Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.61 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (5điểm)
Anh (chị ) hiểu thế nào là tình huống truyện? Vai trò của việc phân tích tình huống
truyện trong dạy học văn bản tự sự? Hãy chỉ ra và phân tích tình huống truyện trong văn
bản Chiếc lá cuối cùng của Ô. Henri ( SGK Ngữ văn 8- tập 1) để làm rõ điều đó.
Câu 2. (6,0 điểm)
Cảm xúc của anh (chị) về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải – SGK, Ngữ văn 9 tập 2 ?
Câu 3. (3,0 điểm)
Hãy nêu mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường THCS?
( Yêu cầu nêu rõ mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ)
Câu 4. (6,0 điểm)
Đồng chí hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực?
- - - Hết - - (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )


PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
(Hướng dẫn này có 04 trang)

Yêu cầu chung:


Về hình thức: Bài viết rõ ràng
Câu văn đúng, liên kết chặt chẽ,diễn đạt rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
Lời văn có cảm xúc,diễn đạt lưu loát
Hình thức sạch, đẹp.
Về nội dung:
Trình bày đầy đủ các yêu cầu về nội dung đề ra
Yêu cầu cụ thể:
Câu

Yêu cầu về nội dung

Điểm

1
(5đ)

- Nêu được khái niệm tình huống
Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh
huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả
năng tiềm tàng để cốt truyện diễn biến, phát triển. (Thí sinh có thể có
cách trình bày khác miễn là đúng bản chất vấn đề )
- Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm :
Phân tích tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng: Từ
việc hướng dẫn HS phân tích tình huống truyện người GV:
* Giúp HS hướng đến mục tiêu cuối của việc tìm hiểu tác phẩm tự sự:
(Tính cách nhân vật; Sự phát triển của cốt truyện; Tư tưởng, chủ đề tác
phẩm; Phong cách nghệ thuật của nhà văn).
* Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích truyện.
- Chỉ ra và phân tích được vai trò của tình huống truyện:
+ Tình huống: Giôn xi từ cõi chết trở về, cụ Bơ men từ cuộc sống ra

đi. Bơ men suốt đời khát khao làm nghệ thuật nhưng khi kiệt tác ra
đời thì người nghệ sỹ phải ra đi -> tình huống đảo ngược hai lần.
+ Phân tích vai trò: Thể hiện lòng nhân hậu, đức hy sinh và tài năng
của họa sỹ Bơmen; Gây bất ngờ, xúc động, hứng thú cho độc giả;
Thể hiện chủ đề ngợi ca tình yêu thương và sức mạnh của nghệ
thuật chân chính; Nghệ thuật dựng truyện đã tạo thành phong cách
độc đáo của Ô. Henri: khai thác tình huống truyện và đảo ngược
tình huống hai lần.
Giáo viên có thể trình bày cảm nhận dưới hình thức một bài văn hoặc
một đoạn văn nhưng phải làm toát lên các yêu cầu sau:
+ Khái quát: Khổ thơ là một bức tranh mùa xuân thiên nhiên của xứ
Huế qua cảm nhận riêng của nhà thơ
+ Lựa chọn hình ảnh mang màu sắc đặc trưng riêng của xứ Huế: Bông
hoa tím mọc giữa dòng sông xanh( màu tím Huế, nước sông Hương
trong xanh)

1.0

2
(6 đ)

1.5

2.5

0,5
0,5


+ Sử dụng đảo ngữ: Động từ, vị ngữ “mọc” được đặt ở đầu câu gợi ấn

tượng về sự xuất hiện của bông hoa tím đồng thời qua đó thể hiện sức
sống mãnh liệt của mùa xuân.
+ Tiếng chim chiền chiện hót vang lừng tạo nên không khí xuân thêm
rộn ràng tươi vui, không gian mùa xuân sống động.
+ Chỉ bằng vài nét chấm phá,các hình ảnh trên đã gợi lên một bức tranh
mùa xuân xứ Huế cao rộng, khoáng đãng, màu sắc tươi thắm.
+ Người đọc như đang được chứng kiến một mùa xuân của thiên nhiên
ở xứ Huế đẹp, trong sáng một cách thuần khiếtvà có sức gợi cảm
nhưng cũng hết sức sống động.
Cảm xúc của nhà thơ:
+ Ngỡ ngàng, ngạc nhiên,thú vị trước hình ảnh mùa xuân xứ Huế tràn
đấy sức sống.
+ Cảm giác say sưa, ngây ngất: “ Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay
tôi hứng”. Tác giả cảm nhận tiếng chim hót như đọng lại thành từng
“giọt âm thanh” và tác giả như đang hứng lấy từng giọt,từng giọt âm
thanh đó.
+ Đoạn thơ bộc lộ niềm sung sướng trào dâng mãnh liệt trước vẻ đẹp
và sức sống của mùa xuân nói chung, của mùa xuân xứ Huế nói riêng.
+ Đó cũng chính là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của một nhà
thơ xứ Huế khi biết mình sắp từ giã cõi đời.
3
(3đ)

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0


1,0
0,5

Giáo dục Kỹ năng sống thông qua các giờ học Ngữ văn theo PP tích
cực ở trường THCS nhằm giúp học sinh:
1. Về kiến thức.
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng
như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố mở rộng và bổ

sung khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm của bản thân đối
với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Nhận thức được sự cần thiết của KNS giúp cho bản thân sống tự
tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác.
2. Về kỹ năng.
- Có kỹ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh
hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Có suy nghĩ và hành động tích cực, có những quyết định đúng đắn
trong cuộc sống.
- Có kỹ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người 1 đ
khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của


cuộc sống ( tệ nạn XH, HIV/AIDS, bạo lực…); giúp học sinh phòng
ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.
3. Về thái độ.
- Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các KNS mà bản thân đã
rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các
kỹ năng đó.
- Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan

đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bè bạn gia đình và
cộng đồng.
- Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà
trường và xã hội, ý thức nghề nghiệp.
4

Các dấu hiệu đặc trưng của dạy - học tích cực
1. Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn
luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học
tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa
biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. GV nên đưa
người học vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát,
trao đổi, làm thí nghiệm. Từ đó giúp HS tìm ra những câu trả lời đúng,
các đáp án chính xác nhất. Các em còn được khuyến khích “khai phá”
ra những cách giải quyết cho riêng mình và động viên trình bày quan
điểm theo từng cá nhân. Đó là nét riêng, nét mới có nhiều sáng tạo nhất.
Có như vậy bên cạnh việc chiếm lĩnh tri thức, người học còn biết làm
chủ cách xây dựng kiến thức, tạo cơ hội tốt cho tính tự chủ và óc sáng
tạo nảy nở, phát triển. Có thể so sánh nếu quá trình giáo dục là một
vòng tròn thì tâm của đường tròn đó phải là cách tổ chức các hoạt động
học tập cho đối tượng người học.
2. Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp
tác: Trong dạy và học tích cực, GV không được bỏ quên sự phân hóa về
trình độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học.
Trên cơ sở đó người dạy xây dựng các công việc, bài tập phù hợp với
khả năng của từng cá nhân nhằm phát huy khả năng tối đa của người
học. Không có cách dạy cào bằng như phương pháp truyền thống trước
đây. Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò của mỗi cá
nhân trong quá trình HS cùng nhau làm việc còn đề cao sự tương tác
ràng buộc lẫn nhau. Cái riêng được hòa lẫn vào cái chung và trong cái

chung luôn có cái riêng thống nhất, phù hợp.
3. Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người học,
nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dưới sự hướng dẫn của người thầy, HS
được chủ động chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực tìm
hiểu nghiên cứu và trình bày kết quả. Nhờ có sự quan tâm của thầy và
hứng thú của trò mà phát huy cao độ hơn tính tự lực, tích cực rèn luyện
cho người học cách làm việc độc lập phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng
tổ chức công việc, trình bày kết quả.



6,0

1,5

1,5

1


4. Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Thông qua hướng dẫn tìm
tòi, GV sẽ giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khẳng
định HS có thể xác định được phương pháp học thông qua hoạt động.
Dấu hiệu đặc trưng này không chỉ đặc biệt có hiệu quả với HS lớn tuổi
mà còn áp dụng được cho cả HS nhỏ tuổi nếu có tài liệu cụ thể và sự
quan tâm của GV. Kinh nghiệm cho thấy đây còn là cách để người học
tìm lời giải đáp cho các vấn đề đặt ra. Về phía người dạy cần có sự
hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả tốt.
5. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Đánh giá không chỉ
nhằm mục đích nhận biết thực trạng và điều khiển hoạt động học tập

mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động
giảng dạy của GV. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho
điểm số mà là sự đánh giá nỗ lực, quá trình và kết quả, mức độ cao hơn
là người học có thể phản hồi lại quá trình học của mình.

1

1



×