Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tìm hiểu nghi lễ tang ma tộc người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.12 KB, 19 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của giảng viên ThS. Trần Phương Thúy tôi đã thực
hiện đề tài : "Tìm hiểu nghi lễ tang ma tộc người Tày ở huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng "
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này , tôi xin chân thành cảm ơn cô
giáo đã tận tình hướng dẫn , giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do còn
thiếu kinh nghiệm trong việc đi thực tế, cùng với đó là kiến thức còn hạn chế
nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu xót , rất mong nhận được
lời góp ý của cô để hoàn thiện hơn kiến thức trong lĩnh vực này, đồng thời qua
đó làm cơ sở cho những bước tiến sau này.
Tôi xin trân thành cảm ơn !


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian
qua. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông
tin sử dụng công trình này.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN


MỞ ĐẦU
Tộc người Tày, với các nhóm địa phương là Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén,
Thu Lao, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam và là tộc
người có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam. Tộc người Tày sinh sống chủ yếu ở
vùng miền núi thấp ở Việt Nam.
Quan niệm về tang ma của tộc người Tày cũng rất đặc biệt và là một


phong tục quan trọng trong chu kì đời người của tộc người Tày nói chung và
tộc người Tày sinh sống ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nói riêng. Tang
ma của tộc người Tày thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm
mục đích báo hiếu và tiễn đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Mỗi dân tộc
đều có nghi lễ và phong tục tập quán riêng. Để tránh sự mất mát to lớn về văn
hóa dân tộc thì việc nghiên cứu để gìn giữ bảo tồn nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc là vo cùng quan trọng và cần thiết.
Bên cạnh đó là một sinh viên ngành quản lí văn hóa thì việc tìm hiểu và
nghiên cứu các vấn đề văn hóa của dân tộc là một điều cần thiết, với những lí
do trên tôi đã chọn đề tài “ tìm hiểu nghi lễ tang ma dân tộc Tày ở huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng “ làm đề tài kết thúc học phần môn văn hóa các
dân tộc thiểu số.

4


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ VÀ DÂN CƯ CỦA TỘC NGƯỜI
TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG
1.1 Khái quát về địa bàn cư trú
1.1.1. Vị trí địa lí, dân cư
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và
Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài
333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp
tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh,
huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25"
kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ
Lang).
Trùng Khánh là một huyện Việt Nam, ở phần đông bắc của tỉnh Cao
Bằng. Huyện lỵ là thị trấn Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng 62 km

theo tỉnh lộ 206. Huyện có cửa khẩu quốc gia với Trung Quốc, là cửa khẩu Pò
Peo, thuộc xã Ngọc Côn, và các đường tiểu ngạch khác.
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên
đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ
cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi
chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền
đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là
núi đất có nhiều rừng rậm.
Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông
Bằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác
như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo
hay sông Hiến.
Dân số toàn tỉnh Cao Bằng là 507.183 người (theo điều tra dân số ngày
01/10/2009). Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người.
5


Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (31,1
%), H'Mông (10,1 %), Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11
dân tộc có dân số trên 50 người.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu, môi trường cảnh quan [ Ảnh 1-tr 15
]
Môi trường cảnh quan ở Cao Bằng chủ yếu được che phủ bởi diện tích
rừng vì thế không khí khá trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và
ở trung tâm thị xã. Tuy nhiên do sản lượng quặng lớn cùng với sự khai thác
bừa bãi và quản lý không nghiêm ngặt, các tuyến đường chính của Cao Bằng
có mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm khá nặng do ý
thức vứt rác bữa bãi của người dân cùng với ngành công nghiệp khai khoáng
và khai thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm thu hẹp dòng
chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Đặc biệt ở các khu vực chợ và khu dân cư,

nước sông có hiện tượng bốc mùi hôi thối. Các phương tiện giao thông trong
tỉnh chủ yếu là xe máy, phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không
cao, Cao Bằng không bị ô nhiễm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc
khác. Tuy nhiên, so với các địa phương khác của Việt Nam, Cao Bằng là một
trong những tỉnh có khí hậu trong lành và ít ô nhiễm nhất.
Có thể nói Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Với khí hậu cận nhiệt
đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí
lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống
thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng
tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32
°C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào
mùa đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống
với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28
°C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn
khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ
6


rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ
chịu.
1.1.3. Kinh tế
Cao Bằng là tỉnh miền núi, đường biên giới nằm ở phía đông Bắc của
Tổ quốc, có 332 km đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc,
với 02 cửa khẩu chính (Tà Lùng, Trà Lĩnh), 04 cửa khẩu phụ (Sóc Giang, Pò
Peo, Lý Vạn, Bí Hà), ngoài ra còn có các cặp chợ, điểm thông quan, lối mở
biên giới. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác phát triển kinh
tế giữa tỉnh Cao Bằng với tỉnh Quảng tây – Trung quốc, nhất là trên các lĩnh
vực thương mại, du lịch, dịch vụ,..
Tuy nhiên, do đa phần dân cư tại Cao Bằng là các dân tộc thiểu số ít

người, trình độ dân trí còn chưa phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông
đi lại còn yếu kém, khu dân cư cách xa các trung tâm kinh tế lớn, các mặt
hàng kinh doanh buôn bán chưa nhiều, vì vậy, đến nay Cao Bằng vẫn là tỉnh
nghèo, kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Chưa tận dụng triệt để
được tiềm năng cửa khẩu trong việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống
của người dân bản địa.
1.2. Khái quát về dân tộc Tày
1.2.1. Nguồn gốc tộc người Tày [Ảnh 2- tr 15 ]
Tộc người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên
kỉ thứ nhất Trước Công Nguyên, sinh sống chủ yếu ở vùng núi thấp phía bắc
Việt Nam. Tộc người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ và là tộc
người có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam, cư trú tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai....Riêng Cao Bằng dân
tộc Tày chiếm 41% dân số.
Tộc người tày ở Cao Bằng hiện nay là con cháu lâu đời của người Tày
cổ. Người Tày cổ là một phần của nhóm cư dân quan trọng của nước Văn
lang xa xưa, có một nền văn minh rất gần gũi với người Việt-Mường cổ và
cùng với người Việt-Mường tạo thành nền văn minh của dân tộc Việt Nam.
7


Tộc người Tày tập trung ở các huyện Hòa An, Trùng Khánh và rải rác ở các
huyện thị khác ở Cao Bằng.
1.2.2. Hình thái kinh tế tộc người Tày
Về kinh tế, tộc người Tày sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sinh sống
chủ yếu bằng nghề trồng lúa. Từ xưa họ đã biết thâm canh và áp dụng các
biện pháp thủy lợi đắp mương, đắp đập, bắc máng, làm cọn để đưa nước về
ruộng. Ngoài ra tộc người Tày còn biết làm nương rẫy, trồng thêm ngô, khoai,
sắn...Gần đây họ còn trồng thêm các loại cây ăn quả như mận, cam, lê...Như
vậy đời sống kinh tê của họ đã được cải thiện đáng kể khi có thêm nhiều

nguồn thu nhập từ hoa quả và nương rẫy.
Bên cạnh công việc làm nông nghiệp, tộc người Tày còn có nghề thủ
công truyền thống như dệt, làm gốm, nghề rèn...vừa đáp ứng như cầu tự cung
tự cấp của dân bản vừa có thể buôn bán kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc
sống. Nghề dệt thổ cẩm của tộc người Tày đã nổi tiếng từ lâu với họa tiết hoa
văn bắt mắt, chất liệu từ sợi bông sợi tơ tằm được nhuộm các màu khác
nhau.Bên cạnh các sản phẩm quần áo dệt truyền thống còn có màn gió, mặt
chăn, mặt địu, túi...các sản phầm thổ cẩm thổ công đó đang ngày càng được
biết đến và được ưa chuộng bởi du khách trong và ngoài nước.
1.2.3.Hình thái xã hội tộc người Tày
Tộc người Tày sống thành từng bản, mỗi bản có từ 15 – 20 nóc nhà,
nhà của người Tày thường được xây dựng ở chân núi, những nơi đất đai bằng
phằng ven sông suối. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới
có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong
buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất
hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh.
Gia đình tộc người tày theo kiểu gia đình phụ hệ, cha truyền con nối
nên con trai khi sinh ra được yêu quý nhiều hơn, và họ có quy định rõ ràng
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Người Tày thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày
8


đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính
hết mực.
Khách và phụ nữ có thai, mới sinh không được phép ngồi hay nằm trên
ghế, giường trước bàn thờ. Trong tôn giáo của người Tày, ngày tảo mộ ngày lễ
quan trọng nhất của người tày nhằm ngay 3 tháng 3 âm lịch.
TIỂU KẾT
Có thể nói Cao Bằng là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa vật chất

cũng như tinh thần của dân tộc ta, sau khi tìm hiểu về vị trí địa lí cũng như
tìm hiểu tộc người Tày nơi đây tôi có thêm hiểu biết về dân tộc anh em của
chúng ta và qua đó có cơ sở để nghiên cứu chương 2 về phong tục tang ma
của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

9


CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU NGHI THỨC, NGHI LỄ VÀ TRÌNH TỰ DIỄN BIẾN TANG
LỄ CỦA TỘC NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO
BẰNG
2.1. Quan niệm của người Tày về tục ma chay, thầy Tào
[ Ảnh 3- tr 16 ]
Theo tộc người Tày con người sinh ra đã có linh hồn và việc tổ chức
ma chay là không thể thiếu để tiễn đưa linh hồn người chết trở về với tổ tiên
và được siêu thoát. Tục ma chay là phong tục mang đậm tín ngưỡng tôn giáo
của cộng đồng tộc người Tày ở Cao Bằng. Việc tổ chức lễ ma chay linh đình
cho người chết được
coi là sự báo hiếu, ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng, mang ý nghĩa luôn nhớ
về cội nguồn, tổ tiên, khắc sâu đạo lí " uống nước nhớ nguồn". Làm ma chay
là lĩnh vực thuộc lĩnh vực tâm linh nhằm thõa mãn nhu cầu tình cảm của con
người với con người, là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người còn
sống với người quá cố, tổ tiên.
Thầy Tào là người thầy cúng tại các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, Việt
Nam có đông người dân tộc thiểu số sinh sống. Là một chức năng về tín
ngưỡng cao hơn cả thầy mo, trong các bản làng. Thầy Tào còn là người hiểu
biết nhiều về văn hóa của dân tộc, biết chữ nho, bởi họ là những người ghi lại
được những câu truyện cổ dân gian, các câu tục ngữ, các làn điệu dân ca của
cư dân và truyền lại văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng bào tin rằng các

ông thầy Tào có khả năng dùng phép thuật trừ được ma cứu người.
Cuộc sống tinh thần của người Tày, thầy Tào ở đẳng cấp cao nhất. Họ
là những người có khả năng liên thông với thế giới linh hồn và thần thánh.
Thầy Tào có rất nhiều công việc, nhưng công việc quan trọng bậc nhất - đưa
linh hồn người chết về nơi yên nghỉ. Từ những nghi lễ của hình thức. Họ cho
rằng, linh hồn của con người tồn tại như ý nghĩ. Nếu ý nghĩ của bạn chân
10


thành, trong sáng khi chết đi, linh hồn bạn sẽ rực rỡ ánh hào quan, bay lượn ở
tầng cao nhất của thế giới thần linh. Còn khi sống bạn có ý nghĩ xấu xa, cũng
có nghĩa linh hồn bạn nặng nề, đen tối và bị chìm xuống tầng thấp nhất của
thế giới linh hồn. Và cái thế giới tối tăm đó rất gần với thế giới vật chất của
con người vì thế nó luôn đau đớn.
2.2 Nghi lễ cổ truyền đám tang của người Tày
2.2.1. Nghi lễ khi phát tang đến khi đưa tang [ Ảnh 4- tr 16 ]
Tộc người Tày có đời sống tính ngưỡng tâm linh phong phú,họ quan
niệm thế giới có hai cõi: cõi người đang sống là cõi mường gần, cõi người
chết đến là cõi mường phi. Họ cũng coi con người có cả phần xác và phần
hồn ( khoăn), con trai có 7 khoăn, con gái có 9 khoăn. Họ còn quan niệm khi
bị ốm tức là khoăn đi chơi, lạc đường về, còn khi chết đi là khoăn đã rời bỏ
thân xác, và phải làm ma cho họ.
Trong thủ tục làm đám, gia đình phải mời từ 1-3 thầy Tào đến làm lễ
cho người đã khuất.
Lễ rửa mặt cho người chết: khi gia đình có người chết, con cháu phải
nhịn ăn để tỏ lòng đau đớn và thương tiếc cho người đã khuất và gia đình
không được phép khóc cho đến khi thầy Tào đến làm lễ khâm niệm và nhập
quan cho người chết. Vì họ quan niệm rằng khi mới chết linh hồn người chết
vẫn quanh quẩn trong nhà nên khi người nhà khóc làm cho linh hồn không
muốn rời đi và không được siêu thoát. Khi có người chết gia đình báo tin cho

họ hàng và tiến hành tắm rửa cho người chết. Người tắm rửa cho họ phải là
em trai, con trai, hoặc cháu trai và phải tắm cho người chết bằng lá thơm và
mực quấn áo mới cho họ, theo tục lệ nam thì mặc 7 áo, nữa mặc 9 áo. Sau đó
đút một chiếc thìa bằng bạc trắng vào miệng người chết để tránh họ phát ngôn
bừa bãi làm hại đến con cháu. Xong xuôi gia đình phải đặt người chết nằm
trên chiếc chiếu lật mặt trái, đầu kê gối quay về phía ban thờ rồi buông màn.
Lễ khâm niệm: Lễ khâm niệm do thầy tào đảm nhiệm và giờ niệm phải
tránh giờ sinh của con cháu trong gia đình, và phải quấn cho người chết 1-2
11


tấm vải trắng. Trải ít tro bếp sạch tượng trưng cho vật thiêng bảo vệ người
chết, một ít lúa giống đốt cháy tượng trưng cho lúa giống chia cho người chết,
đầu kê gối đặ nằm trên chiếc chiếu đã được đặt 1 góc để trên ban thờ.
Sau khi nhập quan thầy tào làm phép thu linh hồn người chết vào áo
quan và làm phép thu linh hồn người sống lại để không vì thương nhớ người
đã chết mà đi theo. Sau đó thầy tào niệm chú với bó đuốc sáng và trống
chiêng dồn dập, người nhà nâng bốn góc chiếu lên đưa xác vào quan tài và
đọc tờ phan ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày mất cùng lời căn dặn
người còn sống, tờ phan sau khi đọc xong sẽ được đặt trong quan tài.
Lễ thụ tang: sau khi niệm con cháu được phép ăn cơm bốc bằng tay với
muối để lá chuối và phát tang cho con cháu họ hàng. Con trai mặc áo trắng,
quần lộn trái bằng vải trắng tự dệt, đầu đội khăn vuông trắng, bên trong đội
mũ rơm, tay chống gậy, đeo dao nhọn. Con gái con dâu mặc váy trắng, đầu
đội mũ vải trắng, che kín mặt.
Lễ dâng cơm: dâng vào thời gian các bữa ăn hàng ngày gồm rượu thịt
đặt trước linh cữu, chờ con cháu tụ tập đông đủ thầy Tào xúc thịt cơm mời
vong linh rồi đặt vào 2 ống nứa để dưới chân linh cữu, hôm đua tang sẽ đem
teo đi chôn.
2.2.2. Nghi lễ khi đưa tang

Trước khi đưa người chết đi chôn thầy Tào phải chọn giờ tốt. Thầy Tào
yểm nắm gạo rồi vãi qua trên nhà táng ý bảo linh hồn người chết chuẩn bị
xuất hành. Khi quan tài được khiêng ra cửa các con trai phải nằm phù phục ở
cửa và dưới cầu thang 3 lần đầu hướng vào nhà và cho quan tài đi qua, đi
được nửa đường thì con gái cũng phải nằm phù phục như vậy. Đoàn đưa ma
có một người cầm bó đuốc đi trước để dẫn đường, phía sau con cháu cầm
chướng, cây hoa thiên lí và cây tiền, những người trong tang lễ khiêng áo
quan, chủ tang và con cháu trong gia đình, thầy tào cầm cành phan. Khi ra
đến cửa bản người ta quay hướng cửa nhà táng về hướng nhà đê người chết
chào từ biệt gia đình, hàng xóm.
12


2.2.3. Nghi lễ khi chôn cất [ Ảnh 5- tr 17 ]
Tại huyệt thầy Tào làm lễ thắp hương cho các mộ xung quanh để giới
thiệu người mới để tránh bị bắt nạt.sau đó làm lễ hạ huyệt, đồng bào tày có
tục lệ chia của cho người chết, người ta để quấn áo, chăn màn, xôi gạo...vào
một cái xọt để trong huyệt cho người chết đem theo. Con trai trưởng xúc một
xẻng đất đầu tiên lấp cho bố mẹ. Người làng giúp lấp mộ người chết xong
người ta đặt một chén rượu cùng một cây hương rồi đặt một ngôi nhà bằng
cây chuối có lợp mái.
Sau đó gia đình và người đưa tang trở về nhà tang chủ và kiêng không
ngoái đầu lại để tránh linh hồn người chết theo họ về nhà và không được
khóc. Thầy Tào ở lại làm nốt thủ tục yên mộ. Khi đó con cháu người chết đã
làm tròn bổn phận và về nhà làm cơm thiết đã người dân đến dự tang lễ. Đến
12 giờ hôm đó, gia đình mang cơm, rượu thịt ra thắp hương cho người đã
khuât.
Con cháu phải làm lễ chuộc hồn cho người chết 3 lần trong 30 ngày, 1
năm và 3 năm lễ chuộc hồn cuối cùng là lễ mãn tang. Trong lễ chuộc hồn, ma
người chết sẽ nhập vào bà Then để báo tin về cuộc sống ở thế giới hồn ma cho

người sống biết.
2.3. Giá trị của đám tang của tộc người Tày
Đối với tộc người tày, việc tổ chức đám tang cho người nhà đã khuất là
thể hiện tấm lòng biết ơn, kính trọng và cũng là một hình thức tưởng nhớ đến
người chết, ghi nhớ ông ơn sinh thành dưỡng dục, nhớ về cội nguồn. Đó cũng
là cách thể hiện văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán của tộc người Tày
TIỂU KẾT
Qua quá trình tìm hiểu về tang ma của tộc người Tày tôi có thể hiểu
hơn về phong tuc tập quán, tín ngưỡng riêng của họ và góp phần làm phong
phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc và đưa ra những lí luận chính xác ở
chương 3.
13


CHƯƠNG 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA ĐÁM TANG CỦA TỘC
NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH
TỈNH CAO BẰNG
3.1. Loại bỏ những sai lệch và hạn chế về tín ngưỡng
Bên cạnh những mặt tích cực và cái đẹp của văn hóa vùng miền thì
cũng có những hủ tục lạc hậu và hạn chế về tín ngưỡng.
Mỗi đám tang của tộc người Tày gồm 1 ông thầy mo chính và 1 hoặc 2
ông thầy phụ, thủ tục mỗi đám làm khoảng 2 – 3 ngày, và có nhiều nghi lễ
phức tạp diễn ra, gây lãng phí về mặt kinh tế cũng như sức lực. Việc nhiều
nghi lễ cũng như sự sùng bái hoàn toàn vào thầy tào dễ dẫn đến định hướng
sai lệch về suy nghĩ cũng như việc mê tín dị đoan ngày càng diễn ra phổ biến.
Tạo điều kiện để kẻ xấu lợi dụng lừa đảo, gây tổn thất nặng nề về vật chất và
tinh thần.
Việc quay trở lại mộ người chết vào 12 giờ đêm hôm diễn ra chôn cất là
không cần thiết, cũng như việc làm lễ chuộc hồn trong 30 ngày, 1 năm , 3 năm

là những hủ tục đã xưa cũ và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của những
người còn sống.
3.2. Định hướng công tác quản lý về tín ngưỡng trên địa bàn
Vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lý trên địa bàn là làm sao để bài trừ mê
tín dị đoan, đưa nền văn minh, văn hóa đến gần hơn với tộc người Tày nói
riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.
Củng cố kiến thức chuyên môn về các vấn đề phong tục tập quán, tín
ngưỡng tôn giáo góp phần đưa cơ quan quản lí đến gần hơn với người dân bản
địa.
Tuyên truyền nền văn minh hiện đại, giới thiệu các nên văn hóa mới
đến với các dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn.
Tăng cường công tác quản lí bài các hoạt động, hình vi mê tín dị đoan,
14


làm sai lệch con đường Cách mạng của Đảng và Nhà nước.

15


Tăng cường công tác đầu tư của chính phủ đến các ngân sách các địa
phương, cải tạo cơ sở vật chất, giao thông đi lại để thuận tiện trên con đường
buôn bán kinh doanh, phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số.

16


KẾT LUẬN
Đất nước Việt Nam có hơn 54 dân tộc anh em với nền văn hóa phong
phú, đậm đà bản sắc,mỗi dân tộc có một phong tục tập tập quán, tín ngưỡng

tôn giáo khác nhau, dù có văn minh hiện đại hay vẫn còn chưa đựng những hủ
tục lạc hậu, tất cả đều góp phần làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà. Các tộc
người đều hướng về cách mạng, hướng về đất nước.
Sau khi tìm hiểu nghiên cứu về tang ma của người Tày ở huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng đã góp phần làm giàu thêm vốn kiến thức về các tộc
người của dân tộc cũng như góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất
nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, 1984. Văn hóa Tày - Nùng. Nhà xuất bản
văn hóa.
2. Vương Xuân Tình, 2016. Các dân tộc ở Việt Nam. Nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
3. />4.

/>
Le-Vong-Doi-Nguoi-Dan-Toc-Tay-Phuc-Vu-Hoat-Dong-Du-Lich.html
5. ipedia.

18


PHỤ LỤC

Ảnh 1: Môi trường cảnh quan Cao Bằng
Ảnh 2: Dân tộc Tày


Ảnh 3: Thầy Tào

Ảnh 4: nghi lễ phát tang dân tộc Tày

Ảnh 5- Nghi lễ chôn cất của người Tày

19



×