Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phong tục cưới hỏi của người nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.17 KB, 3 trang )

Phong tục cưới hỏi của người Nhật
Nhật bản là một trong những đất nước kỳ lạ và đáng khám phá trên thế giới. Đây được xem là một trong
những đất nước của những phong tục, tập quán, những bản sắc dân tộc xa xưa và lâu đời nhất tại
Phương Đông. Trong bài viết này, Tự học online xin mời các bạn cùng tìm hiểu 1 nét bản sắc đó, đó là
Phong tục cưới hỏi của người Nhật.

[ảnh]
Mùa cưới ở đất nước xinh đẹp này rơi vào hai mùa đẹp và lãng mạng nhất trrong năm: mùa xuân và mùa
thu. Lễ cưới hỏi ở Nhật cơ bản được chia làm hai loại: kiểu truyền thống (được tổ chức theo phong cách
Shinto ở một ngôi đền) và đám cưới kiểu phương Tây hiện đại. Điểm chung của cả hai hình thức này là cô
dâu và chú rể đều phải nộp đơn đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương để nhận được sự chấp
thuận hợp pháp. Cặp vợ chồng được chính thức công nhận kết hôn khi họ đã hoàn thành thủ tục cần
thiết và được địa phương công nhận, sau đó mới tiến hành tổ chức cưới hỏi trước sự chứng kiến của
người thân, bạn bè hai bên.
Nghi thức lễ cưới truyền thống Kiểu đám cưới truyền thống thường thấy ngày nay có nguồn gốc từ thời
Minh Trị (1868-1912). Theo truyền thống, hôn lễ sẽ được tổ chức theo phong cách Shinto tại một ngôi
đền. Cô dâu sẽ mang trang phục màu trắng tinh khiết từ đầu tới chân thật kín đáo và e thẹn bước đi bên
cạnh chú rể mới. Người Nhật quan niệm đây là cách để các cô dâu tương lại thể hiện sự trinh trắng,
nguyên vẹn với các vị thần trước khi bước sang một bước ngoặc thiêng liêng trong cuộc đời. Ngoài ra,
vật đội đầu cũng là một phụ kiện không thể thiếu. Tùy theo ý nghĩa, vật đội đầu chia làm hai loại:


watabōshi hoặc tsunokakushi. Chiếc sừng sẽ tượng trưng cho một cô dâu đảm, một người vợ hiền và
biết vâng lời. Chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng gọi là hakama.
Cũng giống Việt Nam, ngày tổ chức lễ cưới được lựa chọn rất cẩn thận theo tuổi tác của cô dâu và chú rể.
Lễ nghi truyền thống sẽ bắt đầu bằng việc cô dâu đi thăm đền chùa và tổ chức tiệc chia tay với gia đình
và hàng xóm. Sau đó, các nghi lễ chính sẽ diễn ra tại nhà Chú rể. Một nghi lễ quan trọng nhất trong lúc
làm lễ là việc đôi tân hôn hứa hẹn thề nguyền bằng cách trao các chén rượu sake cho nhau trong trang
phục đỏ và trắng, gọi là sansan kudo. “San-san-kudo” nghĩa là uống 3 ngụm. San = 3, ba ngụm rượu đầu
tiên thay mặt cho cô dâu chú rể và bố mẹ của hai bên. San = 3, ba ngụm rượu tiếp theo là tượng trưng
cho uống cạn đi lòng căm thù, đam mê và dối trá. Ku = 9, là con số may mắn trong quan niệm của người


Nhật. Do = thể hiện sự hòa hợp của hai tâm hồn, từ nay, cô dâu và chú rể là một, là của nhau mãi mãi.
Cùng với âm nhạc truyền thống, Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau tham gia nghi thức dâng những cành của
cây thần “Sakaki” lên cho những vị thần. Nghi thức này diễn ra nhanh chóng nhưng mang không khí rất
trang trọng. Nghi thức tiếp theo là giới thiệu gia đình hai họ và tiệc đón dâu. Khoảng 3 hoặc 5 ngày sau,
người vợ và chồng, trở về nhà cô dâu và mang theo quà tặng mọi người. Nghi thức này gọi là satogaeri.
Nghi lễ theo kiểu phương Tây Ngoài nghi thức truyền thống, nghi lễ theo hơi hướng phương Tây cũng đã
trở nên rất thịnh hành và phổ biến tại xứ sở phù tang. Hơi khác với nghi lễ truyền thống, lễ cưới này sẽ
được diễn ra tại nhà thờ hoặc trong một buổi tiệc ấm cúng, đơn giản ở một khách sạn hoặc nhà hàng
hay ngoài trời tùy theo sở thích và khả năng tài chính của cô dâu chú rể.
Mang hơi hướng của sự mới mẻ, phá cách và sang trọng, trang phục của cô dâu chú rể có thể thay đổi
như váy tắng tinh khôi với cô dâu và Vest chững chạc với chú rể. Phần cắt bánh cưới, trao nhẫn và việc
du ngoạn hưởng tuần trăng mật cũng là đều không thể thiếu trong nghi lễ hiện đại theo hơi hướng
phương Tây này. Tuy thế, trang phục truyền thống vẫn sẽ là trang phục không thể thay thế khi làm lễ của
cô dâu, chú rể và dòng họ hai bên. Trình tự của lễ cưới Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, lễ cưới của
người Nhật sẽ có một buổi diễn tập trước đó. Mẹ của cô dâu sẽ gỡ bỏ dần các tấm che mặt cho con giá
và người cha sẽ dắt tay con gái trao cho chú rể trong sự trịnh trọng. Đây có thể nói là điểm thú vị nhất
trong tục cưới xin của người dân sứ sở mặt trời mọc. Tất cả làm toát lên sự độc đáo, thú vị đầy thu hút
tại đất nước xinh đẹp và nên thơ này.




×