Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tìm hiểu nghi lễ tang ma của người h’mông đen ở xã pà cò huyện mai châu tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 29 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết Tang ma là một việc hệ trọng trong chu kì đời
người trên cõi trần gian. Mặc dù mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có các cách tổ
chức nghi lễ khác nhau, nhưng xét đến cùng Tang ma vẫn là một nghi lễ
không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc. Vì vậy việc nghiên cứu về tang ma sẽ đóng góp cho việc kế thừa những
mặt tích cực cũng như khắc phục những mặt hạn chế trong tập tục tang ma
của dân tộc H’mông ở xã Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa bình nói riêng và
các dân tộc khác nói chung, để làm sao cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ
xây dựng bản làng văn hóa mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu nghi lễ tang ma của
người H’mông Đen ở xã Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình”. Đồng thời
từ nghi lễ tang ma của dân tộc H’mông cụ thể tại xã Pà Cò, Tôi muốn góp
phần làm tăng thêm sự hiểu biết của mình và giới thiệu tới tất cả mọi người
những bản sắc văn hóa riêng biệt trong tập tục tang ma của dân tộc H’mông.
Cuối cùng, với việc nghiên cứu của mình tôi muốn cung cấp thêm những tư
liệu giúp cho những nhà quản lí , đặc biệt là những nhà quản lí văn hóa và các
nhà nghiên cứu văn hóa trong việc bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống trong buối cảnh xã hội hiện đại.
2. Cấu trúc của đề tài.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
cấu trúc của đề tai gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về diện mạo địa lý, kinh tế, văn hóa của xã Pà
Cò.
1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế.
1.2. Khái quát về người H’Mông ở xã Pà Cò.
1.2.1 Tên gọi.


1.2.2 Phân bố dân cư.
2


1.3 Đặc điểm văn hóa.
Chương 2: Nghi lễ tang ma của dân tộc H’mông ở xã Pà Cò.
2.1 Nghi lễ làm ma tươi.
2.2 Nghi lễ làm ma khô.
2.3 Những điều kiêng kỵ trong tang ma.
2.3 Vai trò của thầy mo.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong
tang ma của người H’mông ở xã Pà Cò.
3.1 Vai trò của tang ma trong đời sống.
3.2 Những hạn chế, tiêu cực trong tang ma của người H’Mông Đen ở
xã Pà Cò.
3.3 Một số giá trị văn hóa trong tập quán tang ma cần gìn giữ.
3.4 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma.

3


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ DIỆN MẠO, ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ
HỘI CỦA XÃ PÀ CÒ
1.1. Đặc điểm, địa lí, kinh tế xã Pà Cò.
- Đặc điểm địa lí.
Xã Pà Cò là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cách trung
tâm huyện

Mai Châu 38 km về phía Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là


19.727,79 ha. Phía Đông giáp xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và
xã Tân Sơn, huyện Mai Châu; phía Nam giáp xã Nà Mèo, xã Bao La; phía
Tây giáp xã Cun Pheo, xã Hang Kia; phía Bắc giáp xã Lóng Luông, huyện
Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Địa chỉ trụ sở làm việc: Xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò,
huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Kinh tế.
Năm 2015, tình hình kinh tế xã hội trong nước và địa phương vấn còn
gặp nhiều khó khan do tình hình kinh tế và chính trị thế giới tiếp tục có nhiều
diễn biến phức tạp tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
huyện cùng với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của các cấp ủy Đảng Chính
quyền, đoàn thể sự nỗ lực và đồng thuận của các cấp, các nghành và nhân dân
trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương chính sách các giải
pháp và nhiệm vụ kinh tế xã hội, dự toán ngân sách năm 2015 nên kinh tế xã
tiếp tục pháp triển và đạt được những kết quả khả quan, chính trị xã hội ổn
định quốc phòng an ninh được giữ vững.
Thực hiện Nghị Quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 25 tháng 12 năm
2014 của Ủy ban nhân dân xã Pà Cò về việc giao. Kinh hoạch chi tiêu phát
triển kinh tế - xã hội năm 2015.
Thực hiện Quyết định số 03/2015/NQ – UBND ngày 16 tháng 3 năm
2015 của Ủy ban nhân dân xã Pà Cò về việc giao. Kế hoạch chi tiêu phát triển
kinh tế - xã hội năm 2015.
4


Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu
năm 2015 như sau:
Tổng thu nhập bìn quân ước đạt 8,5 triệu đồng/ người/ năm = 87,8%
KH, tỷ lệ hộ nghèo = 20%. Cùng kỳ = 129%. Tăng trưởng kinh tế đạt 4,7%
KH.

+ Giá trị nông lâm nghiệp: 17 tỷ 956 triệu đồng = 94% KH so với cùng
kỳ = 98%.
+ Giá trị tiểu thủ công nghiệp 5 tỷ 799 đồng = 91% KH so với cùng kỳ
= 95,78%.
+ Giá trị thương mại dịch vụ, du lịch 3 tỷ 265 triệu đồng = 103% so
với cùng kỳ = 201%.
Tổng sản lượng lương thực dạng có hạt 2.046 tiền = 95% KH tăng 98%
KH, bình quân đầu người đạt 750 kg người/ năm.
+ Tổng diện tích ngô 769 ha = 100% KH so với cùng kỳ = 100%.
+ Tăng diện tích Dông giềng 350 ha = 100% KH so với cùng kỳ =
100%.
+ Tăng diện tích rau đạu các loại 18 ha = 69% KH.
+ Tổng diện tích cây ăn quả 4 ha = 103% KH trong đó chăm sóc tốt 2
ha theo mô hình dự án của tỉnh đầu tư năm 2014 như cây đào pháp, cây mận
hậu.
+ Chăm sóc tốt số diện tích 81.5 ha chè San Tuyết và đã thu mua được
35 tấn búp chè tười.( trích Báo Cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội Ước thực hiện năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm
2016 của Ủy Ban Nhân Dân xã Pà Cò ).
1.2. Khái quát về người H’Mông ở xã Pà Cò.
1.2.1. Tên gọi.
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc H’Mông có số dân
đứng thứ tám, sau các dân tộc Kinh, Tày , Thái , Hoa , Khmer, Mường, Nùng
và chiếm tỷ lệ 1 % dân số của cả nươc. Ngoài tên gọi là H’Mông, đồng bào
5


còn có tên gọi là Miêu, Mèo, Ná Nẻo…
Dân tộc H’Mông có 5 nhóm chính là: Mông Hoa ( Mông Lềnh ), Mông
Đen 9 Mông Đu ), Mông Trắng ( Mông Đơ ), Mông Đỏ ( Mông Si ) và Mông

Xanh ( Mông Súa ). Để phân biệt các nhóm Mông này người ta chủ yếu dựa
vào trang phục và ngôn ngữ của họ. Song, nhìn chung văn hóa của dân tộc
H”Mông ở Việt Nam là thống nhất. Nó phân biệt rõ rang về mặt tộc người này
so với tộc người khác.
1.2.2. Phân bố dân cư.
Người H’Mông ở Pà Cò là dân định cư, mỗi bản có khoảng 50 đến
100 hộ gia đình.
Xã Pà Cò có 5 bản: Pà Háng, Pà Cò, Chà Chà Đáy, Xà Lĩnh.
1.3. Đặc điểm văn hóa xã Pà Cò.
Công tác văn hóa xã hội, thông tin và du lịch.
Văn hóa xã hội, du lịch: Tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao cho các
đội văn nghệ các xóm và các em học sinh sinh viên trong thời gian nghỉ hề,
các trường trung cấp chuyên nghành, nhân dịp nghỉ tết và các ngày lễ trong
năm, để phục vụ hoạt động vui chơi cho nhân dân trong các ngày lễ, ngày tết
cổ truyền của dân tộc và tích cực tham gia hội diễm liên hoan nghệ thuật ca
khúc cách mạng đạt 2 giải A, 1 giải B, giải nhì toàn đoàn do huyện tổ chức.
Tổ chức hội diễm văn nghệ cho các dội văn nghệ cho các đội văn nghệ
kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng và nhà nước.
Công tác tôn giáo: Thường xuyên nắm bắt các hoạt động tĩnh ngưỡng,
qua nắm bắt, theo dõi tình hình công tác tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định,
chấp hành tốt chủ chương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.
Công tác dân tộc: Trong năm 2015 UBND xã tập trung chỉ đạo bán sát
các xóm để nắm bắt đời sống, kinh tế, xã hội tình hình sản xuất trên địa bà.
Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định.
Công tác các hội đặc thù: Chỉ đạo các Hội thường xuyên tổ chức các
hoạt động hướng về cộng đồng. Tích cực vận động nhân dân tham gia công
6


tác hiến máu nhân đạo, tham hỏi tặng quà người có công, thương binh, liệt sĩ.

Công tác thanh tra, tư pháp:
Thanh tra: Duy trì thực hiện tốt công tác tiếp công dân đồng thời xử lý
kịp thời các đơn kiến nghị của công dân, trong năm 2015 đã xảy ra một vụ
làm gây thương tích chết người. Vụ án đã được các cơ quan có thẩm quyền sử
lý theo pháp luật.
Tổ chức tốt việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà
nước.
Tư pháp: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật cho nhân dân và các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên
địa bàn.
Trong năm 2015 công tác công chứng chứng thực, bảo đảm theo quy
định của pháp luật kế hoạch năm 2015. Tổng số tiền phí thu được 2.800.00
đồng/ 5.000.000 đồng đạt 56% dự toán giao.
Công tác khai sinh, khai tử tốt và đạt chỉ tiêu kế hoạch 80 trường hợp,
kế hoạch giao 40 trường hợp.
Tiểu kết:
Nhìn chung, mặt rù là vùng miền núi nến kinh tế có nhiều khó khan,
nhưng dưới sự quan tâm chỉ đạo điều hành kịp thời của Đảng ủy, HĐND xã
sự nỗ lực phấn đấu của các cấp các nghành sự phối kết hợp và trách nhiệm
thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đã đưa nền kinh tế
và văn hóa xã ngày càng phát triển hơn và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế
hoạch phát triển kinh tế văn hóa của xã trong những năm tới.

7


Chương 2
NGHĨ LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở XÃ PÀ CÒ.
Mỗi một dân tộc đều có những quan niệm khác nhau về cái chết, người
H’Mông ở Pà Cò cho rằng: con người khi chết, chỉ là sự chấm dứt cuộc sống

ở thế giới trần gian về phần thể xác, còn phần hồn vẫn tồn tại ở một thế giới
khác ( thế giới của tổ tiên ). Tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến cái chết mà
người H’Mông có các cách gọi khác nhau: chết già ( tuag laug ), chết bệnh
tật ( tuag mod ), chết đột ngột do tai nạn hay chết vì tự tử ( tuag txag ). Dù
chết vì nguyên nhân gì, họ cũng muốn được về với thế giới tổ tiên của mình,
do đó họ phải được làm ma theo đúng phong tục của dân tộc. Khi chết, người
H’mông phải được làm ma hai lần đó là: lễ làm ma tươi và lễ làm ma khô.
2.1. Nghĩ lễ làm ma tươi.
Được tiến hành ngay khi người vừa tắt thở. Khi trong nhà có người
chết, gia đình thông báo cho trưởng bản để thông báo loa cho anh em hàng
xóm biết là trong gia đình của có người mất, để anh em họ hàng biết và đến
chia buồn và viếng. Với người H’mông xưa, dù ở xa hay gần, nếu nghe thấy
tiếng súng kíp và cách bán, người ta biết đó là tin gì nhưng bây giờ vì có loa
nên người ta không còn bán súng kíp nữa. Trong gia đình chẳng may có người
chết. thì tất cả anh em trong nha sẽ đứng ra tổ chức làm ma. Tùy theo hoàn
cảnh của từng gia đình mà người ta làm đám ma to hay nhỏ. Nếu người chết
là người có đại vị trong xã hội hoặc gia đình khá giả có nhiều con cháu thì có
thể làm đám ma tó. Có đám ma người ta mổ 3 đến 4 con trâu ( bò ), có những
gia đình nghèo chưa trâu, bò làm ma cho người chết, họ thường khất để đến
khi làm ma khô mới mổ trâu ( bò ). Tuy nhiên, dù to hay nhỏ, đám ma của
người H’mông đen ở Pà Cò vẫn phải tuân thủ theo các bước sau :
Sau khi anh em hàng xóm đến đông đủ, người nhà khiêng người chết ra
dặt dưới đất ở gian giữa, đầu hướng về phía cột chính hoặc đặt dọc theo chiều
dài của ngôi nhà, ngay dưới nơi thờ ma nhà ( Hớ tàng ). Đầu người chết quay
8


về hướng nào là tùy theo từng họ. ( Thông thường họ Sùng đặt đầu người chết
hướng về cột cái, các họ khác đặt đầu người chết quay về hướng mặt trời mọc
). Sau đó tắm rửa, lâu mặt, chân tay, chảy đầu, thây quần áo mới, dếp mới, đội

cho người chết một chiếc khăn đen nhuộn xong. Đặt một tấm váng gỗ dưới
nền nhà, trên tấn váng rẫy hai chiếc chăng bằng vải lanh ( Vải được dệp bằng
cây lanh ) rồi đặt người chết nằm xuống và đắp lên người chết hai chiếc chăng
vải lanh trên đầu đặt bắt hương. Anh em trong họ và gia đình một người đứng
lên chỉ đạo kính mời các Bác, Cô Chú , Anh Em… vào ngồi tập trung rót mỗi
người một chén rượu thông báo cho tất cả mọi người về người đã mất, và xin
mời tất cả mọi người một chén rượu để chọn ngày lành tháng tốt, tổ chức tang
lễ cho người chết ( thời gian tốt thì một ngày, một đêm, nếu không tốt thì làm
hai ngày, hai đêm ). Xong thống nhất được ngày làm tang lễ.
Sau đó, người nha cử người đi mời thầy mo về hát chỉ dẫn đường cho
người chết. Khi đi mời thầy, người nhà phải chuẩn bị và mang theo một chai
rượu, mang đến nhà thầy nói chuyện, nếu thầy cúng uống rượu và nhận rượu
của người nhà thì tức là thầy mo đã đòng ý. Khi thầy mo đến nhà và chuẩn bị
làm thủ tục dẫn đường cho người chết thì các con cháu, anh em của gia đình
người chết sẽ quỳ lạy thầy 2 lạy ( ý nghĩa của việc quỳ 2 lạy này là để cảm ơn
và giao người chết cho thầy mo chỉ đường về với tổ tiên ). Trong các đám mà
của người H’mông, thầy mo rất được tôn trọng và không thể thiếu. Hầu hết
nhứng người làm nghề thầy mo chuyên nghiệp đều biết hát khúc kha kev ( bài
hát chỉ đường cho người chết ), họ là những người am hiểu nguồn gốc, lịch sử
và phong tục tập quán của người H’mông. Sau khi liệm xong người chết được
đặt lên một con ngựa ma ( ngựa ma của người H’Mông được làm bằng gỗ và
tre, có họ làm ngựa thành cáng treo dọc lên xà nhà, cách mặt đất khoảng
70cm, có họ làm ngựa thành tấm ván kê trên hai chiếc ghế cách mặt đất
khoảng 80cm để trước nơi thờ ma nhà, sát vách sau của gian giữa ). Đội một
chiếc khăn và đắp bằng chiếc khăn do các con gái, con dâu làm ( khăn dối
già ). Người H’mông quan, dù nam hay nữ, già hay trẻ, khi chết người chết
9


phải mặc đồ lanh, các vật dụng mang theo như gối, khăn quàng, khăn mặt,

chăn đắp, giầy đều phải được làm bằng vải lanh thì mới về được với thế giới
tổ tiên của mình. Chính vì vậy, phụ nữ H’Mông Đen khi đi lấy chồng, ngoài
việc lo may vá quần áo cho chồng con, còn phải chuẩn bị cho bố mẹ đẻ và bố
mẹ chông mỗi người một bộ trang phục để họ mặc phòng khi chết. Người
chết là nữ, khi chết y phục được mặc nhu ngày thường, nếu là nam giới, ngoài
y phục ngày thường phải có thêm một bộ áo giống ý phục của nữ mặc ở ngoài
cùng, vì theo truyền thuyết, trước đây khi người Hán và người H’Mông đánh
nhau, người Hán thắng, còn nhiều con trai H’Mông bị giết hết, duy chỉ có phụ
nữ thì được tha, nam giới H’Mông muốn trốn thoát thì phải mặc quần áo của
phụ nữ thì mới thoát chết. Vì thế họ cho rằng, khi về với tổ tiên, người
H’Mông cũng phải đi qua vùng người Hán, nên phải mặc áo nữ để qua đó thì
mới không bị người Hán chặn đường giết.
Sau khi làm xong các thủ tục trên, người chết được ông thầy mo “ chỉ
đường ” để về với thế giới tổ tiên của mình. Người ta đặt bên cạch người chết
một cái ô bằng giấy, trên đầu người chết là một quả bầu khô, dưới chân là một
con gà trống còn sống, đã biết gáy. Khi hát bài hát chỉ dẫn đường, thầy mo
ngồi bên cạnh người chết, trên tay ông cầm hai nửa ống tre ( vật âm dương ),
bên cạnh là rất nhiều giấy bản được cắt thành các hình chữ nhật nhỏ cùng một
chai rượu và một cái chén. Lúc đầu thầy mo hát về lịch sử người H’Mông,
quá trình sinh sống, người chết đã đi những đâu, qua nước, tỉnh, huyện, xã,
bản nào. Mỗi khi đến một địa danh người chết đã đi qua thầy mo lại đốt một ít
giấy bản và tung vật âm dương xuống đất nếu như một sấp một ngửa là người
chết đã đồng ý và ông rót một chén rượu đổ xung quanh người chết. Cuối
cùng là đên nơi người chết sinh ra, chính là chỗ cột cái nơi chôn nhau thai của
người chết. Đến đây thầy mo phải xin lại quần áo ( nhau thai ) cho người chết
để họ về với tổ tiên. Trước khi về, người chết được nhận con gà trống ( là con
vật dẫn đường – gà ma ). Người ta đập chết ( không cắt tiết con gà )và lấy một
ít gan của nó nướng lên, trộn với một thìa cơm để vào quả bầu ( trên đầu
10



người chết ). Khi thầy mo đưa người chết về gần thế giới tổ tiên của họ, ông
dặn : “ Nếu có người hỏi ai đưa mày đến ? Thì phải nói là không biết. Nếu ai
hỏi, người đưa đến ở đâu ? Thì nói không biết, lúc gần tới đấy thì không thấy
nữa”. Đên đây thì việc chỉ đường của thầy mo kết thúc.
Sau khi thầy mo chỉ đường xong, con cháu, an hem họ hàng cùng dân
bản đến chia buôn. Khi đến chia buồn, tùy theo mức đọ quen biết hay thân
thiết mà họ mang theo là: lợn, gà, gạo, ngô, tiền, vàng hương, rượu… Hiên
nay thì chủ yếu người ta chỉ mang rượu với giấy do người H’Mông tự làm.
Các cháu của người chết nếu đã trưởng thành thì ngoài những đồ trên còn
phải mang mỗi người một tấm vải lanh để đắp cho người chết. Thường thì
những người con trai của người chết phải có trâu, bò để làm lễ tạ ơn bố, mẹ,
các con gái nếu có thì mang, còn không có thì có thể mang lợn, ga… Trường
hợp, người con trai nào chưa có trâu, bò thì khi làm ma khô cho bố, mẹ bắt
buộc phải có.
Mỗi khi co người đến viếng, nếu là người trong họ thì con trai và con rể
phải lạy người đó ba lạy để đáp lễ, còn nếu là người khác họ thì người trong
dòng họ đáp lễ. Thời gian để người chết ở trong nhà của người H’Mông Đen
ở Pà Cò dài nhất là 3 ngày 2 đêm, ngắn nhất là 1 ngày 1 đêm ( trước kia người
ta còn để xác người chết tron nhà khoảng 5 đến 7 ngày hoặc thậm chí là lâu
hơn ).
Trong thời gian xác chết còn để trong nhà, hàng ngày, cứ đến bữa ăn,
người nhà phải làm thủ tục mời cơm người chết. Trước đây, từng người trong
gia đình phải trực tiếp ra mời hay con trưởng phải mời, nhưng hiên nay chỉ
cần một người trong gia đình hay người trong dòng họ đại diện ra mời là
được. Khi mời, họ mang một ít cơm, một ít thức ăn để vào quả bầu treo trên
phía đầu người chết và lấy rượu rót vào chén cũng để ở phía đầu người chết.
Mỗi khi mời cơm người thổi khèn và đánh trống sẽ thôi và đánh trống cho
buổi mời cơm.
Trong đám ma của người H’Mông, bao giờ cũng phải có trống và khèn.

11


Mỗi nhóm người đánh trống và thổi khèn thường từ 3 đến 4 hoặc nhiều hơn
thây phiên nhau đánh và thổi khèn. Nhóm khèn trống bắt đầu làm việc từ khi
thầy mo làm xong thủ tục chỉ dẫn đường đến khi trôn người chết. Mỗi giai
đoạn đều có những bài khèn khác nhau. Ví dụ: Khi bắt đầu đến, họ thổi bài kể
về cái chết; khi đi chôn họ thổi bài tiễn đưa hồn về thế giới bên kia. Trong
nhóm khèn trống, người đánh trống là người cầm trịch, những người thổi
khèn phải thổi và đi theo nhịp bài của người đánh trống. Trong đám ma chiếc
trống bao giờ cũng được treo ở giữa nhà, cạnh cột cái.
Suốt những ngày có đám, gia đình phải lo tổ chức cho những người đến
viếng ăn uống. Khi chưa mổ trâu, bò thì khách ăn cớm với thịt lợn, trước ngày
đưa người chết đi chôn thì người ta mới bắt đầu mổ trâu, bò. Trước khi mổ họ
phải làm lễ trao con vật đó vào tay người chết. Vì vậy mà khi mổ trâu, bò
người H’Mông không cắt tiết mà họ chôn hai cái cột bằng gỗ xuống đất sau
đó buộc con trâu, bò vào đó và những người được giao trách nhiệm làm lễ
trao trâu, bò cho người chết sẽ dùng búa đập vào đầu con trâu, bò cho tới khi
nó chết. Sau đó người ta tiến hành mổ và lấy ( đầu, chân, đuôi…) của con vật
mỗi thứ một ít, mang đi luộc rồi mang đến chỗ người chết để cúng mời người
chết ăn bữa cuối cùng với con cháu. Người được giao nhiệm vụ sẽ đứng ra
mời người chết. Trước tiên, ông thắp hương ở bên cạnh người chết rồi khấn,
đại khái ý là: “Hôm nay, con cháu mang trâu, bò… về làm ma cho ông (bà),
bây giờ trâu, vò đã mổ, bữa cơm đã chuẩn bị xong, ông ( bà ) về ăn bữa cơm
để chia tay với con cháu lần cuối”. Sau đó, ông lấy rượu rót một chén đổ
xung quanh người chết, một chén để mình uống, rồi lấy cơm, thịt đổ vào trong
quả bầu.
Khi làm xong, người phụ trách đám ma chính sẽ lấy một phần thịt ( từ
cổ đến vai và phần đùi trước ) của con vật tế lễ chia cho những người trực tiếp
mổ con vật đó, ông cắt xương sườn ( mỗi con 3 dẻ ) lấy thịt và một ít thịt đùi

biếu những người thổi khen và đánh trống, còn lại chia thành ba phần: một
phần để cho gia đình, một phần biếu những người đến làm giúp và một phần
12


để làm cơm mời những người đến phúng viếng.
Trong đám tang của người H’Mông thường có một ông chủ lễ ( cáng xứ
) là người điều hành chung, hai ông phó lễ ( một ông lo việc cơm nước, một
ông lo việc phục vụ nghi lễ ), ngoài ra mỗi gia đình cử ra một người đến giúp
gia đình người chết, những người này mỗi người làm một việc, từ lấy củi, giã
gạo, gánh nước, làm quan tài… dưới sự điều hành của ông chủ lễ ( cáng xứ ).
Khi khiêng người chết ra khỏi nhà đi chôn, người ta phải đưa chân
người chết ra trước, vì theo họ, nếu đưa phía đầu ra trước thì người chết
không ra khỏi nhà hẳn mà có thể sẽ ở lại nhà làm hại người sống. Đưa người
chết ra ngoài phải đưa qua cửa chính, đồng thời phải tháo hết cánh cửa để
người chết đi qua không bị vướng bận và thanh thản ra đi. Trước khi khiêng
người chết ra khỏi nhà, thầy mo phải đứng trước cửa, mang một chén rượu ra
mời và dặn dò người chết, đại ý là: “Khi về thế giới tổ tiên thì mang tất cả
những điều xấu đi, còn những điều tốt đẹp thì để lại cho con cháu”.
Khi khiêng người chết ra nghĩa địa, đoàn người đều phải đi một mạch
không được nghỉ ( điều này quy định với tất cả cá dòng họ H’Mông ), nếu là
người chết già, các con cháu của người đó phải chạy trước đoàn đưa ma một
đoạn, quỳ xuống cúi mặt xuống đất với ý xin tuổi, xin lộc người chết.
Người H’Mông Đen ở Xã Pà Cò không có tục lễ làm sẵn quan tài, chỉ
khi có người chết người ta mới làm. Nếu trong nhà có người chết, gia đình
phải nhờ những thanh niên khỏe và biết chút ít về nghề mộc vào rừng tìm gỗ
làm quan tài ( đối với những nhà không chuẩn bị gỗ trước ). Họ thường làm
luôn ở trong rừng xong rồi mới mang ra nghĩa địa để sẵn ở nơi đào huyệt. Khi
nào xác chết được mang ra nghĩa địa người ta mới cho người chết vào quan
tài. Trước khi cho người chết vào quan tài, người ta trải một tấm vải lanh vào

rồi mới chuyển người chết từ ngựa ma sang. Bên trên người chết, người ta lấy
các mảnh vải lanh đắp vào, rồi mới đóng nắp quan tài và đặt quan tài xuống
huyệt. Khi chôn, người H’Mông không bao giờ để các đồ nhựa, kim loại như:
sắt, bạc, đồng… vòng, nhẫn, các loại cúc, những thứ không tiêu được hết và
13


nếu vô tình cho vào thì sẽ không tốt cho con cháu sau này. Đặc biệt, khi làm
quan tài, người H’Mông không đóng đinh sắt mà chỉ dùng đinh tre hoặc giây
để buộc. Trên mộ người ra cũng kiêng không để các vật dùng bằng kim loại.
Khi cho người chết vào quan tài cũng là lúc người ta bắt đầu đào huyệt.
Huyệt của người H’Mông không sâu quá 1m vì quan niệm, nếu chôn người
chết sâu quá thì con cháu sau này sẽ khó làm ăn. Khi lấp đất lên mộ cho bố,
mẹ thì người con trai trưởng phải lấp trước, sau đó những người khác mới
được lấp. Đất đắp chỉ cao hơn mặt đất khoảng 60 đến 80cm. Sau đó người ta
chặt con ngựa ma làm ba đoạn để lên trên mộ ( phải đặt lệch nhau ).
Sau khi chôn người chết được khoảng ba ngày, gia đình bắt đầu làm lại
nhà mới cho người chết. Ở Pà Cò tùy theo từng dòng họ mà người ta làm mộ
đá hay đất, có cửa hay không có cửa. Đối với dòng họ sùng thì mộ được làm
bằng đá xếp thành hàng ( nam 7 nữ 9 ) và có cửa, còn dòng họ mùa thì mộ
làm bằng đất lấy tre, nứa rào xung quanh khu vực ngôi mộ và là mộ không có
cửa. Đó là cách để người ta có thể phân biệt và nhận biết được đâu là mộ của
dòng họ nào với dòng họ nào.
Mỗi một dòng họ H’Mông có một nghĩa địa riêng. Tuy nhiên, cũng có
những trường hợp không nhất thiết chôn chung trong nghĩa đại của dòng họ,
vì họ quan niệm, nếu người nhà được chôn ở nơi đất tốt thì gia đình sẽ làm ăn
phát đạt. Thường thì nơi được chọn làm nghĩa địa là một khu đất xa nơi ở và
tương đối bằng phẳng, xung quanh phải có núi bao bọc. Người chết được
chôn theo hướng đầu người ở trên cao ( phía đỉnh núi ) chân ở phía dưới
( chân núi ). Họ kiêng không chôn người chết quay đầu về phía có hang sâu

hay khe núi.
Người H’Mông ở Pà Cò để tang trong vòng 12 ngày. Từ ngày trong nhà
có người chết đến ngày thứ 12 gia đình không làm các công việc liên quan
đên nương rẫy hay các hoạt động liên quan đên tôn giáo tín ngưỡng. Hàng
ngày cứ đến bữa cơm, gia đình phải mời người chết về ăn trước rồi mọi người
mới được ăn. Khi mời người chết, họ lấy bát, thía sắp ra mâm rồi để cơm canh
14


vào đó. Họ quan niệm rằng, hồn người chết vẫn còn quanh quẩn trong nha,
nếu không mời thì sợ sau này hồn hay về nhà đòi cúng.
Đến ngày thứ 12, gia đình phải làm một lễ gọi là lễ gọi vía cho người
chết. Người nhà phải mang một con gà ra mộ thắp hương để gọi vía của họ về
mộ và từ đó người chết sẽ về với thế giới tổ tiên của mình, chấm dứt hẳn với
cuộc sống trên trần thế, con cháu không còn phải để tang và cúng giỗ cho đến
khi làm ma khô.
2.2. Nghi lễ làm ma khô.
Nghi lễ làm ma khô là lễ đón ma người chết về nhập vào ma tổ tiên. Kể
từ ngày thứ 13 trở đi ( tính từ ngày chết ), người nhà có thể làm lễ ma khô vào
bất cứ lúc nào nếu gia đình có đủ điều kiện về kinh tế. Mục đích của lễ này là
đón ma về nhập vào ma tổ tiên ( ma nhà ) để được thờ cúng. Nếu không làm
lễ đón về mà sẽ không được ăn, vẫn bị đói cho đến khi làm ma khô, nên thông
thường người ta cố gắng không để lâu, chỉ để từ ngày 13 đến cuối năm là phải
làm luôn. Lễ này được làm tại ngôi nhà mà người chết đã ở trước khi chết,
ngưởi chủ gia đình phải lo toàn bộ chi phí và khâu tổ chức, anh em chỉ giúp
đỡ ủng hộ thêm. Thông thường, nếu nhà có đủ điều kiện thì làm một con bò,
còn nhà không đủ điều kiện thì làm một con lơn nặng khoảng một tạ.
Chủ gia đình mời những người thổi khèn và đánh trống cùng với hai
người chủ lễ cũ, tất cả những người đã giúp trong lễ làm ma tươi và mượn
được cái trống cũ trước đây đã dùng trong lễ làm ma tươi thì càng tốt. Lấy

một đoạn tre chẻ đôi, cắm vào mẹt và uốn thành hình người, tượng trưng cho
người chết. Lấy một cái áo ( con trai chết lấy áo con trai, con gái chết lấy áo
con gái ) khoác lên cái cọc. Em rể hay con rể của người chết mang cái mẹt đi
đón ở dọc đường cách nhà từ 100 đến 200m. Một người con trai trong gia
đình cầm nỏ đi ra mộ lấy 1 nắm đất ở trên mộ và khóc từ đó về đến chỗ cái
mẹt thì bỏ nắm đất vào mẹt. Lúc này ông thổi khèn và ông đánh trống bắt đầu
thổi khèn, đánh trống. Thổi, đánh trống xong người nhà rót rượu mời người
thổi khèn, đánh trống và những người đi làm ma uống. Người trong gia đính
15


có thương nhớ thì được phép khóc trong lúc này. Sau 30 phút thì mang mẹt
vào nhà để làm lễ. Đầu tiên làm lễ ở gian giữa, gần chiếc trống. Người thổi
khèn đi trước, con cháu đi xung quanh trống ( con cháu nếu là nam thì đi 9
vòng, nữ 7 vòng ). Sau đó mang mẹt vào bếp chính, lấy một cái ghế đặt cạnh
bếp rồi, đặt mẹt lên. Gia đình an em tập trung khóc một hồi , sau đó đi xung
quanh như đi ở gian giữa, rồi tiếp tục quay về cột cái cũng làm như vậy. Sau
cùng, đưa mẹt về gần vách thờ, lấy một cái ghế đặt gần cách tường rồi đặt mẹt
lên. Lúc này tiến hành bắt bò hoặc lợn vào cúng. Chủ nhà lấy một cái dây
buộc cổ con vật, một đầu kéo vào cổ tây áo tượng trưng ở cái mẹt. Thầy mo là
người cúng, ồng trước mẹt, tay cặp âm dương miệng đọc: “ Hôm nay đón ông
9 bà 0 về nhà, về nhà không có gì vướn mắc chân tay của ông ( bà ), con cái
có một con bò ( lợn ) cho ông ( bà )”, rồi đặt gióng tre xuống mẹt, nếu cặp âm
dương cho một bên ngửa, một bên úp là đã nhận, nếu không được là chưa
nhân, phải làm lại cho đến khi được thì thôi. Sau khi được mọi người cởi đầu
dây ở cổ con bò ( lợn ) mang đi mổ ( làm thịt ở đâu cũng được ). Thịt chín,
chủ nhà lấy một ít thịt, một ít cơm cho vào thìa và một chén rượu đưa cho ông
thầy mo. Ông thầy mo cầm các thứ trong tay, người thổi khèn thổi bài ăn cơm
trưa rất buồn, anh em con cháu khóc, người thầy mo bắt đầu cúng: “Có một
chén rượu và ít cơm thịt, ông ( bà ) ăn rồi từ nay vào nhà có nơi ăn, chỗ ở” ,

cúng xong ông ta lấy gióng tre đặt xuống đất, bên ngửa, bên úp là đồng ý vào
nhà, nếu không được là chưa vào, phải làm lại đến khi được. Sau đó ông đổ
cơm, rượu, thịt vào trong mẹt. Cúng xong gia đình mời tất cả liên hoan ăn
uống.
Sau khi ăn uống xong, con cháu rũ hết quần áo, hai thanh tre và vòng
vứt đi, lại bê cáu mẹt đi đón ma nhưng phải đi qua chỗ cũ ( người bê mẹt vẫn
là người cũ ). Trên mẹt lúc này chỉ còn ba cái bánh, ít cơm thịt lúc đổ vào ông
thầy mo, đặt mẹt xuống đường và cúng “ Ông ( bà ) đi vào nhà, chỉ khi nào
có người ăn uống là ông ( bà ) được phép vào nhà con cái”. Ông thầy mo lấy
ba cái bánh ra, rồi người thổi khèn, chủ lễ, người bê mẹt đều cúng như thầy
16


mo. Cúng xong, con rể của người chết cầm mẹt lăn đi nếu ngửa là chưa đi,
còn sấp là đã đi rồi. Nếu ngửa, người bê mẹt uống hai chén rượu rồi lại nhặt
mẹt lăn lại, làm đến khi mẹt úp sấp thì thôi, lúc đó ma mới đồng ý.
Khi mẹt đã úp thì công việc và các nghi thức trong lễ làm ma khô kết
thúc.
2.3. Những kiêng kỵ trong tang ma.
Người H’Mông ở Pà Cò kiêng không để người khác ma chết trong nhà
mình, kể cả con gái đã đi lấy chồng, vì họ sợ hồn người đó sẽ làm hại các ma
được thờ trong nhà khiến các ma không thể bảo vệ phù hộ cho các thành viên
trong gia đình. Khi người khác ma đến chơi mà bị ốm, chết thì gia đình làm
một cái lán ở ngoài vườn đưa người ốm, chết ra đó chăm sóc và đi báo cho
gia đình nhà họ đến đón về. Trong trường hợp nhà người đó quá xa thì gia
đình vẫn tiến hành làm các thủ tục chôn cất nhưng không đưa xác vào nhà.
Với những người họ hàng xa, hoặc người mới gặp lần đầu nhưng có
cùng ho. Cùng ma thì có thể ốm, chết trong nhà của nhau và được gia chủ làm
ma như với người thân cảu mình.
Cũng như vậy người có cùng họ, nếu bị tại nạn ngoài đường muốn đưa

vào nhà để chạy chữa, trước tiên phải rửa sạch máu và đưa đầu vào nha trước.
Nếu không may người này chết ngay sau đó thì vẫn được làm ma theo đúng
nghi thức. Trường hợp người chết ở ngoài nhà thì vẫn có thể đưa vào nha
nhưng phải tháo các tấm ván ở vách bên của ngôi nhà để đưa vào, không được
phép đưa xác qua cửa chính, cửa phụ.
Những trường hợp quá nghèo hay gia đình neo đơn hoặc tre em dưới 3
ngày chưa được đặt tên bị chết không có điều kiện làm ma, thì họ phải tháo
các tấm ván ở bức vách bên cạnh của ngôi nhà, đưa người đó qua và mang đi
chôn, không phải làm thủ tục báo các ma trong nhà và các nghi lễ giống như
đám ma bình thường. Làm như vậy hồn của những người đó chưa được ma tổ
tiên đón nhận, chỉ là những hồn lang than không được thờ cúng. Nếu gia đình
có tổ chức những lễ cúng to, nhỏ thì những người này cũng không được mời
17


về như những người chết được làm ma đúng thủ tục của dân tộc.
Giống như các dân tộc người sống ở miền núi, người H’Mông ở Pà Cò
là những cư nông nghiệp sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, song nghi lễ tín
ngưỡng của lại khác với các dân tộc người khác ở chỗ những nghi lễ liên quan
đến nông nghiệp nhương rẫy rất ít hoặc nếu có thì rất đơn giản, thậm chí chỉ
mang tính thủ tục. Tuy nhiên, những nghi lễ tín ngưỡng hay hệ thống các ma
được thờ trong ngôi nhà la những nghi lễ tương đối phức rạp, không thể thiếu
và rất quan trọng đối với mỗi người, mỗi gia đình. Điều đó khẳng định bản
sắc văn hóa H’Mông Đen tại xã Pà Cò nói riêng và H’Mông trong cả nước
nói chung.
2.4. Vai trò của thầy Mo trong tang ma của người H’Mông.
Khi nói đến tang ma không thể không nói đến thầy mo. Bởi họ là người
cúng lễ, người liên lạc giữa cõi trần gian với cõi thần linh. Trong tang ma, mọi
nghi lễ phải được thực hiện theo quy định của Thầy mo từ việc xem ngày giờ
đón thầy mo,khâm liệm, cách bày trí các đồ cúng lễ; các nghi lễ, nghi thức,

cho đến lễ đưa ma,… đều được thực hiện nghiêm ngặt theo một trình tự sắp
đặt của thầy Mo. Do đó, trong đời sống của đồng bào H’Mông, thầy Mo có
vai trò hết sức quan trọng, ngay cả trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền văn
minh công nghiệp đã ảnh hưởng tương đối sâu sắc đến đời sống của đồng
bào, nhưng những người làm nghề thầy Mo vẫn có vị trí không thể thay thế.
Như vậy, công việc chính của thầy Mo trong đám tang là làm các thủ
tục để sửa soạn cho việc tiễn đưa linh hồn và thể xác người chết về nơi ở mới.
Các nghi lễ thầy Mo thực hiện được diễn ra theo một trình tự bài bản nhất
định. Trong một đám ma, có thể có từ 3, 5 hoặc 7 thầy Mo cùng thực hành
nghi lễ cúng bái, song chỉ có một thầy Chủ lễ còn lại là các thầy phụ, thầy
giúp việc thắp hương, thắp đèn,... Thầy Mo chủ sẽ giao việc thực hành các
nghi lễ tùy thuộc vào năng lực của từng thầy Mo phụ có thể giúp thầy Mo chủ
thực hiện một số nghi lễ nhỏ như lễ dâng cơm, lễ tiếp linh (thu hồn), lễ thắp
đèn,... để tiễn đưa linh hồn người chết về trời với tổ tiên.
18


Mọi lễ vật dâng cúng của con cháu, người chết chỉ có thể nhận được
thông qua thầy Mo. Vì vậy, thầy Mo chính là người thay mặt con cháu cúng lễ
cho người quá cố, thầy là đầu mối liên lạc giữa thế giới dương và âm, thầy là
người nhìn thấu bên âm, biết được người chết đã nhận đủ lễ vật chưa? Còn
thiếu thốn gì không? Để báo cho tang chủ biết mà cúng lễ cho chu toàn. Tùy
từng nội dung mà thầy Mo hóa thân thành những con người khác nhau để làm
sao giúp cho người chết về thế giới bên kia thuận lợi và nhanh chóng nhất.
Trong hành lễ, nhất là khi khâm liệm, phát tang, phá ngục, đưa ma,... thầy Mo
dùng uy lực của mình, có lúc nhẹ nhàng, vuốt ve, có lúc cương quyết, dọa
dẫm, bằng bùa phép, bấm quyết trấn áp linh hồn người chết phải phục tùng sự
chỉ bảo của thầy, để làm sao có thể thuyết phục được linh hồn người chết bằng
lòng trở về cõi âm, không quay về làm hại con cháu, đồng thời thầy cũng làm
cho linh hồn người chết chấp nhận chấm dứt mối quan hệ với người sống và

vui vẻ nhận lời phù hộ cho con cháu có một cuộc sống bình yên, làm ăn thuận
lợi trên cõi trần. Bởi vậy, từ xưa đến nay, trong đám tang không bao giờ vắng
mặt thầy Mo, theo quan niệm của đồng bào, nếu không có thầy Mo dẫn dắt,
thì linh hồn người chết sẽ không thể tìm được đường trở về thế giới bên kia,
nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ họ đang chờ đợi và đón nhận.
Từ những dẫn giải trên, tôi thấy, xét về góc độ nghề nghiệp, thì trong
cuộc đời người thầy Mo đã có nhiều đóng góp cho xã hội với tư cách là người
chăm lo đến đời sống tâm linh của đồng bào trong đó có tang ma. Do đó,
Thầy Mo dù không nằm trong bộ máy chính trị, nhưng luôn được người dân
nể trọng, người dân thường tìm đến thầy Mo không chỉ trong các nghi lễ tang
ma mà cả trong các tục lệ quan hệ xã hội.

19


Tiểu Kết:
Phần trên tôi vừa trình bày về nghi lễ tang ma của người H’Mông Đen
ở xã Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình và vai trò của thầy Mo trong tang
ma. Đó là những điều kiện rất quan trọng làm tiền đề để tôi dựa vào đó nghiên
cứu tiếp Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong
tang ma của người H’Mông ở xã Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình.

20


Chương 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN
Ở XÃ PÀ CÒ
3.1 Vai trò của tang ma trong đời sống

Có thể thấy rằng, các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nhất là
nghi lễ tang ma dù ở mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng nó đã và đang đóng
vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Như đã nói ở phần trên, tang ma là nghi lễ quan trọng cuối cùng trong
chu kỳ đời người, mở ra cuộc sống mới cho người chết ở thế giới bên kia. Có
lễ vì vậy mà trong tang ma, người H’Mông phải mời thầy mo thực hành nhiều
nghi lễ, nhiều đồ tế tự, để hồn ma cha mẹ về trời không còn thiếu thốn thứ gì,
từ đó phù hộ cho con cháu trốn nhân gian. Tất cả các nghi lễ đó đều nhằm
mục đích cho linh hồn cha mẹ vui vẻ thỏa mãn và thanh thản khi sang thế giới
bên kia.
Tang ma của người H’Mông nói chung và người H’Mông Đen ở xã Pà
Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình nói riêng thể hiện hai tâm lý giằng kéo,
đan xen nhau: vừa nuối tiếc người thân, vừa ghê sợ xác chết; vừa gắn bó gần
gũi với linh hồn người chết, vừa sợ hãi mông lung trong những ám ảnh mơ hồ
về hồn ma bóng quỷ… Những tâm lý giằng kéo đó được phản ánh trong các
nghi lễ làm ma, trong việc xử lý, trông coi thi thể người chết… Con người
phải tự chế ngự nỗi sợ, vượt qua sự sợ hãi để tỏ lòng thành kính bằng khóc
than thảm thiết, ăn uống kham khổ, tóc rối bời, ăn mặc luộm thuộm… có như
vậy, người chết mới được an ủi mà ra đi thanh thản không quở trách con cháu.
Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa thì tang ma của người
H’Mông còn hàm chứa nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện mối quan hệ đa
tầng của người quá cố trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, xét về phương
diện xã hội, các nghi lễ tang ma không chỉ biểu hiện của sự gắn kết giữa
21


người sống và người chết trong cá nhân gia đình mà trong cả cộng đồng làng
bản, chẳng hạn, khi trong bản có người mất, các thành viên trong bản lập tức
đến nhà có đám giúp lo liệu tang ma, đây là liều thuốc làm giảm bớt nỗi đau

buồn, sự sợ hãi, bối rối về tinh thần của người sống và là phương tiện để hàn
gắn, cố kết cộng đồng ngày càng bền chặt. Đồng thời, đây cũng là dịp để
người sống thực hiện và làm tròn đạo lý với người đã khuất.
3.2. Những hạn chế, tiêu cực trong tang ma của người H’Mông Đen
ở xã Pà Cò.
Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính
thờ người chết. Vì vậy, trước đây đồng bào thường quàn xác người chết trong
nhà 3, 5, 7 ngày, thậm chí còn kéo dài cả tháng trời, với mong muốn giữ
người chết trong nhà lâu hơn, có như vậy mới thể hiện lòng hiếu thảo và trọn
nghĩa vẹn tình đối với người đã khuất. Hơn nữa, tang ma kéo dài cũng là dịp
để bà con thôn bản kiểm chứng các mối quan hệ, các quy tắc ứng xử của gia
đình với thôn xóm, với xã hội. Chính cách thức thiết dãi khách như vậy, nên
tang gia rất cẩn trọng trong việc lo ăn uống cho khách, cho những người tham
gia phục vụ nhà đám, và cứ thế ăn uống linh đình trong đám ma trở thành một
tập quán, ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào. Do đó, trong hầu hết các đám
ma, thịt lợn, thịt gà không chỉ là vật hiến tế, mà còn là những móm ăn không
thể thiếu của đồng bào (trước cúng, sau ăn). Những việc nêu trên không chỉ
diễn ra trong giai đoạn hiện nay, mà nó đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào trong
tiềm thức của đồng bào, vì quan niệm cúng nhiều gà, lợn, thì người chết sang
thế giới bên kia sẽ trở nên giàu có, từ đó mà phù hộ cho con cháu ở trần gian.
3.3. Một số giá trị văn hóa trong tập quán tang ma cần gìn giữ
Ngoài một số ít mặt hạn chế, tang ma của người H’Mông Đen ở xã Pà
Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình vẫn nổi lên và bảo lưu nhiều mặt tích cực,
những giá trị tốt đẹp, như tính cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái, ý
nghĩa giáo dục sâu sắc... về những giá trị tốt đẹp này đã giúp cho tộc người
H’Mông vượt qua được những khó khăn, nhất là trong lúc tang gia bối rối, sự
22


có mặt của đông đảo bà con lối xóm là liều thuốc an thần tốt nhất để cân bằng

tinh thần cho tang chủ.
Truyền thống mọi gia đình trong bản đến chia buồn, giúp đỡ gia đình
có tang và tiễn đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng đến nay vẫn tiếp
tục được dùy trì. Ở thôn bản, thì trưởng thôn hoặc hội trưởng hội hiếu có trách
nhiệm phối hợp cùng với gia đình tang chủ để phân công, bố trí, sắp xếp công
việc như đi lấy củi, lấy lá dong, lấy cây làm nhà táng, đào huyệt, cử người đi
báo các nơi cần thiết. Việc các hộ trong thôn bản mang gạo, gà, rượu, hương
vàng đến giúp đỡ gia đình tang chủ là một việc làm thiết thực đến nay vẫn
được dùy trì ở vùng nông thôn và những giá trị tốt đẹp này đã giúp cho nhân
dân các tộc người vượt qua được những khó khăn, khắc nghiệt của điều kiện
về mọi mặt ở một vùng miền núi.
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan,
nhiều mặt tích cực và những giá trị tốt đẹp trong phong tục tập quán của
người H’Mông nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung đang bị mai một,
mất mát hoặc bị biến dạng, không khỏi làm ảnh hưởng đến đời sống cùng
những nét riêng về mặt văn hóa tộc người.
3.4 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang
ma
Cùng với quá trình mở cửa, giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế, những
năm gần đây, văn hóa truyền thống của các dân tộc đang trong quá trình suy
giảm, mai một dần, đồng thời nó cũng tiếp nhận những yếu tố mới, chủ yếu từ
người Kinh và cả những yếu tố văn hóa hiện đại bên ngoài. Văn hóa của
người H’Mông nói chung và tang ma của người H’Mông Đen ở xã Pà Co
huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình nói riêng cũng không nằm ngoài trào lưu đó.
Vấn đề đặt ra phải bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của mỗi dân tộc. Đó là phương hướng và là nội dung cơ bản của chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đó cũng là quan điểm coi văn hóa
vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.
23



Vì vậy, việc bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống trong các nghi lễ
tang ma là một việc làm cần thiết và vô cùng có ý nghĩa. Nhất là trong điều
kiện kinh tế - xã hội hiện nay, có thể một số tập tục sẽ có điều kiện để duy trì
và phát triển, song cũng sẽ có những tập tục đứng trước nguy cơ bị mai một,
do tác động của nền kinh tế thị trường nên có lúc, có nơi dường như sự phát
triển kinh tế và sự tiến bộ xã hội nhiều khi không góp phần vào việc bảo tồn
và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc mà lại làm mờ nhạt, thậm
chí là nguyên nhân dẫn tới việc đánh mất bản sắc văn hóa của các tộc người.
Một số hủ tục có nguy cơ trỗi dậy như coi bói, xem số, lợi dụng lòng tin của
người dân để đạt lợi ích kinh tế.
Tuy nhiên, cái gì là tích cực, cái gì là hạn chế thì rất nhiều người cũng
không biết, họ chỉ biết thầy bảo gì làm nấy. Một số ít thanh niên, tuy không
am hiểu nhiều về nghi lễ tang ma, nhưng họ cũng rất cẩn trọng đề xuất: Đề
nghị Nhà nước cần có những giải pháp đầu tư, bảo tồn các nghi lễ tang ma,
trước hết cần điều tra, thống kê, phân loại các nghi lễ truyền thống có giá trị
để mọi người biết và quý trọng, giữ gìn phát huy. Còn những người có tuổi lại
thiên về chiều sâu tình cảm bày tỏ: Tang ma là thể hiện lòng hiếu thảo, giáo
dục con cháu đạo hiếu, nên không cấm đoán, chỉ nhắc nhở thực hiện theo nếp
sống mới, đảm bảo vệ sinh, thực hành tiết kiệm. Nhưng bảo tồn các giá trị
trong tang ma như thế nào là vấn đề quan tâm của các cấp, các ngành đang
còn nhiều tranh luận, trong đó công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu.
Trong quá trình tuyên truyền, cần chỉ ra được cái gì là lạc hậu, không phù
hợp, cái gì là tích cực, thậm chí tuyên truyền phải gắn liền với ngôn ngữ tộc
người mới phát huy được hiệu quả của cuộc vận động.
Chẳng hạn, trước kia, trong đám ma người ta thường được nghe các bài
văn than của những người làm thầy mo dành cho người quá cố, khiến cho
những người dự đám vô cùng xúc động, bởi từng câu, từng lời chứa đựng
những tình cảm thiêng liêng của người sống dành cho người chết mà không
sao kể siết. Ngoài ý nghĩa thể hiện tình thương của người sống dành cho

24


người chết, văn than còn có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ biết kính trên, nhường
dưới, biết trân trọng các giá trị truyền thống của tổ tiên. Nhưng hiện nay đồng
bào đang quên dần những nét đẹp văn hóa của chính dân tộc mình mà không
hề hay biết. Các bài văn than của người H’Mông Đen ở xã Pà Cò cho đến nay
vẫn chưa có những ghi chép cụ thể nào mà chủ yếu thông qua truyền khẩu
trong đội ngũ những thầy mo, hoặc một số ít người cao tuổi.
Sự thiếu vắng các nghi lễ cổ truyền trong các sinh hoạt văn hóa cộng
đồng cũng đồng nghĩa với việc mất dần vai trò và trách nhiệm của các thầy
mo với tư cách là người bảo trợ tâm linh trong các làng bản của người
H’Mông. Sự chuyển hóa trong nghi lễ thờ cúng các vị thần làng bản cùng sự
mất dần các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng của
người H’Mông là một sự tất yêu, nó phù hợp với quy luật vận động và phát
triển của xã hội Việt Nam thời hiện đại.
Những năm gần đây, trong không khí cởi mở chung, từ thực trạng đội
ngũ thầy mo cũng như thực trạng đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của
người H’Mông cho thấy các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của
người H’Mông đã và đang được phục hồi theo xu hướng có giao lưu, biến đổi
trong đời sống xã hội hiện đại.
Do đó, ngành văn hóa xã Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình trước
hết nên nắm được những mặt hạn chế, không còn phù hợp, những mặt tích
cực, những nét đẹp (cả những mặt đang hiện tồn cũng như những mặt đã và
đang bị mai một), phân loại các nghi lễ truyền thống có giá trị để mọi người
biết và quý trọng, giữ gìn phát huy, từ đó có hướng vận động nhân dân các tộc
người bỏ dần những mặt hạn chế, duy trì, phục hồi những nét đẹp, không chỉ
nhằm giữ gìn bản sắc của từng tộc người mà còn góp phần vào việc phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương, vận động bà con tổ chức tang ma tiết kiệm, an
toàn, vệ sinh.


25


×