Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu sử dụng diatomite phú yên làm phụ gia cho sản xuất xi măng và bê tông nhẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN KỸ THUẬT – KINH TẾ BIỂN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Nghiên Cứu Sử Dụng Diatomite Phú Yên Làm
Phụ Gia Cho Sản Xuất Xi Măng Và Bê Tông Nhẹ

Trình độ đào tạo

: Đại học

Ngành

: Công nghệ kỹ thuật hóa học

Chuyên ngành

: Công nghệ hóa dầu

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Quang Thái

Sinh viên thực hiện

: Trương Minh Thông

MSSV : 13030452

LỚP : DH13HD


Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2017


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

VIỆN KỸ THUẬT – KINH TẾ BIỂN

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN/ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
(Đính kèm Quy định về việc tổ chức, quản lý các hình thức tốt nghiệp ĐH, CĐ ban hành
kèm theo QĐ số 585/QĐ-ĐHBRVT ngày 16/7/2013 của Hiệu trưởng Trường ĐH BR-VT)

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG MINH THÔNG

Ngày sinh 16/04/1995

MSSV

: 13030452 - Lớp: DH13HD

Địa chỉ

: 18 Ấp Thời Bình A2 – X. Thới Thạnh-H. Thới Lai - Tp.Cần Thơ

E-mail


:

Trình độ đào tạo : Đại Học
Hệ đào tạo

: Đại Học Chính Quy

Ngành

: Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học

Chuyên ngành

: Công Nghệ Hóa Dầu

1. Tên đề tài: Nghiên Cứu Sử Dụng Diatomite Phú Yên Làm Phụ Gia Sản Xuất Xi
Măng Và Bê Tông Nhẹ
2. Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Quang Thái
3.Ngày giao đề tài: 6/02/2017
4. Ngày hoàn thành đồ án/ khoá luận tốt nghiệp: 30/06/2017
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 5 tháng 7 năm 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


TRƯỞNG NGÀNH

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG VIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ
án đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Vùng tàu, ngày 30 tháng 06 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trương Minh Thông

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái


SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể giảng viên khoa Hóa học và
Công nghệ thực phẩm Trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã hỗ trợ và tạo mọi
điều kiện để tôi thực hiện báo cáo đồ án tốt nghiệp này.

Chân thành gửi lời cảm ơn đến Th.S Nguyễn Quang Thái đã hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo đồ án tốt nghiệp.
Cảm ơn các anh chị trong trung tâm kiểm soát chất lượng của nhà máy
Xi Măng Tây Đô đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đồ án tôt nghiệp.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và đóng góp ý kiến cho tôi để giúp
tôi hoàn thiện tốt đồ án tốt nghiệp.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trương Minh Thông

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp


Niên khóa 2013-2017
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT .........................................................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ ...........................................3
1.1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp ..............................................................................3
1.1.2. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần xi măng Tây Đô .........................3
1.1.3. Mục tiêu chất lượng ..........................................................................................5
1.2. Công nghiệp sản xuất Xi măng ............................................................................6
1.2.1. Ngành xi măng trên thế giới..............................................................................6
1.2.2. Ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam ........................................................7
1.2.3. Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng ....................................7
1.3. Xi măng và yêu cầu kỹ thuật ................................................................................9
1.3.1. Khái niệm ..........................................................................................................9
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật của xi măng ...........................................................................9
1.3.2.1. Xi măng PCB40 .............................................................................................9
1.3.2.2. Xi măng công nghiệp PCB50.......................................................................10
1.4. Bê tông nhẹ ........................................................................................................11
1.4.1. Khái niệm ........................................................................................................11
1.4.2. Thành phần ......................................................................................................11
1.4.3. Tính chất cơ bản của bê tông nhẹ....................................................................12
1.5. Khoáng Diatomite phú yên ................................................................................15

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái


SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

1.5.1. Giới thiệu.........................................................................................................15
1.5.2. Thành phần ......................................................................................................15
1.5.2.1. Thành phần khoáng vật ................................................................................15
1.5.2.2. Thành phần hóa học của Diatomite tại mỏ Hoà Lộc (Phú Yên). .................16
1.5.3. Ứng dụng .........................................................................................................16
1.5.4. Tiềm năng thị trường.......................................................................................18
1.6. Chất tạo bọt cho bê tông nhẹ ..............................................................................18
1.6.1. Khái niệm ........................................................................................................18
1.6.2. Ứng dụng .........................................................................................................18
1.6.3. Tính chất và hướng dẫn sử dụng .....................................................................19
1.6.3.1. Tính chất.......................................................................................................19
1.6.3.2. Thông số kỹ thuật .........................................................................................19
1.6.3.3. Hướng dẫn sử dụng ......................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ................................................................................20
2.1. Xi măng sử dụng phụ gia diatomite ...................................................................20
2.1.1. Mục đích..........................................................................................................20
2.1.2. Quy trình tiến hành thực nghiệm ....................................................................20
2.1.3. Xác định hàm lượng mất khi nung (MKN) .....................................................21
2.1.3.1. Nguyên tắc ...................................................................................................21
2.1.3.2. Cách tiến hành ..............................................................................................21
2.1.3.3. Tính kết quả..................................................................................................21
2.1.4. Xác định hàm lượng cặn không tan (CKT) .....................................................23
2.1.4.1. Nguyên tắc ...................................................................................................23

2.1.4.2. Cách tiến hành ..............................................................................................23
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

2.1.4.3. Tính kết quả..................................................................................................23
2.1.5. Xác định hàm lượng anhydric sunfuric (SO3) ................................................24
2.1.5.1. Nguyên tắc ...................................................................................................24
2.1.5.2. Cách tiến hành ..............................................................................................24
2.1.5.3. Tính kết quả..................................................................................................25
2.1.6. Xác định độ dẻo tiêu chuẩn .............................................................................26
2.1.6.1. Trộn hồ xi măng ...........................................................................................26
2.1.6.2. Điền đầy hồ vào khuôn ................................................................................26
2.1.6.3 Xác định độ dẻo tiêu chuẩn ...........................................................................27
2.1.7. Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đông kết .............................................27
2.1.7.1. Xác định thời gian bắt đầu đông kết ............................................................27
2.1.7.2.Xác định thời gian kết thúc đông kết ............................................................28
2.1.8. Xác định cường độ nén (TCVN 6016:2011)...................................................31
2.1.8.1. Chuẩn bị vữa ................................................................................................31
2.1.8.2. Trộn vữa .......................................................................................................31
2.1.8.3. Chuẩn bị mẫu ...............................................................................................32
2.1.8.4. Bảo dưỡng mẫu ............................................................................................34
2.1.8.5. Cường độ nén ...............................................................................................36
2.1.9. Xác định độ mịn (TCVN 4030:2003) .............................................................38
2.1.9.1. Phương pháp sàng ........................................................................................38

2.1.9.2. Phương pháp Blaine .....................................................................................39
2.1.10. Xác định tỷ trọng ...........................................................................................41
2.2. Bê tông nhẹ ........................................................................................................43
2.2.1. Bê tông nhẹ sử dụng xốp hạt ...........................................................................43
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

2.2.1.1. Mục đích.......................................................................................................43
2.2.1.2. Vật liệu và thiết bị ........................................................................................43
2.2.1.3. Quy trình tạo mẫu.........................................................................................45
2.2.1.4. Phương pháp lấy mẫu , chế tạo mẫu và bảo dưỡng mẫu .............................46
2.2.1.6. Xác định độ sụt.............................................................................................48
2.2.1.7. Xác định cượng độ bê tông hạt xốp (TCVN 3118:1993).............................49
2.2.1.8. Xác định khối lượng thể tích của bê tông (TCVN 3115:1993)....................51
2.2.2. Bê tông nhẹ sử dụng chất tạo bọt ....................................................................53
2.2.2.1. Mục đích.......................................................................................................53
2.2.2.2. Hóa chất, vật liệu, thiết bị. ...........................................................................53
2.2.2.3. Quy trình thực hiện ......................................................................................54
2.2.2.4. Xác định cường độ nén bê tông bọt (tương tự điều 2.2.1.7) ........................56
2.2.2.5. Xác định khối lượng thể tích bê tông bọt (tương tự 2.2.1.8) .......................56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ...........................................................................................57
3.1. Xi Măng sử dụng phụ gia diatomite ...................................................................57
3.1.1. Kết quả phân tích hàm lượng mất khi nung (MKN) .......................................57
3.1.2. Kết quả xác định hàm lượng cặn không tan (CKT) ........................................58

3.1.3. Kết quả xác định hàm lượng anhydric sunfuric (SO3) ....................................59
3.1.4. Kết quả xác định lượng nước tiêu chuẩn ........................................................60
3.1.5. Kết quả xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đông kết ................................61
3.1.6. Kết quả xác định cường độ nén .......................................................................62
3.1.7. Kết quả xác định độ mịn .................................................................................64
3.1.8. Kết quả xác định tỷ trọng ................................................................................66
3.1.9. Tổng hợp kết quả và so sánh với TCVN 6260:2009 ......................................67
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

3.1.10. Kết luận và nhận xét ......................................................................................67
3.2. Bê tông nhẹ ........................................................................................................68
3.2.1. Bê tông nhẹ sự dụng xốp hạt ...........................................................................68
3.2.1.1. Kết quả xác định độ sụt ................................................................................68
3.2.1.2. Kết quả xác định cường độ ..........................................................................69
3.2.1.3. Kết quả xác định khối lượng thể tích của bê tông........................................70
3.2.2. Bê tông nhẹ sử dụng chất tạo bọt ....................................................................71
3.2.3. So sánh kết quả bê tông nhẹ thử nghiệm với TCVN 9029:2011 ....................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77
PHỤ LỤC ..................................................................................................................79

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái


SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 TCVN 6260 : 2009 (PCB 40) ......................................................10
Bảng 1.2 TCVN 6260 : 2009 (PCB 50) ......................................................11
Bảng 1.3 Thành phần hóa học của Diatomite..............................................16
Bảng 2.1 Bảng phối liệu ..............................................................................21
Bảng 2.2 Kết quả thử nghiệm hàm lượng mất khi nung .............................22
Bảng 2.3 Kết quả thử nghiệm hàm lượng cặn không tan ............................24
Bảng 2.4 Kết quả hàm lượng SO3 ...............................................................25
Bảng 2.5 Kết quả lượng nước tiêu chuẩn và thời gian ninh kết ..................31
Bảng 2.6 Kết quả xác định cường độ nén....................................................37
Bảng 2.7 Kết quả độ mịn .............................................................................41
Bảng 2.8 Kết quả thử nghiệm khối lượng riêng ..........................................43
Bảng 2.9 Cấp phối để đỗ mẫu bê tông và độ sụt .........................................45
Bảng 2.10 Cấp phối cho 1m3 bê tông ..........................................................45
Bảng 2.11 Kết quả cường độ nén bê tông hạt xốp thử nghiêm ...................51
Bảng 2.12 Kết quả xác định khối lượng thể tích bê tông hạt xốp ...............53
Bảng 2.13 Cấp phối tạo mẫu bê tông bọt ....................................................56
Bảng 2.14 Cấp phối cho 1m3 bê tông bọt ....................................................56
Bảng 2.15 Kết quả cường độ nén và khối lượng thể tích bê tông bọt .........56
Bảng 2.16 Kết quả khối lượng thể tích bê tông bọt .....................................56
Bảng 3.1 Kết quả thử nghiệm hàm lượng mất khi nung .............................57
Bảng 3.3 Kết quả thử nghiệm hàm lượng cặn không tan ............................58
Bảng 3.3 Kết quả hàm lượng SO3 ...............................................................59

Bảng 3.4 Kết quả lượng nước tiêu chuẩn ....................................................60

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

i

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

Bảng 3.5 Kết quả lượng nước tiêu chuẩn và thời gian ninh kết ..................61
Bảng 3.6 Kết quả xác định cường độ nén....................................................63
Bảng 3.7 Kết quả độ mịn .............................................................................64
Bảng 3.8 Kết quả thử nghiệm khối lượng riêng ..........................................66
Bảng 3.9 So sánh các mẫu xi măng thử nghiệm với TCVN 6260:2009 .....67
Bảng 3.10 Kết quả đo độ sụt .......................................................................68
Bảng 3.11 Kết quả cường độ nén bê tông hạt xốp thử nghiệm ...................69
Bảng 3.12 Kết quả xác định khối lượng thể tích bê tông hạt xốp ...............70
Bảng 3.13 Cấp phối tạo mẫu bê tông bọt ....................................................71
Bảng 3.14 Kết quả cường độ nén và khối lượng thể tích bê tông bọt .........71
Bảng 3.15 Bảng so sánh kết quả với TCVN................................................73

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

ii

SVTH: Trương Minh Thông



Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Công ty cổ phần xi măng Tây Đô ............................................................ 3
Hình 1.2 Chất tạo bọt ............................................................................................ 18
Hình 2.1 Máy kẹp hàm......... ................................................................................ 20
Hình 2.2 Máy nghiền mini thủ công ..................................................................... 21
Hình 2.3 Lò nung 1050 oC, sai số 8 ...................................................................... 22
Hình 2.5 Cấu tạo Vicat ......................................................................................... 29
Hình 2.6 Vicat ....................................................................................................... 30
Hình 2.7 Khuôn..................................................................................................... 30
Hình 2.8 Máy trộn ................................................................................................. 32
Hình 2.9 Máy dằn ................................................................................................. 33
Hình 2.10 Khuôn đổ cường độ ............................................................................. 34
Hình 2.11 Tủ dưỡng hộ ......................................................................................... 35
Hình 2.12 Bể bảo dưỡng mẫu ............................................................................... 36
Hình 2.13 Máy nén cường độ xi măng ................................................................. 37
Hình 2.14 Sàng 0.9 mm ........................................................................................ 38
Hình 2.15 Cấu tạo của Blaine ............................................................................... 40
Hình 2.16 Blaine ................................................................................................... 41
Hình 2.17 Cấu tạo bình Lechatelier ...................................................................... 42
Hình 2.18 Bình Lechatelier ................................................................................... 42
Hình 2.19 Máy trộn bê tông .................................................................................. 44
Hinh 2.21 Đá ......................................................................................................... 44
Hình 2.20 Cát ........................................................................................................ 45
Hình 2.22 Khuôn đúc mẫu bê tông 150 x 150 mm ............................................... 47

Hình 2.24 Dụng cụ đo độ sụt ................................................................................ 49
Hình 2.25 Máy nén cường độ bê tông .................................................................. 50
Hình 2.26 Sợi PET ................................................................................................ 53
Hình 2.27 Thiết bị nén tạo bọt tự chế ................................................................... 54
Hình 2.28 Vòi tạo bọt ........................................................................................... 55

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

iii

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

Hình 2.29 Bọt được tạo ra..................................................................................... 55
Hình 2.30 Bê tông bọt đã được trộn .................................................................... 55
Hình 2.31 Bê tông bọt đã đổ vào khuôn ............................................................... 56
Hình 3.1 Biểu đồ hàm lượng mất khi nung .......................................................... 57
Hình 3.2 Biểu đồ hàm lượng cặn không tan ......................................................... 58
Hình 3.4 Biểu đồ lượng nước tiêu chuẩn .............................................................. 60
Hình 3.5 Biểu đồ thời bắt đầu và kết thúc ninh kết .............................................. 62
Hình 3.6 Biểu đồ cường độ nén ............................................................................ 63
Hình 3.7 Biểu đồ tỉ diện ........................................................................................ 65
Hình 3.8 Biểu đồ lượng sót sàng .......................................................................... 65
Hình 3.10 Biểu đồ khối lượng riêng ..................................................................... 66
Hình 3.11 Biểu đồ cường độ bê tông .................................................................... 69
Hình 3.12 Biểu đồ khối lượng mẫu ...................................................................... 70

Hình 3.13 Biểu đồ khối lượng thể tích bê tông .................................................... 70
Hình 3.14 Biểu đồ cường độ bê tồng bọt .............................................................. 72
Hình 3.15 Biểu đồ khối lượng mẫu bê tông bọt ................................................... 72
Hình 3.16 Biểu đồ khối lượng thể tích bê tông bọt .............................................. 72
Hình 3.16 Thiết bị chụp SEM ............................................................................... 74
Hình 3.18 Ảnh chụp 2μm và 20μm mẫu bê tông bọt E-800................................. 74
Hình 3.19 Ảnh chụp 2μm và 20μm mẫu bê tông sản xuất .................................. 74

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

iv

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt -

Nguyên văn

MKN

-

Mất khi nung


CKT

-

Cặn không tan

TCVN

-

Tiêu chuẩn việt nam

TCXDVN

-

Tiểu chuẩn xây dựng việt nam

CPC

-

Xi măng poóclăng

PCB

-

Xi măng poóclăng hỗn hợp


TEA

-

Triethanolaphúte

HTQL

-

Hệ thống quản lý

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

v

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

MỞ ĐẦU
Do đáp ứng được nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, con người luôn mong
muốn phát triển nền kinh tế của mình. Trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò đầu
tàu trong nhiệm vụ phát triển nền kinh tế. Trong các ngành công nghiệp, thì ngành
công nghiệp sản xuất xi măng, đối với nhiều nước là một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn. Đặc biệt là đối với nước ta là một nước đang trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thì nhu cầu về xây dựng cơ bản là rất lớn do đó

nhu cầu về sử dụng xi măng cũng tăng theo.
Trong khi đó ở nhiều địa phương của nước ta tồn tại một tiềm năng to lớn hơn
về một loại khoáng sản, tuy không quý hiếm nhưng có thể sử dụng làm phụ gia để
thay thế, đó là phụ gia hoạt tính tự nhiên như puzolan, nguồn nguyên liệu không thể
thiếu trong công nghệ sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng không nung. Nguyên
liệu puzolan được sử dụng bao gồm các nguyên liệu tự nhiên như đá tuffs, tro xỉ núi
lửa, metacaolin, zeolite, diatomite...
Mỏ quặng diatomite tại huyện Tuy An, Phú Yên với trữ lượng dự báo hơn 63
triệu tấn là loại quặng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp mà tiêu
biểu là trong công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. Các ứng dụng của diatomite đã
được nghiên cứu và sử dụng từ rất lâu. Một trong những ứng dụng ban đầu là vật liệu
nhẹ. Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm vật liệu nhẹ cách nhiệt chịu nhiệt, diatomite
còn được nghiên cứu sử dụng sản xuất các sản phẩm vật liệu nhẹ cách âm, cách nhiệt,
sử dụng trong xây dựng như gạch block nhẹ, panel nhẹ, các loại vật liệu chống nóng
cho tầng trên cùng của các nhà cao tầng. Khả năng ứng dụng của diatomite Phú Yên
vào sản xuất vật liệu nhẹ với chất liên kết là xi măng đã được đề ra nhưng vẫn chưa
có một cách hệ thống.
Hiện nay, một vấn đề khác đang được quan tâm hơn đối với các công trình cao
tầng, là làm sao giảm được khối lượng các kết cấu, tạo điều kiện thi công dễ dàng.
Đặc biệt giảm được khối lượng của kết cấu móng, giảm giá thành của các công trình
xây dựng. Từ đó công nghệ sản xuất bê tông nhẹ là phương pháp lựa chọn tối ưu nhất
cho các công trình này.

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

1

SVTH: Trương Minh Thông



Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

Với những mục đích đề ra, chúng tôi đề xuất đề tài "Nghiên cứu sử dụng
diatomite Phú Yên làm phụ gia cho sản xuất xi măng và bê tông nhẹ"
Qua quá trình Nghiên cứu, em đã hoàn thành bản báo cáo tổng hợp của mình
với bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết
Chương 2: Thực nghiệm
Chương 3: Kết quả

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

2

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ

1.1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty cổ phần Xi măng Tây Đô

Tên giao dịch quốc tế : TAYDO CEMENT JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : TACECO
Trụ sở Công ty: Km 14 Quốc lộ 91, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Tp–
Cần Thơ
Điện thoại: (84-710)36617661
Fax: 3862419
Website: www.ximangtaydo.vn
Email:

Hình 1.1 Công ty cổ phần xi măng Tây Đô
1.1.2. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần xi măng Tây Đô
Thành phố Cần Thơ đã quyết định tập trung xây dựng nhà máy xi măng Tây
Đô nhằm đáp ứng được một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước
sau khi thống nhất.

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

3

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

Năm 1997: khởi công nhà máy nghiền xi măng, với công xuất 200.000 T/năm
Ngày 10/10/1998: khánh thành nhà máy nghiền xi măng Cty liên doanh xi
măng Hà Tiên 2- Cần Thơ, chính thức đi vào hoạt động
Năm 2002: khởi công xây dựng công trình mở rộng nhà máy nghiền xi măng,

dây chuyền nghiền 2, tổng công suất 500.000T/năm
Năm 2003: khánh thành nhà máy nghiền xi măng , dây chuyền nghiền 2 tổng
công suất 500.000 T/năm
Ngày 10/10/2008: chính thức đổi tên thành Cty cồ phần xi măng Tây Đô
Năm 2013: tổng hợp xi măng Tây Đô
Cty CP xi măng Tây Đô
Cty CP nhân văn Tây Đô
Cty CP bê tông Tây Đô
Tổng công suất :
+ 1 triệu tấn xi măng/năm
+ 240 m3 bê tông/giờ
Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô là trạm nghiền xi măng có qui mô lớn nhất
tại thành phố Cần Thơ, với năng lực cung cấp xi măng 1.000.000 tấn/ năm. Đây là
Công ty đầu tiên trong khu vực phía Nam, trong ngành xi măng được cấp chứng nhận
hệ thống quản lý môi trường,, đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14001.Và cũng là đơn vị
đầu tiên trong ngành xi măng có cam kết bảo hành chất lượng sản phẩm đối với người
tiêu dùng. Công ty cổ phần xi măng Tây Đô cam kết, sẽ tận tâm gìn giữ môi trường
bằng việc thực hiện tất cả các biện pháp, nhằm bảo vệ môi trường trong lành và thân
thiện.
Trong thời gian qua Công ty đã từng bước xây dựng và áp dụng các hệ thống
quản lý (HTQL) theo các tiêu chuẩn Quốc tế như: HTQL chất lượng theo tiêu chuẩn
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

4

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp


Niên khóa 2013-2017

ISO 9001:2000; HTQL chất lượng Phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC
17025:2005; HTQL môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; HTQL trách nhiệm
xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 và HTQL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
theo tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001.
Sản phẩm của Công ty với chất lượng cao và luôn ổn định, nên đã đạt được
nhiều giải thưởng cao về chất lượng như: Nhiều năm liền đạt Huy chương vàng về
chất lượng tại Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ- Việt Nam (1999-2004); Giải
thưởng Chất lượng Việt Nam (2002, 2003, 2005, 2007, 2009, 2010, 2011); Giải
thưởng Mai vàng hội nhập năm 2002; Cúp vàng chất lượng sản phẩm năm 2003; Giải
thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn trong nhiều năm
liền (2002-2015); Giải thưởng Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam; giải thưởng
thương hiệu mạnh Việt Nam (2009-2011); giải thưởng thương hiệu - chất lượng
ngành xây dựng 2011...
1.1.3. Mục tiêu chất lượng
Chính sách chất lượng - môi trường – an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - trách
nhiệm xã hội
Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô cam kết:
Tuân thủ đầy đủ các Công ước Quốc tế về lao động, các quy định pháp luật
của Việt Nam về lao động; chất lượng; môi trường; an toàn và sức khỏe nghề nghiệp,
và các yêu cầu khác mà Công ty cam kết áp dụng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa
mãn ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Nâng cao việc kiểm soát các tác động, các mối nguy và rủi ro từ hoạt động sản
xuất kinh doanh sản phẩm xi măng của Công ty đối với môi trường, an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp.
Cung cấp đầy đủ nguồn lực, tạo môi trường làm việc an toàn và chăm lo đời
sống người lao động, phấn đấu để không có tác động xấu cho môi trường hay rủi ro
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái


5

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

cho bất cứ nhân viên trong Công ty, các đối tác, khách viếng thăm và cộng đồng xung
quanh.
Thực hiện cải tiến thường xuyên.
Để triển khai và thực hiện hiệu quả các cam kết trên, Công ty đã thiết lập và
duy trì áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn Quốc tế:
ISO 9001 : Tiêu chuẩn về HTQL chất lượng.
ISO 14001 : Tiêu chuẩn về HTQL môi trường.
ISO/IEC 17025 : Tiêu chuẩn về HTQL chất lượng Phòng Thử nghiệm.
OHSAS 18001 : Tiêu chuẩn về HTQL AT và sức khỏe nghề nghiệp.
SA 8000 : Tiêu chuẩn về HTQL trách nhiệm xã hội.
Chính sách này được phổ biến tới tất cả cán bộ công nhân viên và đảm bảo
được thấu hiểu, thực hiện, duy trì ở mọi cấp, và được lãnh đạo Công ty xem xét định
kỳ để đảm bảo sự phù hợp.
Chính sách này cũng được thông báo rộng rãi đến khách hàng, nhà cung ứng
và các bên có liên quan.
1.2. Công nghiệp sản xuất Xi măng
1.2.1. Ngành xi măng trên thế giới
Nền kinh tế thế giới trong những năm qua (2000 - 2007) bước vào giai đoạn
phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu dùng xi
măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và là động lực quan trọng

thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển, tại một số nước đang phát triển như:
Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... (trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 160
nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các nước có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản
lượng lớn của thế giới thuộc về Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực
Đông Nam Á là Thái Lan và Indonesia).

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

6

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàng năm
3,6 % năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực trên thế
giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4,3 % năm, riêng châu Á bình quân 5%/năm,
các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngoài ra tình trạng dư thừa công suất của các nhà
máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam Á (Thái Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ).
Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: Trung Quốc, Ấn
Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin, Iran, Mê hy cô, Thổ
Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức.....
1.2.2. Ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở
nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).
Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành Xi
măng Việt Nam tại Hải Phòng.

Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục
vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công
ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền
khác.
Hiện nay sản phẩm xi măng trên thị trường có nhiều loại, tuy nhiên thông dụng
trên thị trường Việt Nam gồm hai loại sản phẩm chính:
+ Xi măng Poóclăng chỉ gồm thành phần chính là clinker và phụ gia thạch cao.
Ví dụ: PC 30, PC 40, PC 50.
+ Xi măng Poóclăng hỗn hợp vẫn với thành phần chính là clinker và thạch cao,
ngoài ra còn một số thành phần phụ gia khác như đá pudôlan, xỉ lò. Ở thị trường các
loại xi măng này có tên gọi như PCB 30, PCB 40
1.2.3. Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng
Năng lực sản xuất và các yếu tổ ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp trong
ngành.
Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập trung
nhiều vào thị trường trong nước, do thị trường này đang tăng trưởng mạnh mẽ.

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

7

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 14 nhà máy xi măng
lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò đứng,

lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn xi
măng được sản xuất từ nguồn clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).
Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật khô,
ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật lạc hậu, thì
những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến 2,3 triệu tấn mỗi
năm, với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với những nhà máy khác ở Đông
Nam Á.
Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất thiết
kế là 39 triệu tấn, được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. (Đa số tập trung ở miền
Bắc, miền Trung và chỉ có 4/31nằm ở miền Nam).
Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết
các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc, nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn. Trong
khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc
thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt.
Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp:
Các danh nghiệp miền Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật
liệu đầu vào, do đó chủ động được về năng lực sản xuất. Doanh nghiệp miền Nam thì
ngược lại.
Giá than đá, thạch cao và clinker những nguyên liệu đầu vào chính, dùng cho
sản xuất xi măng vẫn tăng đều qua các năm. Mà những nguyên liệu đầu vào này Việt
Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Ngoài ra giá gas, dầu hiện nay biến động
ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và kết quả
hoạt động của ngành.
Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp, Trung
Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng. (Không riêng gì VN,
Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng này). Hiện này với các dự án dây chuyền,

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

8


SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp năng lực
sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần.
Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất lớn,
đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia tăng công
suất, đổi mới công nghệ.
Thị trường, thị phần và các yếu tố ảnh hưởng:
Hiện nay trên thị trường giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Bắc,
thường thấp hơn giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Nam khoảng 200.000
đồng/tấn, tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch này. (tính đến cuối
tháng 4 đầu tháng 5/2008). Tại sao có mức khác biệt này: như đã nêu ở trên, các
doanh nghiệp phân bố không đều giữa các miền, giá đầu vào của nguyên vật liệu,
cước phí vận chuyển, tổng nhu cầu xi măng tại miền Nam chiếm tới 40% tổng nhu
cầu trong khi các doanh nghiệp miền Nam chỉ đáp ứng được 50% tổng nhu cầu đó.
Ngoài ra do xi măng là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên Chính
phủ vẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả bị chặn đầu ra – nhưng giá nguyên liệu
đầu vào không ngừng xu thế tăng lên. Đó là khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp sản
xuất trong ngành.
Thị phần tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng công ty Xi măng Việt Nam chiếm
khoảng 40% toàn thị trường – Thị phần tiêu thụ xi măng trong 04 tháng đầu năm
2008 con số này là 41,1% .
1.3. Xi măng và yêu cầu kỹ thuật
1.3.1. Khái niệm

Xi măng là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker,
thạch cao thiên nhiên và phụ gia.
Thành phần nguyên liệu gồm: Clanhke, đá puzolan, thạch cao, chất trợ nghiền,
đá vôi, xỉ hạt lò cao.
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật của xi măng
1.3.2.1. Xi măng PCB40
a. Mô tả

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

9

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp

Niên khóa 2013-2017

Là loại xi măng poóclăng hỗn hợp (PCB), được nghiền mịn từ hỗn hợp
clanhke, thạch cao và các loại phụ gia cải thiện tính chất xi măng như: đá vôi,
puzzolan…
b. Ứng dụng
Xi măng Dân dụng PCB40 được sử dụng cho nhiều mục đích: đổ bê tông
móng, sàn, cột, đà hoặc vữa xây tô cho công trình, chế tạo bê tông có mác đến 40Mpa.
c. Tiêu chuẩn
Xi măng Dân dụng PCB40 phù hợp theo TCVN 6260:2009.
Bảng 1.1 TCVN 6260 : 2009 (PCB 40)
STT


Chỉ tiêu

Độ mịn
- Lượng sót sàng
0,09 mm
1
- Bề mặt riêng (Tỉ
diện)
Thời gian ninh kết
2
- Bắt đầu
- Kết thúc
Cường độ nén
3
- 3 ngày±45 phút
- 28 ngày± 2 giờ
Độ ổn định thể tích
4
theo Le Chatelier
5
Hàm lượng SO3
1.3.2.2. Xi măng công nghiệp PCB50

Đơn
vị

Yêu cầu
Kết quả thử
tiêuchuẩn


%

≤ 10

0.5 ÷ 1.5

cm2/g

≥ 2800

3700÷4200

Phút
Phút

≥ 45
≥ 420

100 ÷ 150
160 ÷ 240

Mpa
Mpa

≥ 18
≥ 40

22 ÷ 24
42 ÷ 45


mm

≤ 10

0.5 ÷ 1.0

%

≤ 3.5

1.0÷3.0

a. Mô tả
Là loại xi măng poóclăng hỗn hợp (PCB), được nghiền mịn từ hỗn hợp
clanhke, thạch cao và các loại phụ gia cải thiện tính chất xi măng như: đá vôi,
puzzolan. . .
b. Ứng dụng
Xi măng công nghiệp PCB50 được sử dụng để sản xuất bê tông chất lượng
cao, cho các trạm bê tông thương phẩm, các đơn vị sản xuất bê tông dự ứng lực, cọc
bê tông ly tâm và vật liệu không nung…

GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

10

SVTH: Trương Minh Thông


Đồ án tốt nghiệp


Niên khóa 2013-2017

c.Tiêu chuẩn
Xi măng công nghiệp PCB50 phù hợp theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
6260:2009.
Bảng 1.2 TCVN 6260 : 2009 (PCB 50)
STT

Chỉ tiêu

Đơn
vị

Yêu cầu
tiêuchuẩn

Kết quả thử

1

Độ mịn
- Lượng sót sàng
0,09 mm
- Bề mặt riêng (Tỉ
diện)

%

≤ 10


0.5 ÷ 1.5

cm2/g

≥ 2800

3700÷4200

Phút
Phút

≥ 45
≥ 420

100 ÷ 150
160 ÷ 240

Mpa
Mpa

≥ 22
≥ 50

30 ÷ 34
55 ÷ 56

mm

≤ 10


0.5÷1.0

%

≤ 3.5

2.0 ÷ 3.0

Thời gian ninh kết
- Bắt đầu
- Kết thúc

2

3
4
5
1.4. Bê tông nhẹ

Cường độ nén
- 3 ngày±45 phút
- 28 ngày± 2 giờ
Độ ổn định thể tích
theo Le Chatelier
Hàm lượng SO3

1.4.1. Khái niệm
Các thành phần tạo nên bê tông (cốt liệu, chất kết dính, nước, phụ gia) được
phối trộn theo một tỷ lệ hợp lý và nhào trộn đồng đều nhưng lúc đầu chưa bắt đầu
quá trình ninh kết và rắn chắc được gọi là hỗn hợp bê tông.

Bê tông nhẹ là vật liệu khá phổ biến trong xây dựng hiện đại. Chúng được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm khung, sàn, tường cho nhà nhiều tầng;
dùng trong các kết cấu bản mỏng, tấm cong; trong kết cấu bê tông ứng lực trước;
trong chế tạo các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn; tường bao, trần và mái cách nhiệt;
vv...
1.4.2. Thành phần
Nguyên liệu chế tạo bê tông nhẹ phổ biến là: chất kết dính, cốt liệu nhẹ nhân
tạo hay thiên nhiên dạng hạt hoặc dạng sợi, chất tạo rỗng (tạo bọt hoặc tạo khí), nước,
một số phụ gia khác thường dùng (nếu cần). Việc lựa chọn loại nguyên liệu nói chung
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Thái

11

SVTH: Trương Minh Thông


×