Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.09 KB, 19 trang )

PHẦN I
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên dạy lớp 5 tuổi”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Thúy

Giới tính : Nữ

Ngày/ tháng/ năm sinh: 19/7/1972.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ, đợn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Mầm non An Lạc.
Điện thoại: 0942735727
4. Đồng tác giả: (Nếu có)
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Tại trường Mầm non
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất : Trường,
lớp, các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phục vụ dạy, học cho đội ngũ giáo
viên, cho trẻ trong trường Mầm non.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng
3/ 2015.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN

Phạm Thị Thúy

1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi trường mầm
non cần phải có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ,
vững vàng về tư tưởng chính trị. Bởi vì đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng
giáo dục của nhà trường, Vì vậy, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 5 tuổi là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng và cần thiết. Với những lý do đó nên tôi đã lựa chọn đề tài
“Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dung sáng kiến:
Với mong muốn phát huy tốt hiệu quả của việc bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho đội
ngũ giáo viên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp bối dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên 5 tuổi” để nghiên cứu từ tháng
9/2014 đến tháng 02/2015 tại trường mầm non nơi tôi công tác.
Để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thực sự có hiệu quả
thì mỗi nhà trường cần có các điều kiện sau:
+ Có đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, các trang thiết bị đồ chơi cho cô và trẻ.
+ Giáo viện trực tiếp giảng dạy các lớp cần phải có trình độ chuyên môn
đạt chuẩn trở lên.
3. Nội dung sáng kiến:
Các biện pháp được tôi chú trọng đổi mới là:
+ Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng phân công giáo viên dạy lớp 5
tuổi nâng cao chất lượng giảng dạy.
+ Bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên 5 tuổi.
+ Bồi dưỡng qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi.
* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:


2


Đây là một trong những lý do tôi lựa chọn nội dung bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi. Các biện pháp tôi đưa ra đều có tính mới,
tính sáng tạo linh hoạt , các biện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo có tính thuyết
phục, thực hiện có hiệu quả, tôi đã áp dụng và thành công.
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
Đề tài “ Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 5
tuổi” Có khả năng áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường mầm non
* Ích lợi của sáng kiến:
- Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 tuổi.Chất
lượng giảng dạy đồng đều hơn, giáo viên tích cực, chủ động tổ chức các
hoạt động linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả . Chất lượng giáo dục toàn diện
trong nhà trường không ngừng được nâng lên.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi là việc làm rất quan
trọng và cần thiết bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của nhà
trường, do vậy công tác bồi dưỡng sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên 5 tuổi có sự
chuyển biến tích cực, đã mang lại hiệu quả đáng kể. Giáo viên chủ động linh
hoạt hơn và sáng tạo trong công tác tích hợp các nội dung vào trong công tác
giáo dục trẻ một cách hiệu quả. Giúp trẻ nắm chắc kiến thức, kỹ năng , trẻ có
thái độ, hành vi tốt, đồng thời giúp giáo viên mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin.
Năng lực giảng dạy không ngừng được nâng lên.
5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện mở rộng sáng kiến.
|

* Đối với cấp nhà trường: phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ cho giáo viên về các lĩnh vực một cách thường xuyên, liên tục

+ Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 5 tuổi phải đảm
bảo tính cấp bách, xuất phát từ như cầu của giáo viên.
+ Thường xuyên kiểm tra, dự giờ chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc
chương trình thời gian biểu sao cho phù hợp có hiệu quả.

3


Phần 2:
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức
năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng những kỹ năng sống
cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập
suốt đời. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi trường mầm non cần phải có đội ngũ
giáo viên giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về tư tưởng
chính trị. Bởi vì đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà
trường, Vì vậy, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
mầm non, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 5 tuổi là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng và cần thiết. Với những lý do đó nên tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện
pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi”
2. Cơ sở lý luận.
Giáo dục mầm non có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân, người giáo viên mầm non được xem là người đặt nền móng đầu tiên,
là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhiệm vụ của
người giáo viên mầm non hết sức nặng nề, ngoài việc truyền thụ những kiến
thức kỹ năng đơn giản ban đầu cho trẻ mà còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, uốn

nắn và tập cho trẻ những thói quen, kỹ năng sống. Để thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ của cấp học đề ra và đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay
thì việc dạy học giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động dạy - học nhận thức về trí tuệ và hành
vi của trẻ được phát triển. Điều này chứng tỏ việc bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non là hết sức cần thiết. Để có được đội
ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ sư phạm thì

4


người cán bộ quản lý trong các nhà trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng đội
ngũ chi tiết, cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong những năm học trước đây, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
của trường tôi cũng như một số trường mầm non chưa được cán bộ quản lý coi
trọng và quan tâm thực sự, vấn đề bồi dưỡng còn mang tính hình thức, chưa
hiệu quả. Mặt khác, nhận thức của giáo viên mầm non về công tác bồi dưỡng
còn hạn chế, xây dựng từ kế hoạch soạn giảng của giáo viên chưa cao, việc
triển khai thực hiện kế hoạch còn nặng về hình thức, chưa triệt để. Hơn nữa,
trình độ giáo viên không đồng đều nên có sự bất cập trong việc bồi dưỡng đội
ngũ của các nhà trường. Đó là nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục toàn
diện của một số nhà trường đạt chưa cao, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên mầm non ở các nhà trường còn hạn chế.
Do vậy, việc tiếp cận các chương trình của giáo viên trong công tác soạn
giảng còn rất nhiều hạn chế. Sự bùng nổ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của
nền khoa học công nghệ, đòi hỏi cần phải có những thay đổi cơ bản về phương
thức giảng dạy sao cho phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động
của trẻ. thực tế tại trường mầm non do tôi phụ trách cũng vẫn còn một số giáo
viên năng lực giảng còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Là phó hiệu trưởng của nhà

trường, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này và nghĩ mình cần phải làm gì để
có sự thay đổi trong công tác chỉ đạo chuyên môn sao cho không bị đẩy lùi
kiến thức với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu
học tập kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp và quyết định thực thi đề tài:
"Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo 5 tuổi". Xin
được trình bày cùng các bạn tham khảo.
*. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho giáo viên 5 tuổi trong trường mầm non’’
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại
trường mầm non nơi tôi công tác.
5


*. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 5
tuổi trong nhà trường.
*. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra
- Phương pháp trao đổi thảo luận
- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho
việc nghiên cứu. Điều tra thực trạng sẽ giúp chúng ta thấy được những ưu điểm
và những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp

người nghiên cứu định hướng được những vấn đề ta cần làm để có biện pháp cụ
thể phù hợp với thực tế, thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy để thực thi đề tài
này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về, kế hoạch kiểm tra nội bộ, Kiểm tra
sự giờ của giáo viên dạy lớp 5 tuổi theo từng tháng để đánh giá kết quả.
Để đánh giá chất lượng chuyên môn cho giáo viên 5 tuổi tôi căn cứ vào
kết quả dự giờ theo phiếu dự giờ của Sở giáo dục và đào tạo quy định ( Trong
phiếu dự giờ có các tiêu chí đánh giá, trong đó có mức điểm: Loại giỏi từ 1720. Loại khá từ 13 điểm trở lên. Loại đạt yêu cầu từ 10 điểm trở lên. Loại yếu
dưới 10 điểm). Tôi đã tiến hành tổng hợp kết quả xếp loại dự giờ và các hoạt
động của 6 đồng chí giáo viên dạy lớp 5 tuổi theo từng tháng của năm học
2014-2015 và thu được kết quả sau:

* Kết quả xếp loại dự giờ và các hoạt động của giáo viên dạy lớp 5 tuổi
( 3 tháng đầu năm ) năm học 2014-2015:
6


Giỏi

Năm

Tổng số
tiết và
hoạt
động
được
xếp loại

9/2014

6


1

16.7%

10/2014

8

2

11/2014

10

Tổng cộng

24

Tháng

Kết quả xếp loại
Tỷ lệ

Khá

Tỷ lệ

Đạt


Tỷ lệ

%

YC

%

3

50%

2

33.3%

25%

5

62.5%

1

12.5%

3

30%


7

70%

x

x

6

25 %

15

62.5 %

3

12.5 %

%

Để tiến hành việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên một cách
khách quan, công bằng. Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra
nội bộ phân công các đồng chí tổ trưởng, tổ phó,ban thanh tra nhân dân, bí thư
đoàn thanh niên đều được di dự giờ. Sau đó tập hợp kết quả các tiết dự và đánh
giá xếp loại từng đồng chí giáo viên vào cuối tháng.
Qua điều tra thực trạng bằng các số liệu cụ thể nêu trên tôi thấy rằng
năng lực của một số đồng chí giáo viên còn hạn chế. Trình độ chuyên môn của
một số giáo viên chưa đồng đều, chất lượng soạn bài của một số giáo viên mới

tiếp nhận lớp 5 tuổi còn hạn chế nội dung chưa sáng tạo. đồng nghĩa với việc
giảng dạy chưa linh hoạt chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.
Là một trong những trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, trường đạt tiến
tiến xuất sắc nhiều năm liền. Trách nhiện của một người quản lý khi nhìn lại kết
quả điều tra tôi thấy việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên trong
nhà trường là rất cần thiết.
4. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
4.1. Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng phân công giáo viên dạy
lớp 5 tuổi nâng cao chất lượng giảng dạy.

7


Để làm tốt vấn đề này tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà
trường để phân công giáo viên dạy lớp 5 tuổi một cách hợp lý, phù hợp với
trình độ, điều kiện hoàn cảnh, khả năng của từng người. Cụ thể:
Năm học 2014 – 2015 toàn trường có 3 lớp 5 tuổi, Đồng chí Hiệu trưởng
phân công 6 đồng chí giáo viên, đảm bảo theo định biên 2 cô/ lớp. nhà trường
đã ưu tiên giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có
năng lực giảng dạy và quản lý học sinh tốt, khả năng diễn đạt ngôn ngữ chính
xác, không nói ngọng nói lắp, nhiệt tình tâm huyết với nghề. Bởi vì, trẻ 5 tuổi
cần phải nhận biết được các chữ cái, thuộc và kể được các câu truyện qua tranh
ảnh …Tích lũy kiến thức cuối năm học thực hiện các bài tập khảo sát của Sở
giáo dục.
Việc mở thêm một lớp 5 tuổi phải đảm bảo 2 giáo viên, vì vậy khi phân
công chuyên môn ban giám hiệu đã bàn bạc thống nhất chọn thêm hai đồng chí
có năng lực chuyên môn, có khả năng diễn đạt ngôn ngữ chính xác, không
ngọng, lắp , dạy xen kẽ giáo viên cũ với giáo viên mới được tiếp nhận chương
trình dạy 5 tuổi. để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm thực hiện tốt các nội dung
hoạt động của lớp.

Ví dụ: Một đồng chí có năng khiếu âm nhạc với một đồng chí giỏi về
môn tạo hình, vẽ, nặn , khéo tay làm đồ dùng, đồ chơi và có khả năng tiếp cận,
khai thác và ứng dụng tốt công nghệ thông tin…
Đồng chí tổ trưởng chuyên môn mẫu giáo cùng nằm trong đội ngũ giáo
viên 5 tuổi đây là một điều thuận lợi cho việc thực hiện chuyên môn bởi vì tổ
trưởng chuyên môn được sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, được đi tập huấn chuyên
môn ở sở giáo dục, phòng giáo dục điều này sẽ giúp đồng chí nắm bắt được
những vấn đề mới, cập nhật những vấn đề thay đổi, những vấn đề được thống
nhất một cách nhanh , chính xác nhất, để về triển khai khi họp tổ chuyên môn .
* Kết quả: Giáo viên dạy lớp 5 tuổi đảm bảo về chuyên môn, quản lý lớp
học tốt, có khả năng soạn giảng sáng tạo và thực hiện các hoạt động một cách
linh hoạt để truyền thụ kiến thức tốt tới trẻ.
8


4.2. Bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên 5 tuổi.
Năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định kết quả
nhận thức của trẻ. Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên đặc
biệt là giáo viên 5 tuổi là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, tôi đã
tiến hành bồi dưỡng theo các nội dung sau:
4.2.1. Bồi dưỡng giáo viên thông qua việc kiểm tra, dự giờ: Việc kiểm
tra, dự giờ rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Do vậy ban
giám hiệu nhà trường chúng tôi đã thống nhất xây dựng kế hoạch kiểm tra nội
bộ và được công khai trước tập thể sư phạm nhà trường ngay từ đầu năm học.
Mỗi đồng chí trong ban giám hiệu đều có kế hoạch kiểm tra dự giờ của từng
tháng không chồng chéo, trùng lặp mà vẫn đảm bảo đồng đều 100% giáo viên
đều được kiểm tra dưới nhiều hình thức, Kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột
xuất. Ngoài ra bản thân tôi thường xuyên kết hợp với các đồng chí ban giám
hiệu, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, các đồng chí giáo viên cùng khối,
giáo viên mới tiếp nhận lớp 5 tuổi, cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp. Xây

dựng kế hoạch cho những giáo viên mới tiếp nhận lớp 5 tuổi đến dự giờ những
đồng chí khá giỏi có trình độ chuyên môn vững vàng nhằm tăng cường trao
đổi, rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy . Việc làm này đã giúp giáo viên tự
giác, tích cực hơn rất nhiều trong hoạt động dự giờ. Nếu như trước đây giáo
viên còn e ngại không đến dự giờ đồng nghiệp thì nay giáo viên đã chủ động
hơn và có kế hoạch cụ thể.đây là một hoạt động bồi dưỡng chuyên môn rất hiệu
quả. Sau mỗi tiết dạy cả người dạy và người dự đều được rút kinh nghiệm, có
thể nói đây là một hoạt động quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng
giảng dạy cho giáo viên. Tăng cường công tác kiểm tra có đánh giá nhận xét,
xếp loại và rút kinh nghiệm cho từng đồng chí đồng thời động viên tư vấn giúp
đỡ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy.
*Kết quả: Giáo viên rất phấn khởi, thoải mái về tư tưởng, an tâm công
tác sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của ban giám hiệu. Do vậy các tiết dạy
của giáo viên ngày càng có tiến bộ rõ rệt.
9


4.2.2. Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên thông qua các giờ dạy
chuyên đề.
Trong năm học khi xây dựng các chuyên đề tổ chuyên môn đã phân
công nhiêm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong khối tham gia đóng góp ý xây
dựng hoàn thiện chuyên đề, và cho các đồng chí tự giác tham gia dạy từng
chuyên đề. Mỗi đồng chí giáo viên ngoài việc nắm bắt nội dung phương pháp
của tất cả các môn học, các hoạt động còn phải chuyên sâu về lập kế hoạch theo
chủ đề ( Xác định mục tiêu, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động đi theo
các lĩnh vực. kế hoạch tuần, kế hoạch ngày..). Đồng chí tổ trưởng trong khối 5
tuổi xung phong dạy chuyên đề " Phát triển vận động". Bởi vì, đồng chí đã
được đi bồi dưỡng ở tỉnh và được đi dự chuyên đề điểm ở trường Mầm non
Sao Mai.
Vế áp dụng vào trường mình để dạy cho giáo viên trong nhà trường dự và

cùng đóng góp ý kiến, nhân rộng ra toàn trường, nhằm nâng cao chất lượng
toàn diện trong nhà trường.
Để làm được việc này, tôi cùng các đồng chí tổ trưởng duyệt soạn bài, đi
dự giờ, đánh giá từng đồng chí giáo viên trong khối 5 tuổi xem đồng chí có gì
vướng mắc cần tháo gỡ về những môn học nào, hoạt động nào khi giáo viên có
yêu cầu. Mỗi tuần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho 1- 2 đồng chí về các hoạt
động mà các đồng chí giảng dạy còn chưa tự tin có nhu cầu cần bồi dưỡng để
nâng cao chất lượng toàn diện.
Ví dụ: Xây dựng tiết : "chuyên đề phát triển vận động " tổ chức cho toàn
trường đến dự để cho giáo viên được giao lưu học hỏi và rút kinh nghiệm.
*Kết quả: Chất lượng giảng dạy của giáo viên ngày càng được nâng lên
rõ rệt, giáo viên nhiệt tình, say mê tìm sáng tạo tích hợp các nội dung lồng
ghép vào giáo dục trẻ. đặc biệt là đưa các chỉ số vào trong các hoạt động lĩnh
vực phát triển vận động , như Bật xa 35 - 40 cm ( CS 1), Đi và đập bắt bóng
( CS 10), các đồng chí tham gia dự các tiết dạy tạo bầu không khí đoàn kết,
tích cực học tập giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
4.2.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
10


Năm học 2014 – 2015 số trẻ ra lớp tăng dẫn đến quả tải 2 lớp 5 tuổi vậy
nhà trường đề nghị với cấp trên mở thêm một lớp 5 tuổi để đảm bảo số trẻ định
biên trên lớp . Do vậy việc lựa chọn giáo viên dạy lớp 5 tuổi cần đủ các điều
kiện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn, có năng lực giảng dạy, tâm
huyết với nghề . Giáo viên được phân công dạy lớp 5 tuổi đòi hỏi kiến thức
nặng hơn so với các độ tuổi khác đặc biệt là phải thực hiện bộ đánh giá công
cụ phát triển trẻ em 5 tuổi.
Là người quản lý tôi yêu cầu giáo viên phải thực hiện đủ 117 chỉ số
thuộc 28 chuẩn của 4 lĩnh vực giàn đều và các chủ đề trong năm học không
được bỏ qua 1 chỉ số nào. Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch dự kiến thực

hiện các chỉ số vào các chủ đề trong năm học và chỉ đạo một số giáo viên thực
hiện.
Nhóm các chỉ số có nội dung đặc trưng theo nội dung chủ đề: Trong 117
chỉ số chúng tôi cùng thảo luận với các giáo viên của khối nhặt ra các chỉ số mà
chỉ phù hợp cho chủ đề này lại không phù hợp với chủ đề khác để dự kiển đưa
vào chủ đề theo nội dung của chỉ số
Ví dụ: Với chỉ số 15 “Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh và khi tay bẩn” . Có đồng chí giáo viên cho là khó thực hiện thường
xuyên, vì về mùa đông thời tiết rét không cho trẻ thực hiện...... Ban giám hiệu
chúng tôi đã bàn bạc thống nhất trích kinh phí mua bình đựng nước có vòi đun
nước ấm cho trẻ rửa tay. Điều này đã trẻ thực hiện thường xuyên và rửa tay
đúng quy trình tạo thành thói hàng ngày của trẻ giúp trẻ giữ được vệ sinh cá
nhân tốt cho trẻ.
* Kết quả: Giáo viên biết nhóm các chỉ số vào các chủ đề phù hợp dàn
đều trong năm, trẻ nắn được kiến thức cơ bản về tự vệ sinh phục vụ bản thân.
4.2.4. Bồi dưỡng về công tác soạn giảng:
Muốn có giờ dạy tốt thì khâu đầu tiên là dựa vào các nội dung đã dự kiến
của khối từ đầu năm học để đưa nội dung và đề ra các hoạt động phù hợp của
lớp mình ở mỗi chủ đề. Khi thực hiện chủ đề nào giáo viên thực hiện đúng, đủ
11


các chỉ số đã dự kiến còn riêng nội dung tích hợp thì các nội dung dự kiến chỉ
là tham khảo và định hướng thực hiện, giáo viên có thể thay đổi, bổ xung theo
thực tế và cơ sở vật chất của lớp. Theo thống nhất chung của toàn thị xã yêu
cầu giáo viên thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và ghi rõ chỉ số bao
nhiêu, chuẩn mấy khi xây dựng mục tiêu các chủ đề. Sau khi thực hiện xong
chủ đề giáo viên cần thực hiện đánh giá các chỉ số thuộc bộ chuẩn phát triển trẻ
5 tuổi và đánh giá việc thực hiện chủ đề ( Theo phiếu) của nhóm lớp. tất cả các
phiếu được đánh giá được đóng sau khi thực hiện hết từng chủ đề . Việc đó sẽ

dễ dàng cho giáo viên theo dõi , so sánh và bổ xung kế hoạch thực hiện cho các
chủ đề tiếp theo và dễ dàng cho người quản lý kiểm tra kết quả thực hiện các
chủ đề vì sau mỗi hoạt động giáo viên sẽ đáng giá kết quả hoạt động của trẻ
ngày hôm đó. Dựa vào kết quả đó, cán bộ quản lý có thể kiểm tra nhanh xem
kết quả đánh giá cuối chủ đề của lớp đó có chính xác không.
Xây dựng dự kiến các nội dung thực hiện kế hoạch soạn bài phải tốt. Để
có những giáo án mang lại hiệu quả giảng dạy cao thì người soạn phải xác minh
được chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ, ngôn ngữ đối với từng hoạt động,
xây dựng hình thức hoạt động phải phù hợp với các đối tượng theo hướng phát
huy tính tích cực của trẻ, câu hỏi đàm thoại phải có tính hệ thống, đảm bảo nội
dung giáo dục. Để làm tốt vấn đề này tôi đã chỉ đạo đồng chí tổ trưởng chuyên
môn cùng tôi thực hiện nghiêm túc việc duyệt soạn bài cho giáo viên trước 1
tuần dạy, nắm được điểm yếu, điểm mạnh của đồng chí để tư vấn giúp đỡ giáo
viên kịp thời tháo gỡ những khó khăn, đặc biệt chú ý đến việc xây dựng mạng
nội dung, mạng hoạt động trong các chủ đề mới. Mặt khác để nâng cao chất
lượng bài soạn cho các đồng chí giáo viên mới, các đồng chí giáo viên tiếp cận
với chương trình mới còn chậm tôi đã sử dụng biện pháp ghép đôi, phân công
đồng chí có năng khiếu về âm nhạc, với các đồng chí có năng khiếu vẽ, khéo
tay làm các đồ dùng, đồ chơi, ngoài ra tôi còn tham gia trực tiếp với các đồng
chí soạn bài còn nhầm lẫn , còn thiếu nội dung, chưa đi xuyên suốt từ mục tiêu
đến các hoạt động trong ngày. Cho các đồng chí đi dự giờ những đồng chí có
12


chuyên môn vững vàng và xem bài soạn mẫu đề các đồng chí tham khảo học
tập.
Tóm lại: Đa số giáo viên khối 5 tuổi đều thực hiện nghiêm túc chương
trình thời gian biểu soạn giảng các hoạt động cụ thể rõ ràng, sáng tạo nên chất
lượng giảng dạy của giáo viên trường tôi ngày càng tiến bộ rõ rệt. Thể hiện số
giáo viên có giờ dạy đạt khá giỏi về cuối năm tăng dần so với đầu năm học.

4.3. Bồi dưỡng qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi
Nhà trường tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường vào
tháng 11/2014, Giáo viên khối 5 tuổi được đăng ký dự thi ở các môn học,
các lĩnh vực , với 2 nội dung : Một là thi lý thuyết, hai là: một hoạt động cụ
thể . Hình thức thi bắt thăm đề tài trước một tuần để giáo viên chuẩn bị nội
dung. Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi
có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên;
bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ
nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, xây dựng biện pháp phù hợp với
lứa tuổi mầm non. Tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn,
hứng thú trong giờ học, Bên cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc
làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có
nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả cao. Và một điều quan trọng
hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp
vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi, thì số giáo viên tham gia nhanh chóng nắm
vững những kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo
viên.
* Kết quả:
Toàn khối có 6 đồng chí giáo viên đăng ký tham dự hội thi giáo viên dạy
giỏi cấp trường. Với nội dung đa dạng, phong phú về tất cả các lĩnh vực, Đa
số các giáo đều chuẩn bị các đồ dùng dạy học, giáo án đầy đủ thể hiện ở tiết
dạy được đánh giá cao. Kết quả thu được : Đạt giỏi 4 đồng chí: đạt khá 2 đồng
chí đạt khá.

13


5. Kết quả đạt được:
Từ những biện pháp "Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 5
tuổi" đến thời điểm tháng 2 năm 2015 chất lượng giảng dạy của giáo viên biến

đổi rõ rệt. Đội ngũ giáo viên 5 tuổi chất lượng giảng dạy đồng đều hơn,
phương pháp soạn bài có sự thống nhất cao, phát huy sự sáng tạo của giáo viên.
Giáo viên dạy 5 tuổi ngoài việc nắm chắc phương pháp dạy các hoạt động còn
phải nắm chắc kiến thức về nội dung tích hợp. Các nội dung tích hợp được đưa
vào bài soạn hợp lý theo từng chủ đề, không máy móc, áp đặt, gò bó. Kết quả
tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường đạt khá giỏi 100%. Trước khi tổ chức
các hoạt động giáo viên rất tự tin việc đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em
5 tuổi và cuối mỗi chủ đề cũng thực tế hơn. Và đặc biệt trẻ hoạt động tích cực,
nắm bắt kiến thức, kỹ năng dễ dàng, đúng với khả năng của mình.
* So sánh đối chứng:
+. Kết quả xếp loại dự giờ các hoạt động của giáo viên dạy lớp 5 tuổi.
Tháng

Kết quả xếp loại

Giỏi

Năm

Tổng số
tiết và
hoạt
động
được
xếp loại

9/2014

6


1

16.7%

10/2014

8

2

11/2014

10

12/2014

Tỷ lệ

Khá

Tỷ lệ

Đạt

Tỷ lệ

%

YC


%

3

50%

2

33.3%

25%

5

62.5%

1

12.5%

3

30%

7

70%

x


x

10

4

40%

6

60%

x

x

1/2014

10

5

50%

5

50%

x


x

2/2014

8

6

75%

2

25%

x

x

Tổng cộng

52

21

40.4%

28

53.8%


3

5.8%

%

14


Qua bảng so sánh đối chứng trên ta thấy sự phấn đấu nỗ lực của giáo
viên khối 5 tuổi nắm chắc phương pháp giảng dạy của từng bộ môn, từng hoạt
động linh hoạt sáng tạo, biết tích hợp nội dung vào các môn học, trẻ nắm chắc
bài, . Đặc biệt là không còn giáo viên dạy không đạt yêu cầu. Giáo viên biết
sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy, trình bày khoa học. Kết quả thu được
qua tổng hợp các tiết dự giờ của giáo viên đạt kết quả cao so với đầu năm học.
* Bài học kinh nghiệm.
Từ những biện pháp : “ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
5 tuổi trong trường mầm non” Tôi đã rút ra một số bài học sau:
- Người cán bộ quản lý phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công
tác bồi dưỡng, và phân công chuyên môn hợp lý cho đội ngũ giáo viên.
- Phải có kế hoạch cụ thể, phù hợp, thống nhất và chỉ đạo triển khai thực
hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 5 tuổi có hiệu quả.
- Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên phải tiến
hành dưới nhiều hình thức đa dạng, việc bồi dưỡng phải được thường xuyên,
liên tục.
- Ban giám hiệu phải duy trì nề nếp kiểm tra , dự giờ, đánh giá các hoạt
động thực hiện của giáo viên và duyệt soạn bài cho giáo viên trước một tuần.
Chất lượng giảng dạy của nhà trường phụ thuộc vào trình độ và khả năng của
đội ngũ giáo viên. Do vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên 5 tuổi cần được quan tâm thích đáng thực hiện thường xuyên, có kế hoạch

để truyền thụ những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trang bị cho trẻ đủ hành trang
cần thiết để trẻ vững vàng bước vào trường Tiểu học.
6. Điều kiện để nhân rộng sáng kiến:
Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 5 tuổi đạt kết qủa
cao được áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng . vì vậy mỗi cán bộ quản lý trong
nhà trường đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người quản lý, phải tận
tụy với công việc luôn xát xao chỉ đạo giáo viện thực hiện tốt các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Luôn chú trọng công tác bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên, vì giáo viên là yếu tố quyết định để thực hiện thắng
15


lợi mục tiêu về nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng với thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đòi hỏi con người phải năng
động, sáng tạo, luôn luôn biết cách đổi mới mình. Được sự chỉ đạo sâu sát của
phòng giáo dục về chuyên môn và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính
quyền địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của hội phụ huynh học sinh trong năm
học vừa qua nhà trường chúng tôi đã thu được một số thành tích đáng kể.

16


Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua nghiên cứu đề tài Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 5
tuổi bản thân tôi phải tự học hỏi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp mới, hữu
hiệu để giáo viên nắm được phương pháp một cách linh hoạt sáng tạo để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
Các biện pháp đưa ra giúp giáo viên nắm chắc kiến thức, bình tĩnh tự tin
soạn giảng một cách linh hoạt, sáng tạo khi lên lớp hoặc khi tham gia vào các

hội thi giáo viên giỏi các cấp. Ngược lại, nếu công tác bồi dưỡng chuyên môn
trong nhà trường không được coi trọng thì chất lượng chăm sóc giáo dục sẽ dần
dần đi xuống. Vì vậy người quản lý cần phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên nhà trường nói chung và giáo viên khối 5 tuổi nói
riêng, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của bậc học, góp phần nhỏ bé vào công
cuộc xây dựng xã hội hiện đại.
2. Khuyến nghị:
* Đối với cấp trường:
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn tu dưỡng,
học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức, nỗ lực phấn đấu về mọi mặt đem hết
khả năng, tâm huyết của mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Tích cực học
hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về các lĩnh
vực một cách thường xuyên, liên tục, xuất phát từ như cầu của giáo viên.
- Thường xuyên kiểm tra, dự giờ chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc
chương trình thời gian biểu sao cho phù hợp có hiệu quả.
- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đủ điều kiện để giáo viên và trẻ thực
hiện tốt chuyên môn.
* Đối với cấp phòng, sở giáo dục:
+ Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được giao lưu học hỏi. Tăng cường mở
các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn các chuyên đề.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
17


MỤC LỤC
Thứ tự

Nội dung


Trang

Phần 1
Thông tin chung về sáng kiến

1

Tóm tắt sáng kiến

2

Phần 2

4

Mô tả sáng kiến
1

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

4

2

Cơ sở lý luận

4

3


Thực trạng

5

4

Các giải pháp, biện pháp thực hiện

7

5

Kết quả đạt được

13

6

Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

15

Phần 3

17

Kết luận và khuyến nghị
1

Kết luận


17

2

Khuyến nghị

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục Mầm non- Bộ giáo dục và đào tạo.
18


2. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi.
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
4. Tập san Giáo dục Mầm non.
5. Một số công văn hướng dẫn về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ
6. Điều lệ trường Mầm non
7. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình theo chủ đề 5-6 tuổi

19



×