Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người mường huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.8 KB, 31 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Văn hóa thông tin và xã hội trường
Đại Học Nội Vụ Hà Nội cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Phương Thúy người
đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn ban quản lý đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài tiểu
luận.Tuy đã có nhiều cố gắng,tâm huyết nhưng chắc chắn tiểu luận của tôi
còn có rất nhiều thiếu sót . Rất mong nhận được sự góp ý từ phía của thầy
giáo, cô giáo cùng các bạn để bài viết được hoàn chỉnh và hứa sẽ cố gắng hơn
vào những lần sau mong thầy,cô thông cảm và tạo điều kiện.
Xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1
MỤC LỤC......................................................................................................................2
1.MỞ ĐẦU:....................................................................................................................1
2.LÝ DO TRỌN ĐỀ TÀI:..............................................................................................1

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MƯỜNG HUYỆN NGỌC LẶC
TỈNH THANH HÓA.......................................................................................3
1.1 Khái quát về huyên Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa........................................................3
1.1.1Vị trí địa lý:............................................................................................................3
1.1.2Điều kiện tự nhiên..................................................................................................3
1.1.3Đời sống kinh tế, xã hội.........................................................................................4
1.2 Khái quát về người mường ở huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa..............................9

PHẦN II:TÌM HIỂU VỀ LỄ CƯỚI...........................................................12


2.1 Quan niệm về hôn nhân của người Mường............................................................12
2.2 Vai trò của ông mơ,mế già(ông mối,bà mối) trong cưới hỏi..................................13
2.3 Các nghi lễ thủ tục truyền thống của người Mường huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh
hóa................................................................................................................................14
2.3.1Đi thăm dò (thăm táng mạch khạ)........................................................................14
2.3.2Dạm ngõ (rạm ngỏ)..............................................................................................15
2.3.3Đặt vấn đề (khạo xiềng).......................................................................................16
2.3.4Ăn hỏi (ti hỏi).......................................................................................................16
2.3.5Lễ ra mặt rể (xa mặt dậu).....................................................................................17
2.3.6Cắt của..................................................................................................................18
2.3.7Lễ cưới (đàm khách)............................................................................................18

PHẦN III: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP TRUYỀN
THỐNG TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở
HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA...............................................20
3.1 Những thay đổi trong phong tục cưới hỏi..............................................................20
3.2 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống..................................21

KẾT LUẬN:..................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................24
PHỤ LỤC.......................................................................................................25


1.MỞ ĐẦU:
Cộng đồng người Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc
Kinh chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% là dân số của 53 dân tộc.
Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau
trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi,
giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói,
chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện

rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế, trang
phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay,
thờ cúng, lễ tết, văn nghệ, vui chơi.
Người Mường - là tộc danh đã được các cứ liệu khoa học, các nhà
nghiên cứu và đồng bào tự nhận về dân tộc mình từ xa xưa. Cũng như người
Mường ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, người Mường tỉnh Thanh Hoá có nguồn
gốc từ người Việt cổ. Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; rất gần với tiếng
Việt (có thể nói theo nghĩa tương đối 70 - 75%).Người Mường tỉnh Thanh
Hoá có hai nhánh. Nhánh Mường cổ - Mường gốc - Mường ống từ huyện Bá
Thước thường gọi là Mường trong; và một bộ phận di cư đến từ tỉnh Hoà
Bình vào thường gọi là Mường ngoài.
Người Mường quan niệm cưới xin là một nghi lễ quan trọng cần được
chuẩn bị chu đáo. Trong đám cưới truyền thống của người Mường ở huyện
Ngọc Lặc, vai trò của ông Mơ, Mế già là rất quan trọng. Trước đám cưới, nhà
trai phải đi thăm dò, tiếp đến là dạm ngõ, đặt vấn đề, ăn hỏi, ra mặt rể mới và
cắt của. Sau những lễ nghi đúng với truyền thống, lễ cưới sẽ được tổ chức khi
cả hai bên gia đình đã chuẩn bị đầy đủ.
2.LÝ DO TRỌN ĐỀ TÀI:
Ngọc Lặc là 1 huyện miền nùi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Huyện Ngọc
Lặc có hơn 4 dân tộc cùng sinh sống,trong đó dân tộc Mường chiếm dân số
lớn nhất 68,5% dân số toàn huyện. Mặc dù sinh sống với nhiều dân tộc khác
nhau nhưng người Mường huyện Ngọc Lặc vẫn giữ đc nét văn hóa truyền
1


thống của mình đặc biết trong tục cưới hỏi.
Cưới hỏi là một trong những thời điểm quan trọng nhất đời người.Vì sự
quan trọng đó nên họ tổ chức rất chu đáo và long trọng. Tùy thuộc vào tập
quán của mỗi dân tộc mà việc tổ chức các nghi lễ,nghi thức khác nhau. Người
Việt ta có truyền thông “uống nước nhớ nguồn” vì vậy cưới hỏi cũng là cũng

là một hình thức để thể hiện truyền thống đấy. Lễ cưới được coi là lễ trọng vì
ngày này có đầy đủ hai bên nội ngoại, hàng xóm láng giềng chứng kiến cho
đôi bên trai gái nên vợ nên chồng
Tuy nhiên đã là phong tục thì mỗi nơi mỗi khác, mỗi dân tộc có phong
tục riêng của mình. Việc cưới hỏi của mỗi dân tộc nào đó nhằm để chúng ta
hiểu ra cái riêng cái khác biệt của mỗi dân tộc. Qua đó hiểu thêm sự phong
phú và đa đạng,thống nhất của văn hóa Việt Nam.
Với chế độ phong kiến, đồng bào dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc sống
rất khổ cực trong xã hội thổ ty, lang đạo...Từ ngày có Đảng lãnh đạo người
Mường Ngọc Lặc đã vùng lên thoát khỏi chế độ phong kiến hà khắc. Trải qua
thời gian dài chiến đấu, lao động và sản xuất đồng bào Mường Ngọc Lặc đã
tạo nên nhiều nhiều thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế,văn hóa,xã hội,
đời sống tinh thần người Mường Ngọc Lặc phong phú với những tập tục, nghi
lễ mạng bản sắc riêng.
Nhận thức được điều này nên tôi muốn tìm hiểu rõ hơn những phong
tục, tập quán của người Mường huyện Ngọc Lặc, từ đó thấy được đâu là nét
văn hóa lưu giữ đâu là những hủ tục cần loại bỏ,thấy được thực trạng văn hóa
truyền thống của người Mương Ngọc Lặc nhằm tìm hướng giải quyết phù
hợp, khôi phục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường .
Với những lý do trên tôi đã trọn đề tài “Tìm hiểu phong tục cưới hỏi
của người Mường huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài nghiên cứu
cho bài tiểu luận của mình.

2


PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MƯỜNG HUYỆN NGỌC LẶC
TỈNH THANH HÓA
1.1 Khái quát về huyên Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa
1.1.1 Vị trí địa lý:

Ngọc Lặc là một huyện nằm ở vị trí trung tâm giữa 11 huyện miền núi
phía Tây của tỉnh Thanh Hóa giáp các tỉnh Bá Thước và Cẩm Thủy. Cách tỉnh
lỵ 77km trên trục đường quốc lộ 15A và 159. Tọa độ địa lý 19.55 độ—20.17
độ vĩ bắc, 105.31—10457 độ kinh đông. Ngọc Lặc là gạch nối giữa vùng
châu thổ và miền núi tỉnh Thanh Hóa. Được bồi đắp bởi các dẫy núi đá vôi và
núi đất chia ra 2 vùng rõ rệt là vùng núi thấp và vùng núi cao
-Vùng núi cao: chiếm 27.149ha (bằng 56.2%) diện tích toàn huyện, nối
với các hang động kì thú, rừng dầy, nhiều sản vật quý hiếm.
-Vùng đồi núi thấp :Chiếm 21.840 ha, mở ra các thung lũng thuận lợi
cho nghề trồng lúa, trồng cây công nghiệp, cao su , mía.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Ngọc Lặc có diện tích 495,53 km vuông, hiện đang rất phát triển với
điều kiện tự nhiên sẵn có do địa hình mang lại những dẫy núi đá vôi có nhiều
hang động đẹp ,cảnh quan đẹp mát mẻ thuận lợi cho du lịch và quốc phòng,
các dẫy núi hình vòng cung tạo nên các thung lũng có các đồng nhỏ,hẹp thuận
lợi cho nghề trồng lúa nước và các loại cây hoa màu. Với địa thế như vậy
được cho là vùng đất có đầy đủ yếu tô phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,
công nghiệp,dịch vụ...vì vậy dự kiến trong tương lai Ngọc Lặc sẽ là thủ phủ
của miền tây tỉnh Thanh Hóa. Với dự án quy hoạch đô thị của chính phủ đã
phê duyệt công bố với ưu thế nằm ở vị trí trung tâm 11 huyện miền núi tỉnh
Thanh Hóa thì Ngọc Lặc sẽ là điểm thu hút phát triển công nghiệp,du lịch và
các ngành kinh tế khác.
-Khí hậu : Ngọc Lặc thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có gió tây, khí sắc
âm u. Do điều kiện tự nhiên chi phối nên hình thành 2 mùa khí hậu rõ rệt.

3


+Mùa đông: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có sương mù ,sương
muối ít mưa

+Mùa hè: Từ tháng 4 đên tháng 9 mưa nhiều,lượng mưa trung bình từ
2000mm/năm nhưng phân bố không đều nên thường xảy ra lũ lụt vào mùa
mưa và hạn hán vào mùa khô
+Nhiệt độ trung bình từ 23 độ đến 24 độ có khi lên 34 độ vào những
ngày có gió tây khô nóng nhiệt độ tăng lên đến 41độ hợp cho phát triển rừng
cây nhiệt đới
_Về sông ngòi: Ngọc Lặc có 3 con sông lớn chảy qua địa bàn là sông
Âm, sông Cầu Chày và sông Hép. Ngoài ra còn nhiều khe suối chằng chịt
nằm rải rác khắp mọi nơi tạo thành nguồn nước phong phú thuận lợi cho sản
xuất và sinh hoạt,phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy điện.
_Về đất đai: Diện tích tự nhiên toàn huyện là 48.998 ha trong đó :
+Đất nông nghiệp :11.527,46 ha
+Đất lâm nghiệp có rừng: 14.753,43 ha
+Đất chuyên dùng: 3.439,46 ha
+Đất ở: 1.072,22 ha
+Sông, suối, núi đá 18.197 ha
_ Về khoáng sản: Phát hiện được mỏ sắt ở làng Sam (xã Cao Ngọc), mỏ
quặng Cromit tại làng Môn (xã Phùng Giáo),mỏ đồng (xã Phùng Thịnh),
khoáng sản vàng phân bố nhiều xã.
Nguyên liệu phân bón hóa chất có mỏ Photphorit ở Lộc Thịnh là mỏ
lớn nhất tỉnh với trữ lượng 74698 tấn, mỏ than ở Nguyệt Ấn...
1.1.3 Đời sống kinh tế, xã hội
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 kinh tế Ngọc Lặc chủ yếu là nền
kinh tế truyền thống với các loại kinh tế nương rẫy, lúa nước kết hợp chăn
nuôi, thủ công săn bắn hái lượm. Nhìn chung Ngọc Lặc có nên kinh tế khá lạc
hậu chủ yếu trao đổi bằng hiện vật về sau trao đổi bằng tiền. Thủ công nghiệp
kém phát triển chủ yếu là nghề dệt đan lát làm ra để phục vụ gia đình, hàng
4



hóa chủ yếu trao đổi giũa miền núi và miền xuôi
Sau năm 1945 đặc biết là từ 1954 miền Bắc giải phóng được sự quan
tâm của Đảng và nhà nước Ngọc Lặc có thêm điều kiện mở rộng chăn nuôi
sản xuất, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp và chăn nuôi phát triển nhưng còn
chậm.
Từ 1986 trở đi cùng với quá trình thay đổi đất nước Ngọc Lặc chuyển
từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự chuyển
biến đáng kể cơ cấu cây trồng vật nuôi được dịch chuyển mạnh mẽ làm nền
tảng cho sự hình thành phát triển các thành phần kinh tế khác.
Đến nay ngoài điều kiện về tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong
phú, huyện Ngọc Lặc có vị trí địa lý tương đối đặc biệt. Đây được xem như là
cửa ngõ của các huyện miền núi phía Tây xuống vùng đồng bằng trung du của
tỉnh Thanh Hóa.
Huyện có trục đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 15A đi qua, tiếp giáp
Cảng Hàng không Thọ Xuân (khoảng 30 km), cách Cảng biển nước sâu Nghi
Sơn gần 100 km...
Bên cạnh đó, Ngọc Lặc nằm cận kề Khu công nông nghiệp công nghệ
cao Lam Sơn Sao Vàng (đầu tàu kinh tế thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa).
Từ đó, Ngọc Lặc có thể giao lưu phát triển kinh tế với Hà Nội, TP.Hồ
Chí Minh là các trung tâm kinh tế lớn của đất nước và cả của nước bạn Lào.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, Ngọc Lặc
được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư phát triển thành trung tâm đô thị
miền núi phía Tây của tỉnh...
Với những điều kiện đó, cùng với chính sách chung của Chính phủ qui
định đối với vùng đặc biệt khó khăn, các nhà đầu tư và doanh nghiệp đến với
Ngọc Lặc sẽ được hưởng những cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư cao
nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đó là những ưu đãi về thuê đất,
thuê mặt nước; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về thuế xuất
nhập khẩu...
5



Các doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng được thụ hưởng các chính sách
hỗ trợ khác của tỉnh, như cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tiểu - thủ
công nghiệp và ngành nghề; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị,
trung tâm thương mại; chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường
trên địa bàn tỉnh...
-Về nhà ở:
Người Mường từ bao đời nay vẫn duy trì ngôi nhà sàn. Đây là nét độc
đáo riêng trong văn hóa ở của người Mường nói chung và người Mường ở
Ngọc Lặc nói riêng. Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền,
việc dựng nhà sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc kết
kinh nghiệm cư trú.
Chuyện xưa để lại:“Rùa đen” được ông lang cun tha chết, rùa hứa
giúp người Mường cách làm nhà ở, kho chứa lúa, chứa thịt. Mái nhà sàn của
người Mường có hình mái rùa là thế!
-Về trang phục:
Trang phục nam: Trang phục nam: nam mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cúc
sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn
phủ kín mông. Quần lá tọaống dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là Khăn
quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc, trên đầu bịt khăn, khăn dài gấp 3 vòng
đầu quấn dưới búi tóc. Cũng có khi họ dùng khăn ngắn hơn,quấn vòng từ sau
gáy sang phía trước giao nhau ở trán, hai đầu khăn dựng nghiêng giống như
hình đôi sừng trông khá ngộ nghĩnh.
Trong dịp lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than,
ngoài khoác đôi áo chùng đen dài tới gối, cài cúc nách và sườn phải.
Trang phục nữ: bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được
nét độc đáo. Khăn đội đầu (mụ) là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không
thêu thùa. Váy (Wắl) dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và

cạp váy, cạp váy nổi tiếng với các loại hoa văn được dệt kì công. Trang sức
6


thường ngày gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo
hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
Áo mặc thường ngày có tên là Áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh
ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người kinh, ống tay dài, áo màu
nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu không phải loại vải cổ truyền). Bên
trong là loại Áo báng (yếm), cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn.
Đầu thường đội khăn trắng, xanh với các phong cách không cầu kỳ như một
số tộc người khác.
Váy là loại váy kín màu đen, toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và
cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể.
Đây là một cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm
ngôn ngữ và khu vực láng giềng. Trong các dịp lễ, tết họ mang chiếc áo dài xẻ
ngực thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính
trang trọng vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo
cánh ngắn xẻ ngực thường mang theo chiếc yếm bên trong, về cơ bản giống
yếm của phụ nữ dân tộc Kinh nhưng ngắn hơn.
-Tổ chức cộng đồng:
Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ
lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hoàng) chia nhau cai
quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các
lang xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
-Tín ngưỡng:
Người Mường Ngọc Lặc theo tín ngưỡng đa thần giáo và tín huyết vạn
vật hữu linh(vạn vật đều có linh hồn) nên họ thờ rất nhiều thứ .Chính vì có
quan niệm tín ngưỡng như trên mà họ cầu cúng tất cả các loại thần thánh, ma
quỷ một khi cảm thấy cần thiết. Họ cho rằng, con người chết đi cũng biến

thành ma và ma tổ tiên sẽ phù hộ được con cháu. Vì thế thờ cúng tổ tiên có
tầm quan trọng số 1 trong đời sống tâm linh của họ, nó phản ánh ý thức sâu
sắc về cội nguồn, về tình cảm ruột già máu mủ và trở thành đạo lý uống nước
7


nhớ nguồn.
Họ còn có tục thờ đá khi dựng nhà mới,thờ thần bản mệnh, thổ công,
thờ các nhân vật huyền thoại, người anh hùng, thờ động vật, cây cỏ...mỗi thứ
đều có ý nghĩa thờ cúng của họ
-Lễ hội:
Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Lễ khai hạ, hội xuống
đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ cơm mới, ném còn,cồng chiêng
vào mùa xuân...
-Văn nghệ dân gian:
Kho tàng văn nghệ dân gian người Mường khá phong phú, có các
thểloại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn
có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đối, hát trẻ con chơi.
Hát Xéc bùa (có nơi gọi là xắc bùa hay Khóa rác) được nhiều người
ưa thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi
lao động và các nét đẹp phong tục dân tộc. Đặc biệt, ở người Mường phải kể
đến lễ ca, đó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám
tang.
Cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra còn có nhị,
sáo, trống, khèn lù...
-Ẩm thực:
Người Mường ở huyện Ngọc Lặc lâu nay vẫn tự hào về ẩm thực của
họ, điều đó thể hiện qua việc truyền tụng trong nhũng câu thành ngữ như:
Về xứ Mường quê anh nhé :
Về quê anh nhé ! đất xứ mường

Về với xóm Luông bao mến thương
Trò chuyện cùng nhau bên bếp lửa
Lam cơm , luộc sắn , nướng nếp nương
Rượu cần trong chum mời bạn nhé
Thịt treo gác bếp mang xuống xơi
8


Về quê anh nhé một lần thôi
Ngắm cảnh đồi chè với giếng đôi
Cơm tồ trong hôông mời em nhé
Mai về thành phố ! nhớ quê tôi
Người Mường Ngọc Lặc thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ,
rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.
Đặc biệt là lá đắng dùng để nấu món canh đắng đặc sản nơi đây. Ngoài ra họ
còn tự chế biến các món khô như thịt trâu,thịt lợn,măng...
Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị
đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập
thể.
Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to.
Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung
một điếu thuốc.
1.2 Khái quát về người mường ở huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa
-Nguồn gốc và sự phát triển
Người Mường - là tộc danh đã được các cứ liệu khoa học, các nhà
nghiên cứu và đồng bào tự nhận về dân tộc mình từ xa xưa. Cũng như người
Mường ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, người Mường tỉnh Thanh Hoá có nguồn
gốc từ người Việt cổ. Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; rất gần với tiếng
Việt (có thể nói theo nghĩa tương đối 70 – 75%).Người Mường tỉnh Thanh
Hoá có hai nhánh. Nhánh Mường cổ - Mường gốc - Mường ống từ huyện Bá

Thước thường gọi là Mường trong; và một bộ phận di cư đến từ tỉnh Hoà
Bình vào thường gọi là Mường ngoài.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hòa Bình, chúng tiếp tục sử dụng hệ
thống lang đạo để cai trị và bóc lột nhân dân. Sự cấu kết giữa hai tầng áp bức
đã khiến cho dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc rơi và hai tầng áp bức, cùng
với các tệ nạn xã hội (nghiện hút, rượu chè, mê tín dị đoan,…) đã làm bần
cùng hóa người nông dân.Từ giữa những năm 1945, cơ hội giành độc lập dân
9


tộc đã chín muồi. Nhân dân mường huyện Ngọc Lặc cùng cả nước đứng dậy
xây dựng chính quyền.
Trong giai đoạn phát triển đất nước, nhân dân Mường huyện Ngọc Lặc
đã xây dựng và phát triển kinh tế, vừa củng bố quốc phòng an ninh. Đảng bộ
Tân Lạc cũng đã chú trọng việc đẩy mạnh và phát triển, củng cố lòng tin của
nhân dân. Công tác sản xuất luôn giữ vững và đạt một số thành tích, đời sống
nhân dân được cải thiện.
Từ khi có Đảng đến nay, người Mường cùng các dân tộc anh em tin
theo Đảng, theo cách mạng, chống chế độ thực dân, phong kiến và đế quốc
xâm lược. Qua 2 cuộc kháng chiến kiến quốc vĩ đại của dân tộc, người
Mường xứ Thanh đã đóng góp nhiều sức người, sức của quan trọng. Đảng và
Nhà nước ghi công 87 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 6 anh hùng lực lượng vũ
trang, anh hùng lao động..
Trong công cuộc đổi mới đất nước những thập kỷ vừa qua, người
Mường tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu lao động
cùng cả tỉnh, cả nước hăng hái thi đua vươn lên trong xoá đói giảm nghèo và
xây dựng quê hương làng bản giầu đẹp.
Dân tộc Mường có mặt ở huyện Ngọc Lặc rất sớm và chiếm số đông.
Bởi vậy, ở khắp các bản, làng trong huyện đều mang đậm những nét văn hóa
đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường. Ngoài những đặc trưng văn hóa hiện

hữu ở trang phục, tiếng nói, nhà sàn, phong tục tập quán, người Mường Ngọc
Lặc còn có nhiều loại hình nghệ thuật âm nhạc, diễn xướng dân gian, như:
Đánh cồng chiêng, múa hát pôồn pôông, hát đúm, hát ru.
-Phân bố dân cư:
Người Mường tỉnh Thanh Hoá hiện nay có 364.622 người, chiếm gần
59% các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Sống tập trung chủ yếu ở các huyện Ngọc
Lặc - 94.676 người.
-Truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc:
Theo các tài liệu khảo cổ học được tìm thấy ở huyện Ngọc Lặc cho
10


thấy trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, con người đã có mặt ở Ngọc
Lặc. Từ rất sớm con người nơi đây đã trải qua một cuộc vật lộn lớn với mọi
thử thách của thiên nhiên và xã hội để sinh tồn. Cuộc trường kì chiến đấu đã
hun đúc cho nhân dân Ngọc Lặc những truyền thống tốt đẹp. Trước hết là
truyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo, tự lập tự cường trong sản xuất đấu
tranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước và nên văn hóa của mình.
Trải qua nhiều biến động khắc nhiệt của thiên nhiên, những thăng trầm
lịch sử nhân dân Ngọc Lặc luôn gìn giữ đc đạo lý tốt đẹp của dân tộc đã biến
sức mạnh cho mọi niềm tin trong cuộc sống và sức mạnh của lòng yêu nước
trong mọi tầng lớp nhân dân trong dân tộc huyện mình.
Từ xa Ngọc Lặc trở thành căn cứ địa của công cuộc giải phóng dân tộc.
Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đá gắn bó cùng nhau chống ngoại bang.
Người anh hùng dân tộc Lê Lợi từ những ngày đầu của kháng chiến dân tộc
trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) đã chọn Ngọc Lặc là căn cứ
địa.Nhân dân Ngọc Lặc đã đóng góp nhân tài ,nhân lực cho cuộc kháng chiến
này. Qua cuộc khởi nghĩa đã nổi lên những người ưu tú của huyện nhà biểu
hiện ý chi bất khuất ,tinh thần dũng cảm hi sinh quên mình như tâm gương Lê
Lai, Lê Lợi (Lê Lại ngường Mường thuộc xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc) trở

thành những người anh hùng không bao giờ phai mờ trong ký ức của ta.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Ngọc Lặc có 6500 con
em lên đường nhập ngũ và tổ chức hàng ngàn quân dân tự vệ đóng góp đa
phần cuộc kháng chiến thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến trống Mỹ cứu nước đồng bào Ngọc Lặc tiếp
tục xây dựng hậu phương cung cấp sức người,sức của cho chiến tuyến giành
lại chính tuyến cho đất nước,Bắc Nam xum họp và rất nhiều đóng góp khác.

11


PHẦN II:TÌM HIỂU VỀ LỄ CƯỚI
2.1 Quan niệm về hôn nhân của người Mường
Là một lễ tục quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
một gia đình, một dòng họ, thậm chí là cả tộc người, bởi vậy tục cưới xin là
một trong những tập tục phản ánh khá đầy đủ, trọn vẹn tính đa dạng, độc đáo
và riêng biệt của bản sắc văn hóa Mường với nhiều lễ nghi tín ngưỡng, âm
nhạc, trò chơi, trò diễn dân gian. Và cũng bởi vai trò quan trọng của nó trong
đời sống cộng đồng mà tục cưới xin có không ít nghi thức nặng nề về cách
thức tổ chức, thời gian và nhất là các điều kiện vật chất đi kèm như một sự
bảo đảm chắc chắn cho sự tồn tại tập tục, cũng như sự tôn trọng của con
người dành cho nó.
Xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp thuần phác nên từ xưa, trong
quan niệm của người Mường, tiêu chí để chọn dâu, kén rể – bên cạnh việc
xem xét gốc gác gia đình để tránh điều tiếng xấu – họ đặc biệt coi trọng các
đức tính chăm chỉ, chịu khó và khỏe mạnh. Cho nên, mới có câu rằng: “Đừng
tham nón rẻ mà đội trời mưa, đừng tham người đẹp mà thưa việc làm” hay
“Con trai để rào hỏng, rậu nát là con trai hư”. Cũng vì thế mà để đón được
nàng dâu chăm chỉ làm ăn, khéo tay dệt vải thêu thùa, nói năng nhẹ nhàng, lễ
phép, giỏi việc đồng áng, nội trợ… Hôn nhân của người Mường là hôn nhân

bình đẳng dựa trên cơ sở trai gái tự do tìm hiểu, yêu đương. Khi đến tuổi “se
duyên kết mối”, con trai mường này đến mường khác rất xa để tìm bạn khi
thuận tình, người con trai hay con gái có thể trực tiếp thưa chuyện với bố mẹ.
Thường thì họ nhờ bạn bè, người quen đánh tiếng và quá trình tìm hiểu giữa
đôi trai gái ấy được gọi là “ti sống mái” (đi tìm hiểu). Khi trai gái đã thuận
tình, bên nhà trai tìm người mai mối để sang bên nhà gái đặt vấn đề cưới hỏi.
Chỉ trừ tầng lớp lang đạo mới chịu ảnh hưởng của lễ giáo “sừng đôi sừng,
lược đôi lược” (môn đăng hộ đối). Hầu hết hôn nhân của người Mường là hôn
nhân bền vững dựa trên chế độ “đồng đương” (tức là nhiều thế hệ sống chung
nhau trong một gia đình) với những quy định khắt khe trong các quan hệ cha 12


con, chồng - vợ, bố vợ - con dâu, mẹ vợ - con rể… Tất cả các mối quan hệ đó
được quy định rõ ràng và chính là rường mối để giữ gìn nền tảng gia đình
Mường. Hôn nhân tự do nhưng rất bền vững là đặc điểm nổi bật trong cộng
đồng dân tộc Mường nói chung và người Mường ở Ngọc Lặc nói riêng.
2.2 Vai trò của ông mơ,mế già(ông mối,bà mối) trong cưới hỏi
Trong đám cưới của người Mường, ông mơ, mế già (ông mối, bà mối)
có vai trò vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn ông mơ, mế già cũng được thông
qua những tiêu chuẩn nhất định, cụ thể như sau:
Ông mơ là người khéo ăn nói, khéo ứng biến, hoạt bát, am hiểu sự đời,
có đủ con trai, con gái, con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại; có phúc đức;
gia đình hòa thuận; được mọi người kính trọng và đặc biệt có tài uống rượu.
Ông mơ là người được nhà trai đặt niềm tin và phó thác trọng trách nặng nề.
Cuộc hôn nhân có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào tài nghệ của
ông mơ trong khi đi hỏi, tổ chức gặp gỡ giữa nhà trai với nhà gái và lo liệu
mọi việc để đám cưới diễn ra tốt đẹp. Thậm chí, ông mơ còn phải có trách
nhiệm đối với đôi vợ chồng trẻ cho đến khi ông về “thế giới mường ma” mới
chấm dứt vai trò của mình.
Nếu là việc đánh tiếng không thành công, nhà trai phải có lời tử tế an

ủi để ông mơ không phật ý, rồi xin phép tìm người khác thay thế. Còn nếu
thuận tình đi đến hôn nhân, vợ chồng trẻ phải coi ông mơ như cha mẹ mình,
phải “sống tết, chết giỗ”. Con cái sinh ra cũng phải coi ông mơ như ông bà
mình, vì ông đã có công tác hợp cho pộ (bố) và cạy (mẹ) mình. Ngày tết, ngày
lễ phải có đồ lễ tới biếu (mâm xôi, con gà) để tỏ lòng biết ơn. Khi ông mơ về
“thế giới mường ma”, vợ chồng cũng phải để tang như cha, mẹ. Nếu như vợ
chồng nào không quan tâm, kính trọng ông mơ sẽ bị dư luận lên án và sau này
con cái của họ cũng khó tìm được ông mơ khi muốn dựng vợ gả chồng.
Mế già cũng phải là người phụ nữ khéo ăn nói, vợ chồng song toàn, lắm
con nhiều cháu, có con trai, con gái, có tài ngoại giao và có khả năng uống
rượu. mế già luôn ở bên cạnh, an ủi và chỉ dẫn cho cô dâu các nghi lễ trong
13


ngày cưới. Vai trò của mế già trong ngày cưới rất quan trọng. Bà phải luôn ở
bên cạnh cô dâu và thay mặt cho nhà gái để tiếp chuyện nhà trai. Mế già
không chỉ giỏi giao tiếp mà còn phải hiểu rất rõ các nghi lễ trong đám cưới.
Cho nên việc lựa chọn mế già cũng rất khắt khe đối với những gia đình có con
gái sắp lấy chồng.
Các ông “ậuu” (thầy cúng), ông mơ, mế già là những người có uy tín,
khéo ăn nói, am hiểu phong tục và văn hóa của dân tộc, nên họ được hai họ
tin cậy mời đến để lo việc đám cưới của đôi trai gái. Sau mỗi đám cưới, họ
thường nhận được quà biếu của gia đình cặp vợ chồng mới, những món quà
đó gọi là đồ lễ. Đồ lễ không được người Mường quy định chặt chẽ, mà
thường tùy vào khả năng của gia chủ và cô dâu chú rể. Đồ lễ cho ông mơ
thường là một đùi sau của con lợn (lợn được làm thịt để cúng tổ tiên nhà chú
rể), một ít tiền, một cái nệm và một cặp gối của cô dâu mới. Đồ lễ cho mế già
do nhà gái chuẩn bị và cũng tương tự như đồ lễ của ông mơ.
Như vậy, ông mơ là chủ trì bên họ nhà trai, mế già chủ trì bên họ nhà
gái. Cả hai vai trò này đều quan trọng và không thể thiếu trong suốt quá trình

chuẩn bị cho một đám cưới truyền thống của người Mường.
2.3 Các nghi lễ thủ tục truyền thống của người Mường huyện Ngọc
Lặc tỉnh Thanh hóa
2.3.1 Đi thăm dò (thăm táng mạch khạ)
Trước đây, trai gái Mường cũng có trường hợp do gặp gỡ rồi mến
nhau, sau đó đi đến hôn nhân. Song đây là trường hợp rất hãn hữu, phổ biến
các cặp vợ chồng Mường là do sự sắp đặt của cha mẹ hai bên. Khi nhà trai có
nhu cầu tìm vợ cho con trai mình, trước hết họ dứt khoát phải tìm một người
mai mối.
Nhà trai nhờ một người quen bên nhà gái đi thăm dò ý kiến nhà gái.
Người này có thể là đàn ông hoặc phụ nữ nhưng phải là người có tài ăn nói.
Người dân trong làng gọi là bà mối. Tất cả mọi thoả thuận, giao dịch giữa nhà
trai và nhà gái từ đầu cho đến cuối diễn trình Lễ cưới cổ truyền Mường đều
14


thông qua và dựa vào bà mối.
Bà mối đi thăm dò ý kiến nhà gái thường mang theo một giỏ bánh, một
vò rượu. Khi đến nhà gái, bà mối hỏi gia đình nhà gái có đồng ý cho nhà họ đi
hỏi vợ cho anh nọ, anh kia hay không. Nhà gái chưa trả lời ngay mà hỏi lại:
anh đó đi bộ đội chưa, tính tình thế nào, có chăm chỉ làm ăn hay không…
Thông thường, bà mối trả lời một cách trung thực. Sau đó, nếu nhà gái quyết
định đồng ý thì nhận quà nếu không thì trả lại quà. Sau khi nhà gái đồng ý,
nhà trai về chuẩn bị những bước tiếp theo.
2.3.2 Dạm ngõ (rạm ngỏ)
Sau khi chọn được bà mối, nhà trai mang giỏ bánh, trầu cau, rượu đến
nhà gái để chính thức ngỏ lời cho đôi bạn trẻ thành hôn. Hai bên gia đình bàn
bạc ngày và đặt vấn đề. Vai trò của bà mối lúc này rất quan trọng. Chính vì
vậy, ông mơ, bà mối phải có tài ăn nói, ứng xử khéo léo:
“Hèn sức chớ đi đào núi

Không khôn mồm khéo miệng chớ đi làm mơ”.
Hay: “Cơm ngon vì miếng, tiếng tốt vì mơ”
Sau khi chọn được người làm mối, họ nhà trai họp bàn với bà (ông) mối
để định hướng, ngày giờ cũng như lễ vật cho việc xuất hành sang nhà gái.
Việc chọn ngày do một người gọi là bố thày đảm nhiệm theo kiểu bói đá rò
(còn gọi là bói rùa). Tháng 10 và tháng 4 âm lịch người ta không tổ chức Lễ
cưới vì đó là tháng thướm - tháng kiêng. Người Mường có quan niệm,
“thướm” (nghĩa đen trong tiếng Việt là “vết”- chỉ sự không bình thường, xấu)
liên quan tới sự không may mắn, đau ốm. Theo cách tính lịch của họ, trong
năm có tháng “thướm”, trong tháng có giờ “thướm”, đó đều là những khoảng
thời gian xấu không được dùng cho hôn lễ. Có lẽ cũng giống như người Kinh
khi lo việc cưới hỏi cho con cháu thường tránh tháng “ngâu” (dễ chia cách) và
giờ ”sát chủ” làm ảnh hưởng tới cuộc sống lứa đôi và việc sinh con. Tuy vậy,
giờ “thướm” lại được dùng cho những thợ săn người Mường, giờ này có thể
săn bắn được nhiều thú... Khi chọn ngày cưới chính thức cũng vậy, người ta
15


thường tránh ngày đắp bếp (theo cách tính lịch của người Mường) vì sợ sẽ
“nóng nôi” con trẻ - ý muốn nói tới trẻ khó nuôi, chậm lớn. Ngoài ra, người
Mường cũng còn tiến hành xem tuổi cô dâu, chú rể tương lai xem có hợp
nhau không.
2.3.3 Đặt vấn đề (khạo xiềng)
Đến ngày đã chọn, nhà trai chuẩn bị chè, trầu cau gói lại trao cho ông
mơ đến nhà gái lúc chạng vạng tối. Đúng giờ, nhà gái với sự tham gia của ông
bà, bố mẹ… đợi nhà trai đến. Đồng thời, cho người ở cổng chờ sẵn để đón lễ
vật và mời nhà trai vào nhà. Nhà gái mổ gà thiết đãi họ nhà trai, chủ nhà giữ
đôi chân gà để xem, đoán việc tốt xấu về nhân duyên con gái. Lễ vật của nhà
trai được đặt lên bàn thờ tổ tiên. Ba ngày sau, nếu nhà gái không trả lại lễ vật
là đã đồng ý. Sở dĩ phải đợi đến ba ngày, vì trong ba ngày đó, phải chờ xem

có điềm gì xấu (như: gà gáy trưa, cây đổ, vượn kêu…) xảy ra không.
2.3.4 Ăn hỏi (ti hỏi)
Sau khi được nhà gái đồng ý, nhà trai chuẩn bị lễ đi ăn hỏi. Sính lễ cho
ngày ăn hỏi rất nhiều và phải trải qua bốn lần như sau:
-Lần 1: Lễ vật gồm một gánh bánh chưng (bánh chưng không nhân),
một vò rượu, một giỏ trầu cau. Sau bữa cơm thân mật, hai gia đình quyết định
ngày cho lần ăn hỏi thứ hai.
-Lần 2: Lần này nhà trai phải chuẩn bị ba gánh bánh, gồm: một gánh
bánh khô, một gánh bánh chưng, một gánh bánh mật, trầu cau, chè, rượu,
thuốc lá. Đi hỏi lần thứ hai xong, hai bên gia đình đã xưng hô như thông gia
với nhau.
-Lần 3: Số bánh lần này là năm hoặc sáu gánh với lễ vật như lần hai,
thêm một gánh cơm gà và một gánh gạo nếp. Trước khi đi, nhà trai cúng tổ
tiên. Trên đường sang nhà gái, người ta kiêng gặp con gái và người có vía
xấu. Để tránh việc này, họ cử một bé trai ra đầu ngõ chơi để lấy may. Ngày
hôm đó, nhà gái có đầy đủ hai bên nội ngoại, các vị cao niên trong dòng tộc
để chứng kiến. Sau khi ăn uống xong, hai bên gia đình cùng bàn bạc và chuẩn
16


bị cho lễ ăn hỏi tiếp theo.
-Lần 4: Số bánh lần này từ bảy đến chín gánh, gồm có: bánh chưng,
bánh khô, bánh mật, bánh lá. Riêng bánh chưng thì có buộc thêm một liếp cá
tươi, một giỏ trầu cau cùng với chè và thuốc. Sau lễ ăn hỏi, phải ba năm nữa
lễ cưới chính thức mới bắt đầu. Trong thời gian đó, nhà trai tích cực chuẩn bị
lễ vật và những nhu cầu cần thiết cho đám cưới. Đây là những năm thử thách
chàng rể và họ nhà trai. Trong thời gian này, có hai dịp lễ lớn nhà trai phải đi
đến nhà gái: ra mắt con rể (xa mặt dậu) và cắt của (ngáy cẳt của). Chính vì
vậy, đối với gia đình nghèo thì khó có thể lo được .
Trong các dịp lễ tết như tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, nhà trai đều

có quà biếu nhà gái. Tết Nguyên Đán, có lợn luộc chín úp vào thúng xôi đậu,
bánh các loại, rượu, trầu cau. Tết cơm mới phải có cá sông, 2 con gà, gạo nếp
hoặc xôi. Ngày 15-7 âm lịch có hai con gà, rượu và gạo. Nhà gái đáp lại bằng
cách cho con gái sang biếu mẹ chồng tương lai những sản phẩm do chính tay
mình dệt, như: nệm, gối, váy áo… Trong thời gian này, cô dâu và chàng rể
thường xuyên qua lại, thăm hỏi, giúp đỡ hai gia đình, nhất là những lúc mùa
màng bận rộn. Các cụ già thường nói: “Khàng mưới chăng ti bẩt dậu, khàng
thậu chăng tệnh bẩt du” (tháng 10 không đi mất rể, tháng 6 không đến mất
dâu) là có ý nhắc khéo cô dâu và chàng rể mới không được lơ là việc gia đình
đôi bên.
2.3.5 Lễ ra mặt rể (xa mặt dậu)
Trước khi mang đồ sang làm Lễ ra mắt chàng rể ở nhà gái, nhà trai bao
giờ cũng phải làm mâm cơm cúng trình cáo tổ tiên, mong được phù hộ để mọi
sự được diễn ra tốt đẹp và tổ chức một bữa ăn cho các thành viên trong đoàn
gồm họ hàng và bà/ông mối Thông qua bà/ông mối, nhà trai và nhà gái thoả
thuận về thời gian nhà trai làm Lễ ra mắt chàng rể ở nhà gái. Trong lễ ra mặt
rể, nhà trai cũng phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như lợn, gà, bánh, gạo, trầu
cau, chè, thuốc. Dẫn đầu đoàn nhà trai là ông mơ và hai ông họ nhà chú rể,
các trai “viếng” và mái “viếng” khiêng đồ lễ và chàng trai “biêng” (phụ rể) đi
17


cùng chàng rể mới. Lần này, nhà gái làm lễ cúng tổ tiên, nhận con rể và tổ
chức ăn uống linh đình hơn.
2.3.6 Cắt của
Sau 3 ngày qua lại với nhau, nếu nhà trai đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật
thách cưới và tỏ ý muốn cưới thì cho ông mơ đến nhà gái để hẹn ngày tốt đón
dâu và hỏi xem những lễ vật mà nhà gái yêu cầu gồm những gì. Người
Mường ở Ngọc Lặc gọi đây là lễ cắt của. Nhà trai chuẩn bị giỏ bánh, rượu,
mâm cơm sang nhà gái, cùng nhau bàn chọn ngày tốt để tổ chức đám cưới.

2.3.7 Lễ cưới (đàm khách)
Sau lễ cắt của, hai bên gia đình thỏa thuận ngày cưới. Lễ cưới thường
được tổ chức ba ngày, đối với nhà Lang thì từ 5 - 7 ngày. Lễ vật ngày cưới
gồm 2 con lợn hơi, một con 40 kg và một con 60 kg (con nhỏ thịt ngày nạp
tài, con lớn thịt ngày đưa dâu), vài thúng gạo nếp, khoảng 24 vò rượu, trầu
cau, chè khô, thuốc lá, bánh chưng bốn gánh, khoảng 10 con gà. Nếu là nhà
Lang hoặc gia đình khá giả có thể có một con trâu hoặc bò.
Lễ dẫn của diễn ra trước hôm đón dâu. Trước lúc dẫn của sang nhà gái,
nhà họ sẽ dùng cơm. Đây chính là lúc diễn ra nhiều hoạt động thể hiện nét đặc
sắc trong đám cưới của người Mường. Hai họ ăn uống, nhảy múa từ lúc cúng
tổ tiên xong cho đến tối. Những điệu xường của các vị cao niên hai họ, các
bài hát đối giao duyên của nam thanh, nữ tú vang lên trong tiếng chiêng, tiếng
trống xập xình hòa quyện với các điệu múa xéc bùa… tạo nên một không gian
sinh hoạt văn hóa vô cùng sinh động và đặc sắc.
Những hoạt động ấy kéo dài từ trưa hôm trước cho đến sáng hôm sau –
lúc chuẩn bị đưa cô dâu về nhà chồng. Trước khi rời nhà mình, cô dâu vái lạy
bàn thờ tổ tiên 3 lạy, lạy bố mẹ và các vị cao tuổi trong dòng tộc ba lạy. Sau
đó cô dâu mới được mế già và cô gái “biêng” (phù dâu) đưa xuống cầu thang
rồi đi thẳng ra cổng. Từ bàn thờ tổ tiên ra đến cổng, cô dâu phải hướng mắt về
phía trước, không được quay mặt trở lại nhìn ai. Nếu cô dâu quay lại thể hiện
sự lưu luyến với gia đình, không toàn tâm toàn ý với người chồng, đó là điềm
18


rủi. Cho nên trong ngày cưới, dù rất lưu luyến nhưng không cô gái nào
ngoảnh đầu lại cả.
Trên đường đi về, đoàn đón dâu phải đi đường thẳng không được đi
đường tắt, kiểm soát không cho bất cứ đồ vật gì của cô dâu rơi xuống dọc
đường và tuyệt đối tránh các việc xung đột. Người Mường tránh những
chuyện như thế vì cho đó là điềm gở và cầu mong không có việc “đứt gánh

giữa đường của đôi vợ chồng trẻ, hay sau này cô gái không đi ngang về tắt”.
Nếu lúc đầu đi đón dâu, đoàn nhà trai đi số lượng người lẻ thì lúc cô dâu mới
lạy bàn thờ tổ tiên ba lạy, các vị cao tuổi bốn lạy, sau đó là nhận họ hàng và
mời trầu. Trước sự chứng kiến của hai họ, nàng dâu mới sẽ tặng những món
quà do chính tay mình làm cho ông, bà nội, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác của chàng
rể. Quà tặng thường là chăn, nệm hoặc gối.
Sau đó, hai gia đình dùng bữa trưa và tổ chức các hoạt động văn nghệ
để chúc mừng đôi vợ chồng mới. Tiếng hát, điệu múa, tiếng chiêng, tiếng
trống..., không khí vui nhộn kéo dài từ lúc đó cho đến vài ngày sau. Những
gia đình khá giả mổ cả trâu, bò thết đãi nhà gái và hàng xóm. Việc kéo dài số
ngày ăn uống phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình chàng rể. Nếu nhà
khá giả thì vài ngày, còn nhà khó khăn thì chỉ ngày hôm ấy đến sáng hôm sau
là kết thúc .
Sau khi từ nhà gái trở về, ba ngày sau vợ chồng mới cùng với ông mơ
làm một lễ nhỏ sang nhà gái gọi là lễ “lại mặt” mà người Mường gọi là “trại
tộô” (lại dấu). Sau lễ lại mặt, cô dâu chính thức về cư trú bên nhà chồng. Vào
dịp tết Nguyên Đán, ngày 5-5 âm lịch và 15-7 âm lịch, hai vợ chồng sẽ đi tết
ông ngoại.

19


PHẦN III: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP TRUYỀN
THỐNG TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở
HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA
3.1 Những thay đổi trong phong tục cưới hỏi
-Nguyên nhân biến đổi:
Do quá trình phát triển về kinh tế, xã hội đã dẫn dến những sự thay đổi
trong các tục lệ cưới hỏi của dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc nói chung và
tỉnh Thanh Hóa nói riêng.Đời sống và nhận thức của đồng bào dân tộc ngày

một nâng đo phần lớn do sự sát nhập, sinh sống và làm việc cùng người
Kinh . Chính vì vậy, đồng bào thấy được những hủ tục cần lược bỏ và giữ gìn
những bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình, tiến tới Kinh hóa.
-Những biến đổi:
Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và
cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi đó chỉ là vấn đề thời
gian.Cùng với sự phát triển của xã hội tục cưới hỏi của dân tộc Mường huyện
Ngọc Lặc đã có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến phong tục tập quán của người
Mường nói chung ra phong tục cưới hỏi nói riêng.
- Đám cưới của người Mường ngày nay cũng gần tương tự như người
Kinh, cũng vẫn gồm các bước chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu hay xem
ngày giờ tổ chức đám cưới. Thời gian từ lúc ăn hỏi đến lúc đón dâu cũng
được rút ngắn. Trong quá trình đính hôn, ông mối vẫn cần thiết. Tuy nhiên,
việc mai mối cũng chỉ còn là hình thức mà thôi chủ yếu là do 2 bên tự đến với
nhau cho dù có căn cấm. Tục thách cưới ngày nay vẫn còn rất phổ biến,
nhưng dường như chỉ mang tính hình thức, tượng trưng, lễ vật thách cưới
không yêu cầu cao, không còn khắt khe như trước kia nữa nhưng vẫn phải đầy
đủ tiêu chí rượu, thuốc, cau,trầu...
-Cùng với những thay đổi về các thủ tục cưới xin và mở rộng không
gian kết hôn là sự thay đổi về việc mặc trang phục trong ngày cưới. Có một sự
20


khác biệt lớn về tuổi tác và thế hệ trong việc mặc trang phục ngày cưới. Tỷ lệ
mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới ngày càng giảm theo độ tuổi và
theo thời gian, những người trẻ tuổi chủ yếu mặc váy cưới hiện đại, những
người nhiều tuổi hơn chủ yếu mặc trang phục truyền thống. Đồng thời, có sự
khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu về tỷ lệ mặc trang phục trong ngày
cưới.
-Âm nhạc ngày nay thường là những bản nhạc rock bốc lửa, họ không

còn chơi xắc bùa cồng chiêng với những điệu “thường rang, bộ mẹng” như
xưa nữa. Nhà có điều kiện còn thuê loa đài,dàn karaoke, các chàng trai, các cô
gái cùng nhau nhảy những điệu nhảy mới quay cuồng trong những bản nhạc
mạnh.
-Trong tiệc cưới đã xuất hiện bia, rượu mạnh thay cho trước đây, tiệc
cưới là phong bì tiền mặt thay cho hiện vật.
-Hầu hết kết hôn bay giờ độ tuổi kết hôn của nam nữ Mường đã tuân
thủ Luật hôn nhân và Gia đình, nam từ 20-25 tuổi, thậm chí đến 30, nữ từ 1820 tuổi trổ lên mới xây dựng gia đình được sự chấp nhận,thủ tục của chính
quyền công nhận có giấy tờ kết hôn
3.2 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống
Hôn nhân và gia đình là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mỗi
dân tộc. Việc tổ chức đám cưới, mở đầu cho cuộc sống gia đình của đôi bạn
trẻ là rất hệ trọng, phải tổ chức sao cho vui vẻ, lành mạnh, phù hợp với phong
tục tập quán của dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, bảo đảm văn
minh lịch sự, tiết kiệm, tránh phô trương lãng phí.
-Giải pháp về nhận thức:
+Không chỉ các cấp lãnh đạo Tỉnh Thanh Hóa (từ tỉnh đến cơ sở) mà
toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là người Mường huyện
Ngọc Lặc càng có một nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vốn di sản văn hoá mà
họ đang nắm giữ cũng như trách nhiệm bảo tồn, phát triển chúng trong đời
sống văn hoá của cộng dồng. Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá Mường cổ
21


truyền cần đặt trong tổng thể chính sách của đảng và Nhà Nước về bảo tồn và
phát triển văn hoá các dân tộc Việt Nam trong thời đại hiện nay.
+Tạo mọi điều kiện cho người dân, nhất là thế hệ trẻ mường làm chủ
được các giá trị văn hoá mà cha ông họ để lại và có ý thức bảo tồn, phát triển
chúng trong đời sống xã hội hiện nay.
+Cưới xin là việc hệ trọng của đời người, trong đó chứa đựng rất nhiều

giá trị văn hoá truyền thống. Để bảo tồn được các giá trị tốt đẹp đó cần sớm
xây dựng các, Quy định trong tổ chức việc cưới xin của người Mường ví dụ
như: Khuyến khích cô dâu mặc trang phục truyền thống, hát dân ca và nhạc
cồng chiêng trong lễ cưới, duy trì tục cô dâu tặng chăn, gối truyền thống cho
ông bà, cha mẹ bên chồng với tư cách như một giá trị tinh thần.
-Giải pháp về cơ chế chính sách:
+ Dựa vào các chính sách của nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hoá
dân tộc người, nhất là các dân tộc người miền núi còn nhiều khó khăn như
huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa
+ Dựa vào các kết quả nghiên cứu để bổ sung hoặc điều chỉnh một số
nội dung cụ thể trong chính sách văn hoá của tỉnh Thanh Hóa, phù hợp với
thực tế của tỉnh, đường lối văn hoá của Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện
nay. Bổ sung những nội dung cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn những chính sách
bảo tồn, phát triển bản sắc văn hoá Mường, huy động sự tham gia của đông
đảo tầng lớp nhân dân vào hoạt động đó.
+ Thực hiện chính sách bảo tồn những giá trị đặc sắc của văn hoá
Mường cổ truyền theo hướng kết hợp chặt chẽ văn hoá với kinh tế, với hoạt
động , du lịch, mục tiêu văn hoá gắn bó chặt chẽ với mục tiêu phát triển kinh
tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đảm bảo
sự phát triển bền vững.

22


KẾT LUẬN:
Nguồn tài liệu về phong tục cưới hỏi của người Mường huyện Ngọc
Lặc tỉnh Thanh Hóa rất hạn chế song còn ở phạm vi rộng, mang tính khái
quát, không đi sâu tìm hiểu được các nghi thức cụ thể của phong tục cưới hỏi
của người Mường huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa hy vọng đề tài góp phần
thêm vào việc tìm hiểu các phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam , làm

giàu thêm bản sắc văn hóa Việt.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết trong quá trình tìm hiểu,nghiên
cứu với đề tài: “Tìm hiểu phong tục cưới xin của người Mường huyện Ngọc
Lặc tỉnh Thanh Hóa” rút ra được những thứ sau:
Văn hóa truyền thống của người Mường được cấu thành từ nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó nghi lễ vòng đời, đặc biệt là phong tục cưới hỏi, là một
trong những yếu tố cấu thành văn hóa tâm linh, văn hóa tinh thần của người
Mường. Qua việc tìm hiểu nghi lễ vòng đời, đặc biệt là phong tục cưới hỏi
truyền thống của người Mường ở huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa.
Cưới hỏi truyền thống của người Mường có những nghi lễ, tập tục
mang những nét riêng. Hôn nhân của người Mường là kết quả của tình yêu
trai gái.Hôn nhân theo sự áp đặt không phổ biến (trừ tầng lớp lang đạo). Điều
này là một trong những yếu tố giúp cho đời sống vợ chồng hạnh phúc, hôn
nhân bền vững. Bên cạnh đó, tục cưới hỏi truyền thống của người Mường
còn chứa đựng rất nhiều yếu tố đạo lí, văn hóa tốt đẹp như vai trò của ông mơ,
mế già, sự giúp đỡ của cộng đồng... Tuy nhiên, phong tục cưới hỏi truyền
thống của người Mường còn rất nhiều nghi lễ rườm rà, gây tốn kém và mất
nhiều thời gian.Bên cạnh đó, những tác động của lối sống mới từ đô thị, từ
giao lưu văn hoá thế giới đã có những ảnh hưởng đáng kể tới phong tục của
địa phương trong việc cưới hỏi mất đi giá trị truyền thống vốn có. Hi vọng
rằng với những chính sách quan tâm mới của Đảng và nhà nước, quan trọng là
chính người dân Mường huyện Ngọc Lặc tự ý thức được giá trị của chính
mình gìn giữ,bảo giá trị truyền thống dân tộc .
23


×