Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phong cách của người lãnh đạo, quản lý và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại uỷ ban nhân dân thành phố lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.47 KB, 21 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư thì nước ta có tới 40000 doanh
nghiệp đang hoạt động cộng với hàng ngàn doanh nghiệp và cơ quan tổ chức
nhà nước nhưng về văn hóa công sở hiện nay chưa được chú trọng quan tâm
nhiều dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan nhiều công sở chưa định hình và nhận
thấy được tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa công sở tại cơ quan, đơn vị
mình.
Bên cạnh phương thức hoạt động, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của
văn hóa công sở đã bám sâu vào từng nhân viên làm nên sự khác biệt của doanh
nghiệp với cơ quan tổ chức khác . Một cơ quan, công sở xuất sắc có tầm cạnh
tranh , bền vững thì phải xây dựng được văn hóa công sở hùng mạnh và lâu dài,
văn hóa công sở bền vững và định hình được những chuẩn mực đó trước hết
phải ở phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại các cơ quan công sở tại Việt Nam có rất ít cơ quan hiểu
chính xác đầy đủ về văn hóa công sở như nhìn nhận chính xác đầy đủ về văn hóa
công sở cũng như nhìn nhận được tầm quan trọng và vai trò to lớn của người
lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa công sở cho cơ quan tổ chức mình.
Với tất cả những lý do trên em đã chọn đề tài “Phong cách của người
lãnh đạo, quản lý và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại Uỷ
ban nhân dân thành phố Lạng Sơn”

2.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Phong cách của người lãnh đạo, quản lý và sự ảnh hưởng đến


việc xây dựng văn hóa công sở

3.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn

4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo và tổng quan về Uỷ
ban nhân dân thành phố Lạng Sơn
2


-

Thực trạng văn hóa công sở tại Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn
Một số giải pháp nâng cao văn hóa công sở và hiệu quả quản lý tại Uỷ ban
nhân dân thành phố Lạng Sơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài phải nêu được cơ sở lý luận về văn hóa công
sở, vai trò của phong cách người lãnh đạo có ảnh hưởng như thế nào đến việc
xây dựng văn hóa công sở. Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại và
đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng văn hóa công sở tại Uỷ ban nhân
dân thành phố Lạng Sơn

5.

Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng một số phương pháp sau:

6.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Lấy nguồn từ internet.
Cấu trúc đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo bài tiểu
luận gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo và tổng quan về Uỷ ban
nhân dân thành phố Lạng Sơn
Chương II. Thực trạng văn hóa công sở tại Uỷ ban nhân dân thành phố
Lạng Sơn
Chương III. Một số giải pháp để nâng cao văn hóa công sở và hiệu quả
quản lý tại Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn

3


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VA
TỔNG QUAN VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN THANH PHỐ LẠNG SƠN
1. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo
1.1 Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là thuật ngữ dùng khi đối tượng quản lý là con người. Chủ thể
quản lý tác động đến đối tượng quản lý là con người thì quá trình này có thể gọi
là quá trình quản lý xã hội hay còn gọi là lãnh đạo.
Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất,
nguyên tắc hoạt động của một hệ thống và tổ chức động viên thực hiện chúng
trong những điều kiện, môi trường nhất định.

Người lãnh đạo là chủ thể quản lý, giữ vị trí vạch ra đường lối, mục đích
của hệ thống, khống chế và chi phối hệ thống. Người bị lãnh đạo là cá nhân, tập
thể có nhiệm vụ phục từng và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc tổ chức mà
người lãnh đạo đề ra.
Vậy, hoạt động lãnh đạo là một hoạt động quan trọng trong xã hội. Mỗi
người lãnh đạo đều có một cách thức làm việc riêng tạo nên một phong cách
lãnh đạo.
1.2 Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Nhìn chung những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều
mặt, nhiều đặc trưng khác nhau cảu phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên phần lớn
các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh
đạo, chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động:
Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi
trường xã hội, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hóa…
Như vậy chúng ta có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo như sau: Phong cách
lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan
của người lãnh đạo và yếu tố môi trường trong hệ thống quản lý.
4


Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ
lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh đạo là cách
thức làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt
động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quảnlý, nó
không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng
và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo. Mỗi nhà quản trị đều có một phong

cách lãnh đạo riêng, không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi tình
huống quản trị, điều quan trọng là nhà quản trị biết cách vận dụng phong cách
lãnh đạo tuỳ thuộc vào mỗi tình huống cụ thể. Cách Nhà quản trị thường sử
dụng 3 phong cách lãnh đạo cơ bản đó là phong cách lãnh đạo chuyên quyền;
phong cách lãnh đạo dân chủ; phong cách lãnh đạo tự do.
2. Khái quát về Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn
2.1 Lịch sử hình thành
Từ xưa, thành phố Lạng Sơn là trung tâm của một vùng đất biên giới, nằm
trên con đường giao thông huyết mạch có từ rất lâu, nối liền từ vùng biên ải
đến kinh thành Thăng Long. Đây cũng là con đường giao lưu chính trị - kinh
tế - văn hóa - xã hội giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại
phong kiến Trung Quốc. Nơi đây cũng đã từng diễn ra nhiều trận đánh lịch sử để
bảo vệ biên cương chống lại kẻ thù từ phương Bắc của nhiều thế hệ quân
dân Việt Nam.
Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dòng sông Kỳ
Cùng chảy qua trung tâm Thành phố đây là dòng sông chảy ngược. Nó bắt
nguồn từ huyện Đình Lập của Lạng Sơn và chảy theo hướng Nam - Bắc về
huyện Quảng Tây - Trung Quốc. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách
biên giới Việt Trung 18 km
Ngày 17 tháng 10 năm 2002, Chính phủ đã có nghị định 82/2002/NĐ-CP
về việc nâng cấp thị xã Lạng Sơn thành thành phố Lạng Sơn.
5


Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng – huyện Cao Lộc.
Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch – huyện Cao Lộc và xã Vân
Thủy - huyện Chi Lăng
Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân
Liên – huyện Cao Lộc.
Phía Tây giáp xã Xuân Long – huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp –

huyện Văn Quan.
2.2 Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn có 09 thành viên, gồm:
01 Chủ tịch, 04 Phó Chủ tịch và 05 Ủy viên Ủy ban nhân dân. Giúp việc, tham
mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn là các phòng, ban, đơn vị trực
thuộc.Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoàn thể, chính trị, xã hội của
thành phố được tổ chức chặt chẽ, đầy đủ, hoạt động khá đồng đều, hàng năm
đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hiện nay Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn có 125 cán bộ công chức
(không kể cán bộ hợp đồng), làm việc tại các phòng ban của cơ quan. Phần lớn
cán bộ, công chức đều có trình độ Đại học, nhiều cán bộ có trình độ Thạc sỹ.
Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn chịu sự giám sát, quản lý của
UBND tỉnh Lạng Sơn.
a) Các phòng thuộc khối hành chính:
- Phòng Hành chính - Tổ chức (bao gồm cả công tác văn thư, lưu trữ);
- Phòng Quản trị - Tài vụ (bao gồm cả quản lý Đội xe);
- Phòng Tiếp công dân.
b) Các phòng thuộc khối nghiên cứu - tổng hợp:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Nội chính (bao gồm cả Thư ký Chủ tịch);
6


- Phòng Ngoại vụ;
- Phòng Văn xã;
- Phòng Kinh tế;
- Phòng Kinh tế ngành và Xây dựng cơ bản;
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính.
c) Các đơn vị sự nghiệp:
- Trung tâm Tin học - Công báo;

- Nhà khách tỉnh (đơn vị sự nghiệp có thu).
2.3. Chức năng, nhiệm vụ:
2.3.1 Chức năng:
UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ
quan nhà nước cấp trên.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực
hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương tới cơ sở.
2.3.2. Nhiệm vụ:
Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn do Hội đồng nhân dân thành phố
bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan
nhà nước cấp trên.
7


Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ trung ương tới cơ sở.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn được áp
dụng thực hiện theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13

“Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định các nội dung
quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật
này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức thực hiện ngân sách thành phố; thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du
lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây
dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên
nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp
luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp
và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo,
khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính
sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành
chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định
của pháp luật.
8


- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, cơ quan, tổ
chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố.”

2

9



CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN
DÂN THANH PHỐ LẠNG SƠN
Cơ sở lý luận về văn hóa công sở
2.1.1 Khái niệm công sở
Điều đầu tiên ta hiểu khái niệm về Công sở hành chính Nhà nước: “Công
sở hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là công sở): Là tổ chức của hệ thống bộ
máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán
bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể
thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng
công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung
của xã hội, của cộng đồng.” Dựa vào khái niệm nêu trên có thể thấy về mặt nội
dung công việc, hoạt động của công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của
cộng đồng; về mặt hình thức tổ chức thì công sở là một tập hợp cơ cấu tổ chức,
có phương tiện vật chất và con người được Nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm
vụ của mình; về ý nghĩa tổ chức nhà nước thì có thể coi công sở là trụ sở làm
việc của cơ quan nhà nước, do Nhà nước lập ra và có thẩm quyền giải quyết
công vụ. Vậy từ phân tích trên có thể hiểu: Công sở là một tổ chức thực hiện cơ
chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi phối hợp thực hiện một
nhiệm vụ được Nhà nước giao và là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ
máy quản lí nhà nước.
2. Khái niệm văn hóa công sở
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa công sở. Nhìn chung, khi đề
cập đến văn hóa công sở, chúng ta thường nhìn nhận các góc độ như trình độ,
phương pháp quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan; phong cách giao tiếp,
ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; cảnh quan và môi trường làm việc.
Như vậy, văn hóa công sở có thể hiểu là tổng hòa các giá trị hữu hình và vô
hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường

cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp
ứng xử của cán bộ, công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự,
10


hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao.
Văn hóa công sở là kết quả của phương thức ứng xử trong công sở được
con người lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Các phương thức ấy
được xem là phù hợp, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của các
thành viên trong tổ chức và cần đến chúng như một nhu cầu.
Các giá trị văn hóa công sở là các tiêu chuẩn, hành vi hoạt động hàng
ngày trong công sở. Các hành vi này có thể được bộc lộ một cách chính thức
nhưng mọi thành viên trong công sở đều phải biết và xử sự hợp lý.Giá trị là cái
đang tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động công sở. Giá trị văn hóa công sở
luôn quyết định hành vi và thái độ của con người trong tổ chức. Những hành vi
và thái độ tốt sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở và ngược
lại, nếu hành vi và thái độ không tốt sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công
sở.
Ta có thể hiểu một các đơn giản văn hóa công sở là hệ thống những giá trị
niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các
cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết
không bị chất vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi
người trong đó đều tuân theo khi làm việc. Văn hoá tổ chức công sở là một hệ
thống được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin
giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách
làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó.
3. Vai trò của văn hóa công sở đối với sự phát triển của công sở
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa
quyền. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công

chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công
sở. Tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát
triển vượt hơn lên so với công sở khác. Văn hoá công sở còn có vai trò to lớn
trong việc xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Nó đòi
hỏi các thành viên trong cơ quan hành chính nhà nước phải quan tâm đến hiệu
11


quả công việc chung của công sở, giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại,
đánh giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu văn hoá như: tham ô, móc
ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ hội... Bên cạnh đó, yếu tố văn hoá
còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôn trọng kỷ luật, danh dự của
công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở. Văn
hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ
bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một
chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ,
sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các cán bộ công chức đến
một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa
của công sở. Đó chính là làm cho cán bộ công chức hoàn thiện mình. Vai trò của
nền văn hóa công sở chính là mục tiêu của sự phát triển, có một vai trò rất quan
trọng bởi lẻ, do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người,
là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm
cho con người ngày càng hoàn thiện hơn.
2.1.

Thực trạng văn hóa công sở

2.2.1 Giao tiếp nơi công sở
- Xưng hô trong công sở
Qua quan sát cho thấy, xưng hô theo giới tính, tuổi tác, tên gọi là cách

xưng hô phổ biến nhất giữa các cán bộ, chuyên viên tại công sở. Đây là các
xưng hô truyền thống trong giao tiếp của người Việt Nam. Cụ thể như ( bác, chú,
cô, anh, chị, em, cháu…). Trong giao tiếp và thực thi công vụ cũng xuất hiện
cách xưng hô theo quan hệ thân tộc giữa những người có quan hệ anh em, họ
hàng cùng làm việc trong một cơ quan nhưng không phổ biến. Khi tiếp xúc và
làm việc với nhân dân, chuyên viên thường xưng hô theo quan hệ hành chính
(ông/bà – tôi, anh/chị - tôi).
- Thái độ ứng xử
Thái độ ứng xử với đồng nghiệp trong công sở và với nhân dân trong thi
hành công vụ là một tiêu chí, một thước đo trong đánh giá văn hóa công sở. Tôn
trọng đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng vô tư khi đánh
12


giá đồng nghiệp. Lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp với đồng nghiệp, giữ uy tín,
danh dự cho đồng nghiệp và cơ quan là thái độ ứng xử chủ yếu của chuyên viên.
Bên cạnh đó, trong khi thực thi công vụ thường trao đổi thẳng thắn, cởi
mở với thủ trưởng và đồng nghiệp.
- Quan hệ với đồng nghiệp
Phần lớn các chuyên viên luôn hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong lúc làm
việc, họ cũng không ngại ngần giữ ý khi chia sẽ với các đồng nghiệp về chuyện
riêng tư gia đình, con cái, các quan hệ xã hội. Những yếu tố đó có vai trò quan
trọng trong việc tạo bầu không khí làm việc với tinh thần hợp tác, gần gũi, cởi
mở nơi công sở, góp phần thắt chặt và củng cố thêm sự đoàn kết và các giá trị
tập thể.
Trong quan hệ với nhân dân, thái độ ứng xử và cách nói năng hàng ngày
khi tiếp xúc với dân là một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng có vai trò rất quan
trọng. Bởi qua đó thể hiện sự tôn trọng đối với dân và tạo sự tin tưởng của dân
vào bộ máy hành chính Nhà nước. Gần gũi, tôn trọng nhân dân, giúp đỡ, tạo
điều kiện để nhân dân thực hiện theo chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy

định của công sở là thái độ ứng xử phổ biến của cán bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn còn có trường hợp cán bộ có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn,
lớn tiếng với nhân dân.
2.2.2 Thái độ và cách làm việc trong công sở
Thực trạng văn hóa công sở trong thái độ làm việc, cách làm việc và mọi
cử chỉ của các nhân viên công ty trong công việc vần còn kém, không có tự chủ
động, nghiêm túc trong giờ làm và trong mọi công việc không được xử lý tốt.
Môi trường công sở ở ủy ban hiện nay đã tạo cho người ta nhiều khoảng
thời gian ngồi chơi xơi nước dẫn đến tình trạng "buôn chuyện”, dòm ngó chức
vụ tạo bè, kéo cánh mà quên đi cả nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Vẫn còn trường hợp để công dân làm thủ tục phải chờ lâu, nhân viên lơi là
trách nhiệm ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh của cơ quan.
Có những cá nhân lấy cớ vì hiệu quả chung của công việc mà cố tình
không thừa nhận năng lực, làm khó dễ cho những thành viên khác trong công ty.
13


Trong khi đó, đáng lẽ ra trên cương vị của mình, họ phải là người dìu dắt những
người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ, trưởng thành hơn từng này, trong từng
công việc được giao.
2.2.3 Thời gian đi làm
Tại Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn giờ giấc làm việc theo quy định
của nhà nước về giờ làm việc trong ngày.
- Sáng: Từ 8 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút;
- Chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Về sử dụng thời gian làm việc, phần lớn chuyên viên sử dụng thời gian
công sở cho việc thực thi công vụ được phân công. Tuy nhiên, qua trao đổi một
số chuyên viên cho biết trong công sở, nơi họ làm việc vẫn còn xảy ra tình trạng
tụ tập trò chuyện trong giờ làm việc, hút thuốc, uống rượu, chơi game, tranh thủ
thời gian đi chợ, đón con

2.2.4 Trách nhiệm đối với công việc
Tình trạng nhiều nhân viên còn chưa nghiêm túc trong giờ làm việc, thiếu
trách nhiệm và việc mình làm. Không ít lần nhiều nhân viên vẫn uống rượu, bia
vào buổi sáng, buổi trưa tại ủy ban.
2.2.5 Cách ứng xử qua điện thoại
Cách ứng xử qua điện thoại của nhân viên là một tiêu chuẩn để người
ngoài đánh giá ủy ban, có khi ảnh hưởng đến sự thành bại trong công việc.
Thi thoảng có điện thoại đến, không có người bắt máy ngay lập tức, phải
để khách chờ lâu hay bắt máy mà quên không xưng tên công ty, người bắt máy.
Trường hợp bắt máy lâu quên không xin lỗi vẫn còn sảy ra..
2.2.6 Trang phục
- Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn
gàng, lịch sự.
- Thanh tra viên, Chấp hành viên và cán bộ cơ quan Thanh tra và Thi hành
án phải mặc trang phục riêng theo quy định của ngành khi thi hành nhiệm vụ.

14


2.3 Sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến văn hóa công sở
2.3.1 Chân dung nhà lãnh đạo và phong cách làm việc quản lý

Ông Bùi Văn Côi
Tỉnh ủy viên, phó bí thư thành ủy chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố
Lạng Sơn
Nhà quản lý có phong cách lãnh đạo dân chủ sử dụng uy tín cá nhân đưa
ra những tác động đến người dưới quyền. Họ rất ít khi sử dụng quyền lực hay
chức vụ để tác động lên cấp dưới. Người lãnh đạo thường thu thập ý kiến của
người dưới quyền để đóng góp và tổng hợp phong cách quản lý của mình. Đây
là hình thức kiểu mẫu cho các tổ chức nhà nước XHCN với phương châm “tập

thể lãnh đạo cá nhân phụ trách” nâng cáo tính xây dựng, tự phê bình và phê bình
của từng cá nhân trong tập thể.
Phong cách dân chủ là hình thức dung hòa giữa sự độc đoán và tính tự do,
các cá nhân được khuyến khích đóng góp xây dựng, tranh luận. Phong cách lãnh
đạo này giúp cho môi trường làm việc thoải mái hơn, phát huy sự sáng tạo của
cá nhân. Tuy vậy, việc giải quyết một quyết định hoạc một định hướng phát triển
sẽ mát nhiều thời gian trong việc thống nhất ý kiến và đưa ra phát kiến cuối
15


cùng.
Đặc thù của công sở Việt Nam là lãnh đạo quản lý theo chế độ dân chủ,
mặc dù có những nét riêng biệt nhưng vẫn là phong cách dân chủ với người
nhân viên cấp dưới được tự do đề bạt ý kiến đóng góp với lãnh đạo và cùng
nhau xây dựng văn hóa cơ quan tiến bộ lành mạnh.
2.3.2 Sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến xây dựng văn hóa
công sở
Văn hoá công sở là toàn bộ những tập tục, tập quán mà được các nhà quản
lý và toàn thể nhân viên nhất trí và thực hiện nó.Văn hóa công sở thể hiện thông
qua các lễ nghi, các truyền thống, các nghệ thuật ứng xử...Văn hóa công sở ảnh
hưởng đến cách tuyển chọn nhân viên, đếm hành vi công tác, đến thái độ của
cấp trên với cấp dưới, đến công tác đánh giá thực hiện công việc và qua đó ảnh
hưởng đến công tác tạo động lực lao động.Văn hoá doanh nghiệp được gây dựng
nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các
giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh
nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của
doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.Một quốc gia
không thể tồn tai và phát triển nếu không bảo tồn, gìn giữ được những nét văn
hóa riêng của mình. Cũng như vậy, một doanh nghiệp sẽ không thể có một sự
nghiệp lâu dài, bền vững nếu không có một nền văn hóa đặc thù hoặc tệ hơn,

môi trường văn hóa của doanh nghiệp lại là một bầu không khí căng thẳng ức
chế hoặc đầy rẫy bất công.Văn hóa công sở không chỉ là hình thức mà văn hóa
công sở đi đầu phải có người lãnh đạo làm gương làm tiên phong cho toàn thể
cán bộ công chức viên chức noi theo, thái độ làm việc hay phong cách làm việc
của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp tới mọi người, người lãnh đạo phải thực
hiện nghiêm túc làm việc có tính khoa học , phong cách làm việc của lãnh đạo
tạo ra văn hóa làm việc nơi công sở đó, phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng tới
văn hóa công sở ở một số mặt như sau:
-

Phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo và phương châm hành
16


động của chính nhà lãnh đạo đó. Năng lực lãnh đạo nghĩa là khả năng gây tác
động đến những người khác làm theo ý muốn của mình. Một nhà lãnh đạo giỏi,
có năng lực sẽ là chìa khóa quan trọng để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng
-

của nhân viên trong cơ quan.
Tạo động lực lao động, tăng hoặc giảm hiệu suất lao động: Người lãnh đạo cần
có những phong cách làm việc, phong cách tác động tạo động lực cho cán bộ
công chức viên chức toàn cơ quan, Động lực là sự khao khát và tự nguyện của
người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt tới các mục tiêu
của tổ chức , tạo động lực về vật chất, tạo động lực về tinh thần, tạo động lực về

-

môi trường làm việc,
Thu hút, giữ chân người lao động:tiền lương là một vấn đề trong việc đảm bảo

đảm giữ chân người lao động, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả năng
động, nhân viên thấy có chiều sâu, có cơ hội thăng tiến thì sẽ đảm bảo ngay

-

được việc trung thành làm việc với lại cơ quan, tổ chức
. Tạo sự làm việc thống nhất giữa các nhân viên: phong cách làm việc của lãnh
đạo sẽ giúp nhân viên củng cố niềm tin, đoàn kết và trung thành với tổ chức, tạo
cho tất cả mọi người trong cơ quan cùng chung sức làm việc, vượt qua những

-

giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của cơ quan.
Vai trò, năng lực của những người lãnh đạo càng lớn, ảnh hưởng của họ đối với
việc hình thành và củng cố bản sắc văn hóa công sở càng mạnh. Vì vậy, một
trong những yếu tố cấu thành văn hóa công sở đó chính là phong cách lãnh đạo,

-

quản lý.
Người lãnh đạo khi làm việc tại công sở, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của
cán bộ nhân viên của mình, tạo điều kiện về vật chất, về tinh thần, có thái độ
ứng xử hòa nhã, làm việc có tinh thần công bằng dân chủ sẽ ảnh hưởng lớn tới
việc xây dựng văn hóa công sở nơi làm việc tại Uỷ ban nhân dân thành phố
Lạng Sơn với sự lãnh đạo và chỉ đạo của đồng chí chủ tịch Uỷ ban nhân dân
thành phố với phong cách dân chủ tạo nên văn hóa công sở, nét riêng của địa
phương vùng đông bắc mà không nơi nào có được

17



CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG
SỞ VA HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN THANH PHỐ
LẠNG SƠN
3.1. Xây dựng cho mỗi người một phong cách lãnh đạo mới
Ngày nay, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, công tác quản lý hành chính vẫn còn nhiều yếu kém, khuyết điểm chưa
theo kịp với đòi hỏi của tình hình mới, phong cách làm việc nặng về hình thức,
giấy tờ, hội họp quá nhiều, thiếu cơ sở khoa học từ đó, phải đổi mới tư duy, đổi
mới tổ chức cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc. Cho nên
vấn đề hiện nay mang tính cấp bách đó là loại bỏ phong cách lãnh đạo quan liêu
và xây dựng cho mỗi người một phong cách lãnh đạo mới:
+ Làm việc luôn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc tập thể
những vẫn phải quyết đoán, dám làm dám chịu trách nhiệm . Người lãnh đạo
cần biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của cấp dưới, chú ý tìm hiểu những nhân tố
mới những kinh nghiệm sáng tạo của các thành viên trong tập thể. Trước những
vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, cần phải thảo luận dân chủ, công khai thẳng
thắn để tìm ra chân lý để đi đến những kết luận rõ ràng, dứt khoát và khoa học.
Tránh tìm cách lẩn tránh sự bất đồng ý kiến bằng cách đưa ra những kết luận
chung chung, lựa chiều mọi người để rồi đi đến một quyết định chứa những yếu
tố dung hòa thỏa hiệp, nửa vời không có tác dụng thực tế.
Người lãnh đạo cần tạo cho mình thói quen biết lắng nghe cả những ý
kiến trái ngược với ý kiến của mình, biết tiếp thu ý kiến đúng đắn của người
khác và thừa nhận những điểm non kém của mình.
Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ còn có ý nghĩa là phát huy tính
tập thể trong lãnh đạo phải đi đôi với việc đề cao trách nhiệm cá nhân, độc đoán
là sái, song cá nhân không dám chịu trách nhiệm, không dám quyết đoán cũng là
sai.
Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ là xu thế tất yếu trong thời đại
ngày nay, nó gắn liền với những giá trị nhân văn của xã hội hiện đại. Tuy nhiên

để cho phong cách dân chủ thực sự mang lại hiệu quả trong công tác quản lý,
18


cần chú ý thêm một số khía cạnh khác như những điều kiện không thể thiếu
được nhằm nâng cao năng lực và uy tín của mình:
-

Không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý

-

nhằm đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm, suy nghĩ kỹ

-

trước khi nói, có kế hoạch trước khi làm.
Đối xử bình đẳng và cởi mở với mọi người, tránh “yêu nên tốt, ghét nên xấu”
Giữ gìn và nâng cao những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh.
3.2 Các giải pháp thúc đẩy văn hóa công sở
Hoàn thiện xây dựng văn hóa công sở không chỉ có ý nghĩa và tầm quan
trọng to lớn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết
công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức,
người lao động, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính mà
nghị quyết TW5 (khóa X) của Đảng đã đề ra. Từ thực tế công việc và quan sát
của bản thân, tôi xin đề xuất một số giải pháp thực hiện văn hóa công sở như
sau:
- Thường xuyên tuyên truyền về văn hóa công sở nhằm nâng cao nhận

thức của đội ngũ cán bộ, công chức về tầm quan trọng của việc thực hiện văn
hóa công sở trong môi trường làm việc hiện nay; về ý nghĩa của việc đẩy mạnh
thực hiện văn hóa công sở trong việc hoàn thiện nhân cách của người cán bộ.
- Bên cạnh việc tuyển chọn, sắp xếp công việc phù hợp còn phải tạo ra
môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả; quan tâm đến đời sống của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động khi ốm đau, hiếu, hỷ tạo động lực và môi
trường cho những nét đẹp về ứng xử văn hóa được nhân rộng trong cơ quan, đơn
vị.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở,
mời báo cáo viên về tập huấn cho toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan về
kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công sở.
KẾT LUẬN
Hiện nay đất nước ta đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
19


nước, trong khi những nước phát triển đang trong nền kinh tế tri thức. Nước ta
đang bắt đầu hòa nhập, mở cửa. Văn hóa công sở chính là sự phản ánh chủ đạo
về một đơn vị phát triển và đây là một hoạt động quan trọng không thể thiếu
hiện nay.
Văn hóa công sở có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp, bởi bất kì doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa,
ngôn ngữ…thì doanh nghiệp đó khó có thể vững vàng và phát triển được.
Tất cả những nội dung, kết quả trong bài có được là do tôi đã tìm hiểu,
khảo sát về văn hóa công sở trong sách báo cũng như trên mạng Internet…để
phục vụ cho công tác nghiên cứu tại Uỷ ban nhân dân thành phố Lạng Sơn.Việc
thực hiện văn hóa công sở tại đây đã tương đối cơ bản tuy nhiên cần phải có sự
quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình thực hiện.
Văn hóa công sở bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của
sự phát triển và tiến bộ xã hội. Văn hóa công sở còn nâng cao hiệu quả tạo một

môi trường, bầu không khí làm việc khoa học, công minh, tránh để các thành
viên trong tổ chức kị nghị, không phục cấp trên…
Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã trang bị thêm cho mình những
kiến thức, kinh nghiệm về văn hóa công sở. Đây cũng là hành trang hữu ích cho
chúng tôi thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành sau khi ra trường.

20


TAI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Hoàng, Văn hóa ứng xử nơi công sở, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2.
3.

2004.
TS. Đào Thị Ái Thi, Văn hóa công sở, NXB Chính trị - hành chính, 2012.
Giáo trình Tâm lý học đại cương – Đại học Quốc Gia Hà Nội

21



×