Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vẽ và nhận xét biểu đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.47 KB, 7 trang )

HƯỚNG DẪN VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ

1.

Biểu đồ cột:
1.1. Vẽ biểu đồ cột:

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện động thái phát triển, so sánh
tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của
một tổng thể. Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng ,
nước ) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...) của 1 số địa
phương qua 1 số năm…
* Dấu hiệu: thể hiện, so sánh…
1.2. Nhận xét biểu đồ cột:
- Với tính chất là biểu đồ thể hiện giá trị và tình hình sản xuất,so sánh thì việc
nhận xét biểu đồ cột cần đáp ứng được những ý cơ bản sau :
Giá trị thành phần tăng hay giảm ?
Nhìn tổng quát biểu đồ và bảng số liệu xem số liệu dịch chuyển như thế
nào ?
Đối với biểu đồ cột thì chủ yếu là đơn vị tuyệt đối nên việc nhận xét đơn
vị tuyệt đối là quan trọng nhất: cần nhận xét xem giá trị năm sau hơn giá trị năm
trước bao nhiêu đơn vị thực tế,hơn kém nhau bao nhiêu lần và tốc độ là bao
nhiêu %.
Biểu đồ này cần nhớ 3 cụm từ là : giá trị-lần-tốc độ tăng là như thế nào ?
Sau khi nhận xét tổng thể như vậy thì ý tiếp theo là nhận xét chi tiết đối
với biểu đồ cột ghép và biểu đồ cột chồng.
Đối với biểu đồ cột ghép thì thể hiện sự so sánh rất rõ nét và ngụ ý là so
sánh vì thế cần nhận xét điều này,các em cần nhận xét các cột này xem có giá trị
chênh lệch nhau như thế nào?
Đối vơi cột chồng thì đương nhiên có tổng thể,ngoài việc nhận xét các giá
trị hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị,lần thì các em cần nhận xét vai trò của các


giá trị kia trong tổng thể giá trị đề bài cho.
1


Có 1 loại nữa là 1 biểu đồ có nhiều cột chồng với nhau,trong mỗi cột có
nhiều thành phần và các thành phần này giống nhau và khác nhau ở các
năm,trong trường hợp này các em phải nhận xét tổng thể giá trị thực tế sau đó
tới các giá trị thành phần,so sánh các giá trị thành phần trong các cột chồng với
nhau.
Các cụm từ cần dung trong nhận xét biểu đồ này đó là : tăng/tăng
nhanh/tăng mạnh/tăng chậm/biến động mạnh/ít biến động/…
Các em cần lưu ý khi nhận xét biểu đồ này đó là chú ý vào giá trị thực tế
và số lần của các giá trị trong biểu đồ.
Tiếp theo là cần “cắt giai đoạn” trong biểu đồ đã vẽ,cắt ở đây tức là các
em phải xem trong tổng thể 1 giai đoạn đó thì giai đoạn nào có tốc độ phát triển
hơn,để làm điều này các em cần chọn 1 năm ở trung tâm,hoặc chia thành 2-3
giai đoạn nhỏ để chia thành phần cho dễ,các em lấy giá trị năm sau của 1 giai
đoạn chia cho giá trị năm đầu tiên của 1 giai đoạn đó và nhân 100,sau đó cũng
làm tương tự như những giai đoạn kia để xem sự phát triển như nào giữa các giai
đoạn trong biểu đồ địa lý.
Ngoài ra các em phải tinh ý để nhận ra “mốc” chuyển tiếp giữa quá trình
tăng/giảm và biến động của bảng số liệu và biểu đồ địa lý.
Đối với trường hợp cột thể hiện các vùng trong 1 nước ( ở lớp 12 thường
như vậy) , khi đó các em cần nhận xét các số liệu này so với cả nước (nếu cho số
liệu cả nước) để cho thấy tầm quan trọng của các vùng so với cả nước,sau đó
xếp loại các vùng theo chỉ tiêu đề ra .
Ví dụ:
Hãy nêu nhận xét về sản lượng than sạch và phân hoá học ở Việt Nam giai đoạn
1976 – 1997
(Đơn vị: Nghìn tấn)

Nhận xét:
* Giai đoạn 1976 – 1997:
- Than sạch ở nước ta tăng không liên tục, tăng từ 5.700 lên 10.647 nghìn tấn
(tăng 4.947 nghìn tấn).
- Phân hoá học cũng tăng không liên tục, tăng từ 435 lên 994 nghìn tấn (tăng
559 nghìn tấn ).
- Ngành công nghiệp chế biến than sạch luôn có sản lượng cao hơn công nghiệp
chế biến phân hoá học.
* Trong đó:
- Giai đoạn 1976 – 1985: Cả than và phân bón đều tăng, than tăng 100 nghìn tấn,
phân tăng 96 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1985 – 1990: cả than và phân bón đều giảm, than giảm 1.173 nghìn
tấn, phân giảm 177 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1990 – 1997: cả than và phân bón đều tăng trở lại, than tăng 6.020
nghìn tấn, phân tăng 650 nghìn tấn.
=> Tóm lại: Từ năm 1976 – 1997: Cả than và phân bón có thời gian tăng không
liên tục giống nhau, trong đó phân bón tăng nhanh hơn than (phân tăng 2,28 lần,
còn than tăng 1,87 lần). Do nhu cầu ngày càng tăng của quá trình phát triển kinh
tế đất nước, do vậy sản lượng của ngành công nghiệp chế biến tăng lên.
2


2. Biểu đồ tròn :
2.1. Biểu đồ tròn:

* Đặc điểm chung:
Dạng biểu đồ này được sử dụng khi bài yêu cầu vẽ
biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể . Đồng thời vẽ
biểu đồ tròn khi bảng số liệu tỉ lệ % cộng lại bằng 100. Bảng số liệu có thể là số
tuyệt đối nhưng trong câu hỏi có một trong các chữ: tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, kết

cấu (phải xử lý bảng số liệu sang số liệu tương đối). Bạn cũng có thể để ý nếu
đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn
biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.
* Dấu hiệu nhận biết: tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, kết cấu
2.2. Cách nhận xét:
- Biểu đồ tròn là biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị các thành phần nên các em cần
chú ý điều này.
- Đối với 1 vòng tròn thì các em chỉ cần nhận xét trong vòng tròn đó thành phần
nào chiếm tỉ trọng cao nhất ,vòng tròn nào chiếm tỉ trọng nhỏ nhất…xếp loại các
thành phần theo tỉ trọng đã tính được.
- Ngoài ra để nhận xét sâu hơn các em có thể nhận xét thêm về giá trị thực tế của
nó xem hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị giữa các thành phần của vòng tròn đó.
- Khi có 2 vòng tròn trở lên các em cần nhận xét 3 ý lớn sau :
+ Nhận xét quy mô vòng tròn : nhận xét quy mô ở đây tức là nhận xét xem vòng
tròn nào lớn hơn,để làm được điều đó các em dựa vào số liệu và đơn vị thực tế
khi chưa xử lý, xem tổng thể của các vòng tròn hơn kém nhau bao nhiêu lần.
+ Nhận xét về cơ cấu : thì nhận xét giống như biểu đồ 1 vòng tròn ở trên đó là
nhận xét xem tỉ trọng các giá trị trong vòng tròn đó,thành phân nào chiếm tỉ
trọng cao,thành phần nào chiếm tỉ trọng nhỏ…
+ Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị : các em cần nhận xét xem 1 đối
tượng,1 thành phần địa lý giữa các vòng tròn có sự chuyển dịch tỉ trọng như
nào ?
Các em cần lưu ý 1 điểm ở đây : tỉ trọng khác giá trị nên nhận xét cần lưu
ý,tỉ trọng/cơ cấu giá trị là gắn với đơn vị % còn giá trị thành phần là đơn vị thực
tế,nên khi nhận xét các em cần hết sức chú ý vấn đề này,có những trường hợp
giá trị tăng nhưng tỉ trọng giảm và ngược lại nên các em cần hết sức chú ý vấn
đề này khi nhận xét.
Ví dụ Vẽ 2 biểu đồ tròn và nhận xét
3



Nhận xét:
Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta
có sự chuyển dịch:
+ Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%).
+ Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%).
+ Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%).
- Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp
nhất là nông lâm ngư nghiệp.
- Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương
đương nhau.
3. Biểu đồ miền :
3.1. Vẽ biểu đồ miền:

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, ví dụ tỷ lệ xuất và nhập,
cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử… Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu
được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì
ta lại chuyển sang biểu đồ miền).
* Dấu hiệu: cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, tỉ trọng, chuyển dịch tỉ trọng…
3.2. Nhận xét biểu đồ miền:
- Đối với biểu đồ miền các em cần nhận xét các ý cơ bản sau :
+ Nhận xét về cơ cấu : giống hệt biểu đồ tròn : các em nhận xét trong 1 năm thì
xem thành phần nào chiếm tỉ trọng cao nhất,thấp nhất.
+ Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu : thì đây chính là ý quan trọng nhất của
biểu đồ này,các em cần nhận xét sự chuyển dịch tỉ trọng của các thành phần qua
các năm như nào.
+ Cũng nhận xét trong 1 giai đoạn đó thì thành phần nào tăng nhanh/giảm
nhanh… khi nhận xét điều này các em cần dựa vào số liệu tuyệt đối.
+ Nhận xét biểu đồ này không khác gì so vơi biểu đồ tròn nên các em chú ý .
+ Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng

Sông Hồng
(Đơn vị: %)
Nhận xét:

4


- Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần
chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng
chậm, nông nghiệp giảm nhanh.
Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh
tế có sự chuyển dịch:
- Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm
20,4%.
- Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%.
- Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%.
Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng
thứ hai, công nghiệp đứng thứ 3.
Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai
và công nghiệp đứng thứ 3.
4. Biểu đồ đường :
4.1. Biểu đồ đường.

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện tiến trình, động thái phát triển
của một đối tượng, nhóm đối tượng qua thời gian. Vì vậy, khi bài yêu cầu vẽ
biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian thì
nên lựa chọn biểu đồ đường.
* Dấu hiệu: tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển; tình hình tăng
trưởng, tình hình phát triển…
4.2. Nhận xét biểu đồ đường:

Trường hợp thể hiện một đối tượng:
Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời
câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng
(giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp
bao nhiêu lần cũng được)
Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm
nào không liên tục)
Bước 3:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục
Bước 4: Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
5


Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu
cho: Đường A trước, rồi đến đường B, rồi đến C,D…
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Khi nhận xét biểu đồ đường thì có 2 loại đó là đường tuyệt đối và tương
đối,đối với mỗi loại khác nhau thì nhận xét khác nhau,đối với biểu đồ đường
tuyệt đối thì nghiêng nhiều về nhận xét về số liệu thực tế với những câu nhận xét
về tăng/giảm số lần,còn tương đối thì nghiêng về % .
5. Biểu đồ kết hợp.
5.1. Vẽ biểu đồ:

Sử dụng dạng biểu đồ này là khi bạn muốn thể hiện các đối tượng khác
nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau hoặc những đề bài có
hai số liệu khác nhau nhưng cần phải biểu diễn trên một biểu đồ.
* Dấu hiệu: 2 đối tượng địa lí có đơn vị tính khác nhau trên một biểu đồ.
VD đơn vị: tấn- ha; tấn,tấn- ha;…

5.2.Nhận xét biểu đồ kết hợp:
- Kết hợp thường của của cột và đường với nhau.
- Nhận xét biểu đồ này là sự kết hợp nhận xét của 2 biểu đồ cột và đường,các em
có thể lấy từ đó ra,nhận xét hết cái này thì sang cái kia.
Anh có 1 số lưu ý đối với các em khi nhận xét đó là :
Nhận xét đúng trọng tâm vấn đề đề bài hỏi.
Nhận xét đúng đơn vị .
Nhận xét đúng đối tượng.
Nhận xét phải luôn đi kèm số liệu địa lý.
Nhận xét phải có sự logic giữa các ý.
Khi 1 bài quá nhiều số liệu thì nên nhận xét xong và giải thích luôn chứ
không nên tách riêng 2 ý vì sẽ gây ra tình trạng lặp số liệu quá nhiều.
Cần nhấn mạnh vào bản chất của biểu đồ để nhận xét.
Cần biết đâu là mấu chốt và sự khác biệt của bảng số liệu.
Chúc các em học tập tốt.
6


7



×