Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Trách nhiệm xã hội của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HÀ VĂN VƢƠNG

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HÀ VĂN VƢƠNG

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Mạnh Quân


Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... 0
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ 12
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ ĐẠI HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ......................................................................................... 12
1.1.Giáo dục đại học .............................................................................................12
1.1.1. Khái niệm giáo dục đại học ....................................................................12
1.1.2. Vai trò của giáo dục đại học ...................................................................15
1.1.3. Xu hƣớng phát triển của giáo dục đại học hiện đại ................................16
1.2. Trách nhiệm xã hội ........................................................................................18
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội ................................................................18
1.2.2. Mục đích của trách nhiệm xã hội ...........................................................20
1.2.3. Nội dung của trách nhiệm xã hội ............................................................20
1.3. Trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học .........................................................23
1.3.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học .................................23
1.3.2. Mục đích của việc đảm bảo trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học ......25
1.3.3. Nội dung trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học ...................................26
1.4. Điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học ...........32
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ........ 35
2.1. Khái quát về Trƣờng đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông ............35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà trƣờng ...................................35
2.1.2. Sứ mạng và chiến lƣợc của Nhà trƣờng .................................................36
2.1.3. Những cam kết trong hoạt động của Nhà trƣờng ...................................37

2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Trƣờng đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông .....................................................................................38
1


2.2.1. Thực trạng thực hiện TNXH của Nhà trƣờng đối với cơ quan quản lý
nhà nƣớc ...........................................................................................................39
2.2.2. Thực trạng thực hiện TNXH của Nhà trƣờng đối với ngƣời học ...........40
2.2.3. Thực trạng thực hiện TNXH của Nhà trƣờng đối với giảng viên ..........46
2.2.4. Thực trạng thực hiện TNXH của Nhà trƣờng đối với ngƣời sử dụng lao
động ..................................................................................................................48
2.2.5. Thực trạng thực hiện TNXH của Nhà trƣờng đối với cộng đồng địa
phƣơng ..............................................................................................................50
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Trƣờng đại học Công
nghệ thông tin và Truyền thông ............................................................................52
2.3.1. Kết quả Nhà trƣờng đã đạt đƣợc ............................................................52
2.3.2. Những vấn đề còn hạn chế .....................................................................54
Chƣơng 3. XU HƢỚNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG TRƢỜNG ĐẠI
HỌC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BẢO ĐẢM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................................................... 57
3.1. Xu hƣớng của trách nhiệm xã hội trong trƣờng đại học hiện nay .................57
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của Trƣờng
ĐH CNTT&TT .....................................................................................................59
3.2.1. Đổi mới văn hóa tổ chức theo hƣớng đảm bảo TNXH ..........................59
3.2.2. Tăng học phí để đầu tƣ cho dịch vụ giáo dục .........................................60
3.2.3. Đổi mới chƣơng trình đào tạo theo hƣớng gọn nhẹ, thúc đẩy tinh thần tự
học của sinh viên ..............................................................................................61
3.2.4. Tinh giản đội ngũ nhân sự trong Nhà trƣờng .........................................62
3.2.5. Bảo đảm các chế độ phúc lợi đối với cán bộ, giảng viên .......................63

3.3. Một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của Trƣờng ĐH
CNTT&TT ............................................................................................................63
3.3.1. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc ...............................................63
3.3.2. Nhiệm vụ của lãnh đạo Nhà trƣờng........................................................64
3.3.3. Nhiệm vụ của giảng viên ........................................................................66
3.3.4. Nhiệm vụ của sinh viên ..........................................................................67
3.3.5. Nhiệm vụ của các nhà tuyển dụng ..........................................................68
2


3.3.6. Nhiệm vụ của cộng đồng địa phƣơng .....................................................68
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 72
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 76

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNXH :

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

GDĐH :

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

CNTT&TT :

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


CNTT :

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CBGV :

CÁN BỘ GIẢNG VIÊN

NCKH :

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CTĐT :

CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐBCLGD :

ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

ĐHTN :

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Hình 1.1. Tháp cấp độ trách nhiệm xã hội ...................................................... 21
Hình 1.2. Các đối tƣợng hữu quan của trƣờng đại học ................................... 27
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐH CNTT&TT ......................... 36
Bảng 2.1. Mức độ thực hiện báo cáo, giải trình của Nhà trƣờng với cơ quan
quản lý cấp trên ............................................................................................... 39
Bảng 2.2. Nội dung công khai tài chính của Nhà trƣờng từ 2007 – 2016 ...... 40
Bảng 2.3. Mục đích công khai thông tin của Nhà trƣờng ............................... 44
Bảng 2.4. Sự hài lòng của ngƣời học đối với việc thực hiện TNXH của
Trƣờng ĐH CNTT&TT .................................................................................. 46
Bảng 2.5. Sự hài lòng của CBGV đối với việc thực hiện TNXH của ............ 48
Trƣờng ĐH CNTT&TT .................................................................................. 48
Bảng 2.6. Sự hài lòng của nhà tuyển dụng đối với việc thực hiện TNXH của
Trƣờng ĐH CNTT&TT .................................................................................. 50
Bảng 2.7. Sự hài lòng của cộng đồng địa phƣơng đối với việc thực hiện
TNXH của Trƣờng ĐH CNTT&TT ................................................................ 52

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam theo hƣớng tăng quyền tự chủ, đòi hỏi
phải bảo đảm TNXH của các trƣờng đại học đối với các bên có liên quan cả bên
trong và bên ngoài trƣờng. Chức năng công cộng và khả năng mang lại lợi ích công
lớn buộc trƣờng đại học phải chịu trách nhiệm xã hội và phải đƣợc bảo đảm thực
thi. Các trƣờng đại học phải có trách nhi ệm với xã hô ̣i vì yêu c ầu của dân chủ hóa,
xã hội hóa giáo dục; vì yêu cầu của các nhà tài trợ nguồn lực cho nhà trƣờng ; vì
phải đáp ứng quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh trong kinh tế thị trƣờng. Vai trò
của trách nhiệm xã hội đã đƣợc xã hội nhận thức và ngày càng quan tâm. Tuy
nhiên, trên thực tế hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều không thực hiện tốt đƣợc

vấn đề trách nhiệm xã hội nhƣ cam kết. Các trƣờng đại học cũng không ngoại lệ.
Một phần là do điều kiện kinh tế đất nƣớc còn chƣa phát triển, đầu tƣ tài chính cũng
nhƣ khả năng tài chính của các trƣờng đại học yếu kém, buộc phải có những hành
động nhất thời để duy trì hoạt động. Phần nữa, cũng phải thừa nhân là việc không
trung thành với cam kết, vi phạm cam kết của các vị lãnh đạo, quản lý trƣờng đại
học đã không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của nhà trƣờng.
Với những suy nghĩ trên, tác giả nghiên cứu vấn đề trách nhiệm xã hội cụ thể
tại một trƣờng đại học với đề tài “Trách nhiệm xã hội của Trƣờng đại học Công
nghệ Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn hiện nay” mong muốn tìm
hiểu, nghiên cứu bản chất của trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của trƣờng đại
học cần phải thực hiện, ý nghĩa, vai trò của nó đối với tổ chức và xã hội, đồng thời
nghiên cứu xu hƣớng của nó trong môi trƣờng biến đổi hiện nay, tạo cơ sở cho các
hoạt động nghiên cứu tiếp theo.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
 Tình hình nghiên cứu quốc tế

6


Đề tài “Corporate social responsibility and universities: A study of top 10
world universities’ websites” (2011) trên tạp chí African Journal of Business
Management của nhóm nghiên cứu Mehran Nejati, Azadeh Shafaei, Yashar
Salamzadeh and Mohammadreza Darae cho rằng các trƣờng đại học, các trung tâm
của thế hệ và chia sẻ kiến thức, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề của thế giới bằng cách đảm bảo một tƣơng lai bền vững. Các trƣờng đại
học hàng đầu thế giới luôn trung thành với cam kết trách nhiệm xã hội của mình.
Vấn đề thực hiện TNXH phải xuất phát từ chính bản thân mỗi trƣờng đại học, coi
đó là giá trị chuẩn mực, giá trị đạo đức của mình, bắt buộc phải thực hiện chứ
không phải chờ đợi cơ chế của nhà nƣớc.
Hội thảo giáo dục Á – Âu lần thứ 2 (2011) đƣợc tổ chức bởi Quỹ Châu Á và

Châu Âu (The Asia-Europe Foundation's) với chủ đề “Knowledge Societies:
Universities and their social responsibilities” do Chripa Schneller and Erich Thoni
biên tập cũng đã thảo luận rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề TNXH của trƣờng
đại học. Các học giả cho rằng các trƣờng đại học nhƣ là trụ cột cho sự phát triển của
con ngƣời, phải có trách nhiệm về mặt xã hội đối với sản phẩm của mình (những
ngƣời tốt nghiệp) và các bên liên quan tiềm năm tác động đến tƣơng lai của kinh tế
– xã hội. Nhƣng làm thế nào để áp dụng TNXH của doanh nghiệp (CSR) vào các
trƣờng đại học. Hội thảo cũng đề xuất một khuôn khổ quản lý chiến lƣợc TNXH
của trƣờng đại học (USR) nhằm cân bằng việc quản lý TNXH của các bên liên quan
cả bên trong và bên ngoài trƣờng học thông qua quá trình tạo ra giá trị.
 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc đề cập đến vấn đề
trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học và đã đặt nền tảng về mặt lý luận và thực tiễn
cho vấn đề này. Tuy nhiên, TNXH của trƣờng đại học ở nƣớc ta vẫn còn là vấn để
mới cả về cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
Tiếp cận ở góc độ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, tác giả Lê Đức Ngọc
với đề tài “Bàn về quyền tụ chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại
học” (2009) cho rằng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trƣờng đại học đã

7


đƣợc thiết lập, nhƣng vẫn còn nhiều bất cập trong khâu triển khai. Ông cho rằng
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hô ̣i của mô ̣t cơ sở giáo dục đ ại học chỉ có thể thực
hiê ̣n mô ̣t cách đầ y đủ và phát huy đƣơ ̣c cơ chế vâ ̣n hành ƣu viê ̣t này khi mà đồng
thời vừa phân đinh
̣ đƣơ ̣c rõ ràng trách nhiệm và giới hạn của quản lý nhà nƣớc và
bản thân tƣ̀ng cơ sở đào ta ̣o đại học phải có đủ năng lực và môi trƣờng để thực hiện
quyề n tự chủ và TNXH của mình và một cơ chế giám sát hữu hiệu đối với cả cơ
quan nhà nƣớc và cơ sở đào tạo đại học thƣ̣c hiê ̣n cơ chế này .

Tiếp cận ở cơ chế chính sách của nhà nƣớc, tác giả Phan Huy Hùng cho rằng
nhà nƣớc giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm trách nhiệm xã hội của trƣờng đại
học trong đề tài “Bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học” (2010). Nhà
nƣớc cần đổi mới phƣơng thức phân bổ tài trợ công cho trƣờng đại học, áp dụng
chính sách đầu tƣ và phân bổ tài trợ công tích cực để tăng hiệu quả sử dụng hiệu
quả nguồn lực. Nhà nƣớc có thể áp dụng chính sách đặt hàng đào tạo và nghiên cứu
đối với trƣờng đại học để thúc đẩy trách nhiệm chi phí. Thực hiện chính sách tài trợ
kinh phí cho phía cầu, tức là thay vì hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho trƣờng đại học là
nhà sản xuất, nhà nƣớc áp dụng phƣơng thức hỗ trợ tài chính gián tiếp thông qua
ngƣời ho ̣c và ngƣ ời sử dụng sản phẩm nghiên cứu hay cho “khách hàng”, để thúc
đẩy cải thiện chất lƣợng và chi phí hợp lý và nhất là tạo sự lựa cho ̣n ch ủ động cho
ngƣời ho ̣c.
Tác giả Nguyễn Thị Gấm với đề tài “Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa
học và công nghệ - Nghiên cứu trường hợp tại Trường đại học kỹ thuật Lê Quý
Đôn” (2011) tiếp cận vấn đề trách nhiệm trong hoạt động của một trƣờng đại học cụ
thể. Việc thực hiện TNXH của một trƣờng đại học thể hiện trên các hoạt động của
trƣờng đại học đó nhƣ: đào tạo, nghiên cứu, hành chính và sử dụng nhân lực... Tác
giả nghiên cứu TNXH của trƣờng đại học dựa trên quan điểm trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp.
Tác giả Ngô Thị Tuyết Mai với đề tài “Làm thế nào để thực thi có hiệu quả
quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội của các trường đại học Việt Nam” (2011)
cho rằng trách nhiệm của nhà nƣớc là trao quyền tự chủ cho các trƣờng đại học, về

8


phía các trƣờng đại học cần thực hiện TNXH bằng việc công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình và khuyến khích sự tham gia của xã hội vào quá trình hoạt động
của trƣờng học.
Tác giả Lê Thanh Tâm với đề tài “Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học

thuộc Bộ Công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội” (2014) cho rằng
trách nhiệm xã hội chính là việc nhà trƣờng đại học tự đánh giá và giám sát việc
thực hiện các quy định của Nhà nƣớc, sẵn sàng giải trình, công khai minh bạch các
hoạt động của nhà trƣờng và chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động của mình,
sẵn sàng giải trình trƣớc tập thể nhà trƣờng, trƣớc Nhà nƣớc và trƣớc xã hội nhằm
đảm bảo lợi ích của chính bản thân nhà trƣờng, của Nhà nƣớc, của các bên liên
quan.
Tác giả Đoàn Văn Dũng với đề tài “Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục
đại học” (2015) cho rằng TNXH của một trƣờng đại học đƣợc thể hiện ở ba phƣơng
diện: trách nhiệm với ngƣời học, với xã hội; trách nhiệm với Nhà nƣớc; trách nhiệm
với chính cơ sở giáo dục đại học. Muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng đại
học thì nhà nƣớc ta cần phải thay đổi chính sách quản lý bằng cách trao quyền tự
chủ và trách nhiệm xã hội cho các trƣờng đại học.
Nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc đã đặt nền tảng về mặt lý luận và thực tiễn
cho vấn đề này. Tuy nhiên, TNXH của trƣờng đại học ở nƣớc ta vẫn còn là vấn để
mới cả về cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Các tác giả chủ yếu tiếp cận trách
nhiệm xã hội của trƣờng theo cơ chế quản lý của nhà nƣớc, chƣa có nghiên cứu theo
hƣớng tiếp cận lợi ích. Mặt khác bản chất TNXH của trƣờng đại học vẫn chƣa đƣợc
làm rõ. Các tác giả thƣờng nhầm lẫn giữa TNXH với tự chịu trách nhiệm. Đây là
hai khái niệm không đồng nhất. Khái niệm tự chịu trách nhiệm dùng để chỉ một
trƣờng đại học phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, còn TNXH là khái
niệm dùng để chỉ những việc cần làm của một trƣờng đại học. Chính vì vậy, tác giả
tiếp tục kế thừa lý luận của tác giả đi trƣớc, tiếp tục nghiên cứu vấn đề TNXH của
trƣờng đại học theo hƣớng tiếp cận lợi ích, xuất phát từ yêu cầu của xã hội trong

9


thời kỳ mới, ý nghĩa vai trò của TNXH đối với bản thân mỗi trƣờng đại học trong
giai đoạn hiện nay.

3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện TNXH của Trƣờng
ĐH CNTT&TT.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Làm rõ bản chất, nội dung TNXH của trƣờng đại học;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện TNXH của Trƣờng ĐH CNTT&TT;
+ Đầ xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt TNXH tại Trƣờng ĐH CNTT&TT.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Thực trạng thực hiện TNXH của Trƣờng ĐH CNTT&TT
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 – 2016
- Phạm vi không gian: Tại Trƣờng ĐH CNTT&TT.
5. Mẫu khảo sát
Khảo sát 300 phiếu đối với các đối tƣợng hữu quan của Trƣờng ĐH
CNTT&TT (bao gồm: sinh viên, giảng viên, cơ quan quản lý cấp trên, nhà tuyển
dụng, cộng đồng địa phƣơng).
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Trƣờng ĐH CNTT&TT thực hiện TNXH đối với các bên hữu quan nhƣ thế
nào?
- Giải pháp nào để bảo đảm thực hiện TNXH trong Trƣờng ĐH CNTT&TT
hiện nay?
- Xu hƣớng TNXH của trƣờng đại học hiện nay đang vận động nhƣ thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Trƣờng ĐH CNTT&TT chƣa bảo đảm thực hiện tốt TNXH của mình đối với
các bên hữu quan.
- Đổi mới văn hóa trƣờng học, chƣơng trình đào tạo, thay đổi chính sách tài
chính, chính sách nhân sự, bảo đảm chế độ phúc lợi cho ngƣời lao động, là những
giải pháp chính để thực hiện tốt trách TNXH của Trƣờng ĐH CNTT&TT hiện nay.

10



- Các trƣờng đại học ngày càng trú trọng việc bảo đảm thực hiện TNXH của
mình.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu giáo trình, các nguồn tƣ liệu
sẵn có về các vấn đề của TNXH và TNXH của cơ sở giáo dục đại học qua các đề tài
nghiên cứu, báo chí, tạp chí, website… Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên
cứu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, cung cấp cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Thực hiện khảo sát 300 phiếu đối với các
đối tƣợng hữu quan của Trƣờng ĐH CNTT&TT (bao gồm: sinh viên, giảng viên, cơ
quan quản lý cấp trên, nhà tuyển dụng, cộng đồng địa phƣơng) để nghiên cứu thực
trạng thực hiện TNXH của Trƣờng ĐH CNTT&TT.
9. Kết cấu củ Luận văn
Kết cấu của luận văn gồm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm có 3 chƣơng:
+ Chƣơng 1. Lý luận về đại học và trách nhiệm xã hội của trƣờng dại học
+ Chƣơng 2. Thục trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Trƣờng đại học
Công nghệ thông tin và Truyền thông
+ Chƣơng 3. Xu hƣớng của trách nhiệm xã hội trong trƣờng đại học và một số
đề xuất bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của Trƣờng đại học Công nghệ thông
tin và Truyền thông trong giai đoạn hiện nay
- Phần kết luận

11


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ ĐẠI HỌC VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC

1.1.Giáo dục đại học
1.1.1. Khái niệm giáo dục đại học
Giáo dục là một hiện tƣợng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài ngƣời. Sự
đặc biệt của giáo dục đƣợc thể hiện ở sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử
xã hội qua các thế hệ, tạo ra sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Giáo dục bắt đầu xuất hiện từ khi con ngƣời biết lao động và có ngôn ngữ.
Ban đầu nó mang tính tự phát, đơn giản theo kiểu bắt chƣớc trực tiếp, truyền đạt
kinh nghiệm săn bắt, hái lƣợm, cao hơn là các nghi lễ, tập tục của cộng đồng. Qua
thời gian, cùng với sự phát triển của phƣơng thức sản xuất, các giai đoạn phát triển
của xã hội loài ngƣời, hoạt động giáo dục cũng phát triển liên tục với các mục đích
khác nhau. Sau một thời gian phát triển, xã hội xuất hiện một bậc học mang tính hàn
lâm, đặc trƣng cho văn minh của một thời đại, chỉ dành riêng cho con em giai cấp
thống trị, đó là giáo dục đại học. Giáo dục đại học lúc này trở thành công cụ quan
trọng của giái cấp thống trị, trƣớc tiên nhằm đào tạo họ trở thành những ngƣời có
năng lực duy trì nền thống trị, sau đó là tuyên truyền tính chất quy thuận, phục tùng
đối với tất cả những tầng lớp bị trị.
Đại học là một trong ít các định chế của xã hội tồn tại lâu đời nhất trong lịch
sử nhân loại, lâu hơn cả các vua chúa, lãnh chúa phong kiến, không những không
tàn lụi đi mà ngày càng phát triển mạnh mẽ thêm. Hầu hết các đại học thời Trung cổ
vẫn còn hiện hữu tại vị trí cũ của chúng. Ý tƣởng giáo dục châu Âu đã có từ khoảng
2500 năm trƣớc tại Hy Lạp cổ đại. Hàn lâm viện của Platon có thể đƣợc xem là hạt
nhân của học thuật đầu tiên của châu Âu, hội tụ đầy đủ các tính chất học thuật: đi
tìm cái tốt, cái chân lý, bằng khoa học, bằng sự đối thoại trong không khí tự do,
bằng sự tự nguyện, thầy và trò bình đẳng nhau, thầy và trò tìm đến nhau. Đó thực tế
là những hạt giống ý tƣởng đại học của các nhà cải cách đại học Đức Fichte,
Humboldt và Schleiermacher sau này. Nhƣng đại học có tổ chức và tinh thần gần
gũi với đại học chúng ta ngày nay chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ 12 tại Tây Âu, với
các đại học đầu tiên là Bologna, Paris và Oxford. Mục tiêu của đại học là mối quan
tâm học thuật, khoa học, mong muốn đạt đến nhận thức và tri thức, hơn là từ lý do
kinh tế (Nguồn gốc của đại học – Nguyễn Xuân Xanh).

12


Từ sự phát triển của các phƣơng thức sản xuất từ thời kỳ Cổ đại đến Trung
đại, Cận đại và Hiện đại, ngày nay hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều đã có
hệ thống trƣờng cao đẳng, đại học đa ngành và chuyên ngành để đào tạo nhân lực,
bồi dƣỡng nhân tài cho quốc gia mình, hỗ trợ giáo dục cho quốc gia khác, góp phần
to lớn vào mục đích giao lƣu hội nhập quốc tế. Hiện nay trên thế giới, đối với những
quốc gia nhỏ cũng có hàng trăm trƣờng đại học, cao đẳng. Những quốc gia lớn nhƣ
Mỹ, Nga, Trung Quốc… thì có đến hàng ngàn trƣờng đại học, cao đẳng, góp phần
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và nhu cầu học tập suốt đời theo xu thế hội nhập
quốc tế.
Ở Việt Nam, Quốc Tử Giám xây dựng ở thế kỷ XI (1075) đánh dấu sự ra đời
của giáo dục đại học. Đây đƣợc coi là trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng trình độ cao
nhất của Nho học suốt hàng ngàn năm trong xã hội phong kiến. Mục đích của Quốc
Tử Giám lúc này là đạo tạo sĩ tử, phát triển nhân tài để tham gia vào bộ máy quản lý
nhà nƣớc phong kiến khi đó. Từ khi thành lập nên Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa năm 1945 trở về sau, giáo dục đại học ở Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng
với sự ra đời nhiều trƣờng Đại học, Cao đẳng, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nƣớc. Chính sách đổi mới giáo dục của Chính phủ từ những thập niên 80 theo
hƣớng xã hội hóa giáo dục đã làm gia tăng nhanh số lƣợng các trƣờng đại học, cao
đẳng ở Việt Nam từ 120 trƣờng (1990), 157 trƣờng (1998), 191 trƣờng (2002), 311
trƣờng (2006) lên tới 472 trƣờng (2014). Sự phát triển nhanh chóng của mạng lƣới
các trƣờng cao đẳng, đại học đã góp phần quan trọng thực hiện xã hội hóa giáo dục,
cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Nhƣng,
bên cạnh những thành tựu ấy cũng để lại nhiều hệ lụy đó là chất lƣợng giáo dục đại
học đi xuống, sự gia tăng không kiểm soát đƣợc số lƣợng các trƣờng cao đẳng, đại
học (theo Quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng, đến năm 2020 Việt
Nam sẽ 460 trƣờng cao đẳng, đại học). Việc giảm sút của chất lƣợng đào tạo cùng
với sự dễ dãi trong tuyển sinh đã khiến cho giáo dục đại học mất dần đi cái giá trị

vốn có của nó.

13


Vậy giáo dục đại học là gì?
Trong một xã hội đầy ắp những khác biệt, với nhiều hệ tƣ tƣởng và ý kiến đa
dạng, cụm từ “giáo dục đại học” đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở mỗi thời
kỳ, mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào mục đích của nó mà giáo dục đại học đƣợc hiểu
theo một khía cạnh. Xét về cấp bậc, giáo dục đại học bao gồm việc giảng dạy và
học tập ở cao đẳng và đại học nhằm giúp sinh viên đạt đƣợc một tấm bằng của bậc
đại học. Giáo dục đại học truyền cho ngƣời học những kiến thức và hiểu biết sâu
sắc nhằm giúp họ đạt tới những giới hạn mới của tri thức trong từng lĩnh vực khác
nhau trong cuộc sống – các lĩnh vực chuyên sâu.
Quan điểm của Ronald Barnett trong “Improving Higher Education: Total
Quality Care” (1992), có 4 khái niệm thông dụng nhất về giáo dục đại học:
- Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực
đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó ngƣời
học đƣợc quan niệm nhƣ những sản phẩm đƣợc cung ứng cho thị trƣờng lao động.
Nhƣ vậy, GDĐH thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trƣởng của thƣơng
mại và công nghiệp.
- Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. Theo cách nhìn
này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà
nghiên cứu thực thụ, những ngƣời sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức
mới. Chất lƣợng ở đây hƣớng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm
việc nghiêm nhặt để thực hiện các nghiên cứu có chất lƣợng.
- Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất
nhiều ngƣời cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. Do
vậy, các cơ sở giáo dục đại học thƣờng chú trọng quản lý một cách hiệu quả các
hoạt động dạy và học bằng cách nâng cao chất lƣợng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ

kết thúc khóa học của sinh viên.
- Giáo dục đại học là mở rộng ra các cơ hội trong cuộc sống cho người
học. Theo cách tiếp cận này, giáo dục đại học đƣợc xem nhƣ một cơ hội để ngƣời

14


học đƣợc tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập
thƣờng xuyên và linh hoạt.
Các quan điểm này, chúng ta có thể thấy mối liên hoàn, liên quan và tích hợp
với nhau tạo nên một bức tranh mô tả về giáo dục đại học. Khi nhìn vào hoạt động
của các trƣờng đại học và cao đẳng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ba chức năng
cơ bản cấu thành giáo dục đại học, đó là giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao ứng
dụng.
Trong từ điển giáo dục của tác giả Bùi Hiền, giáo dục đại học đƣợc hiểu là bậc
học đào tạo trình độ học vấn chuyên môn cao, có mục tiêu đào tạo người học có
phẩm chất chính trị, đạo đực, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực
thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình đồ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc [8; tr.122].
Ở Việt Nam hiện nay, chƣa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học, và
đƣợc hiểu đó là bậc giáo dục sau bậc Trung học phổ thông với các trình độ: cao
đẳng, đại học, sau đại học. Nhƣng cũng giống nhƣ các nƣớc khác trên thế giới, sứ
mạng chính yếu của giáo dục đại học Việt Nam ở tất cả các giai đoạn phát triển là
đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu học tập
của xã hội. Mục tiêu của giáo dục thay đổi dựa vào chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của chính phủ đặt ra cho từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.
1.1.2. Vai trò của giáo dục đại học
Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh: bất cứ xã hội nào muốn tồn tại
và phát triển tiến bộ thì phải thực hiện giáo dục liên tục đối với các thế hệ con
ngƣời. Giáo dục đại học luôn gắn liền với chế độ chính trị cùng với sự phát triển và

tiến bộ của xã hội. Thực tiễn của Hoa Kỳ và châu Âu, trƣờng đại học nói chung
đƣợc hiểu nhƣ là cộng đồng của những ngƣời theo đuổi tri thức, tức là giảng viên và
sinh viên. Nó đƣợc coi là “nơi cung cấp kiến thức”, “ngôi đền của tri thức”, “trung
tâm của quyền lực trí tuệ”, “nơi bảo vệ quyền lực của mọi loại tri thức” và là một
“trung tâm sáng tạo tri thức, chuyển giao và ứng dụng tri thức, xem lại mọi tri thức,
phổ biến tri thức, chuyển giao và ứng dụng tri thức”. Chức năng cơ bản của trƣờng

15


đại học là truyền tải văn hóa, kiến tạo tri thức, và theo đuổi chân lý thông qua việc
giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Ủy ban Kothari (1996) đã liệt kê những vai trò
của các trƣờng đại học nhƣ sau:
- Tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, không ngừng nghỉ và không chùn bƣớc
trong quá trình kiếm tìm chân lý, thƣờng xuyên xem xét lại ý nghĩa của những kiến
thức và niềm tin cũ dƣới ánh sáng của những nhu cầu mới và khám phá mới.
- Nắm giữ vai trò lãnh đạo phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống, phát hiện
những con ngƣời có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm năng của mình bằng
cách trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ, bồi dƣỡng các mối quan tâm,
các thái độ, các giá trị đạo đức cũng nhƣ giá trị tinh thần đúng đắn.
- Cung cấp cho xã hội những con ngƣời đƣợc đào tạo trong các lĩnh vực nông
nghiệp, nghệ thuật, y dƣợc, khoa học và công nghệ cũng nhƣ những ngành nghề
khác; những ngƣời này sẽ là những cá nhân đầy đủ năng lực và có ý thức trách
nhiệm cao đối với cộng đồng.
- Nỗ lực thúc đẩy chất lƣợng sống và công bằng xã hội, giảm thiểu những
khác biệt về văn hóa - xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục.
- Nuôi dƣỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên, những thái độ và giá trị
cần thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã hội, và từ đó nhân
rộng những thái độ và giá trị này ra cho cả cộng đồng.
“Ở Việt Nam trong những năm qua, giáo dục đại học tạo ra kiến thức giá trị và

hình thành thái độ đối với con ngƣời mới, góp phần: phát triển nguồn nhân lực, xóa
đói, giảm nghèo; mở rộng khả năng thích ứng nhu cầu nguồn nhân lực với thị
trƣờng lao động và khả năng hội nhập quốc tế; góp phần tạo lập sự công bằng trong
xã hội” [22, tr.24].
1.1.3. Xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện đại
Trong giai đoạn hiện nay và tƣơng lai, các quan điểm giáo dục liên tục, giáo
dục suốt đời, giáo dục cộng đồng, giáo dục kỹ năng sống, phát triển cá nhân.. v.v đã
và đang trở thành các quan điểm chủ đạo chi phối xu hƣớng và quy định những đặc
trƣng cơ bản của nền giáo dục hiện đại nói chung cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục và

16


mô hình phát triển nhà trƣờng đại học hiện đại nói riêng. Định hƣớng phát triển trên
bảo đảm mối liên kết khoa học – công nghệ – văn hóa – xã hội – phát triển cá nhân
trong toàn bộ quá trình vận động và phát triển của nhà trƣờng đại học hiện đại. Giáo
dục đại học ở các nƣớc đã và đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức to
lớn đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô – chất lƣợng và hiệu
quả đào tạo; giữa đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn lực cho
phát triển.v.v. Để giải quyết các yêu cầu đó giáo dục đại học ở các nƣớc đã và đang
thực hiện các cuộc đổi mới và cải cách sâu rộng với các xu hƣớng sau:
- Xu hƣớng đại chúng hóa: Chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại
chúng và phổ cập. Quy mô giáo dục đại học tăng nhanh. Xu hƣớng đại chúng hóa
của giáo dục đại học đã dần thay đổi quan niệm giáo dục đại học là lợi ích công
thuần túy sang một phần là lợi ích tƣ. Quan niệm này cho rằng văn bằng đại học
mang về lợi ích cho ngƣời học nhiều hơn là cho xã hội, do đó ngƣời đƣợc hƣởng lợi
ích tƣ phải chi trả để đạt đƣợc lợi ích đó, và các trƣờng đại học tƣ cần đƣợc thành
lập để bán dịch vụ giáo dục đại học. Và đó là lý do ngày càng bùng nổ các trƣờng
đại học tƣ nhƣ hiện nay.
- Xu hƣớng đa dạng hoá: Phát triển nhiều loại hình trƣờng với cơ cấu đào tạo

đa dạng về trình độ và ngành nghề theo hƣớng hàn lâm hoặc nghề nghiệp và công
nghệ, nặng về thực hành.
- Tƣ nhân hoá: Trƣớc đây, trƣờng đại học công lập là chủ trốt, đƣợc tổ chức và
và vận hành dƣới sự quản lý của nhà nƣớc. Tuy nhiên, trƣờng công lập thƣờng
không nhận đƣợc đầu tƣ lớn về tài chính, không có tính cạnh tranh thị trƣờng do đó
nếu chỉ tồn tại loại hình trƣờng công lập sẽ không đạt hiệu quả. Do vậy, để tăng
hiệu quả đào tạo và thu hút nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục
đại học nhiều nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Philipin..v.v…phần lớn các trƣờng đại học
là đại học tƣ. Ở Việt Nam hiện nay, đại học công lập vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhƣng
cũng hình thành nhiều trƣờng cao đẳng, đại học tƣ thục, trƣờng có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài. Sự gia tăng số lƣợng các trƣờng cao đẳng, đại học nhƣ hiện nay đã để lại
nhiều hệ lụy, tuy nhiên nó lại tạo nên một cuộc ganh đua khốc liệt chƣa bao giờ có

17


nhƣ lúc này trong khu vực giáo dục đại học. Điều đó buộc các trƣờng cao đẳng, đại
học rằng muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải thay đổi, phải đáp ứng đƣợc
yêu cầu của xã hội, phải phát triển đi trƣớc xã hội và hội nhập quốc tế.
- Bảo đảm chất lƣợng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tập đoàn hoá và công
nghiệp hoá hệ thống giáo dục đại học.
- Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực: Các
trƣờng đại học trở thành các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hút vốn đầu tƣ vào
đào tạo từ nhiều nƣớc đặc biệt là các nƣớc đang phát triển có nhu cầu tiếp cận với
công nghệ hiện đại. Việc quốc tế hoác giáo dục đại học không chỉ là phƣơng thức
nâng cao chất lƣợng đào tạo, học hỏi lẫn nhau mà còn nhằm thực hiện toàn cầu hóa
lực lƣợng lao động tiến tới toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội.
Tại Việt Nam, giáo dục đại học đang đƣợc xây dựng theo chủ trƣơng của Nghị
quyết 14 của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học giai đoạn
2006 – 2020. Qua đó phát triển các chƣơng trình giáo dục đại học theo định hƣớng

nghiên cứu và định hƣớng nghề nghiệp – ứng dụng; mở rộng quy mô đào tạo,
khoảng 70 – 80% tổng số sinh viên theo học các chƣơng trình nghề nghiệp – ứng
dụng và khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công
lập… Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hƣớng bảo đảm quyền
tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở GDĐH, sự quản lý của nhà nƣớc và vai trò
giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học.
1.2. Trách nhiệm xã hội
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội
Vấn đề TNXH đã đƣợc thế giới quan tâm và đề cập đến từ thập niên 70 của
thế kỷ XX. Ban đầu, các khía cạnh TNXH còn đề cập ít và khá đơn giản nhƣ việc
làm từ thiện, hỗ trợ ngƣời nghèo, sau đó là bảo vệ môi trƣờng. Sau đó, nội hàm của
TNXH đƣợc mở rộng hơn rất nhiều. Nó không chỉ là những vấn đề phúc lợi xã hội
nữa, mà tập trung hơn vào hoạt động của cá nhân, tổ chức. TNXH đƣợc nhìn nhận
thông qua quá trình hoạt động, các quyết định quản lý, chất lƣợng sản phẩm và mối
quan hệ của tổ chức với các bên hữu quan.

18


Mặc dù vấn đề TNXH đã đƣợc nhắc đến từ lâu, nhƣng dƣờng nhƣ ngƣời ta
quen thuộc hơn khái nhiệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – Corporate
Social Responsibility (CSR) hơn là trách nhiệm xã hội – Social Responsibility (SR).
Cũng có một số nhà nghiên cứu nhắc tới định nghĩa này. Theo nghĩa thông thƣờng
thì trách nhiệm đƣợc hiểu là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về
mình. Trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức học và luật học, phản ánh thái độ xã hội
đặc biệt và thái độ đạo đức – pháp luật của cá nhân đối với xã hội; thái độ này biểu
thị sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu chuẩn pháp luật.
Theo tác giả Nguyễn Văn Thức, TNXH bao gồm ba nội dung cơ bản đó là:
Quan hệ giữa ngƣời với ngƣời cùng chung sống, hợp tác khoan dung với nhau trong
xã hội; sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng; trách nhiệm phải đóng góp vào sự

bảo vệ và phát triển bền vững của xã hội, nó thể hiện ở ba mức độ là tự nhiên, tự
nguyện và nghĩa vụ.
Trong “Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty”, tác giả Nguyễn Mạnh Quân
cho rằng, TNXH của tổ chức, doanh nghiệp chính là thể hiện vấn đề đạo đức của tổ
chức, doanh nghiệp đó. Khi xử lý các vấn đề đạo đức ấy, có thể sắp xếp tất cả các
nghĩa vụ của một tổ chức hay doanh nghiệp cần phải thực hiện khi thực hành trách
nhiệm đối với xã hội thành bốn nhóm: Các nghĩa vụ kinh tế, các nghĩa vụ pháp lý,
các nghĩa vụ đạo lý và các nghĩa vụ nhân văn. TNXH thể hiện qua việc thực hiện
các nghĩa vụ ấy với các bên hữu quan của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Nó cần xuất
phát từ đạo đức trong kinh doanh và bản sắc văn hóa của tổ chức chứ không phải
mang tính hình thức hay mục đích kinh tế.
Khái niệm TNXH đƣợc đề cập trong ISO 26000: 2010 nhƣ sau “Trách nhiệm
xã hội của tổ chức là trách nhiệm của tổ chức đó đối với những tác động của các
quyết định và hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường, thông qua hành vi
minh bạch và có đạo đức mà: góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức
khỏe và phúc lợi xã hội; có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan; phù hợp
với luật pháp hiện hành và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của hành vi; được tích
hợp trong tổ chức và thực hành trong các mối quan hệ của nó”.

19


Nhƣ vậy, một tổ chức bất kỳ đƣợc coi là có TNXH phải có những hành vi
minh bạch và có đạo đức. Những quyết định và hành vi của tổ chức phải xem xét
dựa trên những lợi ích chung và lợi ích các bên liên quan. TNXH có những phần bắt
buộc phải tuân theo những quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế và sự tự nguyện
của tổ chức đó. Khái niệm TNXH trên đã khái quát cho mọi loại hình tổ chức, từ tổ
chức chính trị – xã hội hay tổ chức giáo dục, sản xuất, kinh doanh. TNXH hiện nay
đề cập đến bốn khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. TNXH của mỗi tổ
chức khác nhau là khác nhau, tùy theo đặc thù ngành nghề và bản thân tổ chức. Các

tổ chức khi thực hiện tốt TNXH của mình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
và cho chính mình.
1.2.2. Mục đích của trách nhiệm xã hội
Các tổ chức nhận ra rằng nếu nhƣ họ không quan tâm đến việc đảm bảo rằng
những hoạt động kinh doanh của mình đang đƣợc vận hành trong phạm vi những
chuẩn mực trách nhiệm xã hội, thì họ sẽ mất ƣu thế so với đối thủ cạnh tranh; vì
vậy, ngày càng có nhiều tổ chức tìm kiếm các giải pháp để họ có thể hiểu sâu hơn
bề rộng của những trách nhiệm xã hội mà họ cần quan tâm. Đây là một vấn đề phức
tạp để có thể áp dụng với tất cả các tổ chức. Không phân biệt về quy mô tổ chức
hay phạm vi kinh doanh, loại hình dịch vụ, các tổ chức cần đảm bảo tất cả các quy
định xã hội đều đƣợc thực hiện. Thực hiện tốt vấn đề TNXH sẽ giúp cho các tổ
chức có thể:
- Duy trì văn hóa tổ chức, chuẩn mực đạo đức;
- Nâng cao giá trị của tổ chức;
- Thu hút lao động giỏi;
- Bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động;
- Vì lợi ích cộng đồng.
1.2.3. Nội dung của trách nhiệm xã hội
Trong giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty”, tác giả Nguyễn
Mạnh Quân nhận định rằng việc TNXH chính là việc bảo đảm thực hiện các nghĩa
vụ của tổ chức, doanh nghiệp đối với các bên hữu quan. Các nghĩa vụ ấy thể thiện

20


khía cạnh với cấp độ từ thấp lên cao: nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ
đạo đức, nghĩa vụ nhân văn. Đối với từng đối tƣợng hữu quan thì sẽ có các nghĩa vụ
khác nhau. Các nghĩa vụ ấy cần phải đƣợc đo lƣờng căn cứ trên khả năng phúc lợi
của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.


Hình 1.1. Tháp cấp độ trách nhiệm xã hội
Các cấp trách nhiệm mà một tổ chức phải thực hiện đối với các bên hữu quan
nhƣ sau:
- Nghĩa vụ kinh tế: Nghĩa vụ kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một tổ chức
quan tâm đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội các nguồn lực đƣợc sử dụng
để làm ra sản phẩm và dịch vụ. Trong các nguồn lực đƣợc sử dụng để kinh doanh,
tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, các nhà đầu tƣ thƣờng là
những ngƣời có ảnh hƣởng quyết định đối với những ngƣời quản lý. Sản xuất hàng
hóa và dịch vụ cũng là nhằm thỏa mãn ngƣời tiêu dùng và phúc lợi của nó cũng
đƣợc sử dụng để trả thù lao cho ngƣời lao động. Đối với ngƣời tiêu dùng và ngƣời
lao động, nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo
công ăn việc làm với mức thù lao tƣơng xứng… Đối với ngƣời tiêu dùng, nghĩa vụ
kinh tế còn liên quan đến những vấn đề về chất lƣợng, an toàn sản phẩm, định giá,
thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối và bán hàng, cạnh tranh… Đối với
ngƣời lao động, đó là cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề nghiệp và
21


chuyên môn, đƣợc hƣởng mức thù lao tƣơng xứng, đƣợc hƣởng môi trƣờng lao
động an toàn và vệ sinh, đƣợc đảm bảo quyền riêng tƣ, cá nhân ở nơi làm việc [21;
tr.90 – 91].
- Nghĩa vụ pháp lý: Khía cạnh pháp lý trong TNXH đòi hỏi tổ chức, công ty
tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật nhƣ một yêu cầu tối thiểu trong hành vi
xã hội của một tổ chức, tập thể hay cá nhân... Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
pháp lý quy định trong các bộ luật chƣa phải là căn cứ đầy đủ để đánh giá tính cách
đạo đức của một con ngƣời hay tập thể. Nhƣng nó cũng là những yêu cầu tối thiểu
của mỗi cá nhân, tổ chức cần thực hiện trong mối quan hệ xã hội. Về cơ bản, trách
nhiệm về pháp lý thể hiện ở các yếu tố nhƣ: điều tiết cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu
dùng, bảo vệ môi trƣờng, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn
chặn hành vi sai trái [21; tr.92].

- Nghĩa vụ đạo đức: Khía cạnh đạo đức trong TNXH liên quan đến những
hành vi hay hành động đƣợc các thành viên trong tổ chức, cộng đồng và xã hội
mong đợi hay không mong đợi nhƣng không đƣợc thể chế hóa thành luật. Nghĩa vụ
đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một tổ chức đƣợc thể hiện thông qua các tiêu
chuẩn, chuẩn mực hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tƣợng hữu quan
chủ yếu nhƣ ngƣời tiêu dùng, ngƣời lao động, các đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng.
Nói cách khác những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tƣợng hữu
quan về đúng sai, công bằng, quyền lợi cần đƣợc bảo vệ của họ… Nghĩa vụ đạo đức
của một tổ chức đƣợc thể hiện rõ thông qua những nguyên tắc và giá trị đạo đức
đƣợc tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lƣợc của một tổ chức. Thông
qua những tuyên bố trong những tài liệu này về quan điểm của tổ chức trong việc sử
dụng các nguồn lực và con ngƣời để đạt đƣợc mục tiêu, sứ mệnh, những nguyên tắc
và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành
viên và những ngƣời hữu quan [21; tr.98].
- Nghĩa vụ nhân văn: Nghĩa vụ nhân văn trong trách nhiệm xã hội của tổ chức
liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Những đóng góp của tổ
chức có thể trên bốn phƣơng diện: nâng cao chất lƣợng cuộc sống, san sẻ bớt gánh

22


nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo
đức cho ngƣời lao động… Giúp đỡ những ngƣời bất hạnh hay yếu thế cũng là một
lĩnh vực nhân đạo đƣợc các tổ chức quan tâm. Những ngƣời bị bệnh luôn mong
muốn đƣợc chữa bệnh nhƣng đôi khi họ không có khả năng tiếp cận các nguồn
dƣợc liệu cần thiết hay tránh khỏi bệnh tật vì họ nghèo. Đây là một khía cạnh trách
nhiệm đƣợc điều chỉnh bởi lƣơng tâm [21; tr.100].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng TNXH chính là các nghĩa vụ mà mỗi tổ chức, doanh
nghiệp trong việc tạo ra các tác động xã hội tích cực, trong khi gây ra ít nhất những
hậu quả xã hội bất lợi. Các nghĩa vụ kinh tế liên quan tới các đối tƣợng hữu quan

chính nhƣ ngƣời tiêu dùng, ngƣời lao động, chủ đầu tƣ. Các nghĩa vụ pháp lý đƣợc
xã hội yêu cầu nhằm loại trừ những hành vi không mong muốn. Các nghĩa vụ đạo
đức quan tâm tới vấn đề công bằng và công lý ngoài các vấn đề thuộc nghĩa vụ pháp
lý. Các nghĩa vụ nhân văn quan tâm tới việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống và phát
triển cộng đồng.
1.3. Trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học
1.3.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của trường đại học
Hiện nay, trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học vẫn là một khái niệm còn
nhiều tranh luận, và chƣa có một khái niệm đồng nhất.
Tác giả Phạm Phụ cho rằng TNXH của trƣờng đại học là trách nhiệm của nhà
trƣờng đối với sinh viên, cha mẹ sinh viên, ngƣời sử dụng lao động, công chúng nói
chung và Nhà nƣớc. Trách nhiệm này bao gồm: việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực, thông tin minh bạch và trách nhiệm báo cáo giải
trình công khai với công chúng, đem lại sự thỏa mãn cho sinh viên và cộng đồng.
Tác giả Phan Huy Hùng cho rằng TNXH của trƣờng đại học là trách nhiệm
báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách ngay thẳng và trung thực cho các
bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục đại học và sử dụng nguồn lực.
Nói nhƣ thế, TNXH ở đây đƣợc hiểu là trách nhiệm giải trình với hai vấn đề đặt ra
là: trách nhiệm với ai và trách nhiệm về nội dung gì. Tuy nhiên không đề cập tới
trách nhiệm phải thực hiện bảo đảm cam kết, trách nhiệm kinh tế đối với chính bản

23


×