Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.25 KB, 18 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Tên sáng kiến :
“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ trong
trường mầm non”.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :Phát triển thể chất
3.Tác giả :
Họ và tên : Đặng Thị Sắc
Ngày tháng năm sinh :20/01/1963
Trình độ chuyên môn :CĐSP
Chức vụ: Phó hiệu trưởng - trường mầm non Hoàng Tiến
Điện thoại : 01684850213
4.Đồng tác giả :
Họ và tên:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ đơn vị công tác:
Điện thoại:
5.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tên đơn vị :Trường mầm non Hoàng tiến
Địa chỉ: Xã Hoàng Tiến - Thị xã chí linh - Tỉnh Hải Dương
6.Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường mầm non
Địa chỉ :Xã Hoàng Tiến - Thị xã Chí linh - Tỉnh Hải Dương
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Trường mầm non, có đội ngũ giáo viên , nhân viên và trẻ trong độ tuổi mầm
non.
8.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu : năm học 2013-2014
Tác giả

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Đặng Thị Sắc



1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Giáo dục sức khoẻ bao gồm 2 mục tiêu cơ bản:
-Thứ nhất, tạo sức khoẻ thể chất cho trẻ thông qua việc cung cấp một môi
trường vật chất sạch và an toàn, cũng như cung cấp các hoạt động vận động,
thức ăn và sự chăm sóc cần thiết hàng ngày
-Thứ hai, sử dụng các hoạt động này để dạy trẻ các khái niệm trong lĩnh vực
sức khoẻ cũng như thái độ hành vi để phát triển sức khoẻ.
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Giáo dục thể chất là quá trình tác động để hình thành cho con người những
phẩm chất tốt về thể chất và tinh thần, tạo cho họ có một sức khoẻ tốt.
- GDTC là một bộ phận của quá trình GD toàn diện, GDTC có liên quan đến
tất cả các mặt GD khác, Bởi vì: sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có sức
khoẻ là niềm hạnh phúc lớn của mỗi gia đình.Muốn có sức khoẻ cần phải ăn
uống đủ chất, đủ lượng và phải thường xuyên tập luyện, có chế độ tập luyện
hợp lý. Chính vì vậy, Nhà nghiên cứu đã biên soạn đưa vào chương trình
CSGD trẻ mầm non bộ môn GDTC nhằm rèn luyện thân thể cho trẻ ngay từ lúc
còn nhỏ.
-GDTC trong trường mầm non không những giúp cho cơ thể khoẻ mạnh mà nó
còn giúp cho trẻ hình thành khả năng phát triển toàn diện cả về đức trí, thể
mỹ.Hoàn thiện thể chất đó chính là mức độ phát triển thể chất của con người
đạt tới trình độ cao, đảm bảo có đủ sức khoẻ để học tập, lao động và bảo vệ tổ
quốc. Ở trường mầm non mức độ hoàn thiện thể chất được biểu hiện bằng khả
năng hoạt động của những vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, nằm, bật…
Trong các giờ TDBS, thể dục kỹ năng …
- Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy trình độ của một số giáo viên còn hạn chế
nên chưa khai thác được hết tác dụng và tầm quan trọng của GDTC đối với sự

hình thành nhân cách của trẻ. Trong trường mầm non ĐDĐC trang thiết bị phục
vụ cho bộ môn này còn thiếu, quần áo dày dép trong giờ tập chưa đảm bảo.
Xuất phát từ lý do trên, nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng GDTC trong trường mầm non.
2


2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2013-2014 tại trường có dồ dùng trang
thiết bị ,có đội ngũ giáo viên và học sinh
3.Nội dung sáng kiến:
Tôi trình bày một số biện pháp chỉ đạo trong phạm vi công tác tuyên truyền tới
phụ huynh và tất cả cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục mầm non,để
phụ huynh,học sinh và cộng đồng xã hội cùng quan tâm .Biện pháp tham mưu
với các cấp lãnh đạo tập trung đầu tư sơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng cho
trường mầm non để công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non có hiệu quả
hơn. Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên,bồi dưỡng về tư tưởng
chính trị, lòng nhân ái, nghiệp vụ sư phạm ,..Biện pháp tăng cường kiểm tra
đôn đốc nhắc nhở bằng nhiều hình thức để kịp thời uốn nắn .Nội dung còn chỉ
ra được tầm quan trọng của của việc thực hiện dân chủ hoá giáo dục đối với
sự nghiệp giáo dục và nó còn phát huy được quyền làm chủ và tiềm năng chí
tuệ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Để làm tốt công tác nuôi dưỡng
giáo dục cần quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của giáo viên để giáo
viên yên tâm gắn bó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
4.Khẳng định giá trị .
Kết quả Năm học 2013 – 2014 với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ giáo viên nên
trình độ của giáo viên được nâng lên rõ rệt 100% giáo viên đều nắm vững
phương pháp giảng dạy qua dự giờ: giáo viên đạt khá giỏi tăng lên không có
giáo viên yếu kém, qua khảo sát chất lượng cuối năm: số học sinh khá giỏi đạt
trên 90% trở lên trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát đăc biệt là qua hội thi “ Bé tài năng

khoẻ ngoan” cấp thị xã năm học 2014-2015 vừa qua trẻ thể hiện tự tin trên sân
khấu Và đã đạt giải cao trong hội thi.
5. Đề xuất kiến nghị
- Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm đế cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng cá
trường mầm non
Mở nhiều lớp tật huấn, chuyên đề về giáo dục thể chất để giáo viên học tập
- có chế độ lương hợp lý cho giáo viên nuôi
3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Giáo dục thể chất là quá trình tác động để hình thành cho con người những
phẩm chất tốt về thể chất và tinh thần, tạo cho họ có một sức khoẻ tốt.
- GDTC là một bộ phận của quá trình GD toàn diện, GDTC có liên quan đến
tất cả các mặt GD khác, Bởi vì: sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có sức
khoẻ là niềm hạnh phúc lớn của mỗi gia đình. Muốn có sức khoẻ cần phải ăn
uống đủ chất, đủ lượng và phải thường xuyên tập luyện, có chế độ tập luyện
hợp lý. Chính vì vậy, Nhà nghiên cứu đã biên soạn đưa vào chương trình
CSGD trẻ mầm non bộ môn GDTC nhằm rèn luyện thân thể cho trẻ ngay từ lúc
còn nhỏ.
- GDTC trong trường mầm non không những giúp cho cơ thể khoẻ mạnh mà nó
còn giúp cho trẻ hình thành khả năng phát triển toàn diện cả về đức trí, thể mỹ.
Hoàn thiện thể chất đó chính là mức độ phát triển thể chất của con người đạt tới
trình độ cao, đảm bảo có đủ sức khoẻ để học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc. Ở
trường mầm non mức độ hoàn thiện thể chất được biểu hiện bằng khả năng
hoạt động của những vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, nằm, bật…Trong
các giờ TDBS, thể dục kỹ năng …
Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy trình độ của một số giáo viên còn hạn
chế nên chưa khai thác được hết tác dụng và tầm quan trọng của GDTC đối với

sự hình thành nhân cách của trẻ. Trong trường mầm non ĐDĐC trang thiết bị
phục vụ cho bộ môn này còn thiếu, quần áo dày dép trong giờ tập chưa đảm
bảo. Xuất phát từ lý do trên, nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng GDTC trong trường mầm non”
2.Cơ sở lý luận
2.1. Đặc điểm phát triển thể chất
- Sự phát triển của trẻ em tuân theo những quy luật, trình tự và tốc độ phát triển
phụ thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường sống đặc biệt là phương pháp nuôi
dưỡng, điều kiện xã hội, vệ sinh và rèn luyện thân thể một cách có ý thức.

4


Trong những năm đầu tốc độ phát triển của cơ thể trẻ rất nhanh về cả chiều
cao ,cân nặng ,vòng đầu ,vòng ngực và các bộ phận của bên trong cơ thể cũng
hoàn thiện dần cụ thể như hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh các chức năng
đang hoàn thiện dần. Hiện lan toả chiếm ưu thế nên quá trình hưng phấn mạnh
hơn ức chế. Vì vậy khi luyện tập cần đảm bảo lượng vận động phù hợp luyện
tập quá sức làm cho trẻ mệt mỏi.
- Hệ vận động của trẻ đang phát triển, xương của trẻ có tỷ lệ chất hữu cơ cao ,
có tính đàn hồi nên xương rất rễ bị cong vẹo. Vì vậy, khi luyện tập cho trẻ phải
xen kẽ nghỉ ngơi hợp lý.
Hệ tuần hoàn : Tim của trẻ còn nhỏ nên co bóp lượng máu ít nhưng mạch
đập lại nhanh hơn người lớn. Vì vậy, mạch của trẻ rất dễ thay đổi khi gắng sức
chính vì vậy, không cho trẻ vận động quá lâu .Khi dừng vận động nên chuyển
dần trạng thái động sang trạng thái tĩnh một cách hợp lý không gây tổn hại cho
tim.
Hệ hô hấp của trẻ đã hoàn thiện nhưng khí quản của trẻ còn nhỏ, trẻ thở
nông, khả năng trao đổi không khí kém khi vận động lượng ôxy cần thiết tăng,
lúc này trẻ sẽ thở gấp, vận động cũng làm tăng mức độ hoạt động của bộ máy

hô hấp, bộ máy hô hấp sẽ không chịu nổi những vận động quá sức kéo dài liên
tục. Vì vậy, việc tăng dần từ từ lượng ôxy cần thiết và ngăn ngừa được việc
xuất hiện lượng ôxy quá lớn của cơ thể trẻ.
Hệ trao đổi chất : Khi trẻ hoạt động nhiều, quá sứcđẫn đến sự tiêu hao năng
lượng làm cho cơ thể trẻ mỏi mệt sẽ ảnh hưởng xấu đến việc hoạt động cơ bắp
và hệ thần kinh .Vì thế cần tổ chức cho trẻ vận động và nghỉ ngơi hợp lý theo
từng độ tuổi. Mặt khác, khả năng điều hoà thân nhiệt của trẻ còn yếu nên khi
vận động cần ăn mặc thích hợp để khắc phục tình trạng làm tăng thân nhiệt ,
đồng thời cần biết giảm lượng vận động trong những ngày thời tiết quá nóng ,
tăng lượng vận động trong những ngày thời tiết quá lạnh, cần cung cấp đủ nước
cho trẻ uống.
2.2đặc điểm phát triển tâm sinh lý của vận động
2.2.1 đặc điểm phát triển sinh lý vận động
5


Lứa tuổi mầm non tốc độ phát triển của trẻ chậm dần so với lứa tuổi ấu nhi,
nhưng quá trình cốt hoá xương lại diễn ra nhanh hơn, các chức năng vận động
của trẻ đang hoàn thiện dần, đặc biệt như: đi bộ nhịp điệu chưa ổn định
nhưng đã biết phối hợp chân tay nhịp nhàng , khả năng định hướng trong không
gian chưa tốt bước đi còn dao động, Vận động chạy đã nắm bắt kỹ năng một
cách nhanh chóng, cơ thể trẻ rất nhanh thích ứng với vận động chạy ,dần dần
biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, vận động nhảy nhảy còn gặp nhiều khó
khăn khi tập vì nó đòi hỏi sức mạnh của cả cơ thể, chân , sự phối hợp chân tay
và toàn thân .Vận động ném bắt, truyền yêu cầu sự phối hợp giữa các động tác
một cách tinh vi, khả năng giữ thăng bằng . Những bài tập này rèn luyện sự
khéo léo, phản xạ nhanh và khả năng định hướng trong không gian. Vận động
trườn trèo, bò các kiểu là sự phối hợp chính xác giữa chân và tay.
2.2.2 Đặc điểm phát triển tâm lý
Đối với lứa tuổi mầm non vốn tri thức về biểu tượng đang phát triển dần

thông qua các hoạt động, nhu cầu khám phá hiểu biết về thế giới xung quanh
phát triển buộc đứa trẻ phải khám phá và bắt chước những hoạt động của người
lớn đưa vào trong những trò chơi của mình ,để thực hiện được phải dùng những
vận động chạy, nhảy, trườn, bò, trèo, tung, bắt, ném.
- Trẻ đứng ngồi nằm quỳ như thế nào cho phù hợp với khung cảnh trong
không gian .Tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ quan , trẻ chỉ
tư duy những gì mà trẻ thích . Chú ý của trẻ cũng tồn tại cà 2 dạng :chú ý có
chủ định và chú ý không có chủ định nên trẻ chỉ làm những gì mà trẻ thích
.Chính vì vậy trong những giờ vận động muốn cho trẻ tập trung chú ý gây hứng
thú càng tạo ra những tình huống , những thủ thuật mới đạt được kết quả
cao.Vận động cũng giúp cho ngôn ngữ phát triển, trẻ nhạy cảm với cái đẹp
thông qua hình tượng tính không chủ định, tính biểu tượng cao khi có cái đẹp
xung quanh trẻ thể hiện ngay sự thích thú, hò reo, nhảy múa, tung tăng sung
sướng. Vì vậy, vận động là nguồn cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh ,
trẻ càng tập nhiều bài tập vận động thì trẻ càng tiếp xúc rộng. Đặc biệt là các cơ

6


quan vận động phát triển như bộ xương , cơ gân và các dây chằng, khớp có ý
nghĩa rất lớn đối với cơ thể.
2.3.Khái niệm và ý nghĩa của hoạt động giáo dục thể chất
2.3.1.Khái niệm
Hoạt động phát triển thể chất là nâng cao thể lực sức khoẻ ,các bài tập thể
chất và các bài tập thể dục rất quan trọng với trẻ nhỏ .Các bài tập rèn luyện vận
động phát triển thể chất cho trẻ đóng một vai trò quan rọng trong sự phát triển
toàn diện của trẻ
2.3.1.1 Vận động là mộ thoạt động tích cực của các cơ quan vận động của con
người ,là phương tiện đặc biệt của quá trình giáo dục thể chất .Giáo dục thể
chất cho trẻ chủ yếu thông qua hoạt động tự vận động của trẻ

2.3.1.2 Vận động cơ bản
Những vận động cần thiết đối với con người trong cuộc sống nó được sử
dụng trong mọi hoạt động khác nhau như đi ,chạy là cách thức di chuyển của
con người trong cuộc sống . Nhảy ,leo ,trèo ,ném được sử dụng để khắc phục
khó khăn, khi làm việc nó thu hút một số lượng cơ bắp làm việc. Khái niệm vận
động cơ bản đi liền với với khái niệm cảm giác cân bằng vì cảm giác cân bằng
là thành phần có nhất định của vận động cơ bản
2.3.1.3 Kỹ năng vận động
- Là mức độ vận động đòi hỏi sự tập trung chú ý cao vào các thao tác thực hiện
chi tiết kỹ thuật của động tác
2.3.2 Ý nghĩa của vận động
-Vận động cơ bản giúp hoàn thiện sự làm việc của hệ thần kinh trung ương ,nó
củng cố tất cả các cơ bắp ,nâng cao sự hoạt động của toàn bộ cơ thể phát
triển ,các tố chất vận động như nhanh – mạnh – bền – khéo và khả năng địng
hướng trong không gian .Vận động cơ bản có ý nghĩa lớn trong sự hình thành
tư thế đứng, phát triển quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ góp phần giáo
dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục cái đẹp khi vận động ,tính chính xác, tính biểu
cảm khi vận động .
2.3.3.Một số điểm cần lưu ý
7


Khi tìm hiểu hoạt động giáo dục thể chất
- Sân tập cho trẻ vận động phải sạch sẽ phù hợp với trẻ theo mùa
- Trang thiết bị đồ dùng phải đầy đủ ,tuyệt đối an toàn
- Trang phục như quần áo giày dép của cô và trẻ phải đảm bảo đúng quy định
- Thời tiết mưa rét hoặc nắng quá không nên cho trẻ tập ngoài trời
- Khi trẻ tập cô cần chú ý quan sát và sử lý đảm bảo an toàn cho trẻ
- Những trẻ mệt yếu không nên cho trẻ tập nhiều ,không nên ép trẻ khi trẻ chưa
tự tin

3.Thực trạng của vấn đề
3.1 Đặc điểm tình hình.
Trường có 11 nhóm lớp: nhà trẻ 2, mẫu giáo 9, có công trình vệ sinh khép
kín ,có tường bao ,bếp ăn với đầy đủ đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú ,có
sân chơi rộng rãi thoáng mát có đủ đồ chơi ngoài trời.
- Trường có 37 cán bộ giáo viên, nhân viên với 340 học sinh
3.1.1Thuận lợi
Được sự quan tâm của cấp uỷ đảng ,chính quyền địa phương nên trường đã
được xây dưng khang trang với 8 phòng học có đầy đủ công trình vệ sinh khép
kín.
- Đội ngũ giáo viên giáo viên trẻ nhiệt tình ổn định.
- Phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ .
- Hàng năm phòng giáo dục mở các lớp chuyên đề để củng cố chuyên
môn,đầu tư về cơ sở vật, chất đồ dùng học tập.
3.1.2 Khó khăn
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn
- Khu lẻ vẫn còn 2 lớp diện tích trật trội , công trình vệ sinh không đúng quy
định.
- Đồ dùng học tâp không đồng đều chưa chú trọng đến dụng cụ giáo dục các
bộ môn vận động nên ảnh hưởng không nhỏ đến rèn luyện thể lực của trẻ .
3.2 Vài nét sơ lược về đối tượng điều tra
3.2.1 Nội dung điều tra
8


-Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát cơ sở vật chất
trang thiết bị đồ dùng, điều tra 9 giáo viên dạy ở 3 độ tuổi với 30 trẻ ở 3 độ tuổi
khác nhau để thu thập thông tin đánh giá thực trạng vấn đề vận động.
3.2.2.Xây dựng tiêu chí đánh giá
3.2.2-1.Đánh giá cô.

*Loại tốt: Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sự phát triển vận động của
trẻ mầm non.
- Soạn giáo án đầy đủ có tính sáng tạo
- Thực hiện sáng tạo khi tìm hiểu phát triển kỹ năng tập các bài tập TDKN
- Biết tận dụng và phát huy năng lực của trẻ tốt
*Loại khá:
- Nhận thức tầm quan trọng của việc rèn trong các giờ vận động ,TDKN,TDBS
- Soạn giáo án đầy đủ
- Thực hiện rèn kỹ năng của trẻ trong các HĐVĐ
- Biết tận dụng phát huy năng lực của trẻ
*Loại trung bình:
- Có nhận thức bình thường về việc rèn kỹ năng trong các hoạt động vận động
của trẻ
- Soạn giáo án nhưng chưa đầy đủ
- Nắm được nội dung , phương pháp nhưng còn dập khuôn máy móc chưa phát
huy được tính tích cực ở trẻ
*Loại yếu :
-Không nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vận động đối với trẻ
-Soạn giáo án sơ sài
-Chưa nắm vững nội dung ,phương pháp dạy các hoạt động vận động
3.2.2.2.Đánh giá trên trẻ
* Loại tốt: Thực hiện tốt kỹ năng hoạt động vận động
Thực hiện bài tập đúng yêu cầu của cô
Biết phối hợp tay chân đúng kỹ thuật
*Loại khá: Thực hiện đúng kỹ năng của hoạt động vận động
9


Thực hiện bài tập đúng yêu cầu của cô
Biết phối hợp chân tay

*Loại trung bình: Có tham gia nhưng chưa hứng thú
Thực hiện bài tập chưa đúng yêu cầu của cô
Chưa biết phối hợp chân tay
*Loại yếu: Không có hứng thú tham gia bài tập vận động
Tập chưa đúng yêu cầu của cô
Chưa biết phối hợp chân tay
3.2.3. Phân tích kết quả điều tra
3.2.3.1 Đánh giá về cơ sở vật chất
Để đánh giá thực chất cơ sở vật chất trong nhà trường tôi đã tiến hành khảo sát
Các nhóm lớp
Bảng 1:
Đối tượng

Số
lượng Đủ DT

Nhà trẻ
3-4 Tuổi
4-5 Tuổi
5-6 Tuổi
Tổng cộng

2
3
3
3
11

2
1

3
3
9

Đầy đủ

Mức độ
Đạt 70-

Đạt 50-

Đạt 30-

đồ dùng

80%

60%

1

2
2

40%
2
1

1


4

3
3

3

Nhìn bảng thấy: Lớp đủ diện tích: có 9, không đủ diện tích: có 2
Lớp đủ đồ dùng: có 3, đồ dùng đạt 70-80%: có 01,đồ dùng đạt
50-60%: có 4, đạt 30-40%: có 3.
3.2.3.2 Phân tích nhận thức của giáo viên
Để đánh giá được nhận thức của giáo viên về khả năng phát triển vận động
tôi tiến hành khảo sát 9 giáo viên dạy mẫu giáo cả 3 độ tuổi.
Về khả năng hướng dẫn các bài tập thể dục kỹ năng kết quả được đánh giá trên
bảng.
Bảng 2:
Đối

Số

Mức độ nhận thức
Rất quan trọng
Bình thường
10

Không quan


trọng
tượng


Số

Lượng

Số

%

lượng

lượng

%

Số lượng

%

Giáo

9
4
44
4
44
1
12
viên
Nhìn bảng thấy: Có 9 giáo viên thì 4 giáo viên cho rằng giáo dục thể chất cho

trẻ mầm non là rất quan trọng .
4 Giáo viên cho rằng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là bình thường
1 Giáo viên cho rằng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là không quan trọng
Bảng 3:
Tổng
số
giáo

Mức độ
Chưa biết

Năng lực

cách tổ

bản thân

Trẻ không

Không có

Có khó

hứng thú
đủ đồ dùng khăn khác
hạn chế
viên
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
9
2
22
2
22
4
44
1
12
Kết quả điều tra 9 giáo viên: 2 giáo viên cho rằng:Khó khăn do năng lực bản
chức
SL
%

thân hạn chế; 2 giáo viên cho rằng: khó khăn do trẻ không hứng thú; 4 giáo
viên cho rằng: khó khăn do không đủ đồ dùng; 1 giáo viên cho rằng: do những
khó khăn khác.
Bảng 4:Mức độ hứng thú của trẻ khi dạy hoạt động vận động:
Mức độ

Không
Bình thường
Trẻ
30
14

5
11
Kết quả: 30 trẻ được khảo sát: có 14 trẻ có hứng thú với vận động
Đối tượng

Số lượng

5 trẻ không có hứng thú
11 trẻ bình thường
Bảng 5: Kết quả khảo sát trẻ vận động thể dục kỹ năng
Số
Độ tuổi

lượng

3-4 tuổi
4-5 tuổi
4-5 Tuổi

trẻ
10
10
10

Tốt
2
3
3

20%

30%
30%

Khá
4
3
5
11

40%
30%
50%

Trung bình
3
3
2

30%
30%
20%

Yếu
1
1
0

10%
10%



Tổng số
30
8
26.6% 12 40%
8
26.6%
2
Kết quả khảo sát: 30 trẻ ở 3 độ tuổi có 8 trẻ xếp loại tốt chiếm: 26.6%;

6.8%

12 trẻ xếp loại khá chiếm: 40%
8 trẻ xếp loại TB chiếm: 26.6%
2 trẻ xếp loại yếu chiếm: 6.8%
4.Các giải pháp biện pháp thực hiện
*Biện pháp 1: Tăng cường cơ sớ vật chất trang thiết bị
Để làm tốt hoạt động phát triển thể chất cho trẻ vấn đề cơ sở vật chất đóng vai
trò vô cùng quan trọng nó đòi hỏi phải có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho
từng hoạt động .Chính vì vậy cần phải bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị đồ
dùng nên tôi đã phối hợp cùng với ban giám hiệu tham mưu với cấp uỷ đảng
,chính quyềnvà các ban ngành đoàn thể có liên quan tập trung nguồn lực xây
dựng CSVC theo hướng chuẩn ,phòng học rộng rãi có sân chơi bãi tập đảm báo
an toàn
-Ban giám hiệu còn tích cực tham mưu với phòng giáo dục ,UBND huyện hỗ
trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng đầy đủ để hoạt thể chất có hiệu quả
*Biện pháp 2:Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho giáo viên
- Để nâng cao tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cho giáo viên, bản thân tôi
đã phối hợp cùng ban giám hiệu tổ chức cho giáo viên học tập đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, Các nghị quyết chỉ thị của cấp trên từ
đó giáo viên nhận thức rõ vai trò vị trí trách nhiệm của mình đối với việc chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có lòng nhân ái, yêu nghề, mến trẻ.Từ đó nâng
cao bản lĩnh chính trị, lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp.
- Tổ chức cho giáo viên học tập nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục của nhà
trường. Nắm vững tình hình kinh tế xã hội của địa phương để áp dụng trong
trường mình 1 cách phù hợp.Tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên về chất
lượng thông qua việc đánh giá phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn qua
12


việc thực hiện các cuộc vân động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hò Chí Minh”.
- Gần gũi giáo viên để tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của
từng người để chia sẻ và cảm thông khó khăn của giáo viên. Từ đó tham mưu
với hiệu trưởng có cách sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với từng giáo viên.
- Bản thân tôi luôn gương mẫu và tích cực học tập để không ngừng nâng cao
trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Có thái độ cư sử
đúng mực, chân thành với mọi người, tạo cho giáo viên cảm giác gần gũi, tin
cậy.
- Thực hiện tốt công tác dân chủ hoá trong nhà trường, giáo viên được tham gia
xây dựng, bàn bạc kiểm tra học tập lẫn nhau. Từ đó xây dựng một tập thể đoàn
kết, thống nhất có ý thức vươn lên trong học tập, công tác.
*Bồi dưỡng ,nâng cao trình độ cho giáo viên
- Bản thân tôi luôn xác định muốn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho
trẻ giáo viên phải nắm vững kiến thức, hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ
tuổi, hiểu được vai trò của hoạt động phát triển thể chất đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ .Chính vì vậy, trước tiên phải bồi dưỡng chuyên môn cho giáo

viên, động viên khuyến khích và tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia các
lớp học bằng nhiều hình thức: tại chức, từ xa, bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn. Mặt khác, ngay từ đầu năm học ngay khi xây dựng kế hoạch năm
học BGH chúng tôi đã tổ chức chỉ đạo cho giáo viên thực hiện đúng kế hoạch
đề ra.
- Chỉ đạo giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, chương trình giáo dục theo hướng
bồi dưỡng thường xuyên qua tập san, các phương tiện truyền thông.
- Cử giáo viên cốt cán của các độ tuổi tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề do
sở giáo dục và phòng giáo dục mở về tổ chức nhân rộng ra toàn trường.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 1 tháng 2 lần vào tuần 1 và tuần 3 để triển khai
công tác tháng và rút kinh nghiệm.
- Tổ chức chuyên đề ở các độ tuổi để giáo viên cọ sát và học tập lẫn nhau.
- Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập trường điểm .
13


- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, kỹ năng nuôi dưỡng CSGD trẻ kỹ năng tổ chức
các hoạt động, kỹ năng sử dụng các đồ dùng dạy học để tổ chức các hoạt động
linh hoạt mềm dẻo hơn.
*Biện pháp 3: Công tác tuyên truyền :
BGH Nhà trường viết bài tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng,
trong các hội nghị.
- Tổ chức các hội thi vận động phụ huynh cùng tham gia cổ vũ.
-Họp phụ huynh học sinh, tuyên truyền vận động phụ huynh phối hợp với nhà
trường tạo điều kiện cho trẻ thực hiện tốt những bài tập vận cơ bản. Nhắc nhở
phụ huynh rèn thêm ở nhà cho những trẻ có sức khoẻ yếu.
* Biện Pháp 4 :Công tác thanh tra kiểm tra
-Hoat động vận động PTTC phải được thực hiện thường xuyên liên tục, các
hoạt động thể chất và các bài tập thể dục rất quan trọng với trẻ nhỏ nó không
những giúp trẻ có sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối hài hoà mà nói còn

giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức, sự phát triển thể chất giúp cho hệ thần
kinh và các giác quan của trẻ tinh nhạy hơn. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học
BGH đã ,xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, dự giờ thăm lớp bằng nhiều
hình thức kiểm tra đột xuất, kiểm tra báo trước, kiểm tra theo định kỳ để nhằm
đôn đốc nhắc nhở giáo viên làm tốt nhiệm vụ của mình.
* Biện pháp 5: Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên.
Đời sống vật chất và tinh thần là vấn đề không kém phần quan trọng, nó có
tác dụng to lớn tới việc nâng cao chất lượng giáo dục vì đời sống có ổn định,
tinh thần phấn khởi thoải mái thì giáo viên mới yên tâm công tác, hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình. Tôi đã phối hợp cùng với hiệu trưởng quan tâm tới
giáo viên vào các dịp lễ tết, động viên giáo viên cả về vật chất và tinh thần.
Hàng năm, tổ chức cho cán bộ giáo viên đi thăm quan du lịch từ 1- 2lần/năm
động viên nhân dịp tết nguyên đán và chúc mừng nhân ngày 20/11 mỗi giáo
viên món quà từ 300.000 – 500.000 nghìn đồng
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên gần gũi động viên giáo viên khi gặp
khó khăn.Vì vậy, cả tập thể luôn đoàn kết có ý thức học tập công tác. Chất
14


lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt. Giáo viên luôn có nề nếp, kỷ
cương thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
*Biện pháp 6:Thực hiện dân chủ hoá giáo dục
-Dân chủ hoá giáo dục là một nội dung cơ bản của sự nghệp đổi mới giáo dục
là con đường biến hệ thống giáo dục từ một thiết chế hành chính giáo dục thành
thiết chế giáo dục hoàn toàn của dân ,do dân ,vì dân
-Mọi trẻ em đều có quyền được học tập và hưởng quyền chăm sóc ,nuôi dưỡng
như nhau. Dân chủ hoá giáo dục mầm non nhằm thực hiện tốt nhất những điều
luật giáo dục quy định theo phương châm “Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm
tra”.Trong các hoạt động giáo dục dân chủ về quá trình đào tạo ,dân chủ về

mục tiêu nội dung chương trình ,dân chủ công khai về tài chính ,về bình xét thi
đua .Đây là biện pháp quan trọng để giúp người dân tham gia ý kiến vào sự
nghiếp giáo dục và đóng góp sức người sức của để xây dựng giáo dục có cơ hội
được hưởng quyền lợi giáo dục chính đáng
- Thực hiện dân chủ hoá trường mầm non nhằm phát huy quyền làm chủ và
huy động tiềm năng chí tuệ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường , góp phần
xây dựng nề nếp trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường ,ngăn
ngừa các hiện tượng tiêu cực ,thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mầm non.
5.Kết quả đạt được:
-Qua 1 năm thực hiện các biện pháp GDTT
-Cở sở vật chất của nhà trường đã có nhiều chuyển biến. Đặc biệt là trang thiết
bị đồ dùng phục vụ cho bộ môn vận động đã được nhà trường bổ sung tương
đối đầy đủ Nhà trẻ đạt 60%; 3 Tuổi đạt 70%; 4 Tuổi đạt 80%.
- Trình độ giáo viên được nâng nên rõ rệt ,qua kiểm tra đánh giá dự giờ khá
giỏi chiếm trên 90% không có giáo viên yếu kém
- Trẻ khoẻ mạnh ,nhanh nhẹn, tự tin,hứng thú với các hoạt động vận động được
thể hiện qua hội thi “Bé tài năng khoẻ ngoan”
6-Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

15


- Có trường ,lớp rộng rãi đảm bảo theo quy định bình quân 1.5m2/trẻ có đầy đủ
đồ dùng trang thiết bị
- Giáo viên phải nhiệt tình tâm huyết ,yêu nghề mến trẻ ,tích cực tìm tòi sáng
tạo
Đổi mới phương pháp dậy và học ,Sáng kiến được áp dụng năm học 2013-2014

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận.

Muốn xây dựng con người mới XHCN chúng ta phải thực hiện tốt mục tiêu và
nhiệm vụ của bậc học mầm non ,phải tăng cường tổ chức và tham gia vào các
hoạt động giáo dục thể chất nhằm hình thành cho trẻ những nhân cách đầu tiên
của con người.Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật ,các nghị quyết của các
đại hội và phân tích thực trạng của trường mầm non tôi nhận thấy việc nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ hết sức cần thiết
16


đây chính là đòn bẩy để khẳng định và là động lực thúc đẩy nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận
giáo dục toàn diện cho trẻ nó tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình
giáo dục trẻ.
- Dựa trên mục đích của giáo dục thể chất mầm non là giáo dục trẻ khoẻ mạnh,
nhanh nhẹn cơ thể phát triển hài hoà, cân đối giáo dục thể chất còn giáo dục ở
trẻ óc thẩm mỹ, khả năng đánh giá vẻ đẹp của thân thể, hình thành thói quen tự
phục vụ, thực hiện công việc vừa sức, giáo dục trẻ lòng yêu thích lao động thái
độ hành vi đúng đắn. Do vậy, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cần đảm bảo
kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục khác, nó làm thay đổi trạng thái cơ thể từ
mệt mỏi sang thoải mái, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt tính dũng
cảm.
- Để làm tốt được việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đòi hỏi người
giáo viên phải là người nắm chắc phương pháp dạy, có kỹ năng kỹ sảo để dạy
trẻ, chuẩn bị tốt các phương tiện, đồ dùng đầy đủ trước khi dạy trẻ.
- Tích cực học hỏi nghiên cứu tài liệu để tìm ra phương pháp tối ưu dạy trẻ có
hiệu quả.
- Bổ sung đồ dùng đồ chơi, phục vụ cho những bài thể dục kỹ năng.
- Tuyên truyên vận động phụ huynh phối hợp với nhà trường, xã hội cùng quan
tâm tạo điều kiện cho trẻ.


2.Một số khuyến nghị
Trước yêu cầu phát triển giáo dục mầm non trong thời kỳ công nghiệp hóa –
hiện đại hoá đất nước đề nghị:
- Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non đặc biệt
là giáo viên nuôi dưỡng( vì mục tiêu của giáo dục mầm non là nuôi
dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi ).
- Đề nghị phòng giáo dục uỷ ban nhân dân thị xã hỗ trợ kinh phí để bổ
sung đầy đủ đồ dùng trang thiết bị.
17


- Đề nghị các cấp lãnh đạo trên địa bàn xã cần quan tâm hơn nữa về công
tác xã hội hoá giáo dục mầm non

18



×