Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKn một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm chuẩn NL cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150 KB, 21 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm chuẩn n –l cho trẻ
Mẫu giáo 5-6 tuổi”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
3. Tác giả:
- Họ và tên: Mai Chi Phương.

Nam (nữ): Nữ.

- Ngày tháng/ năm sinh: 20/04/1990
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường Mầm non Bắc An
- Điện thoại: 096 6215 316.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường Mầm non Bắc An
- Địa chỉ: Xã Bắc An - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 03202 223 962
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
- Tên đơn vị: Lớp 5 tuổi – Trường Mầm non Bắc An
- Địa chỉ: thôn Cổ Mệnh – xã Bắc An – Chí Linh – Hải Dương
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sự quan tâm, tạo điều kiện của BGH Nhà trường để áp dụng sáng kiến
- Sự giúp đỡ, quan tâm, thống nhất của giáo viên cùng lớp, của đồng nghiệp
trong trường.
- Sự ủng hộ, phối kết hợp nhiệt tình của phụ huynh
- Thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 - 2014
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG


(Ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Đất nước Việt Nam ta đang ngày một phát triển, đòi hỏi con người cũng
cần thay đổi theo hướng tiến bộ để phù hợp với hướng đi lên của Đất nước. Ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề này chính là sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy mà bậc
học Mầm non ngày càng được quan tâm, chương trình Giáo dục Mầm non đã đổi
mới hơn trước. Các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, phương tiện giảng
dạy… đều hướng vào việc lấy trẻ làm trung tâm.
Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công nhiệm vụ chăm sóc giáo dục tại
lớp 5 tuổi, đây là lớp học cuối cùng của trẻ tại trường Mầm non. Đối với trẻ ở
giai đoạn này, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng. Ngôn ngữ là cơ sở để trẻ
tiếp cận với kiến thức về môi trường xung quanh, là phương tiện để trẻ giao tiếp
với bạn bè, và mọi người. Và ngôn ngữ cũng góp phần hình thành nhân cách cho
trẻ. Đó cũng là những lý do tất yếu mà chương trình giáo dục Mầm non đặt ra
yêu cầu khi hoàn thành năm học cho mỗi trẻ là việc nhận biết và phát âm chuẩn
29 chữ cái và 10 chữ số, bởi vậy tôi hiểu điều mình cần chú trọng là vấn đề rèn
phát âm cho trẻ. Thực tế nếu trẻ có phát âm chuẩn sẽ giúp cho việc giao tiếp của
trẻ được diễn ra một cách tự nhiên, rõ ràng, hơn nữa tạo cho trẻ tâm thế vững
vàng khi bước vào lớp 1. Và tôi đã tập trung vấn đề rèn phát âm cho trẻ trong
những hoạt động Làm quen chữ cái, nhưng tôi nhận thấy vấn đề rèn phát âm cho
trẻ gặp nhiều khó khăn. Thể hiện ở chỗ trẻ phát âm chưa chuẩn, và còn phát âm
nhầm lẫn giữa các chữ cái với nhau, đặc biệt là 2 chữ cái n – l. Tôi đã tìm tòi,
nghiên cứu để tìm ra những biện pháp tháo gỡ những khó khăn này, qua đề tài:

“Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm chuẩn n –l cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi”
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
2.1: Điều kiện:
- Sự quan tâm, tạo điều kiện của BGH Nhà trường để áp dụng sáng kiến
2


- Sự giúp đỡ, quan tâm, thống nhất của giáo viên cùng lớp, của đồng nghiệp
trong trường.
- Sự ủng hộ, phối kết hợp nhiệt tình của phụ huynh
- Thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài
2.2: Thời gian:
- Áp dụng trong năm học 2013 – 2014.
2.3: Đối tượng:
- Áp dụng tại các lớp 5 tuổi ở trường nơi tôi công tác.
3. Nội dung sáng kiến:
Đề tài của tôi đã nêu ra những khó khăn gặp phải khi rèn trẻ phát âm n- l
và đưa ra những biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn ấy. Với tôi,
biện pháp nào cũng mang lại hiệu quả dù là ít hay nhiều, nhưng điều quan trọng
là chúng ta hãy đặt trẻ vào vị trí trung tâm, và cần phải kết hợp nhiều phương
pháp mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Chúng ta rèn trẻ nhưng không khiến
trẻ bị gò ép, mà cuốn trẻ vào những hoạt động đầy tính hứng thú, khích lệ cao,
rèn trẻ nhưng làm sao để trẻ tự rèn chính mình. Và thực hiện đề tài này, tôi tin
tưởng sẽ giúp đỡ tôi hiệu quả hơn trong việc rèn luyện kĩ năng phát âm n – l cho
trẻ 5-6 tuổi bởi các biện pháp tôi đưa ra rất dễ thực hiện và cách thức áp dụng
cũng khá đơn giản.
4. Giá trị đạt được của sáng kiến:
Sáng kiến mang lại hiệu quả giá trị cao sau khi được áp dụng. Số trẻ đã
phát âm chuẩn n –l tăng, ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ tự tin trong giao
tiếp, trẻ có nền tảng, tâm thế vững vàng khi bước vào cấp học mới.

5. Đề xuất kiến nghị để mở rộng sáng kiến:
Để sáng kiến được mở rộng cần nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của
các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, Ban giám hiệu Nhà trường, cùng sự
ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình từ đồng nghiệp và các bậc phụ huynh.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1: Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, bậc học Mầm non được quan tâm hơn trước,
kéo theo chương trình giáo dục mầm non được đổi mới, đặc biệt coi trọng việc tổ
chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời tạo điều kiện cho người
giáo viên mầm non được phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ
chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương
châm “ Học mà chơi - Chơi mà học”. Trẻ vừa học, vừa chơi nên môi trường học
của trẻ không bị bó hẹp mà được mở rộng ra, trẻ được tự do giao tiếp với những
người bạn cùng trang lứa, chia sẻ thông tin mình biết, và nhận lại những điều
mình cần để nâng cao vốn hiểu biết về thế giới xung quanh… Và ngôn ngữ chính
là phương tiện cơ bản giúp trẻ giao tiếp với bạn. Nếu trẻ có một vốn từ phong
phú, trẻ không nói ngọng sẽ giúp trẻ giao tiếp thuận lợi với mọi người. Ở lứa tuổi
này, trẻ còn “ học ăn, học nói” dưới sự hướng dẫn của người lớn, và ngôn ngữ
của trẻ được phát triển dựa trên ngôn ngữ của người lớn. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm
hiểu, khám phá nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói
của người lớn trẻ làm quen các sự vật hiện tượng có trong môi trường xung
quanh. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm
mĩ, là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc hình thành những cảm xúc tích cực.
Ngôn ngữ là còn công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một
thành viên của cộng đồng… Bởi vậy nên ngôn ngữ của người lớn cần sử dụng

chuẩn xác, đặc biệt là sự phát âm, bởi trẻ có nghe đúng thì mới hiểu đúng và ghi
nhớ đúng.
Đối với tôi, là một giáo viên mầm non được phân công trực tiếp giảng dạy
tại lớp 5 tuổi. Đây là lớp học cuối cùng của trẻ tại trường Mầm non, trẻ chuẩn bị
bước vào một cấp học mới: Tiểu học. Để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu
phát triển trong suốt thời kì Mẫu giáo và có đủ điều kiện thích ứng với môi
4


trường mới với hoạt động chủ đạo là học tập, tôi chú trọng tìm hiểu những yêu
cầu cần đạt ở trẻ độ tuổi này. Chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 là chuẩn bị về mọi
mặt nhưng điều kiện cơ bản cần thiết là trẻ phát âm chuẩn và nhận biết đúng 29
chữ cái và 10 chữ số. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý hơn đến
môn Làm quen chữ cái, vì thông qua môn học này trẻ cơ bản học được cách phát
âm và nhận biết được 29 chữ cái. Trong quá trình dạy trẻ phát âm tôi thấy trẻ
thường phát âm chưa chính xác và hay nhầm lẫn 2 chữ cái n và l. Chính vì thế tôi
đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm chuẩn n – l
cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi”.
1.2: Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra biện pháp để rèn trẻ phát âm chuẩn n- l.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bổ trợ rèn trẻ kĩ năng diễn đạt tiếng, từ, câu rõ
ràng, mạch lạc trong giao tiếp
- Trẻ nhận thấy việc phát âm chuẩn là rất quan trọng.
1.3: Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.4: Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thống kê
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp lý thuyết : thông qua đọc tài liệu,
sách báo, tạp chí có liên quan đến việc rèn phát âm n – l cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6
tuổi.

- Nghiên cứu phân loại, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ vấn đề.
- Nghiên cứu qua tạp chí giáo dục mầm non và các tài liệu có liên quan đến nội
dung đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Quan sát trẻ: thông qua hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểu hiện cảm xúc
của trẻ trong và sau khi giao tiếp.
- Nghiên cứu qua đàm thoại: Trong giao tiếp với trẻ, và giáo viên cùng lớp.
5


- Nghiên cứu qua điều tra: Theo dõi quá trình trẻ thực hiện, thái độ, khả năng của
trẻ, lấy ý kiến từ đồng nghiệp.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Ở độ tuổi 5 - 6 tuổi bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ có thể còn
ngọng và hay bắt chước theo sự phát âm của người lớn, cùng với sự ảnh hưởng
của môi trường sống và môi trường giao tiếp, nên việc dạy trẻ phát âm đúng rất
khó khăn, trẻ rất dễ phát âm lệch chuẩn, thường thấy nhất là các phụ âm n - l .
Để có thể khắc phục những khó khăn trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm chuẩn n- l cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi”.
3. Thực trạng của vấn đề:
3.1: Thuận lợi:
- Bản thân được phân công trực tiếp giảng dạy chăm sóc tại lớp 5 tuổi.
- Là một giáo viên trẻ luôn rèn luyện, gìn giữ những phẩm chất đạo đức cao quý
của một nhà giáo, có tinh thần tích cực, ý thức học hỏi cao trong học tập và công
việc.
- Nhận được sự động viên, khích lệ lớn từ phía Ban giám hiệu Nhà trường cùng
các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương, lãnh đạo cấp trên, sự tin yêu của
học sinh, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự chia sẻ, ủng hộ của phụ huynh.
3.2: Khó khăn:

- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều, trẻ nhanh nhạy và trẻ còn chậm chạp khi tiếp
nhận yêu cầu của cô.
- Nhiều trẻ còn quá hiếu động trong giờ học, hoặc không tập trung trong các hoạt
động.
- Trẻ đã nói ngọng từ khá lâu và trở thành thói quen
- Môi trường giao tiếp của trẻ có: bạn nói ngọng, người thân nói ngọng…
- Ngoài giờ trẻ ở trường, ở nhà trẻ ít được phụ huynh dạy bảo thêm, hoặc phụ
huynh có kèm trẻ nhưng chưa hiệu quả.
6


3.3: Khảo sát thực tế chất lượng đầu năm học:
BẢNG KHẢO SÁT
Nội dung
Số trẻ phát âm nhầm lẫn 2 phụ âm n – l.
Số trẻ phát âm sai phụ âm n
Số trẻ phát âm sai phụ âm l
Số trẻ phát âm đúng 2 phụ âm n –l

Số trẻ
6/40
7/40
5/40
22/40

Tỷ lệ
15%
17,5%
12,5%
55%


4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1: Giáo viên tự bồi dưỡng cho mình việc phát âm chuẩn n - l.
Muốn dạy trẻ phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải là người phát âm
chuẩn. Do ảnh hưởng của môi trường sinh sống và làm việc nên tôi cũng xuất
phát là một người phát âm chưa chuẩn. Nhưng rồi do đòi hỏi của công việc, cùng
với sự tiến bộ của xã hội nên tôi đã chú trọng chấn chỉnh vấn đề phát âm của
mình, bằng những biện pháp tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất cần đến sự kiên
trì, bền bỉ. Tôi đã tự bồi dưỡng việc phát âm cho mình như sau:
Tôi đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm đầu l – n,
biết được cấu tạo đặc điểm và cơ chế phát âm của 2 phụ âm này:
- /n/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt
sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng,
sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: Nờ
- /l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu lưỡi ở vị trí
lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng,
thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi
xuống.
- Phát âm âm vị N: Phát âm n, hơi thoát ra mũi. Khi phát âm n, hơi thoát ra
miệng sẽ nghe thành l; ngược lại phát âm l, hơi thoát ra mũi sẽ thành n. Thế nên
bịt mũi, không phát âm chuẩn n. Trong khi phát âm l, bịt mũi sẽ chuẩn. Khi phát
âm âm vị N ta để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng hơi mở. Bật
7


nhanh đầu lưỡi xuống, hàm dưới hơi trễ; luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo
thành:N(Nờ)
- Phát âm âm vị L: L là phụ âm biên, khi phát âm chuẩn, hơi không thoát ra
thẳng giữa miệng mà thoát ra hai bên lưỡi. Để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên.
Lúc này miệng hơi mở. Cuốn nhanh đầu lưỡi lên; luồng hơi từ họng đi qua hai

mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).
Sau đó tôi tập phát âm hàng ngày vào những thời gian rảnh rỗi bằng cách
đọc đi đọc lại nhiều lần những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao trong
chương trình giáo dục Mầm non thường dạy trẻ… mà có nhiều phụ âm l - n.
Ngoài ra, tôi thấy việc hát một bài hát có nhiều phụ âm đầu n – l cũng là
cách rèn luyện việc phát âm của mình khá hiệu quả, bởi nó không gò ép chúng ta
mà còn khiến bạn cảm thấy sảng khoái, yêu đời hơn.
Bên cạnh đó tôi tự tìm ra những ví dụ khác để làm phong phú nội dung
luyện tập phát âm l - n cho mình.
VD: 1. Nếu nói lầm lẫn lần này thì lại nói lại. Nếu lầm lẫn lần nữa
thì lại nói lại. Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi.
2. Năm nay lũ lớn liên tiếp về làm năng suất lúa nếp của bà con
nông dân thấp lắm.
3.

Lúa nếp là lúa nếp làng

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
Khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm l – n để
kiểm nghiệm và rút kinh nghiệm.
Sau 1 thời gian luyện tập tích cực tôi đã phát âm chuẩn xác phụ âm n - l,
rõ ràng làm tăng hiệu quả bài giảng và tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với mọi
người cũng như khi giao tiếp với trẻ.
* Kết hợp với giáo viên cùng lớp:
Tôi cùng đồng nghiệp tự bồi dưỡng việc phát âm chuẩn n –l, ngoài ra cùng
tìm hiểu, thống nhất các phương pháp rèn trẻ phát âm, đưa ra những ý kiến đóng
8


góp cho nhau trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy… Đây cũng là sự cần thiết

để rèn trẻ phát âm một cách tốt nhất.
4.2: Rèn phát âm n –l cho trẻ thông qua hoạt động học
4.2.1 : Rèn phát âm n – l cho trẻ thông qua hoạt động: Làm quen chữ cái.
Với hoạt động Làm quen chữ cái, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định tiết dạy:
“Làm quen chữ cái n, l”, “ Trò chơi chữ cái n, l” là những tiết dạy chính giúp trẻ
nhận thức đúng về cách phát âm chuẩn phụ âm n - l. Tôi hướng dẫn luyện cách
phát âm cho trẻ như sau:
Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách
đọc. Song nếu cô chỉ phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà mà tôi cho trẻ
luyện đọc nhiều lần từng phụ âm với nhiều hình thức khác nhau. Trước tiên tôi
cho trẻ cùng đọc đồng thanh vài lần, sau đó gọi nhóm trẻ, cá nhân trẻ đọc. Để dễ
theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ, yêu
cầu trẻ nhìn khuôn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần.
Qua hoạt động với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng, song còn
một số trẻ sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên,
đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản và mệt mỏi, tôi động viên trẻ, tổ chức
cho trẻ tham gia các trò chơi, hoạt động. Như:
+ Trò chơi: To – nhỏ ( Khi cô nói nhỏ, trẻ nói to; khi cô nói to, trẻ nói nhỏ)
VD: Cô nói nhỏ : n, trẻ nói to: n. Nếu trẻ phát âm sai cô có thể đổi lại: Cô nói to:
n, trẻ nói nhỏ: n.
+ Trò chơi: Ai nhanh hơn. (Cô giơ thẻ chữ, trẻ phát âm, cô phát âm trẻ giơ thẻ
chữ). Trò chơi này vừa củng cố nhận biết chữ cái cho trẻ, vừa giúp rèn phát âm
cho trẻ.
VD: Cô giơ thẻ chữ l, trẻ phát âm : l…
+ Tôi cho trẻ tham gia hát một số bài hát, hay đọc một số bài thơ có chứa nhiều
phụ âm đầu n, l, dưới dạng một trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.

9



Tôi mời trẻ đọc bài thơ: “Gà học chữ” với giọng nhẹ nhàng, vừa phải, khi tôi giơ
tay cao yêu cầu trẻ đọc to hơn, khi hạ tay xuống trẻ lại trở về mức độ đọc bình
thường. Tôi chú ý giơ tay cao ở những chỗ có từ phụ âm đầu n-l.
VD: Bài thơ: Gà học chữ.
Ngày đầu đến lớp

Nét chữ xiêu vẹo

Cô dạy chữ O

Hàng thấp hàng cao

Gà Trống thích chí

Mái Mơ hớn hở

Gáy vang “ ó… ò”

Nộp bài cho cô

Thương cô Gà Mái

Tục ta tục tác

Đánh vần chẳng xong

Quả trứng tròn vo

Lục cà lục cục


Mới hay Gà Mái

Kiếm ổ rơm nằm

Luyện chữ cả đêm

Đến môn tập viết

O tròn quả trứng

Gà Trống bới cào
Ai ai cũng thèm.
Với những trò chơi và hoạt động này, tôi thấy trẻ rất hứng thú, dễ hòa
nhập và hiệu quả cao để rèn phát âm n –l cho trẻ.
4.2.2: Rèn phát âm n-l cho trẻ thông qua các hoạt động học khác.
Nếu như hoạt động Làm quen chữ cái là hoạt động chính để giúp trẻ nhận
thức đúng về cách phát âm, và phát âm chuẩn thì các hoạt động khác như: Âm
nhạc, Vận động, Làm quen văn học: Truyện, thơ, câu đố… là những hoạt động
bổ trợ, mở rộng giúp rèn luyện thêm cho trẻ về phát âm, khi đó các phụ âm n-l
không chỉ là những chữ cái riêng biệt mà chúng được đứng vai trò là phụ âm đầu
của một tiếng tạo nên từ, câu hoàn chỉnh mang đủ ý nghĩa. Trẻ ở độ tuổi này dễ
nhớ nhưng mau quên, nên người giáo viên cần luôn tạo ra những tình huống tự
nhiên, lồng ghép trong các hoạt động để hướng trẻ vào sự phát âm chuẩn n-l.
Như:
+) Hoạt động: Làm quen văn học:

10


- Trẻ khá hứng thú khi tham gia nghe - kể các câu chuyện, đặc biệt là

những câu chuyện cổ tích như đưa trẻ lạc vào thế giới thần tiên với những ông
bụt, cô tiên, hay quả vàng quả bạc… với sự phân biệt rõ rệt giữa người giàu – kẻ
nghèo, người chăm chỉ - kẻ lười biếng, người hiền lành – kẻ độc ác… Với các
tiết dạy truyện này, tôi đã tập kể chuyện trước khi kể cho trẻ nghe sao cho thật
mạch lạc trong nội dung câu chuyện, rõ ràng về mặt phát âm, sau đó tôi thường
động viên trẻ để trẻ có thể kể lại những gì trẻ đã được nghe, được quan sát tranh
hay xem clip minh họa qua sự trò chuyện, đàm thoại về nội dung câu chuyện,
hay trong những giờ kể chuyện sáng tạo... Trong khi trẻ kể tôi không chỉ chú ý
đến kĩ năng kể và ghi nhớ của trẻ mà còn đặc biệt quan tâm đến phát âm của trẻ,
bởi nếu trẻ phát âm nhầm lẫn có thể khiến các bạn khác khó hiểu, hoặc lạc nội
dung, ý nghĩa câu nói, câu chuyện.
VD: Câu chuyện: Cây rau của Thỏ út.
…. “ Ít ngày sau, hạt giống nảy mầm. Những cây rau bé li ti hiện ra. Hai
luống rau của các anh cây mọc đều, trông như những chiếc khăn màu xanh tươi
phủ lên mặt đất, còn luống rau của Thỏ út thì cây mọc thưa thớt, cây cao, cây
thấp. Thế nhưng Thỏ út vẫn mải chơi chẳng chịu chăm bón gì cả.
Tới vụ thu hoạch, cây rau nào của các anh lá cũng to, củ cũng to, còn
những cây rau của Thỏ út thì cằn cỗi vì thiếu nước, củ bé tí teo. Thỏ út xấu hổ
quá, biết nói sao với mẹ bây giờ?....”
- Với những tiết dạy trẻ đọc và tìm hiểu các bài thơ, tôi càng chú ý hơn tới
sự phát âm của trẻ, và sửa sai kịp thời cho trẻ (nếu có):
VD: Bài thơ: Hạt gạo làng ta.
…Có hương sen thơm

…Nước như ai nấu

Trong hồ nước đầy

Chết cả cá cờ


Có lời mẹ hát

Cua ngoi lên bờ

Ngọt bùi hôm nay

Mẹ em xuống cấy…

11


- Với những câu đố rất ngộ nghĩnh cuốn hút trẻ, tôi phát âm chuẩn và có
thể cho trẻ đọc câu đố lại, và giải câu đố:
VD: Cái gì bằng lá
Chóp nhọn vành tròn
Người lớn trẻ con
Nắng mưa đều đội?
( Là cái gì? – Cái nón)
- Hay những câu ca dao đầy ý nghĩa:
VD: “ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ”
- Qua những bài đồng dao véo von:
VD: Vè loài vật
“ Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Trên lưng cõng gạch
Là họ nhà cua….”
+) Hoạt động: Âm nhạc.

Âm nhạc có lẽ là hoạt động dễ cuốn hút trẻ nhất bởi nó diễn ra nhẹ nhàng,
giúp trẻ vui tươi, sảng khoái tinh thần. Hoạt động âm nhạc bao gồm hoạt động
biểu diễn văn nghệ theo chủ đề dưới các hình thức dạy – học hát, vận động, sinh
hoạt văn nghệ, cô khuyến khích trẻ thể hiện bài hát có sự tham gia của cô hoặc
cô hát cho trẻ nghe. Cho nên phần luyện phát âm này có rất nhiều điều kiện để cô
và trẻ cùng luyện mà không nhàm chán. Đặc biệt hơn, hoạt động âm nhạc có thể
được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi như kết hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo
chơi …Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho việc luyện phát
âm chuẩn l, n. Khi trẻ hát, có những lúc tôi không sử dụng nhạc đệm để sửa cao
12


độ, trường độ của bài hát đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt với những
bài hát có nhiều câu, từ có phụ âm đầu n – l.
VD: Bài hát: Đường và chân:
“ Đường và chân là đôi bạn thân. Chân đi chơi chân đi học. Đường ngang
dọc mà dẫn tới nơi. Chân nhớ đường cất bước đi, đường yêu chân in dấu lại.
Đường và chân là đôi bạn thân.”
Bài hát: Bác đưa thư vui tính:
“Kính coong kính coong, bác đưa thư đang tới nhà em. Xe đạp kêu kính
kính coong. Thấy chiếc xe em chạy lon ton. Cầm lấy thư nói cảm ơn.
“Này em bé ngoan cầm ngay lá thư đưa mau lên cho bố nhé” Kính coong
kính coong. Bác đưa thư đi rồi.”
+) Hoạt động: Thể dục
Thông qua tên bài tập, các vận động, các trò chơi như: Lăn bóng theo
đường dích dắc, Ném xa … Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm, Làm theo hiệu lệnh,
Lắng nghe… tôi luyện phát âm cho trẻ.
VD: Trẻ nói lại tên bài tập, trẻ lắng nghe khẩu lệnh, thực hiện vận động và nhận
xét việc thực hiện của các bạn….
Hoặc có thể kí hiệu các vị trí, các ô vòng, các quả bóng gắn các chữ cái nl…VD: Bật chụm tách chân qua 7 ô vòng. Ô chụm gắn chữ n, ô tách chân gắn

chữ l. Yêu cầu trẻ vừa bật vừa phát âm các chữ cái. Chụm chân – n, tách chân – l
+) Các hoạt động học khác:
Tôi cũng lồng ghép phát âm chuẩn và sửa lỗi phát âm cho trẻ trong những
hoạt động: Tạo hình, Môi trường xung quanh, Làm quen với Toán…
VD: Vẽ hoa ngày Tết
Cho trẻ quan sát lọ hoa và đếm, trẻ thấy có năm bông hoa.
Những bông hoa này như thế nào? - Chúng đang nở
Bông hoa gồm những phần nào? - Cánh hoa, nhị hoa, lá hoa, cành hoa…

13


Tuy nhiên, để sửa lỗi phát âm cho trẻ và rèn phát âm chuẩn cho trẻ cần đến
sự quan tâm, chú ý của người giáo viên, luôn đặt ra mục đích và lồng ghép chúng
vào các hoạt động đã nêu trên.
4.3: Rèn phát âm n-l cho trẻ mọi lúc, mọi nơi:
Trong các hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung
quanh, trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện
tượng (cái lá này màu nâu, hoặc nụ hoa này chưa nở…) trẻ nói những nhận xét
và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi sửa ngay cho trẻ
nếu trẻ sử dụng từ ngữ hay phát âm chưa đúng.
Ngoài ra, hoạt động chiều cũng là thời gian giúp tôi rèn trẻ phát âm được
nhiều hơn, qua việc củng cố những gì trẻ đã được học hoặc mở rộng những gì trẻ
đã biết, tôi kiểm tra kiến thức trẻ nắm được lồng ghép nắm bắt những kĩ năng trẻ
làm được, và việc phát âm là không thể thiếu.
Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn,
ngay trong giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi thường tổ chức chơi trò chơi dân gian có lời
như: Nhảy lò cò, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, kiếm chúa na… trong thời gian
ngắn khi chuyển các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài ca dao, đồng
giao hoặc một số bài thơ, bài hát do tôi sưu tầm có chứa phụ âm l – n.

Ngay trong giờ ăn, khi giới thiệu hay trò chuyện cùng trẻ về các món ăn,
tôi cũng dành thời gian để sửa lỗi phát âm cho trẻ (nếu có).
4.4: Rèn trẻ kĩ năng tự sửa lỗi phát âm cho mình và cho bạn.
Trẻ ở độ tuổi này rất biết nghe lời và thích được khích lệ, động viên, nếu
trẻ được khen trẻ sẽ có động lực để tự nhận lỗi và sửa sai, nên cô giáo cần luôn
động viên trẻ, nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ, biến cái sai của trẻ trở thành nhẹ nhàng
chỉ là sự nhầm lẫn nhỏ… Đơn giản trong giao tiếp giữa các cháu với nhau, tham
gia Hoạt động góc, khi trẻ gọi tên bạn, đóng vai hay nói chuyện với bạn tôi chú ý
lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi nhẹ nhàng mời trẻ nhắc lại câu trẻ vừa nói và chậm
rãi nói lại từng từ, khuyến khích trẻ nói theo.
14


Và khuyến khích trẻ khi giao tiếp với bạn hãy tập trung lắng nghe những
gì bạn nói và phát hiện lỗi sai ở bạn trong cách phát âm. Sau đó nhẹ nhàng cùng
bạn sửa lỗi sai. Tuy nhiên, khi đó cô giáo cũng cần động viên những bạn nhầm
lẫn, và tuyên dương những bạn đã có những phát âm đúng.
Có thể lồng ghép một trò chơi nhỏ mà cô là người đóng vai chính, mang
tên: Cô đúng hay sai? (Khi cô phát âm, yêu cầu trẻ nhận xét và sửa lỗi sai của cô,
phát âm lại cho chuẩn xác).
Việc trẻ tự tìm lỗi sai và sửa sai cho mình và bạn cần luôn có sự động viên
của cô, vậy nên để trở thành kĩ năng cho trẻ cô cần cho trẻ giao tiếp, thực hành
hoạt động nhóm, đôi thường xuyên.
4.5: Kết hợp với phụ huynh trong việc rèn trẻ phát âm tại nhà.
Ngoài thời gian trẻ học tập tại trường, thời gian trẻ ở nhà cũng khá nhiều,
và môi trường sống khi trẻ ở nhà và ở trường là khác nhau. Bởi vậy nếu không
có sự thống nhất, hay giúp đỡ của phụ huynh thì việc rèn trẻ phát âm sẽ trở nên
khó khăn.
Để có thể rèn trẻ phát âm chuẩn một cách tốt nhất, tôi thường xuyên trao
đổi với phụ huynh về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ tại lớp. Gửi đến phụ huynh

những thông tin về việc phát âm lệch chuẩn và tác hại của nó. Nhờ phụ huynh
rèn trẻ tại nhà qua việc: Dạy trẻ đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, kể các câu
chuyện, sự việc, hát các bài hát… hoặc trong lời nói giao tiếp của trẻ hàng ngày.
Ngoài ra, để tuyên truyền tới không chỉ phụ huynh tại lớp học tôi đảm
nhiệm, nhằm tạo môi trường rèn trẻ hiệu quả nhất, tôi đã làm những bảng thông
tin “ Phụ huynh cùng quan tâm” để phụ huynh toàn trường có thế biết được
những kiến thức khoa học và thực tế trong việc rèn trẻ phát âm chuẩn xác phụ
âm n –l.
Tôi nhận thấy, phụ huynh khá quan tâm đến những thông tin ấy, họ chia sẻ
với cô giáo nhiều hơn về tình hình ngôn ngữ của trẻ tại nhà, và nhờ cô giáo tư

15


vấn cho cách rèn trẻ đạt hiệu quả cao nhất, đó là niềm vui và sự mong đợi mà tôi
đã nhận được ở họ.
5. Kết quả đạt được:
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp
trên rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, trẻ đầu năm còn nhút
nhát, tham gia vào các hoạt động còn chưa sôi nổi, phát âm còn ngọng, diễn đạt
chưa rõ ý, vốn từ nghèo nên việc giao tiếp còn khó khăn, đến nay, trẻ có ý thức
đi học đều, ngoan, ngôn ngữ mở rộng, phát triển tốt hơn, trẻ giao tiếp tự tin, diễn
đạt đủ ý, đặc biệt số cháu đã phát âm chuẩn và biết phát hiện các bạn trong lớp
pháp âm chưa đúng tăng lên.
Bản thân tôi đã trao đổi các biện pháp trên với đồng nghiệp cùng lớp, với
tổ và Ban Giám hiệu khi sinh hoạt chuyên môn, được góp ý và bổ sung thêm về
nội dung và hình thức. Tôi đã rút kinh nghiệm kịp thời, thường xuyên áp dụng và
theo dõi. Qua khảo sát, kết quả đạt được như sau:
BẢNG KẾT QUẢ KHÁO SÁT
Trước khi thực hiện các


Sau khi thực hiện các

Số trẻ phát âm nhầm

biện pháp
Số trẻ
Tỉ lệ
6/40
15%

biện pháp
Số trẻ
Tỉ lệ
1/40
2,5%

lẫn 2 phụ âm l - n
Số trẻ phát âm sai phụ

7/40

17,5%

2/40

5%

âm n
Số trẻ phát âm sai phụ


5/40

12,5%

0/40

0

âm l
Số trẻ phát âm đúng 2

22/40

55%

37/40

92,5%

Nội dung

phụ âm l – n.
Nhìn vào bảng kết quả khảo sát ta thấy số trẻ phát âm nhầm lẫn 2 phụ âm n – l,
số trẻ phát âm sai phụ âm n đã giảm đáng kể, số trẻ phát âm sai phụ âm l không
còn, và số trẻ phát âm đúng 2 phụ âm l – n đã tăng lên rõ rệt.
16


Từ đó, tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:

+ Cô giáo phải là người phát âm chính xác phụ âm n – l, chú trọng tới lời nói khi
giao tiếp với trẻ, mọi người ở mọi lúc, mọi nơi.
+ Cô giáo cần gần gũi với trẻ, nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chú ý tới đặc
điểm ngôn ngữ của từng trẻ trong các hoạt động cũng như trong giao tiếp của trẻ
với mọi người, khích lệ trẻ tự sửa lỗi, và sửa lỗi giúp bạn
+ Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh quan tâm tới ngôn ngữ giao tiếp của trẻ.
+ Tìm hiểu, sưu tầm, tìm ra những biện pháp tốt nhất để rèn phát âm cho trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:

17


Việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho trẻ thực sự rất cần thiết, đặc biệt là
việc rèn phát âm n – l cho trẻ lớp tôi hiện nay. Do ảnh hưởng của môi trường
giao tiếp, nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc rèn trẻ phát âm chuẩn n – l.
Qua tìm hiểu nghiên cứu đề tài và thực nghiệm, tôi nhận thấy việc kết hợp
tất cả các biện pháp giải quyết với nhau mang lại hiệu quả cao nhất, kết quả hầu
hết trẻ lớp tôi đã có kĩ năng phát âm chuẩn 2 chữ cái này, tạo điều kiện phát triển
ngôn ngữ, mở rộng hiểu biết, và tạo sự tự tin trong giao tiếp cho trẻ.
2. Khuyến nghị:
Đối với Nhà trường, và các cấp lãnh đạo tôi kính mong nhận được sự nhận
xét, đóng góp ý kiến chân thành để tôi rút kinh nghiệm và có thể tìm ra những
giải pháp tiến bộ hơn.
Đối với phụ huynh học sinh kính mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ
nhiệt tình để tôi thực nghiệm đề tài đạt kết quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Giáo dục Mầm non

18


2. Bài hát, truyện, thơ ca, câu đố cho trẻ 5-6 tuổi.
3. Nhiệm vụ năm học 2014 – 2015
4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục Mầm non cho trẻ Mẫu
giáo 5-6 tuổi.
5. Phương pháp dạy trẻ học nói thế nào. Tác giả Kha-Hai-Nơ-Đích NXB 1990.
6. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bộ môn làm quen với văn học
-Nguyễn Thị Ánh Tuyết.
7. Tâm lý học trẻ em. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Tâm lý giáo dục trẻ em trước tuổi học. NXB Giáo dục Hà Nội 1996.

MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN……………………………………..1
19


TÓM TẮT SÁNG KIẾN ………………………………………………………2
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến ……………………………………………...2
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến………………………...2
2.1. Điều kiện …………………………………………………………………...2
2.2. Thời gian ……………………………………………………………………3
2.3. Đối tượng …………………………………………………………………...3
3. Nội dung sáng kiến ………………………………………………………….3
4. Giá trị đạt được của sáng kiến ……………………………………………..3
5. Đề xuất kiến nghị để mở rộng sáng kiến …………………………………...3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN …………………………………………………………. 4
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến ………………………………………………4
1.1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………...4

1.2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………….5
1.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………5
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………5
2. Cơ sở lý luận của vấn đề ……………………………………………………6
3. Thực trạng của vấn đề ……………………………………………………...6
3.1: Thuận lợi……………………………………………………………………6
3.2: Khó khăn …………………………………………………………………...6
3.3. Khảo sát thực tế chất lượng đầu năm học ………………………………….7
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện ………………………………………..7
4.1: Giáo viên tự bồi dưỡng cho mình việc phát âm chuẩn n – l ………………..7
4.2: Rèn phát âm n –l cho trẻ thông qua hoạt động học ………………………..9
4.2.1: Rèn phát âm n –l cho trẻ thông qua hoạt động: Làm quen chữ cái ………9
4.2.2: Rèn phát âm n – l cho trẻ thông qua các hoạt động học khác …………..10
4.3: Rèn phát âm n-l cho trẻ mọi lúc, mọi nơi …………………………………14
4.4. Rèn trẻ kĩ năng tự sửa lỗi phát âm cho mình và cho bạn …………………14
4.5: Kết hợp với phụ huynh trong việc rèn trẻ phát âm tại nhà ………………..14
20


5. Kết quả đạt được …………………………………………………………...16
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………………...18
1. Kết luận ……………………………………………………………………..18
2. Khuyến nghị ………………………………………………………………..18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………19
MỤC LỤC ……………………………………………………………………..20

21




×