Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY BỘ MÔN TIN Ở TRƯỜNG PTTH.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.88 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài
Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin ở trường THPT
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tin
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Khắc Thành.
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Dinh
Lớp _K54A.
Hà Nội , 4/2008.
Mục lục
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nội dung nghiên cứu
1. Cấu trúc của đề tài
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH hợp tác
2.2. Biện pháp thiết kế và tổ chức những giờ học hợp tác đại diện cho
những tình huống dạy học điển hình trong môn Tin bám sát mục
tiêu giáo dục.
IV. Kết luận
I. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục
tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là: học để biết,
học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình (Learning to
know, Learning to do, Learning to live together and Learning to be). Tinh thần
trung là giáo dục phải góp phần vào sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân,
cả về thể xác và tinh thần. Trong khi đó, hiện nay giáo viên của chúng ta mới
chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức mà chưa quan tâm đúng mức đến việc
phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy, việc đổi mới PPDH để đáp ứng mục


tiêu giáo dục hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết. Vấn đề dạy học hợp tác đã được
nghiên cứu và áp dụng ở các lớp bậc đại học, cao đẳng,... tại một số nước, đặc
biệt là ở nước Mỹ. PPDH này đã huy động được sự tham gia tích cực của mọi
học sinh vào quá trình học tập, tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức và phát
triển kỹ năng xã hội của học sinh một cách rõ rệt.
Vậy dạy học hợp tác trong môn Tin có thể áp dụng được đối với học sinh
bậc THPT tại Việt Nam hạy không? Nếu áp dụng PPDH này thì đáp ứng mục
tiêu giáo dục ở mức độ nào? Vai trò của giáo viên trong dạy học hợp tác như
thế nào? Sử dụng các biện pháp sư phạm nào để dạy học hợp tác có hiệu quả?
Với những lý do trên, đề tài được chọn là: “Tổ chức dạy học hợp tác trong
môn Tin ở trường THPT”. Đề tài này góp phần đổi mới PPDH môn Tin ở
trường phổ thông.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được biện pháp tổ chức dạy học hợp tác môn Tin ở trường THPT
nhằm đáp ứng được một cách toàn diện mục tiêu Giáo dục.
III. Nội dung nghiên cứu
1. Cấu trúc của đề tài
Với cấu trúc gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lí luận
- Chương II. Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin ở trường THPT
- Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Đề tài đã đưa ra bảo vệ hai vấn đề lớn, đó là:
- Dạy học hợp tác vừa đạt được mục tiêu truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, thái độ, vừa góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc hợp tác cho
học sinh.
- Định hướng tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin là phù hợp và có thể
triển khai ở trường THPT theo các biện pháp thiết kế, tổ chức đã đề xuất trong
khóa luận.
2. Nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, vận dụng trong dạy học

môn Tin ở trường THPT
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH hợp tác
- Định hướng tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin ở trường THPT
- Biện pháp thiết kế, tổ chức và tiến hành giờ dạy học hợp tác trong
môn Tin ở trường THPT
- Kết quả tổ chức thực nghiệm sư phạm của PPDH hợp tác
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH hợp tác
Theo nghĩa từ điển: Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một
công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung. Sự hợp tác có tính
phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Dạy học hợp tác được quan niệm là một PPDH. Trong đó, mỗi học sinh
được học tập trong một nhóm, có sự cộng tác giữa các thành viên trong nhóm,
giữa các nhóm để đạt đến mục đích chung. Trong PPDH hợp tác, vai trò của
người giáo viên là người tổ chức, điểu khiển việc học của học sinh thông qua
học hợp tác bằng việc thiết kế các giờ học hợp tác, vai trò của học sinh là
người học tập trong sự hợp tác. Hợp tác vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu
dạy học. Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữa các học
sinh trong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa học sinh với giáo
viên:
- Hợp tác trong nhóm bao gồm các bước sau: 1) Cá nhân tự nghiên cứu
(Hoạt động tư duy độc lập). 2) Thảo luận nhóm (Hoạt động tư duy hội thoại có
phê phán). 3) Trình bày kết quả của nhóm (Hoạt động tư duy tổng hợp)
- Hợp tác giữa các nhóm bao gồm: Hoạt động ghép (và/hoặc) đồng nhất
hoá các kết quả học tập. Học tập lẫn nhau giữa các nhóm, tư duy tổng hợp,
phê phán.
- Hợp tác giứa học sinh với giáo viên bao gồm hoạt động phân tích, tổng
hợp, hợp thức hoá kiến thức. Đánh giá và tự đánh giá.
Cơ sở khoa học của PPDH hợp tác: Cơ sở triết học, giáo dục học, tâm lý
học và các thuyết làm việc đồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp
tác tập thể, thuyết dạy lẫn nhau. (không trình bày)

Các thành tố cơ bản của dạy học hợp tác (5 thành tố): 1) Sự phụ thuộc lẫn
nhau một cách tích cực, 2) Sự tương tác trực tiếp tác động đến sự thành công
của nhau, 3) Trách nhiệm của cá nhân và tập thể, 4) Kỹ năng giao tiếp trong
nhóm và rút kinh nghiệm nhóm, 5) Phản hồi và điều chỉnh. (không trình bày)
So sánh học hợp tác với các hình thức học tập khác:
- Học tập mang tính hợp tác và học tập mang tính tranh đua
Học tập mang tính hợp tác
Học tập mang tính
tranh đua
• Có sự tương tác giữa người học
• Mỗi cá nhân có trách nhiệm với
chính mình và với cả nhóm
• Các cá nhân phụ thuộc vào nhau
• Không có sự tương tác giữa
người học
• Mỗi cá nhân chỉ có trách nhiệm
với chính mình.

×