Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phong cách của người lãnh đạo, quản lý và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại UBND thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.2 KB, 28 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu về văn hóa công sở tại
UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam của tôi thực hiện. Các tài liệu thu
thập được trong đề tài nghiên cứu của tôi là đúng sự thật, không coppy đề tài
của tác giả khác.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Phong cách của người lãnh đạo, quản
lý và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại UBND thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
Nguyễn Thành Nam – giảng viên bộ môn Văn hóa công sở của trường Đại học
Nội vụ Hà Nội là người đã hướng dãn cho tôi những kiến thức và lý thuyết cơ
bản để tôi viết đề tài này.
Tôi chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị trong UBND
thị xã Điện Bàn đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, trong quá
trình viết đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót rất mong thầy giáo
đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp trồng người. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong UBND
thị xã Điện Bàn luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc của mình.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................2
6. Đóng góp của đề tài........................................................................................................2
7. Cấu trúc của đề tài...........................................................................................................3

Chương 1..............................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ, PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
...............................................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm.......................................................................................................4
1.1.1.1. Văn hóa..................................................................................................................4
1.1.1.2. Công sở.................................................................................................................4
1.1.1.3. Văn hóa công sở.....................................................................................................5
1.1.2. Biểu hiện của văn hóa công sở..................................................................................5
1.1.3. Vai trò của văn hóa công sở trong sự phát triển của công sở....................................6
1.1.4. Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước..............................................6
1.1.5. Ý nghĩa......................................................................................................................8
1.2. Cơ sở lý luận của phong cách lãnh đạo........................................................................8
1.2.1. Một số khái niệm.......................................................................................................8
1.2.1.1. Lãnh đạo.................................................................................................................8
1.2.1.2. Phong cách lãnh đạo..............................................................................................9
1.2.2. Các loại phong cách lãnh đạo...................................................................................9

Chương 2............................................................................................................10
THỰC TRẠNG CỦA VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VĂN HÓA CÔNG SỞ
TẠI UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN......................................................................10

2.1. Khái quát về UBND thị xã Điện Bàn.........................................................................10
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................................10
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thị xã Điện Bàn...............................11
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Điện Bàn (xem phụ lục 01)...............................11
2.2. Thực trạng về văn hóa công sở tại UBND thị xã Điện Bàn.......................................11
2.2.1. Về quy chế làm việc................................................................................................11
2.2.2. Về thời gian làm việc..............................................................................................12


2.2.3. Về cách bài trí công sở và nơi làm việc.................................................................12
2.2.4. Về trang phục, lễ phục............................................................................................13
2.2.5. Về giao tiếp, ứng xử, quan hệ trong công sở..........................................................13
2.2.6. Về môi trường làm việc...........................................................................................13
2.3. Chân dung nhà lãnh đạo, quản lý của UBND thị xã Điện Bàn..................................14
2.4. Phong cách lãnh đạo mà họ đã chọn..........................................................................14
2.5. Sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo, quản lý đến văn hóa công sở tại UBND thị
xã Điện Bàn.......................................................................................................................16

Chương 3............................................................................................................18
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CÔNG SỞ.......................................................................................18
3.1. Kiến nghị....................................................................................................................18
3.2. Giải pháp....................................................................................................................18
3.2.1. Xây dựng hệ giá trị chuẩn.......................................................................................18
3.2.2. Xây dựng bầu không khi làm việc..........................................................................19
3.3.3. Xây dựng tác phong chuyên nghiệp........................................................................19
3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.............................................................................21
3.3.5. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan........................................21

KẾT LUẬN........................................................................................................22

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, đẩy mạnh việc thực hiện văn hoá công sở là rất
quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng được một nền
hành chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong
giai đoạn mới.
Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa
người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với công dân và giữa cán bộ
công chức với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất
trong hoạt động công vụ. Văn hóa công sở còn là biểu hiện nổi bật của một xã
hội văn minh, mọi hoạt động công vụ đều có nề nếp, kỷ cương; mỗi người công
chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ,
hoàn thành tốt phần việc được giao. Để làm được điều này cần phải có các yếu
tố chế dộ chính sách, nội quy quy chế làm việc, phong cách người lãnh đạo, văn
hóa của đội ngũ nhân viên, cảnh quan kiến trúc... trong đó, phong cách của
người lãnh đạo là quan trọng nhất đối với sự phát triển của cơ quan. Bởi vì, nhà
lãnh đạo là người cầm đầu và quyết định các chủ trương, chính sách để phát
triển cơ quan, quyết định đến sự thành công hay thất bại của cơ quan. Khả năng
lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa quan trọng để trở thành một nhà quản trị giỏi.
Nên phong cách của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng văn
hóa công sở. Do vậy, em chọn đề tài: “Phong cách của người lãnh đạo, quản
lý và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại UBND thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu. Lý do em chọn đề tài này
là muốn đi sâu tìm hiểu văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo quản lý đến
văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, đưa ra một số
giải pháp để phát triển văn hóa công sở.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tham khảo các văn bản, tài liệu về văn hóa công sở:
+ Quyết định số 129/2007-QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Chính phủ ban hành
1


Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước
+ Báo cáo thực tập tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hiệp- lớp QTVPK6D về
thực trạng về văn hóa công sở tại UBND thị xã Điện Bàn, năm 2014.
Các văn bản liên quan mà UBND thị xã Điện Bàn đã ban hành.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa công sở
- Phạm vi nghiên cứu:
Tại trụ sở UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2000-2015
Trình bày những lý luận cơ bản về văn hóa công sở, phong cách lãnh đạo.
Trên cơ sở những lý luận cơ bản kết hợp với thực tế thì đưa ra các giải pháp
khắc phục.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ 3 vấn đề sau:
Cơ sở lý luận về văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo, quản lý.
Thực trạng về văn hóa công sở và sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo,
quản lý đến văn hóa công sở tại UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại UBND thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
6. Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu đã có một cái nhìn một cách tổng quát nhất về văn hóa

công sở của cán bộ, công nhân viên chức trong cơ quan; đồng thời cho độc giả
cái nhìn thu nhỏ về bộ máy làm việc của UBND thị xã Điện Bàn và phát hiện ra
những ưu điểm và mặt còn hạn chế trong văn hóa công sở.
Giải pháp đưa ra có thể ứng dụng vào thực tế và góp phần xây dựng và
phát triển văn hóa công sở tại cơ quan.
Kết quả đạt được của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
2


những ai quan tâm tới ''Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
hiện nay''.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài có cấu trúc gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo,
quản lý.
Chương 2: Thực trạng về văn hóa công sở và sự ảnh hưởng phong
cách của người lãnh đạo, quản lý đến việc xây dựng văn hóa công sở tại
UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp để xây dựng và phát triển văn
hóa công sở tại UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ, PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Văn hóa
− Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội.

− Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà
con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tcas và hoạt dộng
sáng tạo. Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thê hệ nối tiêp theo sau.
− Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân
một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với
dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lối sống và lao động.
1.1.1.2. Công sở
- Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để
tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức
thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo
văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy
quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà
nước giao. Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân . Do đó,
công sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà
nước.
- Là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được
Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm
theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà
nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức
do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước
hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.

4


1.1.1.3. Văn hóa công sở
Văn hóa công sở là hệ thống những giá trị chuẩn mực văn hóa gắn với
việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công sở của cơ quan

nhà nước nói chung và tại mỗi công sở nói riêng.
1.1.2. Biểu hiện của văn hóa công sở
Văn hóa trong công sở cũng có rất nhiều đặc điểm nhưng chủ yếu là
những đặc điểm sau đây để nhấn mạnh làm rõ đặc điểm của văn hóa:
Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong công
sở. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó đánh vào ý thức của mỗi người các
bộ công chức, người cán bộ phải xem công việc của cơ quan như công việc của
gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc. Có như vậy hiệu quả làm
việc mới cao được. Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự quản tự giác của cán
bộ công chức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm…
Tạo bầu không khí cởi mở trong công sở. Ở đây đánh giá vào tâm lí của
từng cá nhân trong công sở, trên thực tế cho thấy, khi làm việc, nếu tinh thần
thoải mái thì làm việc rất hiệu quả, và ngược lại. Do vậy tạo bầu không khí cởi
mở là vấn đề cần được chú ý tới.
Các xung đột nội bộ được giải quyết tốt hay không.bất kì một cơ quan nào
thì việc xung đột giữa các thành viên trong cơ quan chắc cắn sẽ có nhưng ở mức
độ lớn hay nhỏ. Tuy nhiên nếu biết nắm bắt tình hình và tâm lí của từng người
thì sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột đó.
Các biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong phú.cần
phải xem xét một cách tỉ mỷ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng
của chúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ chức
công sở nói chung.
Kĩ thuật điều hành tạo nên Văn hoá tổ chức công sở. Đây là vấn đề có liên
quan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước. Nếu những
kỷ cưng này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở sẽ được
đề cao và tổ chức có điều kiện để phát triển.

5



1.1.3. Vai trò của văn hóa công sở trong sự phát triển của công sở
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội.
Thứ nhất, văn hóa công sở góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có
kỷ cương, dân chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa
quyền. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công
chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công
sở;
Thứ hai, tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sở
này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác;
Thứ ba, văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những
tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho
nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá
tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Việc hướng các cán bộ
công chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn
mực văn hóa của công sở, đó chính là làm cho cán bộ công chức hoàn thiện
mình;
Thứ tư, mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển
của công sở. Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh,
tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai
trò giúp công sở phát huy hết năng lực của cán bộ công chức, khuyến khích họ
hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của công sở.
1.1.4. Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, các cán bộ công chức đều ý thức
rất rõ: họ đang làm việc vì ai, vì cái gì và tại sao họ lại đạt hiệu quả làm việc cao
như vậy. Phần lớn họ có ý thức văn hoá dân tộc rất cao, có nhận thức cao trong
sự phát triển đất nước, ý thức về danh dự của nhà nước, về truyền thống của cơ
quan công sở, nơi đang làm việc và cống hiến; hơn nữa lương tâm và danh dự, ý
thức về sự tồn tại khiến họ ý thức được văn hoá là động lực phát triển của mọi
hoạt động trong các cơ quan hành chính hiện nay.

6


Văn hoá nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ,
công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn
hoá của mỗi người. Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước
Gắn liền với trình độ học vấn và trình độ văn minh trong hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước. Một nền văn minh mới xuất hiện đã thể hiện
ở sự hình thành các tiêu chí, chuẩn mực trong hoạt động công sở, quan hệ ứng
xử và môi trường chính trị mang đậm màu sắc văn hoá nhân văn, nhân ái và
nhân bản, với các giá trị chân, thiện, mỹ. Việc các công sở khuyến khích, thậm
chí bao cấp việc học tập cho các thành viên là nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động
của các công sở hiện nay.
Một số các quốc gia trên thế giới quy định cán bộ, công chức khi đến
công sở phải, mặc đồng phục được coi là trách nhiệm cao, dù không cần một lời
tuyên thệ nào. Điều này làm cho mỗi cán bộ, công chức tự khép mình vào kỷ
luật và khuôn phép, coi kỷ luật công sở là hòn đá tảng của tinh thần văn hoá dân
tộc. Tài sản vô hình ở các công sở hiện nay bao gồm các yếu tố như: thông tin
khoa học - công nghệ, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý, sự tín nhiệm của
nhân dân đối với cán bộ, công chức nhà nước. Những điều này có thể coi là sự
chuyển hoá các năng lượng tinh thần của con người vào hoạt động công sở, đó
chính là văn hoá công sở.
Thể hiện sự định hướng giải quyết đúng đắn trong từng thời kỳ mối quan
hệ giữa hiện đại hoá công sở với việc thực hiện sự công bằng cho các thành viên
trong công sở. Khi văn hoá phát huy tác dụng trong việc phát triển nguồn nhân
lực công sở, tức là văn hoá đã tham gia vào quá trình hình thành quan hệ đồng
thuận giữa hiện đại hoá công sở với đảm bảo sự công bằng cho các thành viên.
Chỉ có như vậy mới phát huy được các biện pháp hành chính trong chống tham
nhũng, hối lộ, quan liêu, đặc quyền, đặc lợi trong công sở.

Thể hiện quan niệm về sự bình đẳng và thực hiện bình đẳng. Theo ý nghĩa
văn hoá, bình đẳng là mọi thành viên trong công sở đều có cơ hội như nhau
(trong học tập, đào tạo, việc làm...) để phát triển. Phát triển công sở không có
7


nghĩa là đào thêm hố sâu sự bất bình đẳng và thiếu công bằng trong việc thực
hiện các lợi ích giữa các thành viên trong công sở, càng không thể làm giàu bằng
mọi giá, nhất là trong cơ quan y tế và trường học.
1.1.5. Ý nghĩa
Có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng, hiệu
quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của
đội ngủ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính nhà
nước.
Khơi dậy, phát huy được nhân lực, tạo được nét văn hóa riêng cho mỗi
công sở, có sự đồng thuận chung của các cá nhân trong từng tổ, nhóm nói riêng
và trong toàn tổ chức nói chung.
Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, mặt khác tạo nên bầu không
khí làm việc khoa học, công minh, tránh để các thành viên trong tổ chức nghi kị,
không phục cấp trên, khiếu kiện.
Ngăn nắp trong công việc tạo một môi trường làm việc sạch sẽ, tạo nhu
cầu cho các nhân viên, tập thể, cũng như các hoạt động giao lưu giữa các cá
nhân, tổ, nhóm với nhau với mục tiêu tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến,
kinh nghiệm…để hoàn thành nhiệm vụ chức năng của tổ chức. Qua đó, tạo cơ
hội để mỗi thành viên có thể khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức.
1.2. Cơ sở lý luận của phong cách lãnh đạo
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Lãnh đạo
Lãnh đạo là tiến trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần
làm tốt các công việc, hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu của đã định của

tổ chức.
Nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay
một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những
người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
Một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả
năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.
8


1.2.1.2. Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo
thường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức
làm việc của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi
của người đó thể hiện các nổ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người
khác.
Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu
hiệu đặc trưng của hoạt động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi
đặc điểm nhân cách của họ.
1.2.2. Các loại phong cách lãnh đạo
- Phong cách lãnh đọa độc đoán là người lãnh đạo chuyên quyền là người
thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là người quyết đoán, ít có lòng tin vào cấp
dưới. Họ thúc đẩy nhân viên chủ yếu bằng đê dọa và trừng phạt.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ là người lãnh đạo theo phong cách dân chủ
thường tham khảo ý kiến của cấp dưới về hành động và quyết định được đề xuất.
- Phong cách lãnh đọa tự do là phong cách nhà quản trị cho phép người
dưới quyền ra quyết định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra quyết
định cảu các tổ chức.
Tiểu kết:
Qua chương 1, ta hiểu được thế nào là văn hóa công sở, phong cách của

người lãnh đạo và vai trò của văn hóa có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát
triển của công sở.

9


Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VĂN HÓA CÔNG SỞ
TẠI UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
2.1. Khái quát về UBND thị xã Điện Bàn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Điện Bàn là vùng đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam.
Điện Bàn có diện tích tự nhiên là 21.471 ha, trong đó có 10.046 ha đất nông
nghiệp. Dân số có 203.295 người. Đơn vị hành chính gồm 7 phường, 13 xã. Địa
bàn trải dài từ 15050 đến 15057 vĩ độ Bắc và từ 1080 đến 108020’ kinh độ
Đông, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25km
về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; phía Nam
giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông giáp biển Đông và đô thị cổ Hội An, phía
Tây giáp huyện Đại Lộc.
Lịch sử hình thành và phát triển của Điện Bàn gắn liền với quá trình mở
đất của dân tộc Việt về phương Nam. Vùng đất Điện Bàn xưa thuộc đất Việt
Thường Thị của các vua Hùng. Từ năm 206 TCN đến năm 192 SCN, thời Nhà
Hán, thuộc quận Tượng Lâm và từ năm 192 đến năm 1306 thuộc Vương quốc
Chăm Pa.
Điện Bàn được mệnh danh là “Địa linh nhân kiệt” với nhiều tên tuổi của
các nhà khoa bảng, các chí sĩ yêu nước như: Binh bộ Thượng thư Hoàng Diệu Vị Tổng đốc thành Hà Nội đã “cùng thành mà mất làm gương để đời”; Tiến sĩ
Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân đất nước, Tiến sĩ Trần Quý Cáp với phong
trào Duy tân, Chí sĩ Trần Cao Vân với cuộc khởi nghĩa Duy tân yêu nước năm
1916, Nhà ngoại giao Nguyễn Thành Ý, Y sĩ yêu nước Lê Đình Dương, Nghị sĩ

ái quốc Phan Thanh... Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Điện Bàn tiếp tục được phát
huy. Qua hai cuộc kháng chiến, Điện Bàn là nơi có nhiều liệt sĩ, thương binh và
Bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu của cả nước như: AHLS Nguyễn Văn Trỗi,
người con gái Việt Nam Trần Thị Lý, mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ
10


có 9 con là liệt sĩ... Toàn Thị xã Điện Bàn hiện nay có hơn 19.000 liệt sĩ, gần
8.000 thương bệnh binh, 2171 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 24 tập thể, trên 60
cá nhân được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân”.
Sau khi Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, 30/4/1975, Quảng Nam
được gọi là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng gồm thành phố Đà Nẵng, thị xã Tam Kỳ,
thị xã Hội An và 14 huyện. Điện Bàn là một trong 14 huyện của Quảng Nam. Từ
ngày 1/1/1997 khi Đà Nẵng tách khỏi Quảng Nam, Điện Bàn là một huyện của
tỉnh Quảng Nam.
Qua 40 năm hòa bình độc lập, Điện Bàn không ngừng phát triển về mọi
mặt, trở thành vùng kinh tế năng động Bắc Quảng Nam. Điện Bàn cơ bản thành
huyện công nghiệp vào năm 2010, có 3 tập thể, 5 cá nhân vinh dự được Đảng và
Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”, trong đó Điện Bàn được
phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” vào năm 2005.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị
quyết công nhận Điện Bàn thành Thị xã. Đây là dấu ấn vô cùng quan trọng,
khẳng định vai trò, vị thế của Điện Bàn, là động lực mạnh mẽ để Điện Bàn tiếp
tục phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Thị xã
Điện Bàn ngày càng giàu đẹp, văn minh.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thị xã Điện Bàn
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thị xã Điện Bàn được quy
định rõ trong Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Điện Bàn (xem phụ lục 01)
2.2. Thực trạng về văn hóa công sở tại UBND thị xã Điện Bàn
2.2.1. Về quy chế làm việc
UBND thị xã Điện Bàn có ban hành quy chế làm việc rất rõ ràng. Nội
dung quy chế hình thành trên cơ sở sự đóng góp ý kiến của cán bộ, công chức
trong cơ quan. Nội dung của quy chế làm việc liên quan đến các quy định về giờ
giấc làm việc, trang phục, lễ phục của công chức; về bài trí công sở nơi làm
việc; về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong công sở; về tinh thần, trách nhiệm
11


đối với công vụ; về thái độ, trách nhiệm đối với nhân dân; về ý thức bảo vệ tài
sản công... Những quy định đó hoàn toàn phù hợp với nội dung của Quy chế văn
hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước.
Phần lớn các cán bộ công chức của thị xã thực hiện tốt và nghiêm túc nội
quy, quy chế làm việc của cơ quan. Đây là điều cần thiết để đảm bảo tính có tổ
chức, kỷ luật và sự nghiêm minh nơi công sở.
2.2.2. Về thời gian làm việc
Theo quy định của Chính phủ thì cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
làm việc 8h/ngày (tương đương 48 tiếng/tuần). Tùy vào đặc điểm công việc và
điều kiện cụ thể mà các cơ quan, công sở đưa ra những quy định cụ thể về thời
gian bắt đầu và kết thúc công việc đối với công chức, viên chức. Theo đó,
UBND thị xã Điện Bàn quy định về thời gian của công chức từ 7h đến 11h30 và
từ 13h đến 16h30.
Qua khảo sát nhìn chung tất cả cán bộ UBND thị xã Điện Bàn làm việc
đúng thời gian quy định, tuân thủ nghiêm túc giờ giấc làm việc tại công sở theo
quy định. Chỉ một số ít công chức chưa chấp hành nghiêm túc quy định về thời
gian làm việc như đi muộn, về sớm hoặc tranh thủ thời gian công để làm việc
riêng, vẫn còn xảy ra tình trạng công chức tụ tập trò chuyện trong giờ làm việc,
hút thuốc, uống ruợu, chơi game...

2.2.3. Về cách bài trí công sở và nơi làm việc
Qua quan sát thấy trụ sở UBND thị xã Điện Bàn có gắn biển tên cơ quan
ở cổng chính, biển tên chức năng phòng ban và chức danh, tên của công chức
bên ngoài cửa phòng làm việc. Trong phòng họp, hội trường có treo quốc kỳ,
quốc huy, cờ đảng, ảnh tượng Hồ Chí Minh,... và có bố trí những vị trí phù hợp
trong phòng theo quy chế văn hóa công sở. Vị trí của các cán bộ, công chức
được bố trí một chỗ làm việc ổn định, được trang bị những phương tiện làm việc
cần thiết: bàn ghế, ánh sáng, quạt, máy tính, điện thoại cố định, văn phòng
phẩm,..
Tuy nhiên, vẫn còn biểu hiện trang trí phòng làm việc, chỗ ngồi làm việc
theo sở thích cá nhân ảnh hưởng đến mỹ quan, văn hóa nơi công sở.
12


2.2.4. Về trang phục, lễ phục
Về trang phục của cán bô, công chức tại UBND thị xã Điện Bàn được quy
định như sau:
Nam: mặc vest, áo sơ mi, quần sẫm màu, không bỏ áo sơ mi ra ngoài
quần;
Nữ: áo sơ mi, quần âu hoặc váy sẫm màu phù hợp với nơi công sở, không
được mặc áo không có tay hay chân váy quá ngắn;
Nhìn chung, trang phục của các cán bộ công chức cơ quan rất gọn gàng,
sạch sẽ và lịch sự, đeo thẻ công chức trong suốt thời gian làm việc.
2.2.5. Về giao tiếp, ứng xử, quan hệ trong công sở
Về cách xưng hô trong công sở: xưng hô theo giới tính, tuổi tác. Đây cũng
là cách xưng hô truyền thống trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.
Về thái độ ứng xử: tôn trọng đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến của đồng
nghiệp, công bằng, vô tư khi đánh giá đồng nghiệp. Lịch sự, nhã nhặn trong giao
tiếp với đồng nghiệp, giữ uy tín cho đồng nghiệp và cơ quan là thái độ ứng xử
chủ yếu của công chức. Các cán bộ được trao đổi thẳng thắn, cởi mở với lãnh

đạo cơ quan và đồng nghiệp.
Về quan hệ đồng nghiệp: các cán bộ thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ
đồng nghiệp trong công việc tạo ra bầu không khí làm việc với tinh thần hợp tác,
gần gũi, cởi mở nơi công sở, góp phần thắt chặt và củng cố thêm sự đoàn kết của
tập thể. Trong quan hệ với nhân dân, thái độ ứng xử gần gũi, lắng nghe, tôn
trọng nhân dân, giúp đỡ, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện theo chính sách,
pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp công chức có biểu hiện
cửa quyền gây khó khăn, lớn tiếng với nhân dân.
2.2.6. Về môi trường làm việc
Tất cả các cán bộ, công chức hài lòng được làm việc trong một môi
trường dân chủ, đoàn kết.
Tóm lại, thực trạng văn hoá công sở tại UBND thị xã Điện Bàn nói chung
hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu
kém.
13


Một là, nhận thức của một số cán bộ, công chức chậm được đổi mới, luôn
có tư tưởng bảo thủ, trì trệ;
Hai là, tình trạng lãng phí thời gian còn xảy ra phổ biến, một bộ phận
không nhỏ cán bộ, viên chức đến công sở muộn, về sớm, chưa có tác phong làm
việc đúng mực; không tích cực, nỗ lực hoàn thành nhiệm được giao. Tình trạng
lãng phí thời gian, lãng phí trong sử dụng trang thiết bị công sở như điện nước,
điện thoại, máy tính….. còn khá phổ biến.
2.3. Chân dung nhà lãnh đạo, quản lý của UBND thị xã Điện Bàn
Lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn đó là ông Trần Úc-Chủ tịch UBND thị
xã Điện Bàn là một người dám nghĩ, dám làm, và có kỹ năng ra quyết định. Hiểu
rõ suy nghĩ của nhân viên, không gì bằng lãnh đạo phải biết lắng nghe nhân
viên.
Ông là người có tấm lòng, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp và cấp

dưới. Có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng chiến lược, dự đoán trước được
những thay đổi, cơ hội lớn trong tương lai. Mặt khác, ông còn là người có óc
sáng tạo, có kiến thức, có năng lực quản lý, lãnh đạo cơ quan.
Tạo lập mối quan hệ. Đây là yếu tố cơ bản nhất của người lãnh đạo. Tạo
dựng mối quan hệ tốt với người khác, tạo cho họ sự tin tưởng và truyền tải đến
họ những lí do thật sự thuyết phục là đòi hỏi đầu tiên để trở thành một nhà quản
lý giỏi.
Ông là một người công bằng, minh bạch, việc nào ra việc đấy, khiến mọi
người rất tôn trọng. Ông cùng ăn cùng mặc, cùng sinh hoạt, cùng chơi với nhân
viên, nhân viên luôn cảm thấy không còn khoảng cách với lãnh đạo và dễ chia sẻ
với lãnh đạo hơn. Đặc biệt, những việc nhân viên làm lãnh đạo cũng làm được,
sự tâm phục, ngưỡng mộ của nhân viên dành lãnh đạo càng cao.
Người lãnh đạo biết công nhận những đóng góp cá nhân, đánh giá và khen
thưởng đúng lúc sự thành công của nhân viên và biết cùng nhau chia sẻ thành
quả với mọi người.
2.4. Phong cách lãnh đạo mà họ đã chọn
Như chúng ta biết, phong cách lãnh đạo có 3 phong cách: độc đoán, dân
14


chủ, tự do. Mỗi phong cách có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng phong
cách đặc trưng mà người lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn đó là phong cách lãnh
đạo dân chủ. Bằng việc người lãnh đạo biết phân chia quyền lực cúa mình, cho
phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến, phân công công việc theo năng lực
của mỗi người. Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công việc có
liên quan đến chuyên môn của nhân viên.
Xây dựng cơ chế để nhân viên có quyền hạn nhất định, có thể chủ động
trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách.
Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là người hiền hòa, ít cáu
giận, luôn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo.

Một môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường là nơi có
những người lãnh đạo dân chủ.
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:
Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc
quyết định các công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý một cách
nhanh chóng hơn, chính xác và hiệu quả hơn.
Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi
người tập trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì
ganh ghét, đố kỵ nhau.
Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo dân chủ có
được những quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế.
Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên
gắn bó làm việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty.
Phát huy được năng lực tập thể hay của các cá nhân.
Tạo cho cấp dưới sự chủ động cần thiết.
Quyết định của nhà quản trị thường được cấp dưới chấp nhận, ủng hộ và
làm theo.
Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp.
Nhược điểm:
Nếu thiếu sự quyết đoán, nhà lãnh đạo có thể trở thành người theo đuôi
15


cấp dưới, ba phải.
Quyết định chậm, bỏ lỡ thời cơ.
Nếu không có tài năng thực sự sẽ không dám chịu trách nhiệm cá nhân.
2.5. Sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo, quản lý đến văn hóa
công sở tại UBND thị xã Điện Bàn
Văn hóa công sở có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ quan,
muốn xây dựng văn hóa công sở tiến bộ, văn minh, hiện đại thì yêu cầu nhà lãnh

đạo cần phải đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để phát triển
văn hóa công sở, cần tạo một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ
trong cơ quan. Chính vì vậy, phong cách của nhà lãnh đọa có ảnh hưởng rất lớn
đến việc xây dựng văn hóa công sở.
Nhà lãnh đạo cần phải ban hành quy chế văn hóa công sở để tất cả các cán
bộ, công chức thực hiện một cách hiệu quả. Nhà lãnh đạo cần tạo ra môi trường
làm việc lành mạnh, tốt đẹp để nhân viên buộc phải quan tâm đến hiệu quả công
việc chung của công sở, giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá
mình, chống lại những biểu hiện thiếu văn hóa như: tham ô, quan liêu, hách
dịch, cửa quyền.
Nói đến con người chính là nói đến văn hóa, vì toàn bộ những giá trị văn
hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con người. Những phẩm
chất và năng lực đó của cán bộ, công chức được vật chất hóa tạo thành nguồn
lực nuôi dưỡng sự tồn tại và phát triển công sở. Môi công chức cần phát huy hết
sở trường của mình trong công việc. Do vậy, người lãnh đạo cần phải bố trí mỗi
vị trí công việc cần đúng chuyên môn, năng lực của nhân viên mình trong hoạt
động công sở.
Nhà lãnh đạo cần tạo ra mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức trong
công việc; các chuẩn mực xử sự, các nghi thức giao tiếp hành chính, các phương
pháp giải quyết bất đồng trong trong cơ quan.
Nếu nhà lãnh đạo không xây dựng tốt mối quan hệ của nhân viên trong cơ
quan, không thưởng phạt nghiêm minh đối với những cán bộ vi phạm như đi làm
16


muộn, về sớm, tán gẫu trong giờ làm việc, lãng phí thời gian công, lạm dụng các
trang thiết bi của cơ quan: máy tính, điện thoại,.. để làm việc riêng, thì văn hóa
công sở sẽ không được thực hiện nghiêm túc, tình trạng như trên sẽ kéo dài, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của cơ quan.
Tiểu kết:

Tóm lại, trong chương này ta có thể thấy rõ thực trạng văn hóa công sở
của UBND thị xã Điện Bàn xảy ra như thế nào, sự quan tâm của lãnh đạo đến
văn hóa công sở ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ quan. Qua đó, cần
đưa ra các giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng trên.

17


Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CÔNG SỞ
3.1. Kiến nghị
Hiện nay, những điểm còn hạn chế trong văn hóa công sở của cán bộ như:
đi họp muộn, nói chuyện riêng trong buổi họp, di làm muộn, về sớm, tác phong
làm việc không chuyên nghiệp, ...
Mỗi người cần phải phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức có phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm chất
đạo đức tốt, góp phần xuất sắc nhiệm vụ được giao. Khi tiếp xúc với dân, cần
phải có thái độ tôn trọng dân, chú ý ứng xử với dân một cách có văn hóa. Điều
đó góp phần tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh nơi công sở.
Văn hóa công sở thể hiện ở cách thức cung cấp thông tin. Các cán bộ,
công chức ở cơ quan nên chủ động cung cấp thông tin và thể hiện sự trân trọng
đối với công chúng.
Khi xây dựng cơ quan có đời sống văn hóa, chương trình xây dựng văn
hóa công sở đã được cải thiện nhiều thông qua đội ngũ công chức ngày càng
gương mẫu hơn với những tiêu chí: công chức có chuyên môn, nghiệp vụ,; ứng
xử văn hóa; ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sụ, tiết kiệm; công sở sạch đẹp, an toàn,
gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức trung thành - sáng tạo
- tận tụy - gương mẫu, nhằm cải tiến lối làm việc, áp dụng cơ chế một cửa, công
khai minh bạch và từng bước đơn giản thủ tục hành chính công.

Để thực hiện những yêu cầu trên, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng
cao văn hóa còn cần tới những quy tắc, quy chuẩn ứng xử theo quy định của nhà
nước và các chế tài xử lý vi phạm, khen thưởng, động viên.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Xây dựng hệ giá trị chuẩn
Xây dựng hệ giá trị chuẩn về “Văn hóa công sở” là yêu cầu trước tiên.
Bên cạnh đó, phải có chế tài cụ thể và đủ mạnh để xử lý các tổ chức, cá nhân vi
phạm những chuẩn mực về văn hóa trong công sở. Giá trị văn hóa không thể
18


cân, đo, đong, đếm được mà nó phải được hình thành từ trong ý thức, tạo dựng
niềm tin và động lực của mỗi cá nhân. Chỉ khi nào cán bộ, công chức có niềm
tin vững chắc vào những giá trị văn hóa mà công sở đang theo đuổi, khi đó
những biểu hiện thiếu văn hóa tại các cơ quan nhà nước mới bị dẹp bỏ dần.Sẽ
không thừa nếu nói rằng để đạt được những giá trị văn hóa công sở, chỉ thực
hiện được bằng cách cấp trên làm trước, cấp dưới làm sau; lãnh đạo làm gương
để nhân viên noi theo, tất cả cán bộ, công chức, viên chức cùng hành động.
3.2.2. Xây dựng bầu không khi làm việc
Xây dựng và gìn giữ bầu không khí làm việc nơi công sở là một trong
những điều quan trọng hiện nay. Không thể có một công sở văn hóa nếu trong
nội bộ luôn tồn tại những căng thẳng, soi xét lẫn nhau; cấp dưới nghi ngờ cấp
trên, cấp trên đề phòng cấp dưới… Không thể là văn hóa, nếu cán bộ, công chức
khi làm việc chỉ để đến tháng nhận lương, ngoài ra không quan tâm đến những
vấn đề khác. Vì vậy, công sở không phải là “công xưởng” mà là môi trường xã
hội thu nhỏ, ở đó mỗi cán bộ, công chức với sự tích cực của mình, họ sẽ tạo nên
bầu không khí làm việc của công sở. Nếu không khí làm việc cởi mở, tin tưởng
lẫn nhau sẽ khơi nguồn được sự sáng tạo của các thành viên và ngược lại, nếu
bầu không khí nặng nề, căng thẳng sẽ là rào cản đối với hoạt động của công sở.
3.3.3. Xây dựng tác phong chuyên nghiệp

Chuyên nghiệp, hiểu theo nghĩa chung nhất là mỗi người chuyên tâm vào
công việc của mình, toàn tâm, toàn ý để hoàn thành công việc của mình một
cách tốt nhất; chuyên nghiệp là có sự hiểu biết rộng và giỏi một lĩnh vực cụ thể.
Trong hành chính công vụ, chuyên nghiệp còn là biết cách phối hợp, điều tiết
công việc phù hợp với tiến độ và môi trường xung quanh để tạo nên hiệu quả tốt
nhất; tác phong làm việc năng động, khoa học kết hợp với việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào công việc. Tác phong chuyên nghiệp đòi
hỏi nhà quản lý và các nhân viên phải thực hiện tốt những nội dung cơ bản:
- Một trong những hạn chế khá phổ biến của cán bộ, công chức là làm
việc chưa khoa học, thiếu tâm huyết. Biểu hiện ở việc không tuân thủ thời gian,
làm việc chậm chạp, lề mề; làm việc không có kế hoạch dẫn đến làm việc
19


thường bị động, hiệu quả thấp, nhiều khi mang tính đối phó cho xong việc. Do
đó, phải từng bước thiết lập tác phong làm việc khoa học, làm việc theo kế
hoạch, tiết kiệm thời gian.
- Trong công sở mọi người phải thống nhất vào mục đích chung, nhưng
mỗi người có một nhiệm vụ riêng. Khả năng độc lập tác chiến cho phép cán bộ,
công chức phát huy được tính sáng tạo của mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm
vụ được giao, nó thể hiện rõ năng lực của từng người. Đồng thời, tính độc lập
trong công việc không loại trừ khả năng phối hợp trong hoạt động của cán bộ,
công chức, vì một khi đã làm chủ được công việc mình thì họ luôn biết mình
phải hợp tác với ai để công việc hiệu quả cao nhất.
- Nếu như cán bộ, công chức không trang bị cho mình những kiến thức
mới, phù hợp thì sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Chuyên nghiệp trong công việc, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải
chuyên nghiệp trong giao tiếp, ứng xử. Giao tiếp trong công sở là một khoa học
và là một nghệ thuật. Hiệu quả giao tiếp của công chức góp phần xây dựng một
nhà nước thân thiện với nhân dân, phục vụ nhân dân, ngoài ra giao tiếp hiệu quả

giúp công sở hạn chế được những rủi ro như hiểu lầm, khiếu kiện… Đối với cá
nhân, giao tiếp tốt còn mở rộng các mối quan hệ xã hội và nắm bắt nhanh chóng
các cơ hội đến với bản thân.
- Chuyên nghiệp trong công việc còn biểu hiện ở tính kỷ luật, tích cực
tham gia hoạt động do đoàn thể trong công sở. Một cán bộ, công chức chuyên
nghiệp còn phải biết làm việc hết sức và chơi hết mình; thư giãn đúng lúc, đúng
cách là biện pháp tốt nhất để phục hồi lại năng lượng đã mất.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với nhận thức
của người dân không ngừng được nâng lên, những biểu hiện thiếu văn hóa trong
các cơ quan nhà nước sẽ là những rào cản cho sự phát triển chung của xã hội.
Do đó nhận thức đúng đắn và tích cực xây dựng văn hóa công sở sẽ góp phần
quan trọng trong việc xây dựng nền hành chính công vụ hiện đại, hiệu quả và
thân thiện với nhân dân.

20


3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức về văn hóa công sở và tầm quan trọng của văn hóa công
sở. Chú trọng đến công tác tuyên truyền miệng, gắn với công tác giáo dục chính
trị tư tưởng, thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ
Chí Minh và phong trào thi đua xây dựng người cán bộ công chức “trung thành tận tụy - sáng tạo - gương mẫu”. Phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của cấp
ủy và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn
viên, cán bộ, công chức, viên chức.
3.3.5. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thường xuyên quan tâm, gương mẫu và
nghiêm túc trong tổ chức thực hiện văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị mình.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa công
sở trong cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng, động viên cán bộ,
công chức, viên chức thực hiện tốt văn hóa công sở. Bổ sung việc thực hiện văn
hóa công sở vào tiêu chí bình xét thi đua hằng năm. Xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm các quy định về văn hóa công sở.
Tiểu kết:
Qua chương 3, ta thấy những ưu, nhược điểm rõ ràng tại công sở, đồng
thời đã đưa ra những biện pháp thúc đẩy văn hóa công sở ngày càng tiến bộ, văn
minh.

21


×