Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch trên tạp chí văn nghệ 1948 1954 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHUẤT THỊ HOA

TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VÀ KỊCH
TRÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ 1948-1954
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Thị Thu Hương

Phản biện 1: ..........................................................
Phản biện 2: ..........................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc:
....giờ .... ngày...... tháng ...... năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.Nhưng ngay sau đó cả hai miền dưới sự chỉ
đạo thống nhất của Đảng tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nằm trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc, văn học thời kỳ này
có những biến đổi lớn. Nền văn học được cách mạng hóa đã thể hiện
được vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh đánh đuổi ngoại
xâm nhưng lại chưa có những thành tựu vừa có những hạn chế thể
hiện rất rõ những dấu ấn lịch sử của thời đại.
1.2. Các công trình nghiên cứu về văn học kháng chiến
chống Pháp giai đoạn 1948 – 1954 đã khá nhiều, phong phú và đầy
đủ. Tuy nhiên để tập trung làm rõ những hạn chế, đánh giá toàn diện
những chỉ đạo về mặt tư tưởng đối với hoạt động của văn nghệ sĩ giai
đoạn này lại chưa nhiều và thiếu tính hệ thống.
1.3. Bên cạnh thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch là những
thể loại lớn làm nên diện mạo của một nền văn học. Sự vận động của
các thể loại này phản ánh sự vận động thay đổi và những đặc điểm
riêng biệt của mỗi phân kì văn học. Có thể nhận thấy trong cái nhìn
tổng thể về văn học kháng chiến chống Pháp không thể bỏ qua sự vận
động của các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch.
1.4. Tạp chí Văn nghệ là một tạp chí lớn trong lĩnh vực báo
chí văn chương nghệ thuật, có vai trò quan trọng trong đời sống văn
học hiện đại. Các tác phẩm đăng trên tạp chí này có thể phản ánh
phần nào diện mạo văn học đương thời. Từ đó chúng tôi cho rằng tìm

1



hiểu các tác phẩm đăng trên Tạp chí này trong một giai đoạn có thể
sẽ nhìn ra được những đặc điểm thể hiện sự vận động của cả một thời
kỳ, một trào lưu văn học.
1.5. Theo quan sát của chúng tôi khi nghiên cứu về thể loại,
các công trình trên vẫn thiên về cái nhìn tĩnh, tách các thể loại, các tác
phẩm ra để có cái nhìn chuyên sâu mà chưa đặt nó trong sự vận động
và phát triển của thể loại để có cái nhìn bao quát hơn về thể loại đó
trong quá trình phát triển chung của giai đoạn văn học này.
Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: Truyện ngắn,
tiểu thuyết và kịch trên tạp chí Văn nghệ 1948 -1954 làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu có tính khái quát, văn học sử
về cả thời kỳ văn học 1945 – 1954
Cuốn Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp 19451954 của các nhà nghiên cứu Phong Lê, Vũ Tuấn Anh, Vũ Đức Phúc
do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1986. Ở công trình
này các nhà nghiên cứu phác họa lại toàn cảnh văn học kháng chiến
thống qua các thể loại như lý luận, phê bình, văn xuôi, thơ ca và sân
khấu. Các nhà nghiên cứu cho rằng văn học giai đoạn này có ý nghĩa
nền tảng, khi đánh giá tìm hiểu về các tác phẩm của văn chương
kháng chiến cần mở rộng trường cảm xúc.
Công trình Văn học Việt Nam 1945 – 1954 của tác giả Mã
Giang Lân do nhà xuất bản Giáo dục chuyên nghiệp xuất bản lần đầu
năm. Ông khẳng định rằng văn học thời kì này là nền văn học cách
mạng, các văn nghệ sĩ quay về một hướng đi theo cách mạng [14,14].

2



Nhà nghiên cứu đã có những đánh giá riêng về các thể loại. Đặc biệt
những đánh giá của ông về sự hạn chế của văn học thời kỳ này tuy
còn dè dặt nhưng rất chính xác, phần nào phản ánh được những điểm
dừng trong từng thể loại.
Cũng trong hướng nghiên cứu này trong cuốn giáo trình Văn
học Việt Nam hiện đại tập 2 (Từ sau cách mạng tháng Tám năm
1945) của Đại học Sư phạm Hà Nội do Nguyễn Văn Long chủ biên,
chúng tôi nhận thấy các tác giả không chia tách giai đoạn 1945- 1954
và 1954-1975 mà nhìn nhận đánh giá chung cho cả thời kỳ 19451975. Trong đó cuốn giáo trình không dành quá nhiều dung lượng
cho phần khái quát, hệ thống các vấn đề mà đi sâu vào từng thể loại
với các tác giả tiêu biểu của từng thể loại ấy.
2.2. Các nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm trong giai đoạn
1945 – 1954: có nhiều công trình nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm
trong giai đoạn này như Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch luận án
tiến sĩ năm 2005 của Lê Thị Chính, Phong cách nghệ thuật Nguyễn
Huy Tưởng luận án tiến sĩ, năm 2015, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội của Nguyễn Huy Phòng; Luận văn thạc sĩ
Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân của Ngô Thị
Thu Trang, năm 2014, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội…
2.3. Nghiên cứu về tờ tạp chí Văn nghệ: Ở nhánh này chúng
tôi hầu như không thu được tài liệu nào đáng kể. Từ năm 1998 đến
năm 2007, các nhà nghiên cứu đã tiến hành sưu tập lại các ấn bản
từng kì của tạp chí Văn nghệ 1948 - 1954, nhà xuất bản Hội nhà văn
đã công bố đầy đủ trọng bộ 7 tập sách này.

3


Các tài liệu nghiên cứu về văn học giai đoạn này đã làm

được: hệ thống được diện mạo chung của văn học giai đoạn kháng
chiến chống Pháp, chỉ ra được những thành tựu và hạn chế, nghiên
cứu về các tác giả tác phẩm tiêu biểu,… Tuy nhiên chúng tôi cũng
nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về sự vận động của thể loại truyện
ngắn, tiểu thuyết, kịch ở giai đoạn 1948 – 1954 đặc biệt là với các tác
phẩm đăng trên Tạp chí Văn nghệ thì hầu như chưa có.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ được các đặc điểm của các tác phẩm
Truyện ngắn, Tiểu thuyết và Kịch đăng trên báo Văn nghệ từ 1948 –
1954, sự vận động so với văn học giai đoạn trước, giải thích được
những hạn chế.
- Nhiệm vụ: Phác họa lại diện mạo của đời sống văn học nói
chung trên Tạp chí Văn nghệ, Đánh giá sự vận động của các thể loại
truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch đăng trên Tạp chí Văn nghệ giai đoạn
1948 – 1954.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, tiểu
thuyết và kịch đăng trên Tạp chí Văn nghệ
- Phạm vi: sự vận động của thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết,
kịch trên báo Văn nghệ giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1948 1954
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu trào lưu, giai
đoạn, nghiên cứu tác phẩm

4


- Phương pháp nghiên cứu: Thống kê, phân tích, so sánh,
xã hội học, thi pháp học,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận: Làm rõ hơn các đặc điểm của một giai
đoạn văn học được thể hiện qua các tác phẩm đăng trên tạp chí Văn
nghệ, qua đó có cái nhìn tổng thể và toàn diện về sự vận động của
văn học hiện đại
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở cho các nghiên cứu sau, ứng
dụng trong giảng dạy, cung cấp thêm tư liệu,…
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Diện mạo của truyện ngắn , tiểu thuyết và kịch
trên tạp chí Văn nghệ giai đoạn 1948 - 1954
Chương 2: Truyện ngắn, tiểu thuyết trên Tạp chí Văn nghệ
giai đoạn 1948 - 1954
Chương 3: Kịch trên Tạp chí Văn nghệ giai đoạn 1948 - 1954

5


Chương 1
DIỆN MẠO CỦA TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VÀ KỊCH
TRÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ GIAI ĐOẠN 1948 - 1954
1.1. Đời sống văn chương 1948 – 1954 và tạp chí Văn nghệ
1.1.1. Đời sống văn chương 1948 – 1954
Bối cảnh lịch sử văn hóa thay đổi dẫn tới sự thay đổi lớn
trong văn học nghệ thuật. Đảng chỉ đạo đường lối phát triển chung
cho văn học cả nước. Với quan niệm văn chương nghệ thuật cũng là
một mặt trận và người nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, Đảng,
Chính Phủ rất coi trọng việc việc xây dựng nền văn chương nghệ
thuật cách mạng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức
hàng loạt nhằm thúc đẩy người nghệ sĩ rũ bỏ những ám ảnh của thời

kì trước, bước vào thời kì mới với nhận thức và tư tưởng đã được
thấm nhuần. Họ đã thực sự gắn bó với cách mạng, với kháng chiến.
Thể loại mau chóng có sự bắt nhịp với đời sống mới hơn cả
có lẽ là thơ ca. Có sự nối tiếp giữa hai thế hệ nhà thơ. Tố Hữu vẫn
giữ vị trí tiên phong trong thơ ca cách mạng với tập thơ Việt Bắc như
một thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này. Văn xuôi ban đầu
dường như kém khởi sắc hơn so với thơ ca nhưng càng về sau càng
bám sát đời sống kháng chiến, mở rộng phản ánh hiện thực đã xuất hiện
những tiểu thuyết, kí sự dài. Tiếng vang đầu tiên trong thể loại kịch cách
mạng có lẽ là vở Bắc Sơn năm 1946 của Nguyễn Huy Tưởng. Sau đó
phong trào sáng tác và biểu diễn kịch diễn ra khá mạnh. Nhiều vở kịch
dù chỉ là kịch cương chưa có hàm lượng nghệ thuật cao song lại có được
sự phong phú về đề tài và thể loại. Lý luận, phê bình, nghiên cứu văn

6


học nhìn chung đều có những thành tựu bước đầu đóng góp vào sự phát
triển chung nền văn học cách mạng.
Về lực lượng sáng tác:
Các cây bút đã thành danh từ giai đoạn trước như Xuân
Diệu, Thế Lữ, Ngô Tất Tố, Thanh Tịnh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nam
Cao, Chế Lan Viên,… Nhóm hai là các cây bút mới trong tư cách của
các nhà văn – chiến sĩ những người vừa trực tiếp chiến đấu vừa sáng
tác văn chương. Ở nhóm này phải kể tới Quang Dũng, Chính Hữu,
Trần Đăng, Hồ Phương, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi…
Nhóm tác giả thứ ba khá đặc biệt của văn học giai đoạn này là các tác
giả “quần chúng”. Họ là những anh công nhân, chị văn công, bác
nông dân hay một cái tên hoàn toàn mới mẻ nào đó.
Như vậy đời sống văn nghệ giai đoạn 1948 – 1954 có nhiều

những thay đổi so với giai đoạn trước, bước đầu đặt những nền móng
cơ bản cho nền văn học cách mạng tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau.
Đánh giá khách quan là chưa có nhiều thành tựu nghệ thuật kết tinh,
chưa có những tác phẩm đặc biệt xuất sắc nhưng nó lại có những giá
trị riêng trong sự vận động và phát triển của văn học dân tộc.
1.1.2. Tạp chí Văn nghệ
Ngay từ những năm 1945 – 1946, Hội Văn hóa cứu quốc đã
cho ra đời Tạp chí Tiên Phong. Đây cũng chính là tiền thân của tờ
Tạp chí Văn nghệ sau này. Năm 1946, các văn nghệ sĩ nòng cốt của
Hội Văn hóa cứu quốc tản cư lên Việt Bắc đã cùng nhau cho ra mắt
tạp chí Văn nghệ vào tháng 3 năm 1948. Ngay từ số đầu tiên ra đời
vào tháng 3 năm 1948, tạp chí đã được ghi rõ thể tài và cơ quan chủ
quan là Tạp chí nghị luận và sáng tác của Hội Văn nghệ Việt Nam.

7


Điều này đã xác định hướng đi của tạp chí. Tố Hữu đảm nhiệm vị trí
thư kí toàn soạn trong 3 số đầu tiên. Các thư kí tiếp theo của tờ tạp
chí này là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
Trong 7 năm từ 1948 đến 1954, tạp chí có tất cả 56 số. Các
chuyên mục có khi thêm khi bớt nhưng tương đối ổn định ở các
chuyên mục chính. Các sáng tác trên tạp chí chủ yếu là của các văn
nghệ sĩ có đôi khi là các sáng tác của các cộng tác viên.. Đặc biệt
trong những dịp sinh hoạt chính trị lớn, tạp chí sẽ có những chuyên
san tương ứng để kỉ niệm như chuyên san về Hồ Chủ tịch nhân dịp
sinh nhật Bắc, chuyên san về Stalin vào ngày mất của ông, chuyên
san về kịch, chuyên san về tranh luận,…
Nhìn vào hoạt động của tờ tạp chí Văn nghệ trong 7 năm
ngắn ngủi có thể nhận thấy nó đã tờ báo chính thống, chủ yếu nhất

của văn nghệ sĩ. Các bài viết trên báo có số lượng dồi dào, phản ánh
được đời sống kháng chiến, thấy được quá trình các nhà văn thay đổi
từ tư duy, nhận thức tới sáng tác ra sao. Hoạt động của tờ tạp chí Văn
nghệ sôi nổi, được thay đổi thường xuyên sao cho phù hợp với yêu
cầu của thực tế. Từ chính những điều đó đã khẳng định vai trò của tờ
tạp chí này đối với người nghệ sĩ và cả độc giả lúc bấy giờ.
1.2. Thống kê và phân loại truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch
trên tạp chí Văn nghệ giai đoạn 1948 – 1954
Về truyện ngắn:
Có 23 truyện ngắn được đăng từ số 1 đến số 38 vào tháng
12/1952.Hai năm 1953 và 1954, không có sự góp mặt của các truyện
ngắn trên tạp chí. Năm 1949 có số lượng truyện ngắn lớn nhất với 8
truyện ngắn và có ở hầu hết các số tạp chí. Các năm còn lại mức độ

8


tương đương nhau từ khoảng 3-5 truyện/ năm. Với 23 truyện ngắn
chúng ta có 20 tác giả khác nhau, mỗi tác giả hầu như chỉ được chọn
đăng tác phẩm một lần, chỉ có hai trường hợp là Nam Cao được đăng
2 truyện ngắn là Đôi mắt (1948) và Định mức (1952); Hồ Phương với
3 truyện ngắn là Lưỡi mác xung kích, Thư nhà và Sau đêm tiêu diệt
non nước. Trong tương quan với các thể loại khác thì truyện ngắn và
thơ là hai thể loại có số lượng tác phẩm được đăng trên tạp chí Văn
nghệ giai đoạn 1948 – 1954 lớn nhất.
Về tiểu thuyết:
Tiểu thuyết có dung lượng lớn thường vì vậy thường khó đăng
tải trọn vẹn trên báo, tạp chí. Các tiểu thuyết có thể được trích đăng,
đăng thành nhiều kì, giới thiệu trên các tạp chí hơn là được đăng tải
trọn vẹn như truyện ngắn. Trên tạp chí Văn nghệ 1948 – 1954 có 3

tiểu thuyết được trích đăng và giới thiệu là: Con trâu của Nguyễn
Văn Bổng số 51 tháng 5/1951, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm số 44
tháng 10/1953, Cái gậy lim của Bùi Hiển số 55 tháng 7/1954. Ngoài
ra có Xung kích của Nguyễn Đình Thi tuy không được chọn đăng
nhưng là tác phẩm được giải của Hội Văn nghệ lúc đó.
Về kịch:
Chúng tôi khảo sát thấy có 4 vở kịch được chọn đăng là: Những
người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng số 4 tháng 8/1948, Người cũ của
Nguyễn Huy Tưởng kịch một hồi đăng trên số 19 tháng Giêng 1950,
Bình nghị của Trần Hoạt kịch ngắn đăng trên số 34 tháng 12/1951,
Chị Nhu sáng tác tập thể kịch dân ca đăng trên số 45, 11/1953. Số
lượng các vở kịch không nhiều, tác giả nổi bật là Nguyễn Huy Tưởng
với 2 vở kịch được chọn đăng. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy kịch

9


thời kỳ này khá đa dạng với các vở kịch dài, ngắn khác nhau, với các
thể loại khác nhau như kịch nói, kịch thơ,… Thời kỳ này còn xuất
hiện loại hình kịch sáng tác tập thể, kịch cương.
1.3. Đánh giá khái quát về diện mạo của truyện ngắn,tiểu
thuyết và kịch trên tạp chí Văn nghệ giai đoạn 1948 – 1954
Truyện ngắn là thể loại có số lượng tác phẩm đăng trên tạp
chí Văn nghệ lớn hơn so với hai thể loại còn lại. Đánh giá chung
truyện ngắn đã phát huy được vai trò tiên phong của mình, là thể loại
đi đầu, nhanh chóng nhập cuộc và có những khởi sắc sớm. Tuy nhiên
các sáng tác thời kỳ này vẫn còn những hạn chế, ít các tác phẩm nổi
bật thực sự xuất sắc.
Về tiểu thuyết:
Trong sự vận động của văn học kháng chiến, tiểu thuyết đã có

lứa quả ngọt đầu tiên. Các tiểu thuyết thời kỳ này viết về người nông
dân (Con trâu), người công nhân (Vùng mỏ),về người lính (Xung
kích)… Đây đều là những đề tài cơ bản của văn chương kháng chiến.
Tuy nhiên tiểu thuyết thời kỳ này vẫn thiên về xây dựng con người
chung mà ít chú ý tới con người riêng, xây dựng những phẩm chất
anh hùng mà không chú ý tới những tình cảm đời thường. Cách nhìn
nhận, xây dựng nhân vật còn có phần đơn giản, một chiều. Đánh giá
khát quát tiểu thuyết đã có những thành tựu là những tác phẩm tiểu
thuyết đầu tiên của nền văn học cách mạng mang tới một đà phát
triển mới cho văn học giai đoạn sau.
Về kịch:
Tuy kịch bản văn học còn nghèo nàn nhưng đời sống sân khấu
kịch lại sôi động. Ngoài những vở kịch chặt chẽ thì có những vở kịch

10


cương phục vụ đời sống tinh thần hàng ngày của nhân dân. Trong
kịch còn xuất hiện hình thức sáng tác tập thể như một nét đặc trưng
riêng của giai đoạn này. Hình thức của kịch của khá đa dạng từ hát,
nói, chèo… Nhìn chung những tác phẩm kịch được chọn đăng trên
tạp chí Văn nghệ giai đoạn này không quá xuất sắc còn nhiều hạn chế
và dấu ấn của kịch cương.
Tiểu kết chương 1:
Các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch trên tạp chí Văn nghệ
có một diện mạo riêng trong bức tranh chung toàn cảnh của nền văn
học kháng chiến. Ở từng giai đoạn, từng thời kỳ mỗi thể loại có mức
độ phát triển khác nhau. Nhìn chung các thể loại đều đang nỗ lực
phản ánh hiện thực đời sống phong phú mới mẻ, xây dựng những
hình tượng mới của thời đại. Bên cạnh đó vẫn phải thẳng thắn nhìn

nhận các thể loại này chưa có nhiều các kết tinh nghệ thuật chất
lượng, còn nhiều hạn chế để chúng ta lưu tâm bàn bạc.
Chương 2
TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT TRÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ
GIAI ĐOẠN 1948 - 1954
2.1. Truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ giai đoạn 1948 -1954
2.1.1. Nội dung và thể tài phản ánh
Vấn đề “nhận đường”:
Văn học kháng chiến xuất hiện một vấn đề rất khác so với
các giai đoạn trước và sau nó đó là vấn đề “nhận đường”, xây dựng
lại tư tưởng sáng tác, vốn sống và cách tiếp cận hiện thực của mỗi
nhà văn. Tiêu biểu phải kể tới Đôi mắt của Nam Cao. Đó là một

11


truyện ngắn thể hiện được nhiều trăn trở của Nam Cao về cách mạng,
về kháng chiến, về việc cầm bút của nhà văn. Cuộc gặp gỡ giữa nhà
văn Hoàng và Độ đã bộc lộ sâu sắc những khác biệt trong cách nhìn,
cách nghĩ của những nhà văn đã nhập cuộc và những nhà văn đang
đứng ngoài dòng chảy của dân tộc, của nhân dân. Vấn đề “đôi mắt”,
cách nhìn được Nam Cao đưa ra một cách sắc sảo và chân thực.
Đề tài người nông dân:
Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên của truyện ngắn kháng
chiến như Vợ Nhặt của Kim Lân, Mò Sâm banh và Cách mạng của
Nam Cao,… các tác giả đã quay trở lại với đề tài sở trường của mình.
Tiêu biểu cho đề tài này là truyện ngắn Làng của Kim Lân. Nhà văn
đã đẩy nhận vật vào một tình huống kịch tính để từ đó làm nổi bật
nên phẩm chất mới của người nông dân kháng chiến đó là tình yêu
nước được đặt lên trên tình yêu quê hương, yêu nước là gắn với yêu

cách mạng, yêu kháng chiến. Phẩm chất mới mẻ đó chỉ người nông
dân trong kháng chiến mới có được.
Đề tài về kháng chiến và người lính:
Có thể kể đến các tác phẩm Những ngày cuối năm của Trần
Đăng, Hai trận thắng của Siêu Hải, đặc biệt các truyện ngắn của Hồ
Phương: Lưỡi mác xung kích, Thư nhà và Sau một đêm tiêu diệt non
nước. Trong Lưỡi mác xung kích ta bắt gặp những người lính dũng
cảm, sắn sàng chiến đấu hi sinh thì đến Thư nhà hình ảnh người
lính được gợi lên từ cả nhũng nỗi đau của chiến tranh. Tư tưởng
nhân văn của tác phẩm khiến cho người đọc như thêm lạc quan và
tin tưởng. Đồng thời nó cũng cho thấy những biến chuyển căn bản
trong nhận thức của nhà văn khi viết về cuộc sống mới, con người

12


mới. Ở các tác phẩm khác viết về đề tài kháng chiến và người lính
như Những ngày cuối năm của Trần Đăng, Hai trận thắng của Siêu
Hải,… chân dung người lính xuất hiện như một con người kiểu
mẫu, một con người mới với những phẩm chất mới được hun đúc
qua những gian khổ của cuộc kháng chiến.
Nhìn chung các đề tài của truyện ngắn vẫn hướng đề tài lớn lúc
bấy giờ, hình tượng nhân vật trung tâm cũng là những hình tượng con
người mới được văn học kháng chiến xây dựng lên. Đóng góp lớn
nhất của truyện ngắn thời kỳ này là đã kịp thời phản ánh hiện thực,
xây dựng thành công các nhân vật kiểu mới với các phẩm chất mới.
Hạn chế là cách nhìn con người còn mờ nhạt, chưa có chiều sâu, chưa
có các nhân vật điển hình.
2.1.2. Nghệ thuật thể hiện
Đặc điểm đầu tiên về nghệ thuật thể hiện mà chúng tôi nhận thấy

của truyện ngắn giai đoạn này là mang nhiều chất ký. Thế nên các truyện
ngắn thời kỳ này ít chú ý tới việc xây dựng cốt truyện, tình huống mà
chú ý nhiều hơn vào đối thoại, sự kiện, hành động của nhân vật. Cũng
chính đặc điểm này khiến cho truyện ngắn thiên về ghi chép rất ít miêu
tả, không chú ý quá nhiều tới cảm xúc nhân vật mà thiên về hành động,
sự kiện hơn. Đặc biệt có những tác phẩm rất nhiều đối, ít những đoạn
miêu tả và biểu cảm, càng ít hơn những đoạn độc thoại của nhân vật.
Đặc điểm thứ hai truyện ngắn thời kỳ này chưa có thành tựu
trong việc xây dựng các nhân vật điển hình có cá tính riêng độc đáo,
chưa quan tâm nhiều tới miêu tả tâm lý nhân vật.
Đặc điểm thứ ba là truyện ngắn thời kỳ này có sự mở rộng về
không gian. Nó không chỉ nằm đơn giản trong những mối quan hệ gia

13


đình, quan hệ cá nhân và cá nhân, nó đã vượt qua phạm vi đó hướng
tới các không gian rộng lớn của chiến trường, của vùng tản cư, của
kháng chiến.
Đặc điểm thứ tư là tính đại chúng của truyện ngắn. Hướng về
đại chúng nên cách kể chuyện hết sức đơn giản. Ngôn ngữ của truyện
ngắn nói riêng và văn chương thời kỳ này nói chugn là giản dị, sinh
động, gần đời sống. Các nhà văn tránh lối nói bóng bảy, văn hoa,
rườm rà, tránh dùng các điển tích, điển cố… Câu văn cũng có xu
hướng ngắn gọn và dễ hiểu.
Với cái nhìn như vậy ta có thể thấy truyện ngắn có thành công,
có những tác phẩm nổi bật vẫn giữ được vị trí đi đầu của mình nền văn
học kháng chiến. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan thì số lượng
truyện ngắn chưa phải là nhiều, chất lượng truyện ngắn chưa thật cao.
Số các truyện ngắn ghi được dấu ấn ít. Lực lượng sáng tác có được bổ

sung nhưng vẫn chưa thật chắc tay. Các truyện ngắn còn mang tính
minh họa nên đôi khi có phần hời hợt, đơn giản. Đặc biệt về nghệ thuật
biểu hiện còn nhiều hạn chế chưa có được những kết tinh nghệ thuật
giá trị.
2.2. Tiểu thuyết trên Tạp chí Văn nghệ giai đoạn 1948 – 1954
2.2.1. Về nội dung tư tưởng
2.2.1.1. Đề tài và hình tượng nhân vật trung tâm
Đề tài người lính:
Tiểu thuyết đầu tiên ra đời ở giai đoạn này là Xung kích của
Nguyễn Đình Thi. Nội dung của tiểu thuyết này tập trung phản ánh
cuộc chiến đấu của một đại đội lính xung kịch trong chiến dịch Trung
du năm 1951. Để làm nổi bật hình tượng trung tâm, Nguyễn Đình Thi

14


không chỉ khắc họa không khí chiến tranh, mà còn gợi lên được
những những tình cảm, tâm tư của người lính trẻ. Những tình cảm
đồng đội, đồng chí, tình quân dân đã được gợi ra một cách dung dị
mà ấm cúng. Những phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ dần dần
hiện lên, hoàn thiện và mang vẻ đẹp lý tưởng cho một kiểu nhân vật
mới. Hình tượng người lính mang cảm hứng ngợi ca thể hiện những
ưu việt của chế độ mới.
Đề tài viết về người nông dân:
Tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng kể về chiến
tranh ở vùng nông thôn liên khu V. Đó là cuộc chiến diễn ra hàng
ngày, giằng co giữa ta và địch. Dù địch tàn ác khiến cuộc sống của
người nông dân đầy đau thương mất mát. Song những người nông
dân bây giờ không còn là những nạn nhân chấp nhận hoàn cảnh xô
đẩy nữa. Ngược lại, sự tàn ác của giặc càng khiến họ trở nên anh

dũng. Có thể nói hình tượng người nông dân là hình ảnh vừa mới mẻ
vừa quen thuộc, vừa truyền thống vừa hiện đại. Bởi họ đã chủ động,
đã ý thức được vai trò của mình, đã vượt qua hoàn cảnh, vượt qua sợ
hãi để chiến đấu cho chính mình. Cho nên họ không còn là nạn nhân
họ đã vươn lên trong vai trò của người làm chủ. Đây chính là nét mới
trong đề tài này.
Đề tài người công nhân:
Vùng mỏ của Võ Huy Tâm có thể coi là tiểu thuyết đầu tiên
viết về đề tài này. Nhà văn bằng chính những trải nghiệm thực tế của
mình đã phản ánh lại một cuộc sống vô cùng cực khổ của người công
nhân nơi đây. Họ dường như không được coi là con người mà chỉ
như những công cụ lao động để thực dân Pháp bóc lột. Dưới sự lãnh

15


đạo và tổ chức của đảng, của cách mạng những người công nhân nơi
đây dần dần ý thức được vai trò của mình. Trong họ có những con
người tiên phong kiên trì lãnh đạo, dẫn dắt anh em cùng chiến đấu
với mình, động viên san sẻ khi những người khác yếu lòng. Có thể
nói nếu hình tượng người nông dân có đặc điểm nổi bật là vượt qua
hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời mình thì hình tượng người công nhân
chính là khả năng liên hiệp để cùng đấu tranh đánh giặc tạo nên mới
sức mạnh lớn cho giai cấp trẻ này.
2.2.1.2. Những thành tựu và hạn chế
Đóng góp:
Tiểu thuyết giai đoạn này là đã đặt được những cơ sở đầu tiên cho sự
phát triển của một nền văn học sử thi phát triển ở giai đoạn sau này. Đây
cũng là thời kỳ mà hình tượng đám đông được xây dựng một cách đẹp
đẽ chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm. Những phẩm chất tốt đẹp của họ

cũng không còn là những phẩm chất cá nhân mà đã trở thành vẻ đẹp tiêu
biểu của cộng đồng, của thời đại. Tiểu thuyết thời kỳ này đã thành công
trong việc ca ngợi một chế độ mới, một thời kỳ lịch sử mới với những
con người mới có những đổi thay tích cực. Đồng thời cũng ngợi ca
những tình cảm lớn lao như lý tưởng yêu nước, lòng căm thù giặc, ý chí
đấu tranh,…
Hạn chế:
Các nhà văn chưa thực sự tích lũy được vốn sống đủ dày và sâu.
Cái nhìn của nhà văn có phần còn đơn giản, hời hợt và bên ngoài.
Trong các tiểu thuyết kể trên ít tiểu thuyết nào phản ánh được tâm lý,
tình cảm của nhân vật đặc biệt là những tình cảm riêng tư làm nên cá
tính riêng đặc sắc. Các nhà văn tập trung xây dựng tập thể mà không

16


chú ý tới con người cá nhân. Các nhân vật vì thế thường không có cá
tính, không có những ấn tượng độc đáo ghi dấu lại trong lòng bạn
đọc. Về những hạn chế này chúng tôi nhận thấy dường như không chỉ
riêng có ở nền văn học cách mạng Việt Nam mà còn khá phổ biến
trong các sáng tác theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai đây là thời kỳ các nhà văn vẫn đang dò dẫm tìm đường nên
còn dễ bị cuốn đi bởi không khí thời đại, chưa có những khả năng
lắng lại, chưa có độ lùi để cảm nhận hiện thực ở tầng sâu hơn, chưa
có dũng cảm để phản biện. Vì vậy các tác phẩm mới đơn giản và có
phần một chiều.
2.2.2. Về nghệ thuật biểu hiện
2.2.2.1. Xây dựng nhân vật
Thành công khi bước đầu xây dựng những nhân vật anh
hùng:

Trước tiên đó là những người lính anh hùng trong Xung kích
của Nguyễn Đình Thi. Vẻ đẹp của họ chính là sự mộc mạc của những
người lính vốn xuất thân từ người nông dân chân lấm tay bùn rời làng
quê đi chiến đấu nhanh chóng thầm nhuận tư tưởng cách mạng, sẵn
sàng chiến đấu, hi sinh vì dân tộc. Thứ hai đó là những người anh
hùng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Vẻ đẹp của
hình tượng người anh hùng này là khả năng kết nối, đoàn kết những
người thợ thành một khối thống nhất để đấu tranh. Tuấn đã sống
cùng anh em, trai quả những cực khổ cùng anh em để thuyết phục
được họ dũng cảm đứng lên đấu tranh, để tổ chức được họ thành một
tập thể có lãnh đao, kiên trì con đường đã chọn
Hạn chế :

17


Nhân vật dù đã gợi ra những gương mặt riêng nhưng lại chỉ
là những nét sơ lược chứ chưa có những nhân vật điển hình với cuộc
đời số phận tiêu biểu cho cộng đồng vừa có nét chung vừa có nét
riêng. Các nhân vật dù được phản ánh chân thực nhưng dường như
mới dừng lại ở bề ngoài mà chưa thực sự được nắm bắt từ bên trong.
Cả một hiện thực phong phú được tái hiện với rất nhiều các loại
người khác nhau nhưng lại không làm rõ được đặc điểm của từng
kiểu.
2.2.2.2. Ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện
Các tác giả đã chú ý tới việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật
qua đó thể hiện các đặc điểm tính cách nhân vật. Thứ hai ngôn ngữ
đang dần tiến tới tính đại chúng dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu, gần gũi với
đời sống. Thứ ba trong các tiểu thuyết thời kỳ này ngôn ngữ đối thoại
được sử dụng nhiều hơn ngôn ngữ độc thoại.

Về nghệ thuật kể chuyện các tiểu thuyết thời kỳ này tuy dung
lượng không phải quá nhỏ nhưng cốt truyện khá đơn giản không có
nhiều phân tuyến. Cách kể chuyện đơn giản theo tuyến tính trật tự
thời gian. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, đóng vai trò như một
người kể chuyện “biết tuốt”.
Tiểu kết chương 2:
Hai thể loại này đã thành công bước đầu trong việc tiếp cận
và phản ánh hiện thực đời sống những năm kháng chiến chống Pháp.
Cả hai thể loại đều có những tác phẩm có giá trị đánh dấu sự vận
động của thể loại. Các tác phẩm đều hướng về các đề tài lớn của cuộc
kháng chiến trong đó xây dựng các hình tượng nhân vật trung tâm là
người nông dân và người lính.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn

18


tại nhiều hạn chế. Lí giải những hạn chế này chúng tôi cho rằng một
mặt là do những đòi hỏi của hiện thực đời sống, do những yêu cầu
của nền văn chương cách mang thiên về tính chiến đấu, tính chức
năng của văn chương. Một mặt khác nó xuất phát từ bên trong của
mỗi nhà văn khi họ dù đã nhiệt thành đi theo cách mạng nhưng chưa
có đủ thời gian để tích lũy những vốn sống mới,…
Chương 3
KỊCH TRÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ GIAI ĐOẠN 1948 - 1954
3.1. Về nội dung tư tưởng
3.1.1. Những nội dung tư tưởng chính
Bi kịch của người trí thức trong những năm đầu kháng chiến
Nguyễn Huy Tưởng có thể được đánh giá là tác giả viết kịch
thành công nhất ở giai đoạn này. Những người ở lại là một vở kịch
ngắn gồm ba hồi kể về không khí cuộc kháng chiến ở Thủ đô trong

những ngày đầu. Câu chuyện xoay quanh cuộc kháng chiến của trung
đoàn Thủ đô, xoay quanh câu chuyện của nhà bác sĩ Thành rằng đi
tản cư hay ở lại với Hà Nội. Cuộc đấu tranh tư tưởng bên trong
những người trí thức cũng là một cuộc đấu tranh cam go không kém
cuộc đấu tranh bằng súng đạn của binh đoàn Thủ đô. Nội dung tư
tưởng chính của vở kịch chính là ở những mâu thuẫn, xung đột ấy.
Bối cảnh của cuộc kháng chiến, những trận đánh ác liệt chỉ là một
bức nền còn thực chất vấn đề vở kịch muốn phản ánh là tâm tư của
tầng lớp trí thức trước những biến động của thời cuộc. Con người
trong thử thách đó sẽ bộc lộ bản lĩnh, ý chí và trách nhiệm của mỗi cá
nhân trước vận mệnh dân tộc.

19


Xây dựng con người mới
Các tác phẩm kịch thời kỳ này đều có một điểm chung là tái
hiện sự xung đột giữa cái cũ và cái mới. Vở Người cũ của Nguyễn
Huy Tưởng cũng là câu chuyện về một gia đình trí thức tản cư về
nông thôn. Những suy nghĩ lạc hậu của Uyên được đặt cạnh cách
nghĩ mới mẻ của Hậu, của Hiền, của người vú già giúp việc cho gia
đình. Họ chỉ ra cho Uyên thấy những sai lầm của Uyên, họ giúp
Uyên nhận ra những điều tốt đẹp của cuộc sống xung quanh. Nguyễn
Huy Tưởng xây dựng cuộc xung đột giữa cái mới và cái cũ, giữa
những tư tưởng lạc hậu và tư tưởng mới mẻ không bằng những bi
kịch gay gắt mà ông đặt nó trong gia đình, từ những điều nhỏ bé hàng
ngày. Nguyễn Huy Tưởng cũng thể hiện rõ cái mới, cách nhìn cách
nghĩ chuẩn xác về kháng chiến, về cách mạng là chủ yếu.
Hình tượng người nông dân
Vở kịch Chị Nhu có nội dung rất đơn giản và có phần quen

thuộc trong các câu chuyện viết về người nông dân. Kháng chiến nổ
ra chị Nhu tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến, tham gia
công tác là một người phụ nữ thời đại mới. Anh Nhu lại không thay
đổi tích cực được như chị nên thường không vui, không đồng ý cho
chị tham gia các hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng. Bên
cạnh những người nông dân như anh Nhu thì phần lớn nhân dân lúc
này đã được ánh sáng của cách mạng soi chiếu nên họ tự tin với vai
trò mới của mình. Chị Nhu tuy là phụ nữ nhưng lại xông xáo, chị tin
vào Đảng vào bác Hồ.
Cùng chủ đề là vở kịch Bình nghị của Trần Hoạt nói về cảnh
bình xét ruộng đất để tính thuế nông nghiệp. Bình nghị là vở kịch

20


ngắn nhất trong 4 vở kịch được chọn đăng. Vở kịch tuy ngắn, kết cấu
đơn giản nhưng một lần nữa khẳng định phẩm chất của người nông
dân thời kỳ mới. Họ có sự tự trọng, tự giác, họ biết đặt quyền lợi
chung lên trên quyền lợi riêng, biết vì cách mạng vì kháng chiến mà
không tham lam, không ích kỉ.
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Kịch giai đoạn này chưa có sự phong phú về thể tài. Nếu ở
giai đoạn trước cách mạng chúng ta nội dung phản ánh của kịch rất
phong phú.Ở giai đoạn này kịch chỉ tập trung vào nội dung xung đột
giữa cái mới và cái cũ. Tập trung phản ánh những vấn đề liên quan
trực tiếp đến kháng chiến mà không mở rộng thể tài sang các vấn đề
thuộc đời sống cá nhân.
Không chỉ thiếu phong phú về thể tài theo chúng tôi kịch thời
kì này còn đơn giản trong cách phản ánh hiện thực.
3.2. Về nghệ thuật biểu hiện

3.2.1. Vài nét đặc trưng nghệ thuật kịch giai đoạn 1948 –
1954
Trong 4 tác phẩm kịch chúng tôi đánh giá cao nhất Những
người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng dù đây là vở kịch sớm nhất
(1948) so với những vở kịch còn lại. Ở vở kịch có tính nghệ thuật
hơn cả chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật sau:
Ngôn ngữ được nhà văn khá chú ý. Một mặt có tính đại chúng
như đặc điểm chung của nền văn học thời kỳ này. Nhưng mặt khác
lại vẫn giữa được nét lãng mạn hào hoa vốn có của người trí thức Hà
thành. Đó là lớp ngôn ngữ giàu hình ảnh và cũng thấm đẫm cảm xúc.

21


Tổ chức không gian kịch của các tác phẩm này chủ yếu là
không gian gia đình, riêng vở Bình nghị là không gian làng. Nhưng
nhìn chung đó đều là những không gian nhỏ. Ba vở kịch Những
người ở lại, Người cũ và Chị Nhu đều giải quyết các vấn đề gia đình
trước. Cuộc đấu tranh không diễn ra gay gắt mà là quá trình cảm hóa.
Không gian gia đình và không gian kháng chiến được lồng ghép đan
xen.
Những ưu điểm của kịch 1948 – 1954 chủ yếu là ở những
nhanh nhạy kịp thời có tính đại chúng cao, dễ biểu diễn, dễ thuộc và
dễ nhớ.
3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Kết cấu kịch chưa chặt chẽ, xung đột chưa phát triển qua 5
bước một cách mạch lạc. Có vở chỉ là kịch ngắn không màn, không
cảnh. Có vở là kịch dân ca sáng tác tập thể, câu thơ đơn giản, xung
đột thiếu gay gắt, kịch tính không có.
Lời thoại của nhân vật thường ngắn, ít bộc lộ suy nghĩ tâm tư

tình cảm mà chủ yếu là hành động. Gần như không có độc thoại nội
tâm của nhân vật mà chỉ có đối thoại. Ngôn ngữ càng về sau càng
hướng về đại chúng ít nhiều giảm đi chất cá tính, phong cách riêng
của nhà văn cũng như chất thơ của ngôn ngữ.
Hình tượng nhân vật thiếu sắc nét. Các nhân vật được xây
dựng đơn giản với dụng ý ca ngợi con người mới, hướng về con
người mới khá rõ ràng. Dù là tên riêng nhưng họ mang tính đại diện
cho một giai cấp, một tầng lớp, một đám đông hơn là một cá nhân
điển hình

22


Tiểu kết chương 3:
Như vậy, kịch không thực sự phát triển ở giai đoạn này. Số
lượng tác phẩm kịch không nhiều, vở kịch được coi là xuất sắc hơn
cả là Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng. Đây cũng là nhà
văn nổi bật nhất trong thể loại kịch giai đoạn kháng chiến chống
Pháp. Trong kháng chiến chống Pháp hình thức kịch cương, kịch tập
thể khá phát triển. Tuy nhiên các vở kịch này không giàu giá trị nghệ
thuật, đơn giản và phá vỡ chuẩn mực của kịch. Đó chính là một điểm
lùi của kịch giai đoạn này.
KẾT LUẬN
Trong quá trình khảo sát của mình chúng tôi nhận thấy lực
lượng sáng tác của văn học giai đoạn này vừa có sự kế thừa vừa có sự
bổ sung. Thời kỳ này cũng là một thời kỳ đặc biệt có tính chuyển
giao giữa nền văn học trước cách mạng với nền văn học cách mạng.
Do đó nó có nhiều vấn đề đặc thù riêng như vấn đề “nhận đường”,
“lột xác” trong quan điểm và tư tưởng sáng tác của mỗi nhà văn. Các
thể loại văn học trong giai đoạn này từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến

kịch nếu đánh giá một cách khách quan thì không có nhiều thành tựu
so với giai đoạn văn học trước và sau nó. Nội dung tư tưởng của các
tác phẩm thường là ca ngợi cuộc kháng chiến, xây dựng hình tượng
con người mới trong chế độ mới. Các đề tài đều thống nhất ở cả ba
thể loại là đề tài về người nông dân, người lính và người công nhân
trong cuộc kháng chiến. Đời sống hiện thực được phản ánh một cách
nhanh chóng, kịp thời nhưng còn chưa sâu, có phần đơn giản, một
chiều nhiều khi mang tính minh họa. Nghệ thuật biểu hiện các tác

23


×