Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết của cao duy sơn (qua “người lang thang” và “biệt cánh chim trời”)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.68 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VĂN CHÍN

NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA CAO DUY SƠN
(QUA “NGƢỜI LANG THANG” VÀ “BIỆT CÁNH CHIM TRỜI”)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số

: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thu Huyền

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Trần Văn Chín



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN NIỆM NGHỆ
THUẬT CỦA CAO DUY SƠN ........................................................................... 7
1.1. Hành trình sáng tạo của Cao Duy Sơn ............................................................ 7
1.2. Quan niệm nghệ thuật của Cao Duy Sơn trong tiểu thuyết “Người lang
thang” và “Biệt cánh chim Trời”.......................................................................... 20
CHƢƠNG 2: KIỂU NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT
“NGƢỜI LANG THANG” VÀ “BIỆT CÁNH CHIM TRỜI” ...................... 26
2.1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong văn học ............................................ 26
2.2. Kiểu nhân vật trong “Người lang thang” và “Biệt cánh chim trời”. ............. 29
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG HAI
TIỂU THUYẾT “NGƢỜI LANG THANG” VÀ “BIỆT CÁNH CHIM
TRỜI” .................................................................................................................. 53
3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện........................................................ 53
3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. ........................................................... 60
3.3. Cách thức sử dụng ngôn ngữ......................................................................... 68
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN . 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 79


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam chỉ thực sự ra đời và phát
triển từ thập niên 50 của thế kỉ XX, cho đến nay văn xuôi các dân tộc thiểu số đã
có được một đội ngũ sáng tác khá đông và đạt được một số thành tựu đáng kể
góp vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Riêng khu vực miền
núi phía Bắc với những tác giả tiêu biểu như: Nông Minh Châu, Vi Hồng, Triều

Ân, Ma Trường Nguyên, Sa Phong Ba, Hà Lâm Kỳ… trong đó Cao Duy Sơn là
cây bút tạo được nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc và là nhà văn có những thành
tựu nổi bật.
Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn (1956), người dân tộc Tày, hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông là một trong số ít nhà văn là người dân tộc
thiểu số ghi được những dấu ấn về phong cách sáng tạo độc đáo, thống nhất suốt
hơn 30 năm qua. Độc giả biết tới ông ngay từ những cuốn tiểu thuyết đầu tiên
Người lang thang (1991) – tác phẩm đạt giải A của Hội đồng văn học dân tộc
miền núi Hội Nhà văn Việt Nam; Giải nhì Hội Hữu nghị Việt Nhật năm 1993.
Giai đoạn sau này, ông liên tiếp cho xuất bản những tác phẩm gây được tiếng
vang, Giải A của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm
2007 cho tiểu thuyết Đàn trời; năm 2008 tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối
của ông nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, tác phẩm này tiếp
tục nhận được giải thưởng văn học ASEAN năm 2009 – giải thưởng cao quý của
Hoàng gia Thái Lan. Với sức viết miệt mài, cẩn trọng, bên cạnh những tập
truyện ngắn xuất sắc, gần đây Cao Duy Sơn cho ra mắt cuốn tiểu thuyết dày gần
300 trang Biệt cánh chim trời (Nxb Trẻ, 2015).
Cho đến nay các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả Cao Duy
Sơn cũng đã xuất hiện ở một số góc độ, tuy nhiên chưa đủ để dựng lên bức
chân dung nhà văn cùng với những đứa con tinh thần mang đậm dấu ấn văn
hóa của dân tộc Tày và tính nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, tiểu thuyết Biệt cánh
chim trời (2015) có thể xem như một bước chuyển thú vị trong hành trình
sáng tạo của Cao Duy Sơn khi vẫn tiếp tục đề tài con người miền núi nhưng
lại mở rộng ở những chiều kích mới.
1


Để tạo ra một mảnh ghép góp thêm vào bức tranh toàn cảnh trong việc tìm
hiểu sự nghiệp văn học của Cao Duy Sơn một cách đầy đủ, cũng như thấy được
những đóng góp quan trọng của ông trong tiến trình phát triển của văn học các

dân tộc thiểu số Việt Nam, chúng tôi lựa chọn Nhân vật trong tiểu thuyết của
Cao Duy Sơn (qua “Ngƣời lang thang” và “Biệt cánh chim trời”) làm đề tài
cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, văn xuôi dân tộc thiểu số đã
mang đến cho văn học Việt Nam những sáng tạo mới trong cách nhìn và tư duy
nghệ thuật. Một trong những đóng góp nổi bật phải kể đến những tiểu thuyết của tác
giả Cao Duy Sơn. Tuy nhiên, hiện nay những công trình chuyên biệt về tác giả này
vẫn còn khá khiêm tốn, bên cạnh một số sách xuất bản có riêng phần viết về Cao
Duy Sơn như Bản sắc dân tộc trong văn xuôi các dân tộc thiểu số, 2005, NXB ĐH
Thái Nguyên; Cao Duy Sơn - từ chú cầy hương đến chàng gấu rừng già của tác giả
Trung Trung Đỉnh (trong cuốn nhà văn các Dân tộc thiểu số Việt Nam – Đời và
văn, Lò Ngân Sủn (chủ biên) NXB Văn hóa dân tộc, 2003)… là một số bài viết
đăng trên các báo và tạp chí như:
- Đàn trời – Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn (NXB Văn hóa dân tộc, 2006)
của tác giả Thạch Linh, Báo Thể thao văn hóa, tháng 5 năm 2006.
- Cõi nhân gian như cổ tích – Đọc Đàn trời, tiểu thuyết của Cao Duy Sơn,
của tác giả Nguyễn Chí Hoan, Báo Văn nghệ Tết Đinh Hợi, 2007.
- Đàn trời cất tiếng ca vang của tác giả Mai Hồng, www.vo.vnews.vn
8/2007.
- Đàn trời ai đọc nấy nghe... tác giả Vũ Xuân Tửu, tạp chí Văn hóa các
Dân tộc số 7/2006
- Cả đời tôi chỉ theo đuổi đề tài miền núi tác của giả Hứa Hiếu Lễ, báo Văn
Nghệ tháng 11 năm 2008.
- Văn xuôi độc chiếm giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008, tác giả Hà
Linh, báo Văn nghệ Quân đội
- Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn, tác giả Võ Thị Thúy, báo Kinh
tế đô thị.
2



- Viết văn phải có sự ám ảnh, tác giả Huy Sơn, trang Văn hóa giải trí
- Ban mai có một giọt sương, tác giả Đỗ Đức, báo Văn nghệ 2008.
Bên cạnh đó đáng kể là một số các luận văn thạc sĩ:
- Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn
trời của Cao Duy Sơn tác giả Đặng Thúy An – Đại học Sư phạm Hà Nội,
2007
- Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn tác giả Đinh Thị Minh Hảo – Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, 2009
- Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn tác giả Lý Thị
Thu Phương – Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2010
- Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn tác giả Vũ Thị Lan Anh
– Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014…
Trong các bài viết về con người, sự nghiệp nhà văn Cao Duy Sơn được
đăng tải trên báo chí, chúng tôi nhận thấy có những đánh giá đáng chú ý sau:
Tác giả Sông Lam, báo Dân tộc và phát triển đã viết trong bài Cao Duy
Sơn giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén: “Thoát thai từ dòng giống Tày để rồi mọc
mầm, cắm rễ trên đất quê hương, Cao Duy Sơn đi qua tuổi thơ với những tháng
ngày chân trần vất vả dưới cái nắng xém tóc của mùa hạ, cái rét cắt da của mùa
đông Cô Sầu... Trong sự khốn khó chung của vùng cao ngày ấy, đứa con trai của
bản đã cảm nhận được cái tình người bản mình nhiều như lá cây rừng; những lề
lối, tập tục trong cuộc sống hàng ngày hay trong các dịp sinh hoạt lễ, tết đều tuân
theo những quy chuẩn nhất định. Tình bản, tình mường vì thế gắn kết tựa như
nhựa cây thông và tràn đầy lòng nhân bản. Kí ức tuổi thơ, con người đất Cô Sầu
và những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân tộc Tày đã ăn sâu, bám rễ, ám ảnh
sâu trong tâm trí Cao Duy Sơn. Nó khiến anh khắc khoải day dứt tựa hồ như
đang một món nợ quê hương”.
Trong bài viết: Người đào vàng văn chương trên núi tác giả Tiểu Quyên
khẳng định: “Lặng lẽ, mải miết với những con chữ gieo từ kí ức sâu thẳm, những
trang chữ của nhà văn Cao Duy Sơn đã trải ra theo tháng ngày thành truyện,

mang dáng dấp của núi đồi và những phận người ở miền cao. Văn của Cao Duy
Sơn được ví như một “đặc sản” của đồng bào miền ngược”.
3


Tác giả Trung Trung Đỉnh đã nhận xét về sự thay đổi trong lối viết của Cao
Duy Sơn: “Đọc văn Cao Duy Sơn (hồi ấy chưa biết nhau), tôi cứ hình dung Cao
Duy Sơn giống như một chú cầy hương của rừng hoang dã (...) Bây giờ, sau khi
đọc tiểu thuyết của anh, tôi lại thấy Cao Duy Sơn lột xác từ chú cầy hương thành
chàng gấu vừa bừng tỉnh giấc ngủ đông đi trong loang lổ nắng xuân của rừng già
săn tìm những đõ mật ong thơm thảo mà thiên nhiên yêu dấu ban tặng cho cuộc
sống” (Cao Duy Sơn – Từ chú cầy hương đến chàng gấu rừng già).
Lâm Tiến, nhà nghiên cứu chuyên sâu về mảng văn học miền núi nhận
định rất sắc về cá tính sáng tạo của Cao Duy Sơn: “Ông miêu tả nhân vật dưới
góc độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức (...) Nhân vật của ông thường
khỏe khoắn, mạnh mẽ có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp dữ dội, nhưng
lại lặng lẽ kín đáo. Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết
giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế,
chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng gay gắt, bất ngờ. Với cách
viết đó Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận
mới về con người và cuộc sống của các dân tộc”.
Nói về sáng tác của Cao Duy Sơn, PGS.TS Tôn Thảo Miên đã đưa ra ý kiến
đánh giá sâu sắc và toàn diện: “Là một tác giả đã từng đoạt giải của Hội nhà văn
Việt Nam, Cao Duy Sơn tỏ ra là một nhà văn có nghề và thực sự tài hoa. Truyện
ngắn của anh đặc sắc bởi sự chân thực trong lối kể, sự sinh động trong lối tả và
bao trùm lên tất cả là ý nghĩa nhân đạo, là tình người toát ra từ trong truyện” [6].
Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm thấy những đóng góp ở một số luận văn
nghiên cứu về sáng tác của Cao Duy Sơn. Luận văn thạc sĩ Thi pháp nhân vật
tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn của
tác giả Đặng Thùy An, năm 2007, Trường Đại học sư phạm Hà Nôi. Trong luận

văn này tác giả chủ yếu tập trung vào thi pháp nhân vật tiểu thuyết và giới hạn
trong hai tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của tác giả. Luận văn thạc sĩ
Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn của tác giả Đinh Minh Hảo, năm 2009,
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đi sâu vào khai thác chất liệu hiện thực
và con người miền núi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Trong khi đó luận
văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn của tác giả
4


Hoàng Thị Thu Chiên, năm 2010, Trường Đại học sư phạm Hà Nội lại chỉ ra
được tư tưởng nghệ thuât của nhà văn được gửi gắm trong năm cuốn tiểu thuyết,
cùng những đóng góp mới mẻ của Cao Duy Sơn về đề tài miền núi…
Như vậy ngoài khá nhiều các bài báo được đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng, một số bài viết in chung trong các cuốn sách, những luận
văn được thực hiện tại các cơ sở đào tạo, thì cho đến nay cũng chưa có công
trình chuyên biệt nào nghiên cứu về sự thay đổi trong cách xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết đầu tay Người lang thang và tiểu thuyết gần đây nhất Biệt cánh
chim trời của Cao Duy Sơn. Thiết nghĩ đây là một yêu cầu tất yếu khi nghiên
cứu về quá trình lao động nghệ thuật của bất kì một nhà văn nào. Chúng tôi kế
thừa những kết quả nghiên cứu trước và có những kiến giải mới về một chặng
đường hơn 30 năm của tiểu thuyết Cao Duy Sơn, từ cách xây dựng nhân vật đến
những thông điệp được truyền tải đến bạn đọc qua những vấn đề được phản ánh
trong hai tác phẩm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Qua việc hệ thống hóa các kiểu loại cùng cách xây dựng nhân vật trong
Người lang thang và Biệt cánh chim trời, chúng tôi muốn chỉ rõ quá trình vận
động của tư tưởng nghệ thuật trong sáng tác cũng như phong cách Cao Duy Sơn
qua hai giai đoạn: khởi sự và hiện tại đã hoàn thiện hơn.
- Thông qua việc khảo sát, phân loại, đánh giá và chỉ ra được sự vận động
trong cách viết của Cao Duy Sơn ở hai tiểu thuyết Người lang thang và Biệt

cánh chim trời, nhìn ra sự đóng góp của Cao Duy Sơn đối với tiến trình hiện đại
hóa văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Không những thế, qua sáng
tác của Cao Duy Sơn chúng tôi muốn góp thêm một cái nhìn toàn cảnh về nền
văn học của các dân tộc thiểu số, một bộ phận quan trọng đặc thù của nền văn
học Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhân vật trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Người lang thang (1991) và Biệt cánh chim
trời (2015), đồng thời có sự liên hệ so sánh với một số tiểu thuyết, truyện ngắn

5


khác của Cao Duy Sơn để có cái nhìn hoàn chỉnh hơn trong việc tạo dựng thế
giới nhân vật của tác giả.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp thi pháp học
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp liên ngành…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Đánh giá khách quan về vai trò, vị trí tiểu thuyết của Cao
Duy Sơn trong nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại.
Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra những đóng góp không nhỏ về sự sáng tạo, lao
động nghệ thuật của Cao Duy Sơn trên phương diện nội dung và nghệ thuật của
tiểu thuyết. Đồng thời thấy được vị trí của Cao Duy Sơn trong tiến trình phát
triển nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, thư mục tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của Cao Duy Sơn
Chương 2: Kiểu nhân vật trong hai tiểu thuyết “Người lang thang” và “Biệt
cánh chim trời”.
Chương 3: Phương thức thể hiện nhân vật trong hai tiểu thuyết “Người lang
thang” và “Biệt cánh chim trời”.

6


CHƢƠNG 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
CỦA CAO DUY SƠN
1.1. Hành trình sáng tạo của Cao Duy Sơn
1.1.1. Con người và văn nghiệp
1.1.1.1. Vài nét về tiểu sử
Cao Duy Sơn họ Nguyễn, tên khai sinh là Nguyễn Cao Sơn. Để cảm ơn
vùng đất đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, ông mang chữ “Cao” từ vùng núi Cao
Bằng xuống đặt làm họ cho mình. Ông sinh năm 1956 tại quê mẹ, thị trấn cổ Cô
Sầu thuộc huyện Trùng Khánh, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Đó là
mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đã sinh ra biết bao nhà văn, nhà thơ, tiêu biểu
như Bế Thành Long, Y Phương... Không những thế Cô Sầu còn được biết đến
như một “Hồng Kông thu nhỏ” của mảnh đất vùng biên viễn, nơi đây có thác
Bản Giốc đẹp nổi tiếng được mẹ thiên nhiên ban tặng, có dòng sông Quây Sơn
hiền hòa chảy qua, nơi có tiếng đàn tính cùng những điệu Sli lượn, điệu then của
người Tày – Nùng mượt mà đằm thằm. Mảnh đất Cô Sầu vì thế mà trở thành địa
danh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sáng tác của ông. Nhà văn Cao Duy
Sơn đã từng khẳng định: “Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng
Khánh, Cao Bằng). Đó là một thi trấn cổ rất nổi tiếng. Nghiệp văn của tôi cứ

bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫn chưa thấy đủ, chưa thấy cái
tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này” [20].
Năm 1984 khi Cao Duy Sơn làm ở Sở Văn hóa thông tin tỉnh Cao Bằng,
một cơ duyên với nghiệp viết văn đã đưa ông đến với hội trại viết văn ở Tuyên
Quang. Năm 1989 ông theo học tại Trường Viết Văn Nguyễn Du, tại đây “đứa
con đầu lòng” – tiểu thuyết Người lang thang ra đời. Tháng 5 năm 2003, Cao
Duy Sơn chuyển công tác về Hà Nội, làm ở Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc
thiểu số Việt Nam.
Hiện ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ
thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Văn hóa các dân tộc.
7


Ông đã hai lần vinh dự đạt giải A (năm 1991 cho tiểu thuyết Người lang thang,
năm 2007 cho tiểu thuyết Đàn trời) của Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam. Năm 2009 ông tiếp tục nhận được giải thưởng cao quý của Hoàng gia Thái
Lan cho tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối.
1.1.1.2. Vài nét về sự nghiệp sáng tác
Những tác phẩm chính:
Bằng sự lao động sáng tạo, miệt mài và nghiêm túc, Cao Duy Sơn đã có
trong tay một gia tài khá đồ sộ, với sáu cuốn tiểu thuyết:
- Người lang thang, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1992. Tác phẩm đạt giải A
Hội đồng Văn học dân tộc miền núi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993.
- Cực lạc, Nhà xuất bản Hà Nội, 1995.
- Tác phẩm Hoa mận đỏ, Nhà xuất bản Văn hóa, 2004 và Đàn trời, Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc. Đây là hai tác phẩm đã được chuyển thể thành
phim Khỏa nước sông Quy.
- Chòm ba nhà, Nhà xuất bản Lao Động, 2009
- Biệt cánh chim trời, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2015.
Và bốn tập truyện ngắn:

- Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1999.
- Những đám mây hình người, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2002.
- Hoa bay cuối trời, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008.
- Ngôi nhà xưa bên suối, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2008. Tác phẩm
được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 và giải thưởng
văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 2009.
Quan điểm sáng tác của Cao Duy Sơn:
* Viết văn là để trả nợ quê hương:
Kí ức về một tuổi thơ đầy vất vả, khốn khó trên mảnh đất vùng cao, cùng
với những truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là văn
hóa Tày luôn ăn sâu bám rễ trong tâm trí Cao Duy Sơn. Nó khiến ông luôn khắc
khoải như mang trong mình một món nợ đối với quê hương và nếu không đền
8


đáp được món nợ đó ông thấy tâm hồn mình day dứt. Đọc sáu cuốn tiểu thuyết
và bốn tập truyện ngắn của ông ta bắt gặp một cái nhìn trìu mến, đầy thương cảm
và cả sự xót thương của ông dành cho những con người, những mảnh đời sinh ra,
lớn lên trên mảnh đất Cô Sầu. Bên cạnh đó ta cũng cảm nhận được niềm tự hào
của nhà văn về những phong tục tập quán đẹp đẽ của người Tày. Điều này đúng
như lời nhà văn “Tôi viết như một sự trả nợ, trả nợ quê hương, trả nợ những
người sinh ra mình, bạn bè, xóm giềng” [20].
Viết văn để trả nợ ơn nghĩa là một điều không dễ dàng gì và tình nghĩa
với quê hương lại là điều vô cùng khó thể hiện. Bởi không phải cứ có tình cảm
sâu nặng với nó là viết đúng, viết hay được. Quan trọng là trong trái tim của
người cầm bút ấp ủ, trăn trở về cuộc sống và con người nơi mình sinh ra để rồi
phóng bút mà viết ra. Cao Duy Sơn sống thực và nghĩ thực với những kỉ niệm
của cuộc đời mình, các tác phẩm của ông viết ra chủ yếu với tâm thế đó. Truyện
ngắn Ngôi nhà xưa bên suối chỉ là một trong hầu hết các sáng tác của ông được
viết ra từ một kỉ niệm như thế. Theo lời kể của nhà văn thì: “Tôi từng có một

ngôi nhà bên suối ở thị xã Cao Bằng, ngôi nhà gắn bó với tôi suốt một thời khốn
khó. Ngôi nhà có một cửa sổ nhìn ra con suối quanh năm chảy róc rách, có cả
vườn cây và con đường đá sỏi. Chính khung cảnh hữu tình như một bức tranh
thủy mặc của khu nhà đã cho tôi cảm xúc để viết nên nhiều tác phẩm. Tuy nhiên,
vì nhiều lí do, tôi đã bán ngôi nhà ấy đi, nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ quên
được nó. Thậm chí có nhiều đêm, tôi nằm mơ thấy mình được sống ở ngôi nhà
cũ. Nỗi nhớ ấy đã thôi thúc tôi viết cuốn sách này như một cách trải lòng mình
với những ký ức sống ấy” [45]. Ngôi nhà như một ẩn dụ cho mảnh đất cội
nguồn, nơi “chôn nhau cắt rốn” của ông. Cho nên dù sống ở đâu Cao Duy Sơn
cũng không thể nào quên được mảnh đất Trùng khánh – Cao Bằng. Mảnh đất và
con người Cô Sầu đã trở thành một phần máu thịt, mang một sứ mệnh văn
chương không thể thiếu trong đời người và hành trình sáng tạo nghệ thuật của
Cao Duy Sơn.
* Viết văn là cách giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa
9


Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình là
một trong những cảm hứng thường gặp ở những nhà văn gắn bó sâu nặng với
quê hương đất nước. Mỗi tác phẩm được viết ra giống như một “Bảo tàng dân
tộc” bằng ngôn ngữ, ở đó lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Với những cây bút là người dân tộc thiểu số thì việc đưa những giá trị văn hóa
truyền thống vào trong những sáng tác của mình không chỉ là do ý thức sâu sắc
vấn đề này hay là nhu cầu bình đẳng cộng đồng mà còn là vì họ muốn tái hiện
hiện thực cuộc sống, tâm hồn dân tộc mình.
Cao Duy Sơn là nhà văn may mắn được mang trong mình hai dòng văn
hóa Kinh – Tày, ông còn được nuôi dưỡng bởi một mạch ngầm những trầm tích
văn hóa, lịch sử của vùng Đông Cao Bằng. Ông am hiểu văn hóa dân gian,
phong tục tập quán của người Tày. Sáng tác của ông là “sự khám phá, giải mã
những vỉa tầng văn hóa nguyên bản, hồn nhiên của dân tộc” [20], là một kho tri

thức phong phú về văn hóa truyền thống của mảnh đất này. Để làm được điều
này đòi hỏi người viết phải “nắm được vốn văn hóa các dân tộc thiểu số mà họ
định hướng ngòi bút đến...” [20]. Đọc những tác phẩm của ông ta bắt gặp không
ít những vỉa tầng văn hóa như: Hát Sli lượn, diễn tuồng cổ, lễ tết với tục “Khai
vài xuân”, tục diễn rối đầu gỗ... Hát Sli lượn (hát thơ) là thể loại dân ca phổ biến
của người Tày – nó được hát nhiều dịp trong năm. Cao Duy Sơn không đi vào
trích dẫn những câu hát sli lượn như một dẫn chứng, mà ông đi vào miêu tả tỉ mỉ
lề lối hát và kèm theo những lời bình luận về khía cạnh thẩm mĩ – nhân văn của
nó. Trong tiểu thuyết Người lang thang tác giả giới thiệu tục sli lượn như một
hình thức giao duyên: “Tiếng lượn then là sợi “khau thương”, “khau tài” trói lời
nguyện ước trăm năm. Muốn lấy được lời hát của bạn gái mình động lòng
thương nhớ, trai Tày phải dùng khăn trắng phất qua đầu ba lần, cùng với một
tiếng hú cất lên thống thiết làm hiệu. Cho dù có cách nhau tận chân núi, góc rừng
hay quãng đường xa, nhận được tín hiệu hoa của bạn trai, nếu không từ chối,
người con gái cũng sẽ giơ khăn đáp lại hai lần, nhận lời đối hát. Khi ấy người
con trai mới được cất tiếng lượn, gọi ra từ gan ruột những lời hay, lời đẹp như
10


cánh ong, cánh bướm vờn nụ tầm xuân. Thuận lòng, hợp ý, người con gái sẽ cất
lời lượn mời bạn trai theo mình về bản, đến dưới cầu thang cất tiếng lượn chúc
sức khỏe người già, người trẻ. Nếu cha mẹ người con gái ưng thuận, sẽ đặt một
ngọn đèn ngoài sàn, mời người con trai lên sàn sân hát bản. Lúc đó dân bản sẽ
kéo đến vừa uống rượu với chủ nhà, vừa giám định tài đối đáp của người con
trai, mà đánh giá, bình luận. Hát bản có khi kéo dài hai, ba đêm. Nếu gia đình
nhà gái ưng thuận, sẽ mời người con trai một bát rượu đầy tỏ lòng chấp nhận cầu
hôn” [41]. Cuộc hát giao duyên không chỉ là cuộc thi tài mà còn là nơi chàng trai
thể hiện tài năng và tư cách văn hóa của mình.
Tuồng cổ - một thể loại kịch hát truyền thống của người Tày, thường được
diễn vào nhiều dịp trong năm cũng được Cao Duy Sơn nhắc đến nhiều lần không

chỉ bằng niềm tự hào mà còn bằng cả ý thức bảo lưu những giá trị văn hóa của
quê hương mình. Trong tiểu thuyết Biệt cánh chim trời, lời hát Dá hai trong vở
tuồng Nam Kim Thị Đan cất lên “như hát, như oán thán gợi nhớ một thời”: “Lời
mềm như gió hây dá hà ha hai, bước nhẹ như mây bay le hai da dá ha hai dà, mà
buốt tận tim này, đường trời mờ vó ngựa, bỏ người dưới trần ai hà ha hai ha dà
há ha hai dà. Ngựa đi không trở lại, chỉ còn một thoáng mây... lệ ướt đầm ba thu,
đằng đẵng phòng hoang lạnh, ơ hờ người viễn du dá hà ha hai dà, dá ha ha hà
da...” [47]. Khai vài xuân là một trong những tục lệ độc đáo của người Tày. Tục
đem lời chúc tốt lành và tiếng hát đến cho mọi người vào dịp đầu năm. Rồi tục
diễn Rối đầu gỗ - một trò diễn dân gian phản ánh tâm hồn và tính cách hồn nhiên
của người lũng Cô Sầu. Cao Duy Sơn là người am hiểu về kĩ thuật, về trò diễn,
về tích diễn bởi thế đã tạo dựng lại được không khí và những trò chơi dân gian
thành công trong nhiều tác phẩm như: Súc Hỷ, Hòn bi đá màu trắng, Người lang
thang...
Đối với các nhà văn là người dân tộc thiểu số thì khi diễn đạt những nét
đặc sắc về văn hóa của mình bằng tiếng Kinh sẽ gặp phải một rào cản về ngôn
ngữ. Vì thế mà người viết vừa phải nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ vừa phải thành
thạo tiếng phổ thông, nhưng điều quan trọng là các nhà văn phải “mã hóa” ngôn
11


ngữ như thế nào để không làm mất đi bản sắc của người miền núi, nghĩa là phải
làm toát lên được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, lối sống... của họ. Điều này đã được
Cao Duy Sơn thổ lộ: “Người Tày chúng tôi chỉ có một từ “ăn”. Uống nước cũng
gọi là “ăn nước”, uống rượu cũng gọi là “ăn rượu”... nhưng đó là cuộc sống còn
khi thể hiện vào văn học thì người dân tộc thiểu số đòi hỏi một sự bình đẳng về
ngôn ngữ thể hiện văn hóa của họ được tôn trọng. Trong cuộc sống người ta có
thể nói “cái mày, cái tao”... là do vốn tiếng Kinh của họ quá ít để có thể diễn đạt
sự giao tiếp, nhưng nếu nhà văn coi đó là “văn hóa của người dân tộc” để đưa
“cái mày, cái tao” vào trong sáng tác... thì lại là một sự miệt thị. Với những

người hiểu sâu sắc về văn hóa dân tộc, họ sẽ biết cách “mã hóa” ngôn ngữ giao
tiếp trong cuộc sống của người dân tộc thành ngôn ngữ hiện nay của văn
chương” [20]. Người cầm bút bắt buộc phải hiểu sứ mệnh cao cả đó, anh không
được dễ dãi, cẩu thả trong cách sử dụng ngôn ngữ, nhất là lại dùng nó vào việc
“Khám phá, giải mã những vỉa tầng văn hóa nguyên bản” của dân tộc mình. Có
lẽ vì thế mà khi đọc những tác phẩm của Cao Duy Sơn nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ
tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét: “Cao Duy Sơn đã đem đến cho người đọc
mảng sống đậm đặc, tươi sáng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa
hiện đại mộc mạc, chân chất” [3]
* Viết văn là cách để giải phóng năng lượng:
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Văn Nghệ (năm 2008) Cao Duy Sơn
nói: “Tôi viết như một sự giải phóng năng lượng của bản thân, khám phá chất Cô
Sầu trong chính mình và khi viết thì nét văn hóa riêng của các dân tộc đồng hiện
cùng dân tộc” [20]. Nói như ông thì viết văn vừa là con đường nhận thức, khám
phá mảnh đất quê hương mình, vừa là cách ông chiêm nghiệm và khám phá bản
thân mình nhằm giải phóng những cảm xúc dồn nén trong lòng mình. Có lẽ vì
thế mà các sáng tác của ông thấm đẫm hơi thở của cuộc sống, con người đến
phong tục tập quán vùng đất Cô Sầu.
Theo Cao Duy Sơn giải thích “năng lượng” gồm hai yếu tố tạo thành là
yếu tố vô thức và nhu cầu của người sáng tác. Nói về yếu tố vô thức ông nói:
12


“mọi ấn tượng, kỷ niệm, kí ức của tôi đều gắn bó với mảnh đất này và cứ đầy
mãi, tự một lúc nào đó thì bung ra” [49]. Tình yêu và sự gắn bó sâu nặng với quê
hương đã trở thành một nguồn năng lượng đặc biệt và có thể vọt trào thành dòng
suối cảm xúc bất cứ lúc nào.
Cho dù đã chuyển về Hà Nội công tác khá lâu nhưng mảnh đất Cô Sâu vẫn
luôn là điểm về nạp thêm năng lượng của Cao Duy Sơn, và mỗi đứa con tinh
thần của ông ra đời đã giúp cho nhà văn giải phóng được những chiêm nghiệm,

những suy ngẫm của cuộc đời.
1.1.2. Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn trong tiến trình phát triển nền văn xuôi
các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
1.1.2.1. Khái quát về đặc điểm, diện mạo của văn xuôi dân tộc thiểu số thời kỳ
hiện đại.
Từ năm 1986, nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã có những bước
chuyển, hội nhập cùng với dòng chảy chung của văn học Việt Nam hiện đại. Văn
xuôi miền núi hiện đại có được bộ mặt rạng ngời cùng nhiều thành tựu đáng ghi
nhận như hôm này là nhờ vào một cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ các nhà
văn là người Kinh và đặc biệt là sự đóng góp to lớn của các nhà văn là người dân
tộc thiểu số.
Nhắc đến quá trình hình thành và phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu
số Việt Nam không thể không nhắc đến những tên tuổi như: Lan Khai, Thế Lữ,
Tchya (Đái Đức Tuấn), Lý Văn Sâm – đó là những cây bút có công rất lớn trong
việc “khai phá”, “mở đường” và đặt những viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của
văn xuôi miền núi. Tuy nhiên những tác phẩm “mở đường” cho một nền văn
xuôi miền núi này mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả về một vùng đất xa lạ với con
người, với những câu chuyện li kì, rùng rợn, đầy bí hiểm... nhằm khơi gợi trí tò
mò của người đọc. Với lối kể đầy hấp dẫn những tác phẩm đầu mùa này bước
đầu đáp ứng được thị hiếu của một bộ phận độc giả thời kì đó.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bên cạnh những cây bút quen
thuộc viết về đề tài miền núi, đã xuất hiện thêm nhiều gương mặt mới như Nam
13


Cao với Nhật kí ở rừng, Tô Hoài với tập Truyện Tây Bắc, Nguyên Ngọc với Đất
nước đứng lên. Truyện Tây Bắc và Đất nước đứng lên là hai tập truyện ngắn
cùng đạt giải Nhất của Hội Nhà văn năm 1953 – 1954. Đọc Nhật kí ở rừng của
Nam Cao ta bắt gặp những con người miền núi nghèo khổ, chất phác nhưng đậm
đà tình nghĩa, sống phóng khoáng, hào hiệp. Viết về miền đất lạ này dường như

Nam Cao chưa thật sự tự tin trong cách nhìn, cách nghĩ nhưng tấm lòng mà ông
dành cho mảnh đất và con người Việt Bắc thì chân thành, sâu nặng. Đến với tập
Truyện Tây Bắc của Tô Hoài người đọc như được giao tiếp với những nhân vật
có đời sống, số phận riêng, tính cách và ngôn ngữ đặc trưng của người dân tộc...
Có thể nói những tác phẩm này là những trái chín đầu mùa ngọt nhất của văn học
Cách mạng trong những ngày đầu viết về đề tài miền núi.
Từ sau ngày hòa bình lập lại (1955), văn xuôi miền núi nở rộ với sự góp mặt
của nhiều cây bút tên tuổi như: Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Sao Mai...
Đặc biệt là sự góp mặt của một số cây bút văn xuôi là những người con của đồng
bào các dân tộc thiểu số. Cuối những năm 1950, đầu những năm 1960 Nông
Minh Châu đã góp cho văn học Việt Nam tác phẩm Ché Mèn được đi họp 1958, tác phẩm được viết bằng tiếng Tày - Nùng (tác phẩm được đánh dấu sự ra
đời của văn xuôi dân tộc thiểu số). Đến năm 1964 Nông Minh Châu cho ra đời
tiểu thuyết Muối lên rừng - tác phẩm đã mở ra một thời kì mới cho sự phát triển
của tiểu thuyết. Sau đó là sự xuất hiện một loạt các truyện ngắn của Vi Hồng
như: Ngôi sao đỏ trên núi Phja Hoàng - 1960, Cây su su nọong ỷ - 1962, Suối
tiên đào - 1963, Vi Thị Kim Bình với tác phẩm Đặt tên - 1962, và các nhà văn:
Nông viết Toại, Lò Văn Sỹ, Hoàng Hạc, Triều Ân, Lâm Ngọc Thụ, Kim Nhất,
Mã A Lềnh... Các tác phẩm đầu mùa này tuy còn nhiều hạn chế về chất lượng
nghệ thuật, xong chúng ta phải ghi nhận về sự trưởng thành và phát triển của văn
xuôi miền núi. Bởi đây chính là những thành quả đầu tiên do chính các nhà văn
là con em các dân tộc thiểu số. Tác phẩm Ngôi sao đỏ trên núi Phja Hoàng của
Vi Hồng đạt giải Nhì – giải thưởng của Tổng Hội sinh viên Việt Nam. Tác phẩm
đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc của một con người xa quê hương nay
14


được trở về gặp lại cảnh vật và con người cũ. Hay đọc truyện ngắn Chặt cổ rồng
của Triều Ân người đọc lại thấy tác giả tập trung tái hiện nỗi thống khổ của
những con người vùng cao bị trói buộc bởi những hủ tục, tập tục mê tín dị đoan.
Từ 1975 đến 1985, đây là giai đoạn văn xuôi miền núi phát triển mạnh mẽ

và đồng bộ với đời sống văn học của dân tộc. Đội ngũ sáng tác đông đảo, bên
cạnh những nhà văn viết về đề tài miền núi như Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Tô
Hoài, Phượng Vũ, Trung Trung Đỉnh... là một đội ngũ các nhà văn là người dân
tộc thiểu số như: Y Điêng, Nông Viết Toại, Mã A Lềnh, Vi Thị Kim Bình, Vi
Hồng, Triều Ân, Sa Phong Ba, Hoàng Hạc... Tác phẩm của họ tập trung khám
phá, miêu tả cuộc sống mới, con người mới của các dân tộc anh em ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa trong lao động sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc và cả
trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Cảm hứng chủ đạo là khẳng định, ngợi ca.
Về cách thức xây dựng nhân vật không nằm ngoài yêu cầu điển hình hóa, nghĩa
là các nhân vật đều có những nét ngoại hình, tính cách quen thuộc và có sự thống
nhất trong cách miêu tả. Con người tập thể, con người mới vẫn là những nhân
vật trung tâm mang vẻ đẹp lí tưởng... So với giai đoạn trước đó, văn xuôi miền
núi thời kì này đã dần đạt đến độ “chín” về chất lượng nghệ thuật.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay, văn xuôi các dân tộc thiểu
số có những bước đột phá tích cực và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Lực
lượng sáng tác thời kì này đông đảo và hùng hậu hơn nhiều so với các giai đoạn
trước. Đầu tiên phải kể đến những cây bút đã có nhiều thành tựu như Triều Ân,
Vi Hồng, Mã A Lềnh, Y Điêng... tiếp đến là sự xuất hiện nhiều cây bút mới như:
Hà Đức Toàn với tiểu thuyết Tiếng hổ gầm - 1999; Hoàng Thế Sinh với tiểu
thuyết Xứ mưa - 2000; Hoàng Luận với hai tập truyện là Thời gian xanh - 1996
và Mùa nấm hương - 2001; Hoàng Hữu Sang với tập truyện ngắn Người đánh
gấu trên núi suối mây - 1997 và tiểu thuyết Cửa rừng - 2000; Đoàn Lư với các
tập truyện Kỷ niệm về một dòng sông - 1997 và Ngựa hoang lột xác - 1998; Bùi
Thị Như Lan với hai tập truyện Hoa mía - 2006 và Lời sli vắt ngang núi - 2007;

15


Địch Ngọc Lân với hai tiểu thuyết là Ngôi đình bản Chang - 1999 và Hoa mí
rừng - 2001; Cao Duy Sơn với sáu tiểu thuyết và bốn tập truyện ngắn...

Sự đổi mới của văn xuôi dân tộc thiểu số giai đoạn này còn được mở rộng ở
đề tài, chủ đề. Một số tác phẩm khai thác chất liệu hiện thực miền núi những
năm đầu cách mạng với cuộc chiến đấu gian khổ của nhân dân, đồng bào các dân
tộc thiểu số. Bên cạnh đó có số tác phẩm lại hướng về công cuộc xây dựng, phát
triển kinh tế miền núi, chẳng hạn như: Mũi tên ám khói - 1991 của Ma Trường
Nguyên, tập bút kí Cao nguyên trắng - 1992 và tập truyện Vùng đồi gió quẩn 1995 của Mã A Lềnh.... Ngoài những tác phẩm khai thác về các đề tài trên, văn
học miền núi cũng được nhiều nhà văn chú trọng đến những mặt trái, mặt tối của
đời sống xã hội mà trước đó văn học không đề cập đến. Vi Hồng với các tiểu
thuyết Người trong ống - 1990 , Chồng thật vợ giả - 1994; Cao Duy Sơn với tiểu
thuyết Đàn trời - 2006... đã công khai thực trạng nghèo đói của người dân vùng
cao, vạch trần thói mị dân và lối sống sa đọa của đám quan tham lúc bấy giờ. Số
phận con người cũng được nhiều nhà văn tìm tòi, khai thác với nhiều chiều
hướng khác nhau. Điều này đã thu hẹp khoảng cách về đề tài văn học miền núi
trong nền văn học dân tộc.
Đổi mới tư duy nghệ thuật của văn xuôi dân tộc thiểu số hiện đại cũng có
nhiều bước đổi mới trong cách thức tổ chức sự kiện, cốt truyện, kết cấu tác
phẩm, cách miêu tả, khắc họa nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ... Đọc một
số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như: Những ngọn gió Hua Tát; Muối của
rừng; Những người thợ sẻ... ta thấy được chất “dân gian đương đại” đầy sức
sống với cái nhìn sâu vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Các tác phẩm
của Ma Văn Kháng: Vệ sĩ của quan châu; Gặp gỡ ở Lan Pan Tẩn; Móng vuốt
thời gian... được coi là “một bước tiến dài về tư duy tiểu thuyết” (Nguyên Ngọc).
Cùng với sự đổi mới tư duy nghệ thuật ở những nhà văn là người Kinh, là những
nhà văn người dân tộc như: Nông Quốc Chấn, Y Phương, Cao Duy Sơn, Lò
Ngân Sủn, Vi Thùy Linh... Họ đã thể hiện nhiều hình thức mới, giọng điệu mới.
Với Người lang thang của Cao Duy Sơn khi ra đời được nhà văn Nguyên Ngọc
16


đánh giá là “có dấu hiệu mới”, còn nhà nghiên cứu Lâm Tiến thì cho rằng “thể

hiện rõ dấu hiệu của một tiểu thuyết hiện đại”.
Sau khoảng hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển, văn xuôi các dân tộc
thiểu số Việt Nam hiện đại đã có những bước tiến đáng kể ở nhiều mặt. Các thể
loại văn xuôi ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là sự góp mặt của tiểu thuyết;
chất lượng nghệ thuật ngày càng được nâng cao, ngôn ngữ ngày càng được chau
chuốt; mới mẻ hơn trong cách nhìn con người và cuộc sống, cũng như trong
quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người. Điều này đã đưa văn xuôi các
dân tộc thiểu số hòa nhập và gắn bó khăng khít trong dòng chảy của văn học
Việt Nam. Trong đó, Cao Duy Sơn là gương mặt sáng giá, với nhiều tác phẩm
ghi dấu mốc phát triển vượt bậc của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số.
1.1.2.2. Vị trí của Cao Duy Sơn trong nền văn xuôi dân tộc thiểu số hiện đại
Cao Duy Sơn thuộc thế hệ thứ hai trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu
số Việt Nam hiện đại. Ông xuất hiện tuy hơi muộn nhưng những sáng tác của
ông thì đã vượt hẳn lên so với mặt bằng chung của văn xuôi miền núi hiện đại.
Giữa lúc các nhà văn dân tộc thiểu số đang trở mình để bứt phá, đi tìm một lối
viết hiện đại, hậu hiện đại nhằm thoát xác ra khỏi lối viết truyền thống, thì Cao
Duy Sơn trung thành với đề tài miền núi. Mảnh đất và con người quê hương
Trùng Khánh hiện lên một cách sống động, tinh tế như nó vốn có. Nhân vât
trong văn xuôi của Cao Duy Sơn thường có một đời sống nội tâm phong phú,
phức tạp, mạnh mẽ dữ dội, nhưng lại lặng lẽ, kín đáo.
Một đặc điểm nổi trội nữa của Cao Duy Sơn là dù viết về đề tài miền núi
nhưng nhà văn luôn nới rộng, nâng cao tầm suy nghĩ của mình về cuộc sống và
con người để từ đó nhà văn đổi mới, cách tân nghệ thuật. Với Cao Duy Sơn:
“Đột phá trong sáng tạo là vẫn đề luôn thôi thúc người cầm bút, làm thế nào để
thoát ra khỏi cái vỏ bọc cũ, tạo nên cách viết mới là một câu chuyện dài (...) Để
tạo nên sự đột phá, điều trước tiên người viết phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết
để cùng lúc đồng hành, cùng lúc xuất hiện, cùng lúc giải quyết những mấu chốt

17



nghệ thuật, như bố cục, như xây dựng nhân vật, như giải quyết những giao tranh,
mâu thuẫn, v.v...” [49].
Dẫu đã xa quê nhiều năm nhưng hình ảnh về đất và người nơi Cao Duy Sơn
sinh ra thì có lẽ vẫn vẹn nguyên trong trái tim. Với ông “viết mãi vẫn chưa thấy
đủ, chưa thấy hết được cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn của vùng đất này. Tôi viết
như một sự trả nợ quê hương, trả nợ những người đã sinh ra mình, bạn bè, xóm
giềng... Cả đời tôi, sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu với những con
người miền núi chân chất” [19]. Có lẽ vì thế mà trong tất cả sáng tác, Cao Duy
Sơn đã thổi vào đó những nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc mình cùng
những kỉ niệm thuở thiếu thời. Nói như Hữu Thỉnh “Cao Duy Sơn đã đem đến
cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa
cổ kính, vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất... Với bút pháp không khoa trương,
không tô vẽ màu mè, Cao Duy Sơn đã dựng lên một loạt chân dung những
đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên, dung dị tạo nên sức hút
đối với bạn đọc”. Còn theo Cao Duy Sơn, “mỗi người đều có một vùng đất riêng
của mình. Tức là anh có thuộc nó hay không. Nếu anh không thuộc nó làm sao
anh có thể viết được. Tôi về thành thị 4,5 năm nay nhưng những gì của thành thị,
mặc dù hằng ngày tôi vẫn sống với nó, vẫn chưa đủ thời gian để mình có cảm
xúc viết về nó. Cái để tạo nên trong tôi cảm xúc là quãng đời ấu thơ, nơi mình
sinh ra và lớn lên. Mà hầu như nhà văn nào cũng bị tác động bởi những kỉ niệm
rất riêng. Bên cạnh đó là những gì đã qua trong cuộc đời của mình ở vùng đất
mình đã sinh ra, nó trở thành một sự ám ảnh. Viết văn nhất định phải có sự ám
ảnh. Không có sự ám ảnh không thể nào tạo ra một tác phẩm, vì mọi cái đều trở
nên hời hợt. Sự ám ảnh đó từ ngày này qua ngày khác, nó khiến anh không lúc
nào không nguôi nghĩ đến nó và phải tìm cách thể hiện theo một cách nào đó.
Tôi nghĩ rằng kiên trì theo đuổi chỉ là một cách thôi. Phải nói rằng vùng đất đó
thuộc mình và mình cũng thuộc nó. Điều đó quan trọng hơn nhiều. Không
thuộc sẽ không làm được gì” [30].


18


Quê hương Trùng Khánh, Cao Bằng như đã hằn sâu trong tâm khảm nhà
văn mà có đi đến hết cuộc đời này ông cũng không bao giờ quên. Trong các sáng
tác của Cao Duy Sơn từ năm 1991 với Người lang thang đến năm 2015 tiểu
thuyết Biệt cánh chim trời ra đời, nhân vật trong truyện vẫn là những cuộc đời,
số phận của con người sinh ra trên mảnh đất Cô Sầu, dù cho không gian của
truyện có được mở rộng trong nhiều tỉnh, có khi sang tận cả Trung Quốc... như
lời tâm sự của nhà văn: “Cả đời tôi, sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu
với những con người miền núi chân chất”.
Bằng tinh thần lao động, sáng tạo nghiêm túc mỗi năm ông viết chừng hai
truyện ngắn, thời gian còn lại ông dành để viết đôi, ba chương tiểu thuyết. Ông
viết chậm, viết ít như vậy không chỉ là cách thử thách mình với thời gian mà còn
là do ông “có cái tật là thường làm khó cho chính mình là, ngay cả khi câu
chuyện đã xong rồi thì tôi cũng phải nghiền ngẫm xem truyện của mình có giống
những cái mình đã viết trước đó chưa, thứ hai nữa là nó có giống truyện ai hay
không” [28].
Là nhà văn có tinh thần và trách nhiệm với công việc sáng tác của mình.
Cao Duy Sơn cho rằng: “Bất kì người viết nào cũng không có chuyện vô trách
nhiệm trước tác phẩm của mình. Thậm chí trách nhiệm ấy còn có mặt thường
xuyên (...) Thường người ta viết ra giống như một sự giải tỏa, như được đối thoại
với chính bản thân mình. Khi tác phẩm ra đời và được in ấn thì những điều mình
viết ra được truyền tải bằng ngôn ngữ mà ngôn ngữ ấy là của mình thì cảm thấy
hạnh phúc vì điều đó” [20]. Có lẽ vì thế mà mỗi tác phẩm của ông khi đến được
với độc giả nó đều rất “tròn” cả về nội dung lẫn cách thức thể hiện. Để đạt được
điều đó với ông “người viết phải suốt đời phấn đấu”.
Văn xuôi Cao Duy Sơn đã góp thêm một cách nhìn, cách viết, một giọng
điệu và một cách cảm nhận, suy nghĩ mới, làm cho nền văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam hiện đại trở nên phong phú và đa dạng. Những thành tựu mà Cao

Duy Sơn gặt hái được đã góp phần khẳng định bản lĩnh, ý thức cũng như nhân
cách của ông trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mình nói
19


riêng, những giá trị văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc
Cao Bằng nói chung. Vì thế mà những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm của
Cao Duy Sơn đã vượt ra ngoài phạm vi vốn có của nó. Đây là những đóng góp
đáng kể của Cao Duy Sơn vào diện mạo văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện đại.
1.2. Quan niệm nghệ thuật của Cao Duy Sơn trong tiểu thuyết “Ngƣời lang
thang” và “Biệt cánh chim Trời”
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực của Cao Duy Sơn trong tiểu thuyết
“Người lang thang” và “Biệt cánh chim trời”.
Hiện thực cuộc sống như một bức tranh muôn màu, như một bản giao
hưởng. Mỗi nhà văn đều có chính kiến của riêng mình, họ ngắm bức tranh đời
sống theo các góc độ khác nhau rồi lí giải, cắt nghĩa theo quan điểm chủ quan.
Mỗi tác phẩm văn học ít hay nhiều đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, nhà
văn phải bám sát vào hiện thực cuộc đời để phản ánh sáng tạo. Nghĩa là hiện
thực trong tác phẩm là hiện thực nghệ thuật. Nói như Trần Đình Sử thì: “Quan
niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải hiện thực của người nghệ sĩ”. Có thể
hiểu, quan niệm nghệ thuật về hiện thực là cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời, con
người, gắn với cảm xúc, tình cảm với sự miêu tả nghệ thuật, phương tiện nghệ
thuật. Nhà văn Cao Duy Sơn đã phản ánh không gian miền núi với những phong
tục tập quán và cả những xung đột xã hội một cách khách quan qua cái nhìn,
nghiền ngẫm chủ quan, ông đã góp phần tô điểm, hoàn thiện bức tranh hiện thực
cuộc sống của mảnh đất vùng Đông bắc Cao Bằng.
Khảo sát các sáng tác của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy nét nổi bật nhất
là bức tranh hiện thực xã hội miền núi. Vùng đất Cổ Lâu và Lũng Cô Sầu là hai
địa danh được trở đi trở lại ở tất cả các sáng tác của ông. Không gian ấy xuất

hiện như một mô tuýp nghệ thuật với bao đặc trưng của miền núi. Một trong
những hình ảnh xuất hiện với tần xuất cao là hình ảnh núi rừng hùng vĩ: “Không
biết có nơi nào rừng núi điệp trùng như quê tôi. Núi như những chàng khổng lồ
khoác vai nhau giăng tận chân trời. Xen kẽ những ngọn đồi và những cánh đồng
20


màu mỡ, những thảm nương mươn mướt khi mùa đang xanh. Cuối thu tất cả
bỗng chuyển màu vàng rực của những cánh đồng chín rộ và thẫm đỏ của lá rừng
đang tiết chuyển hàn” [47, tr.98]. Cuộc sống của con người nơi đây đều được đặt
trong mối quan hệ với không gian này. Núi đá, rừng cây, nương bãi, sông suối,
vực sâu, mưa rừng, sương mù... đều là chứng nhân cho tình yêu và sự đau
thương mất mát của họ.
Tiếp đến là không gian văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc
thiểu số quần cư trong thị trấn nhỏ Cô Sầu với những mĩ tục cần được giữ gìn và
phát huy. Đó là phong tục đi chợ Tình trong truyện ngắn Chợ tình thật đẹp. Chợ
tình chỉ họp một năm một lần để những lứa đôi lỡ nhịp được gặp nhau, để lấy
nước mắt soi vào nước mắt cho dịu vợi bao mất mát đỗ vỡ chia li. Đó là tục lệ Khai
vài xuân trong Súc Hỷ, là tục diễn Rối đầu gỗ trong Hòn bi đá màu trắng, tục diễn
tuồng cổ Nam Kim Thị Đan, Chín chúa tranh vua trong Hoa bay cuối trời và Biệt
cánh chim trời, tục hát sly lượn trong Người lang thang, hát then trong Cực lạc
được cất lên trong những đêm tình mùa xuân... Cao Duy Sơn nắm rất vững những
nét sinh hoạt văn hóa của Cao Bằng nói chung và của người dân Cổ Lâu nói riêng.
Một không gian sống với những nét hoang dã, hồn nhiên hiện ra trong sáng tác của
Cao Duy Sơn đậm tình yêu mến.
Thị trấn nhỏ Cô Sầu như một bức tranh hiện thực xã hội miền núi thu nhỏ,
nó được Cao Duy Sơn tái hiện trong một thế giới nghệ thuật đầy đa tạp, ở đó có
sự đan xen giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa thánh thần và ma quỷ, giữa ánh
sáng và bóng tối. Có khi cả hai phân cực này xuất hiện trong cùng một nhân vật.
Ví dụ như trong tiểu thuyết Người lang thang, nhân vật Ngấn và Phắn được xây

dựng trên cơ sở đối lập, tương phản nhau. Ngấn là “con đường con chợ” cuộc
sống của Ngấn đầy khó khăn, trong khi đó Phắn là cậu ấm nhà chủ tịch thị trấn,
Phắn được nuông chiều, cung phụng ngay từ nhỏ. Trong cuộc chạy đua để dành
được Diên, quan hệ đối lập tương phản giữa hai nhân vật càng thể hiện rõ. Hay
trong mối quan hệ giữa Sinh và Phúng trong Biệt cánh chim trời...

21


Thông qua thế giới nghệ thuật ấy, nhà văn đã bộc lộ một quan niệm nghệ
thuật về hiện thực đời sống, về số phận của con người trước những biến đổi của
lịch sử, trước những giông bão của cuộc đời. Quan niệm nghệ thuật đó được nhà
văn thể hiện gián tiếp thông qua việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật, trong
cốt truyện, kết cấu và trong cả ngôn ngữ, giọng điệu...
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Cao Duy Sơn trong tiểu thuyết
“Người lang thang” và “Biệt cánh chim trời”.
Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”, có lẽ vì thế mà
con người được coi là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu được nhà văn
hướng đến. Quan niệm nghệ thuật về con người là cách nhìn, cách cảm, cách
nghĩ, cách lí giải của nhà văn về con người. Từ điển Thuật ngữ văn học định
nghĩa “quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm
lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các
phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của
hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [18, tr.275]. Quan niệm
nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá,
sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của mỗi nhà văn. Giáo sư
Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách nghĩa,
lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về
con người được thể hiện trong tác phẩm của mình” [37, tr.15]. Quan niệm nghệ
thuật về con người là cách cắt nghĩa “có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết

học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người” [34]. Nhưng
mọi cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải về con người của người sáng tạo
đều là sản phẩm của lịch sử, xã hội và văn hóa thời đại nhà văn sáng tác. Không
chỉ vậy, quan niệm nghệ thuật còn mang dấu ấn sáng tạo của mỗi nhà văn. Bởi
vậy, quan niệm nghệ thuật về con người của Cao Duy Sơn không giống với quan
niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số
như: Vi Hồng, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Bùi Như Lan...

22


×