Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Các nghi lễ trong tang ma của dân tộc mường ở mường bi huyện tân lạc tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.54 KB, 50 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này thuộc quyền sở hữu của tôi bằng
việc tự nghiên cứu và tìm hiểu làm nên bài nghiên cứu này, tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công
trình nghiên cứu này.
Hà nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô Ths. Trần Thị
Phương Thúy người đã tận tình hướng dẫn đề tài cho tôi, với tri thức và tâm
huyết của mình.
Trong thời gian thực hiện đề tài này, còn nhiều sai xót, mong thầy cô
góp ý và giúp em có thể hoàn thành đề tài của mình một cách hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

NỘI DUNG
TR
HB
TL

KÍ TỰ
Trang
Hòa Bình
Tân Lạc



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có năm mươi tư dân tộc anh em trải dài từ Bắc
xuống Nam. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng văn hóa riêng tạo nên một
nền văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó
không thể không nhắc đến dân tộc Mường – một trong những dân tộc có sự
đóng góp to lớn tạo nên bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Dân tộc Mường phổ
biến ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa.
Các dân tộc thiểu số nước ta có những phong tục tập quán đặc trưng và họ
rất coi trọng các nghi lễ, tập quán. Tang ma là một trong những nghi lễ đặc biệt
quan trọng của các dân tộc nói chung và dân tộc Mường nói riêng. Đó thể hiện
sự tôn trọng của những người còn sống với những người đã chết. Ngày nay với
quá trình toàn cầu hóa, sự giao lưu giữa các quốc gia, các tộc người ngày càng
được mở rộng. Tuy nhiên sự hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của các dân
tộc thiểu số nói chung và người Mường nói riêng còn rất hạn chế.
Là một sinh viên nghành quản lý văn hóa, bản thân em cảm thấy sự hiểu
biết về văn hóa các vùng miền, dân tộc thiểu số của đất nước ta là rất quan trọng.
Vì vậy em đã thực hiện nghiên cứu về nghi lễ tang ma của dân tộc Mường, cụ
thể là dân tộc Mường ở Mường Bi ở huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình - một vùng
đất cổ, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng vẫn giữ gìn nét văn hóa độc đáo và
yếu tố truyền thống.
Trên những cơ sở nêu trên, em chọn đề tài “Tìm hiểu nghi lễ tang ma của
dân tộc Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình”.

Chương 1
Cơ sở lí luận và khái quát về dân tộc Mường ở Mường Bi ở huỵên Tân Lạc

3



tỉnh Hòa Bình
1.1. Một số khái niệm
-

Nghi lễ: Nghi lễ rất đa dạng và phát triển theo nhiều con đường khác nhau, vì
thế hiện có rất nhiều định nghĩa về nghi lễ. Theo nhà nhân học Victor Turner,
“nghi lễ là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp
không liên quan đến các công việc có tính chất kỹ thuật hàng ngày mà có quan
hệ với các niềm tin vào đấng tối cao hay các sức mạnh thần bí…”Theo một
nghĩa hẹp, nghi lễ chỉ những hoạt động mang tính bắt buộc, chính thức diễn ra
trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo. Các nhà nhân học sử dụng thuật ngữ “nghi lễ”
để bao hàm bất kỳ hoạt động nào có mức độ chính thức cao và có mục tiêu
không vị lợi .
Từ điển Nhân học khẳng định: “Nghi lễ là những hành động nghi thức
diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo - ví dụ một đại lễ Thiên Chúa giáo hay
một buổi hiến tế tổ tiển. Thông thường các nhà nhân học sử dụng “nghi lễ” để
nói về bất kỳ một hành động nào có nhiều nghi thức và với mục đích phi bình
quân chủ nghĩa. Theo nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉđến một loại
sự kiện cụ thể đặc biệt nào mà cả với khía cạnh thể hiện của toàn bộ hoạt động
của con người. Trong chừng mực nhất định nó chuyển tải các thông điệp về địa
vị văn hóa và xã hội của các cá nhân, của bất kỳ một hành động con người nào
có khía cạnh nghi lễ” . Theo Từ điển’ Tiếng Việt, “Nghi lễ là nghi thức và trình
tự tiến hành của một cuộc lễ”
Có thể nói, “nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với
cuộc sống trần gian của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho nội dung giáo lý tôn
giáo trở nên sống động, phổ quát qua thực hành hành vi tôn giáo”. Mỗi hình
thức tôn giáo đều có những nghi lễ thể hiện ở các dạng khác nhau mang tính đặc
thù và bắt buộc, nghi lễ gắn liền với hoạt động xã hội, nó ra đời như một hiện

tượng tất yếu không thể thiếu trong đời sống con người. Hình thức biểu hiện của

4


tôn giáo đa dạng và phong phú tùy theo phong tục, tập quán, lối sống của mỗi
cộng đồng cư dân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực.
- Tang ma: Theo Vĩnh Hồ, tác giả cuốn “Tang ma theo tục lệ cổ truyền”:
Tang là sự đau buồn khi có người thân chết, là lễ chôn cất người chết, là dấu
hiệu để tỏ lòng thương tiếc người chết. Tang lễ có nghĩa là lễ chôn cất người
chết. Ma là lễ chôn cất và cúng người chết theo tục lệ cổ truyền. Như vật tang
ma có nghĩa là lễ chôn cất cùng những quy định cung kính của những quy định
về việc để tang và đưa đám người thân mới chết.
[6; tr41]
1.2.

Khái quát về huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình
Vùng đất cổ Mường Bi thuộc địa phận huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Tân Lạc là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Hòa Bình, vị trí địa lý
thuộc 21°27’ - 20°35’ vĩ độ Bắc và 105°6’ - 105°23’ kinh độ Đông, phía đông
giáp với huyện Cao Phong, phía tây giáp với huyện Mai Châu, phía bắc giáp với
huyện Đà Bắc, phía nam và tây nam giáp với huyện Lạc Sơn và tỉnh Thanh Hóa.
Tống diện tích tự nhiên của huyện là 523Km2 (chiếm khoảng 11,2% tổng diện
tích toàn tỉnh), gồm 1 thị trấn và 23 xã.
Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hoà Bình, có đường
giao thông nối với quốc lộ 1A. Tân Lạc như cửa ngõ nối liền giữa miền Tây Bắc
và thủ đô Hà Nội. Địa thế của Tân Lạc đã tạo thành một địa bàn chiến lược quan
trọng về quân sự.
Với diện tích tự nhiên khoảng 52,3 km2, trong đó hơn 80% là rừng núi.

Phía Đông giáp huyện Cao Phong, phía bắc giáp huyện Đà Bắc, phía tây giáp
huyện Mai Châu, phía nam và tây nam giáp huyện Lạc Sơn và tỉnh Thanh Hoá.
Trước Cách mạng tháng tám năm 1945, chủ yếu là người Mường sinh sống, từ
sau cách mạng tháng tám đến nay có thêm đồng bào Kinh lên xây dựng kinh tế
mới. Tân Lạc hiện nay chủ yếu có có hai dân tộc anh em chung sống là dân tộc
Mường và dân tộc Kinh.Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi của

5


người Mường, với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng mà Mường Bi là địa danh
tiêu biểu.
Địa hình Tân Lạc khá đa dạng, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ
200-300m, nơi cao nhất là 1200m. Địa hình thấp dần về phía đông nam và chia
làm ba vùng rõ rệt:
Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn và
Lũng Vân. Độ cao trung bình của vùng dao động trong khoảng 600 - 800m. Địa
hình vùng này có nhiều núi độ dốc lớn và các thung lũng hẹp.
Vùng giữa gồm 4 xã: Ngòi Hoa, Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hoà, với
địa hình có nhiều đồi, núi xen kẽ các khe suối và bãi bằng.
Vùng thấp gồm 14 xã còn lại và thị trấn Mường Khến, có độ cao trung
bình khoảng 150 - 200m, có địa hình chủ yếu là đồng bằng xen với đồi thấp, là
vựa lúa chính của Tân Lạc.
Là một huyện miền núi nên Tân Lạc có địa hình phức tạp: dãy Trường
Sơn chạy theo chiều dài của huyện, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống suối, đồi núi
và có hướng thấp dần về hướng đông nam.
Tân Lạc nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong một năm,
khí hậu nơi đây có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ và độ ẩm cao. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau với đặc trưng nhiệt độ

xuống thấp, lượng mưa rất ít. Nhiệt độ trung bình cả năm đạt 22,9 độ c, tháng
nóng nhất trong năm là tháng 7, lạnh nhất là tháng 1. Lượng mưa trung bình cả
năm đạt 2.000mm nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến
tháng 9. Các xã ở vùng cao của huyện Tân Lạc có lượng mưa lớn hon so với các
xã vùng thấp. Trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm thường xuất
hiện sương mù và sương muối.
Ở Tân Lạc trong số 52.300 ha đất tự nhiên, diện tích đất đồi núi chiếm tới
80,27%. Số còn lại là các loại đất: đất đỏ trên feralit (1000 ha), đất đỏ trên núi
đá vôi (6000 ha), đất màu trên phiến Thạch Tím (559 ha), đất đỏ vàng trên sa

6


thạch (5.000 ha),...nhìn chung các thành phần đất phù hợp với yêu cầu sinh thái
của các loại cây trồng khác nhau như: cây lương thực, cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây lâm nghiệp...
Tài nguyên nước: Tân Lạc không có hệ thống các sông lớn chảy quanh
nhưng có nhiều suối lớn nhỏ và hồ chứa. Nguồn nước mặt của Tân Lạc được
hình thành bởi ba hệ thống suối:
Suối Chù, bắt nguồn từ vùng núi thuộc các xã Phú Vinh và Trung Hòa
chảy qua các xã Mỵ Hòa, Quy Hậu về phía đông nam với diện tích lưu vực là
350 km2.
Suối Cái bắt nguồn từ vùng núi xã phú cường chạy dọc theo thung lũng
Mường Bi qua các xã Phong Phú, Do Nhân, Lỗ Sơn theo hướng đông nam với
diện tích lun vực là 230km2.
Suối Hoa bắt nguồn từ vùng núi xã Thung Nai, chảy qua các xã Ngòi Hoa
rồi đố vào Sông Đà với diện tích lưu vực 230km2. Đây là nguồn cung cấp nước
phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm ở Tân Lạc cũng tương đối dồi dào có thể khai thác để
phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên ở Tân Lạc có tổng diện tích 2.317.476
ha, chiếm 82.92% diện tích ròng trong tỉnh, rừng trồng có 477.273 ha, chiếm
khoảng 17,8%. Trong thảm rừng ở Tân Lạc có nhiều loại gỗ quý (Lim, sến, táu,
lát, nghiến,...) tre, nứa, bương, vầu và các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân,
mây song, cánh kiến...). Dưới tán rừng là hệ thống động thực vật với nhiều loại
động vật quý hiếm (khỉ, lợn, hố, hươu, nai...). Đặc biệt xã Phú Vinh có những
hang dơi lớn, hàng năm cung cấp một lượng phân bón lớn và thực phẩm quý cho
nhân dân quanh vùng.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Tân Lạc chủ yếu là đá
vôi với một số loại khoáng sản quý như: vàng, than đá...
Do địa hình hiểm trở, điều kiện giao thông ở Tân Lạc vẫn còn gặp khá
nhiều khó khăn. Trước cách mạng tháng 8, Tân Lạc gần như cô lập với bên
ngoài, việc đi lại giữa các xã, các Mường rất hạn chế, chủ yếu bằng đường mòn

7


trên núi đá. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nhất là từ ngày thành lập 1957 đến
nay, trải qua mấy chục năm xây dựng và phát triển, hệ thống giao thông của
huyện từng bước được nâng cấp. Nhiều hệ thống đường giao thông huyết mạch,
những con đường nối liền Ngổ Luông- Quyết Chiến- Lỗ Sơn- Lạc Sơn...Cùng
các con đường liên xã, liên mường,... đã được mở rộng, giúp cho việc giao lưu
kinh tế, văn hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên đường giao thông của Tân Lạc hiện nay
chủ yếu là đường đất, nhiều dốc đá ghập ghềnh, quanh co, hiểm trở, thường hay
sạt lở, lầy lội về mùa mưa, làm cho việc đi lại chuyên trở hàng hóa vẫn còn gặp
nhiều khó khăn.
Tài nguyên du lịch: Tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như:
Ðộng Tiên, huyện Lạc Thủy, động Tiên Phi thị xã Hòa Bình, các khu bảo tồn
thiên nhiên, suối nước khoáng Kim Bôi, hồ sông Ðà và nhà máy thủy điện Hoà
Bình lớn nhất Đông Nam Á; bản làng văn hóa truyền thống các dân tộc trong

tỉnh như bản Giang Mỗ dân tộc Mường huyện Kỳ Sơn, bản Lác, bản Văn dân
tộc Thái huyện Mai Châu, Xóng Dướng dân tộc Dao huyện Ðà Bắc...; khu du
lịch Suối Ngọc-Vua bà huyện Lương Sơn và nhiều di tích lịch sử, di tích văn
hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật
dân gian của nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản
phẩm của nền "Văn hóa Hòa Bình".
1.3.

Khái quát về người Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình

1.3.1. Nguồn gốc ra đời
Cái tên Mường Bi có từ bao giờ, ai đặt tên, đến các già làng nay chẳng
còn ai rõ. Chỉ biết nơi đây là mảnh đất có bề dày lịch sử phát triển cùng nền văn
minh Việt Cổ. Mường Bi là một trong bốn vùng lớn của Hoà Bình, Bi – Vang –
Thành – Động.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hòa Bình, chúng tiếp tục sử dụng hệ thống
lang đạo để cai trị và bóc lột nhân dân. Sự cấu kết giữa hai tầng áp bức đã khiến

8


cho Mường Bi rơi và hai tầng áp bức, cùng với các tệ nạn xã hội (nghiện hút,
rượu chè, mê tín dị đoan,…) đã làm bần cùng hóa người nông dân. Từ giữa
những năm 1945, cơ hội giành độc lập dân tộc đã chín muồi. Nhân dân mường
Bi cùng cả nước đứng dậy xây dựng chính quyền.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp của dân tộc, nhân
dân Mường Bi đã cùng nhau đứng dậy chống lại ách thống trị của đế quốc xâm
lược. Đã có 665 con em Mường Bi hi sinh trên chiến trường, 272 thương binh đã
để lại một phần xương máu của mình vì độc lập tự do của Tổ Quốc. 7 bà mẹ

được phong Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng.
Trong giai đoạn phát triển đất nước, nhân dân Mường Bi đã xây dựng và
phát triển kinh tế, vừa củng bố quốc phòng an ninh. Đảng bộ Tân Lạc cũng đã
chú trọng việc đẩy mạnh và phát triển, củng cố lòng tin của nhân dân. Công tác
sản xuất luôn giữ vững và đạt một số thành tích, đời sống nhân dân được cải
thiện.
Người Mường ở Tân Lạc đã cư trú lâu đời ở mảnh đất này, bao gồm 4
họ chính là Đinh, Quách, Hà, Bùi,…
1.3.2. Những đặc trưng riêng của dân tộc Mường ở Mường Bi huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa Bình
Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi của người Mường, với
nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng mà Mường Bi là địa danh tiêu biểu. Trải qua
lịch sử lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển, người Tân Lạc đã xây dựng
được cho mình một nền văn hoá truyền thống mang đậm đà bản sắc người
Mường.
- Về nhà ở
Người Mường từ bao đời nay vẫn duy trì ngôi nhà sàn. Đây là nét độc đáo
riêng trong văn hóa ở của người Mường nói chung và người Mường ở Tân Lạc
nói riêng. Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền, việc dựng nhà
sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc kết kinh nghiệm cư
trú.

9


- Về trang phục
Trang phục nam: nam mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới
hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Quần lá
tọaống dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là Khăn quần. Xưa có tục để tóc dài
búi tóc, trên đầu bịt khăn, khăn dài gấp 3 vòng đầu quấn dưới búi tóc. Cũng có

khi họ dùng khăn ngắn hơn, quấn vòng từ sau gáy sang phía trước giao nhau ở
trán, hai đầu khăn dựng nghiêng giống như hình đôi sừng trông khá ngộ nghĩnh.
Trong dịp lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài
khoác đôi áo chùng đen dài tới gối, cài cúc nách và sườn phải.
Trang phục nữ: bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét
độc đáo. Khăn đội đầu (mụ) là một mảnh vải trắng hình chữ nhật khôngthêu
thùa. Váy (Wắl) dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy,
cạp váy nổi tiếng với các loại hoa văn được dệt kì công. Trang sức thường ngày
gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và
móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
Áo mặc thường ngày có tên là Áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh
ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người kinh, ống tay dài, áo màu
nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu không phải loại vải cổ truyền). Bên
trong là loại Áo báng (yếm), cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu
thường đội khăn trắng, xanh với các phong cách không cầu kỳ như một sốtộc
người khác.
Váy là loại váy kín màu đen, toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và
cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể.
Đây là một cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm
ngôn ngữ và khu vực láng giềng. Trong các dịp lễ, tết họ mang chiếc áo dài xẻ
ngực thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính
trang trọng vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo
cánh ngắn xẻ ngực thường mang theo chiếc yếm bên trong, về cơ bản giống yếm
của phụ nữ dân tộc Kinh nhưng ngắn hơn.

10


- Tổ chức cộng đồng
Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ lang

đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hoàng) chia nhau cai quản các
vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm
hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
- Tín ngưỡng
Người Mường Bi ở Tân Lạc thờ đa thần (tổ tiên, thành hoàng, thần đất,
thần núi,...). Cũng như một số tộc người thiểu số khác ở Việt Nam, người
Mường ở Tân Lạc cho rằng muôn vật trên thế gian này đều có linh hồn cả. Phật
giáo và các tôn giáo khác ảnh hưởng đến nơi đây là không đáng kể. Chính vì có
quan niệm tín ngưỡng như trên mà họ cầu cúng tất cả các loại thần thánh, ma
quỷ một khi cảm thấy cần thiết. Họ cho rằng, con người chết đi cũng biến thành
ma và ma tổ tiên sẽ phù hộ được con cháu. Vì thế thờ cúng tổ tiên có tầm quan
trọng số 1 trong đời sống tâm linh của họ, nó phản ánh ý thức sâu sắc về cội
nguồn, về tình cảm ruột già máu mủ và trở thành đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên họ còn thờ thần bản mệnh, thổ công, thờ các
nhân vật huyền thoại, người anh hùng, thờ động vật, cây cỏ...
- Lễ hội
Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Lễ khai hạ, hội xuống đồng
(Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ cơm mới...
Lễ hội Khai hạ Mường Bi hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng
được tổ chức ngay sau Tết nguyên đán. Đây là lễ hội dân gian, mang đậm dấu
của nền văn minh Việt cổ, là hoạt động văn hoá tín ngưỡng không thể thiếu của
Mường Bi. Lễ hội còn là dịp để người dân Mường tỏ lòng tôn kính với các vị
thần linh; là nơi để con người cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội
thu, vạn vật sinh sôi phát triển và còn là nơi gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt thêm
tình đoàn kết cộng đồng.
- Văn nghệ dân gian
Kho tàng văn nghệ dân gian người Mường khá phong phú, có các thểloại
thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru

11



em, đồng dao, hát đập hoa, hát đối, hát trẻ con chơi.
Hát Xéc bùa (có nơi gọi là xắc bùa hay Khóa rác) được nhiều người ưa
thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi lao
động và các nét đẹp phong tục dân tộc. Đặc biệt, ở người Mường phải kể đến lễ
ca, đó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang.
Cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra còn có nhị,
sáo, trống, khèn lù...
- Lịch
Lịch Đoi hội tụ những tri thức dân gian của người Mường Bi, huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa Bình về mùa vụ, đoán định thời tiết, đoán định ngày tốt xấu… dựa
trên sự tuần hoàn của sao Đoi và mặt trăng. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh
hoạt thường ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan
trọng của người Mường Bi đều dựa vào cách tính cát hung của bộ lịch Đoi.
Lịch Đoi người Mường làm trên 12 thanh tre, có chiều dài mỗi thanh
khoảng 20cm, rộng chừng 3cm, thể hiện 12 tháng trong năm, cùng với những
vạch khắc trên đó, người Mường xưa đã đúc kết được những ngày, tháng trong
một năm theo quy luật tự nhiên.
Trong những tháng đó có ngày làm ăn thua lỗ, có những ngày đi săn bắn
được nhiều thú rừng và có những ngày mưa, bão...Sở dĩ, người Mường gọi Lịch
Đoi bởi lịch này được phân chia ngày tháng trong một năm theo sự vận hành của
sao Đoi, còn gọi là sao Tua Rua - chòm sao nhỏ có bảy ngôi vận hành theo chiều
từ Đông sang Tây.
Theo quan niệm của người Mường, một tháng của người Mường xưa
được tính theo 3 tuần trăng, mỗi tuần là mười vạch khắc trên một thanh tre thể
hiện mười ngày trong tháng. Như vậy là một tháng có 30 vạch khắc dọc 2 sống
của thanh tre đó.
Thượng tuần - mười ngày đầu, gọi là ngày kây, những ngày này hay được
người Mường tổ chức cưới xin, khánh thành, xây nhà mới, được vạch khắc cùng

chiều với 10 ngày cuối tháng - hạ tuần.
Hạ tuần là những ngày hết trăng, người Mường thường không làm một

12


công việc gì hết trong những ngày này, nếu làm sẽ bị thua lỗ hoặc công việc sẽ
không được suôn sẻ.
Trung tuần - mười ngày giữa tháng được vạch khắc ngược sống tre, khác
chiều với ngày kây và ngày hết trăng, được người Mường gọi là ngày lồng ngày có trăng nếu đẻ vào ngày này trẻ con sẽ được sáng dạ, thông minh.
Theo cách tính của người Mường xưa, sao Đoi chuyển dịch nhanh hơn
mặt trăng. Vị trí giữa sao Đoi và mặt trăng tùy theo các tháng trong một năm.
Khi sao Đoi vượt qua mặt trăng, người Mường gọi đó là ngày “Đoi vào” hay
“ngậm Đoi”.
Theo lịch Đoi, người Mường quan niệm một năm có 12 tháng, mỗi tháng
có một tên riêng. Các tháng đó đều được tính sớm hơn bốn tháng so với lịch âm
của người Việt. Bắt đầu một năm mới tính theo lịch của người Mường vào tháng
4 lịch Đoi.
Lịch Đoi được người Mường coi là lịch vạn sự, tính ngày lành, tháng tốt
để bắt đầu một công việc gì đó như làm mùa Kây tha, làm nhà kây trong - làm
mùa thường làm vào Kây tha là tháng 1, tháng 12 Mường - làm ăn tháng này
thuận lợi, suôn sẻ, còn làm nhà vào ngày Kây trong tức tháng 3 Mường sẽ được
kín đáo và chắc chắn. Lịch Đoi cũng được dùng trong ngày đi săn thú, bắt cá
hoặc đi đường: thướm tha được cái may thú; thướm trong được cái may cá; khóa
hổ được giờ đi đường; thướm ngàng may cơm may rượu. Ngày Thướm tha,
tháng mười đi săn thú gặp nhiều may mắn; ngày Thướm trong vào tháng 4 và
khóa hổ, tháng 7, Thướng ngàng tháng Giêng.
Lịch Đoi không thay đổi theo năm, 12 thanh tre được người Mường sử
dụng trong suốt cuộc đời mình, trên đó có đục lỗ, cảnh báo những ngày làm ăn
thua lỗ hoặc thất bại, tháng nào càng nhiều lỗ càng nên tránh và có những ngày

đại lỗ (bốn lỗ trong một ngày) không làm một công việc gì hết
- Ẩm thực
Người Mường Bi ở Tân Lạc xưa nay vẫn tự hào về ấm thực của họ, điều
đó thể hiện thông qua việc truyền tụng trong xã hội những câu thành ngữ khá
nổi tiếng “củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong”
Hoặc “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui..

13


Nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn hàng ngày của người Mường ở
Tân Lạc chủ yếu do trồng trọt, chăn nuôi của họ cung cấp. Đe cất trữ thực phẩm,
theo tập quán cổ truyền, người Mường ở Tân Lạc thường phơi khô các loại thịt
bò, thịt trâu, thịt lợn.. .và các loại măng, mộc nhĩ, nấm...
Phương pháp cất trữ khá nổi tiếng của họ là muối chua các loại thịt cá, tiết
trâu, tiết bò, măng, rau cải (muối dưa), làm mắm tôm, tép...
Rượu cần người Mường nối tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà
của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.
Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Đặc
biệt phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu
thuốc.
Tiểu kết chương 1
Có thể nói nền văn hóa của người Mường ở Mường Bi - Hòa Bình rất đa
dạng và mang đậm sắc thái văn hóa dân gian, góp phần làm phong phú thêm bản
sắc văn hóa Việt Nam. Tuy có nhiều yếu tố chung về nếp sống, văn hóa xã hội,
văn hóa tinh thần với người Mường ở các vùng khác như: Kim Bôi, Lạc Sơn
(Hòa Bình), Phú Thọ, Thanh Hóa...Song nền văn hóa của người Mường Bi ở
Tân Lạc, Hòa Bình vẫn có những đặc điểm riêng biệt.
Mường Bi không chỉ là một nơi chứa đựng nhiều giá trị của văn hóa dân
tộc mà còn là một địa điểm du lịch độc đáo cho du khách trong và ngoài nước.


14


Chương 2
Các nghi lễ trong tang ma của dân tộc Mường ở Mường Bi huyện Tân Lạc
tỉnh Hòa Bình
2.1. Quan niệm về cái chết của người Mường ở Mường Bi huyện Tân
Lạc tỉnh Hòa Bình
Người Mường có quan niệm, chết không phải là hết, không phải là chấm
dứt tất cả mà là chuyển sang sống ở một thế giới khác. Cái chết đối với họ chỉ là
cuộc hành trình cuối cùng của đời người ở thế giới trần tục và sự mở đầu của
một cuộc hành trình mới ở thế giới khác, thế giới bên kia. Đó mới là thế giới
vĩnh hằng và ở đó mọi hoạt động diễn ra bình thường, không khác gì cuộc sống
nơi trần gian, cũng có ăn ở đi lại, cũng làm nương, làm ruộng...Sở dĩ người
Mường có quan niệm như vậy là bởi họ cho rằng con người sống có linh hồn.
Trong tiếng Mường có hai từ để chỉ linh hồn là: hồn (wại) và vía (bía). PGS.
Nguyễn Đức Từ Chi khi nghiên cứu về tang ma người Mường đã viết: “Con
người lúc sống dù nam hay nữ có tất cả 90 hồn, 40 hồn ở bên phải và 50 hồn ở
bên trái cơ thể. Với người Mường, vía chính là thuộc tính của con người và sống
trong mỗi con người”. Lúc còn sống vía chi phối và tác động trực tiếp lên mọi
hoạt động của con người. Tuy nhiên vía cũng có thể rời bỏ cơ thể đi đâu đó
khiến con người ta có những biếu hiện bất thường, trong trường hợp đó họ đều
mời ông mo về làm lễ cúng gọi là làm vía. Khi con người mất đi, vía không tồn
tại trong cơ thể mà lìa khỏi thể xác, nhập vào các loài cây cỏ, các con vật bé nhỏ
như bướm để đi lại theo mây gió.
Người Mường ở Mường Bi quan niệm rằng: con người có phần xác và
phần hồn. Chết là xác rời khỏi linh hồn, linh hồn vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục sống ở
một thế giới khác. Đó là thế giới Mường trời và thế giới Mường ma. Họ hiểu cái
chết là sự ra đi vĩnh viễn của một bộ phận quan trọng nhất của các hồn. Họ tin


15


con người có hồn có vía, khi còn sống vía luôn cần xác trong con người và gắn
với thế xác. Khi chết, vía sẽ rời bỏ xác và ra đi vĩnh viễn. Trong một thời gian
nhất định biến thành ma, lang thang. Thời kì đó tương đương với giai đoạn để
tang (một năm). Sau thời gian để tang hồn người chết được nhập vào với thế
giới bên kia, nơi có cộng đồng tổ tiên sinh sống và trở thành tổ tiên của gia đình
con cháu.
Với người Mường, chết không phải là hành vi vĩnh viễn chấm dứt sự tồn
tại của các linh hồn. Ngược lại cái chết được hiểu như là sự tiếp tục cuộc sống
linh hồn, như trong một thế giới khác với đầy đủ những đòi hỏi về vật chất cũng
như người sống. Vì vậy tang ma của người Mường ở Mường Bi có rất nhiều
nghi thức, lễ nghi nhằm đế chuấn bị cho người chết sống ở thế giới mới. Điều
này thế hiện rõ trong các bài mo.
Trong khi đó, ở thế giới người sống người ta lại cho rằng họ có bốn phận
cung phụng cho những nhu cầu riêng của người chết bằng những lễ tục, đồ cúng
thì người chết sẽ được vui sướng.
Chính vì vậy, trong thế giới người sống, người taphải liên kết tổ tiên với
những hành vi của con cháu mình, người ta phải cúng lễ cho tổ tiên những hạt
cơm đầu mùa gặt hái, người ta hỏi ý kiến của tổ tiên trong nhiều trường hợp và
báo cáo cho tổ tiên biết những sựkiện xảy ra trong gia đình. Khi có điều tai họa
xảy ra trong gia đình, người ta phải cầu khấn tổ tiên che chở hoặc cầu khấn tổ
tiên đừng nối giận nữa. Như vậy mặc dầu có sựtách biệt thế giới người sống và
thế giới người chết, song cuộc sống của những người còn lại vẫn nhuộm ánh
phản chiếu buồn thảm của một cuộc sốngđang tiếp diễn, giống như hệt và song
song ở bên kia thế giới...
Tóm lại, quan niệm về sống, chết của người Mường khá phức tạp. Họ cho
rằng, con người khi chết đi sẽ đi vào thế giới của mình, đó là thế giới người chết,

thế giới đó tách rời với thế giới người sống. Nhưng họ cũng thừa nhận rằng giữa
hai thế giới ấy lại có mối liên hệ kì lạ, huyền bí không sao phá nổi. Họ cũng cho

16


rằng ma không hẳn là lực lượng xấu xa, độc hại, kẻ phá hoại, mà nhiều khi trở
thành kẻ phù trợ cho mình. Vì những lí do trên,họ đưa ra những biện pháp
phòng ngừa, xua đuổi tà ma nhưng mặt khác lại làm tròn bổn phận của người
sống đối với người đã chết để ma của họ được no đủ và yên bình. Đó cũng là nét
đặc sắc trong đời sống tâm linh của họ.[4; tr41]
2.2. Các nghi lễ trong tang ma của người Mường ở Mường Bi huyện
Tân Lạc tỉnh Hòa Bình
2.2.1.Nghi lễ mộc dục
Khi người chết tắt thở, gia đình tang chủ thực hiện nghi lễ mộc dục cho
người chết, tức là tắm gội, lau chùi cho người chết. Với mong muốn đế người
chết được sạch sẽ, thơm tho, tẩy sạch bụi trần, bước sang thế giới bên kia. Người
nhà nấu nước thơm đế tắm rửa thi hài (thường là nấu nước lá bưởi hoặc lá quế)
dùng khăn sạch để lau rửa.
Lúc tắm, đặt người chết lên một tấm phản gỗ hoặc chõng tre, xung quanh
vây màn kín lại, người tang chủ quỳ xuống rồi cáo: “Nay con cháu xin tắm gội
sạch bụi trầnđế.. .về với tổ tiên cho được mát mẻ”.
Con gái hoặc con trai đều có thể tắm gội cho bố hoặc mẹ. Tắm gội nghĩa
là lấy miếng vải đắp vào nước lá bưởi, lau mắt lau mình cho sạch.Trong khi một
số người lo việc tắm rửa, một số người khác lấy quần áo ngắn, quần áo dài, mỗi
thứ bốn, năm hoặc chín mười bộ lồng vào nhau, áo lồng theo áo, quần lồng theo
quần để sau khi tắm gội xong thì mặc cho thi hài.
Mặc xong quần áo, lấy lược chải tóc, lấy sợi vải buộc tóc, lấy khăn lau lại
chân, hai tay, lấy dao, kéo cắt móng tay, móng chân rồi gói lại đế sau này bỏ vào
quan tài. Người ta buộc hai ngón tay cái lại với nhau, tay được đặt trước ngực,

hai chân duỗi thắng, hai ngón chân cái cũng được buộc lại với nhau.
Xong những việc ấy đưa thi hài đặt lên giường đắp cho một tấm chăn đơn
có dải vải đỏ ở giữa, một chiếc chăn bônghoặc nhiều hơn nữa. Hai bên người
chết còn trải tấm lụa tơ tằm dài từ đầu đến chân, mặt của người chết được cuốn

17


vải và che lại bằng khăn tránh việc mắt người chết có thể mở ra. Còn hàm người
chết được quấn vải kéo lên giữ không cho hàm người chết mở ra, người Mường
Bi ở Tân Lạc gọi là “Tóng cáng” - kéo hàm. Trước khi kéo hàm người ta
bỏ vào hàm người chết vài hạt gạo, 7 hạt đối với nam và 9 hạt đối với nữ.
Đồng thời lúc này ông Trượng (thầy cúng) làm một lễ tống trùng. Người
Mường quan niệm rằng, hồn phải ra đi là do có ma ác làm hại. Vì vậy trước khi
nhập quan phải đuối hết ma ác.
2.2.2.Nghỉ lễ nhập quan
Đầu tiên thầy mo sẽ thực hiện nghi lễ chia vải vóc. Những thành viên
trong gia đình sẽ dựng cọc, mắc màn, lấy vải trắng quây xung quanh, lấy chăn
quây che phần trên cùng. Người chết sẽ được khâm liệm, mặc quần áo mới,
quấn vải trắng quanh áo quan, trong cùng là vải của con út, ngoài cùng là vải
của con trưởng. Mặt trên của áo quan được treo vải trắng. Phía trên quan tài
buộc một cái sào để treo quần áo của con cái. Phía ngoài sân cũng được treo vải
trắng, người quá cố có bao nhiêu người con trai thì treo bằng ấy mảnh.
Người quá cố được đặt ở gian giữa của ngôi nhà. Các con cháu vào, đứng
lại gần. Một người nói: “Nay được giờ lành, chúng con xin rước nhập quan”.
Con trai bên trái, con gái bên phải đứng quây quần xung quanh.
Chiếc quan tài của người Mường ở Mường Bi – TL- HB được làm bằng
cây gỗ khoét rỗng thành hình chiếc thuyền. Người chết sẽ được chôn cùng đồ
tùy táng như: bát, đĩa chôn giữa mộ, vò đựng nước chôn ở đầu mộ. Nhà lang xưa
kia còn chôn theo cả sanh và vật dụng đế ninh xôi được làm bằng đồng.

Trước khi cho người quá cố vào trong quan tài, người ta có rải một
lớpthan củi vào bên trong quan tài nhằm chống thấm, chống mối, sau đó trải một
chiếc chiếu vào trong quan tài. Người chết đặt vào trong quan tài phải cho đầu
về phía ngọn cây dùng làm quan tài, sau đó người ta cho quần áo, đồ dùng cá
nhân (chỉ một số đồ dùng tùy thuộc vào gia đình) và thường để dưới chân và hai
bên của người chết.
Đặt người chết vào quan tài, tạm thời đóng quan tài lại. Quan tài được đưa

18


lên nhà, đặt nằm dọc hoặc nằm ngang (tùy dòng họ) trước cửa sổ voóng, lấy
màn quây lại. Ngoài màn còn có một diềm vải hoa phủ thành diềm chữ nhật.
2.2.3. Lễ động tiếng
Chọn được giờ tốt, người ta làm lễ động tiếng. Người con trai cả đeo dao
đi rùng tới cửa sổ voóng- cửa sổ gian chính, nơi này được coi là Rốn thiêng của
ngôi nhà. Người này đứng nghiêm trang, mắt nhìn thắng qua cửa voóng. Mọi
người đã túc trực đầy đủ. Anh ta dùng tay phải rút dao từ trong vỏ ra chặt mạnh
ba nhát vào cửa số (có người nói là “gỡ” ba tiếng thật mạnh ).
Động tác này thể hiện điều là: “Thưa các đấng linh thiêng, thế là dòng họ
này lại có một người ra đi, tách kìa khỏi dòng máu chúng tôi. Tố tiên bắt
đầu nhận lấy hồn này và từ đây hãy tiếp tục giúp hồn ở thế giới mường ma”.
Sau khi có động tác “băm” của con trưởng, mọi người mới bắt đầu được
khóc. Khóc và khống. Khống là nói lên lời thương, lời nhớ, lời vĩnh biệt...
Lúc này người ta đánh:
Ba hồi cồng dài không có tiếng láy lại Ba hồi chiêng dài không có tiếng
láy lại Ba hồi trống dài không có tiếng láy lại (Neu người chết là đàn ông, bắn
ba phát súng)
2.2.4. Quạt ma [Ảnh 4; tr44]
Khi ông Trượng xướng roóng khấu đầu, các nàng dâu trong nhà làm lễ

Quạt ma. Te quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế
quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ
đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai
tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội
mũ quạt trang trí tua hạt cườm. Phía trước đặt một chiếc ghế mây.
Quạt ma là một điệu múa khoan thai, nhẹ nhàng, tỏ tình thân quý, trìu
mến, xót thương người ra đi. Dâu cả múa trước, các con dâu lần lượt múa theo.
Mục đích của nghi lễ quạt ma này nhằm tỏ lòng thương tiếc và yêu quý
người đã chết, dâu hiền quạt mát cho linh hồn người chết thanh thản. Động tác
múa trong nghi lễ quạt ma thường rất đơn giản, người múa quay mặt về phía

19


thầy mo, một tay cầm quạt che trước ngực, một tay cầm gậy chống xuống đất
múa theo nhịp chiêng của thầy mo. Động tác từ người dâu cả đến người dâu cuối
cùng theo thứ tự đuổi nhau bằng động tác múa hình sóng lượn.
Tế quạt ma được tiến hành khi nhà có tang từ khi xảy ra đám tang cho đến
lúc đưa người chết về nơi yên nghỉ. Tham gia múa quạt mà là tất cả các con dâu
trong gia đình người chết. Họ được sắp sếp theo thứ bậc từ dâu cả đến các cô
dâu ở bậc thấp nhất, đứng xung quanh quan tài người chết. Đứng ngay đầu quan
tài là vị trí dâu trưởng của dòng họ rồi đến dâu thứ. Tiếp đến các vị trí con gái,
cháu gái... sẽ ở vòng ngoài. Cá biệt, có những dòng họ con dâu, cháu dâu mấy
chục người, lễ quạt ma được tổ chức kín từ trong nhà ra tận ngoài sân. Điều đặc
biệt hơn nữa, nếu ở hàng dâu đứng quạt ma mà có một người vì lý do nào đó
vắng mặt thì vị trí đó phải được để trống và không ai được thay thế.
2.2.5.Lê củng và các đêm mo [Ảnh 6; tr45]
Người Mường Bi cổ ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình quan niệm rằng
“nghĩa tử là nghĩa tận”. Khi gia đình có người chết, họ sẽ làm tang ma kéo dài
12 ngày đêm với rất nhiều thủ tục dài đằng đẵng để giúp cho linh hồn thoát khỏi

thế xác và trở về với cõi vĩnh hằng.Tùy vào từng điều kiện của mỗi gia đình và
tùy vào các lang lớn hay nhỏ mà thời lượng các đêm mo có sự thay đổi. Nghi lễ
mo được coi là quan trọng nhất trong đám tang của người Mường Bi cổ.
Trong cộng đồng, thầy Mo rất được kính trọng. Họ là những người có
kiến thức tương đối sâu rộng và ít nhiều tích lũy được những bí quyết thần bí mà
người xưa truyền lại. Chính vì vậy, thầy Mo là người mang trọng trách thực hiện
một số nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng trong cộng đồng. Để thực hiện nhiệm vụ ấy,
thầy Mo phải có những dụng cụ của riêng mình, như trang phục và các vật dụng
quan trọng khác...Bộ trang phục của thầy Mo may rất rộng, tay áo to, vạt trái vắt
chéo qua sườn phải. Vạt áo được viền một dải vải đỏ chạy suốt từ mép vạt trái,
vòng qua cổ sang vạt phải. Áo dài tới bắp chân, phần dưới may mở rộng và
không xẻ tà, ngang lưng có một thắt lưng bằng vải trắng. Ông Mo đội mũ mềm

20


bằng vải xanh được khâu thuôn về phía đỉnh. Hai bên chóp mũ khâu hai mảnh
vải thuôn dần và nhọn ở đầu, quanh dải mũ được thêu viền bằng chỉ đỏ, khi đội
mũ ngả về phía sau. Loại mũ thứ hai làm bằng vải cứng, hình vuông, đệm cứng
ở đằng trước và phần sau, trang trí hai nửa hình tròn ghép màu vàng. Theo quan
niệm của người Mường, đó là biểu tượng của mặt trời.
Người Mường cho rằng, tất cả các vật dụng của thầy Mo khi chưa dùng
đến, chúng đều nằm im. Khi có đám tang, thầy Mo muốn sử dụng thì phải đánh
thức chúng, để chúng nghe theo lời của mình, và thực hiện các nghi lễ. Ngoài
đánh thức các đồ vật, thầy Mo còn phải đánh thức tổ tiên đời trước có hành nghề
Mo, nhưng đến thời điểm hiện tại đã mất. Các vị tổ tiên sẽ giúp sức, hộ vệ cho
các thầy Mo làm Mo trong lễ tang. Khi các vật dụng được đánh thức thì sức
mạnh của thầy Mo sẽ tăng lên gấp bội. Một số vật dụng tiêu biểu và quan trọng
của thầy Mo như: thanh gươm, túi Khót, quạt. Trong đó, túi Khót là vật linh
thiêng nhất. Đây được coi là “túi phép” của các thầy Mo. Túi Khót có các vật

dụng vô cùng quý hiếm, như: răng lợn rừng, răng hổ, răng báo, xương, móng
vuốt động vật và một số các loại vật dụng bằng đá, quặng. Đây không phải là
những loại răng bình thường, mà theo tín ngưỡng của người Mường thì đó là
những vật được thần linh ban cho, nếu thầy Mo nào có càng nhiều vật dụng thì
sức mạnh càng lớn.
Thầy mo Mường là người quan trọng nhất trong nghi lễ này chứ không
phải là con, cháu và là người trực tiếp điều hành mọi thủ tục lễ nghi trong đám
tang đồng thời cũng là người trực tiếp mo. Ông là người rất được nhân dân kính
trọng, là người có khả năng liên lạc được giữa người sống và người chết. Làm
mo trong đám tang là một nghi thức mê tín ăn sâu trong tâm thức của mọi người
dân Mường ở Mường Bi.Đối với người Mường, không mo thì không thể mai
táng.
Sau đây là bản tóm lược bản mo tiêu biểu ở Mường Bi do bố Mo Đinh
Công Thiệu người huyện Tân Lạc chuyên hành lễ cho đám tang các lang nhỏ và

21


người bình dân. Hệ thống tang ca của bố mo Đinh Công Thiệu chùm lên mười
một đêm mo, mỗi áng (roóng) mang một tiêu đề chính thức.
Đêm Mo thứ nhất
Ông Mo kể về sức mạnh của túi khót, túi khót là túi đựng những vật
thiêng của ông Mo, bao gồm: nanh hổ, nanh gấu, nanh lợn lòi, vỏ ốc, các loại đá
có hình thù khác nhau. Những vật kế trên, người Mường coi đó là vật thiêng để
che chởcho ông Mo. Túi khót có chức năng trừ tà và khống chế sức mạnh của
các lực lượng siêu nhiên khi chúng ám hại con người, vì vậy nó được coi là vật
bất ly thân đối với các thầy Mo khi hành nghề.
Đẻ có thể “bắt linh hồn” nghe theo, thì thầy Mo phải thực hiện nghi lễ
Đạp ma (hay còn gọi là lễ Giậm nước). Nghi lễ Đạp ma được thực hiện như sau:
Thầy mo đến cạnh xác người quá cố, tay phải vác gươm trên vai, tay trái

dùng quạt phe phay trên bụng mình, tư thế đứng bình thường, chân phải đeo
chiếc vòng chuôi dao. Sau khi chấm dứt đoạn mo trên thì thầy mo hú lên một
tiếng, gọi tên người chết một lần rồi co chân phải giậm mạnh xuống sàn nhà.
Sau đó, thầy mo dùng chân làm tâm để xoay một góc 700. Như vậy linh hồn sẽ
nghe theo thầy mo để thụ lễ.
Đêm Mo thứ hai
Chỉ có một roóng mo dài: Đẻ đất, Đẻ nước, Con chu, Kéo lội, Đoọc
moong (sinh ra đất, sinh ra nước, chặt cây chu, kéo cây lội, săn muông thú). Một
roóng gồm ba tích truyện khác nhau. Tang ma có thể chấm dứt với tích thứ nhất
khi thần thoại đã cạn vì con người đã thắng trong đấu tranh với thiên nhiên.
Nhưng có lẽ người Mường lại nhìn với đôi mắt có phần khác, vì đối với họ thần
thoại mới là bước đầu trước khi lịch sử hiện ra. Lúc này con người phải chiến
đấu với các lực lượng siêu nhiên nhưng dưới dạng bình thường trong thế giới
trần gian. Và thế là Đẻ đất, Đẻ nước được tiếp nối bằng hai tích khác, nhưng lần
này không còn mang chất thần thoại: “ cồn chu kéo lội, Đoọc moong” .
Đêm Mo thứ ba
Cũng chỉ một roóng mo dài: Nhòm họ, nhòm Mường, nghé nhàn, nghé
dậu. Roóng này gồm hai chuyến đi. Chuyến đi thứ nhất “qua Mường Ma” và

22


“trên đường về”. Chuyến đi thứ hai: để cho người chết tạm biệt làng và Mường
của mình.
Từ đêm Mo thứ tư đến đêm Mo thứ tám
Đưa người chết đi kiện vua trời, xuống âm phủ đối kiện, thắng kiện trở về
Truyền thuyết người Mường kể rằng, con người khi sống đã làm cho
muôn loài bất bình đã lên tận trời để kiện nên khi chết con người phải đi hầu
kiện.
Đêm mo thứ chín

Xuống sông Tỵ (theo quan niệm người Mường sông Tỵ là sông ngăn cách
giữa thế giới người sống và thế giới người chết). Roóng này chỉ dành cho các
đám tang lớn nên không phổ biến. Hồn các lang lớn còn phải xuống “Mường
Vua Khú” đế được xét xử một lần nữa. Người xét xử lần này là Vua Khú. Cuối
vụ kiện người chết cũng được xóa hết tội lỗi.
Đêm mo thứ mười
Ke chuyện “Vườn hoa núi cối” nói về tình yêu đôi lứa. Câu chuyện này
có tác dụng kể lại một chuyện tình nhằm giải trí cho người chết và người sống.
Đêm mo thứ mười một
Cũng là đêm Mo cuối cùng gồm 4 roóng:
Roóng nhà xe: Ke chuyện vua Thục Đe người trần lấy nàng Nguyệt Nga
trên mặt trăng. Họ chỉ gặp nhau trên bóng trên vía thế mà Nguyệt Nga có mang
rồi sinh một bé trai. Khi ông chết, con trai ông thả một linh cữu từ trên trời
xuống để làm ma ông bố.
Roóng trâu: Trâu và hố gắn bó với nhau khăng khít. Mỗi khi đi xa, trâu
gửi con cho hổ trông nom. Hổ đi vắng lại gửi con cho trâu.Trâu làm chết con của
hổ. Hố giết hết cả đần trâu. Cun cấn đem trâu về nhà nuôi, che chở và bắt trâu
giúp người cày, bừa. Trong nhà có người chết thì trâu phải theo về Mường Ma
để tiếp tục giúp đỡ người ấy. Từ đấy mỗi đám tang đều giết một con trâu để tế
đêm cuối cùng.
Roóng cỗ bánh ( mời hồn ma ăn bánh)
Roóng tách lìa.
2.2.6. Lễ đưa tang

23


Lúc đưa tang người ta nâng linh cữu bằng tay trong nhà gác đi qua cửa sổ
móng. Người ta không đưa quan tài xuống bằng cầu thang chính vì người
Mường Bi quan niệm cửa chính chỉ để cho người còn sống đi.

Người ta đưa tang ra nhà trạm để đặt lên đòn táng. Đòn táng để sẵn trên
một bệ gỗ ở đây ông mo làm lễ đưa tang. Thực ra không có một quy định cụ thể
nào về việc đưa ma, qua quan sát thấy các đám đưa ma của người Mường trình
tự đi như sau :
- Phường trống - kèn đi trước.
- Thầy Mo đầu đội mũ Bông Múc - Bông Bạo, tay cầm quạt, tay cầm
khénh, có nơi thầy vác gươm.
- Trưởng họ đi trước nhà ram ( đòn để khênh đặt quan tài) để chỉ huy
đoàn khênh.
- Đoàn khênh nhà ram.
Tiếp đến đoàn con cháu đi đưa tiễn, trong hàng ngũ con dâu, con dâu
trưởng đi trước vai quải cặp quần áo, sau nữa là đoàn người rồng rắn đi theo.
Trên đường đi, các nhà hai bên đường đều đốt lên một đống lửa nhỏ, người
Mường gọi đó là đốt lửa cho ma. Dân gian Mường vẫn lan truyền câu chuyện
nếu nhà ai không đốt lửa, hàng đêm ma (người chết) sẽ vào nhà xin lửa, vì sang
bên mường ma tối tăm nên hồn người chết rất cần lửa để xua đi đêm tối.
Đoàn ma đưa đi chậm rãi, thong thả, vừa đi phường trống - kèn, trống cái,
chiêng vừa tấu nhạc, khi leo dốc, xuống dốc hay qua sông suối tiếng nhạc tiếng
trống càng thúc lên liên hồi.
Neu phải xuống dốc, lên dốc, qua những nơi địa hình ghập ghềnh đoàn
người khênh nhà ram phải giữ thăng bằng, không để cho nhà ramnghiêng ngả.
Họ coi đây là sự tri ân cuối cùng với người chết. Trên đường đi, chân của quan
tài hướng đi trước, đầu của quan tài (cũng là đầu người chết) đi sau, ý là hướng
về nhà, về làng mường quê hương mình lần cuối khi còn ở trên lương gian. Khi
vào đến đống mả người ta mới cho quay đầu .
Khi đoàn đưa tang sắp đi khỏi làng, các con trai, chau trai ruột, con rể ,
cháu ngoại ruột của người chết tiến hành nghi lễ nằm đàng. Nói là nghi lễ nhưng

24



thực ra là các con, các cháu người chết ra giữa đường mặt quay về phía đoàn
đưa tang quỳ xuống để cho mọi người khênh nhà ram đi. Thông thường mỗi
người phải làm nghi lễ này ba lần. Ý nghĩa của nghi lễ này biếu hiện lòng con
cháu xót thương cha, mẹ, ông bà không muốn cho người chết phải xa lìa con
cháu.
Khi vào đến đống cửa mả toàn bộ con gái, cháu gái, của người chết nhất
là những người đã xuất giá không được vào đống mả. Người Mường cho rằng
con gái là con người ta, khi chết đi thành ma nhà người nên không cho vào.
Song thực chất ở đây, người Mường lo rằng các con cháu gái người chết không
kìm được sự đau buồn có thể dẫn đến ngất đi trong mồ mả, đây là điều người
Mường tối kị.
Việc mo trong tang lễ thực chất là nhằm thuyết phục, hướng dẫn linh hồn
người chết “thực thi” các nghi lễ như vừa kể trên hoàn toàn bằng lời mo. Nếu
như mo sai, thì hồn không thể “thực thi” được nghi lễ, như thế sẽ không hoàn tất
được các thủ tục, sẽ rơi vào tình trạng luẩn quẩn. Hồn không thể đoạn tuyệt với
thế giới người sống mà cũng không thể gia nhập vào thế giới người chết. Người
ta sợ trong hoàn cảnh dở dang ấy linh hồn người chết sẽ quay về quấy phá hành
tội con cháu trong nhà.
Và điểm nổi bật nhất trong nghi thức tang ma người Mường là qua những
nghi thức đó, người Mường muốn những thế hệ tiếp nối của cộng đồng vượt qua
những tổn thất do một thành viên của cộng đồng đã phải ra đi vĩnh viễn thêm
gắn bó với quê hương đất nước và gìn giữ những kỉ cương, tập tục đã giúp cộng
đồng trường tồn và phát triển.
2.2.7. Lễ chôn cất
Công việc cuối cùng của một đám tang là tiến hành chôn cất thi thể của
người chết. Huyệt chôn được đào sâu khoảng 2m. Chỉ có huyệt Thố Lang là sâu
hơn từ 0,5m đến 1 m. Việc đào huyệt ở chỗ nào là do thầy Mo chọn và thầy Mo
phải đốt hương làm lễ trước khi đào huyệt. Thông thường việc đào huyệt được


25


×