Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh bình phước hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.78 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HỒ VĂN ĐỨC

QUAN §IÓM CñA CHñ NGHÜA M¸C L£NIN,
T¦ Tëng hå chÝ minh vÒ t«n gi¸o
Víi viÖc THùC HIÖN CHÝNH S¸CH t«n
gi¸o
ë tØnh b×nh phíc hiÖn nay

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62220302

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Thanh

Phản biện 1: ....................................................................................
Phản biện 2: ....................................................................................
Phản biện 3: ...................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở
đào tạo họp tại .......................................................................................


vào hồi …….. giờ …….. ngày ……… tháng …….... năm ……….

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ...............................................


NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1.

Hồ Văn Đức (2017), “Tôn giáo và những nguyên tắc giải quyết

vấn đề tôn giáo theo quan điểm Mácxít ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 53 (2).
2.

Hồ Văn Đức (2017), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự

vận dụng tư tưởng đó trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh
Bình Phước hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 26 (51).


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một thực thể xã hội đã tồn tại
hàng nghìn năm cùng với xã hội loài người. Từ khi xuất hiện, tôn giáo luôn là yếu
tố tham gia vào các quá trình xã hội, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống con người.
Trong lịch sử phát triển, tôn giáo đã trải qua nhiều bước thăng trầm và biến đổi cùng
với sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Ngày nay trên thế giới hoạt động tôn giáo vẫn
không suy giảm mà đang nổi lên như một hiện tượng sống động của thời đại với

những diễn biến rất phức tạp, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo đã tồn tại lâu dài cùng với lịch
sử dân tộc. Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định
công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng. Trong cách mạng
dân tộc dân chủ, với chính sách “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ
tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng
chiến thắng lợi, giành độc lập thống nhất cho đất nước. Trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước, nhiều chính sách quan trọng thể hiện quan điểm đổi mới nhận thức về lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng và Nhà nước ban hành. Những nhu cầu tín
ngưỡng chính đáng của quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo được đáp ứng và
bảo đảm. Chính điều đó đã làm cho đồng bào tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hành đạo gắn bó
với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, có những đóng góp tích cực
vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, một thực tế khác là tình hình
hoạt động tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua còn có những diễn biến phức tạp,
tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số người chưa tuân thủ pháp
luật, tổ chức truyền đạo trái phép; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê
tín dị đoan. Việc khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của
tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Ở một số vùng, nhất là


2

vùng dân tộc ít người, một số đối tượng đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến
hành những hoạt động chống đối chính quyền, kích động tín đồ gây rối an ninh trật
tự, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị.
Đứng trước tình hình đó, việc nhận thức và giải quyết tốt vấn đề tôn giáo là
yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Muốn làm được điều đó, một
vấn đề có tính nguyên tắc đối với các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước

ta là phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo. Nếu không thấm nhuần sâu sắc quan điểm khoa học về tôn giáo thì khó
tránh khỏi nhận thức sai sót với những biểu hiện ấu trĩ, tả khuynh hoặc hữu khuynh
trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trên phạm vi cả nước cũng như tại các địa
phương cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo một cách toàn diện, sâu sắc để vận
dụng sáng tạo vào quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm hướng các tôn giáo ở
nước ta vào quỹ đạo sinh hoạt bình thường đúng pháp luật, đồng hành với dân tộc,
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới là hết sức cần thiết.
Bình Phước là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, trên địa bàn tỉnh có
nhiều dân tộc cùng chung sống và nhiều loại hình tôn giáo cùng tồn tại. Bình Phước
là địa bàn quan trọng về an ninh, quốc phòng và cũng là địa bàn trọng điểm về tôn
giáo. Trong những năm qua, lĩnh vực công tác tôn giáo được Tỉnh ủy và chính quyền
địa phương đặc biệt quan tâm đến trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vì vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết
quả quan trọng về nhiều mặt, bảo đảm sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trong
tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, công tác
tôn giáo ở tỉnh Bình Phước cũng còn có những hạn chế cần được khắc phục, đổi
mới. Nhiều vấn đề đặt ra trong hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh đòi hỏi cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành cần phải tập trung giải quyết như:
Hoạt động của các hệ phái đạo Tin lành có nhiều vấn đề phức tạp và không ổn định;
tình trạng mâu thuẫn, phân hóa trong nội bộ Phật giáo, tiềm ẩn những yếu tố gây


3

mất ổn định; tình trạng hoạt động của các tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh diễn biến
phức tạp, đan xen nhiều yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội, chính trị, có ảnh hưởng
đến một bộ phận nhân dân; tình trạng hoạt động tôn giáo trái pháp luật vẫn còn xảy
ra ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Bình Phước... Thực tiễn hoạt động tôn giáo đó đã

đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương, cũng như
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cần kịp thời đưa ra những giải pháp đúng đắn,
phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình
Phước hiện nay; hướng các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước vào quỹ đạo sinh
hoạt bình thường đúng theo quy định của pháp luật, đồng hành với dân tộc, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh lấy “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình
Phước hiện nay” để làm đề tài luận án triết học cho mình là vấn đề rất quan trọng
và cần thiết, có ý nghĩa vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài luận án
Tôn giáo là một đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước. Số lượng công trình đề cập đến lĩnh vực tôn giáo rất phong
phú, trình bày ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong số rất nhiều công trình ấy,
tác giả luận án tổng quan thành ba chủ đề chính liên quan đến đề tài luận án:
Chủ đề thứ nhất, các công trình nghiên cứu về tôn giáo nói chung.
Ở nước ngoài, chủ đề tôn giáo được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
với số lượng công trình khá phong phú, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
“Fidel và tôn giáo - Những cuộc trao đổi với linh mục Frei Betto” do các linh mục
dòng Đaminh Việt Nam dịch, Ủy ban Đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam Thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1986; “Mười tôn giáo lớn trên thế giới” do Hoàng
Tâm Xuyên chủ biên, Nxb. Đông Phương Trung Quốc ấn hành và được Dương Thu
Ái - Phùng Thị Huệ dịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999; “Tôn giáo
trong xã hội phương Tây” của Stephen J. Hunt, Nxb. Palgrave, New York, năm 2002.


4

Ngoài những công trình trên, tác giả luận án còn kể đến 8 bài viết tiêu biểu của các
tác giả ở nước ngoài được Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo giới thiệu đến bạn đọc.

Ở Việt Nam, chủ đề nghiên cứu về tôn giáo nói chung được nhiều học giả, nhà
khoa học nghiên cứu, phân tích theo nhiều khía cạch khác nhau. Tiêu biểu cho hướng
nghiên cứu này, có thể kể đến một số công trình sau: “Tôn giáo học - Lý luận xưa và
nay” của Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Thanh - Lê Hải Thanh, Nxb.
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2005; “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012; “Tôn
giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Nguyễn Đức Lữ, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, năm 2013; “Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam
và thế giới” do Trương Văn Chung chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
năm 2014; “Nhà nước - Tôn giáo - Luật pháp” của Đỗ Quang Hưng, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2014... Ngoài những công trình trên, tác giả luận án còn kể
đến 10 bài viết tiêu biểu của các tác giả trong nước được đăng tải trên các tạp chí.
Chủ đề thứ hai, các công trình nghiên cứu về quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ở nước ngoài, tiêu biểu cho chủ đề nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin về tôn giáo có các công trình sau: “Tôn giáo, thuốc phiện của nhân dân và
sự phản kháng chống lại khốn cùng thực tại - Các quan điểm của Mác và Lênin” của
S.V. Rojo, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2 - 2000; “Karl Marx và Friedrich Engels
với vấn đề xã hội học tôn giáo” của J.P. Willaime, do Nguyễn Văn Kiệm dịch, Tạp
chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1 - 2002; “Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo và
chủ nghĩa vô thần” do Trần Khang dịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2001.
Ở Việt Nam, chủ đề nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn là một trong những đề tài nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều


5


tổ chức, cá nhân, nhà khoa học nên số lượng công trình khá đồ sộ. Trong số đó có
thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
công tác tôn giáo” do Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ đồng chủ biên, Nxb. Tôn
giáo, Hà Nội, năm 2003; “Quan điểm của C. Mác - Ph. Ăngghen - V.I. Lênin - Hồ
Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam” do Hồ Trọng
Hoài - Nguyễn Thị Nga biên soạn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006;
“Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo” luận án tiến sĩ triết học của
Phạm Hữu Xuyên, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội, năm 2006; “Vấn đề tôn giáo
trong cách mạng Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” của Đỗ Quang Hưng, Nxb. Lý
luận chính trị, Hà Nội, năm 2008; “Tôn giáo - Quan điểm, chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Đức Lữ, Nxb. Chính trị - Hành chính,
Hà Nội, năm 2009; “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hồng Dương, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, năm 2012. Ngoài những công trình trên, tác giả luận án còn kể đến 12 bài
viết tiêu biểu được đăng tải trên các tạp chí.
Chủ đề thứ ba, các công trình nghiên cứu về tôn giáo ở Bình Phước.
Về chủ đề này, nổi lên một số công trình sau: “Quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước” của Trần Thương
Huyền, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2009;
“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Bình
Phước” của Phạm Công Tâm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
năm 2001; “Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp
thuộc (1862 - 1945)” của Bùi Thị Huệ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, năm
2009;... Ngoài ra tác giả luận án còn kể đến một số bài viết tiêu biểu phản ánh những
kết quả của công tác tôn giáo ở tỉnh Bình Phước được đăng tải trên mạng Internet.
Như vậy, vấn đề tôn giáo nói chung, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và vấn đề tôn giáo ở Bình Phước nói riêng đã có
nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được công bố. Tuy nhiên, cho đến hiện nay,



6

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, chuyên biệt và hệ thống về
“Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo với việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước hiện nay”. Do đó, tác giả chọn vấn
đề này làm đề tài nghiên cứu và viết công trình luận án tiến sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: Góp phần làm rõ hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; làm rõ sự tồn tại và những vấn đề đặt ra
trong hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bình Phước, đề xuất một số định hướng và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam ở địa phương này.
Nhiệm vụ của luận án: Phân tích những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; phân tích thực trạng và những vấn đề
đặt ra đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước; đề xuất một số
định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận: Luận án được triển khai trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
tôn giáo; những thành quả lý luận đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu về tín
ngưỡng, tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả
sử dụng tổng hợp các phương pháp: phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, lịch
sử - lôgíc, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa và phương pháp điền dã...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án:
- Nghiên cứu những thành quả lý luận đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu
về tôn giáo nói chung; về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí



7

Minh về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam;
về vấn đề tôn giáo ở Bình Phước.
- Nghiên cứu toàn bộ các nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư, thông báo,
kế hoạch, báo cáo, các văn bản pháp luật... của Đảng và Nhà nước Việt Nam, của
Tỉnh ủy và chính quyền các cấp ở tỉnh Bình Phước có liên quan đến vấn đề tôn giáo.
- Nghiên cứu tình hình tôn giáo, hoạt động tôn giáo và thực trạng việc thực
hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Trong phạm vi của một luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo,
mang tính định hướng cho việc thực hiện chính sách tôn giáo hiện nay. Trên cơ sở
đó, tác giả nghiên cứu sự tồn tại của các tôn giáo và thực trạng việc thực hiện chính
sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2016,
đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực
hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
6. Cái mới của luận án
- Luận án đã trình bày, phân tích một cách hệ thống quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự tồn tại, biến đổi của các tôn giáo.
- Luận án góp phần làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc thực
hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước.
- Luận án đề xuất một số định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần tuyên truyền quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.



8

- Nội dung của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên
cứu, học tập và giảng dạy bộ môn Tôn giáo học; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư
tưởng Hồ Chí Minh; những chuyên đề về vấn đề tôn giáo...
- Luận án giúp cho các nhà nghiên cứu và tất cả những ai quan tâm đến tỉnh
Bình Phước có được một cái nhìn tổng quan về thiên nhiên, con người và các lĩnh
vực trong đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực tôn giáo ở địa phương này. Đặc biệt,
luận án cung cấp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Bình Phước những luận cứ khoa
học và thực tiễn sát hợp để hoạch định chủ trương, chính sách về tôn giáo, cũng như
vận dụng trong thực tiễn công tác tôn giáo.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất và nguồn gốc
của tôn giáo


Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất của tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan.
Tôn giáo không chỉ có mặt tiêu cực mà còn có mặt tích cực nhất định, đó là tích hợp
được những giá trị văn hóa, đạo đức của con người; có vai trò an ủi mơ hồ, đền bù
hư ảo trước những bất lực hiện thực của con người trong cuộc sống.



Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của tôn giáo

Một là, nguồn gốc kinh tế - xã hội
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, con người cảm thấy bé nhỏ trước một
giới tự nhiên kỳ bí bao quanh, những thiên tai địch họa như mưa lũ, bão gió, nắng
hạn, động đất, cháy rừng, thú dữ… bất thần xảy ra, luôn rình rập, đe dọa cuộc sống


9

hằng ngày của họ. Họ thần thánh hóa sức mạnh của tự nhiên, gán cho tự nhiên những
sức mạnh siêu nhiên và tiếp đến lại tôn kính cầu xin sự che chở, bảo hộ của những
sức mạnh mà họ đã thần thánh hóa. Về sau, trong xã hội có giai cấp, bên cạnh sức
mạnh tự nhiên lại xuất hiện thêm những sức mạnh xã hội mà những sức mạnh ấy
nhiều khi người ta cũng không giải thích được nguyên nhân của nó. Sự áp bức bóc
lột giai cấp, sự thất bại trong kinh tế, sự bất công trong xã hội, chiến tranh, bệnh tật,
đói nghèo… chính là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh tôn giáo.
Hai là, nguồn gốc nhận thức
Những điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó nhường chỗ cho
sự giải thích một cách hư ảo qua các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa
học chứng minh, làm rõ, nhưng do trình độ dân trí của một bộ phận dân cư vẫn còn
thấp kém và đó cũng là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Mặt khác,
quá trình nhận thức của con người đi từ những hình ảnh cụ thể đến khái quát hóa,
trừu tượng hóa không chỉ tạo ra khả năng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn bản
chất của thế giới khách quan, mà còn tạo ra khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng
một cách xa rời thực tế và dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.
Ba là, nguồn gốc tâm lý
Thời cổ đại, các nhà duy vật đưa ra luận điểm “sự sợ hãi đã tạo ra thần linh”.
Các nhà duy vật thời cận đại kế thừa và phát triển tư tưởng trên, họ cho rằng, xuất
phát từ những tình cảm tiêu cực như cô đơn, bất hạnh, sự sợ hãi… đã dẫn con người

đến với tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin lần đầu tiên vạch ra nguồn gốc xã hội của
sự sợ hãi. V.I. Lênin phân tích: “Sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, - mù
quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất cứ lúc
nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ
và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ
phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và
dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại”1.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chức năng của tôn giáo
1

V.I.Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 515, 516


10

Một là, chức năng thế giới quan
Khi trình độ nhận thức còn hạn chế, con người chưa đủ sức lý giải một cách
đúng đắn các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống trên cơ sở tư duy khoa học thì tôn giáo
góp phần thỏa mãn nhu cầu của nhận thức. Trong các xã hội có giai cấp trước đây,
tôn giáo đã là thế giới quan phổ biến, thống trị trong ý thức của nhân dân và ngày nay
điều đó cũng không hề suy giảm đối với một bộ phận nhân dân là tín đồ các tôn giáo.
Hai là, chức năng đền bù hư ảo
Đối diện với thế giới khách quan xa lạ, bí ẩn, con người cảm thấy mình bé
nhỏ, yếu ớt và bất lực trong việc giải thích và cải tạo chúng. Trong đời thường, sự
sống và cái chết, hạnh phúc và bất hạnh đột ngột giáng xuống, làm cho con người
có khát vọng đi tìm sự lý giải và che chở. Và khi không tìm được lời giải thích thỏa
đáng và sự che chở hiện thực thì họ lại “tìm thấy” trong tôn giáo sự che chở, giúp
đỡ, bù đắp, an ủi về mặt tinh thần trước những bất lực trong cuộc sống.
Ba là, chức năng điều chỉnh hành vi
Tôn giáo góp phần hình thành thái độ sống, điều chỉnh hành vi, rèn luyện và

hoàn thiện nhân cách cá nhân. Việc điều chỉnh hành vi của con người ở tôn giáo
được bắt nguồn từ niềm tin vào các siêu nhiên. Nhờ niềm tin ấy mà những điều răn
dạy, cấm kỵ của tôn giáo trở thành phương châm chỉ đạo hành vi của mỗi tín đồ
không chỉ trong quá trình thực hiện các nghi thức tôn giáo, mà cả trong đời sống
thường nhật khi ứng xử với những người trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Bốn là, chức năng liên kết
Với tác động của đức tin, tôn giáo có khả năng liên kết, tập hợp, thống nhất
những người cùng tín ngưỡng thành một cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ và bền
lâu. Khối cộng đồng người này có chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo
lý, giáo luật, cùng thực hiện một số nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng
khác. Thông qua các hoạt động tôn giáo làm cho tín đồ gần gũi hiểu nhau hơn, họ
sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tăng cường tính cố kết cộng đồng.


11

1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tồn tại và biến đổi của
tôn giáo trong xã hội


Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tồn tại của tôn giáo trong
xã hội

Trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội, những nguyên nhân làm nảy
sinh và nuôi dưỡng tôn giáo vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn nên sự tồn tại của
tôn giáo là một thực tế khách quan. Cụ thể, do những nguyên: trong quá trình xây
dựng và phát triển xã hội mới, sự bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn, sự áp bức bóc
lột cũng chưa hết đã làm cho con người hướng tới việc nhờ cậy vào những lực lượng
siêu nhiên; các thế lực chính trị vẫn chưa từ bỏ ý định lợi dụng tôn giáo phục vụ
cho mưu đồ chính trị phản động; trong các nguyên tắc của tôn giáo có những điểm

vẫn còn phù hợp với xã hội mới; hoạt động tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một
mức độ nào đó nhu cầu văn hoá tinh thần và có ý nghĩa nhất định trong việc giáo
dục ý thức cộng đồng; thế giới còn đặt ra nhiều vấn đề mà khoa học chưa thể lý giải
một cách rốt ráo, bệnh hiểm nghèo, tai nạn, thiên tai diễn ra… nên tâm lý sợ hãi,
bất an, nhờ cậy ở thần thánh vẫn chưa thể gạt bỏ hết khỏi ý thức con người…


Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự biến đổi của tôn giáo trong
xã hội

Trong xã hội mới, tôn giáo đã có sự biến đổi về nhiều mặt. Các tổ chức tôn
giáo dần dần không còn là những tổ chức thống trị, áp bức quần chúng nhân dân lao
động mà chuyên chăm lo về việc tín ngưỡng. Giáo lý, giáo lễ, giáo luật của các tôn
giáo có sự thay đổi, giảm bớt sự tốn kém về thời gian, công sức, tiền của cho tín đồ
và chức sắc. Đa số chức sắc và tín đồ tin tưởng đường lối của đảng cộng sản và nhà
nước pháp quyền, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.1.4. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc giải quyết vấn
đề tôn giáo trong xã hội
Một là, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.


12

Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không
tín ngưỡng của nhân dân.
Ba là, thực hiện chính sách đoàn kết các tôn giáo và giữa những người theo
tôn giáo với những người không theo tôn giáo.
Bốn là, trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo phải phân biệt rõ hai mặt chính
trị và tư tưởng.

Năm là, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng
xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
1.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO
1.2.1. Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một
hiện tượng văn hóa
Khi quan niệm về bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn
giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tiếp thu quan điểm đó của
các tác giả kinh điển, Hồ Chí Minh còn khẳng định thêm: Tôn giáo không chỉ là một
hình thái ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng văn hóa, một bộ phận của văn hoá.
1.2.2. Bản chất của tôn giáo nói chung là hướng thiện và nhân bản
Hồ Chí Minh tìm thấy cái chung trong giáo lý của các tôn giáo chân chính là
đều phản ánh khát vọng về một cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc của quần chúng
nhân dân bị áp bức bóc lột; thấy được giá trị nhân bản của các tôn giáo chân chính
là hướng tín đồ, hướng nhân loại tới bình đẳng, tự do, bác ái, khuyên răn con người
làm điều thiện, loại trừ cái ác.
1.2.3. Mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị là sự vận
dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ giữa tôn giáo với
chính trị trong điều kiện cụ thể của nền văn hóa và đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và ứng xử một cách biện chứng về mối quan hệ giữa tôn
giáo với chính trị. Người chỉ rõ tôn giáo và chính trị là khác nhau, không được lợi
dụng tôn giáo vì mục đích chính trị phản động.


13

1.2.4. Mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc
Việt Nam hiện nay đang dung nạp và tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau. Mỗi tôn giáo ở Việt Nam có lịch sử hình thành và du nhập, số lượng
tín đồ, địa bàn cư trú, vai trò văn hóa, đạo đức, tác động chính trị - xã hội khác nhau,

nhưng mọi tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam. Vì vậy lợi ích của từng
tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định:
Nước có vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do.
1.3. CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1.3.1. Những quan điểm chỉ đạo và chính sách đối với tôn giáo
Một là, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật.
Hai là, thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo
khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Năm là, việc theo đạo, truyền đạo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Sáu là, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
1.3.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của công tác tôn giáo hiện nay
Một là, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân.
Hai là, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính
sách và pháp luật của Nhà nước.
Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời,
đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở.
Bốn là, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp
đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân
tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ.


14

Năm là, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Sáu là, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp

luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với tôn giáo.
Kết luận chương 1
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan;
ra đời từ ba nguồn gốc: nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn
gốc tâm lý; gắn liền với bốn chức năng cơ bản: chức năng thế giới quan; chức năng
đền bù hư ảo; chức năng điều chỉnh hành vi và chức năng liên kết. Trong quá trình
xây dựng và phát triển xã hội, những nguyên nhân làm nảy sinh và nuôi dưỡng tôn
giáo vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn nên sự tồn tại của tôn giáo là một thực tế
khách quan. Tuy nhiên, tôn giáo đã có những biến đổi về nhiều mặt để thích nghi
với thời đại mới. Dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp những quan
điểm khoa học làm cơ sở để giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội.
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn
giáo vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, Hồ Chí Minh đã có cách ứng xử phù hợp với
đồng bào tôn giáo, nhờ vậy mà đoàn kết, vận động họ tích cực tham gia vào sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Đây là cơ sở lý luận quan trọng trực tiếp để Đảng và Nhà
nước ta đề ra chính sách tôn trong thời kỳ đổi mới.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo vào thực tế tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; dựa trên
cơ sở quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Liên hợp quốc đề cao và bảo đảm ghi
nhận trong Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị năm 1966, Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra chính sách tôn giáo
trong giai đoạn cách mạng mới bao gồm tổng thể những quan điểm chỉ đạo và chính
sách đối với tôn giáo, những nhiệm vụ chủ yếu của công tác tôn giáo hiện nay.


15

Chương 2
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

VỀ TÔN GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC - THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA
CÁC TÔN GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Phước


Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bình Phước

Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp với Campuchia
với chiều dài biên giới 260,4 km, diện tích đất tự nhiên là 6.876,76 km2. Bình Phước
là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên với đồng bằng, phía Đông Bắc là vùng núi cao,
phía Tây Nam địa hình thoải dần. Khí hậu ở Bình Phước có nét đặc thù riêng là mưa
lớn vào mùa mưa, hạn hán kéo dài vào mùa khô2.


Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Phước

Trải qua nhiều lần tách, nhập, điều chỉnh về địa giới hành chính, đến ngày 11-1997, tỉnh Bình Phước được tái lập. Dân số toàn tỉnh Bình Phước có 950.416 người,
mật độ dân số trung bình là 138 người/km2. Bình Phước là tỉnh có nhiều dân tộc cùng
chung sống, đặc biệt ở đây có người dân tộc Xtiêng cư trú đông nhất ở nước ta 3. Từ
khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế Bình Phước đã đạt được những thành tựu khá ấn tượng
cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các lĩnh vực văn
hoá, y tế, giáo dục... cũng được quan tâm đầu tư phát triển và đã đạt được những
thành tựu nhất định. Tuy vậy, Bình Phước vẫn là tỉnh nghèo, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp.
2.1.2. Sự tồn tại của các tôn giáo ở tỉnh Bình Phước hiện nay
Bình Phước là địa phương đa tôn giáo, có thể coi nơi đây là một bảo tàng thu
nhỏ của các tôn giáo có mặt ở Việt Nam. Hiện nay ở tỉnh Bình Phước có 8 tôn giáo
đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin

2
3

Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, 2016, tr. 23
Sđd, tr. 25


16

Lành, Cao Đài, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam và
đạo Baha’i; với 227.075 tín đồ tôn giáo, chiếm 24% dân số toàn tỉnh 4.
2.2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.2.1. Thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước
• Những thành tựu chủ yếu của việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh
Bình Phước trong những năm qua và nguyên nhân của nó
Một là, thực hiện đồng bộ nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân trong tỉnh, trong đó
có đồng bào các tôn giáo và kết quả đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Hai là, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan tâm và giải quyết kịp thời những nhu
cầu tôn giáo chính đáng của chức sắc và tín đồ các tôn giáo.
Ba là, đẩy mạnh công tác vận động đồng bào tôn giáo thi đua yêu nước, sống
“tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc
đổi mới, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Bốn là, thường xuyên chú trọng việc tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo
nhận thức rõ, tự giác và phối hợp với chính quyền đấu tranh làm thất bại âm mưu
của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo thực hiện ý đồ chính trị phản động.
Năm là, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
các hội nghị, các lớp quán triệt, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về tôn
giáo đến đội ngũ cán bộ, chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo.

Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh
Bình Phước do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là những nguyên nhân sau:
Một là, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời phổ biến các chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước, thể chế hoá bằng các văn bản cấp tỉnh, ban hành
các văn bản pháp quy hướng dẫn các cấp chính quyền thực hiện chính sách tôn giáo.
Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước, Báo cáo tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2017, số 30/BC-SNV, ngày 25/11/2016, tr.1
4


17

Hai là, đội ngũ cán bộ và bộ máy cơ quan công tác tôn giáo từng bước được
xây dựng và kiện toàn, ngày càng tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng.
Ba là, Ban Tôn giáo tỉnh chăm lo tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo
cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo; các hội nghị tuyên truyền phổ biến chính
sách, pháp luật về tôn giáo cho cán bộ, chức sắc, chức việc trên địa bàn tỉnh.
Bốn là, trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo ở tỉnh Bình Phước đã có sự
phối hợp giữa các cấp, các ngành, các bộ phận trong hệ thống chính trị ở địa phương;
sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Bình Phước.
Năm là, tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa ở Bình Phước có chuyển biến rõ
rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo được
cải thiện đáng kể đã tạo điều kiện thuận lợi để đạt được những thành tựu trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo.
• Những hạn chế của việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước
trong những năm qua và nguyên nhân của nó
Một là, hiệu quả của việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội và văn hóa ở tỉnh Bình Phước còn thấp, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn.
Hai là, công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo còn nhiều sơ hở, thậm chí

có nơi còn buông lỏng hoặc thả nổi.
Ba là, hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào tôn giáo ở một số địa phương
chưa được tiến hành thường xuyên, nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền
chưa thật phù hợp với đặc điểm từng đối tượng, địa bàn.
Bốn là, việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí và sử dụng những cán bộ là người
cùng dân tộc, cùng tín ngưỡng tôn giáo với đồng bào còn nhiều bất cập, hạn chế.
Năm là, một số địa phương còn bị động, lúng túng, vướng mắc, có biểu hiện
nóng vội khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước do
nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là những nguyên nhân sau:


18

Một là, do nhận thức, năng lực và kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của
một số cán bộ làm công tác tôn giáo còn hạn chế.
Hai là, sự phân công, phân cấp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo chưa thật rõ ràng.
Ba là, hệ thống chính trị cơ sở ở địa phương còn nhiều yếu kém, chưa tạo được
sự phối hợp đồng bộ trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.
Bốn là, những khó khăn, bất cập trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
văn hóa ở tỉnh Bình Phước đã tác động tiêu cực đến chất lượng, hiệu quả việc thực
hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn.
Năm là, sự chống phá của các thế lực thù địch trên tất cả các lĩnh vực, nhất là
lĩnh vực chính trị - tư tưởng, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những
diễn biến phức tạp về tình hình tôn giáo ở tỉnh Bình Phước.
2.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở
tỉnh Bình Phước
Một là, vấn đề hoạt động phức tạp của các hệ phái đạo Tin lành.
Hai là, vấn đề mâu thuẫn, phân hóa trong nội bộ Phật giáo.

Ba là, vấn đề hoạt động của một số tà đạo, đạo lạ.
Bốn là, vấn đề hoạt động tôn giáo trái pháp luật.
Kết luận chương 2
Bình Phước là địa phương đa tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo ở
tỉnh Bình Phước trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng về nhiều
mặt, bảo đảm sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, công
tác tôn giáo ở tỉnh Bình Phước cũng còn có những hạn chế cần được khắc phục, đổi
mới. Trong hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bình Phước đặt ra một số vấn đề phức tạp, đòi
hỏi đảng ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành cần quan tâm, tập trung giải quyết.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ


19

VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.1.1. Làm cho chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đi vào được cuộc
sống, giải quyết được những vấn đề bức thiết và cơ bản lâu dài đang đặt ra
Đối với đồng bào tôn giáo ở Bình Phước hiện nay, vấn đề cấp bách đang đặt
ra là xóa đói giảm nghèo, làm cho đời sống đồng bào ổn định và từng bước được cải
thiện về cái ăn, cái mặc, nhà ở, có việc làm, được học hành và chăm sóc y tế. Vì vậy,
cần gắn việc thực hiện chính sách tôn giáo với việc thực hiện có hiệu quả các chính
sách kinh tế - xã hội. Song, sẽ là phiến diện và hạn hẹp nếu thực hiện chính sách tôn
giáo chỉ tập trung vào những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, bỏ qua những yêu cầu
cơ bản và lâu dài. Đối với đồng bào tôn giáo ở Bình Phước đó là vấn đề về cơ cấu
kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, chiến lược phát triển con người, văn hóa và giáo dục.
3.1.2. Kết hợp giữa vận động đồng bào tôn giáo với vận động đồng bào

các dân tộc ít người, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín
ngưỡng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của các thế lực thù địch
Bình Phước là địa bàn có nhiều đồng bào tôn giáo cũng như nhiều đồng bào
dân tộc cùng sinh sống, tín đồ tôn giáo là người dân tộc ít người chiếm tỉ lệ khá cao
trong tổng số tín đồ tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Nắm bắt được đặc điểm đó, các thế
lực thù địch không những ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo mà còn lợi dụng cả vấn
đề dân tộc để hoạt động chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, chống phá chính quyền địa
phương. Vì thế, trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo phải có sự kết hợp giữa
vận động đồng bào tôn giáo với vận động đồng bào các dân tộc ít người để nâng cao
hiệu quả việc giải quyết vấn đề tôn giáo cũng như vấn đề dân tộc.
3.1.3. Trong tuyên truyền, vận động quần chúng có đạo phải lấy giáo dục,
thuyết phục làm chính, kiên trì giải thích, động viên, phải dùng những lời lẽ và
hành động thiết thực, gần gũi với nhân dân để đưa đức tin của quần chúng về


20

với đời sống hiện thực, chăm lo xây dựng cuộc sống mới
Trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân là đòi hỏi trước tiên
trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo, nhất là đối với những chức sắc, tín đồ là
người dân tộc ít nhiều còn có mặc cảm, tự ti. Cần có phương pháp, tác phong kiên
nhẫn, thận trọng, nghe dân nói, nói dân tin, hiểu dân và dựa vào dân. Đi đôi với công
tác thông tin tuyên truyền, vận động quần chúng, phải có những hành động thiết thực
bảo đảm nhu cầu vật chất và tinh thần của đồng bào tôn giáo, giúp đỡ đồng bào định
canh, định cư, phát triển sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
3.1.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc
tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục và bảo đảm thực thi chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam tại địa phương
Giải quyết những vấn đề đặt ra trong hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bình Phước
hiện nay không phải chỉ là công việc riêng của cơ quan chuyên trách công tác tôn

giáo mà cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong hệ thống chính
trị ở địa phương, giữa các cấp, các ngành, các lực lượng hữu quan. Có như vậy mới
tạo ra được sức mạnh tổng hợp không chỉ để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên
truyền, vận động hướng các hoạt động tôn giáo theo đúng chính sách và pháp luật,
mà còn để phát hiện và chủ động can thiệp một cách kịp thời, đập tan mọi âm mưu
và hành động lợi dụng tôn giáo hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
3.2.1. Làm cho mọi người, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và quần
chúng có đạo trong toàn tỉnh hiểu rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Việt Nam hiện nay
Có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
việc nhận thức rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước là cần thiết để đề ra các
chương trình, kế hoạch công tác cũng như để tuyên truyền, vận động quần chúng có
đạo một cách đúng đắn, sáng tạo, có sức thuyết phục cao. Đối với quần chúng có đạo


21

nói riêng, quần chúng nhân dân nói chung việc nhận thức rõ chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước là để họ chủ động, tích cực thực hiện cho đúng.
3.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đồng bào có đạo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, do vậy muốn thay đổi nó phải thay đổi
bản thân tồn tại xã hội, muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người
phải xoá bỏ nguồn gốc vật chất kinh tế - xã hội gây nên những ảo tưởng ấy. Để đẩy
lùi được những mơ ước về thiên đường hư ảo ở thế giới bên kia, con người phải
từng bước xây dựng một “thiên đường” có thực trên thế gian. Một thế giới như thế
chỉ có thể là kết quả của một quá trình lâu dài thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trí tuệ cho con người.

3.2.3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo
trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc ít người
Để đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo cho đồng bào có đạo, đồng thời đấu
tranh vạch trần và đập tan ý đồ lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo của các
thế lực thù địch, trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo chính
quyền tỉnh Bình Phước cần phải tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm:
hoạt động phức tạp của các hệ phái đạo Tin lành; mâu thuẫn, phân hóa trong nội bộ
Phật giáo; hoạt động của một số tà đạo, đạo lạ; hoạt động tôn giáo trái pháp luật.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng
Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (khoá VI) khẳng định: nội dung cốt lõi của
công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Hồ Chí Minh cũng khẳng định:
dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Điều đó có nghĩa
là quần chúng nhân dân có vai trò quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình
Phước thì công tác vận động quần chúng phải được đặt lên hàng đầu.
3.2.5. Củng cố hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo


22

Công tác tôn giáo không chỉ là sự nỗ lực của một mình cơ quan chuyên trách
mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị cơ sở.
Tuy nhiên, trực tiếp và thường xuyên nhất đối với công tác tôn giáo vẫn là đội ngũ
cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc thực hiện
chính sách tôn giáo, một trong những giải pháp quan trọng mà Tỉnh ủy và Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Phước cần chú ý tới là củng cố hệ thống chính trị cơ sở thật vững
mạnh và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo về cả số lượng và chất lượng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

và những quan điểm chung trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam; căn cứ vào điều kiện cụ thể về mọi mặt của tỉnh Bình Phước, đặc biệt là về
tình hình tôn giáo và hoạt động tôn giáo, thực trạng việc thực hiện chính sách tôn
giáo và những vấn đề đặt ra trong hoạt động tôn giáo ở địa phương, luận án đề xuất
bốn định hướng chủ yếu và năm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực
hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
KẾT LUẬN
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc giải quyết vấn đề tôn giáo
trong xã hội là những chỉ dẫn mang tính khoa học và nhân văn mà ngày nay chúng
ta cần phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ để vận dụng sáng tạo trong quá trình giải
quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta. Giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin là khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng của nhân dân; thực hiện chính sách đoàn kết các tôn giáo và giữa những
người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo; giải quyết vấn đề tôn
giáo phải phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng; có quan điểm lịch sử - cụ thể
khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào điều


×