Toàn bộ quần
thể di tích này có kiến trúc đẹp, hài hòa, trang nghiêm với những tòa nhà bề
thế và dày đặc công trình thờ tự của nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Có
thể nói Phủ Dầy là vùng địa linh của văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm
bản sắc Việt Nam. Bản chất người Việt mang tính mở, nên trong giao lưu văn
hóa họ tiếp nhận, hỗn dung các yếu tố văn hóa ngoại lai, đồng thời biến đổi
nó, Việt hóa nó thành cái đặc thù của riêng mình. Tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ
là một trong những biểu hiện rõ nhất về tính mở của người Việt. Trong quá
trình giao thoa, tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ đã hỗn dung
yếu tố của cả Phật, Nho và Lão giáo. Hay nói cách khác, để tồn tại và phát
triển trong đời sống Việt, bản thân Phật giáo, Nho giáo hay Lão giáo đều phải
dung hòa với đạo Mẫu. Tính dân tộc của đạo Mẫu được thể hiện từ hình thức
bên ngoài đến nội dung bên trong. Trước điện thờ Mẫu, các vị thần linh cho ta

cảm thấy sự gần gũi chứ không xa lạ, sợ hãi như các tôn giáo khác. Thần điện
của đạo Mẫu đôi lúc được coi là sự khái quát của cung vua, phủ chúa trong
lịch sử phong kiến Việt Nam, nên nó gần với cái thực, đời sống thực. Tín

1


ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ là một bộ phận của tín ngưỡng thờ thần (nữ thần) của
người Việt nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong quá trình hình thành, từ
tín ngưỡng thờ nữ thần gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, tín
ngưỡng thờ Mẫu đã biến đổi, phát triển thành một hệ thống thần linh có các
cấp bậc khác nhau. Cùng với sự phát triển, các nghi thức thờ cúng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu cũng diễn ra bài bản, chặt chẽ hơn.. Quần thể di tích Phủ
Dầy tại làng Vân Cát, xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định với
những nghi lễ, sinh hoạt tâm linh sôi động, hội tụ những đặc trưng nhất của
tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ.
Là sinh viên chuyên ngành Quản lý Văn hoá (Khoa Văn hóa - Thông
tin và Xã hội, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội), từng được tiếp xúc trực tiếp
với các hoạt động tâm linh, các nghi lễ và lễ hội phủ Dầy, nhận thức được
những giá trị lớn của những di sản văn hóa đó, chúng tôi nhận thấy sự cần
thiết phải đi sâu tìm hiểu, khám phá những nét độc đáo, đặc sắc của tín
ngưỡng thờ Mẫu , cũng như những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý di sản
tại đây. Vì vậy đề tài của chúng tôi được thực hiện mong muốn sẽ là công
trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy
giá trị tín ngưỡng thờ mẫu tại phủ Dầy, Nam Định nói riêng cũng như tín
ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Viết về di tích này đã từng có khá nhiều đề tài, công trình nghiên
cứu khoa học đề cập đến. Bên cạnh đó vấn đề về tín ngưỡng không chỉ thu hút
những nhà lãnh đạo mà còn là vấn đề quan tâm của cả những nhà khoa học và

các nhà quản lý. Một số công trình khoa học tiêu biểu có thể kể đến như sau:
- Cuốn “Các nữ thần Việt Nam” (1984) của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị
Ngọc Chúc cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin về hệ thống các Nữ thần ở
Việt Nam.
- Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh là một trong những tác giả có nhiều
công trình đặc sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu như: “Đạo Mẫu” (1994) được tái
bản bốn lần, lần tái bản thứ tư năm 2012 mang tên “Đạo Mẫu Việt Nam”.
Trong tác phẩm này, tác giả xây dựng hệ thống thờ Mẫu với ba cấp độ: thờ
Nữ thần, Mẫu thần, và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, sự tác động và chuyển hóa giữa

2


chúng
- Cuốn “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” (2001) do Ngô
Đức Thịnh chủ biên. Công trình này đi sâu vào nghiên cứu sáu loại hình tín
ngưỡng dân gian tiêu biểu là thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Chử
Đồng Tử, thờ Đức Thánh Trần, tín ngưỡng nghề nghiệp và tín ngưỡng thờ
Mẫu (tác giả gọi là Đạo Mẫu)
- Cuốn “Văn hóa Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung (2004) đã nghiên
cứu sâu sắc vấn đề “Mẫu” nên đưa ra rất nhiều tư liệu về các “Mẫu”. Tuy
nhiên, tác phẩm lại được viết dưới góc độ văn hóa, văn học và lịch sử mà
không xét dưới góc độ tín ngưỡng và tôn giáo.
- Tạp chí văn hóa nghệ thuật Nghệ An xuất bản ngày 02/6/2014 đã ra
bài báo: “ Góp phần tìm hiểu thêm về Mẫu Liễu ở Phủ Dầy” với nội dung giới
thiệu về phủ Vân Cát và phủ Tiên Hương, sự tích Mẫu Liễu Hạnh
- Cuốn “Huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa - Lễ Hội
Phủ Dầy” in lần đầu 2003, tái bản lần 3, Nxb văn hóa thông tin, 2010, nói về
sự tích mẫu Liễu Hạnh và tín ngưỡng hầu đồng trong Lễ Hội Phủ Dầy
Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy cũng được đề cập rất nhiều

trên các báo, tạp chí (trích dẫn).
Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào đề cập, nghiên cứu hệ
thống tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dày với tư cách là một công trình độc lập và
tổng thể dưới góc độ quản lý văn hóa. Vì vậy đề tài của chúng tôi được thực
hiện, mong muốn sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện tín ngưỡng thờ
Mẫu tại đây.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về tín ngưỡng thờ mẫu
thông qua lễ hội phủ Dầy, tỉnh Nam Định từ đấy nổi bật được vai trò, giá trị
của tín ngưỡng. Sau khi làm rõ được vai trò, giá trị từ đó có thể đưa ra các
giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu về thực trạng vai trò, giá trị tín ngưỡng thờ mẫu tại phủ

3


Dầy thông qua hệ thống di tích cùng với các sinh hoạt tâm linh tại đây, từ đó
có thể đưa các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản tín ngưỡng
thờ Mẫu ở đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
- Thời gian : 02 năm, từ năm 2015 đến nay
- Nội dung:Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu tại phủ Dầy thông qua hệ
thống di tích và các sinh hoạt tín ngưỡng ở đây.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Tín ngưỡng thờ Mẫu tại phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh

Nam Định
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thực hiện đề tài này, chúng tôi dùng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa: đây là phương pháp quan trọng
nhất, để trực tiếp có thông tin và hiểu rõ thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu tại
Phủ Dầy, nhóm tác giả tiến hành đến tận hiện trường, quan sát tham dự, mô tả,
ghi chép, thu thập các thông tin dữ liệu từ thực địa, tại địa bàn di tích.
-Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:Tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ
làm công tác quản lý văn hóa, quản lý di tích và người dân sống quanh khu vực
Phủ Dầy để có những thông tin khách quan, khoa học về thực trạng tín ngưỡng
thờ Mẫu ở đây.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài tham khảo và sử dụng các tài
liệu viết về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói riêng, để có
thêm những thông tin bổ trợ sâu rộng hơn cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở những thông tin, dữ liệu
thu thập được từ thực địa và các tài liệu nghiên cứu (sách, báo, tạp chí), nhóm
nghiên cứu đã tiến hành phân loại, xử lý, tổng hợp và phân tích, xử lý cho từng
chương, từng nội dung trong đề tài.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy Nam Định mang những nét đặc

4


trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
- Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ
Dầy được thực hiện thành công và nghiêm túc.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài chia làm 3

chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín ngưỡng thờ Mẫu và khái quát về tín
ngưỡng thờ Mẫu
Chương 2: Thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu tại
Phủ Dầy

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG
VÀ KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
1.1. Khái niệm và các hình thức tín ngưỡng
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng
Có rất nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực, góc độ khác nhau đã đưa
ra khái niệm về tín ngưỡng với những cách nghĩ khác nhau, thậm chí là đối
nghịch nhau.
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý
thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.
Điều này đã được Ăng -ghen khẳng định: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ
là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người”.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: Tín ngưỡng, tôn giáo là một
sức mạnh thần bí, thuộc lĩnh vực tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu
đem lại sinh khí, sức mạnh cho con người. Đại diện cho trường phái này là
Platon, Heghen, ….
Việt Nam từ trước đến nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Trong Hán-Việt từ điển, Đào Duy Anh đã giải nghĩa: “Tín ngưỡng là
lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa”.
GS. Đặng Nghiệm Vạn cho rằng: thuật ngữ tín ngưỡng có thể có 2

nghĩa. Khi nói đến tự do tín ngưỡng, người ta có thể hiểu là niềm tin nói
chung hay niềm tin tôn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần
ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo thì tín ngưỡng chỉ là một bộ
phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo.
Nguyễn Chính cho tín ngưỡng là tâm linh, vì tín ngưỡng và tâm linh là
hạt nhân của tín ngưỡng tôn giáo. Đây là niêm tin, sự trông cậy và yêu quý

6


một thế lực siêu nhiên mà với tri thức của con người và kinh nghiệm chưa đủ
để giải thích và lý giải được.
Một số học giả khác xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các
nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, tập quán, phong tục truyền thống của dân
tộc Việt Nam.
Như vậy, khái niệm tín ngưỡng được nhiều tác giả, nhiều ngành khoa
học tiếp cận với nhiều quan điểm khác nhau.
Thuật ngữ tín ngưỡng bao gồm tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân
gian:
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên theo những
nguên tắc thực hành tôn giáo nhất định.
Tín ngưỡng dân gian phản ánh những ước nguyện tâm linh của con
người và của cả cộng đồng, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ,
gắn liền với phong tục tập quán truyền thống.
Theo GS.TS Phạm Ngọc Quang: Tín ngưỡng dân gian cũng có thể và
cần được xem là một yếu tố, một bộ phận của văn hóa dân gian. Từ quan
niệm đó, nếu văn hóa dân gian được hiểu là loại hình văn hóa ra đời nhờ sự
sáng tạo của chính nhân dân, thì tín ngưỡng dân gian cũng có thể được xem là
loại hình tín ngưỡng tôn giáo do chính nhân dân - trước hết là những người
lao động - sáng tạo ra trên cơ sở những tri thức phản ánh sai lệch dưới dạng

kinh nghiệm cảm tính từ cuộc sống thường nhật của bản thân mình.
1.1.2 Một số hình thức tín ngưỡng tại Việt Nam
Việt Nam là nước đa tôn giáo, tín ngưỡng. Một đặc điểm nổi bật của tín
ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam là sự đan xen, dung hoà của các tôn giáo. Điểm
này cũng xuất phát từ bản thân tính cách của người Việt đó là tính nhân ái,
bao dung cho nên bất cứ một tín ngưỡng, tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam
chúng ta đều tiếp nhận trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những yếu tố phù hợp

7


với phong tục, tập quán của người Việt, hay nói cách khác khi các tôn giáo du
nhập vào Việt Nam thì nó đã bị “bản địa hoá”. Giữa các tôn giáo và tín
ngưỡng không có sự phân biệt rạch ròi mà giữa chúng có sự đan xen hoà
quyện lẫn nhau, tạo nên nét đặc sắc trong văn hoá Việt Nam. Dưới đây là một
số tín ngưỡng tiêu biểu của Việt Nam:
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người
cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v... là người đã sinh ra mình.
Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các
vị "Thành hoàng làng" các "Tổ nghề". Không chỉ thế, tổ tiên còn là những
người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như
Trần Hưng Đạo đã thành "Cha" được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch
hàng năm. "Tháng 8 giỗ cha" ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt.
Ngay cả "Thành hoàng" của nhiều làng cũng không phải là người đã có công
tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ
xa xưa tôn thờ làm "thành hoàng". Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt
Nam còn là "Mẹ Âu Cơ", còn là "Vua Hùng", là người sinh ra các dân tộc
trong đại gia đình Việt Nam.
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín

ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như
nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh
hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Từ quan niệm đó hình thành nên niềm
tin về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống
(cùng chung huyết thống). Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến,
theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ.

8


Ngoài lí do tin vào những người đã khuất, ý thức tôn trọng cội nguồn
và đức tính hiếu thảo của người Việt cũng là cơ sở quan trọng hình thành nên
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh
thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống đồng thời cũng thể hiện trách
nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách
nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và
tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các
hành vi cúng tế cụ thể. Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần được hình
thành.
Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên tồn tại ở nhiều dân tộc Đông Nam
Á song nó vẫn được xem như là tín ngưỡng đặc trưng cho người Việt về tính
phổ biến của nó đối với cộng đồng, hầu như trong mỗi gia đình người Việt
đều có bàn thờ gia tiên. Người phương Đông vốn có thói quen tâm lý duy tình
nhưng biểu hiện này ở người Việt càng trở nên sâu sắc hơn. Con người vừa
chịu quan niệm “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm” mong được nhận “phúc
ấm của tổ tiên” nhưng lại lo trách nhiệm để phúc cho con cháu “đời cha ăn
mặn đời con khát nước”. Bởi vậy mà khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người
hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình,
đạo lý làm người cho con cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn,

không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ
trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh
thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống. Trong khi tế
lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù
trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự
cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh
thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống. Do đó,

9


khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là
một điều dễ hiểu
Bản chất của việc thờ cúng tổ tiên chính là để lưu giữ kí ức về tổ tiên:
đặc trưng trong đời sống của người Việt là tính duy lí. Vì vậy trong gia đình
hình ảnh của những người đã khuất luôn luân hiện hữu và không xa rời đời
sống của những thành viên trong gia đình và làng xã. Chết không phải là mất
đi tất cả mà là một dạng chuyển hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác và
tổ tiên cũng tồn tại ở một thế giới siêu hình mà con người không thể nhìn thấy
được. Trong gia đình bàn thờ là nơi con cháu lưu gữ những hình ảnh thân
thuộc nhất về những người đa khuất. Việc thờ cúng được lặp đi lặp lại như
một công việc quen thuộc, khoi dậy trong con cháu những kí ức về tổ tiên.
Bên cạnh đó thờ cúng tổ tiên còn hàm nghĩa nhắc nhở ý thúc về cội
nguồn: Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là
xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm
thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình.

Ngày cúng giỗTrong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc
cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch
(hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh
hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào
các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng),
và các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết
Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan

10


trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử..., người Việt
cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay
để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người
Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết
và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che
chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi
dương và cõi âm. Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ
tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ
thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương
cũng giữ được đạo hiếu.
* Tín ngưỡng thờ thần
Tín ngưỡng thờ thần là một loại tín ngưỡng nguyên thuỷ nó ra đời thể
hiện sự bất lực của con người trước tự nhiên. Vì thế họ tôn thờ các vị thần có
nguồn gốc từ tự nhiên như Thờ Tứ pháp (pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp
Điện), Thờ Thần Mặt Trời, Thờ Thần Mặt Trăng… và đều có liên quan đến
Nữ Thần. Người Việt không chỉ thờ Thần có công sáng tạo ra vũ trụ như: Nữ
Oa, Thần Lửa, Thần Mộc,… mà còn thờ các vị thần có công giúp dân trong
việc dựng nước và giữ nước, lập bản, lập làng, mở mang nghề nghiệp, gương
sáng trung hiếu nghĩa tình như: Đức Thánh Trần, Các Vua Hùng, Liễu Hạnh,

Thánh Gióng, Mẫu Thượng Ngàn, …
* Tín ngưỡng phồn thực
Là tín ngưỡng biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở để tạo ra sự sống của
muôn loài. Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh
sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh
sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy
luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương,
còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn nghĩa

11


là nhiều, thực nghĩa là nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể
hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ (như linga, yoni) và
thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn
Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi.
Thờ sinh thực khí: Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí =
công cụ) là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu
hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với hầu hết các
nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt
Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở
trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Ngoài ra nó
còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước
cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi,
lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.
Thờ hành vi giao phối: Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt
Nam còn thờ hành vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng
đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở
vùng Đông Nam Á. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên
mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước

Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả các loài động vật như cá
sấu, gà, cóc,... cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).
Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh
niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ
mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai vật đó lại với nhau. Phong tục "giã
cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là
biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ. Ngoài ra một số nơi còn vừa giã cối
(rỗng) vừa hát giao duyên.

12


*Tín ngưỡng thờ Thành hoàng
Thờ Thành Hoàng là một tín ngưỡng phổ biến của người Việt Nam. Cơ
sở tâm lý và xã hội của tín ngưỡng này chính là sự tin tưởng vào một vị thần
nào đó để bảo vệ cho cuộc sống nhân dân được bình yên, phồn thịnh, phát
triển. Ở Việt Nam tín ngưỡng này phát triển khá rộng rãi ở bất kỳ một bản, một
làng nào của người Việt cũng tôn thờ một vị thần được nhân dân tôn vinh là
Thành Hoàng và lập đình thờ. Thuật ngữ Thành hoàng là một từ Hán
Việt: “Thành hoàng có nghĩa là thành hào, hào có nước gọi là trì, không có
nước gọi là hoàng. Đắp đất làm “thành”, đào hào làm “hoàng”. Thành
hoàng xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại và đã được thờ như là vị thần bảo
hộ cho một thành trì, một phủ, châu hay một huyện. Xã hội cổ đại Trung
Quốc được phân chia thành hai cấp: Vương và Hầu; vua nhà Chu là Vương
cai quản chư Hầu, mỗi chư Hầu như là một vương quốc nhỏ có một tòa thành
và một số ấp nông thôn vây quanh. Do vậy, để bảo vệ thành có Thành hoàng,
bảo vệ ấp có Thổ địa. Việc thờ Thành hoàng phổ biến khắp đất nước Trung
Quốc thời cổ đại; ở đâu xây thành, đào hào là ở đó có Thành hoàng. Thành
hoàng thường được vua ban biển miếu hoặc phong tước. Chính quyền phong
kiến Trung Quốc đã lấy việc thờ phụng Thành hoàng làm việc giáo hóa dân

chúng.
Như vậy, tín ngưỡng thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nhưng vì quy mô và cơ cấu làng cổ Trung Quốc có nhiều điểm khác với làng
cổ của Việt Nam, nên tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng Việt cổ cũng
không giống tín ngưỡng thờ thành hoàng của làng cổ Trung Quốc. Thành
hoàng của các làng Việt cổ không chỉ và không phải lúc nào cũng thờ vị thần
bảo vệ thành hào của làng, mà còn thờ cả những người có công với dân với
nước, người có công lập ra làng, người có công truyền dạy một nghề nào đó

13


cho dân làng, hoặc là một ông quan tốt (và một số vị tà thần - nhưng số này
không nhiều).
Việc thờ thành hoàng của nhiều làng xã Việt Nam đôi khi là thờ một
sức mạnh tự nhiên nào đó (như thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần
mây, thần mưa). Trong số các vị thần này, nơi nào thờ loại thần gì là tùy thuộc
vào đặc điểm cư trú của làng đó. Chẳng hạn, những làng ở hai bên bờ các con
sông thường là thờ các vị thủy thần; những làng ở trên sườn núi thường thờ
thần núi (sơn thần).
Một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm thành hoàng làng mình là
những vị anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền
độc lập cho dân tộc, như các vị: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Hoàn, Dương Đình
Nghệ, Lê Văn Thịnh, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt, Trần Nhật Duật,…
Một số làng thờ vị có công truyền dạy cho dân làng một nghề thủ công
nào đó, như vị tổ nghề gốm Bát Tràng, làng Phù Lãng là Hứa Vĩnh Kiều, vị tổ
nghề đúc đồng ở Đại Bái là Nguyễn Công Truyền, ở Quảng Bố là Nguyễn
Công Nghệ,.
Một số làng thờ những quan lại phương Bắc đã từng cai trị nước ta làm
thành hoàng như: Triệu Đà, Sĩ Nhiếp, Cao Biền, Đào Hoàng,…

Nói chung, thành hoàng của các làng có thể phân làm 2 loại, trong đó
một vị là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên, một vị là nhân vật lịch sử hoặc
người có công với làng.Và điểm đặc biệt của tín ngưỡng thờ thành hoàng của
các làng Việt cổ là ở chỗ, dù thời cuộc có biến đổi như thế nào, dù làng có
chuyển nơi cư trú bao nhiêu lần, dù chính sách tôn giáo của Nhà nước có chặt
chẽ hay cởi mở, dù dân làng giàu sang hay nghèo túng,… thì nhân vật được
dân làng thờ làm Thành hoàng vẫn không thay đổi, mà tồn tại mãi mãi, suốt từ
đời này đến đời khác.

14


1.2. Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu
1.2.1. Quan niệm về tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian của dân tộc
Việt Nam, được hình thành từ ngàn đời xưa, nó ăn sâu vào tiềm thức của dân
tộc và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hoá Việt
Nam. Cho đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong
đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong tín ngưỡng dân dã của người Việt thì
việc tôn thờ Nữ thần, thờ Mẫu là một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống
văn hoá, bắt nguồn từ lịch sử xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam thể
hiện sự ngưỡng mộ chân thành của con người về vị trí, vai trò của người phụ
nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, trong công cuộc đấu tranh xây dựng
và bảo vệ đất nước.
Mẫu là một từ gốc Hán - Việt được hiểu là Mẹ, hay Mụ, Mạ, Mế, dùng
để chỉ người phụ nữ nói chung, người mà đã có công sinh thành, nuôi dưỡng
những đứa con nên người. Ngoài ra, Mẫu còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn
đó là sự tôn vinh, tôn xưng một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không có
thật) như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Nghi Thiên hạ, …Trong tâm
thức của người Việt, Mẫu cũng có nghĩa là sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật

trong vũ trụ.
Cho dù hiểu như thế nào thì vị trí của Mẫu trong tiềm thức của người
Việt Nam luôn là sự thành kính, sự tôn trọng trong đời sống của họ. Việt Nam
là nước đa tôn giáo, đa tín ngưỡng với đặc điểm nổi bật là sự bao dung, sự hoà
hợp lẫn nhau của các tôn giáo trong cùng một quốc gia, vì thế trên khắp đất
nước ta trải dài từ Bắc đến Nam có khoảng 1000 di tích văn hoá trong đó có
250 các di tích thờ cúng các vị thần hay danh nhân là Nữ. Chính vì thế trong
kho tàng văn hoá dân gian về truyền thuyết hay thần thoại có nhiều những câu
chuyện về các nữ thần như: Nữ thần Mặt Trời, Nữ thần Mặt Trăng người đã soi

15


sáng xuống trái đất tạo lập nên đất trời, hay sự tích về “Nữ Oa đội đá vá trời”.
Còn các nữ thần Tứ pháp như: pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện tạo ra
các hiện tượng Mây, Mưa, Sấm, Chớp. Đây chính là những yếu tố mang tính
bản thể của vũ trụ cũng được dân gian nữ tính hoá, hay những yếu tố được xem
là bản nguyên đầu tiên của thế giới như: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ cũng được
nhân dân ta gọi là Bà.
Trong quan niệm của người Việt thì Mẹ đầu tiên nuôi sống và che chở
cho con người là Mẹ Cây. Không chỉ là nơi che chở cho con người mà còn
mang lại hoa thơm quả ngọt nuôi sống cho con người, là nơi mà con người trú
ngụ và tránh thú dữ. Chính vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam xuất hiện
từ rất xa xưa, từ lúc mà con người còn sinh sống trong rừng xanh, hang hẻm,
cho nên hình ảnh đầu tiên mà con người tôn thờ là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu
Sơn Lâm.
Người dân luôn tôn thờ Mẫu Thượng Ngàn cho dến khi mở rộng địa
bàn cư trú xuống đồng bằng, lênh đênh sông nước xuống miền xuôi, lúc này
Mẹ cây không còn nâng đỡ được họ nữa mà người che chở cho họ là Mẹ nước
thế nên ý thức về Mẫu Thoải dần dần được hình thành.

Cuộc sống sinh sôi và nhu cầu của con người ngày càng nhiều thì con
người không chỉ trú ngụ ở sông núi mà còn phải khai phá đất đai để sinh sống.
Lúc này hình ảnh Mẹ Đất được hình thành với sự tôn vinh là Mẫu Địa cùng
với Mẫu thoải, Mẫu Thượng Ngàn phù hộ cho cuộc sống bình an, mưa thuận,
gió hoà của con người.
Cho đến thế kỷ XVI, tín ngưỡng thờ Mẫu được làm phong phú hơn với
hình tượng công chúa Liễu Hạnh được tôn là Thánh Mẫu. Khác với Mẫu
Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa đều có nguồn gốc từ tự nhiên thì Mẫu
Liễu là hình tượng con người trần thế có thật được người Việt Nam sáng tạo
ra hội tụ đầy đủ các yếu tố và đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam.

16


Chính vì thế người Việt Nam tôn vinh Liễu Hạnh là Tiên, là Thánh, là một
trong tứ bất tử của mình.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam, nhân dân ta còn tôn
thờ những bà mẹ có công sinh thành ra dân tộc, những người phụ nữ có tài
giữ nước và dựng nước trong lịch sử.
Như vật ta có thể hiểu rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín
ngưỡng bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nữ thần (nhưng không phải tất cả nữ
thần đều là Mẫu), là một bộ phận của ý thức xã hội, được hình thành từ chế
độ thị tộc mẫu hệ, để tôn vinh nhữnh người phụ nữ có công với nước, với
cộng đồng tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã
hội làm Thánh Mẫu, Vương Mẫu… và qua đó người ta gửi gắm niềm tin vào
sự che chở, giúp đỡ của các lực lượng siêu nhiên thuộc nữ thần.
1.2.2. Nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong tín ngưỡng của người Việt và một số dân tộc anh em khác, việc
tôn thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần là một hiện tượng khá phổ biến và có nguồn
gốc trong xã hội lịch sử sâu xa. Từ xa xưa, trong các huyền thoại và truyền

thuyết ta thấy một số lượng lớn các Nữ thần được đề cập đến. Để tạo lập vũ
trụ có công của Nữ thần Mặt Trời, Nữ thần Mặt Trăng các bà đã soi sang, sưởi
ấm cho loài ngời. Huyền thoại bà Nữ Oa đã tạo ra còn người cùng với đó là
các yêu tố bản thể của vũ trụ cũng được dân gian gắn với thuộc tính nữ: Bà
Hoả, Bà Thuỷ, Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thổ hay còn tựu trung lại là Bà ngũ
hành.
Ngoài ra các Bà mẹ trong truyền thuyết và thần thoại cũng là những vị
Thần sáng tạo ra văn hoá và các giá trị văn hoá, là tổ sư của các ngành, nghề
truyền thống: Mẹ Âu Cơ là tổ sư nghê nông, Mẹ Lửa, Mẹ Lúa. Nhiều vị Nữ
thần còn là các danh tướng ngoài trận mạc, hya người góp công xây dựng đất
nước như: Hai bà Trưng cùng các danh tướng, Bà Triệu, Dương Văn Nga,

17


Nguyên Phi Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân.. các danh tướng trên đều đã được triều
đình sắc phong thành các vị Thần, Thành hoàng của làng; Bà Mẫu Liễu Hạnh
hiện đang được thờ tại nhiều làng, Hai bà Trưng được thờ tại 408 làng.
Nhiều Nữ thần còn được sắc phong trở thành Thượng đẳng thần, trong
đó có công chúa Liễu Hạnh được nhân dân tôn vinh là một trong Tứ bất tử
của đất nước
Nằm trong vùng Đông Nam Á với khi hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa là
chủ đạo và phương thức sản xuất nông nghiệp là phương thức chính điều đấy
đã ảnh hưởng tới quan niệm, lối suy nghĩ của người Việt. Việc tôn sùng các sự
tật hiện tượng liên quan tới đời sống nông nghiệp như thần Đất, thần Nước,
thần Lúa đều gắn các sự vật hiện tương trên theo thuộc tính Âm và Nữ tính
hoá - đó chính là Mẹ một nhân vật bao la, vĩ đại. Bên cạnh đó nhiều công việc
đồng ác đều gắn với phụ nữ, tạo ra sự kiêng kỵ với nam giới.
Có thể nói đạo Mẫu, tục thờ Mẫu thần, Mẫu tam phủ, Mẫu tứ phủ có
quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần, song không có sự đồng nhất. Không

thể đánh đồng tất cả Nữ thần là Mẫu thần, chỉ có một số Nữ thần được tôn
vinh trở thành Mẫu thần. Cũng như đạo Mẫu gắn liền với tục thờ Mẫu dân
gian, song không có nghĩa mọi Mẫu thần đều thuộc điện thần của đạo Mẫu
Mẫu tam phủ, Mẫu tứ phủ là một bước phát triển của đạo Mẫu, là một
quá trình phát triển từ một hành vi tôn giáo nhỏ lẻ, rời rạc phát triển trở thành
một tín ngưỡng, đạo có tính truyền thống hơn.
Các vị thánh đứng đầu trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ: Mẫu Liễu Hạnh,
Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa
- Các Thái hậu (mẹ vua), Hoàng Hậu (vợ vua), Công chúa (con vua)
có đức độ, có tài năng, có công lao to lớn, hiển linh thì được tôn vinh là Mẫu:
vương Mẫu. Đó là trường hợp của vợ Vua Hùng được phong là Tây Thiên
Quốc Mẫu có đền thờ tại Tây Thiên, Vĩnh Phúc

18


- Một số trường hợp được tôn là Mẫu như : mẹ của thần núi Tản Viên
cũng được phong là Quốc Mẫu. Mẹ thân sinh ra Thánh Gióng cũng được
phong là Vương Mẫu, có đền thờ tại ngay đền Gióng
- Từ miền Trung đổ vào đến miến Nam thì có rải rác các miếu, điện
thờ Mẫu. Đó là các hiện tượng Việt hoá nữ thần Pô Inư của dân tộc Chăm đã
trở thành vị thần của người Việt phương Nam. Các vị thần núi Sam và núi
Linh sơn đều được tôn xưng là các bà chúa. Ngoài ra còn các bà chúa khác
như:Bà Hoả, Bà Thổ, Bà Thuỷ.. Một số nữ thần cũng được tôn vinh là Mẫu,
thánh Mẫu như: Linh sơn Thánh Mẫu - Bà Đen.
- Về cội nguồn và bản chất thì việc thờ Nữ thần và Mẫu thần vừa nêu
đều thuộc tín ngưỡng thờ thần của người
- Đạo Mẫu tứ phủ so với tín ngưỡng thờ thần đã phát triển đáng kể về
tính hệ thống.
1.2.3 Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng bản địa của dân
tộc Việt Nam, tuy nhiên có sự pha trộn với tín ngưỡng khác tạo nên tính
phong phú và đa dạng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở các vùng miền khác nhau
trên phạm vi cả nước. Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam thể hiện ý
nghĩa nhân sinh sâu sắc, ý thức với cội nguồn dân tộc, lòng yêu nước của dân
tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện thông qua hệ thống đình chùa,
miếu mạo trở thành nét đẹp trong văn hóa tinh thần của nhân dân. Chính vì
thế mà nhân dân ta tương truyền nhau về tục
“ Tháng Tám giỗ cha, Tháng Ba giỗ mẹ” thể hiện đạo hiếu của dân tộc
ta từ ngàn đời xưa.Khi xã hội phát triển tòan diện thì cuộc sống của nhân dân
lao động cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Trong đó,
tín ngưỡng cũng trở thành một phần không thể thiếu của một bộ phận dân cư
có nhu cầu trong đời sống tâm linh của họ. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là một
nhu cầu thuộc đời sống tinh thần của một số người. Bởi đó là nơi gửi gắm

19


niềm tin, hi vọng, là chỗ dựa tâm linh cho họ khiến họ tin và đi theo tín
ngưỡng này. Ngoài ra, lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn mang tính thiêng
liêng, phản ánh tình cảm, sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các
lĩnh vực đời sống xã hội. Trong sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp liên
kết mọi người, thậm chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo
hoặc sự cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với
một lễ hội thống nhất. Nó còn phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người,
trong các mối quan hệ xã hội. Thực tế khi một ai đó bước chân vào những nơi
thờ tự họ đều nghĩ rằng đây là chốn linh thiêng và có ý nghĩa quan trọng mà
khi con người cần đến niềm tin, sự an ủi trước những bất công, bất lực trong
cuộc sống. Tín ngưỡng thỏa mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân, đó là sự giải
thóat tâm lý làm cho con người cảm thấy an tòan hơn trong cuộc sống bộn bề

những khó khăn bất trắc. Cho nên, tín ngưỡng có thể khơi dậy tính lương
thiện và bản chất chân thành của con người vì họ muốn thể hiện sự tốt đẹp
của mình trước những vị thần linh.
Khi con người tin vào một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó thì
người ta tin rằng với không gian và thời gian linh thiêng đó, mọi lời cầu xin sẽ
được thiêng hóa vì đã có các thánh chứng giám. Họ tin vào điều đó, có thể
chưa thực hiện được nhưng con cháu họ sẽ đạt được. Trong chiều sâu tâm
thức con người, niềm tin đã đánh thức và thúc giục họ đến một nhu cầu hiện
thực hóa những đối tượng họ tin dưới dạng lí tưởng nhất.
Tín ngưỡng thờ Mẫu còn liên kết tinh thần giữa những người có cùng
một niềm tin vào các Mẫu, người ta có thể liên kết với nhau đôi lúc rất chặt
chẽ trên nhiều phương diện ngay cả khi họ không cùng ý thức chính trị. Bởi vì
bản thân tín ngưỡng này đã có sức mạnh cố kết tinh thần mạnh mẽ. Sự cố kết
ấy được nâng lên nhờ sự linh thiêng của các mẫu và các thần trong tín ngưỡng
thờ Mẫu. Nếu tổ chức tốt các sinh hoạt lễ hội, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng

20


thờ Mẫu ở các vùng, các địa phương sẽ làm tăng cường tình đòan kết, sự hòa
hợp, gắn bó keo sơn, cảm thông lẫn nhau một cách sâu sắc hơn giữa các thành
phần và các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tính nhân văn trong đời sống
của tín ngưỡng thờ Mẫu là điều chúng ta dễ nhận thấy, đặc biệt trong cuộc
sống hiện đại với những bon chen, tính tóan, xô bồ làm cho con người cảm
thấy thanh thản hơn khi tìm đến Mẫu. Tính nhân văn còn được thể hiện thông
qua tục lệ của ông bà ta “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Ngày xuân, người đi lễ chùa, thắp hương ở các đình, đền thường được
thưởng ngoạn nét độc đáo của loại hình văn hóa, tín ngưỡng tâm linh này, khi
ra về sẽ thấy lòng thư thái. Ở nhiều di tích lịch sử, văn hóa, hầu đồng là hoạt
động không thể thiếu trong những ngày hội, ngày kị như ở đền Mẫu Đồng

Đăng, đền Sòng Thanh Hóa, hoặc phủ Hồ Tây thường tổ chức lên đồng và hát
chầu văn và rằm tháng Riêng (Tết Nguyên Tiêu)… xét về văn hóa thì đây là
di sản cần được bảo tồn và tôn vinh.
Ta còn tìm thấy trong tín ngưỡng thờ Mẫu nhiều giá trị truyền thống
của dân tộc ta về giá trị đạo đức, giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là tâm thức uống
nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây hướng về cội nguồn tôn vinh những
người có công với dân với nước. Đó là truyền thống đề cao vai trò của người
phụ nữ, người mẹ đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam mà nhân dân
ta đã thần thánh hóa là Mẫu. Vị trí của người phụ nữ luôn được đề cao như “
Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”. Mặt khác người
Việt luôn tâm niệm rằng con cái được hưởng phúc từ người mẹ nên có câu “
Phúc đức tại mẫu”. Vì vậy tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần vào việc giáo dục
lòng hướng thiện cho con người, hướng con người tới chân thiện mỹ, nhắc
nhở thế hệ trẻ hướng về cội nguồn:
Một lòng thờ mẹ kính cha

21


×