Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo và thực hiện giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.1 KB, 20 trang )

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
“ Một số biện pháp chỉ đạo và thực hiện giáo dục vệ sinh môi trường cho
trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non”
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng
sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một
trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu
biết, thiếu ý thức của con người. Sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người
gây ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường. Vì vậy hiểu biết về môi
trường và giáo dục vệ sinh môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách có tính
chiến lược toàn cầu. Giáo dục vệ sinh môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong
việc đào tạo thế hệ trẻ ở các ngành học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu
tiên đó là: Giáo dục Mầm non.
2. Điều kiện, thời gian áp dụng sáng kiến
Để áp dụng sáng kiến cần những điều kiện sau:
- Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi, nguyên
vật liệu. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
- Đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết có trình độ chuyên môn
đạt chuẩn trở lên.
Thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ tháng 9 năm 2014 đến
tháng 3 năm 2015.
Đối tượng nghiên cứu là tất cả giáo viên và trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong
toàn trường.
3. Nội dung sáng kiến: Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được
thực trạng còn tồn tại, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất 5 biện pháp như
sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi trong toàn trường.

1



Biện pháp 2: Tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi trường thông qua
các chủ đề và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Biện pháp 3: Xây dựng cảnh quan, tạo môi trường trong và ngoài lớp học
để giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ một cách tích cực, hiệu quả.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên
vật liệu thiên nhiên, phế thải để dạy trẻ nội dung giáo dục vệ sinh môi trường.
Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong
công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Giáo dục vệ sinh môi trường
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không phải là môn học mà là một nội dung được tích
hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo chủ đề. Vì thế cần lựa
chọn nội dung giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ theo từng chủ đề khác nhau
sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề đó. Nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ
giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến: Có thể khẳng định các biện pháp
tôi đưa ra có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các trường Mầm
non với tùy từng điều kiện của nhà trường, tùy từng khả năng và kỹ năng sư
phạm của giáo viên, sự nhận thức tiếp thu của từng trẻ mà biệp pháp đạt hiệu
quả khi áp dụng.
* Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến “ Một số biện
pháp chỉ đạo và thực hiện giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong
trường Mầm non” sẽ mang lại những lợi ích sau:
+ Nhằm giúp giáo viên nắm chắc nội dung giáo dục vệ sinh môi trường,
vận dụng linh hoạt vào giảng dạy. Biết phối hợp với phụ huynh trong công tác
giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ.
+ Giúp trẻ có hành vi tốt để bảo vệ môi trường. Có ý thức vệ sinh môi
trường xanh – sạch – đẹp.

2



4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp chỉ đạo và thực hiện giáo dục vệ
sinh môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non” một cách đồng bộ,
linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả đáng kể đó là: Giáo viên chủ động linh hoạt và
sáng tạo hơn khi tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi trường trong các hoạt
động trong ngày khi dạy trẻ.
- Đa số trẻ có kiến thức kỹ năng cũng như thái độ đúng đắn từ đó hình
thành ý thức vệ sinh môi trường cho trẻ.
- Phụ huynh đã quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên để rèn cho trẻ có
ý thức tự giác về vệ sinh môi trường.
5. Đề xuất kiến nghị:
* Đối với nhà trường:
- Chú trọng xây dựng môi trường “ Xanh – sạch – đẹp” và an toàn. Chỉ
đạo giáo viên tích cực lồng ghép vệ sinh môi trường vào các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ.
* Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức chuyên đề, cung cấp tài liệu, tập san chuyên đề có nội dung về
giáo dục vệ sinh môi trường để cán bộ quản lý, giáo viên học tập và tự nghiên
cứu.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh
phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước. Chính vì thế việc chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngay từ thuở lọt lòng là vô cùng quan trọng và cần

thiết. Mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Nghị quyết Trung ương Đảng lần 2 khóa VIII đã khẳng định: “Lấy
giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là yếu tố cơ bản coi đó là khâu đột
phá”.
Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng cao do sự đô thị hóa ở
nhiều nơi, khí thải của các công trường, nhà máy thải ra sông, hồ làm cho nước
bị ô nhiễm và lượng rác thải trong sinh hoạt không được phân loại và không
được xử lý đúng lúc, đúng nơi quy định sẽ làm mất vệ sinh và gây ra ô nhiễm
môi trường. Cho nên để bảo vệ môi trường con người phải thực hiện nhiều biện
pháp khác nhau trong đó biện pháp giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi được xem là có hiệu quả nhất. Vì ở lứa tuổi này để hình thành nề
nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm
non được lồng ghép tích hợp vào các chủ đề, hoạt động giáo dục phù hợp với
độ tuổi, phải thực tế với tình hình của địa phương, lồng ghép phải nhẹ nhàng
gần gũi với trẻ.
Để đảm bảo cho trẻ được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc
giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cần được hình thành và rèn luyện ngay từ
lứa tuổi mầm non, nhằm giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường
sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là vô cùng cần thiết.
Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển
lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện
pháp chỉ đạo và thực hiện giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong
trường Mầm non”.
* Mục đích nghiên cứu:
4


- Giúp giáo viên nắm chắc nội dung giáo dục vệ sinh môi trường, vận

dụng linh hoạt, phù hợp các nội dung giáo dục vệ sinh môi trường để đạt kết
quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến nội dung chính của các hoạt động khác.
- Giúp trẻ có hành vi tốt để bảo vệ môi trường: Không vứt rác bừa bãi ở
trường lớp, nơi công cộng, khi có nhu cầu vứt rác biết mang rác ra thùng rác .
- Phối hợp với phụ huynh tuyên truyền, các kỹ năng giáo dục ý thức vệ
sinh môi trường cho trẻ tại gia đình, nhà trường và cộng đồng.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực tiễn: Kiểm tra công tác thực hiện giáo dục vệ sinh
môi trường của giáo viên và trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non A.
- Phương pháp tổng hợp so sánh: Thống kê kết quả các tiết dạy có lồng
ghép nội dung giáo dục vệ sinh môi trường vào hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ.
- Phương pháp quan sát trao đổi: Trao đổi trực tiếp với giáo viên thông
qua các buổi chuyên đề và qua thăm lớp dự giờ, kịp thời chỉ đạo giáo viên để
giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm, áp dụng
các biện pháp để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc giáo dục vệ sinh môi
trường cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non A.
Ngoài ra tôi còn nghiên cứu tài liệu, sách báo, tập san… để phục vụ cho
đề tài nghiên cứu.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thực hiện
tại trường mầm non A.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển con người

5



về sinh vật. ( Mục 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường của Việt Nam đã sửa đổi
2005).
Giáo dục vệ sinh môi trường nhằm giúp trẻ có thái độ, kỹ năng và hành
vi tốt trong việc bảo vệ môi trường tạo điều kiện vào sự phát triển của xã hội
bền vững.
Giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là cung cấp cho
trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của
trẻ nhằm tạo ra thái độ hành vi đúng của trẻ với môi trường xung quanh. Cải
tạo và giữ gìn môi trường là một số nội dung quan trọng trong hoạt động hiện
nay của hầu hết các quốc gia, năm 1972 lần đầu tiên một hội nghị quốc tế về
chủ đề môi trường đã được tổ chức tại Stockhom và từ hội nghị đó tiếng
chuông thức tỉnh loài người đã vang lên “ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính
sự sống của loài người” và ngày 5 tháng 6 hàng năm đã chính thức trở thành
“ Ngày môi trường thế giới”.
Nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người và đảm bảo cho mọi người được
sống trong môi trường trong lành góp phần bảo vệ khu vực và toàn cầu. Ngày
27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội đã thông qua “ Luật bảo vệ môi trường”.
Đồng thời thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống quốc dân”. Đối với giáo dục mầm
non cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân
nói riêng và của con người nói chung. Biết cách sống tích cực với môi trường
đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Giáo dục vệ sinh môi trường nhằm giúp cho con người có được sự hiểu
biết về kỹ năng, tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia vào phát triển của
một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục vệ sinh môi trường là quá trình giáo
dục có mục đích nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các
vấn đề về môi trường, có thái độ, kỹ năng, hành vi tốt trong việc bảo vệ môi
trường.
3. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
6



3.1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí
lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc giáo dục vệ sinh môi
trường đảm bảo theo quy định.
- Trình độ chuyên môn của giáo viên đa số đạt trình độ chuẩn và trên
chuẩn. Một số giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và học hỏi đồng nghiệp.
3.2. Khó khăn
- Môi trường bên trong và ngoài lớp học chưa được xanh – sạch – đẹp.
- Đa số giáo viên chưa biết cách lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vệ
sinh môi trường vào các môn học và hoạt động.
- Nhiều trẻ còn vứt rác ra sân trường, chưa có ý thức tự giác khi thực
hiện nội dung giáo dục vệ sinh môi trường.
- Nhận thức của phụ huynh về giáo dục vệ sinh môi trường còn hạn chế.
Để đề tài có tính xác thực tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả
như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên (Phụ lục 2)
Hiểu sâu sắc và biết
Tổng
số GV

6

Hiểu nhưng chưa biết Không hiểu và không

lồng ghép tích hợp


cách lồng ghép tích

biết cách lồng ghép

GDVSMT

hợp GDVSMT

tích hợp GDVSMT

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

01

16 %

3

50 %


2

34 %

Từ bảng trên cho thấy số giáo viên hiểu sâu sắc và biết lồng ghép tích
hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi trường còn rất thấp, tỷ lệ giáo viên không
hiểu và không biết cách lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi
trường còn cao 34 %. Kết quả này luôn làm tôi băn khoăn và trăn trở làm gì để
7


giúp giáo viên hiểu và biết lồng ghép tích hợp nội dung Giáo dục vệ sinh môi
trường một cách hiệu quả nhất.
Bảng 2: Kết quả dự giờ giáo viên
Tổng số dự

Tổng

Giỏi

giờ

số
Số

GV

lượng
6


6

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

100 %

Khá

1

lượng

17 %

2

Không đạt

Đạt yêu cầu

Tỷ lệ
33%


Số
lượng

Tỷ lệ

2

yêu cầu
Số

Tỷ lệ

lượng

33%

1

17%

Từ bảng trên cho thấy kết quả dự giờ đạt loại giỏi còn thấp 17%. Tỷ lệ
giáo viên đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 3: Kết quả đánh giá môi trường xanh – sạch – đẹp bên ngoài và bên
trong nhóm lớp (Phụ lục 3,4)
Tổng

Kết quả

số

Tốt

nhóm

Khá

Trung bình

Yếu

lớp

Số lớp

Tỷ lệ

Số lớp

Tỷ lệ

Số lớp

Tỷ lệ

Số lớp

Tỷ lệ

3


0

0

1

33%

2

67%

0

0

Từ bảng trên ta thấy môi trường trong và ngoài lớp học chưa thật sự xanh
- sạch - đẹp.

4. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi trong toàn trường.
Xây dựng kế hoạch là việc làm đầu tiên và không thể thiếu trong công
tác chỉ đạo giúp cho người quản lý thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Để thực
8


hiện được điều đó trước tiên tôi kết hợp với các đồng chí phụ trách chuyên môn
xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của nhà trường, của tổ
chuyên môn và các nhóm lớp lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh

môi trường vào kế hoạch chủ đề , kế hoạch tuần, kế hoạch ngày.
Với mục đích giúp cho giáo viên biết cách trang bị cho trẻ một số hiểu
biết về môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống, hình
thành ở trẻ những tình cảm, thái độ hành vi tích cực đối với môi trường, dạy trẻ
một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ môi trường ở lớp học, gia đình và cộng
đồng như không vứt rác bừa bãi, ngắt lá, bẻ cành, khạc nhổ bừa bãi,… Biết đi
vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ sạch sẽ nhà vệ sinh và rửa tay bằng xà
phòng sau khi đi vệ sinh. Tham gia vệ sinh lau chùi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
ngăn nắp gọn gàng.
Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên mua sắm đầy đủ đồ dùng vệ sinh môi
trường như xô đựng rác có nắp đậy, mỗi khu có thùng đựng rác to để cuối ngày
các lớp đổ vào thùng đựng rác chung sau đó vệ sinh môi trường đến mang đi.
Từ những việc làm tưởng như đơn giản đã giúp trẻ có ý thức vệ sinh môi
trường hơn trường lớp đã xanh – sạch – đẹp hơn và đặc biệt tình trạng vứt rác
bừa bãi đã giảm nhiều, những nơi hoạt động tập thể như vườn hoa, sân trường,
hành lang chung đã đảm bảo vệ sinh không có rác vứt bừa bãi như trước nữa.
4.2. Biện pháp 2: Tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi trường thông
qua các chủ đề và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

4.2.1. Tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi trường thông qua các chủ
đề.
Ngay từ đầu năm học tôi chỉ đạo giáo viên chủ động, linh hoạt lựa chọn,
khai thác các hoạt động có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh môi trường
vào các chủ đề như sau:
9


Ví dụ 1: Chủ đề “ Trường mầm non” nội dung giáo dục giáo dục vệ sinh
môi trường đưa vào dạy trẻ là:
- Nhận biết môi trường sạch – bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khỏe con

người.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cách phòng tránh khi môi
trường bị ô nhiễm.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường lớp sạch sẽ.
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
Ví dụ 2: Chủ đề: “Thế giới thực vật”
Qua giờ khám phá khoa học “ Cây xanh và môi trường sống” giáo viên
có thể đàm thoại: Cây xanh đề làm gì? Cây xanh có lợi ích như thế nào? Qua
lợi ích của cây xanh giáo viên giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành mà phải biết
bảo vệ chăm sóc cây xanh đề cây cho ta nhiều lợi ích và cung cấp cho trẻ biết
cây cần được chăm sóc, cần có ánh sáng, không khí, nước và đất.
Ví dụ 3: Chủ đề “ Tết và mùa xuân” các nội dung tích hợp là:
- Một số tập tục không tốt cho môi trường.
- Cách bảo vệ môi trường trong dịp tết
- Không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ, nói to nơi công cộng.
4.2.2. Tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi trường thông qua các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ.
Tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục vệ sinh môi
trường phù hợp để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
trong ngày cho phong phú, sinh động và hấp dẫn trẻ.
Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động ngoài trời “ Quan sát các loại lá cây” sau
khi trẻ quan sát các loại lá cây xong giáo viên cho trẻ nhặt các loại lá rụng
ngoài sân trường nhặt bỏ vào thùng rác. Biết chăm sóc bảo vệ cây, biết cách
xắp xếp lau chùi đồ dùng đồ chơi khi chơi xong.

10


Ví dụ 2: Trong góc học tập hướng dẫn giáo viên cho trẻ xem tranh ảnh,
sách và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường như: Vứt rác bừa bãi

ngắt hoa bẻ cành, không vặn vòi nước khi rửa tay xong và những hành vi tốt
như chăm sóc cây, đổ rác đúng nơi quy định, nhặt cỏ bắt sâu cho cây. Nối
khuôn mặt cười với việc làm tốt, nối khuôn mặt mếu với việc làm không tốt.
(Phụ lục 5)
Ví dụ 3: Trong giờ hoạt động học khi giáo viên dạy trẻ bài thơ “ Cây dây
leo” khi đàm thoại với trẻ giáo viên có thể hỏi trẻ:
- Vì sao cây dây leo phải bò ra cửa sổ?
- Vậy muốn cây lớn nhanh phải làm gì?
Từ đó giúp trẻ hiểu được bảo vệ và giữ gìn môi trường có ý nghĩa quan
trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của con người.
Việc triển khai giáo dục vệ sinh môi trường đến các nhóm lớp đã và đang
được thực hiện có kết quả tốt nhằm từng bước hình thành ở trẻ những nhận
thức và tri thức về môi trường, tạo cho trẻ có thái độ tích cực đối với môi
trường ngay từ thuở ấu thơ.
4.3. Biện pháp 3: Xây dựng cảnh quan, tạo môi trường trong và ngoài lớp
học để giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ một cách tích cực, hiệu quả.
Môi trường xanh – sạch – đẹp giúp trẻ phát triển tốt về sức khỏe và nhân
cách. Ngay từ bếp ăn tôi đưa ra những khẩu hiệu như:
Ba sạch “ Môi trường sạch, dụng cụ sạch, thực phẩm sạch”.
Ba ngon “Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng”
“ Làm đâu sạch đấy, đứng dậy sạch ngay”
Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên tạo vườn rau, cây cảnh với mục đích
giúp trẻ tìm hiểu các loại rau củ quả, cách gieo trồng một số cây, quan sát sự
nảy mầm của cây.
Đối với các nhóm lớp tôi chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên tạo cho trẻ môi
trường xanh – sạch – đẹp bên ngoài và trong lớp học bằng cách sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp các đồ dùng đồ chơi, lau dọn sạch sẽ giá đồ chơi, quạt trần.
11



công trình vệ sinh được tẩy rửa hàng ngày, dụng cụ vệ sinh phải để gọn gàng
ngăn nắp. Xung quanh lớp, hành lang, cầu thang phải quét dọn, lau chùi sạch sẽ
đảm bảo vệ sinh. Xây dựng góc thiên nhiên phong phú, hấp dẫn trẻ như một số
loại cây xanh, con vật gần gũi dễ chăm sóc để hàng ngày trẻ cùng cô chăm sóc
và quan sát sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Bên cạnh những đồ dùng trực quan quen thuộc tôi hướng dẫn giáo viên
sử dụng máy tính như một phương tiện dạy học hiện đại để cho trẻ xem những
hình ảnh, đoạn video clip, chơi trò chơi có nội dung giáo dục vệ sinh môi
trường. Đây là phương tiện dạy học hấp dẫn với trẻ nhỏ, có khả năng truyển tải
kiến thức đối với trẻ một cách sống động gần gũi, dễ hiểu nhằm khắc sâu hơn
tầm quan trọng của môi trường đối với con người nói chung và đối với trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi nói riêng.
4.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên
vật liệu thiên nhiên, phế thải để dạy trẻ nội dung giáo dục vệ sinh môi
trường.
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vui chơi là hoạt động chỉ đạo. Để trẻ được
thỏa sức vui chơi và khám phá thì cần phải có đồ dùng để cho trẻ chơi giúp trẻ
hứng thú hơn nhất là trong hoạt động giáo dục vệ sinh môi trường. Qua việc
cho trẻ tự tay làm những đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên từ lá cây,
hạt và những nguyên vật liệu phế thải như: Bìa cát tông, vỏ chai nước lavi, chai
comfort…sẽ tạo hứng thú và giúp trẻ sáng tạo trong khi chơi sau khi chơi biết
cất dọn đồ chơi đúng quy định, làm sạch môi trường. Sau đây tôi xin trình bày
một số cách hướng dẫn giáo viên làm những đồ chơi dễ làm dễ kiếm mà giúp
trẻ rất hứng thú khi chơi:
Ví dụ 1: Cách làm kèn bằng lá chuối, lá dứa
* Nguyên liệu: Lá chuối, lá dứa, dây nịt.
* Cách làm: Lá dứa dọc lấy phần lá, chiều dài khoảng 25-30cm. Lá chuối
xé theo chiều dọc, có chiều rộng khoảng 2-3cm. Cuốn lá theo hình xoắn ốc to

12



dần. Khi cuốn xong dùng dây nịt cột khỏi bung, bóp dẹp phần đầu ống. Dùng
hơi thổi mạnh tạo ra tiếng kêu.
Ví dụ 2: Làm chong chóng bằng lá dứa.
* Nguyên liệu: Lá dứa
* Cách làm: Cắt 2 đoạn lá dứa, mỗi đoạn khoản 20-30cm, đặt tên đoạn 1
và đoạn 2. Chồng đoạn 2 lên đoạn 1 theo hình dấu cộng. Gấp 2 đầu của đoạn 1
vào giữa tâm, ngón cái giữ chặt. Xâu 2 đầu của đoạn 2 chỗ gấp của đoạn 2. Rút
chặt và tạo nếp gấp của 4 cạnh. Dòng sống lá dừa làm cần, xâu vào giữa tâm
của chong chóng để trước gió (quạt) chong chóng sẽ quay.
Ví dụ 3: Làm con gà bằng bìa cát tông
* Nguyên liệu: Bìa cát tông, giấy màu vàng, nâu, hạt đỗ đen, kéo, hồ dán.
* Cách làm: Cắt 3 hình tròn to nhỏ khác nhau để làm thân gà, đầu gà,
cánh gà. Cắt hình chân và mỏ gà. Gập đôi hình tròn to làm thân gà, gập đôi
hình tròn nhỏ hơn và dán làm cánh gà. Dán hình tròn nhỏ nhất lên thân gà làm
đầu gà. Dán thêm mỏ và chân gà, lấy 2 hạt đỗ đen làm 2 mắt gà.
- Về hiệu quả sử dụng của giáo viên và hứng thú của trẻ khi sử dụng các
sản phẩm trên khi đưa vào tiết dạy hoạt động ngoài trời, khám phá khoa học tạo
hình luôn thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ rất hứng thú khi được chơi với các đồ
chơi này.
- Về hiệu quả kinh tế: Các sản phẩm trên mang lại hiệu quả kinh tế là tận
dụng nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, dễ
tìm kiếm, dễ làm đối với giáo viên và thu hút được nhiều trẻ tham gia, tạo ra
những sảm phẩm mà trẻ rất thích, tiết kiệm kinh phí mua đồ dùng dạy học cho
nhà trường.
Ngoài ra tôi còn tổ chức hội thi “ Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” cấp
trường đạt kết quả rất cao nhất là những đồ dùng có nguyên liệu dễ kiếm, rẻ
tiền, lại thân thiện với môi trường.
4.5. Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh

trong công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
13


Công tác tuyên truyền và phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là
một việc làm cô cùng quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực nhằm tạo sự liên kết
giữa giáo viên và cha mẹ trẻ trong hoạt động giáo dục vệ sinh môi trường. Môi
trường muốn trong sạch thì tất cả mọi người trong xã hội đều phải có ý thức
tham gia.
Trẻ mầm non chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường gia đình. Người lớn
cần là những tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Giáo viên chủ động trao đổi với
phụ huynh về những hành vi những việc làm để bảo vệ môi trường khi trẻ ở
nhà cũng như khi trẻ đến trường. Tích cực huy động phụ huynh hỗ trợ các
nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày để mang đến lớp cho cô
giáo làm đồ dùng, đồ chơi. Nhà trường kết hợp với phụ huynh phát động phong
trào giáo dục bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp bằng nhiều hình thức như
gác tuyên truyền, tranh ảnh, biểu bảng, khẩu hiệu…Từ đó việc giữ gìn vệ sinh
môi trường chung được nâng lên rõ rệt. Trẻ có môi trường xanh – sạch – đẹp,
an toàn để được vui chơi và học tập.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua việc tích cực áp dụng các biện pháp trên cùng với sự quan tâm ủng
hộ của các đồng chí giáo viên, phụ huynh học sinh kết quả đã đạt được như sau:
- Môi trường trong và ngoài lớp học đã xanh – sạch – đẹp, giáo viên đã
hiểu sâu sắc và biết cách lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi
trường vào các chủ đề và hoạt động một cách hiệu quả.
- Trẻ có ý thức, thói quen hành vi văn minh lich sự, không vứt rác bừa
bãi biết bảo vệ giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Phụ huynh học sinh nhiệt tình tham gia các phong trào của nhà trường
ủng hộ nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Bảng 4: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên


Thời gian

Tổng
số
GV

Hiểu sâu sắc và
biết lồng ghép tích
hợp GDVSMT

Hiểu nhưng chưa biết
cách lồng ghép tích
hợp GDVSMT

Không hiểu và không
biết cách lồng ghép
tích hợp GDVSMT

Số lượng

Số lượng

Số lượng

Tỷ lệ

14

Tỷ lệ


Tỷ lệ


Tháng
9/2014
Tháng
3/2015

6

01

16 %

3

50 %

2

34 %

6

5

83%

1


17%

0

0

Từ kết quả trên ta thấy có sự thay đổi đáng khích lệ, số giáo viên hiểu
sâu sắc và biết cách lồng ghép tích hợp giáo dục vệ sinh môi trường tăng lên rõ
rệt từ 16% tăng lên 67% . Số giáo viên không hiểu và không biết cách lồng
ghép tích hợp giáo dục vệ sinh môi trường giảm từ 34% xuống còn 0%.
Bảng 5: Kết quả dự giờ của giáo viên

Thời gian

Tổng
số
GV

Tháng
9/2014
Tháng
3/2015

Tổng số dự giờ

Giỏi

Khá


Đạt yêu cầu

Không đạt
yêu cầu

Số
lượng

Tỷ lệ

Số
lượng

Tỷ lệ

Số
lượng

Tỷ lệ

Số
lượng

Tỷ
lệ

Số
lượng

Tỷ

lệ

6

6

100 %

1

17 %

2

33%

2

33%

1

17%

6

6

100%


5

83%

1

17%

Nhìn bảng kết quả khảo sát trên có thể nhận thấy giáo viên đã có sự tiến
bộ cả về nhận thức và kỹ năng trong việc giáo dục vệ sinh môi trường. Số giờ
dự đạt loại giỏi tăng từ 17% lên 83%, số giờ dự đạt yêu cầu và không đạt yêu
cầu không còn hoạt động nào. Giáo viên đã biết lồng ghép nội dung giáo dục vệ
sinh môi trường vào chương trình một cách hợp lý, linh hoạt, sáng tạo.
Bảng 6: Kết quả đánh giá môi trường xanh – sạch – đẹp bên ngoài và bên
trong nhóm lớp

Thời gian
Tháng
9/2014
Tháng
3/2015

Tổng
số
nhóm
lớp

Số
lớp


Tỷ lệ

3

0

0

1

33%

2

3

3

100

0

0

0

Tốt

Kết quả
Khá

Trung bình
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lớp
lớp

15

Yếu
Số
lớp

Tỷ lệ

67%

0

0

0

0

0


Từ bảng khảo sát trên ta thấy 100% các nhóm lớp đã tạo môi trường

trong và ngoài lớp học đảm bảo xanh – sạch – đẹp.
* Để thực hiện tốt chuyên đề, người làm công tác chỉ đạo trong trường mầm
non phải nắm chắc nội dung kế hoạch chỉ đạo của các cấp từ đó vận dụng vào
tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch phù hợp và sát với thực tế.
- Nâng cao nhận thức về môi trường và giữ giữ gìn vệ sinh môi trường
cho giáo viên, phụ huynh và trẻ từ đó mọi người sẽ có hành động đúng với môi
trường, có ý thức cải tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Thường xuyên giáo dục trẻ có ý thức ngăn nắp, gọn gàng trong mọi
hoạt động hàng ngày kết hợp với các bậc cha mẹ để giáo dục trẻ ý thức giữ gìn
vệ sinh môi trường, mỗi người là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
- Người cán bộ quản lý phải gương mẫu, nhiệt tình, thường xuyên học
hỏi, trau dồi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, sáng tạo, dám nghĩ dám
làm.
6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG
Với đề tài này tôi đã áp dụng vào trường mầm non nơi tôi đang
công tác đã và đang đạt kết quả cao và có thể áp dụng cho tất các trường mầm
non trong toàn huyện. Để sáng kiến được nhân rộng cần có đội ngũ giáo viên
yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết nhiệt tình có năng lực sư phạm và trình độ đạt
chuẩn trở lên. Ngoài ra cần có đủ đồ dung trang thiết bị cho trẻ hoạt động tạo
môi trường thuận lợi để trẻ tiếp thu kiến thức vệ sinh môi trường tốt nhất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, đối
với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước của dân tộc cũng như của
nhân loại. Ngoài việc cải tạo môi trường cho xanh – sạch – đẹp chúng ta cần
đưa các nội dung giáo dục môi trường lồng ghép, tích hợp vào các chủ đề, các
hoạt động chăm sóc giáo dục mầm non nhằm từng bước hình thành ở trẻ những

16



nhận thức và tri thức về môi trường, tạo cho trẻ những thái độ tích cực đối với
môi trường ngay từ thuở ấu thơ.
Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành vệ sinh môi trường
phù hợp với khả năng của trẻ điều quan trọng là giáo viên phải luôn gương mẫu
cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện
những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó giáo
dục trẻ biết yêu quý, gần gũi với môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu
của con người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường.
2. KHUYẾN NGHỊ
* Đối với cấp trường:
- Chú trọng xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học xanh –sạch –
đẹp và an toàn.
- Xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo
dục vệ sinh môi trường để cùng dự và có đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi
hoạt động.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm,
hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục vệ sinh môi trường.
* Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo:
- Cung cấp tài liệu, tập san chuyên đề có nội dung về giáo dục vệ sinh
môi trường để cán bộ quản lý, giáo viên học tập và tự nghiên cứu.
- Tạo nhiều cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên trau dồi kỹ năng sư
phạm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nội dung giáo dục vệ
sinh môi trường.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện được xin trình bày để các
bạn đồng nghiệp tham khảo. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng
nghiệp và hội động khoa học các cấp đề đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


17


Phụ lục 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Con người và môi trường – Nhà xuất bản Giáo dục
2. Giáo trình Giáo dục học cho trẻ Mầm non – Nhà xuất bản Giáo dục
3. Chương trình giáo dục mầm non – Nhà xuất bản giáo dục
4. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
5. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Mầm
non theo chủ đề .
6.Tạp chí Giáo dục mầm non hàng tháng và Tập san chuyên đề Giáo dục Mầm
non .
7. Tài liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên Mầm non” – Bộ
giáo dục đào tạo – Vụ giáo dục Mầm non.


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1

MÔ TẢ SÁNG KIẾN


4

1

HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN

4

2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

6

3

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

7

4

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên

9

4.1

nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ


9

5-6 tuổi trong toàn trường
Biện pháp 2: Tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh môi
4.2

trường thông qua các chủ đề và các hoạt động chăm

10

sóc giáo dục trẻ
Biện pháp 3: Xây dựng cảnh quan, tạo môi trường
4.3

trong và ngoài lớp học để giáo dục vệ sinh môi trường

11

cho trẻ một cách tích cực, hiệu quả.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng
4.4

đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải để dạy

12

trẻ nội dung giáo dục vệ sinh môi trường.
Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền và phối kết hợp
4.5


với phụ huynh trong công tác giáo dục vệ sinh cá nhân

14

5

cho trẻ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

14

6

ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

16

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1

KẾT LUẬN

17

2

KHUYẾN NGHỊ

17





×