Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Doanh nghiep Việt Nam 15 nam đầu thế kỷ 2000 2014 Tổng cục thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 234 trang )



2


3


4


LỜI NÓI ĐẦU

Luật Doanh nghiệp đầu tiên được Quốc hội phê chuẩn, có hiệu lực từ năm 2000 đã
đánh dấu năm khởi đầu cho giai đoạn phát triển vượt bậc của doanh nghiệp Việt Nam.
Khu vực doanh nghiệp hiện đóng góp trên 60% vào tổng sản phẩm trong nước
(GDP), là bộ phận quan trọng, quyết định chủ yếu đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của
toàn bộ nền kinh tế nước ta.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà nghiên cứu, người dùng tin trong nước
và quốc tế về kết quả sản xuất kinh doanh cũng như đóng góp của các doanh nghiệp
giai đoạn 2000-2015, Tổng cục Thống kê trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ấn phẩm
"Doanh nghiệp Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ (2000 - 2014)".
Ấn phẩm gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2014;
Phần 2: Số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2014;
Phần 3: Những khái niệm và giải thích chung.
Tổng cục Thống kê mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà
nghiên cứu, người dùng tin và bạn đọc trong và ngoài nước để các ấn phẩm tiếp theo có
chất lượng tốt hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
Vụ Thống kê Công nghiệp, Tổng cục Thống kê, số 6B, Hoàng Diệu, Hà Nội;


Email: /.
Trân trọng cảm ơn!
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

5


6


MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu

5

Phần 1: Tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2015

9

Phần 2: Số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2015

27

I. Phân theo ngành kinh tế

29


Biểu 1

Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12

31

Biểu 2

Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12

36

Biểu 3

Số doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn

59

Biểu 4

Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ

82

Biểu 5

Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp

105


Biểu 6

Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả của doanh nghiệp

126

Biểu 7

Lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12

147

Biểu 8

Lao động bình quân và thu nhập của người lao động

156

Biểu 9

Tài sản của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12

165

Biểu 10 Nguồn vốn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12

171

Biểu 11 Nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp


177

Biểu 12 Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp

186

Biểu 13 Số doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phân theo quy mô lao động

195

Biểu 14 Số doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phân theo quy mô nguồn vốn

215

II. Phân theo vùng

235

Biểu 1

Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12

237

Biểu 2

Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12

239


Biểu 3

Số doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn

251

Biểu 4

Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ

263

7


Trang
Biểu 5

Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp

276

Biểu 6

Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả của doanh nghiệp

596

Biểu 7


Lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12

916

Biểu 8

Lao động bình quân và thu nhập của người lao động

920

Biểu 9

Tài sản của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12

925

Biểu 10 Nguồn vốn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12

928

Biểu 11 Nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp

931

Biểu 12 Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp

935

Biểu 13 Số doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phân theo quy mô lao động


940

Biểu 14 Số doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phân theo quy mô nguồn vốn

952

Phần 3: Những khái niệm và giải thích chung

965

8


PHẦN 1

TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

9


10


I. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ QUY MÔ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2015
1. Số lượng doanh nghiệp
Tại thời điểm 31/12/2015 cả nước có 442.485 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, gấp
11,3 lần cùng thời điểm năm 2000 (năm đầu tiên Luật Doanh nghiệp có hiệu lực). Bình quân

giai đoạn 2000-2015, mỗi năm số lượng doanh nghiệp tăng 17,6%. Trong đó tốc độ tăng
bình quân của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cao nhất với 18,9%/năm, tiếp đến là
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tốc độ tăng 14,7%/năm, riêng khu vực
doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa, do vậy giảm
4,4%/năm.
Biểu đồ 1: Số lượng DN và tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2000-2015

Số lượng doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh ở những năm đầu giai đoạn 2000-2015
và tốc độ tăng giảm dần những năm sau của giai đoạn. Tốc độ tăng số doanh nghiệp bình
quân giai đoạn 2000-2005 là 22,2%/năm, giai đoạn 2005-2010 là 21,2%/năm và chững lại
với mức tăng 9,6%/năm giai đoạn 2010-2015.

11


Về cơ cấu, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng
khẳng định vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, khu vực này chiếm 81,8% tổng số doanh
nghiệp năm 2000 và tăng nhanh lên 96,7% năm 2015. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có
số doanh nghiệp chiếm 3,9% năm 2000, giảm xuống còn 2,7% năm 2015, khu vực doanh
nghiệp nhà nước giảm nhanh trong giai đoạn 2000-2015 về số doanh nghiệp, từ chiếm 14,3%
tổng số doanh nghiệp năm 2000 xuống chỉ còn 0,6% năm 2015.
Doanh nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng kinh tế lớn nhất cả nước là Đông
Nam Bộ (nơi có Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng và quy mô DN lớn nhất cả nước) và
vùng Đồng bằng sông Hồng (nơi có thành phố Hà Nội có số lượng và quy mô doanh nghiệp
lớn thứ hai cả nước). Năm 2000, số lượng doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm
20,4% tổng số doanh nghiệp cả nước, tăng lên 32,4% năm 2015. Khu vực Đông Nam Bộ
năm 2000 chiếm 30,6% tổng số doanh nghiệp cả nước, tăng lên 41,3% năm 2015. Các vùng
còn lại có tỷ lệ doanh nghiệp chiếm trong tổng số doanh nghiệp cả nước năm 2015 đều giảm
so với năm 2000, giảm mạnh nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 chiếm
24,2% tổng số doanh nghiệp cả nước, giảm xuống chỉ còn 7,4% năm 2015.

Theo khu vực và ngành kinh tế, doanh nghiệp tập trung nhiều và phát triển nhanh ở khu
vực dịch vụ. Thời điểm 31/12/2015, số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực các
ngành dịch vụ là 304.673 DN, chiếm 68,9% tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế;
gần 134 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm trên
30% số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế; gần 4 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chỉ chiếm 0,9% tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền
kinh tế.
Giai đoạn 2000-2015 các doanh nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành khá rõ
nét. Tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
công nghiệp và xây dựng giảm, trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực
dịch vụ tăng nhanh. Tốc độ tăng số doanh nghiệp bình quân của khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản là 1,1%/năm, năm 2000 số lượng doanh nghiệp khu vực này chiếm 8,5% tổng số
doanh nghiệp, đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn chiếm 0,9%. Khu vực công nghiệp và xây
dựng năm 2000 chiếm 34,6% tổng số doanh nghiệp, giảm xuống còn 30,3% năm 2015. Các
doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ phát triển nhanh về số lượng, đạt tốc độ tăng
bình quân 19,1%/năm, đặc biệt khu vực này có tốc độ tăng nhanh về số doanh nghiệp ở một
số ngành như giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, thông tin và truyền
thông, hoạt động kinh doanh bất động sản, nghệ thuật vui chơi và giải trí. Tốc độ tăng trưởng
số lượng doanh nghiệp bình quân của các ngành này trong giai đoạn 2000 - 2015 đều ở mức
gần 30%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của doanh nghiệp của toàn bộ nền
kinh tế.
12


Biểu đồ 2: Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp khu vực và ngành kinh tế
giai đoạn 2000-2015

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Thời điểm
31/12/2015, số doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm 69% tổng số doanh nghiệp, doanh
nghiệp có từ 10 đến 49 lao động chiếm 24%, doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên chỉ

chiếm trên 7% trong tổng số doanh nghiệp. Theo tiêu chí xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo quy mô lao động (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ), các doanh nghiệp Việt
Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thời điểm 31/12/2015 số doanh nghiệp nhỏ và vừa
đang hoạt động chiếm 98% (năm 2000 là 92%) trong tổng số doanh nghiệp, các doanh
nghiệp có quy mô lớn chỉ còn chiếm 2% (năm 2000 là 8%) trong tổng số doanh nghiệp. Tốc
độ tăng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa bình quân giai đoạn 2000-2015 cũng khá nhanh với
18,1%/năm, trong khi đó khu vực doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ tăng bình quân 7,3%/năm.
Quy mô lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (tiêu chí phân tổ các
doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ) có sự thay đổi khá rõ nét với tốc độ tăng lao động bình quân giai
đoạn 2000-2015 là 12,6%/năm. Năm 2000 khu vực này thu hút được gần 1 triệu lao động
(chiếm 28,7% tổng số lao động toàn doanh nghiệp), đến năm 2015 số lao động khu vực này
đã tăng lên đáng kể với gần 5,7 triệu (chiếm 44,2% tổng số lao động toàn doanh nghiệp).
Vốn huy động vào kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tăng đáng kể
trong cả giai đoạn 2000-2015, năm 2015 vốn của khu vực này chiếm hơn 40% tổng vốn toàn
bộ doanh nghiệp, trong khi năm 2000 vốn của khu vực này chỉ chiếm 20%.
13


2. Số lượng lao động
Tại thời điểm 31/12/2015, khu vực doanh nghiệp đã thu hút gần 13 triệu lao động, tăng
hơn 9,5 triệu lao động so với thời điểm 31/12/2000. Giai đoạn 2000-2015, tốc độ tăng lao
động bình quân khu vực doanh nghiệp là 9,4%/năm (thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng bình
quân của số lượng doanh nghiệp), do đó số lao động bình quân 1 doanh nghiệp giảm mạnh từ
86 lao động/1 DN năm 2000 xuống còn 29 lao động/1 DN năm 2015.
Biểu đồ 3: Số lượng lao động và tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2015

Xét về tốc độ tăng lao động bình quân của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015,
giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn có tốc độ tăng lao động bình quân cao nhất với 12,6%/năm,
tiếp đến là giai đoạn 2005-2010 với 10,1%/năm và thấp nhất là giai đoạn 2010-2015 với tốc

độ bình quân 5,5%/năm.
Cơ cấu lao động của các khu vực doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn
này, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Trước năm 2005, các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp chủ yếu vào sự
phát triển của toàn bộ doanh nghiệp với những tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn,
14


trong khi bộ phận doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ, tác động không nhiều
đến kết quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, trong giai đoạn 20052015, cơ cấu nội bộ doanh nghiệp trong nước thay đổi khá nhanh, doanh nghiệp nhà nước có
xu hướng giảm dần cả về số lượng và quy mô doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp ngoài
nhà nước phát triển rất nhanh về số lượng: năm 2000 khu vực doanh nghiệp nhà nước thu hút
tới 61,7% tổng số lao động của toàn bộ doanh nghiệp nhưng đến năm 2015 giảm xuống chỉ
còn chiếm 10,7%, ngược lại khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh về số lượng
và tỷ lệ thu hút lao động trong giai đoạn này, năm 2000 các doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ
thu hút 26,1% tổng số lao động toàn doanh nghiệp, đến năm 2015 đã tăng lên 60%. Cơ cấu
lao động của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh về số lượng
và tỷ lệ thu hút lao động, từ 12,2% năm 2000 lên 29,3% năm 2015. Tuy có số lao động
chiếm tỷ lệ cao nhưng khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu có qui mô nhỏ, bình
quân năm 2015 chỉ với 18 lao động/1 doanh nghiệp, thấp hơn nhiều so với 2 khu vực còn lại.
Năm 2015, khu vực doanh nghiệp nhà nước có số lao động bình quân 1 doanh nghiệp cao
nhất với 484 lao động/1 DN, tiếp theo là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với
316 lao động/1 DN.
Xét theo ngành kinh tế, lực lượng lao động vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực doanh
nghiệp công nghiệp và xây dựng, năm 2000 khu vực này thu hút lao động chiếm 67,8% toàn
bộ doanh nghiệp, giảm nhẹ xuống 65,7% năm 2015. Khu vực các doanh nghiệp dịch vụ cũng
có xu hướng thu hút lao động ngày càng tăng về tỷ lệ, từ 24,3% năm 2000, tăng lên 32,2%
năm 2015. Khu vực các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể về quy mô
và tỷ lệ thu hút lao động, từ chiếm 7,9% tổng số lao động toàn bộ doanh nghiệp năm 2000,
giảm xuống chỉ còn chiếm 2% năm 2015. Trong khu vực các doanh nghiệp công nghiệp và

xây dựng, ngành chế biến, chế tạo là ngành thu hút nhiều lao động nhất với 48,5% tổng số
lao động doanh nghiệp năm 2015.
3. Nguồn vốn và tài sản cố định
Thời điểm 31/12/2015, toàn bộ khu vực doanh nghiệp thu hút 23,6 triệu tỷ đồng vốn
cho sản xuất kinh doanh, trong khi tổng vốn của các doanh nghiệp cùng thời điểm
31/12/2000 chỉ đạt xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn bình quân giai đoạn 2000-2015
của toàn bộ doanh nghiệp là 22,7%/năm. Tốc độ tăng về vốn luôn cao hơn tốc độ tăng về số
lượng doanh nghiệp (17,6%) cho thấy xu hướng tăng nhanh về quy mô vốn bình quân 1
doanh nghiệp. Vốn bình quân 1 doanh nghiệp năm 2015 gấp 1,9 lần năm 2000, từ 28 tỷ
đồng/1 DN năm 2000 lên 53,4 tỷ đồng/1 DN năm 2015. Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn có
tốc độ tăng vốn bình quân cao nhất với 35,5%/năm, tiếp đến là giai đoạn 2000-2005 với
19,4%/năm, thấp nhất là giai đoạn 2010-2015 với 14,3%/năm. Cũng tương tự như nguồn
vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010 cũng tăng
nhanh với bình quân 37,5%/năm.
15


Biểu đồ 4: Nguồn vốn và tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2000-2015

Về tỷ trọng nguồn vốn của các loại hình doanh nghiệp đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt giữa
loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2000, loại hình doanh
nghiệp nhà nước chiếm 67,7% tổng vốn toàn doanh nghiệp thì đến năm 2015 loại hình doanh
nghiệp này chỉ còn chiếm 31,3%. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2000 chỉ
chiếm 10,3% tổng vốn toàn bộ doanh nghiệp thì năm 2015 tăng nhanh, chiếm 49,9%. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng vốn chiếm trong toàn bộ
doanh nghiệp, với 22% năm 2000, giảm xuống 18,8% năm 2015. Mặc dù tốc độ tăng vốn bình
quân của loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn 2000-2015 đạt cao nhất với
36,4%/năm nhưng các doanh nghiệp nhà nước lại có quy mô vốn bình quân một doanh nghiệp
đạt cao nhất, năm 2015 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng/1DN, cao gấp 94 lần vốn bình quân một doanh
nghiệp trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và gấp 7 lần các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài.
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2015
1. Tổng quan kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn
2000-2015

Cùng với sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp, tạo ngày càng nhiều việc làm, nâng
cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động, khu vực doanh nghiệp đã có những
đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.

16


Bảng 1: Tốc độ phát triển bình quân một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp
Tốc độ phát triển bình quân (%)
Tên chỉ tiêu
2000-2005

2005-2010

2010-2015

Lao động

112,6

110,1

105,5


Nguồn vốn

119,4

135,5

114,3

TSCĐ và đầu tư dài hạn

118,3

137,5

117,6

Doanh thu thuần

122,5

128,9

113,7

Lợi nhuận trước thuế

123,2

125,2


109,2

Thuế và các khoản phải nộp ngân sách

121,7

121,2

112,1

Cùng với xu hướng tăng nhanh của số lượng doanh nghiệp, các chỉ tiêu đầu vào cho
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như số lao động, vốn, tài sản cố định và đầu tư dài
hạn cũng tăng nhanh, làm cho kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho ngân sách nhà
nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Doanh thu thuần của
toàn khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015 tăng bình quân 21,6%/năm (trong đó khu
vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12,9%/năm, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng cao nhất với
28,1%/năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,1%/năm). Lợi nhuận sản xuất
kinh doanh của toàn khu vực doanh nghiệp tăng bình quân 19%/năm (doanh nghiệp nhà
nước tăng 15,8%/năm, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 34,1%/năm, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài là 17,6%/năm). Đóng góp vào ngân sách nhà nước của toàn khu vực
doanh nghiệp tăng bình quân 18,2%/năm (trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 15,7%/năm,
doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 28,4%/năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là
16,1%/năm). Nhìn chung trong cả hai giai đoạn 2000-2005 và 2005-2010 tốc độ phát triển
bình quân của các chỉ tiêu cơ bản về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có tốc độ
tăng bình quân trên 20%/năm. Năm 2010 (năm trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu)
doanh thu thuần bình quân một lao động toàn khu vực doanh nghiệp đạt 800 triệu đồng/1 lao
động thì đến năm 2015 đã tăng lên 1,2 tỷ đồng/1 lao động. Các doanh nghiệp nhà nước có
mức tăng cao nhất về doanh thu thuần bình quân một lao động, từ gần 1,3 tỷ đồng/1 lao động
năm 2010 lên gần 2 tỷ đồng/1 lao động năm 2015. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng có mức doanh thu thuần bình quân một lao

động từ xấp xỉ 700 triệu đồng/1 lao động năm 2010, tăng lên 1,1 tỷ đồng/1 lao động năm 2015.
Các doanh nghiệp Việt Nam phát triển khá nhanh ở tất cả các vùng và các địa phương.
Những vùng và địa phương có thế mạnh phát triển nhanh hơn như: Vùng Đồng bằng sông
Hồng (tập trung ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định,

17


Quảng Ninh, Hưng Yên); Vùng Đông Nam Bộ (tập trung ở tỉnh, thành phố như: Thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu); Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung (tập trung ở các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh
Hòa, Bình Định,…).
Bảng 2: Cơ cấu một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2015
theo vùng kinh tế so với cả nước
Đơn vị tính: %
Vùng

1. Đồng bằng sông Hồng
2. Vùng núi phía Bắc
3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
4. Tây Nguyên
5. Đông Nam Bộ
6. Đồng bằng sông Cửu Long

Lao động

Nguồn
vốn

Doanh

thu thuần

Lợi
nhuận

Thuế và các khoản
phải nộp ngân sách
nhà nước

32,4

34,1

34,5

29,4

35,6

5,9

3,2

5,9

6,3

2,7

11,7


7,0

8,7

5,1

11,8

1,9

1,2

1,6

0,9

0,9

38,4

33,1

39,5

43,6

38,3

7,9


3,8

7,6

5,1

5,0

Số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn của toàn bộ doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở
hai vùng kinh tế trọng điểm là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, tất yếu dẫn đến các
chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của hai vùng này đều chiếm tỷ trọng chi phối trong
cả nước, cụ thể: Doanh thu thuần vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2015 chiếm 34,5% cả
nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm 39,5% cả nước. Tương ứng tỷ lệ của chỉ tiêu lợi nhuận của
hai vùng này trong toàn bộ doanh nghiệp lần lượt là 29,4% và 43,6%; đóng góp cho ngân
sách nhà nước lần lượt là 35,6% và 38,3%,…
Bảng 3: Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2000-2015 theo vùng kinh tế
Đơn vị tính: %
Vùng

Số doanh nghiệp

Lao động

Nguồn vốn

Doanh thu thuần

1. Đồng bằng sông Hồng


121,2

109,2

118,4

121,7

2. Vùng núi phía Bắc

116,6

109,6

128,8

128,0

3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

115,9

108,9

125,0

121,6

4. Tây Nguyên


113,3

105,0

121,3

119,4

5. Đông Nam Bộ

119,9

110,1

123,7

121,2

6. Đồng bằng sông Cửu Long

108,6

110,6

124,9

119,2

18



Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2000-2015 một số chỉ tiêu cơ bản cũng khá đồng
đều ở các vùng. Về số lượng doanh nghiệp, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là
hai vùng có tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp nhanh nhất với lần lượt 21,2%/năm và
19,9%/năm. Về số lượng lao động, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai
vùng có tốc độ tăng lao động cao nhất so với các vùng khác, lần lượt tăng 10,1%/năm và
10,6%/năm; các vùng còn lại đều có tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2000-2015
dưới 10%/năm. Về doanh thu thuần, các doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
vùng Tây Nguyên tăng khoảng 19%/năm, các vùng còn lại đều tăng trên 20%.
Bảng 4: Cơ cấu năm 2015 và tốc độ bình quân một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp
giai đoạn 2000-2015 theo khu vực và ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Nguồn vốn
Tên chỉ tiêu

Cơ cấu

Doanh thu thuần

Lợi nhuận
trước thuế

Thuế và các khoản
phải nộp khác

Tốc độ Cơ cấu Tốc độ Cơ cấu Tốc độ
Cơ cấu
Tốc độ
phát triển
phát triển

phát triển
phát triển
bình quân
bình quân
bình quân
bình quân

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản

1,0

115,4

0,6

115,4

1,2

120,9

0,3

108,4

2. Công nghiệp và xây dựng

38,6


123,0

52,0

122,8

61,8

117,6

59,1

117,8

Trong đó: Công nghiệp

29,8

122,3

45,7

122,9

58,9

117,5

54,9


117,6

2,8

120,2

2,0

112,9

4,0

100,3

10,2

110,5

20,5

122,4

39,1

123,6

51,7

128,9


39,6

121,3

Công nghệ thấp

7,9

120,6

15,7

121,0

17,3

125,9

14,5

117,2

Công nghệ trung bình

6,4

123,4

8,0


124,6

6,0

131,8

10,1

124,9

Công nghệ cao

6,2

124,1

15,4

126,8

28,4

130,9

15,0

125,5

Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước


5,9

123,0

4,3

127,5

2,5

118,5

4,7

119,7

Cung cấp nước; hoạt động quản lý
và xử lý rác thải

0,5

121,9

0,3

122,7

0,7


123,7

0,4

120,2

Xây dựng

8,8

126,6

6,4

122,4

2,9

119,9

4,2

119,9

3. Dịch vụ

60,4

122,8


47,4

120,5

37,0

121,9

40,6

119,2

15,5

119,9

34,6

119,9

10,8

137,0

23,4

118,8

Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo

Chia ra:

Trong đó:
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác

19


Theo khu vực và ngành kinh tế, dịch vụ là khu vực có tỷ lệ số doanh nghiệp chiếm cao
nhất với 68,9% trong tổng số doanh nghiệp, vốn huy động vào sản xuất kinh doanh của khu
vực này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,5% trong tổng vốn của doanh nghiệp, nhưng ngành
thu hút nhiều lao động và tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách nhà
nước cao nhất lại là khu vực công nghiệp và xây dựng. Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây
dựng thu hút tới 65,7% tổng số lao động doanh nghiệp, tạo ra 52,0% tổng doanh thu, 61,8%
lợi nhuận, 59,1% đóng góp cho ngân sách nhà nước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
có cơ cấu các chỉ tiêu cơ bản nhỏ hơn rất nhiều so với các khu vực còn lại, tốc độ tăng trưởng
của khu vực này cũng rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của khu vực này
trong khối doanh nghiệp; cụ thể, doanh thu thuần của khu vực này năm 2015 chỉ chiếm
0,6%, đóng góp cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 0,3% trong toàn bộ doanh nghiệp.
Tốc độ tăng doanh thu thuần bình quân giai đoạn 2000-2015 của khu vực công nghiệp,
xây dựng và khu vực dịch vụ đều trên 20%/năm. Những ngành dịch vụ phát triển nhanh
trong giai đoạn 2000-2015 (có mức tăng trên 30%/ năm) gồm: Thông tin và truyền thông,
kinh doanh bất động sản, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật vui chơi và giải trí. Trong khu vực
dịch vụ, ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm
tỷ trọng năm 2015 cao nhất với 34,6% về vốn toàn bộ doanh nghiệp, bình quân giai đoạn
2000-2015 ngành này thu hút thêm 19,9% vốn cho sản xuất kinh doanh. Nhìn chung doanh
nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ có mức tăng lợi nhuận bình quân giai đoạn 20002015 khá cao với 21,9%/năm; đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng 19,2%/năm.
Trong khu vực công nghiệp, xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành

có tỷ trọng doanh thu trong toàn bộ doanh nghiệp năm 2015 cao nhất với 39,1%; ngành này
cũng có tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn 2000-2015 khá cao với 23,6%/năm.
2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2015
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một số chỉ
tiêu cơ bản như: Hiệu quả sử dụng vốn, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận, chỉ số nợ,…
Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng tổng doanh thu/tổng nguồn vốn) của doanh nghiệp có
xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2000-2015, từ 0,81 lần năm 2000 xuống còn 0,69 lần
năm 2015, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần trong giai
đoạn 2000-2015. Giai đoạn này chỉ số quay vòng vốn giảm ở hầu hết các khu vực doanh
nghiệp, ngoại trừ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ số quay vòng vốn của
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất và có xu hướng tăng, từ 0,66
lần năm 2000 lên 1,01 lần năm 2015. Trong khi chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp
ngoài nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đều thấp và giảm đáng kể, chỉ đạt mức lần lượt là
0,74 lần và 0,41 lần trong năm 2015.
20


Biểu đồ 5: Chỉ số quay vòng vốn của DN giai đoạn 2000-2015
(Đơn vị tính: Lần)

Theo khu vực kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản và dịch vụ là các khu vực có chỉ số
quay vòng vốn năm 2015 đạt thấp với lần lượt là 0,38 lần và 0,53 lần. Công nghiệp và xây
dựng là khu vực năm 2015 có chỉ số quay vòng vốn đạt cao nhất với 0,91 lần; trong đó ngành
chế biến, chế tạo là ngành có chỉ số quay vòng vốn đạt khá cao với 1,28 lần (trong đó các
ngành có công nghệ cao đạt 1,71 lần).
Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng
nguồn vốn kinh doanh) của các doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn
2000-2015, cụ thể hiệu suất sinh lời của toàn bộ doanh nghiệp năm 2015 đạt 2,3%, thấp hơn
tỷ lệ 3,7% của năm 2000.
Theo loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ này có xu hướng giảm ở cả 3 loại hình doanh

nghiệp. Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu suất sinh lời trên vốn kinh
doanh cao và luôn đứng đầu trong 3 loại hình doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời trên vốn kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 9,0% năm 2000 xuống 5,5% năm
2015 và đạt cao nhất trong năm 2005 với 11,2%. Tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh của
các doanh nghiệp nhà nước giảm nhẹ từ 2,4% năm 2000 xuống 2,1% năm 2015. Các doanh
nghiệp ngoài nhà nước luôn có hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh thấp nhất trong ba loại
hình doanh nghiệp, từ 1,9% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,3% năm 2015, thấp hơn nhiều
so với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước.
21


Biểu đồ 6: Hiệu suất sinh lời trên vốn của DN giai đoạn 2000-2015

Theo khu vực và ngành kinh tế, công nghiệp và xây dựng là khu vực có hiệu suất sinh
lời trên vốn kinh doanh đạt cao nhất, nhưng cũng có hiệu suất giảm dần trong cả giai đoạn, từ
trên 7% năm 2000 giảm xuống còn khoảng gần 4% năm 2015.
Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng doanh
thu) của các doanh nghiệp năm 2015 đạt 3,6%, giảm dần trong cả giai đoạn 2000-2015. Các
doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất sinh lời trên doanh thu tăng trong cả giai đoạn, từ 5,3%
năm 2010 lên 5,6% năm 2015. Trong khi hai loại hình doanh nghiệp còn lại đều có hiệu suất
sinh lời giảm, cụ thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu suất sinh lời trên doanh
thu giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2000-2015 từ 13,3% năm 2000 xuống 5,8% năm 2015.
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có hiệu suất sinh lời trên doanh thu thấp nhất trong
các loại hình doanh nghiệp, đạt 2,7% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,9% năm 2015.
Biểu đồ 7: Hiệu suất sinh lời trên doanh thu của DN giai đoạn 2000-2015

22


Theo khu vực và ngành kinh tế, nông lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có hiệu suất

sinh lời trên doanh thu đạt cao nhất với 6,7% trong năm 2015, nhưng lại thấp hơn nhiều so
mức 18% của năm 2010. Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với hiệu suất 4,3%
năm 2015 và thấp nhất là khu vực dịch vụ, chỉ đạt 2,8% năm 2015.
Hiệu suất sử dụng lao động (bằng doanh thu bình quân một lao động/thu nhập bình
quân một lao động) của toàn bộ doanh nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000-2015,
từ 19,4 lần năm 2010 xuống 14,2 lần năm 2015. Theo loại hình doanh nghiệp, các doanh
nghiệp nhà nước có hiệu suất sử dụng lao động đạt cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp
và có xu hướng tăng lên trong cả giai đoạn, từ 17,3 lần năm 2000 lên 18 lần năm 2015.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng giảm dần hiệu suất sử dụng lao
động, từ 23,8 lần năm 2000 xuống còn 14,2 lần năm 2015. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài có hiệu suất sử dụng lao động thấp nhất, giảm từ 18,7 lần năm 2000 xuống 12,4
lần năm 2015.
Biểu đồ 8: Hiệu suất sử dụng lao động của DN giai đoạn 2000-2015
(Đơn vị tính: Lần)

Theo khu vực và ngành kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có hiệu suất
sử dụng lao động có xu hướng tăng từ 4,9 lần năm 2000 lên 6,7 lần năm 2015. Dịch vụ là
khu vực có hiệu suất sử dụng lao động cao nhất trong ba khu vực, nhưng hiệu suất sử dụng
lao động của khu vực này cũng giảm dần, từ 31,8 lần năm 2000 xuống chỉ còn 18,1 lần năm
2015. Công nghiệp và xây dựng là khu vực cũng có xu hướng giảm dần hiệu suất sử dụng lao
động từ 13,6 lần vào năm 2000 xuống 12 lần năm 2015.
23


Đánh giá tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015
(1) Năm 2000, năm đầu tiên Luật Doanh nghiệp được áp dụng cùng với hàng loạt chủ
trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước nhằm tạo môi trường thông thoáng hỗ trợ
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã mở ra thời kỳ bùng nổ, phát triển nhanh
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 2000-2015 là giai đoạn doanh nghiệp Việt Nam
phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, quyết định chủ yếu đến xu hướng tăng

trưởng tích cực của toàn bộ nền kinh tế.
(2) Sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015 diễn ra ở tất cả các
địa phương trong cả nước, các thành phần kinh tế (ngoại trừ khu vực doanh nghiệp nhà nước
có xu hướng giảm dần do chủ trương của Nhà nước thông qua cổ phần hóa, sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhà nước), các ngành kinh tế. Đặc biệt doanh nghiệp phát triển nhanh chóng
với quy mô lớn tại các vùng Đông Nam Bộ (trong đó TP. Hồ Chí Minh là địa phương có quy
mô doanh nghiệp lớn nhất cả nước), Đồng bằng sông Hồng (trong đó TP. Hà Nội là địa
phương có quy mô doanh nghiệp lớn thứ hai cả nước). Theo khu vực và ngành kinh tế, khu
vực dịch vụ và khu vực công nghiệp, xây dựng là hai khu vực có sự bứt phá về quy mô và
tốc độ tăng trưởng nhanh trong cả giai đoạn 2000-2015. Các doanh nghiệp hoạt động trong
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quy mô còn rất nhỏ, có xu hướng giảm dần về cơ cấu
và tốc độ phát triển so với hai khu vực trên. Thực tế này cho thấy sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản nước ta chủ yếu vẫn được tổ chức theo mô hình sản xuất nhỏ gắn với hộ gia đình
cùng với các mô hình sản xuất khác như gia trại, trang trại. Mô hình doanh nghiệp đang gặp
nhiều khó khăn trong khu vực này.
(3) Mặc dù phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp, đầu tư vốn, thu hút lao động
trong cả giai đoạn 2000-2015 nhưng quy mô doanh nghiệp nước ta chủ yếu vẫn là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (hiện chiếm tới xấp xỉ 98% toàn bộ doanh nghiệp xét theo tiêu chí về số
lượng lao động, trong đó xấp xỉ 69% doanh nghiệp có dưới 10 lao động), chỉ có 2% là các
doanh nghiệp có quy mô lớn. Đặc biệt các doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu là các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
(4) Doanh nghiệp phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ trong cả giai đoạn 20002015 nhưng chủ yếu là tăng trưởng nhanh về bề rộng (tăng số doanh nghiệp, lao động,
vốn,…). Nhìn chung năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp Việt Nam có xu hướng giảm dần, đặc biệt giai đoạn 2010-2015 (chịu ảnh hưởng của
thời kỳ suy giảm kinh tế toàn cầu) thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn 2000-2010.
(5) Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ giai đoạn 2000-2015 đã giảm đáng kể số lượng
doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, tuy nhiên việc cổ phần hóa và sắp xếp lại
các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện vẫn còn chậm. Tỷ lệ vốn của các doanh nghiệp
nhà nước chiếm trong toàn bộ doanh nghiệp (thời điểm 31/12/2015) vẫn còn cao với 31,2%,
24



×