Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.42 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH VIỆT THANH

TỔNG HỢP HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017
1


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS CAO THỊ OANH

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội

hồi



giờ

ngày tháng năm 2017

th t m hi u luận văn tại:
hư viện Học viện Khoa học xã hội

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
rước t nh h nh quốc tế và khu vực đang diễn ra hết sức phức tạp, dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản, nước ta vẫn đang tiếp tục thực hiện
công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội, nhiều thời cơ thuận lợi
mới nhưng xuất hiện cũng không ít những kh khăn, thách thức và cả
những nguy cơ đan xen. Đ g p phầngiữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát tri n kinh tế xã hội toàn diện, Nhà
nước ta đã đề ra nhiều chương tr nh hành động sát với thực tiễn. Ngày 28
tháng 11 năm 2013 Hiến pháp được Quốc Hội thông qua qui định nhiều
đi m mới trong lĩnh vực tư pháp.
Với các lý do trên, việc nghiên cứu và làm rõ hơn về mặt lý luận của
chế định này là hết sức cần thiết. Đ thấy được sự phù hợp hay không phù
hợp của chế định này, học viên nghiên cứu từ thực tiễn áp dụng trên địa
bàn tỉnh Ninh B nh và qua đ phân tích những sai sót cũng như t m ra
nguyên nhân của những sai sót đ . rên cơ sở đ đưa ra các giải pháp có
cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp
luật về tổng hợp hình phạt trên địa bàn tỉnh Ninh B nh. Đây là lý do mà
học viên chọn đề tài: “ ổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt

Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh B nh” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ho đến nay, vấn đề tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt
Nam đã c các công tr nh nghiên cứu có liên quan ở bậc Thạc sĩ như:
Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt của Thạc sĩ Lê Duy
Ninh; Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên của Thạc sĩ Đào
Thị Nga. Đồng thời cũng c nhiều bài viết liên quan đến việc tổng hợp
hình phạt ở các loại khác nhau như của Thạc sĩ Đinh Văn Quế “Một số
vấn đề về tổng hợp hình phạt tù với án treo” hay “ ổng hợp hình phạt của
nhiều bản án” của tác giả Phạm Văn
1

hiệu; “Quy định về hình phạt và


tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật
hình sự Việt Nam và một số kiến nghị” của tác giả Dương uyết Miên;
Những công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết trên, dưới các góc
độ khác nhau đều có giá trị về lý luận và thực tiễn.
Trong phạm vi luận văn này, học viên đi sâu phân tích và nghiên cứu
các trường hợp tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Ninh Bình. Không th chỉ khái quát từ một tỉnh Ninh Bình
đ có th kết luận tình hình vấn đề và kiến nghị cho cả nước, nhưng đây là
vấn đề mang tính cấp thiết chung xuất phát từ sự chênh nhau từ quy định
đến việc vận dụng còn bất cập, mà tỉnh Ninh Bình chỉ là một trong những
nơi đi n h nh như thế đ học viên lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho
mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm rõ một số vấn đề về lý

luận của những trường hợp tổng hợp hình phạt theo quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam. rong đ tỉnh Ninh Bình là một trong những minh
chứng về thực trạng của vấn đề này, qua đ đề xuất các giải pháp nhằm
khắc phục những hạn chế, góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật
hình sự, cũng như đảm bảo việc tổng hợp hình phạt trên địa bàn tỉnh Ninh
B nh được đúng pháp luật, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đ đạt được mục đích trên, trong luận văn tập trung làm rõ khái
niệm, ý nghĩa, các nguyên tắc và lịch sử hình thành và phát tri n của tổng
hợp hình phạt, quy định của pháp luật về tổng hợp hình phạt trong các
trường hợp cụ th . Làm rõ thực tiễn quyết định tổng hợp hình phạt tại hai
cấp òa án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có những ví dụ minh họa. Phân tích
làm rõ những vi phạm, trong thực tiễn thi hành chế định tổng hợp hình
phạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và nguyên nhân của nó. Từ đ đưa ra các
giải pháp bảo đảm tổng hợp hình phạt đúng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định
hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt trong
trường hợp có nhiều bản án và tổng hợp hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm nhiều tội. Nghiên cứu các bản án hình sự sơ thẩm, phúc
thẩm về quyết định, tổng hợp hình phạt tại tỉnh Ninh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi pháp luật hình sự Việt Nam
và thực tiễn thi hành tại địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 05 năm từ năm 2012
đến năm 2016 tại Tòa án nhân dân các huyện, thành phố và Tòa án nhân
dân tỉnh Ninh B nh được th hiện tại các bản án hình sự sơ thẩm, hình sự

phúc thẩm có tổng hợp hình phạt theo qui định tại Điều 50 và Điều 51 Bộ
luật hình sự.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành nội dung đề tài, tác giả đã
vận dụng quan đi m duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ hí Minh, quan đi m của Đảng và Nhà nước
ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, về cải cách tư pháp, hoàn
thiện hệ thống pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, xem đ là cơ
sở phương pháp luận giải quyết những vấn đề nội dung của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đ nghiên cứu các vấn đề và hoàn thiện luận văn, học viên đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống khác nhau như
phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ th , phương pháp phân tích
quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê tổng hợp. Ngoài ra
các phương pháp lôgic, khảo sát thực tiễn cũng đã được học viên sử dụng
đ hoàn thành luận văn thạc sĩ luật học của mình.

3


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu trong luận văn vừa c ý nghĩa về mặt lý luận và
ý nghĩa về mặt thực tiễn. Luận văn đã g p phần làm rõ thêm những vấn đề
lý luận về các khái niệm liên quan, về lịch sử phát tri n của pháp luật thực
định, chế định tổng hợp hình phạt. Thông qua việc đánh giá thực tiễn của
hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, học viên đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng việc tổng hợp hình phạt, góp phần hoàn
thiện Bộ luật hình sự Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp của Đảng
và Nhà nước ta. Kết quả nghiên cứu của luận văn học viên cũng mong

muốn có th làm tài liệu tham khảo trong công tác tập huấn nghiệp vụ cho
các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh
Ninh Bình.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm c 03 chương:
hương 1: Những vấn đề chung về tổng hợp hình phạt.
hương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tổng hợp hình
phạt và thực tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Bình.
hương 3: ác yêu cầu và giải pháp bảo đảm tổng hợp hình phạt
đúng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT
1.1. Những đặc điểm chính và mục đích của hình phạt
1.1.1. Những đặc điểm chính của hình phạt
Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “H nh phạt là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người phạm tội.Hình phạt được quy định trong Bộ luật
hình sự và do Tòa án quyết định”.
4


Từ khái niệm này về hình phạt, chúng ta có th rút ra các đặc đi m
chính của hình phạt, như sau:
Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
Nhà nước.
Thứ hai, hình phạt là biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ
luật hình sự.
Thứ ba, hình phạt là biện pháp cưỡng chế chỉ do Tòa án nhân danh
Nhà nước áp dụng.

Thứ tư, hình phạt làm cho người bị kết án có án tích. Án tích là hậu
quả tất yếu của hình phạt, đ là đặc đi m rất đặc trưng của hình phạt.
1.1.2. Mục đích của hình phạt
heo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự th “H nh phạt không chỉ
nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích
cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã
hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục
người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.
Thứ nhất, hình phạt với mục đích chính là nhằm trừng trị người
phạm tội. Nếu hình phạt không có mục đích trừng trị, th cũng không còn
là hình phạt nữa. Nội dung trừng trị của hình phạt th hiện ở chỗ, hình phạt
tước đoạt hoặc hạn chế của người bị kết án một số quyền và lợi ích nhất
định như tước đoạt tự do của người bị kết án, cấm đảm nhiệm chức vụ,
làm những nghề hoặc những công việc nhất định.
Thứ hai, mục đích của hình phạt mang tính chất phòng ngừa đối với
người bị kết án, ngăn ngừa, ngăn chặn họ phạm tội mới
Thứ ba, mục đích của hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn
trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
1,1,2. Hệ thống các hình phạt
Hệ thống các hình phạt là danh mục các loại hình phạt do Nhà nước
quy định trong pháp luật hình sự và được sắp xếp theo một trình tự nhất

5


định, tùy thuộc vào mức độ nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt. Hệ thống
hình phạt nước ta bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung.
1.1.3.1.Các hình phạt chính
Hình phạt chính là hình phạt được áp dụng chính cho một tội phạm
và được tuyên độc lập, đối với mỗi tội phạm, Tòa án chỉ có th tuyên một

hình phạt chính. Theo Bộ luật hình sự hiện hành thì các hình phạt chính
bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có
thời hạn; Tù chung thân; Tử hình.
1.1.3.1.Các hình phạt bổ sung
Khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự, quy định hình phạt bổ sung bao
gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định; Cấm cư trú; Quản chế; ước một số quyền công dân; Tịch thu tài
sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không
áp dụng là hình phạt chính.
1.2. Khái niệm, nguyên tắc tổng hợp hình phạt
1.2.1. Khái niệm tổng hợp hình phạt
khái niệm tổng hợp hình phạt như sau:
Tổng hợp hình phạt là việc Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các
quy định của pháp luật hình sự, trên cơ sở loại và mức hình phạt mà Tòa
án đã quyết định đối với từng tội hoặc trên cơ sở loại và mức hình phạt đã
quyết định trong nhiều bản án để quyết định hình phạt chung đối với người
phạm tội.
1.2.2. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt
Nguyên tắc tổng hợp hình phạt là một vấn đề hết sức quan trọng
trong việc tổng hợp hình phạt qui định trong Luật h nh sự.
Nguyên tắc cộng hình phạt:Nguyên tắc cộng h nh phạt gồm hai loại
đ là nguyên tắc cộng toàn bộ h nh phạt và nguyên tắc cộng một phần hình
phạt.
Nguyên tắc thu hút hình phạt: theo nguyên tắc thu hút, hình phạt
chung là hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên.
6


1.3.Chế định tổng hợp hình phạt trong pháp luật hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1999

1.3.1. Chế định tổng hợp hình phạt trong pháp luật hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1985
rong giai đoạn này nhìn chung chế định tổng hợp hình phạt chưa
được quy định trong các văn bản pháp luật mà mới chỉ được đề cập đến
trong các bản báo cáo tổng kết công tác của ngành tòa án và các công văn
của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các òa án địa phương việc xét xử,
cụ th trong các trường hợp tổng hợp hình phạt.
1.3.2. Chế định tổng hợp hình phạt trong pháp luật hình sự Việt
Nam từ năm 1985 đến năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đánh dấu bước ngoặt phát tri n của
lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. uy nhiên, cũng do đây là Bộ luật hình
sự đầu tiên nên xét về mặt kỹ thuật lập pháp còn có nhiều hạn chế trong đ
có hạn chế khi quy định về chế định tổng hợp hình phạt.
Tóm lại trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 chế định tổng hợp
hình phạt đã được quy định chi tiết hơn giai đoạn trước khi có Bộ luật này
nhưng các quy định đ cũng chưa được hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp.
Mặt khác, có một số quy định đã được sửa đổi, nhưng không kế thừa được
những vướng mắc trong quá trình áp dụng. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân đòi hỏi sự bổ sung cần thiết trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Kết luận chương 1
Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu cho thấy, chế định tổng hợp h nh
phạt cũng c nhiều vướng mắc trong thực tiễn, chế định này chủ yếu nằm
trong nội dung h nh phạt và quyết định h nh phạt đ là một nội dung
không lớn của Luật h nh sự, đến nay chưa c một cuốn giáo tr nh, chuyên
khảo, b nh luận chuyên biệt về chế định tổng hợp h nh phạt cụ th mang
tính hướng dẫn thống nhất, chưa c công tr nh khoa học nào nghiên cứu
chế định tổng hợp h nh phạt và thực tiễn áp dụng cho hệ thống òa án các
7



cấp. Do vậy, chế định tổng hợp h nh phạt cần được quan tâm hơn nữa
trong công tác nghiên cứu khoa học. Đ hoàn thiện chế định này nhằm g p
phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
trong giai đoạn hiện nay trên cả nước n i chung và trên đị bàn tỉnh Ninh
Bình nói riêng.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỔNG HỢP
HÌNH PHẠT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH NINH BÌNH
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tổng hợp hình
phạt
2.1.1. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
- Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng
là tù có thời hạn, thì các hình phạt đ được cộng lại thành hình phạt chung,
hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo
không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn,
thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuy n đổi thành hình phạt tù
theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuy n đổi thành một
ngày tù đ tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại đi m a khoản
1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung
thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình
thì hình phạt chung là tử hình;
e) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền
phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
f) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
- Đối với hình phạt bổ sung:
8



a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được
quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt
đ ; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành
hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại th người bị kết án phải
châp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.”
2.2. Thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật hình sự năm 1999
về tổng hợp hình phạt tại tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Kết quả đạt được và những vi phạm, sai lầm trong thực tiễn
tổng hợp hình phạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.2.1.1.Không tính thời gian được giảm chấp hành hình phạt vào
thời gian đã chấp hành hình phạt
Qua nghiên cứu 150 bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm và quyết
định về tổng hợp hình phạt của Tòa án nhân dân các huyện, thành phố và
Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian 05 năm từ năm 2012 đến
năm 2016, tác giả nhận thấy việc tổng hợp hình phạt đối với các trường
hợp quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50 Bộ
luật hình sự), tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án (Điều
51 Bộ luật hình sự) và tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm nhiều tội (Điều 75 Bộ luật hình sự) nh n chung được thực hiện đúng
quy định của pháp luật. Đối với hình phạt chính, qua khảo sát không có
trường hợp nào tổng hợp hình phạt vi phạm nghiêm trọng chẳng hạn như
tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ quá 3 năm, tù c thời hạn cũng
không c trường hợp nào tổng hợp quá ba mươi năm,…
sung cũng được tổng hợp đúng.

ác h nh phạt bổ


2.2.1.2. Tổng hợp hình phạt sai thẩm quyền và tính sai ngày đã
chấp hành hình phạt
heo hướng dẫn tại hông tư liên ngành số 02/TTLN ngày
20/12/1991 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện ki m sát nhân dân tối cao,
th “trong trường hợp các bản án đã c hiệu lực pháp luật là của các Tòa án
9


không cùng cấp, thì Chánh án Tòa án cấp cao hơn ra quyết định tổng hợp
hình phạt, không phụ thuộc vào việc bản án của Tòa án cấp cao hơn c
trước hay c sau”. Hướng dẫn này cho đến nay chưa c hướng dẫn nào
mới thay thế và vẫn đang được áp dụng. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn có sai
lầm về thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt. Mặt khác, theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự về tính thời gian tạm giam, tính ngày thi
hành án và thời gian trốn tránh không được tính vào thời hạn chấp hành
hình phạt tù, nhưng trong thực tiễn vẫn có sai lầm.
2.2.1.3. Tổng hợp hình phạt không đúng quy định tại khoản 2 Điều
51 Bộ luật hình sự
heo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS th “tổng hợp với phần
hình phạt chưa chấp hành của bản án trước”. uy nhiên, òa án đã không
trừ đi thời gian đã chấp hành hình phạt của người bị kết án.
2.2.1.4. Tổng hợp hình phạt không đúng theo qui định tại khoản 1
Điều 51 Bộ luật hình sự
rong khi đang chấp hành hình phạt 18 năm 8 tháng 25 ngày tù của
bản án hình sự phúc thẩm số 95/2014/HSP ngày 02/6/2014 như phân tích
ở trên thì Phạm Văn oàn bị truy tố và đưa ra xét xử về tội “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” trước khi có bản án hình sự phúc thẩm số
95/2014/HSPT ngày 02/6/2014. Nội dung vụ án như sau:
Do đã quen với chị Bùi Thị Hòa ở thị trấn Nho Quan, huyện Nho
Quantừ trước đ nên khoảng 06 giờ ngày 12/12/2008 oàn đến quán chị

Hòa uống nước. Với ý định muốn chiếm đoạt xe máy của chị Hòa, Toàn
giả vờ hỏi mượn xe của chị Hòa đi công việc tại Công an huyện Nho
Quan. Tin lời Toàn nên chị Hòa giao xe máy cho Toàn và Toàn chiếm đoạt
luôn. Xe máy của chị Hòa có trị giá là 9.380.000đ.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 18/2014/HSST ngày 20/10/2014, Tòa
án nhân dân huyện Nho Quan đã tuyên bố Phạm Văn oan phạm tội “Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản” theo đi m c khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự và
xử phạt bị cáo oàn 03 năm tù. Do bị cáo oàn đang phải chấp hành hình
10


phạt 18 năm 08 tháng 25 ngày tù tại bản án hình sự phúc thẩm số:
95/2014/HSPT ngày 02/6/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình nên
tổng hợp với bản án này buộc bị cáo Toàn chấp nhận hình phạt chung là 21
năm 8 tháng 25 ngày tù theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự;
Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 24/12/2013. Bản án này
không bị kháng cáo, kháng nghị nên có hiệu lực pháp luật.
2.2.1.5. Tổng hợp hình phạt không trừ thời hạn tạm giam trong
trường hợp được hưởng án treo lại tiếp tục phạm tội
Nội dung vụ án như sau: Khoảng 20 giờ 30 ngày 31/12/2012Nguyễn
Xuân Tuy n, Lê Văn Phiên và Phạm Văn Lục cùng bàn bạc với nhau lấy
trộm máy bơm nước hiệu của ông Đoàn Văn hành. ất cả đồng ý, đến
khoảng 20 giờ cùng ngày thì lấy trộm được máy bơm của ông Thành. Sau
đ cả bọn đem máy bơm đến bán cho ô Văn Quang. ại bản án hình sự
sơ thẩm số 25/2012/HSST ngày 17/8/2012, Tòa án nhân dân huyện Gia
Viễn áp dụng khoản 1 Điều 138; đi m g, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46;
đi m g khoản 1 Điều 48; khoản 2 Điều 51 và khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình
sự, xử phạt bị cáo Lê Văn Phiên 01 năm tù. huy n hình phạt 01 năm tù
cho hưởng án treo tại bản án hình sự sơ thẩm số 14/2010/HSST ngày
02/6/2010 của Tòa án nhân dân huyện Yên Mô thành 01 năm tù. ổng hợp

hình phạt chung bị cáo Lê Văn Phiên phải chấp hành là 02 năm tù. hời
hạn tù tính từ ngày bắt bị cáp chấp hành hình phạt tù, được trừ thời gian
tạm giam từ ngày 20/01/2012 đến ngày 01/8/2012.
2.2.1.6. Xác định ngày chấp hành hình phạt tù sai, tính cả thời
gian bỏ trốn vào thời hạn chấp hành hình phạt tù
Nội dung vụ án: Vũ Văn Khâm bị bắt tạm giam về hành vi “ rộm
cắp tài sản” tạm giam tại trại tạm giam công an tỉnh Ninh B nh (đ ng trên
địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), vụ án này đã được Viện ki m sát
nhân dân huyện Yên Mô truy tố, chuy n hồ sơ sang òa án huyện Yên
Mô. Khâm bị tạm giam tại buồng số 9 cùng với các Trần Văn hành và
Nguyễn Duy Hiệp. Do muốn thoát khỏi trừng trị của pháp luật nên Khâm,
11


Thành và Hiệp bàn với nhau t m cách đ trốn trại giam. Đêm ngày
31/5/2010 cả ba dùng thanh sắt cạy ổ khóa buồng giam và trốn thoát ra
ngoài. Đến ngày 12/6/2010 Khâm bị bắt theo lệnh truy nã, còn Thành và
Hiệp chưa bắt được.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 07/2011/HSST ngày 24/3/2011, Tòa
án nhân dân huyện Yên Mô áp dụng khoản 1 Điều 311; Điều 42; đi m g
khoản 1 Điều 48; Điều 50; khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự tuyên phạt Vũ
Văn Khâm 03 năm 06 tháng tù. ổng hợp hình phạt 02 năm 06 tháng tù
theo quyết định tại bản án phúc thẩm số 168/2010/HSPT ngày 16/11/2010
của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình. Tổng hợp hình phạt của hai bản án,
buộc bị cáo Vũ Văn Khâm chấp hành hình phạt chung là 06 năm tù. hời
hạn tù tính từ ngày 31/8/2009, được trừ thời gian tạm giam trước từ ngày
23/3/2010 đến ngày 31/5/2010.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 66/2011/HSPT ngày 23/6/2011, Tòa
án nhân dân tỉnh Ninh B nh căn cứ vào đi m a, b khoản 2 Điều 248, Điều
249 Bộ luật tố tụng hình sự, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Khâm,

giữ nguyên bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với bị cáo, nhưng
sửa án sơ thẩm về tính thời hạn tù đối với bị cáo. Cụ th , xử phạt bị cáo
Khâm 03 năm 06 tháng về tội “ rốn khỏi nơi giam”. ổng hợp hình phạt
02 năm 06 tháng tù theo bản án 168/2010/HSPT ngày 16/11/2010 của Tòa
án nhân dân tỉnh Ninh Bình. Tổng hợp hình phạt chung bị cáo Khâm phải
chấp hành là 06 năm tù. hời hạn từ được tính từ ngày 12/6/2010, được trừ
thời gian tạm giữ, tạm giam trước từ ngày 23/3/2010 đến ngày 31/5/2010.
Lý do bị sửa án sơ thẩm là: Bị cáo Khâm phạm tội “ rộm cắp tài sản”và bị
tạm giam ngày 23/3/2010 đến ngày 31/5/2010 bỏ trốn, đến ngày 12/6/2010
bị bắt lại. Do vậy thời hạn tù được tính từ ngày bị bắt lại là ngày
12/6/2010, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 23/3/2010 đến
ngày 31/5/2010.

12


rong khi đ

òa án cấp sơ thẩm lại có sai lầm nghiêm trọng là xác

định sai ngày chấp hành hình phạt tù và tính cả thời gian bị cáo bỏ trốn vào
thời hạn chấp hành hình phạt.
2.2.2. Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong thực tiễn
tổng hợp hình phạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.2.2.1 Nguyên nhân do quy định của Bộ luật hình sự chưa đầy đủ,
chưa cụ thể
Thứ nhất, khoản 3 Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định Tòa
án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt đối với các bản án đã c hiệu lực
pháp luật, nhưng chưa được thi hành, mà không quy định Tòa án cụ th là
Tòa án nào, Tòa án cấp nào thực hiện việc tổng hợp hình phạt trong từng

trường hợp cụ th . Khắc phục thiếu sót này khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình
sự năm 1999 bổ sung rõ hơn là hánh án òa án c thẩm quyền tổng hợp
hình phạt, nhưng cũng không quy định cụ th thẩm quyền của Chánh án
Tòa án mỗi cấp, của Chánh án Tòa án cụ th nào. Bộ luật hình sự năm
1999 có hiệu lực cho đến nay hơn 17 năm nhưng vẫn chưa được cơ quan
có thẩm quyền hướng dẫn cụ th thi hành trường hợp này, đã gây kh
khăn, lúng túng trong quá tr nh áp dụng trong thực tiễn. Mặc dù theo thông
báo của Tòa án nhân dân tối cao, thì Thông từ liên ngành số 02/TTLN
ngày 20/12/1991 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện ki m sát nhân dân
tối cao vẫn được áp dụng đ tổng hợp hình phạt theo quy định tại khoản 3
Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999. heo phân tích ở mục 2.1.1.2, thì
hông tư liên ngành số 02/ LN ngày 20/12/1991 là đ hướng dẫn Bộ
luật hình sự năm 1985, Đến nay Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 c hiệu
lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 cơ bản vẫn giữ nguyên như Điều
51 Bộ luật hình sự năm 1999. Do vậy trong trường hợp này đề nghị cơ
quan có thẩm quyền cần hướng dẫn một cách đầy đủ, cụ th đ áp dụng
khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng như Điều 56 Bộ luật hình
sự năm 2015 một cách thống nhất, tránh những sai sót.

13


Thứ hai, Điều 75 Bộ luật hình sự 1999 chưa quy định trường hợp
người chưa thành niên phạm nhiều tội và đã bị kết án, các bản án này đều
có hiệu lực pháp luật thì việc tổng hợp hình phạt được thực hiện thế nào.
Thẩm quyền tổng hợp hình phạt và mức hình phạt được tổng hợp ra sao là
còn bỏ ngõ, chưa c hướng dẫn cụ th . Điều này dẫn đến nhiều cách hi u
và áp dụng khác nhau trong thực tiễn, khi tổng hợp hình phạt của nhiều
bản án đã c hiệu lực đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội.
2.2.2.2. Hướng dẫn thi hành pháp luật chưa đầy đủ

ho đến nay hông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 20/12/1991 của
Tòa án nhân dân tối cao và Viện ki m sát nhân dân tối cao vẫn được áp
dụng đ tổng hợp hình phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình
sự năm 1999. hông tư này đã quá lạc hậu, không còn phù hợp với quy
định của Bộ luật hình sự năm 1999. rong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật
hình sự vào năm 2009, cũng như trong Bộ luật hình sự năm 2015 cũng cơ
bản giữ nguyên như Bộ luật hình sự năm 1999.
2.2.2.3. Việc kiểm tra, giám đốc việc xét xử chưa thường xuyên
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có vai trò quan trọng trong công tác ki m
tra việc thực hiện, xây dựng pháp luật, trong việc tổng kết kinh nghiệm,
hướng dẫn xét xử, góp phần giáo dục, xây dựng đội ngũ hẩm phán. Đồng
thời qua công tác này còn chỉ ra những sai lầm về mặt pháp luật trong việc
xét xử của các cấp òa án, đồng thời hướng dẫn việc khắc phục những sai
lầm đ . Vai trò này được phát huy ở các cấp Tòa án sẽ góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử.
2.2.2.4. Đội ngũ Thẩm phán, Hội đồng thẩm nhân dân chưa nhận
thức đầy đủ, chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật
Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 1016 òa án nhân dân hai cấp tỉnh
Ninh Bình luôn trong tình trạng thiếu Thẩm phán, có thời đi m số lượng
Thẩm phán trung cấp chỉ đáp ứng 2/3 so với biên chế. r nh độ chuyên
môn đa phần là Cử nhân luật, tính đến năm 2013 mới chỉ có 04 Thẩm phán
sơ cấp c tr nh độ Thạc sĩ. Hội thẩm nhân dân c tr nh độ Cử nhân luật,
14


Trung cấp Luật chiếm tỷ lệ thấp. Chính vì vậy khả năng nhận thức trong
quá trình áp dụng pháp luật có phần hạn chế. Trong khi mỗi Thẩm phán
phải giải quyết số lượng án b nh quân hàng năm nhiều gần gấp hai lần so
với quy định của ngành, nên thời gian dành cho nghiên cứu văn bản quy
phạm pháp luật cũng như đối với từng vụ án cụ th là chưa nhiều, chưa sâu

sát.
Kết luận chương 2
m lại, việc tổng hợp h nh phạt theo Pháp luật h nh sự Việt Nam và
thực tiễn tại tỉnh Ninh B nh trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều thiếu s t,
bất cập, việc tổng hợp h nh phạt và công việc đặc biệt của hoạt động quyết
định h nh phạt. òa an trước hết phải áp dụng các qui định chung đối với
quyết định h nh phạt sau đ còn phải áp dụng qui định riêng đối với từng
trường hợp cụ th theo qui định của Pháp luật. Việc tổng hợp h nh phạt
phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định đã phân tích ở trên, mỗi
nguyên tắc c cách thức tổng hợp riêng. V vậy , đ tổng hợp h nh phạt
đúng đòi hỏi cán bộ xét xử phải hi u đúng và áp dụng thống nhất các
nguyên tắc này theo qui định của Bộ luật h nh sự. Xét về mặt kỹ thuật lập
pháp, qui định về tổng hợp h nh phạt theo Điều 50 và Điều 51 Bộ luật h nh
sự 1999 cũng như Điều 130 và Điều 131 Bộ luật h nh sự năm 2015 so với
các qui định trước đ là một tiến bộ vượt bậc. uy nhiên đ pháp luật ngày
càng hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm tác giả cho rằng cần c một hướng dẫn cụ th đ việc thi hành được
thống nhất, tránh việc tùy tiện.

15


Chương 3
CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
TỔNG HỢP HÌNH PHẠT ĐÚNG
3.1. Các yêu cầu bảo đảm tổng hợp hình phạt đúng trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình
- Thứ nhất thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có rất nhiều trường
hợp một người phạm nhiều tội bị đưa ra xét xử cùng một lần hoặc trường
hợp một người đang chấp hành hình phạt thì bị đưa ra xét xử về tội phạm

thực hiện trước khi có bản án này, cũng như đang chấp hành hình phạt thì
phạm tội mới. Và nhiều trường hợp c người đang phải chấp hành nhiều
bản án đã c hiệu lực pháp luật nhưng chưa được tổng hợp. Qua thống kê
trong 05 năm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Tòa án nhân dân hai cấp đã đưa
ra xét xử gần 5.000 vụ án hình sự. Do tác giả lựa chọn một cách ngẫu
nhiên nghiên cứu 150 bản án và quyết định tổng hợp hình phạt tù của
nhiều bản án từ năm 2012 đến năm 2016 nên không thống kê chính xác có
bao nhiêu trường hợp khi xét xử Tòa án phải tổng hợp hình phạt theo quy
định tại Điều 50, 51 và Điều 57 của Bộ luật hình sự. Trong 150 bản án này
và quyết định thi hành án phạt tù của nhiều bản án có nhiều trường hợp
trong cùng một bản án xét xử nhiều bị cáo khác nhau, phạm cùng một tội
hoặc nhiều tội, nên mặc dù nghiên cứu 150 bản án và quyết định tổng hợp
hình phạt tù, nhưng thực tế có nhiều hơn 150 người phạm tội bị đưa ra xét
xử và được tổng hợp hình phạt, thậm chí có một bản án mà khi xét xử Tòa
án đã phải tổng hợp với nhiều người đang phải chấp hành một hoặc nhiều
bản án mà phạm tội mới.
- Yêu cầu thứ hai mang tính bắt buộc trong tổng hợp hình phạt là
phải bảo đảm tính pháp chế. Đây là yêu cầu cốt lõi, đòi hỏi khi tổng hợp
hình phạt Tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật hình
sự. Chỉ khi tuân thủ nguyên tắc này thì mới áp dụng được các nguyên tắc
khác của chế định tổng hợp hình phạt.
16


- Yêu cầu thứ ba là phải bảo đảm các hình phạt đã tuyên được tổng
hợp và các bản án phải được tổng hợp. Như đã phân tích ở các phần trên
trong các hình phạt trong hệ thống hình phạt nước ta có những hình phạt
tổng hợp được với nhau, nhưng cũng c những hình phạt không tổng hợp
được với nhau thành hình phạt chung.
- Yêu cầu thứ tư của tổng hợp hình phạt là bảo đảm tính thi hành,

không chống chéo, bảo đảm quyền con người. Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, hình phạt khác với các biện
pháp cưỡng chế về hành chính, dân sự và n mang đến nhiều hậu quả pháp
lý bất lợi cho người bị áp dụng. Chính vì vậy mà hình phạt chỉ được quy
định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định. Hình phạt chỉ thực sự
phát huy được tác dụng trừng trị, ngăn ngừa, giáo dục, phòng ngừa khi nó
đáp ứng được các mục đích mà Nhà nước mong muốn.
- Yêu cầu thứ năm của tổng hợp hình phạt là phải có sự lựa chọn khi
quyết định hình phạt: Khi quyết định hình phạt òa án căn cứ vào quy định
của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hi m cho xã hội,
nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đ đưa ra loại và mức hình phạt cụ th tương xứng với hành vi
phạm tội. Đối với vụ án mà người phạm từ hai tội trở lên th đây mới là
điều kiện cần, vì khi quyết định hình phạt của từng tội Tòa án phải cân
nhắc, lựa chọn hình phạt cụ th phù hợp với từng tội đ , nhưng cũng phải
vừa đảm bảo nguyên tắc tổng hợp hình phạt. Chẳng hạn nếu người phạm
hai tội đã bị tạm giam hơn hai năm nhưng khi quyết định hình phạt của hai
tội cộng lại là ba năm cải tạo không giam giữ.
3.2. Các giải pháp bảo đảm tổng hợp hình phạt đúng trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Bộ luật hình sự năm 1999 đã khắc phục được những hạn chế, thiếu
sót của Bộ luật h nh năm 1985. uy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự hiện nay vẫn còn nhiều thiếu vướng mắc, bất cập, một số điều luật
17


quy định chưa thật sự rõ ràng, chưa chặt chẽ, thậm chí chưa đầy đủ. Từ đ
dẫn tới việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự trong thực tế vẫn
còn nhiều sai s t, đặc biệt là việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp

phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án và đặc biệt là việc
tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Nhưng đối với
việc tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đã được
hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 2015 c hiệu lực thi hành từ ngày 1
tháng 1 năm 2018.
- Một là, đề xuất hướng dẫn cụ th Điều 50 Bộ luật hình sự năm1999
hiện hành quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều
tội. Về nội dung của điều luật quy định khi xét xử cùng một lần một người
phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đ tổng
hợp hình phạt theo các quy định từ khoản 1 đến khoản 2 của điều luật.
Nghiên cứu các đi m của khoản 1 và khoản 2 Điều 50 của Bộ luật hình sự
th hướng dẫn cách thức tổng hợp hình phạt như thế nào đối với các hình
phạt chính và hình phạt bổ sung, hình phạt nào được tổng hợp với hình
phạt nào, hình phạt nào không được tổng hợp với các hình phạt nào, trong
đ c quy định các nguyên tắc tổng hợp hình phạt.
Đi m a khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự quy định nếu các hình phạt
đã tuyên cùng là tù c thời hạn thì các hình phạt đ được cộng lại thành
hình phạt chung, hình phạt chung không được vượt quá ba mươi năm đối
với hình phạt tù. Đối với mỗi một hành vi phạm tội, khi quyết định hình
phạt òa án căn cứ vào Điều 45 Bộ luật hình sự đ cân nhắc hình phạt đảm
bảo tương xứng với tính chất và mức độ nguy hi m cho xã hội của hành vi
phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự, tức là phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế. Nhưng mục
đích của hình phạt đâu chỉ nhằm trừng trị người phạm tội, mà còn giáo dục
họ trở thành người có ích cho xã hội.
- Hai là, cũng với lập luận ở phần thứ nhất, tác giả đề nghị hướng
dẫn cụ th khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 1999 (khoản 1 Điều 104 Bộ
18



luật hình sự 2015) là khi một người đang phải chấp hành một bản án mà lại
bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định
hình phạt đối với tội đang xét xử, sau đ quyết định hình phạt chung theo
quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. Thời gian đã chấp hành của bản án
trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Nếu thuộc đi m a
khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự là hình phạt tù thì tổng hợp hình phạt
chung không quá hai mươi lăm năm.
- Ba là, khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 cần được bổ sung
rõ hơn là hánh án òa án c thẩm quyền tổng hợp hình phạt là Chánh án
Tòa án cấp nào đối với bản án của Tòa án cấp nào, đ việc tổng hợp hình
phạt trong trường hợp này được rõ
3.2.2. Giải pháp hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết
thực tiễn xét xử
Khoản 3 Điều 20 Luật tổ chức tòa án nhân dân quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao là: “ ổng kết thực tiễn xét xử của
các tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”. Mục đích
của tổng kết thực tiễn xét xử là nhằm tìm ra nguyên nhân của việc xét xử
không đúng pháp luật, không thống nhất pháp luật. Nhiệm vụ này đã được
Tòa án nhân dân tối cao thực hiện thường xuyên, không chỉ diễn ra trong
các kỳ hội nghị tổng kết hàng năm, mà thông qua công tác ki m tra, giám
đốc, tổng kết chuyên đề, các đề tài khoa học nghiên cứu thực tiễn xét xử đ
tìm ra những khiếm khuyết, từ đ kiến nghị xây dựng các văn bản pháp
luật mới phù hợp với thực tiễn. Tổng kết thực tiễn xét xử là một nguồn
quan trọng về việc cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác lập pháp,
công tác hướng dẫn pháp luật. Do đ , nếu không có việc tổng kết thực tiễn
xét xử, tòa án nhân dân tối cao không th thực hiện tốt được nhiệm vụ
hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
Đ thực hiện tốt chức năng hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật,
Tòa án nhân dân tối cao có rất nhiều hoạt động thông qua việc giám sát
việc xét xử, hướng dẫn nghiệp vụ của các tòa chuyên trách dưới dạng các

19


công văn trao đổi nghiệp vụ hoặc các công văn của Viện khoa học xét xử
về các trường hợp cụ th trong áp dụng pháp luật, các hướng dẫn thông
qua các báo cáo tổng kết ngành, các kết luận của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao trong hội nghị tổng kết. Song, hướng dẫn quan trọng nhất, có
giá trị pháp lý chính là Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao. Đây là loại văn bản quy phạm pháp luật mang tính tổng kết
thực tiễn rất cao, c tính hướng dẫn rộng lớn, không chỉ cho ngành tòa án
mà các cơ quan c liên quan cũng áp dụng trong công tác của mình. Ngoài
ra các hướng dẫn liên ngành dưới dạng thông tư liên tịch cũng được ngành
Tòa án rất quan tâm.
Chính thực tiễn xét xử và tổng kết thực tiễn xét xử đã giúp cho Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đưa ra các kiến giải, hướng dẫn
rất sâu sát, sinh động, có giá trị rất cao trong việc tháo gỡ các vướng mắc,
lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật, bảo đảm việc xét xử thống
nhất trong toàn ngành.
3.2.3. Giải pháp kiểm tra công tác xét xử
Trong tố tụng hình sự, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là thủ tục đặc
biệt, nhằm xét lại bản án hoặc quyết định đã c hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử
lý vụ án hoặc là có tình tiết mới được phát hiện có th làm thay đổi nội
dung của vụ án mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định
đ . Qua công tác giám đốc án, bên cạnh việc sửa chữa các sai lầm của các
bản án, quyết định của òa án đã c hiệu lực pháp luật, thủ tục giám đốc,
tái thẩm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử trong
toàn ngành tòa án nhân dân, củng cố đội ngũ hẩm phán, cán bộ tòa án
toàn quốc, điều này được th hiện cụ th
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

ính đến tháng 6 năm 2017, toàn ngành òa án nhân dân tỉnh Ninh
B nh được Tòa án nhân tối cáo giao134 biên chế, trong đ c 34 hẩm
phán, 82 hư ký òa án và 18 chức danh khác. Với số lượng Thẩm phán
20


nêu trên so với số lượng biên chế được Tòa án nhân dân tối cao phân bổ
thì còn thiếu 05 Thẩm phán, trong đ hẩm phán trung cấp thiếu 05 người,
Thẩm phán sơ cấp không thiếu. Số thẩm phán này sẽ được bổ sung trong
thời gian tới (hiện c 21 thư ký òa án, hẩm tra viên đã và đang đào tạo
nghiệp vụ xét xử). Đến nay có 100% Thẩm phán Tòa án hai cấp là đảng
viên, tr nh độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ hẩm phán
ngày càng được nâng cao. Toàn ngành hiện có 8 Thẩm phán có học vị
Thạc sĩ và 03 hẩm phán đang theo học Cao học. Có 85% Thẩm phán
được bổ nhiệm làm thẩm phán nhiệm kỳ thứ hai, 15% Thẩm phán nhiệm
kỳ thứ 3, cá biệt c trường hợp trên 20 năm làm hẩm phán nên tích lũy
được nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử. Nhìn chung Thẩm phán của
Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Ninh Bình có phẩm chất, đạo đức tốt, có
tr nh độ chuyên môn nghiệp vụ cao bảo đảm hoàn thành nhiệm tốt vụ công
tác.
3.2.5 Các giải pháp khác
Đổi mới chế độ, chính sách, tiền lương và các chế độ chính sách khác
cho độ ngũ cán bộ, công chức, nhất là Thẩm phán theo đặc thù của ngành
Tòa án nhân dân.
Kết luận chương 3
Nhìn chung hệ thống Pháp luật nước ta còn chưa thực sự đồng bộ,
chất lượng các văn bản Pháp luật chưa cao, công tác phổ biến tuyên truyền
Pháp luật còn nhiều hạn chế, công tác phổ biến tuyên truyền Pháp luật có
lúc chưa thường xuyên. Đ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại h a đất nước, chủ động hội nhập quốc tế cần phải có

hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn thiện mang tính khả thi cao hơn nữa.
Hàng năm Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình cần mời các chuyên gia có
tr nh độ cao trong lý luận và thực tiễn tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu
cho đội ngũ thẩm phán , thư ký òa án , Hội thẩm nhân dân hai cấp nhiều
hơn.

21


KẾT LUẬN
Tổng hợp hình phạt là chế định ra đời từ rất sớm, từ trước khi có Bộ luật
hình sự. Tùy từng giai đoạn lịch sự khác nhau, mà chế định này có những quy
định phù hợp đ đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Nhìn chung, pháp luật h nh sự trên thế giới và tại Việt Nam chưa c
điều luật nào quy địnhcụ th về khái niệm tổng hợp h nh phạt, nhưng đã có
những
quy định cụ th về việc tổng hợp h nh phạt của nhiều bản án, tổng hợp
h nh phạt của nhiều tội, tổng hợp h nh phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội, tổng hợp h nh phạt liên quan đến án treo, đ là những qui định
cụ th đ việc thự thi Pháp luật được thống nhất, thực tiễn thông qua công
tác xét xử, tác giả thấycần phảihoànthiệnphápluậth nhsựcủaViệtNam liên
quan đến tổng hợp h nh phạt đ c căn cứ làm nguyên tắc chung khi xét xử
thực hiện. ho đến nay, vìnhữngđiềukiệnnhấtđịnhmàngànhTòaánkhông có
số liệu thống kê một cách cụ th trong một năm c bao nhiêu trường hợp
khi xét xử phải tổng hợp h nh phạt, có bao nhiêu trường hợp quyết định
đúnghoặc sai.
Nhìn chunghệthốngphápluậtnướctacònchưathựcsựđồng bộ.
hất
lượng các vănbảnphápluậtchưa cao.Côngtáctuyêntruyền, phổ biến, giáo

dục pháp luật còn nhiềuhạnchế.Đ đápứngyêucầu, nhiệm vụ của thời kỳ
công nghiệp h a, hiện đại h ađấtnước,chủ động hội nhập quốc tế, cần phải
khẩn trương xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống
nhất, khả thi, công khai,minh bạch.Việc nghiên cứu luận văn này c vai trò
đ ng g p cho công cuộc xây dựng những quy định pháp luật mới hoặc c
hướng dẫn cụ th nhằmhoànthiệnphápluậthình sự Việt Nam nói chung
trong đ liên quan đến việc tổng hợp h nh phạt, là vấnđề mang tính cấp
thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tiễncủaviệc tổng hợp h nh phạtg p phần
vào qúa trình đấu tranh phòng và chống tội phạm.

22


Trong tổng hợp hình phạt, pháp luật hình sự nước ta quy định các
trường hợp tổng hợp khác nhau, đ là tổng hợp hình phạt trong trường hợp
phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án và tổng hợp hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội. Đ tổng hợp hình phạt đúng, đòi
hỏi tuân thủ các nguyên tắc về tổng hợp hình phạt, thẩm quyền tổng hợp
hình phạt. rong đ phải nắm vững hình phạt nào được tổng hợp với hình
phạt nào, hình phạt nào không được tổng hợp với hình phạt nào. Đồng thời
khi quyết định hình phạt của nhiều tội đối với một người phạm tội khi bị
đưa ra xét xử cùng một lần, Tòa án phải cân nhắc, lựa chọn các hình phạt
cho phù hợp, đ việc tổng hợp hình phạt đảm bảo đúng pháp luật.
Chế định này qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã dần phù hợp hơn với
thực tiễn. Tuy nhiên qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, vẫn còn những vấn
đề quy định về tổng hợp hình phạt là chưa phù hợp, chưa đầy đủ, cần thiết
phải được sửa đổi, bổ sung, đảm bảo tính pháp chế, tính bảo đảm thi hành
và làm cho pháp luật hình sự được áp dụng một cách thống nhất.
Nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta ở phần chế định
này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình

sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình” đ làm rõ hơn các quy định
của pháp luật về vấn đề này và các vấn đề có liên quan từ thực tiễn tỉnh
Ninh Bình. Qua nghiên cứu lý luận và từ thực tiễn áp dụng, tác giả đã
minh chứng được những băn khoăn, trăn trở của m nh là c căn cứ

23


×