Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu cách dịch loại từ tiếng việt sang tiếng hán trên tư liệu một số bản dịch song ngữ việt trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG HỒNG ĐÌNH NGUYỆT
(HUANG HONG TING YUE)

NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
SANG TIẾNG HÁN
----Trên tƣ liệu một số bản dịch song ngữ Việt - Trung

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG HỒNG ĐÌNH NGUYỆT
(HUANG HONG TING YUE)

NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
SANG TIẾNG HÁN
----Trên tƣ liệu một số bản dịch song ngữ Việt - Trung

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 60 22 02 40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Ngọc Hàm



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả khảo sát trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi tới PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm lời cảm
ơn chân thành nhất. Cảm ơn thầy đã dành nhiều thời gian để chỉ đảo tận tình, hướng
dẫn cách làm và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn một
cách thuận lợi. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp K60 đã
động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn.

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2017
Hoàng Hồng Đình Nguyệt
(Huang Hongtingyue)


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 5
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7
6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 8
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 9
1.1 Loại từ tiếng Việt ............................................................................................ 9
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về loại từ tiếng Việt ............................................ 9
1.1.2 Chính danh của loại từ tiếng Việt ........................................................ 10
1.1.3 Phân loại loại từ tiếng Việt hiện đại .................................................... 12
1.1.4 Đặc điểm của loại từ tiếng Việt ........................................................... 15
1.2 Lượng từ tiếng Hán ....................................................................................... 17
1.2.1Tình hình nghiên cứu hiện nay về lượng từ tiếng Hán ........................ 17
1.2.2 Chính danh của lượng từ tiếng Hán .................................................... 18
1.2.3 Phân loại lượng từ tiếng Hán hiện đại ................................................. 20
1.2.4 Đặc điểm của lượng từ tiếng Hán ....................................................... 26
1.3 So sánh đối chiếu sự tương đồng và khác biệt giữa loại từ tiếng Việt và tiếng
Hán ...................................................................................................................... 28
1.3.1 So sánh đối chiếu về mặt ngữ nghĩa.................................................... 28
1


1.3.2 So sánh đối chiếu về mặt đặc điểm ngữ pháp ..................................... 30
1.3.3 So sánh đối chiếu về mặt ngữ dụng .................................................... 31
1.4 Khái quát về dịch thuật .............................................................................. 32
1.4.1 Định nghĩa của dịch thuật ................................................................... 32
1.4.2 Bản chất của dịch thuật ....................................................................... 34
1.4.3 Phương pháp dịch thuật ....................................................................... 34
1.4.4 Tầm quan của việc sử dụng ngôn ngữ học so sánh đối chiếu trong dịch

thuật .............................................................................................................. 35
1.4.5 Tình hình tác phẩm song ngữ hiện nay ............................................... 36
1.5 Tiểu kết ......................................................................................................... 37
CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT DỊCH LOẠI TỪ TỪ TIẾNG VIỆT SANGTIẾNG
HÁN TRONG HAI TÁC PHẨM“TƢỚNG VỀ HƢU” VÀ “HAI NGƢỜI ĐÀN
BÀ XÓM TRẠI”...................................................................................................... 39
2.1 Thực tiễn dịch thuật loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán trong tác phẩm
“Tướng về hưu” .................................................................................................. 40
2.1.1 Trường hợp đặc biệt: Loại từ “个 cá” ................................................. 40
2.1.2 Trường hợp thứ 1: nguyên tác có mặt loại từ, bản dịch cũng có ........ 43
2.1.3 Trường hợp thứ 2: nguyên tác có mặt loại từ, bản dịch không có ..... 48
2.1.4 Trường hợp thứ 3: nguyên tác không có loại từ, bản dịch có ............. 54
2.1.5 Trường hợp thứ 4: dịch sai ................................................................. 63
2.2 Thực tiễn dịch thuật loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán trong tác phẩm “Hai
người đàn bà xóm trại” ....................................................................................... 64
2.2.1 Trường hợp đặc biệt ............................................................................ 65
2.2.2 Trường hợp thứ 1: nguyên tác có mặt loại từ, bản dịch cũng có ....... 68
2.2.3 Trường hợp thứ 2: nguyên tác có mặt loại từ, bản dịch không có ...... 71
2


2.2.4 Trường hợp thứ 3: nguyên tác không có loại từ, bản dịch có ............. 77
2.2.5 Trường hợp thứ 4: dịch sai ................................................................. 81
2.3 Tiểu kết ......................................................................................................... 83
CHƢƠNG 3CÁC THỦ PHÁP CHUYỂN DỊCH LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
SANGTIẾNG HÁN ................................................................................................. 85
3.1 Những trường hợp đặc biệt trong chương 2 ................................................. 85
3.1.1 Loại từ vay mượn và loại từ lâm thời .................................................. 85
3.1.2 Loại từ bất định ................................................................................... 86
3.2.3 Loại từ lặp lại ...................................................................................... 87

3.1.4 Quy tắc tỉnh lược ................................................................................. 88
3.1.5 Loại từ cá thể “个”trong tiếng Hán ..................................................... 88
3.1.6 Hiện tượng đặc biệt về thời gian và địa điểm ................................... 91
3.1.7 Sự khác biệt thường gặp trong tiếng Việt và tiếng Hán ...................... 91
3.2 Phân tích các thủ pháp chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán......... 93
3.2.1 Dịch thẳng ........................................................................................... 94
3.2.2 Dịch nghĩa ........................................................................................... 95
3.3 Kiến nghị với người học khi sử dụng các loại từ tiếng Hán ....................... 100
3.3.1 Về mặt yếu tố bên trong .................................................................... 101
3.3.2 Về mặt yếu tố bên ngoài .................................................................... 103
3.4 Tiểu kết ....................................................................................................... 106
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111
PHỤ LỤC
3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân chia loại từ tiếng Việt……………………….……………....14
Bảng 1.1 Bảng so sánh đối chiếu phương thức kết hợp thường dùng………..……30
Bảng 2.1 Bảng đối ứng nguyên tác về loại từ “个 cá” (Tướng về hưu) …….……..41
Bảng 2.2 Bảng đối ứng nguyên tác về loại từ “个 cá” (Hai người đàn bà xóm
trại) ……………….…………………….…………………….……………...…….65
Bảng 3.1 Bảng so sánh đối chiếu loại từ vay mượn và loại từ lâm thời…….……..85

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia vốn có quan hệ truyền thống lâu đời,
vừa là bạn bè vừa là đối tác quan trọng của nhau. Về mặt đa loại hình ngôn ngữ đơn
lập, do hai nước là láng giềng hữu nghị và có quan hệ thân mật, bất cứ trong văn
hóa truyền thống lịch sử hay ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày đều tồn tại những điểm
giống nhau và gần nhau.
Loại từ là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt
và tiếng Hán, là những từ không thể thiếu được trong quá trình giao tiếp. Ngoài ra,
trong tiếng Việt và tiếng Hán đều tồn tại hệ thống loại từ hết sức phong phú và có
nhiều điểm giống nhau. Lý thuyết phân tích so sánh đối chiếu ngôn ngữ của Robert
Lado cho rằng: “Hai ngôn ngữ trên bề mặt có nhiều điểm giống nhau, sự sai khác
nhỏ sẽ gây ra hiểu lầm lớn, độ chính xác càng khó nắm được.” Loại từ tiếng Việt và
tiếng Hán cũng như vậy.
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ nêu một số ví dụ cụ thể để chứng minh loại từ rất
quan trọng và phức tạp. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các tác phẩm văn
học- nghệ thuật hoặc ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Tuy tiếng Việt và tiếng Hán đều
thuộc loại hình đơn lập, nhưng khi sử dụng loại từ không chính xác sẽ gây ra nhiều
vấn đề. Chẳng hạn: các loại từ thường dùng nhất như: “con”, “cái”, “chiếc”. “Con”
là đơn vị nhỏ nhất biểu thị con vật, trong tiếng Việt chỉ dùng “con”, mà trong tiếng
Hán có 4, 5 loại từ chỉ ý nghĩa tương tự. Ví dụ như: 头,只,尾,条,匹. Ví dụ: Một
con bò 一头牛(头,đơn vị chỉ động vật), Một con gà 一只鸡(只, đơn vị chỉ động
vật, thường chỉ động vật chỉ có 2 chân), Một con ngựa 一匹马(匹,đơn vị chỉ ngựa,
lạc đà, con la, lừa),Một con rắn 一条蛇(条,đơn vị chỉ động vật hoặc độ vật hình
dài), Một con cá 一尾鱼(尾,đơn vị chỉ con cá, khẩu ngữ dùng 只,条)v.v...
5


Khi biểu thị ý nghĩa chỉ đồ vật, tiếng Việt thường chỉ dùng “cái” và “chiếc”
hoặc những loại từ riêng, nhưng trong tiếng Hán lại dựa theo ngữ cảnh và hình dạng
đồ vật để sử dụng các loại từ khác nhau. Chẳng hạn: Một cái bút 一支笔, Một chiếc
va-li 一只皮箱, Một chiếc thuyền 一条船, Một cái cốc 一个杯子, Mấy chiếc áo 几

件衣服 ...
Sở dĩ chúng tôi điểm qua một chút về những khác nhau của loại từ của tiếng
Việt và tiếng Hán là vì tuy chỉ là mấy loại từ thông thường hay được sử dụng trong
hai ngôn ngữ nhưng tồn tại nhiều điểm khác biệt. Vì thế, nghiên cứu về cách dịch
loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán là hết sức có ý nghĩa và cần thiết. Với những lý do
trên, tôi chọn vấn đề “nghiên cứu cách dịch từ loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán
(Trên tư liệu một số bản dịch song ngữ Việt - Trung)” làm đề tài luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Ngôn ngữ học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này trên cơ sở tổng kết lại những điểm giống nhau và khác nhau của
loại từ trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán, tiến hành khảo sát và phân tích,
đánh giá cách dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán thông qua hai tác phẩm văn học
Việt Nam đã được chuyển dịch sang tiếng Hán. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm
ra quy tắc dịch và đưa ra ý kiến và kiến nghị về việc sử dụng, nhất là chuyển dịch
loại từ, góp phần làm rõ hơn về sự khác biệt và quy tắc dịch thuật của loại từ cho
người học tiếng Việt và tiếng Hán sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này chủ yếu nghiên cứu cách dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Điểm lại các vấn đề lý thuyết và lịch sử nghiên cứu liên quan đến loại từ tiếng Việt
và tiếng Hán cũng như lí luận có liên quan đến đối dịch Việt - Hán.
- Thống kê và phân tích thực tế chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán qua
6


hai bài tiểu thuyết ngắn đã được chuyển dịch sang tiếng Hán.
- Tổng kết, đánh giá kết quả khảo sát và phân tích, chỉ ra ưu điểm và hạn chế của
bản dịch trên phương diện loại từ. Trên cơ sở đó rút ra quy tắc dịch thuật loại từ
tiếng Việt sang tiếng Hán
Luận văn này chỉ nghiên cứu về thực tiễn dịch loại từ từ truyện ngắn tiếng Việt

sang tiếng Hán, không đi sâu khảo sát cấu trúc, ý nghĩa ngữ dụng và ngữ pháp của
loại từ trong câu hoặc trong toàn văn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này chủ yếu nghiên cứu cách chuyển dịch của loại từ trong 2 cuốn
truyện ngắn. Từ đó tổng kết, đánh giá cách dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán.
Cụ thể là:
1. “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp, bản tiếng Hán do học giả Dư Phú Triệu
dịch.
2. “Hai người đàn bà xóm trại” của Nguyễn Quang Thiều, bản tiếng Hán do học giả
Điền Tiểu Hoa dịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dự kiến sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp mô tả. Mô tả những vấn đề lý thuyết và lịch sử nghiên cứu liên quan
đến loại từ tiếng Việt và tiếng Hán.
- Phương pháp phân tích dùng để phân tích thực trạng chuyển dịch loại từ tiếng Việt
sang tiếng Hán trên ngữ liệu đã xác định.
- Phương pháp so sánh đối chiếu dùng để so sánh đối chiếu loại từ tiếng Việt và loại
từ tiếng Hán.
- Phương pháp thống kê, đối chiếu chuyển dịch. Lấy ngữ liệu nghiên cứu so sánh
đối chiếu loại từ tiếng Việt khi dịch sang tiếng Hán, thống kê tất cả loại từ có mặt
xuất hiện trong ngữ liệu đã chọn. Dựa vào từng ngữ cảnh từng lượt dịch sang tiếng
Hán thành từ nào, mỗi một loại từ có loại từ đối ứng hay không, một từ có mấy
7


đối ứng hoặc trong trường hợp nào là ngoại lệ. Tần suất xuất hiện của loại từ tiếng
Việt như thế nào, trong tiếng Hán tần suất có phải giống với tiếng Việt hay không.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo ra, bao gồm ba
chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Khảo sát dịch loại từ tiếng từ tiếng Việt sang tiếng Hán trong hai tác
phẩm “Tướng về hưu” và “Hai người đàn bà xóm trại”
Chương 3: Các thủ pháp chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán

8


CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Loại từ tiếng Việt
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về loại từ tiếng Việt
1.1.1.1 Những thành quả đạt đƣợc
Có thể nói, loại từ (classifier), một trong số ít tiểu loại từ loại của tiếng Việt đã
được chú ý từ rất sớm và được tranh luận sôi nổi trong giới Việt ngữ học ở trong
nước cũng như quốc tế.
Cho đến nay, mặc dù chưa có các tác phẩm chuyên môn nghiên cứu về loại từ
tiếng Việt, nhưng vấn đề loại từ trong tiếng Việt được đặt ra từ rất sớm trong các
công trình nghiên cứu có liên quan đến tiếng Việt. Những nghiên cứu liên quan đến
loại từ tiếng Việt chủ yếu tập trung vào những vấn đề như sau: vấn đề phân loại loại
từ, đặc trưng ngữ nghĩa của loại từ, chức năng ngữ pháp của loại từ và hình thức
ngữ pháp của loại từ v.v... Trong đó, những nhà nghiên cứu tiêu biểu và thành quả
nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề loại từ phải kể đến Nguyễn Tài Cẩn (1975) với “Từ
loại trong danh từ tiếng Việt hiện đại”; Nguyễn Kim Thản (1963) với “Nghiên cứu
về ngữ pháp tiếng Việt”; Đinh Văn Đức (1986,2001,2015) với “Ngữ pháp tiếng Việt
- Từ loại”; Phan Ngọc (1988) với “Thử trở lại câu chuyện loại từ”; Cao Xuân Hạo
(1998, 1999) với “Tiếng Việt, mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa” và
“Nghĩa của loại từ”; Nguyễn Phú Pong (2000) với “Những vấn đề về ngữ pháp
tiếng Việt - Loại từ và chỉ thị từ” v.v...
Những tác phẩm này đều thảo luận về vấn đề loại từ tiếng Việt. Ngoài ra, còn có
nhiều học giả khác từng nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, do thời lượng có hạn,

nên trong luận văn này chỉ điểm lại các tác giả và tác phẩm tiêu biểu, điển hình nhất.
Tuy những nghiên cứu về loại từ tiếng Việt cho đến nay vẫn chưa có nhiều công
trình tầm cỡ và mang tính toàn diện, hệ thống, nhưng trong quá trình nghiên cứu và
thảo luận của các nhà Việt ngữ học đã đạt những thành tựu nhất định. Có thể nói tất
cả các nhà Việt ngữ từng nghiên cứu về vấn đề này đều có những đóng góp đáng kể
9


cho việc nghiên cứu loại từ tiếng Việt.
1.1.1.2 Những vấn đề còn tồn tại
Nhìn lại thành quả nghiên cứu về loại từ tiếng Việt, chúng tôi thấy, bên cạnh
những thành quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại như sau:
+ Phân loại của loại từ vẫn chưa có một quy tắc xác định. Tuy các học giả đã dành
tâm huyết thảo luận về vấn đề này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cách phân
loại đủ sức thuyết phục được mọi người thừa nhận.
+ Về việc đặt tên loại từ cũng tồn tại nhiều khác biệt, có nhà Việt ngữ học gọi là
“tiền danh từ”, có người gọi là “phó danh từ”, “danh từ đơn vị” v.v... Hiện nay, giới
Việt ngữ học nhìn chung đã thống nhất cách gọi là “loại từ”.
+ Tính không cân đối trong nội bộ nghiên cứu của loại từ
Trong những tác phẩm nghiên cứu về loại từ, phần lớn là nghiên cứu về danh loại
từ, ít có những công trình nghiên cứu về động loại từ.
Sở dĩ phân loại và gọi tên của loại từ tiếng Việt vẫn chưa thống nhất là vì các nhà
nghiên cứu đã tiếp cận loại từ tiếng Việt từ các góc độ khác nhau và trên các tiêu
chuẩn có phần khác nhau. Sự khác biệt nêu trên cũng chứng minh rằng: loại từ tiếng
Việt hiện vẫn trong quá trình phát triển và dần dần hoàn thiện.
1.1.2 Chính danh của loại từ tiếng Việt
Thuật ngữ “classifier” trong tiếng Việt gọi là “loại từ”, trong tiếng Hán gọi là “量词”
lượng từ. Chính vì thuật ngữ “loại từ” trong tiếng Việt hiện nay đã từng có những
tên gọi khác nhau. Do đó, quá trình chính danh của loại từ tiếng Việt cũng là vấn đề
cần quan tâm. Về nghiên cứu vấn đề loại từ tiếng Việt, do các nhà Việt ngữ học đã

tiếp cận loại từ từ các góc độ khác nhau và theo những tiêu chuẩn khác nhau, cho
nên cho đến hiện nay vẫn tồn tại hai khuynh hướng lớn về quy loại loại từ khác
nhau:
+ Khuynh hướng thứ nhất: Xem loại từ thuộc phạm trù loại danh từ, coi chúng là
một nhóm từ khá đặc biệt trong từ loại danh từ.
10


+ Khuynh hướng thứ hai: Tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ như
một từ loại riêng.
Do quy loại loại từ chưa được xác định, việc định danh loại từ vẫn tồn tại những
quan điểm không giống nhau. Chẳng hạn, những nhà Việt ngữ học theo khuynh
hướng thứ nhất gồm Trần Trọng Kim (1948) trong “Giáo trình Việt ngữ”, Đinh Văn
Đức (1986) trong “Ngữ pháp tiếng Việt -Từ loại”, Bùi Đức Tịnh (1968) trong “Loại
từ”, Nguyễn Phú Phong (2000) trong “Một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt -Lượng từ
và đại từ chỉ thị”, Lưu Văn Lăng (1997) trong “Một số vấn đề loại từ tiếng Việt”
đều gọi là “Loại từ”. Những học giả theo ý kiến thứ hai gồm: Phan Khôi (1955)
trong “Việt ngữ nghiên cứu” gọi là “ Tiền danh từ”. Nguyễn Lân (1955) trong “Ngữ
pháp Việt Nam”, Nguyễn Kim Thản (1963) trong “Nghiên cứu về vấn đề tiếng Việt”
và Nguyễn Minh Thuyết ( 1995) trong “Quanh cái tên người” gọi là “Phó danh từ”.
Nguyễn Tài Cẩn (1975) trong “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại” và Cao
Xuân Hạo (1982) trong “Tính đếm được và hai loại danh từ trong tiếng Việt” gọi là
“Danh từ chỉ đơn vị”. Hồ Lê (1983) trong “Cần tháo gỡ những rắc rối về khái niệm
lượng từ” gọi là “Danh từ đơn vị đối tượng”. Nguyễn Hữu Quỳnh (2001) trong
“Ngữ pháp tiếng Việt” gọi là “Danh từ chỉ loại”.
Về việc quy loại loại từ tiếng Việt, hiện nay vẫn tồn tại hai khuynh hướng đã nêu
trên. Khuynh hướng thứ nhất coi loại từ là một nhóm từ thuộc từ loại danh từ.
Những nhà Việt ngữ học như Trương Văn Chình, Diệp Quang Ban, Nguyễn Tài Cẩn,
Cao Xuân Hạo, Hồ Lê... đều nhất trí với quan điểm này. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng,
loại từ là một bộ phận của nhóm danh từ chỉ đơn vị. “Đây là một nhóm không có ý

nghĩa từ vựng rõ ràng và chuyên dùng để phục vụ việc đếm từng cá thể, từng đơn vị
tự nhiên của sự vật cũng như phục vụ cho việc phân chia sự vật thành các loại.”
Ông lại coi loại từ và danh từ thành danh ngữ, danh ngữ là một tập hợp thể gồm có
2 vị trí (T1 và T2). Ví dụ: một anh sinh viên. Trong đó, anh: T1, sinh viên:T2. Một
cuốn sách. Trong đó, cuốn:T1, sách: T2. Ông lý giải T1 và T2 là hai bộ phận của
một trung tâm ghép, T1 là trung tâm về mặt ngữ pháp, T2 là trung tâm về mặt ý
11


nghĩa từ vựng.
Khuynh hướng thứ hai xem loại từ là một tiểu loại từ loại của nó. Các nghiên cứu
về loại từ là một tiểu loại từ loại tồn tại độc lập bên cạnh các từ loại khác, có chức
năng bổ trợ cho danh từ. Những nhà Việt ngữ học như: Emeneau, Phan Khôi, Trần
Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Lưu Văn Lăng... ủng hộ quan điểm này. Trong đó, Lưu
Văn Lăng (1997) trong “Một số vấn đề loại từ tiếng Việt” tuy không thừa nhận gọi
loại từ thành danh từ, nhưng ông cũng khẳng định “loại từ vốn là danh từ đơn vị”.
1.1.3 Phân loại loại từ tiếng Việt hiện đại
1.1.3.1 Tóm tắt lịch sử phân loại loại từ tiếng Việt
Do các nhà Việt ngữ học có những tiêu chuẩn khác nhau về quy loại và chính
danh loại từ tiếng Việt, dẫn tới nhận thức về thuộc tính và đặc trưng của loại từ có
sự khác biệt, cho nên đối với phân loại loại từ còn tồn tại sự bất đồng lớn. Phân loại
theo góc độ khác nhau cũng sẽ có những kết quả khác nhau. Ví dụ, trong lịch sử
phân loại loại từ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học đã chia thành 2 loại, 3 loại, thậm
chí là 4 loại ...
- Phương pháp phân chia thành hai loại:
+ Nguyễn Tài Cẩn căn cứ vào chức năng và cách dùng, chia loại từ thành hai loại:
gồm “Những loại từ chuyên nghiệp”, như đứa, thằng, con, cái. “Những loại từ lâm
thời”, như người , anh, chị, cây, quả…
+ Phan Ngọc cũng chia loại từ thành hai loại: “Loại từ thực thụ” như: cái, con, bộ,
bức, hòn, cuộc, tờ... và “Loại từ giả hiệu”, như: người, anh, em, hộp, chai, lọ, giờ,

phút, đồng...[19]
- Phương pháp phân chia ba loại:
+ Nguyễn Tài Cẩn dựa vào đặc điểm và nội dung lại chia loại từ thành ba loại:
“Loại từ chỉ người” như: đứa, thằng. “Loại từ chỉ đồ đạc” như: cái, chiếc. “Loại từ
chỉ động vật, thực vật” như: con, cây, quả.” [2, tr123]
+ Hồ Lê chia loại từ tiếng Việt thành ba loại: “Danh từ chỉ đơn vị đối tượng” như:
con, cái, cây, ngôi, giọt, ông, vị, dãy, trái, ly... “Danh từ chỉ đơn vị hành động” như:
12


giấc, cú, lần, lượt... và “Danh từ chỉ số lượng” như: chục, nghìn, vạn, triệu...
+ Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê dựa vào chức năng của loại từ chia loại từ
thành ba loại: “Loại từ phổ thông” như: cái, con, chiếc... “Loại từ chuyên biệt” như:
cuốn, quyển, mớ, kẻ, thằng... “Loại từ đồng hóa” như: anh, chị, nỗi, niềm, sự, cuộc...
[9]
+ Trần Đại Nghĩa chia loại từ thành hai loại: “loại từ chỉ loài chung” như: con, cái.
Và “Loại từ chỉ loại riêng” như: bức, quyển, đứa, vị, thằng...
- Phương pháp phân chia bốn loại:
+ Nguyễn Phú Phong chia loại từ thành 4 loại, gồm: loại từ cá thể, loại từ đo lường,
loại từ tập thể và loại từ động từ.
Sở dĩ loại từ được phân chia thành nhiều tiểu loại khác nhau như vậy là vì các
nhà Việt ngữ học đã tiếp cận nó từ các góc độ khác nhau và từ các cách lý giải có
phần khác nhau.
1.1.3.2 Phân loại loại từ tiếng Việt trong những năm gần đây
Sau khi đọc những luận văn và luận án có liên quan đến loại từ trong những
năm gần đây, chúng tôi đã đúc rút được những phương pháp phân loại loại từ trong
tiếng Việt như sau:
- Trong luận văn của tác giả Vũ Thị Huệ, loại từ tiếng Việt hiện nay cũng được chia
thành hai loại lớn: danh loại từ và động loại từ. Ở lớp thứ hai lại chia danh loại từ
thành loại từ chuyên dùng và loại từ lâm thời. Sau đó tiếp tục chia loại từ chuyên

dùng thành loại từ đo lường người, loại từ đo lường động vật và loại từ đo lường đồ
vật (gồm thực vật). Loại từ lâm thời được chia thành loại từ đồ chứa, loại từ đính
kèm và loại từ vay mượn xưng hô thân tộc.
- Tác giả Liêu Nhược Vũ trong luận văn của mình đã chia loại từ thành ba nhóm:
+ Loại từ chỉ đơn vị sự vật. Đó là loại từ làm chức năng chỉ đơn vị tự nhiên, chẳng
hạn: con, cái, bức, tấm, người, em...
+ Loại từ chỉ đơn vị động tác. Đó là loại từ này có những từ chuyên dùng như: lần,
lượt, chuyến, phát, trận, nhát, cái ...
13


+ Loại từ “bổ trợ”. Đó là loại từ này gồm: cái, sự, cuộc, nỗi, niềm, mối... các từ này
có chức năng danh hóa động từ, tính từ và cũng biểu hiện sự đánh giá tình thái.
- Tác giả Phạm Thị Thủy Hồng trong luận án tiến sỹ của mình chia loại từ tiếng Việt
như sau:
Sơ đồ 1.1 phân chia loại từ tiếng Việt

Loại từ

Loại từ chuyên dụng

Loại từ

Loại từ chỉ

chỉ cá thể

sự vật theo

tự nhiên


quy ước

Loại từ lâm thời

Loại từ chỉ

Loại từ chỉ

Loại từ chỉ

dáng thể

hành động

khái niệm

Dựa vào sơ đồ trên, tác giả chia loại từ tiếng Việt thành các loại như sau:
+ Loại từ chỉ người. Tác giả cho rằng, dựa vào chức năng có thể chia loại từ thành
loại từ chuyên dụng và loại từ lâm thời. Loại từ chỉ người chuyên dụng có thể kể
đến các đơn vị như: thằng, đứa, con, tên, kẻ, vị... Loại từ lâm thời chỉ người là các
đơn vị có nguồn gốc từ chỉ quan hệ họ hàng.
+ Loại từ chỉ động vật. Tác giả cho rằng, danh sách loại từ chỉ động vật rất khiêm
tốn so với các loại loại từ khác. Loại từ chỉ động vật chỉ bao gồm: con, bầy, đàn...
+ Loại từ chỉ thực vật. Nhóm loại từ này có một ý niệm về cây cối, thực vật. Loại từ
chỉ thực vật bao gồm như: bờ, bông, bụi, cái, cây, dóng...
14


+ Loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tự nhiên. Nhóm loại từ rất phong phú, đa dạng về

nghĩa biểu hiện. Các tham tố nghĩa thường thấy trong nhóm loại từ chỉ đồ vật, hiện
tượng tự nhiên đó là hình dáng, kích thước, số lượng, chiều hay một vài đặc điểm
nào đó của sự vật mà giác quan có thể thu nhận được.
Ở đây chúng tôi xin trình bày thêm phân loại về động loại từ, động loại từ biểu
thị đơn vị của hành động hoặc số lần thay đổi liên quan đến động tác. Có thể chia
thành động loại từ chuyên dụng và động loại từ lâm thời.
+ Động loại từ chuyên dụng
Số lượng của động loại từ chuyên dụng không nhiều, bình thường không thể lại chia
nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn:Lần, lượt, chuyến, đợt, bữa...
+ Động loại từ lâm thời
Những hành động hành vi những danh từ và động từ của công cụ, máy móc, bộ máy
cơ thể có thể vay mượn lâm thời thành động loại từ để biểu thị hành động và hành
vi. Chẳng hạn:Roi, gậy, đập, đạp, đấm v.v...
Do các nhà Việt ngữ học dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau về phân loại và
chính danh loại từ tiếng Việt, cho nên đối với chính danh và phân loại loại từ còn
tồn tại nhều bất đồng lớn. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận văn này,
chúng tôi đồng ý với cách phân loại của tác giả Vũ Thị Huệ và tác giả Phạm Thị
Thủy Hồng, chia loại từ thành hai loại lớn: danh loại từ và động loại từ. Ở lớp thứ
hai lại chia danh loại từ thành loại từ chuyên dùng và loại từ lâm thời. Ở các lớp tiếp
theo lại chia thành những loại nhỏ hơn.
1.1.4 Đặc điểm của loại từ tiếng Việt
Đặc điểm loại từ phải được xem xét từ các bình diện ngữ nghĩa, quan hệ ngữ
pháp, chức năng cú pháp của nó. Tiếp thu các ý kiến của những nhà nghiên cứu
hàng đầu về ngữ pháp từ loại tiếng Việt, chúng tôi xin nêu khái quát các đặc điểm
của loại từ tiếng Việt như sau:
- Loại từ tiếng Việt thường có vị trí ổn định, loại từ luôn luôn đi kèm trước danh từ
và sau số từ. Chẳng hạn: một con bò, hai cái bút, ba cuốn sách, bốn bình nước...
15



Khi danh từ đứng trước số từ thì loại từ cũng không thể vắng mặt. Chẳng hạn:
nhà cô ấy nuôi hai con mèo, một con chó, năm con chim vàng.
- Loại từ tiếng Việt không độc lập làm thành phần câu, nhưng nếu đặt vào ngữ cảnh
cụ thể thì có thể thực hiện được các chức năng chính của danh từ. Chẳng hạn:
+ Một cái 25 nghìn đồng. ( từ “một cái” ở đây làm chủ ngữ)
+ Quyền sách này tôi đã xem mấy lần rồi. (Từ “mấy lần” ở đây làm động từ là bổ
ngữ của từ “xem”) ...
- Loại từ tiếng Việt có khả năng kết hợp với số từ. Tiếng Việt giống với tiếng Hán,
đều có một công thức là: số từ + loại từ biểu thị lượng và tính chất của sự vật, hành
động. Chẳng hạn: Một con cá rô-phi, hai bài tiểu luận, một trăm bức thư, hai mươi
nghìn chiếc mũi tên...
- Loại từ tiếng Việt có khả năng kết hợp với từ ngữ chỉ xuất, như “này”, “ấy” và
“kia”. Chẳng hạn: Chị công nhân này, vị giáo sư ấy, dòng sông kia, chiếc áo này…
- Loại từ tiếng Việt có thể làm trung tâm ngữ, nghĩa là loại từ tiếng Việt thường
đứng giữa số từ và danh từ, tạo thành kết cấu “số + loại +danh”. Nhưng có khi trực
tiếp kết hợp với danh từ, loại từ thì có thể làm trung tâm. Chẳng hạn: Chị ấy vẽ bức
tranh thủy mặc hay Anh ấy mua quyển sách..
- Loại từ tiếng Việt không có khả năng láy âm như danh từ đơn âm tiết kiểu như:
“ngày” thành “ngày ngày”; “Ngành” thành “ngành ngành”; “Nơi” thành “nơi nơi”.
Nhưng loại từ không thể láy. Nghĩa là không tồn tại cách nói cái cái, con con, chiếc
chiếc, tấm tấm, cây cây, cuộc cuộc, lần lần, thứ thứ...
- Loại từ tiếng Việt sử dụng rất linh hoạt. Loại từ tiếng Việt chịu những yếu tố như
màu sắc tình cảm, màu sắc hình tượng, màu sắc ngữ thể chi phối để lựa chọn đối
tượng. Chẳng hạn: trong tiếng Việt có nhiều loại từ có thể dùng để chỉ con người, ví
dụ: người, vị, tên, thằng, viên, anh, chị, ông, bọn, tên, kẻ... Một loại từ có thể kết
hợp với một danh từ hoặc mấy danh từ khác nhau. Ví dụ: một con kiến, một con voi,
một con cá, một con ngựa... Ngoài ra, từ “con” này cũng có thể kết hợp với danh từ
thực thể mang tính vận động, ví dụ: một con dao, một con sông...[48,tr.29]
16



1.2 Lƣợng từ tiếng Hán
1.2.1 Tình hình nghiên cứu hiện nay về lƣợng từ tiếng Hán
1.2.1.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc
+ Nhìn tổng quát lịch sử phát triển của lượng từ tiếng Hán, có thể thấy các tác phẩm
chuyên sâu nghiên cứu về lượng từ và các bài nghiên cứu lượng từ tăng lên rất
nhanh. Ví dụ như trên mạng CNKI Trung Quốc (Tri mạng Trung Quốc) khi gõ từ
khóa “lượng từ”, có thể tìm được rất nhiều kết quả có liên quan. Trước năm 1990 có
tổng số 517 bài viết về lượng từ, đến năm 2004 vẫn dưới 1000 bài. Nhưng cho đến
năm nay (năm 2017) trên mạng đã có tổng số 33301 bài viết có liên quan tới “lượng
từ”. Điều này có thể chứng tỏ thành tựu to lớn trong nghiên cứu về “lượng từ” ở
Trung Quốc. Các vấn đề liên quan đến “lượng từ” trong tiếng Hán cũng như mối
liên hệ của chúng với các ngôn ngữ khác được nghiên cứu với những góc nhìn mới
mẻ, độc đáo, tạo cho việc tiếp cận nghiên cứu “lượng từ” được thấu đáo và khoa
học hơn.
+ Những năm gần đây, việc nghiên cứu lượng từ đã đạt được những thành tựu như
sau: (a). Về việc định nghĩa và chính danh lượng từ đã được xác định và thừa nhận;
(b). Lĩnh vực nghiên cứu ngày càng mở rộng và đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu
về lượng từ từ những góc nhìn mới và mang tính đa dạng; (c). Phạm trù nghiên cứu
lượng từ đã mở rộng nhiều hơn so với trước đây.
1.2.1.2 Những vấn đề tồn tại
+ Cách phân loại lượng từ vẫn chưa được xác định và đi đến thống nhất. Tuy có
nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn
phân loại chung được tất cả mọi người thừa nhận.
+ Tính không cân bằng trong nội bộ nghiên cứu của lượng từ. Trong những bài văn
nghiên cứu về lượng từ, phần lớn là nghiên cứu về danh lượng từ, chỉ có một phần
nhỏ nghiên cứu về động lượng từ.
+ Những chênh lệch về quan điểm cũng như phân loại về lượng từ dẫn đến một số
17



vấn đề tồn tại trong công tác dạy học lượng từ. Một mặt, hiện tượng thuật ngữ
không thống nhất vẫn tồn tại. Mặt khác, hiện tượng không cân bằng cũng tồn tại
trong dạy học lượng từ, đối với động lượng từ nhiều sách giáo khoa, giáo trình chỉ
giới thiệu phân loại và chức năng, phần lớn vẫn là giới thiệu về danh lượng từ.[30]
1.2.2 Chính danh của lƣợng từ tiếng Hán
Lượng từ tiếng Hán được phân chia và đặt tên cuối cùng trong bảng danh sách
11 từ loại của tiếng Hán. Lượng từ là một đặc điểm lớn của tiếng Hán, được ra đời
từ rất sớm. Nhìn từ lịch sử về ghi chép văn tự, trong chữ giáp cốt đã thấy xuất hiện
lượng từ, nhưng thực tế thì lượng từ đã xuất hiện trước đó trong khẩu ngữ. Cùng với
sự phát triển của thời gian, từ vài lượng từ đã phát triển lên đến hơn chục lượng từ
trong văn học Tiên Tần, và đến nay đã có tới hơn 600 lượng từ. Ngày nay, số lượng
lượng từ vẫn có xu hướng không ngừng tăng lên. Trải qua quá trình phát triển gần
3000 năm, đến tiếng Hán hiện đại, lượng từ đã trở thành một từ loại quan trọng có
quy luật ngữ pháp đặc biệt và được sự dụng phổ biến trong tiếng Hán. Việc được
xác lập về loại và đặt tên chính thức của lượng từ là bước đột phá lớn của nghiên
cứu từ loại tiếng Hán.
Cuối thế kỷ 19, Mã Kiến Trung(马建忠)lấy ngữ pháp học phương tây làm cơ
sở, từ đó lần đầu tiên xây dựng được hệ thống ngữ pháp tiếng Hán. “Mã Thị Văn
Thông 马氏文通” (1898) đã đặt bố cục cơ bản cho hệ thống từ loại tiếng Hán.
Trong cuốn sách này, tác giả chia từ loại tiếng Hán thành 9 loại, trong đó không có
loại lượng từ. Ông cho rằng: “故凡物之公名有别称以记数者,如车、乘、马之类,
必先之。”[41, tr.34] Cố phàm vật chi công danh hữu biệt xưng dĩ ký số giả, như xa,
thừa, mã chi loại, tất tiên chi.(nghĩa là: nếu tên chung của sự vật có tên khác (lượng
từ) để đếm, như xe, ngựa, chắc chắn sẽ có số từ đứng trước.)Ông là người đầu tiên
đề cập đến thí dụ từ của lượng từ, nhưng chỉ coi lượng từ là danh từ bình thường, là
“tên khác của đếm số”.
18



Tên gọi “lượng từ” xuất hiện đầu tiên trong cuốn “ Tân Trứ Quốc Ngữ Văn
Pháp 新著国语文法” (1924) của Lê Cẩm Hi(黎锦熙). Ông cho rằng: “量词就是
表数量的名词,添加在数次之下,用来作所计数的事物之单位。”(Lượng từ là
danh từ biểu thị số lượng, đứng sau số từ, là đơn vị dùng để đếm số lượng của sự
vật.)Nhưng ông chỉ cho rằng, lượng từ là “danh từ biểu số lượng”, mà không coi
lượng từ là một loại độc lập.[32, tr.81]
Sau Lê Cẩm Hi còn có những học giả tiếp tục định nghĩa về lượng từ. Chẳng
hạn: Vương Lực trong “Ngữ pháp hiện đại Trung Quốc 中国现代语法” cho rằng,
lượng từ là “danh từ đơn vị”, lượng từ thuộc một loại của danh từ. Lã Thúc Tương
cũng đồng ý quan điểm của Vương Lực, cũng gọi lượng từ là “đơn vị từ”. Sau đó,
Lã Thúc Tương trong cuốn sách “Ngữ pháp học tập 语法学习” (1953:6) vẫn coi
lượng từ là đơn vị thuộc về phạm trù danh từ: “ Phó danh từ biểu thị đơn vị của sự
vật và hành vi, gọi là “đơn vị từ” hoặc “lượng từ”. Nó là danh từ, nhưng hơi khác
với danh từ.” [39, tr.6]
Ngoài ra, còn có những học giả như Cao Danh Khải gọi lượng từ là “ số vị từ”.
Lục Chí Vĩ gọi lượng từ là “trợ danh từ”. Trần Vọng Đạo gọi lượng từ là “Kế tiêu:
tiêu chí để tính toán (计标)” và còn đưa ra khái niệm “lượng từ về đơn vị hành thể”.
Trương Chí Công và Đinh Thanh Thụ đều gọi lượng từ là “số lượng từ”.
Cho đến cuối những năm 50 của thế kỷ 20, lượng từ mới được coi là một từ
loại riêng và được đặt tên chính thức. Trong cuốn “tóm tắt „tạm thiết kế hệ thống
ngữ pháp dạy học tiếng Hán‟” đã chính thức đặt tên rõ cho lượng từ: “表示事物或
动物的数量单位的词是量词,量词有两种:计算实体事物的是物量词,计算行
为动作的是动量词。Từ loại biểu thị đơn vị số lượng của sự vật và động vật là
lượng từ, lượng từ có hai loại: tính toán sự vật thật thể là vật lượng từ, tính toán
hành vị động tác là động lượng từ.” Đến đây, từ loại của tiếng Hán hiện đại chia
19


thành 11 loại: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, trợ từ, giới từ, liên từ, đại từ, ngữ khí
từ (thán từ), số từ, lượng từ.

Năm 1961, khi dạy lớp ngữ pháp tiếng Hán hiện đại ở Đại học Bắc Kinh, Chu
Đức Hy đã đưa ra định nghĩa rõ ràng cho lượng từ: “量词是能够放在数次后边的
黏着词。Lượng từ là từ chắp dính có thể đứng sau số từ.”[52, tr.48] Tên gọi của
lượng từ được chấp nhận phổ biến trong cuốn sách của Quách Thiệu Ngu nhan đề
“ Tân thám tu từ ngữ pháp tiếng Hán 汉语语法修辞新探”. Ông cho rằng: “我们并
不完全否认单位之称,不过比了量词之称,还有部分不能包括的地方,这是标准
量和非标准量的区别。Chúng tôi không phủ nhận hoàn toàn gọi là đơn vị từ, nhưng
sau khi so với lượng từ, vẫn có chỗ là không thể bao quát hết. Đây là sự khác biệt
của tiêu chuẩn lượng và phi tiêu chuẩn lượng.”“„量词‟可以概括„单位词‟而„单位
词‟则不能概括„量词‟,这是明显的事实. „Lượng từ‟ có thể bao quát „đơn vị từ‟
nhưng „đơn vị từ‟ không thể bao quát „lượng từ‟, đây là sự thực rõ ràng.” [52, tr.48]
1.2.3 Phân loại lƣợng từ tiếng Hán hiện đại
1.2.3.1 Tóm tắt lịch sử phân loại lƣợng từ tiếng Hán
Các nhà ngôn ngữ học khi định vị và phân loại lượng từ tiếng Hán đã dựa vào
tiêu chuẩn khác biệt, do đó tri nhận về thuộc tính và đặc trưng của lượng từ khác
biệt, dẫn tới việc phân loại lượng từ còn tồn tại sự bất đồng lớn. Chung quy lại
những phân loại của các học giả chủ yếu gồm những quan điểm như sau:
Thứ nhất, về phương pháp phân chia hai loại:
+ Phân chia lượng từ thành: vật lượng từ và động lượng từ hai loại. Tiêu biểu là
Trương Chí Công với “Dạy học ngữ pháp và ngữ pháp 语法和语法教学” 1957;
Lưu Nguyệt Hoa với “Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại thực dụng 实用现代汉语语法”
1983.
+ Phân chia lượng từ thành lượng từ đơn thuần và lượng từ phức hợp. Tiêu biểu là
20


Hình Phúc Nghĩa với “Ngữ pháp học tiếng Hán 汉语语法学” 1979 và Tình Dung
với “Lượng từ và tái phân loại lượng từ 量词及其再分类” 2004.
+ Phân chia lượng từ thành lượng từ đo lường và lượng từ phi đo lường. Tiêu biểu
là Trần Vọng Đạo với “Bàn về từ đơn vị và đơn vị trong tiếng Hán hiện đại 论现代

汉语中单位和单位词”1980. Cao Danh Khải với “Bàn về ngữ pháp tiếng Hán 汉语
语法论”1986.
- Phương pháp phân chia ba loại:
+ Phân chia lượng từ thành danh lượng từ, động lượng từ và tính lượng từ. Tiêu
biểu là Lê Cẩm Hy và Lưu Thế Nho với “Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán (bản thứ 2)
汉语语法教材(第二版)”1959; Hồ Dụ Thụ với “Tiếng Hán hiện đại 现代汉语”
1979; Quách Thiệu Ngu với “Tân thám tu từ ngữ pháp tiếng Hán(tập 1)”1979.
+ Phân chia lượng từ thành danh lượng từ, động lượng từ và lượng từ phức hợp.
Tiêu biểu là Quách Tiên Trân với “Sổ tay lượng từ tiếng Hán hiện đại”1987; Trương
Vạn Khởi với “Thử luận lượng từ phức hợp tiếng Hán hiện đại” 1992; Học viện
Dân tộc Trung ương với “Sổ tay lượng từ tiếng Hán hiện đại”1987; Trương Chí
Công với “Tiếng Hán hiện đại”1982; Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông với “Tiếng
Hán hiện đại (tập hạ)”1997; Phòng Ngọc Thanh với “Sử dụng ngữ pháp tiếng Hán
hiện đại”1992.
- Phương pháp phân chia nhiều loại. Tiêu biểu cho quan điểm này có Triệu Nguyên
Nhiệm với “Ngữ pháp khẩu ngữ tiếng Hán” 1979; Lã Thúc Tương với “800 từ trong
tiếng Hán hiện đại” 1981 chia lượng từ thành 9 loại khác nhau; Chu Đức Hy với
“Dạy nghĩa tiếng Hán”1979 chia lượng từ thành 7 loại khác nhau.
- Phương pháp phân chia bốn loại:
Đây là một loại phân loại mới nhất, quan điểm của Hà Kiệt trong cuốn sách
“Nghiên cứu lượng từ hiện đại (bản tăng biên soạn)” năm 2008 xuất bản, quan điểm
21


×