Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bài giảng lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP dạy học LỊCH sử ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.98 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH
SỬ Ở TRƯỜNG THCS
(DÀNH CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN (GHÉP VỚI LỊCH SỬ)
HỆ CHÍNH QUY)

Tác giả: ThS. Dương Vũ Thái

Quảng Bình, năm 2017


MỤC LỤC
STT
TÊN MỤC
Trang
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ LÀ MỘT KHOA HỌC .....
1
1.1. Những quan niệm khác nhau về PPDHLS ..........................................................
1
1.2. Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học ...................................................
2
1.2.1. Vì sao đặt ra vấn đề này? ..........................................................................
2
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của PPDHLS .........................................................
3
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn PPDHLS .............................................


3
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu bộ môn ..............................................................
4
1.2.5. Hệ thống khái niệm và thuật ngữ...............................................................
5
1.3. Sơ lược lịch sử của bộ môn phương pháp dạy học Lịch sử ................................
5
CHƯƠNG 2: BỘ MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VN ............
6
2.1. Vài nét về việc dạy học lịch sử ở VN ..................................................................
6
2.2. Cấu tạo chương trình của bộ môn Lịch sử ở trường THCS ................................
6
2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng chương trình .....................................................
6
2.2.2. Cấu tạo chương trình môn LS ở trường THCS hiện nay ..........................
12
2.3. Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THCS .................................................... 13
2.4. Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh qua bộ môn lịch sử ........................... 14
2.4.1. Những ưu thế của bộ môn trong giáo dục tư tưởng, tình cảm học sinh .... 14
2.4.2. Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh qua dạy học lịch sử................... 15
2.4.3. Nguyên tắc và biện pháp sư phạm ............................................................. 16
2.5. Phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học lịch sử ............................................. 17
2.5.1. Khả năng của bộ môn trong việc phát triển tư duy lịch sử cho HS ........... 17
2.5.2. Những con đường phát triển tư duy lịch sử cho học sinh .........................
18
2.5.3. Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển tư duy cho học sinh .............. 20
2.6. Cơ sở và cách phân loại phương pháp dạy học lịch sử ở trưởng PT ................... 21
2.6.1. Các quan niệm phân loại phương pháp dạy học lịch sử ở trường PT .......
21

2.6.2.Cơ sở phân loại phương pháp dạy học lịch sử ở trưởng phổ thông ...........
24
2.6.3. Phân loại phương pháp dạy học lịch sử ở trưởng phổ thông ....................
25
XÊMINA ............................................................................................................
30
CHƯƠNG 3: NHÓM PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN - TÁI HIỆN LỊCH SỬ ......
31
3.1. Quan niệm về phương pháp dạy học ..................................................................
31
3.2. Vai trò, vị trí của nhóm PP thông tin – tái hiện lịch sử ....................................... 31
3.2.1. Phương pháp tường thuật .........................................................................
36
3.2.2. Phương pháp miêu tả ................................................................................
39
3.2.3. Phương pháp nêu đặc điểm sự kiện, nhân vật lịch sử ...............................
40
3.2.4. Phương pháp giải thích .............................................................................. 41
3.2.5. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan .................................................. 44
CHƯƠNG 4: NHÓM PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN
THỨC LỊCH SỬ VÀ THỰC HÀNH CHO HỌC SINH ............................................ 55
4.1. Vị trí, ý nghĩa của nhóm các PP phát triển khả năng nhận thức và thực hành .... 55
1


4.2. Phương pháp sử dụng SGK Lịch sử ....................................................................
4.3. Phương pháp sử dụng tài liệu ..............................................................................
4.3.1. Các loại tài liệu tham khảo ........................................................................
4.3.2. Phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử, văn kiện Đảng, Nhà nước .............
4.3.3. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học ......................................................

4.4. Phương pháp sử dụng tài liệu khai thác trên Internet trong DHLS......................
4.5. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử ở THCS ............
4.6. Phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học Lịch sử .....................................
4.7. Phương pháp thực hành, các hình thức, các biện pháp sư phạm..........................
CHƯƠNG 5: NHÓM PHƯƠNG PHÁP TÌM TÒI VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM
DẠY HỌC HIỆN ĐẠI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ .............................
5.1. Dạy học liên môn, tích hợp ................................................................................
5.2. Dạy học nêu vấn đề ............................................................................................
5.3. Thâm nhập thực tế xã hội ...................................................................................
5.4. Tổ chức việc tự học lịch sử cho học sinh ...........................................................
5.5. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ...............................................................
XEMINA ...........................................................................................................
THỰC HÀNH ...................................................................................................

2

56
64
64
65
69
72
76
80
84
88
88
89
93
94

97
97
98


LỜI NÓI ĐẦU
Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản và có hệ thống về lý luận và phương
pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS; gồm các vấn đề sau: Phương pháp dạy học Lịch sử là một
khoa học; nắm được đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu bộ môn. Nắm
vững nguyên tắc cấu tạo nội dung, chương trình môn Lịch sử, nhiệm vụ của bộ môn, cấu tạo chương
trình và sách giáo khoa Lịch sử ở THCS. Nắm vững đặc trưng cơ bản của bộ môn Lịch sử, con
đường nhận thức lịch sử của học sinh (từ sự kiện lịch sử cụ thể đến khái quát lý luận). Nắm được cơ
sở phân loại phương pháp dạy học lịch sử và các nhóm các phương pháp nghiên cứu và dạy học
lịch sử ở trường THCS; một số quan điểm dạy học hiện đại. Học phần giúp cho người học nhận
thức được tầm quan trọng của bộ môn PPDHLS ở trường THCS và thấy được mối quan hệ của bộ
môn với các môn học khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Giúp người học củng cố ý thức tự giác
rèn luyện, tự học nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ năng nghiệp vụ. Có thái độ đúng đắn khi học tập bộ môn
PPDHLS. Biết phê phán những quan điểm sai lầm về PPDHLS. Giáo dục ở sinh viên lòng yêu nghề
dạy học môn Lịch sử. Tiếp tục rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng vận dụng lý luận để tìm hiểu
chương trình lịch sử trường THCS và chuẩn bị cho công tác giảng dạy (làm quen với việc giảng dạy
một số bài trong SGK Lịch sử ở THCS). Tiếp tục rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng tư duy phân
tích, so sánh, đánh giá và các kỹ năng thực hành bộ môn... Đồng thời giới thiệu những vấn đề chung
về phương pháp dạy học Lịch sử với tư cách là một khoa học. Sơ lược quá trình phát triển của bộ
môn PPDHLS. Giới thiệu về bộ môn lịch sử ở trường THCS (mục tiêu, cấu tạo chương trình, nội
dung và nhiệm vụ cơ bản của bộ môn ở THCS). Con đường hình thành tri thức lịch sử cho học sinh,
cách tiến hành giáo dục tư tưởng tình cảm và phát triển tư duy cho học sinh thông qua dạy học lịch
sử. Trang bị cho giáo sinh hệ thống PPDH Lịch sử ở trường THCS. Trong quá trình biên soạn, chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy cô và các bạn sinh viên góp ý để bài giảng
được hoàn thiện hơn!


Người biên soạn!

3


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CĐSP
CMTS
CMVS
CXPR
ĐH
DHLS
GDH
GV
GVLS
HS
KHKT
KHXH&NV
KNLS
LSĐP
LSDT
LSTG
NCKH
PPDH
PPDHLS
PTVN
TLTK
KHTN
SGK

SK
THCS
THPT
TLLS

NGHĨA LÀ
Cao đẳng sư phạm
Cách mạng tư sản
Cách mạng vô sản
Công xã Pari
Đại học
Dạy học lịch sử
Giáo dục học
Giáo viên
Giáo viên lịch sử
Học sinh
Khoa học kỹ thuật
Khoa học xã hội nhân văn
Khái niệm lịch sử
Lịch sử địa phương
Lịch sử dân tộc
Lịch sử thế giới
Nghiên cứu khoa học
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học lịch sử
Phổ thông Việt Nam
Tài liệu tham khảo
Khoa học tự nhiên
Sách giáo khoa
Sự kiện

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tài liệu lịch sử

4


CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ LÀ MỘT KHOA HỌC
1.1. Những quan niệm khác nhau về PPDHLS
Khái niệm PPDH như vậy chi phối nhận thức về PPDHLS. Cũng như các môn
học khác, bản chất của việc DHLS ở trường phổ thông là mối quan hệ, tác động của thầy
giáo và HS trong quá trình dạy học, nhằm khơi dậy ở các em tính tích cực, khả năng nắm
vững các kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người và dân tộc,
được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, quan điểm tư tưởng đúng đắn và phát triển năng
lực tư duy và hành động để đạt được mục tiêu như vậy giáo viên phải hoàn thiện nhiệm
vụ của nhà giáo dục là “dẫn dắt HS qua đường” tức là hướng dẫn, chỉ đạo quá trình nhận
thức và phát triển của HS. Do phạm vi, chức năng của việc giáo dục trong nhà trường và
đặc trưng của bộ môn lịch sử, GV không thể hướng dẫn HS phạt hiện cái mới mà chủ
yếu là giúp các em nắm vững (biết và hiểu) những sự kiện cơ bản quy định trong chương
trình, được biên soạn trong SGK. Nếu có thu thập tài liệu thông tin khác kể cả tài liệu
LSĐP, cũng chỉ làm phong phú hơn kiến thức đang học, với tư cách là tài liệu tham
khảo. Cái mới trong học tập chủ yếu là học sinh tiếp nhận một cách thông minh những
kiến thức của nhân loại được đưa vào chương trình. Do đó điều quan trong là GV chú ý
đến việc giáo dục và phát triển cho HS qua học tập lịch sử. Đối với HS, để thực hiện
mục tiêu môn học, của khóa trình, từng bài học thì cần chủ động sáng tạo trong học tập
một cách thông minh để tiếp nhận các kiến thức kỹ năng được GV cung cấp, rèn luyện và
hướng dẫn thực hiện.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây chúng ta nói nhiều đến việc dạy học
lấy HS làm trung tâm. Đây là một tư tưởng, quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt

động dạy học. Quan điểm này trở thành nguyên tắc dạy học nhằm phát huy mọi khả năng
của HS trong học tập, nó khắc phục tình trạng “dạy học lấy GV làm trung tâm” đã tồn tại
trước trong nhiều thế kỷ. Quan điểm “DH lấy HS làm trung tâm” xuất phát từ nhận thức
đúng rằng trong quá trình dạy học HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của nhận thức.
Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm được hiểu là trong quá trình dạy học,
thầy giáo có vai trò giáo dục, hướng dẫn HS, phát huy tính tích cực chủ động của HS đề
tiếp thu kiến thức, bồi dưỡng quan điểm, tư tưởng, phát triển năng lực tư duy hành động.
Dạy học “lấy HS làm trung tâm được tiến hành trên cơ sở nhận thức trình độ của HS về
một môn học; GV lựa chọn nội dung, PP truyền thụ thích hợp, phát huy tối đa năng lực
1


học tập của HS ở trên lớp, cũng như học tập ở nhà nhằm đạt chất lượng cao trong quá
trình đào tạo và giáo dục ở THPT.
* Nội hàm của khái niệm PPDHLS như sau:
- Nhiệm vụ, vai trò của GVLS là cung cấp cho HS những sự kiện lịch sử, các quan
điểm lịch sử cơ bản, hướng dẫn học tập lịch sử phù hợp để phát huy tính tích cực, năng
lực tự học thông minh sáng tạo, rèn luyện quan điểm tư tưởng, giáo dục đạo đức phẩm
chất và phát triển năng lực tư duy hành động của HS.
- HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình nhận thức lịch sử nhưng do đặc
trưng bộ môn các em không thể trực tiếp quan sát quá khứ, không phải phát hiện tài liệu sự kiện mới. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được phát huy tích cực, năng lực độc lập
nhận thức, thông minh sáng tạo để thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo
dục, phát triển của môn học theo chương trình quy định.
- Xác lập mối quan hệ giữa giảng dạy của GV với học tập của HS là nhằm phát
triển sự nhận thức tích cực, độc lập của HS.
- PPDHLS rất đa dạng, sinh động phong phú không thể thực hiện một cách công
thức khô cứng làm mất hứng thú học tập, tính tích cực và khả năng nhận thức của HS.
- PPDHLS gắn liền với nội dung dạy học, với các phương tiện, phương thức DH
để thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học và nâng cao chất lượng môn học.
Như vậy nội hàm khái niệm phương pháp DHLS chi phối mối quan hệ giữa các

hoạt động nhận thức và giáo dục của GV và HS.
Phương pháp DHLS là một khoa học vì nó có đầy đủ các tiêu chí của một ngành
khoa học, nó có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, hệ thống thuật ngữ khái niệm và có
phương pháp nghiên cứu riêng.

1.2. Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học
1.2.1. Vì sao đặt ra vấn đề này?
- PPDH Lịch sử là một khoa học bởi vì:
+ Có đối tượng nghiên cứu riêng, chức năng nghiên cứu riêng, hệ thống thuật ngữ riêng.

1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của PPDHLS
Đối tượng là quá trình DH Lịch sử ở trường phổ thông.
- Trả lời các câu hỏi: DH để làm gì? (mục đích); Dạy cái gì? (nội dung); Dạy như
thế nào? (PP);
-> Mục tiêu, nội dung, PPDH: Phải giải quyết được.
2


Bộ môn PPDHLS là một bộ phận của KHGD có liên quan chặt chẽ với KHLS.
PPDHLS không nghiên cứu quá trình, quy luật phát triển của xã hội loài người như sử học,
mà nghiên cứu lịch sử với tư cách là một môn học ở trường phổ thông. Vì vậy, PPDHLS có
nhiệm vụ trình bày những tri thức lịch sử cơ bản, phù hợp với những yêu cầu dạy học ở
trường phổ thông, làm sao cho HS tiếp thu nội dung lịch sử đạt hiệu quả cao.

1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn PPDHLS
a. Chức năng
PPDH phải phù hợp với mục đích và nội dung dạy học.
Tính giai cấp, tư tưởng của PPDHLS thể hiện ở các điểm sau:
+ Cơ sở PPL là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường
lối của Đảng ta về giáo dục và chú trọng thực hiện nguyên lý giáo dục mà Đảng đã ban

hành.
+ Những quan điểm, tư tưởng được nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo sẽ
giúp chúng ta xác định được cách giải quyết các nhiệm vụ của việc nghiên cứu bộ môn,
nhằm nhận thức đúng hiện thực khách quan và hành động phù hợp với quy luật.
- Chức năng cơ bản của PPDHLS là:
+ Chức năng nhận thức (Chức năng khoa học): Quy luật chi phối quá trình DH.
Tạo biểu tượng: Trực quan sinh động.
+ Giáo dục: Tìm ra cho được các biện pháp để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng,
tình cảm, đạo đức, phát triển nhân cách học sinh (Yêu nước, CNXH).
b. Nhiệm vụ của bộ môn PPDHLS
Nhiệm vụ của bộ môn PPDHLS là một chỉnh thể bao gồm việc nghiên cứu mục
đích, nội dung, cấu tạo chương trình, SGK, các phương pháp và hình thức giáo dưỡng
giáo dục và phát triển, hoạt động của GV và HS trên tất cả các khâu của quá trình dạy
học. Là một bộ môn khoa học, PPDHLS, đồng thời phải trang bị những kỹ năng thực
hành nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng những yêu cầu thực tế mà DHLS ở trường phổ
thông đặt ra.
Nói cụ thể hơn, nhiệm vụ của bộ môn PPDHLS thể hiện ở các điểm sau:
+ Trang bị cho GV những kiến thức về việc DHL, cần thiết cho việc giáo dưỡng,
giáo dục và phát triển HS qua môn học.
+ Giúp GV nhận thức những nguyên tắc xây dựng chương trình, việc lựa chọn
kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa SKLS với khái quát lý luận việc rút ra các quy luật

3


phát triển xã hội, bản chất của quá trình lịch sử và những bài học, kinh nghiệm quá khứ
đối với hiện tại và tương lai, việc vận dụng những thành tựu mới của sử học.
+ Trang bị cho GV những hiểu biết khoa học về việc tổ chức, tiến hành các hoạt
động giáo dục, các hình thức sư phạm của việc truyền thụ, tiếp thu, các biện pháp, cách
thức tổ chức kiểm tra, nhận thức và hành động của HS trong quá trình học tập.

+ Một trong các nhiệm vụ trung tâm của bộ môn là từ nghiên cứu những thành tựu
của lý luận dạy học hiện đại và những kinh nghiệm tiên tiến của các GV mà phát hiện
những PP, phương tiện cần thiết cho việc phát triển tư duy, phát huy tính tích cực và
năng lực nhận thức độc lập của HS. Đây là mục đích và cũng là những đòi hỏi cấp thiết
của thực tiễn giáo dục Việt Nam đặt ra mà PPDHLS phải đáp ứng để thực hiện phương
châm “lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy học”.
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu bộ môn
PPDHLS cũng là một khoa học, nên nó tuân thủ những nguyên tắc của PPNCKH,
đồng thời cũng có những nguyên tắc riêng do đặc trung bộ môn quy định.
- Trước tiên phải nắm vững các cơ sở KHLS để tham gia xác định một cách rõ
ràng kiến thức cơ bản truyền thụ cho HS, giúp HS hiểu biết đúng quá trình phát triển của
xã hội loài người và dân tộc.
- Những hiểu biết về KHGD giúp người nghiên cứu PPDHLS nắm vững nguyên
tắc và PP giải quyết vấn đề: Dạy để làm gi? Dạy ai? Dạy cái gì? Dạy như thế nào?...
- Nghiên cứu lý thuyết bộ môn.
- Nghiên cứu kinh nghiệm dạy học tiên tiến ở các trường phổ thông, đặc biệt của
những GV có sáng kiến hay.
- Sử dụng các PPNC của KHGD: điều tra xã hội học và thực nghiệm sư phạm.
+ Điều tra xã hội học được sử dụng để tiến hành điều tra cơ bản về tình hình học
tập, giảng dạy ở trường phổ thông, những thành tựu, thiết sót, ưu điểm và nhược điểm,
vấn đề tồn tại...
+ Sử dụng phương pháp quan sát để nhận xét, đánh giá.
+ Sử dụng thực nhiệm để trực tiếp can thiệp vào quá trình dạy học. PP thực
nghiệm được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu và dự báo kết quả
sẽ thu được. Có hai loại thực nghiệm:
Thực nghiệm từng phần: thực nghiệm một bài học hay một hoạt động thực hành
ngoại khóa, hoặc một khâu của quá trình DHLS. Khi sử dụng thực nghiệm từng phần,
4



nhà nghiên cứu chỉ tác động vào một phần việc nào đó cần thay đổi, còn các yếu tố khác
cần giữ nguyên.
Thực nghiệm toàn phần: tổng hợp, làm thay đổi nhiều mặt, nhiều khâu của quá
trình dạy học làm cơ sở cho một luận điểm, một quan điểm mà nhà nghiên cứu đặt ra.
- Tìm ra các PPDH bộ môn để chuyển tải tri thức lịch sử trong SGK đến học sinh
một cách nhanh nhất và tốt nhất.
1.2.5. Hệ thống khái niệm và thuật ngữ
Các thuật ngữ: Tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút Bài học
lịch sử là thuật ngữ riêng của PPDh Lịch sử (Phát triển năng lực...).
Bộ môn này ra đời sau khoa học lịch sử, bởi vì phải có tri thức lịch sử mới có thể
chuyển tải tri thức lịch sử và còn khá non trẻ -> Có vai trò quyết định trong đổi mới
PPDH Lịch sử hiện nay (Lấy học sinh làm trung tâm).
Khoa học cơ bản: LSVN - LSTG - Dân tộc học - Khảo cổ học.
Khoa học giáo dục: LLDH Lịch sử - PPDH Lịch sử.
1.3. Sơ lược quá trình phát triển của bộ môn PPDH Lịch sử
Sinh viên tự nghiên cứu:
- Trình bày tóm tắt quá trình phát triển của bộ môn DHLS trên thế giới và VN?
Cho nhận xét?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hãy giải thích tại sao PPDHLS là một khoa học ?
2. Trình bày đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của bộ môn PPDHL ở trường phổ
thông?
3. Trình bày sơ lược quá trình phát triển của bộ môn PPDHLS trên thế giới và Việt
Nam?

5


CHƯƠNG 2
BỘ MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM


2.1. Vài nét về việc dạy học lịch sử ở VN
Sinh viên tự nghiên cứu và thảo luận trên lớp.
Trình bày khái quát về việc dạy học lịch sử ở Việt Nam trước và sau năm 1975?
2.2. Cấu tạo chương trình của bộ môn Lịch sử ở trường THCS
2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng chương trình
- Nguyên tắc là hệ thống quan điểm lý luận chỉ đạo một vấn đề nào đấy cần phải
tuân thủ.
- Xây dựng chương trình là lựa chọn kiến thức lịch sử để đưa vào nội dung học tập
cấp phổ thông.
=> Nguyên tắc xây dựng chương trình lịch sử: Hệ thống các quan điểm, lý luận
chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương tiện, PPDH Lịch sử... (Bộ môn Lịch sử) cho việc
xây dựng chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông. Chương trình SGK là pháp lệnh
của nhà nước thống nhất trên toàn quốc và bắt buộc phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất
định.
Chương trình là pháp lệnh, còn SGK không phải là pháp lệnh - là sự cụ thể hóa
chương trình pháp lệnh.
- Quá trình dạy học phổ thông là quá trình dạy học đặc biệt -> Người thầy phải
giúp học sinh nhận thức những gì của lịch sử nhân loại đã qua - Nội dung có tính ổn định
theo SGK (Quan điểm của Đảng và Nhà nước).
Khác với Đại học: Đưa tư liệu thì phải có thể kết luận hoặc không thì bỏ ngõ.
Nhiều người lầm tưởng SGK là pháp lệnh. Nhưng người thầy có quyền bổ sung
kiến thức, sự kiện...
* Nguyên tắc xây dựng chương trình (gồm 5 nguyên tắc):
2.2.1.1. Chương trình bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông được xây
dựng theo nguyên tắc phải đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội và nhiệm vụ
chính trị của đất nước nói chung và địa phương nói riêng
a. Biểu hiện của nguyên tắc này: (Như thế nào - Biết Sử).
VD: Về LSTG khi Việt Nam chưa gia nhập ASEAN thì số tiết về Đông Nam Á rất
ít. Nhưng khi gia nhập vào thì học kỹ hơn, số lượng tiết nhiều hơn và học kỹ về các nước

thành viên.
6


Hay: Các Quốc gia Cham Pa, Lâm Ấp được nói nhiều hơn.
Thay đổi về ngôn ngữ: Trước đây thì nói Mỹ và chư hầu - Nay đổi lại là Mỹ và
Đồng Minh.
b. Vì sao? (Hiểu Sử)
Vì sao phải có nguyên tắc này? Địa phương cần cái gì thì Nhà trường phổ thông
cần đáp ứng cái đó. Chương trình cần sát với yêu cầu của địa phương. Phái phù hợp với
mục tiêu giáo dục.
2.2.1.2. Chương trình xây dựng phải đáp ứng được nguyên tắc: Kết
hợp giữa LSDT và Lịch sử thế giới
a. Biểu hiện
Lớp 6: LSTG -> LSDT
Lớp 7: LSTG -> LSDT
Lớp 8: LSTG -> LSDT
Lớp 9: LSTG -> LSDT

Chương trình bào giờ cũng dạy
LSTG trước rồi mới dạy LSDT. Khi
dạy LSTG có điều kiện phải tìm cách
liên hệ LSDT.

VD: Khi dạy Đường lối NEV của V.Lênin -> Phải liên hệ đường lối đổi mới của
Việt Nam -> Nền kinh tế nhiều thành phần chịu sự quản lý của Nhà nước vô sản.
Hay VD: QHSX TBCN trong lòng CĐPK: Đối với Côn trường thủ công là hình
thức sản xuất chuyên môn hóa của CNTB. Nhưng bị QHSX PK kìm hãm. Thì CNTB
phải tiêu diệt nó đi thông qua CMTS.
Đến CNXH ở thời kỳ đầu phải duy trì nền kinh tế TBCN trong lòng XHCN, bởi

đó là cơ sở kinh tế, là nguồn gốc tồn tại của xã hội. Cho nên cần kinh tế đó để tồn tại và
phát triển.
Chương trình LSTG phải đi song song với LSDT.
VD: Chiến tranh thế giới thứ hai -> Song song với LSDT giai đoạn 1939 - 1945.
b. Vì sao?
Mối quan hệ chung - riêng trong Triết học Mác - Lênin. Vì vậy chúng ta học
LSTG trước.
VD: Lúc học LSTG học sinh sẽ học được về sự hình thành loài người trước, dựa
vào các di chỉ khảo cổ. Sau đó học LSDT để biết được VN cũng là một trong những cái
nôi của loài người thông qua các di chỉ khảo cổ.
Hoặc khi học về sự hình thành Nhà nước - Chế độ Chiếm hữu nô lệ -> Để học sinh
có cái nhìn so sánh với thời Hùng Vương ở Việt Nam.
7


Hay là thời kỳ TBCN thế giới để hiểu được nguồn gốc các cuộc xâm lược của
CNTB đối với các nước phương Đông và Việt Nam là nằm trong quy luật phát triển của
CNTB là cần thị trường.
Còn mất nước hay không là do quan hệ giai cấp quyết định (Tức là sự thối nát của
giai cấp thống trị). Chỉ Nhật Bản và Thái Lan (Xiêm La) là thoát bới vì mở cửa thị
trường, chia rẽ lực lượng của CNTB. Còn Trung Quốc và Việt Nam thì cự tuyệt CNTB
nên chúng cùng nhau xâm lược.
2.2.1.3. Chương trình xây dựng phải kết hợp giữa sử học và giáo dục
lịch sử; giữa khoa học lịch sử và Giáo dục lịch sử
a. Biểu hiện
- Phải kế thừa sử dụng những thành tựu mới của khoa học lịch sử mới xây dựng,
phát triển và những thành tựu đó phải ổn định và không tranh cãi.
VD: Trước đây khi ta nói Việt Nam có 4000 năm lịch sử, thì bây giờ nhờ thành
tựu của khoa học nên người ta tìm ra được niên đại khoảng 3000 - 3500 năm.
Người vượn Trung Quốc, GiaVa qua Khảo cổ học để kết luận Việt Nam là cái nôi

của loài người.
Hay trước đây sự kiện hợp nhất Đảng là do: 3 tổ chức cộng sản chia rẽ; QTCS chỉ
thị; Nguyễn Ái Quốc được QTCS chỉ thị về hợp nhất.
Bây giờ kết luận:
Thứ nhất, vì phát hiện không có công văn chỉ thị của QTCS sau khi Liên Xô sụp
đổ, LB Nga bán kho tư liệu của QTCS.
Thứ hai, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập tháng 8/1929. Theo logic thời
gian thì vận chuyển công văn xin hợp nhất Đảng từ Việt Nam sang Liên Xô là không đủ
chưa chưa nói đến chuyển công văn về lại Việt Nam. Vì vậy, Khoa học Lịch sử kết luận
lại: Không có việc QTCS chỉ thị mà chỉ có Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận thức được
nguy cơ chia rẽ cách mạng Việt Nam và tổ chức hội nghị hợp nhất Đảng.
VD: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII/ 1939, -> Đổi lại là Hội nghị Trung
ương Đảng tháng 11/1939.
Hay sự kiện hợp nhất Đảng cũng vậy. Nếu trước đây từ ngày 6/1 đến ngày 7/2
diễn ra Hội nghị hợp nhất Đảng, nhưng do Đại hội III của Đảng (1960) Bác Hồ nói có lẽ
mồng 3/2 nên lấy ngày này làm ngày thành lập Đảng. Nhưng sau lấy được tư liệu của
QTCS về mới phát hiện ra văn bản Bác ký là ngày 6/1 “chào mừng các Đại biểu về dự
hội nghị...”.
8


Nhưng lấy lý do của ngày 3/2 làm ngày sinh nhất Đảng vì về logic trong các ngày hội
nghị, có thể chọn một trong các ngày đó đều được. Không việc gì phải tranh cãi. Trong khi
đã có Đảng Cộng sản Việt Nam chọn nó rồi. Do đó không bác bỏ sự kiện ngày 3/2.

b. Vì sao?
- Để kiến thức DHLS ở trường phổ thông không bị lạc hậu quá xa so với kiến thức sử
học ở Đại học và Cao đẳng. Bởi vì kiến thức ở Đại học có nhiều phát hiện mới. Người thầy
có thể kết luận hoặc không nhưng nếu giáo dục lịch sử không kế thừa thì sẽ bị lạc hậu.
VD: SGK trước năm 1982 người ta chưa đưa nội dung hội nghị tháng 10/1930 của

Đảng với những hạn chế của Luận cương chính trị nhưng vấn đề đã được người ta nhận
thức và lưu ý vào các thời kỳ Đại hội Đảng.
Nhưng sau năm 1982, người ta tranh cãi và ghi vào kết luận trong SGK.
- Tiếp nhận tri thức mới nhưng phải ổn định đo quá trình dạy học phổ thông quy định.
Quá trình đó được nhà giáo dục nhận thức lại để đưa vào chương trình giáo dục lịch sử.
2.2.1.4. Chương trình xây dựng phải đảm bảo theo hướng cơ bản Hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam (Nguyên tắc vàng - Lương Ninh)
a. Biểu hiện
* Hiện đại
Kiến thức đưa vào dạy ở trường phổ thông phải mới nhất và ổn định.
Ví dụ trước đây đánh giá: Triều Nguyễn là triều đại phản động toàn diện nhất lịch
sử Việt Nam (Đây là quan điểm của các giáo sư đầu ngành LSVN). Thì bây giờ đánh giá
của các sử gia trẻ viết lại dưới sự chỉ đạo của các giáo sư đầu ngành: “Triều Nguyễn phải
chịu trách nhiệm trước việc để mất nước nhưng có nhiều cống hiến cho đất nước và dân
tộc Việt Nam trên tất cả các mặt ...”.
Hay đánh giá về Phan Thanh Giản và Lam Duy Hiệp trước đây “Phan Lâm mãi
quốc, triều đình khi dân”, nay đánh giá không phải như vậy, Vốn do triểu Nguyễn sợ
khởi nghĩa nông dân hơn thực dân Pháp cho nên nhượng bộ với Pháp.
* Cơ bản
- Biểu hiện: Chỉ lựa chọn những kiến thức tối ưu nhất, phản ánh những dấu hiệu
bản chất của các sự kiện, hiện tượng và các quá trình lịch sử.
b. Vì sao phải đảm bảo tính cơ bản?
Để giải quyết một mâu thuẫn trong dạy học lịch sử là kiến thức lịch sử thì quá
nhiều trong khi thời gian dạy học thì hữu hạn.
c. Phù hợp với thực tiễn Việt Nam
9


* Biểu hiện
+ Tăng cường số tiết dạy về Lịch sử dân tộc: 128 Thế giới/ 115 tiết Việt Nam.
+ Khi dạy LSTG, nếu có điều kiện thì nên liên hệ Việt Nam.

+ Trong chương trình học phải ưu tiên dạy kỹ các quốc gia, các vấn đề có quan hệ
với cách mạng Việt Nam.
* Vì sao?
Vì đây là chương trình dùng để dạy cho học sinh Việt Nam.
2.2.1.5. Chương trình xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc Đồng tâm kết
hợp với đường thẳng (Nguyên tắc này cũng được GS Lương Ninh gọi là
nguyên tắc Vàng)
a. Đồng tâm
* Biểu hiện
- Nếu xét trong mối quan hệ giữa chương trình THCS và THCS thì bậc học sau
học lại kiến thức cơ bản của bậc học trước -> Gọi là đồng tâm.
VD: Cấp THCS: Học LSTG từ CXNT đến hiện đại.
Cấp THPT học LSTG từ CXNT đến hiện đại.
Lớp 9 nội dung học về Nguyễn Ái Quốc với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và
tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thì ở lớp 12 cùng học về nội dung đó.
Cấp THCS: LSTG + LSVN: Mục này học 2 tiết
5/6
Chuẩn bị về mặt chính
trị, tư tưởng và tổ chức
cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam

Vì sao các sự kiện tháng
6/1925, tháng 7/1924,
tháng 10/1923, 1921 lại
là sự chuẩn bị về mặt tổ
chức?

6/1911

9/1920
1921
1922
10/1923
7/1924
6/1925
3/2/1930

Ở cấp THCS: nội dung này được học trong 3 mục của 2 bài.
* Vì sao chương trình phải bố trí đồng tâm?
Bởi vì mô hình phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là mô hình tháp.
10


Một bộ phận học sinh không có điều kiện để học lên chương trình Đại học của bậc
học trên, phải ra đời, lao động sản xuất, hoạt động xã hội, muốn làm tốt nhiệm vụ của
mình, đòi hỏi phải có một trình độ văn hóa phổ thông.
Trong đó có trình độ văn hóa phổ thông môn Lịch sử.

Sau
ĐH
Đại học
Cấp THPT
Cấp THCS
Nếu chương trình chỉ theo đường thẳng thì học sinh học hết cấp THCS chỉ mới
học xong LSTG cận đại. Cho nên phải bố trí theo hướng Đồng Tâm.
b. Đường thẳng
* Biểu hiện
Xét ở góc độ chương trình một cấp học, thì chương trình được bố trí theo một
chiều từ quá khứ đến hiện đại.

* Vì sao?
Do đặc điểm của việc nhận thức lịch sử quy định - Sự kiện trước có mối quan hệ
với sự kiện sau, do đó phải học theo một quá trình.
VD: Bài 12: Phong trào yêu nước -> Bài 13: Phong trào công nhân.
Cấp THCS chỉ cần nắm được các nội dung: PTTS; PTTTS; PTCN; (Chấn hưng
nội hóa bài trừ ngoại hóa; PTTTS tiểu biểu với PT của cụ Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh, tiếng Bom Sa Diện - Ý nghĩa. Phong trào công nhân có cuộc bãi công của công
nhân 1922, 1925 -> Tự phát -> Tự giác với cuộc bãi công 1925 của công nhân Ba Son).
Cấp THCS: Học sinh ngoài phải hiểu như học sinh cấp THCS còn phải mở rộng.
VD: Sự kiện tháng 7/1922, nếu ghi máy móc thì học sinh sẽ không nhớ, nhưng
nếu miêu ta; “... Lúc đó ông Nguyễn Ái Quốc hét lớn bật khóc...” thì học sinh sẽ nhớ.
- Tổng kết nguyên nhân thất bại của PTCN đều thất bại phải làm rõ nguyên nhân
vì sao thất bại. PT của TTS để chứng minh phong trào vô sản thắng lợi.
11


c. Thực hành: Mục II.3. Giải thích Đồng tâm chỗ nào? Đường thẳng chỗ
nào? Thực hành tại chỗ trên lớp1.
2.2.2. Cấu tạo chương trình môn lịch sử ở trường THCS hiện nay
Ở cấp THCS HS được tìm hiểu có hệ thống LSDT từ buổi bình minh, từ thời đầu
dựng nước cho đến ngày nay. Về LSTG, HS chỉ học một cách khái quát lịch sử xã hội
nguyên thủy, cổ đại và trung đại ở lớp 6 và lớp 7, sau đó tập trung vào học phần lịch sử
thế giới cận, hiện đại ở lớp 8 và 9.
Chương trình lịch sử được ban hành ngàu 5/5/2006 của Bộ giáo dục và Đào tạo,
được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng đã nhấn mạnh phải
“đảm bảo cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, có hệ thống, phân biệt trình độ học
tập ở các cấp nên làm nổi bật các mạch nội dung theo nguyên tắc đổng tâm kết hợp với
đường thẳng.
TT


Mạch nội dung

Lớp
1

2

3

4

5

6

7

8

1

LSTG nguyên thủy,
cổ đại

2

LSTG trung đại

3


LSTG cận đại

*

4

LSTG hiện đại

*

5

LSVN từ nguồn gốc
đến thế kỷ X

+

+

*

6

LSVN từ thế kỷ X
đến thế kỷ XIX

+

+


*

7

LSVN từ giữa thế kỷ
XIX đến năm 1918

+

+

*

8

LSVN từ 1919 đến
nay

+

+

9

LSĐP

9

*


*
*

*
*
*

*
*

*

*

*
*

*

*
*

*

*

*

*
*


10 11 12

*

*

*

*
*

*

*

Ghi chú: Dấu + thể hiện các yếu tố của tri thức lịch sử chưa trở thành môn học
Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy rõ cấu tạo chương trình được thể hiện ở các
mạch nội dung sau2:
1

Phan Ngọc Liên (cb) (2010), Phương pháp DHLS, tập 1, NXB ĐHSP, Hà Nội, tr70-86.

12


Kiến thức lịch sử được cung cấp cho HS từ cấp Tiểu học đến THPT. Ở các lớp 2,3
(Tiểu học), tri thức lịch sử được tích hợp với kiến thức các môn khác như Tiếng Việt,
Đạo đức. Từ lớp 4 đến 12, Lịch sử trở thành môn học (ở cấp Tiểu học có Lịch sử Việt
Nam, ở các lớp THCS và THPT đều có khóa trình LSVN và LSTG. Lịch sử đưa vào học

ở các cấp với một số tiết nội khóa và những hoạt động về công tác LSĐP).
Chương trình lịch sử ở các cấp, được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp
với đường thẳng có phân biệt mức độ, yêu cầu đạt về các chủ đề lịch sử (ngoài chương
trình quy định nội dung dạy học từng môn còn có phần Chuẩn kiến thức, kỹ năng, quy
định “mức độ cần đạt” của chủ đề được học ở mỗi lớp. Đây là phần phân biệt mức độ,
trình độ của học sinh các cấp khác nhau, khi cùng học về một chủ đề.
Mạch nội dung chương trình xác định tính hệ thống của kiến thức lịch sử được
trình bày theo biên niên (theo trình tự thời gian phát triển của lịch sử). Vì vậy, ngay từ
lớp 4,5 HS tiểu học cần tiếp cận với thời nguyên thủy trên đất nước ta; từ lớp 6 đến 12,
bắt đầu học LSTG từ xã hội nguyên thủy, các thời kỳ kế tiếp từ cổ đại đến hiện đại theo
logic phát triển tự nhiên của lịch sử.

2.3. Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THCS
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông: nghiên cứu, học tập
lịch sử để phụ vụ con người trên các mặt nhận thức, giáo dục và hoạt động thực tiễn.
Trong tình hình nhiệm vụ nhất định, việc nghiên cứu các ngành khoa học và những hoạt
động của xã hội đều phải được phục vụ những nhiệm vụ chung của đất nước, của dân
tộc, của giai cấp và của nhân loại.
Xuất phát từ đặc điểm, chức năng của mình, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Nhiệm vụ giáo dưỡng: Cung cấp kiến thức lịch sử khoa học làm cơ sở cho mỗi
người hiểu biết chính xác, cơ bản, tương đối đầy đủ về những sự kiện, con người của quá
khứ. Nhận thức lịch sử là điều kiện cần phải có để con người nhận thức được hiện tại và
dự kiến được tương lai, như Hồ Chủ Tịch từng nói: “Chúng ta nên nhìn lại những đoạn
đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và ấn định đúng đắn những nhiệm vụ
cách mạng hiện nay và sắp tới để giành lấy những thắng lợi to lớn, hơn nữa, vẻ vang hơn
nữa... ”. Qua tìm hiểu quá khứ để hiểu sâu sắc hơn hiện tại, để tích cực đấu tranh cho
hiện tại và dự đoán tương lai.

2


Phan Ngọc Liên (cb) (2010), Phương pháp DHLS, tập 1, NXB ĐHSP, Hà Nội, tr87.

13


+ Nhiệm vụ giáo dục: góp phần bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức,
phẩm chất trong đó việc bồi dưỡng tư duy khoa học có ý nghĩa quan trọng.
Việc học tập nghiên cứu lịch sử bao giờ cũng tiến hành theo theo trình tự mà
Lênin căn dặn: Phải hiểu SKLS đã ra đời từ đâu, trải qua những giai đoạn nào để trở
thành như ngày nay và tương lai sẽ ra sao, cũng như phải hiểu SK đó có mối quan hệ như
thế nào đối với bối cảnh lịch sử, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chúng ta phải hiểu rằng:
giai đoạn này có dính líu với giai đoạn khác, nó kế tiếp giai đoạn trước và nó gây ra
những mầm mống cho giai đoạn sau... có nhiều sự biến đổi mới sinh ra từ một giai đoạn
này đến một giai đoạn khác. Trong một giai đoạn cũng có những biến đổi của nó”.
+ Nhiệm vụ phục vụ cho cuộc đấu tranh xã hội, lao động sản xuất. Lịch sử là quá
trình thống nhất, đi lên của xã hội loài người, từ quá khứ đến hiện tại và vương tới tương
lai, ba giai đoạn trên là những giai đoạn khác nhau về chất, song có quan hệ chặt chẽ với
nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử. Vì vậy, việc nghiên cứu và học tập lịch sử có
thể và cần thiết phục vụ những nhiệm vụ chính trị.
Cũng giống như Hồ Chủ Tịch đã nói: “... Đem lịch sử cách mạng các nước làm
gương cho chúng ta soi,... đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ... Ai là bạn ta?
Ai là thù ta?... Cách mạng phải làm thế nào? ”.
+ Nhiệm vụ giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cho thế hệ trẻ.

2.4. Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS qua bộ môn lịch sử
2.4.1. Những ưu thế của bộ môn trong giáo dục tư tưởng, tình cảm
Trong giáo dục lịch sử ở trường phổ thông, chúng ta thường gặp hai khuynh
hướng sai lầm là:
+ Một là, coi nhẹ việc giáo dục tư tưởng trong bộ môn.

+ Hai là, không xuất phát từ sự thực lịch sử mà “giải thích” dài dòng, công thức, áp đặt.

Một số người lại cho rằng nhiệm vụ của GV là chỉ cần trình bày SK khách quan là đủ,
hoặc hướng dẫn sự nhận thức của HS một cách chặt chẽ theo các phương hướng đã định mà
không khai thác nhiều nội dung của khóa trình -> Hạ thấp chức năng của bộ môn.
Việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS thông qua bộ môn Lịch sử có ưu thế rất lớn:

- Tác dụng giáo dục quan trọng của sử học cũng như bộ môn Lịch sử ở trường phổ
thông là giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức và xác định thái độ đối với
cuộc sống hiện tại. Yêu cầu giáo dục thế hệ trẻ đó hoàn toàn phù hợp với chức năng của
KHLS, với nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của bộ môn Lịch sử ở trường
phổ thông.
14


- Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục truyền thống, lịch sử cho thế hệ trẻ.

- Bản thân sử học vốn là cuộc sống của quá khứ diễn ra trên nhiều mặt có liên
quan đến hiện tại. Do đó học lịch sử giúp cho HS nhận thức đúng, rõ đường lối chính trị
của Đảng. Điều này thể hiện sự phục vụ rất tốt cho nhiệm vụ chính trị của bộ môn.
- Bộ môn lịch sử góp phần giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ thông qua ưu thế là
giảng dạy các SK cụ thể, các khái niệm, quy luật lịch sử, các môn khoa học. Lịch sử sẽ
chứng minh cho sự đúng đắn và tất thắng của lý tưởng. Phải làm cho HS nhận thức rõ và
đúng về quá khứ, thấy được khuynh hướng tất yếu của sự phát triển xã hội loài người.
- Việc giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức, phẩm chất trong
DHLS bao gồm ba yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau:
+ Trình bày đúng SKLS (chân lý khách quan).
+ Rút ra kết luận khoa học về sự việc khách quan.
+ Sử dụng tri thức để chứng minh, giải thích lý tưởng, tiến hành giáo dục tư tưởng,
tình cảm…

- Giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm cho HS trong DHLS là “thông qua dạy chữ
để dạy người”.
Trên cơ sở kiến thức khoa học, có hệ thống, cơ bản, hiện đại, phổ thông mà giáo
dục cho HS tính tự giác, tích cực, chủ động ứng xử trong mọi tình huống.
VD: thông qua các tấm gương anh dũng... sự tàn ác của kẻ thù... sự đê hèn của bọn
bán nước, sự đồ sộ nguy nga của các công trình lịch sử... qua đó GV sẽ cho HS biết yêu,
ghét, khâm phục, tôn trọng...
Lịch sử phổ thông bắt nguồn từ một sự thực là trong KHLS, rõ ràng có những yếu
tố nghệ thuật.
2.4.2. Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh qua dạy học lịch sử.
- Tính đa dạng và phong phú của bộ môn, nội dung các khóa trình lịch sử ở trường
phổ thông có khả năng giáo dục nhiều mặt cho HS. Có thể quy vào các mặt chủ yếu sau:
+ Xây dựng niềm tin vững chắc vào lý tưởng các mạng trên cơ sở nhận thức đúng
sự phát triển khách quan, hơp quy luật của xã hội loài người.
+ Giáo dục cho HS truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình
dựng nước và giữ nước.
+ Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Nội dung giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS cụ thể ở các mặt sau:
+ Giáo dục niềm tin, giáo dục lý tưởng XHCN.
15


+ Giáo dục truyền thống dân tộc.
+ Giáo dục tinh thần, thái độ lao động đúng đắn.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ, phát huy nền văn hóa dân tộc và tiếp nhận
tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Giáo dục lòng kính yêu đối với QCND.
+ Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên, với những người có công đối với tổ quốc,
đánh giá đúng vai trò của các cá nhân trong lịch sử.
2.4.3. Nguyên tắc và biện pháp sư phạm

a. Nguyên tắc
- Giáo dục lịch sử phải đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dân tộc, cách mạng, Đảng, do
ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, môi trường sinh sống và mong muốn vươn lên của dân
tộc.
- Tôn trọng đối tượng giáo dục, tránh áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh. Giáo dục là
hoạt động nhận thức nên chỉ có giáo dục một cách tự nguyện mới đạt hiệu quả cao nhất.
Việc áp đặt là biểu hiện của việc thiếu công bằng, dân chủ trong giáo dục.
- Kết hợp giáo dục lý trí với tình cảm. Điều này thể hiện sự vận dụng đúng tâm lý
học lứa tuổi vì nếu xúc cảm được hình thành trên cơ sở lí tính thì sẽ trở nên vững chắc.
- Giáo dục tư tưởng tình cảm phải kết hợp với hoạt động thực tiễn. Đó là vận dụng
ngyên lý học đi đôi với hành, thống nhất nhận thức với hành động.
- Người giáo dục phải làm gương cho người được giáo dục. Đây là thể hiệ yêu cầu
giáo dục nêu gương.
- Chú ý xây dựng lý tưởng, niềm tin, hình thành nghĩa vụ công dân cho HS.
b. Biện pháp sư phạm
- Thứ nhất, khai thác triệt để nội dung các khóa trình lịch sử theo đúng phương
pháp bộ môn. Phương pháp này góp phần khắc phục bệnh công thức, giáo điều.
- Thứ hai, trên cơ sở tường thuật, miêu tả cụ thể về những tấm gương lao động
sáng tạo, quên mình của các nhà khoa học, các danh nhân trong các khóa trình lịch sử
(Bruno, Galile, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...), GV làm cho HS hiểu lao động trí óc là một
quá trình lao động gian khổ, hi sinh.
- Thứ bai, gắn liền việc học tập các khóa trình lịch sử với công tác ngoại khóa để
tiến hành việc giáo dục tư tưởng cho HS.
- Thứ tư, phải phối hợp giữa các môn học, với toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà
trường phổ thông. Đây cũng là việc thực hiện nguyên tắc liên môn, sự tích hợp kiến thức
16


các môn học trong công tác giáo dục, trước hết là mối liên hệ giữa Văn - Sử Địa GDCD.
- Thứ năm, việc giáo dục tư tưởng, tình cảm thái độ cho HS phụ thuộc một phần

lớn vào thái độ, tư cách, phẩm chất của người GV lịch sử.

2.5. Phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học lịch sử
2.5.1. Khả năng của bộ môn trong phát triển tư duy lịch sử cho HS
* Đặc điểm của tư duy lịch sử:
- Tư duy bao giờ cũng xuất phát trên cơ sở sự hiểu biết cụ thể, chính xác về con
người, sự việc... để nhận thức cần phải so sánh, nhưng không phải so sánh nói chung mà
so sánh giữa các sự vật, hiện tượng, con người nhất định. So sánh cùng với trừu tượng
hóa, phân tích tổng hợp... là kết quả thao tác tư duy nhằm rút ra và khái quát bản chất của
đối tượng được tìm hiểu, nghiên cứu.
- Cần phát huy tính tích cực học tập của HS học tập Lịch sử để giúp các em phát
triển tư duy.
- Nội dung hoạt động tư duy của HS bao gồm:
+ Ở mỗi giai đoạn nhận thức cần nắm vững sự vật, hiện tượng một cách toàn diện.
+ Phải xem thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là biểu hiện ý nghĩa của kiện đối
với xã hội và con người.
+ Nghiên cứu mỗi hiện tượng một cách cụ thể, trong những điều kiện tồn tại và
phát triển của nó.
+ Xem xét hiện tượng trong những mâu thuẫn chi phối sự vận động của nó.
+ Nêu rõ sự thay đổi về mặt sô lượng của sự vật và bước nhảy vọt, chuyển sang
chất mới.
+ Nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng, sự vật trên quan điểm phủ định của
phủ định.
- Để tiến hành hoạt động tư duy với những nội dung kể trên, HS phải tự học là
chính, trải qua ba giai đoạn mà các nhà nghiên cứu gọi là trình tự ba thời:
+ Thời một, nghiên cứu cá nhân: dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự nghiên cứu,
tìm tòi kiến thức mới, bằng cách tự mình suy nghĩ, xử lý các vấn đề đặt ra.
+ Thời hai, hợp tác với bạn, học bạn: thông qua các hình thức trao đổi cá nhân,
thảo luận nhóm - họp, các hoạt động tập thể bổ sung, làm phong phú kiến thức, gợi ý tiếp
tục đi sâu, tìm hiểu, nghiên cứu.

17


+ Thời ba, hợp tác với GV, tự kiểm tra, tự điều chỉnh. GV đóng vai trò hướng dẫn
cho HS học, thảo luận, tìm ra cái mới, để các em ghi nhớ kĩ và hiểu sâu.
Ba thời này không tách rời nhau, ở bất cứ thời nào cũng có vai trò của GV và HS,
chỉ có thời nào vai trò của GV hay HS trỗi hơn mà thôi.
- Các nhà tâm lý học chia ra các loại tư duy như sau: tích cực, chủ động, độc lập, sáng
tạo; tái tạo và sáng tạo... các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh tư duy sáng tạo của HS.
Mỗi môn học phát triển một tư duy đặc thù, môn Lịch sử là phát triển tư duy lịch sử.
- Đặc trưng của tư duy lịch sử là:
+ Biết miêu tả, khôi phục những SKLS của quá khứ với một số tài liệu cơ bản,
được lựa chọn chính xác.
+ Nêu được nguyên nhân xuất hiện, phát sinh của SKLS.
+ Xác định được điều kiện, hoàn cảnh, những mối liên hệ của các SK.
+ Nhận biết tính chất, ý nghĩa bài học, kinh nghiệm rút ra từ SK, nhất là những SK
lớn, quan trọng.
+ Làm sáng tỏ những biểu hiện đa dạng của các quy luật lịch sử.
+ Xác định động cơ hoạt động của các tầng lớp, tập đoàn hay cá nhân trong lịch sử.
+ Biết liên hệ, so sánh, đối chiếu tài liệu lịch sử với đời sống hiện nay và rút ra bài
học kinh nghiệm.
- Tư duy lịch sử được hình thành trong học tập lịch sử và có liên hệ chặt chẽ với tư
duy biện chứng. PPDHLS ở phổ thông phải giúp HS nắm vững những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- C.Mác và Ănghen đã khẳng định răng: “các ông chỉ thừa nhận một khoa học duy
nhất là khoa học lịch sử”. Điều này không có nghĩa là các ông chỉ thừa nhận một khoa học
suy nhất mà phủ nhận các khoa học khác, thực ra các ông chỉ nhấn mạnh đến “quan điểm
lịch sử”, “tinh thần lịch sử”, “chủ nghĩa lịch sử”, tức nghiên cứu bất cứ một sự vật, hiện
tượng nào cũng phải tìm hiếu sự ra đời, phát triển và tiêu vong của SK, hiện tượng ấy.
- SK có vai trò quan trọng và được xem là “không khí” của nhà khoa học.

- Nội dung cơ bản của tư duy lịch sử là quan điểm lịch sử trong nhận thức hiện
thực khách quan để tìm ra mối liên hệ giữa các SK, nhân vật, quá trình trong những điều
kiện lịch sử cụ thể mà nó tồn tại.
2.5.2. Những con đường phát triển tư duy lịch sử cho học sinh
+ Nắm vững quan điểm lịch sử.

18


Quan điểm lịch sử hướng cho HS hiểu rằng, muốn nhận thức bất cứ một sự kiện
nào cũng phải nhận thức trong quá trình phát sinh, phát triển và thay đổi có liên quan đến
điều kiện cụ thể của nó.
Để hình thành và phát triển quan điểm lịch sử khi dạy học Lịch sử, GV cần lưu ý
HS nắm các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử cụ thể của sự phát triển chung của xã hội loài
người. Một thời kỳ lịch sử này khác với một thời kỳ lịch sử khác.
VD: chế độ CXNT khác chế độ CHNL về các đặc điểm: công cụ lao động, trình
độ sản xuất, chế độ chính trị, tổ chức Nhà nước, văn hóa, tư tưởng, đạo đức...).
HS phải nắm vững các kiến thức cụ thể để tạo nên những biểu tượng chính xác, có
hình ảnh về sự kiện, nhân vật lịch sử, tránh miêu tả SKLS ở chừng mực chung chung như
lạc hậu, tiến bộ, tàn bạo...
+ Vận dụng nguyên lý “chân lý bao giờ cũng cụ thể”.
Trong học tập Lịch sử, học sinh thường nắm được SK nhưng chưa hiểu sâu sắc,
chưa giải thích được bản chất của sự thay đổi các SK. Hiểu rõ lịch sử mới có thể đánh giá
đúng một SK hay một chế độ xã hội trong quá trình phát triển của nó.
VD: khi học thời kỳ phong kiến, HS hiểu rằng, CĐPK lúc mới ra đời cũng là chế
độ tiến bộ hơn chế độ CHNL, nhưng cùng với sự phát triển của sức sản xuất, sự ra đời
của công cụ lao động mới, sự nảy sinh của các giai cấp mới, sự hình thành và phát triển
của QHSX TBCN, CĐPK trở thành lực lượng kìm hãm sự phát triển của xã hội, trở
thành phản động, lỗi thời...
+ Nhận thức sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng để diễn ra thông qua sự

thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Qua việc trình bày các SKLS cơ bản trong các khóa trình, cần làm cho HS hiểu
rằng mâu thuẫn trong xã hội cũng thể hiện mối quan hệ , sự tác động lẫn nhau của các
mặt đối lập, vì đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự phát triển xã hội, tự
nhiên và tư duy.
Nô lệ và chủ nô là hai mặt đối lập của xã hội CHNL, sự đấu tranh giữa hai mặt đó
tạo động lực cho sự phát triển xã hội tiến sang CĐPK cao hơn. Không có giai cấp TS và
VS thì không có xã hội TBCN. Mâu thuẫn giữa TS và VS là động lực tất yếu dẫn tới
CMVS -> CNXH sẽ thắng lợi, CNTB diệt vong.
Như vậy, qua học tập Lịch sử, Hs phải hiểu rằng, từ khi xã hội có giai cấp đối
kháng thì cuộc đấu tranh giữa giai cấp bị áp bức với giai cấp áp bức ngày càng diễn ra
mạnh mẽ. Sự thắng lợi của giai cấp bị trị trước giai cấp thống trị làm chuyển biến xã hội
19


từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác làm cho lịch sử xã hội loài người không
ngừng đi lên. Đó là quy luật lịch sử.
Cho nên tìm hiểu động lực của sự phát triển xã hội phải tìm trong cuộc đấu tranh
giai cấp. Do vậy, vận dụng quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là
vấn đề quan trọng, cần thiết để hiểu đúng lịch sử, phát triển tư duy biện chứng cho HS
trong quá trình học tập.
+ Tìm mối liên hệ nhân quả, sự phù hợp lẫn nhau giữa các sự kiện lịch sử.
GV phải hướng dẫn cho HS nắm các SK có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một
hệ thống, nhận biết được quy luật phát triển của lịch sử.
VD: ở khóa trình Lịch sử thế giới cổ, Lịch sử lớp 6, GV phải hướng dẫn HS nhận
thức được mối liên hệ biện chứng giữa các SK, mối quan hệ giữa hoàn cảnh địa lý với
sinh hoạt, tổ chức xã hội, mối quan hệ giữa sự phát triển của lao động sản xuất với sự
thay đổi của chế độ xã hội, sự phát triển của công cụ lao động, sự phát triển của sản
xuất...là nguyên nhân xuất hiện chế độ bóc lột và giai cấp, từ đó diễn ra các cuộc đấu
tranh giai cấp...

Điều đó yêu cầu phải phù hợp với trình độ HS.
+ Xác định mối liên hệ giữa các hiện tượng, biến cố để tìm nguyên nhân chủ yếu,
nguyên nhân sâu xa và nguyên cớ trực tiếp, những nguyên nhân thứ yếu dẫn đến sự phát
sinh của chúng.
VD: khi học về Cách mạng tháng Tám 1945, GV phải hướng dẫn cho HS tìm hiểu
và phân tích điều kiện chủ quan (sự chuẩn bị của Đảng ta), điều kiện khách quan dẫn đến
CM, điều kiện nào là chủ yếu, mối liên hệ giữa các điều kiện đó, ...
+ Cuối cùng tư duy HS thể hiện rõ nhất, tập trung nhất ở việc vận dụng kiến thức
đã học một cách thông minh, tích cực và sáng tạo vào cuộc sống. Đây là việc vận dụng
nguyên lý học đi đôi với hành.
- PP nhận thức lịch sử chủ yếu được tiến hành thông qua dạy học nêu vấn đề, nêu
câu hỏi có tính chất bài tập nhận thức, việc trao đổi, thảo luận ở tổ nhóm, lớp, trình bày
thông tin sự kiện, sử dụng câu hỏi, sử dụng hệ thống bài tập....
2.5.3. Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển tư duy cho học sinh
- Nguyên tắc, con đường phát triển tư duy HS:
+ Khai thác nội dung khóa trình lịch sử ở trường phổ thông.
+ Tạo tình huống có vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề.
+ Trình bày thông tin SK trong quá trình phát triển tư duy HS khi học Lịch sử.
20


×