Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÁO CÁO HĐTNST SÂN KHẤU HÓA TRUYỆN DÂN GIAN NGỮ VĂN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.13 KB, 18 trang )

KỊCH BẢN: DÒNG MÁU LẠC HỒNG
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy cô giáo!
Các em học sinh yêu quý!
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang được triển khai đồng bộ trong hệ thống giáo
dục nước ta. Sự đổi mới được nhấn mạnh trên tất cả các phương diện, đặc biệt là sự đổi mới về
phương pháp dạy học; trong đó việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học là
một trong những ưu thế vượt trội nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Căn cứ vào kế hoạch số 40, ngày 03/ 10/ 2017 của PGD …………. về việc triển khai kế
hoạch công tác cấp THCS tháng 10 năm 2017 và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 20172018 của trường THCS ……… , với tinh thần đổi mới, hôm nay, trường THCS ………tổ chức
báo cáo hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn lớp 6 với chủ đề: Sân khấu hóa truyện
dân gian nhằm giúp học sinh khắc sâu nội dung ý nghĩa hai truyện truyền thuyết đã học là Con
Rồng Cháu Tiên và Bánh chưng, bánh dầy; bước đầu giúp học sinh làm quen với phương pháp
học văn theo hướng “ trả tác phẩm về cho học sinh”. Qua quá trình trải nghiệm, học sinh hình
thành và rèn luyện một số kĩ năng: tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, diễn
xuất...và bồi dưỡng cho các em tình yêu văn chương nghệ thuật.
Về dự chuyên đề hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu
có đ/c:...................................................
................................................................chuyên viên PGD ………………..
đ/c ...........................................................
.................................................................
...................................................................
..................................................................
các đ/c trong BGH trường THCS …………….
đại diện các bậc phụ huynh và các đ/c gv dạy môn ngữ văn trong toàn huyện về dự
Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
1


Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy cô giáo!


Nội dung buổi chuyên đề hôm nay gồm:
Thứ nhất: Quá trình chuẩn bị chuyên đề.
Thứ hai: Báo cáo trải nghiệm sáng tạo bằng sân khấu hóa văn học dân gian do các
em học sinh lớp 6B đảm nhiệm.
Thứ ba: Trao đổi giữa giáo viên với học sinh của cô giáo và học sinh lớp 6B.
Thứ tư: Trao đổi của các đ/c giáo viên dự chuyên đề.
Thứ năm: Kết luận chuyên đề của lãnh đạo PGD.

Kính thưa các đ/c!
Để có buổi chuyên đề hôm nay, chúng tôi đã trải qua quá trình chuẩn bị như sau:
Bước 1: Sau khi nhận được kế hoach chuyên đề từ BGH, Tổ KHXH và nhóm văn đã
họp, phân công giáo viên thực hiện chuyên đề và giao nhiệm vụ cụ thể:
- Chỉ đạo chuyên đề: đ/c …………………………………., tổ trưởng.
- Thực hiện chuyên đề: đ/c: ………………………………., giáo viên ngữ văn.
- Xây dựng nội dung, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh xây dựng kịch bản, chuẩn bị trang
phục, đạo cụ: Đ/c …………………, đ/c ……………………………., tổ phó.
- Hướng dẫn học sinh diễn xuất, phụ trách âm thanh: Đ/c ……………, giáo viên âm
nhạc; đ/c ……………, giáo viên Mĩ thuật.
- Các đ/c khác trong tổ cùng góp ý xây dựng, hướng dẫn học sinh.
Bước 2: Tổ KHXH thảo luận góp ý xây dựng chuyên đề.
+ Đ/C ……….. trình bày ý tưởng nội dung chuyên đề trải nghiệm sáng tạo: Sân khấu
hóa văn học dân gian. Các đ/c trong tổ đóng góp ý kiến.
2


+ Các đ/c trong tổ KHXH kiểm tra, hướng dẫn sự chuẩn bị, quá trình tự trải nghiệm của
học sinh.

Sau đây xin trân trọng giới thiệu một em học sinh lớp 6B sẽ lên điều hành hoạt động báo
cáo SÂN KHẤU HÓA TRUYỆN DÂN GIAN


Em xin nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các bạn học sinh
về dự chuyên đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trường THCS …………!
( Dừng lại.....................vỗ tay...)
3


Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Nguồn cội, hai tiếng thiêng liêng và thẳm sâu trong trái tim của hơn 90 triệu người dân
nước Việt hôm nay. Suốt 4.000 năm, đại gia đình Việt Nam luôn sống trong tình anh em ruột
thịt, nghĩa đồng bào gắn bó keo sơn, dưới một mái nhà tổ quốc, chung một cội nguồn mẹ cha,
thiêng liêng, cao quý mà rất đỗi gần gũi, giản dị xiết bao.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Câu ca dao tự ngàn đời đã khẳng định: Nghĩa đồng bào, tình đoàn kết dân tộc là một nét
đẹp trong bản sắc văn hóa, cũng là đạo lí lớn lao của dân tộc chúng ta. Để trong suốt chiều dài
lịch sử dân tộc, người Việt Nam luôn đoàn kết, cần cù lao động, hiếu kính tổ tiên, sáng tạo
những giá trị văn hóa, những phong tục đẹp
Google+

Thấm nhuần đạo lí ấy thôi thúc chúng em thực hiện chương trình trải nghiệm chuyển thể
hai truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên và Bánh chưng bánh dầy với chủ đề Dòng máu
Lạc Hồng. Để tự nhắc nhở mình phải thấu hiểu để thêm tự hào , tin yêu, ghi nhớ và thực hiện.
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy cô giáo!
Sau khi được cô giáo dạy môn ngữ văn giao nhiệm vụ, chúng em đã cùng nhau trao đổi,
thảo luận: phân công nhóm chuyển thể kịch bản; nhóm chuẩn bị đạo cụ, trang phục; nhóm tập
diễn xuất, nhóm múa, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo. Qua thời gian luyện

tập, hôm nay chúng em xin được gửi đến các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo vở kịch ngắn, là
kết quả của sự cố gắng, nỗ lực, đó như một món quà chúng em gửi tặng thầy cô nhân ngày nhà
giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần.
( Dừng lại ..........Vỗ tay)
Hôm nay, lần đầu tiên được đứng trên sân khấu biểu diễn trước rất nhiều khán giả là một
niềm vui lớn với tất cả chúng em. Em xin thay mặt tất cả các bạn học sinh gửi lời cảm ơn chân
thành đến thầy giáo …………., Hiệu trưởng nhà trường, thầy giáo lê Sơn Hà, thầy giáo
4


………………, Phó hiệu trưởng nhà trường; cô giáo ………….. ,cô giáo …………….., cô giáo
…………, thầy giáo …………….. và các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm trường THCS
Ân Hòa, các bác lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên,
tạo điều kiện để chúng em có được những buổi trải nghiệm thật lí thú.
Sau đây em xin trân trọng giới thiệu 2 đội chơi: Đội Lạc Việt và đội Văn Lang.
Đội Lạc Việt xin kính chào Quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các
bạn học sinh.
Đội chúng em xin gửi tới các quý vị tiểu phẩm chuyển thể từ truyện truyền thuyết: Con
Rồng, cháu Tiên.
Sau đây là các diễn viên:
Bạn Ngọc Ánh:..........................trong vai bà
Bạn Quang Anh:.................... trong vai cháu
Bạn Tiến Dũng: .........................trong vai Lạc Long Quân
Bạn Thanh Trúc: ......................trong vai Âu Cơ
Và các bạn khác trong vai các con
Đội Văn Lang xin kính chào Quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các
bạn học sinh.
Đội chúng em xin gửi tới các quý vị tiểu phẩm chuyển thể từ truyện truyền thuyết: Bánh
chưng, bánh dầy.
Sau đây là các diễn viên của đội Văn Lang :

Bạn ……….: ..........................trong vai Đức vua
………………......................... trong vai Lang Liêu
Bạn ………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………..:.................... trong vai các hoàng tử
Và các bạn học sinh lớp 6B trong các vai quần chúng khác.
Xin cảm ơn phần giới thiệu của hai đội.
Sau đây, hai đội cùng vào trong cánh gà để chuẩn bị cho phần diễn xuất của đội mình.
5


Trước tiên, tiểu phẩm của đội Lạc Việt xin phép được bắt đầu
( Dừng lại............vỗ tay..)

Cảnh 1: .(Bà: quần đen, áo nâu, chít khăn mỏ quạ
cháu: quần áo đồng phục, đeo cặp).
Hai bà cháu đi ra, đến bên ghế, bà ngồi xuống ghế, cháu đấm lưng cho bà
- (Ánh) bà hỏi: - Hôm nay đi học thế nào, có vui không cháu?
Cháu: Vui lắm bà ạ! Hôm nay, bài văn của cháu được cô giáo khen đấy.
Ánh) bà hỏi: Cháu bà giỏi quá! Thế.... muốn bà thưởng gì nào?
Cháu: Cháu chỉ thích nghe bà hát ru thôi
Ánh) bà : Cháu ngồi đây, bà hát cho cháu nghe nhé!
-(Ánh) Bà hát ru: À a à à ơi, À a à a ơi…
Con người có cố có ông.
Như cây có cội, à… như sông có nguồn.
À a à à ơi, À a à a ơi…
- Cháu ngồi dậy, hỏi: Bà ơi!, cội nguồn mà bà vừa hát có nghĩa là gì?
- Bà: Cội nguồn là nguồn gốc chúng ta sinh ra. Con có muốn biết cội nguồn của chúng ta
không? Để bà kể cho con nghe!

- Cháu: Vâng, bà kể đi ạ.
6


Bà dắt cháu vừa đi ra sân khấu, vừa kể: Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là
Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch.

- Lạc Long Quân (hóa trang mình rồng, đầu rồng), từ trong phía trái sân khấu đi ra, vừa đi
vừa ngắm cảnh.
- Lạc Long Quân : Ta là Lạc Long Quân, con trai thần Long Nữ. Miền đất Lạc Việt là nơi tổ
tiên ta sinh sống. Nơi này cây cối tốt tươi, nhiều hoa thơm cỏ lạ song cũng có nhiều loài yêu
quái, ta phải diệt trừ chúng, không cho chúng hại dân lành.
(Ánh) Lão Nương( Ở trong cánh gà):
Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. .............................
.......................Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện
lên...........
Lạc Long Quân đi vào trong
- Âu Cơ đi từ trong phía phải sân khấu ra, vừa đi vừa ngắm cảnh, múa
Ánh) Lão Nương( Ở trong cánh gà): Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ,
thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.......................

.........Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm…............

Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau…..........

..................rồi hai người kết duyên thành vợ chồng, ........................

.cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.................

Lạc Long Quân đi ra nắm tay Âu Cơ diễn trên sân khấu.

7


Chuẩn bị sẵn vải đỏ, vải xanh trên sân khấu. Khi Âu Cơ và Lạc Long Quân bước qua (cùng
chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.) thì căng vải đỏ dựng thành rèm
Cảnh 4: Chuẩn bị 20 người con trai trên sân khấu
Âu Cơ và Lạc Long Quân đứng đan chéo tay, các con chui qua
Lão Nương kể tiếp:
Ít lâu sau…......... Âu cơ có mang........
Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ..................
nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng…................
trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường........
Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh
như thần................
Lạc Long Quân và Âu Cơ nét mặt vui mừng, ngắm các con
....................................................................
Lão Nương kể tiếp: Thế rồi, một hôm,...................

Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành
từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung ( Lạc Long Quân mặt buồn, ngóng về phương
Nam. Lưu luyến chia tay mẹ con Âu Cơ)..........................

...................Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi.................

...................... Cuối cùng, nàng gọi chồng lên:

- Âu Cơ: -Lạc Long Quân! Lạc Long Quân! Chàng ơi!
Lạc Long Quân đi ra nắm tay ( ôm....)Âu Cơ
8



- Âu Cơ: - Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
- Lạc Long Quân( nhìn Âu Cơ): Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn
non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi
lâu dài. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai
quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời
hẹn!
- Âu Cơ: Thiếp và các con xin vâng theo lời chàng.
Các con đồng thanh nhắc lại “khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn!”
Lạc Long Quân cùng 10 người con vẫy tay đi lùi vào trong sân khấu. Còn lại Âu Cơ và các
con.

Cảnh 5: Hai bà cháu đi ra.
- Vừa đi, bà vừa kể: Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng
đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Hằng năm vào ngày 10/ 3 âm lịch chúng ta lại
nô nức tổ chức lễ giỗ tổ Hùng vương để tưởng nhớ công ơn các vua Hùng, công ơn các vị rồng
tiên đã có công dựng nước.
- Cháu: Vậy là cháu hiểu rồi bà ạ! Nguồn gốc của chúng ta thật cao quý. Dù ở nơi đâu thì
chúng ta cũng đều chung một nguồn cội, đều là con cháu vua Hùng. Vì vậy, chúng ta phải biết
đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Đúng không bà.
Bà ( cười...vỗ vai cháu) : Ừ, cháu nghĩ phải lắm!

Hai bà cháu lùi xuống phía sau sân khấu. Nhóm múa chạy ra phía trước
(Hát múa Nổi trống lên các bạn ơi!)

Và sau đây là tiểu phẩm của đội Văn Lang

Cảnh 5: Loa.......loa.........loa.......Đức vua truyền gọi các Hoàng tử........loa.......loa......loa...
9



- Các Hoàng tử ra trước, Lang Liêu ra sau
Hoàng Thượng giá lâm
- Đức vua đi ra, vừa đi vừa suy nghĩ… (Chiếu hình ảnh triều đình).
Các Hoàng tử: Đức vua vạn tuế, vạn tuế vạn vạn tuế!
- Đức vua : Ta miễn lễ
- Đức vua nói với các con: Này các con,....... tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được 6
đời....... ....Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi,....... nhờ phúc ấm tổ tiên, ......ta đều đánh đuổi
được chúng, .....thiên hạ được hưởng thái bình. ......................Nhưng ta già rồi,..... không sống
mãi ở đời,........... người nối ngôi ta phải nối được chí ta, .......không nhất thiết phải là con
trưởng. ............Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ........ai làm vừa ý ta, ......ta sẽ truyền ngôi cho,.....
có Tiên vương chứng giám.
- Các Hoàng tử quay lại nhau bàn tán:..........
+ Hoàng tử 1: Ta sẽ lên rừng săn tê giác, báo đen, báo hoa.
+ Hoàng tử 2: Ta sẽ bẫy chim phượng, chim công.
+ Hoàng tử 3: Ta sẽ cho người bắt ếch hương, thả lưới bắt cá anh vũ.
+Hoàng tử 4: Còn ta dong thuyền ra khơi xa câu rồng nước.
Truyền bãi triều
Sau đó vua và các hoàng tử vào trong cánh gà.

- Tại nhà của Hoàng tử Lang Liêu, chàng buồn rầu, lo lắng - Trong nhà ta chỉ có lúa gạo, ta
phải làm gì bây giờ?
Lang Liêu ngồi xuống, ôm trán, buồn rầu – suy tư…

- Bụt hiện lên (Bụt ở trong nói vọng ra): Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo
mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
- Lang Liêu đang suy nghĩ, chợt bừng tỉnh hướng về phía có người nói. Chàng phấn khởi hô
to.:
10



- A, Lão Nương ơi, con đã biết phải làm gì rồi, dân làng ơi, ta có cách rồi!
Nhạc nổi lên...........
Chuẩn bị vật dụng làm bánh.
- Chuẩn bị gạo, thịt, lá dong…
- Gói bánh: Hát, diễn…(Chiếu hình ảnh nấu bánh, nhạc).
Màn 7: Lang Liêu mang bánh dâng vua.
Lão Nương: Đã đến ngày lễ Tiên Vương.......

........... Mọi người nô nức, nơi nơi rộn ràng..............

............ Các hoàng tử ai cũng phấn khởi mang lễ vào dâng vua cha.........................
Hoàng Thượng giá lâm

........... lễ Tiên vương xong. Đức vua hỏi:

Đức vua : Các con có thể cho ta biết: các con mang đến đây lễ vật gì ?
Hoàng tử 1: Thưa vua cha! Đây là món ăn được làm từ thịt tê giác
Hoàng tử 2: Thưa vua cha! Còn đây là nem công, chả phượng
Hoàng tử 3: Thưa vua cha! Con mang đến lễ vật làm từ ếch hương, cá anh vũ.
Hoàng tử 4: Thưa vua cha! Còn đây là thịt rồng nước ạ
- Đức vua hỏi: Còn Lang Liêu! Đây là bánh gì? Ta thấy các Hoàng tử đem toàn sơn hào hải vị
tới, mà sao con chỉ có 2 thứ bánh này?
- Lang Liêu: Thưa vua cha, con được thần báo mộng làm 2 thứ bánh này để dâng lễ Tiên
vương.
11


Bánh hình vuông tượng trưng cho đất gọi là bánh chưng. Bánh hình tròn tượng trưng cho
trời gọi là bánh dầy. Cả hai loại bánh đều được làm từ hạt mạch quý nhất của thiên nhiên và

cũng là lòng hiếu thảo của con đối với công ơn trời bể của cha mẹ. Hai thứ bánh này không chỉ
dành cho vua chúa , công thần mà dân dã ai cũng dùng được ạ.
- Lão Nương: Đức vua cùng quần thần thử bánh. Mọi người ai cũng tấm tắc khen ngon!
- Vua nói: Hỡi các con! ..............Những chiếc bánh này tuy giản dị,......... nhưng phải là người
có tài cao đức rộng mới có thể nghĩ ra............ Đó là sự kết hợp tinh hoa của trời và đất,.... của
lòng hiếu thảo....... Không ai xứng đáng hơn con được...... Ta sẽ trao ngôi báu cho Lang Liêu....
Xin tiên vương chứng giám!............
Lão Nương đi ra sân khấu, nhìn Lang Liêu, nắm tay, nói:
- Chúc mừng Hoàng tử! Chúc mừng Hoàng tử!
Ngôi báu mà Hoàng tử sẽ trị vì là kết quả của tháng ngày lao động miệt mài, của tấm lòng
hiếu kính tổ tiên. Hai thứ bánh mà Hoàng tử dâng tiến tiên vương chính là những thứ bánh ngon
nhất sẽ được muôn dân dâng lễ tổ tiên mỗi khi tết đến xuân về.
Lang Liêu: Con cảm ơn Lão Nương
- Đức vua : Truyền mở hội ăn mừng
- Hát múa: Dòng máu Lạc Hồng.

Diễn viên ra xếp hàng ngang chào khách mời

Ánh: Vở diễn đến đây là kết thúc. Chúng em xin chân thành cảm ơn các quý vị đại biểu,
các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã chú ý đón xem.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG
Phần I: Khán giả nhận xét, bình phẩm phần biểu diễn
Ánh: Quý vị khán giả thấy phần biểu diễn của hai đội thế nào ạ! Xin quý vị hãy dành tặng hai
đội một tràng pháo tay ạ.
12


Sau đây là phần bình chọn của khán giả cho các hạng mục sau đối với các đội
- Đội diễn xuất tốt nhất


- Đội trang phục đẹp nhất
- Đội kịch bản hay nhất
- Đội tiểu phẩm xuất sắc nhất.
Hình thức bình chọn: phiếu bình chọn.

Phần II: Tổ chức đánh giá về sản phẩm và hoạt động
Các em diễn kịch có vui không?
Xin chúc mừng các em! Đứng trước cô lúc này là các diễn viên nhí thật tài năng.
Sau đây, các em kê bàn ghế để cùng đánh giá hoạt động của mình.
Cô hỏi đội Văn Lang, Em thấy phần thể hiện của đội Lạc Việt thế nào?
- Em thưa cô, các bạn diễn tự nhiên ạ, nhất là Lạc Long Quân và Âu cơ.
Còn đội Lạc Việt, các em thấy đội Văn Lang hôm nay diễn xuất ra sao?
- Em thưa cô, các bạn ấy diễn hay lắm ạ. Vua nói dõng dạc, còn các Hoàng tử rất oai.
Cô thấy cả hai đội có nhận xét rất chính xác.
Bây giờ, các nhóm sẽ đánh giá hoạt động trải nghiệm của mình vào phiếu.
- Các nhóm đã tìm hiểu kĩ bảng mô tả phiếu các thành viên tự đánh giá trong sách trải
nghiệm sáng tạo của các em và của cô phát chưa?
- Bây giờ các em tự đánh giá bản thân theo mẫu phiếu đánh giá 1: Phiếu số 1 là phiếu màu
trắng

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN ( MẪU 1)
13


Chủ đề: Sân khấu hóa văn học dân gian
Thời gian thực hiện: 31/10/2017
Họ tên:........................................................Đội...........................................................
Nhiệm vụ trong nhóm:...............................................................................................
Đánh dấu X vào cột mức độ phù hợp với sự đóng góp của bản thân em cho nhóm.

Mức độ
Mô tả sự
đóng góp
theo mức độ

4
Có những
đóng góp
quan trọng
cho nhóm

3
Có những
đóng góp có
ý nghĩa cho
nhóm

2

1

Có những
Không có
đóng góp nhỏ đóng góp cho
cho nhóm
nhóm

0
Gây cản trở
hoạt động của

nhóm

Tự đánh giá

Tiếp theo là phiếu đánh giá hoạt động, sự đóng góp của mỗi thành viên với nhóm: Phiếu
số 2 là phiếu màu xanh.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM( MẪU 2)
Chủ đề: Sân khấu hóa văn học dân gian
Thời gian thực hiện:31/10/2017
Nhóm:..........................................................................................................................
Nhóm đánh giá sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm rồi ghi tên từng cá nhân và đánh
dấu vào cột phù hợp với mức độ đóng góp của cá nhân đó.
Mức độ
Tên thành
viên

4
Có những
đóng góp
quan trọng
cho nhóm

3
Có những
đóng góp có
ý nghĩa cho
nhóm

2


1

Có những
Không có
đóng góp nhỏ đóng góp cho
cho nhóm
nhóm

14

0
Gây cản trở
hoạt động của
nhóm


Ghi chú: Cả nhóm thảo luận về mức độ đóng góp của từng cá nhân, sau đó điền vào bảng.
Tiếp theo là phiếu đánh giá hoạt động của nhóm: Phiếu số 3 là phiếu màu hồng

PHIẾU CÁC THÀNH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM( MẪU 3)
Chủ đề: Sân khấu hóa văn học dân gian
Thời gian thực hiện:31/10/2017
Nhóm:..........................................................................................................................
Các thành viên trong nhóm cùng nhìn lại quá trình làm việc của nhóm và thống nhất tự đánh giá
các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A,B,C,D ( mỗi nội dung chỉ khoanh hoặc
xác định 1 mức cho nhóm mình).
Nội
dung

Mức
độ

A

B

C

D

A

B

C

D

A

B

C

D

Ghi chú: trước khi quyết định mỗi quyết định đánh giá, nhóm mình thuộc mức độ nào, các em
cần đối chiếu hoạt động nhóm với bảng mô tả mức độ ở trang 6, sách hoạt động trải nghiệm
sáng tạo 6.


15


Các nhóm thu phiếu đánh giá lại cho cô.
Bây giờ các em có thể chia sẻ cho cô và các bạn về quá trình các em thực hiện chủ đề này
được không?
Ánh: Em thưa cô: Em và một số bạn nữa trong nhóm sáng tác, chuyển thể kịch bản. Đầu
tiên chúng em cũng lúng túng, lo lắng lắm. Chúng em đọc lại truyện, vào mạng tham khảo thêm
và được sự động viên, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, chúng em đã hoàn thành kịch bản
và tập diễn xuất.
Các em tập kịch vào lúc nào?
Em thưa cô: các buổi chiều, sau khi học xong, chúng em chia các cảnh nhỏ, chia nhau tập rồi
ghép lại thành tiểu phẩm.
Các em gặp những khó khăn hay thuận lợi gì trong quá trình thực hiện chủ đề?
+ Thuận lợi: - Chúng em ai cũng hào hứng, rất đoàn kết và quyết tâm.
- Các thầy cô giáo nhiệt tình hướng dẫn.
- Các phụ huynh ủng hộ nhiệt tình...hôm nay còn đến xem và cổ vũ con diễn.
+ Khó khăn: - Đây là hoạt động trải nghiệm đầu tiên nên chúng em còn lúng túng trong tổ chức.
- Một vài bạn còn chưa tập trung cao khi tập
Sau khi thực hiện chủ đề này, em đã ghi nhớ được những kiến thức gì?
ĐỘI LẠC VIỆT
Em thưa cô: Em luôn tự hào về nguồn gốc cao quý của mình và luôn đoàn kết ạ.
Em có thể kể cho cô và các bạn nghe em đã làm gì để thể hiện tinh thần đoàn kết được
không?
Em thưa cô: - Em cùng các bạn quyên góp ủng hộ các bạn vùng lũ
- Chúng em giúp các bạn trong trường trong chương trình “Xe đạp một nghìn
đồng”
- Chúng em còn đoàn kết tập kịch ạ.
Còn đội Văn Lang nào, em đã ghi nhớ được những kiến thức gì sau khi thực hiện chủ đề

này?
16


ĐỘI VĂN LANG
Em thưa cô: - Em nắm rõ hơn nguồn gốc của bánh chưng, bánh dầy, đề cao lao động, đề cao
nghề nông, thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên.
- Em sẽ giữ phong tục gói bánh chưng, bánh dầy ngày tết ạ.
Hôm nay lên sân khấu trước rất nhiều khán giả các em có run không?
.....
Cô hỏi các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ này: Hôm nay ngồi trong quả trứng các em
thấy thế nào?
- Tối
- ....

Sau 3 tuần được trải nghiệm làm nhà biên kịch, làm diễn viên, luyện tập vất vả nhưng cũng
thật vui, hôm nay các em có một tiết mục biểu diễn thành công. Cô nhận thấy rằng, các em
không chỉ là những học sinh chăm ngoan mà còn là những diễn viên tài năng nữa. Chúng ta
cùng vỗ tay chúc mừng các em nào!
Vỗ tay............
Qua thời gian đồng hành cùng các em trong hoạt động trải nghiệm, cô nhận thấy rằng các
em rất tích cực tìm kiếm thông tin để chuyển thể kịch bản và lựa chọn trang phục. Nhóm nào
cũng tích cực trong hoạt động của nhóm mình, mạnh dạn trao đổi với bạn và hỏi thầy cô.
Cô khen ngợi tất cả các em!..............................
Vỗ tay............
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, một vài em còn chưa thực sự tập trung, các bạn nhóm
trưởng còn phải nhắc nhở. Sau hôm nay, các em cùng rút kinh nghiệm, được không nào?
Có ạ!
Cô rất vui vì hôm nay các em không chỉ diễn xuất hay mà còn hiểu được ý nghĩa của vở
kịch. Chúng ta cùng chung một nguồn cội. Đã là người Việt Nam, dù ở đâu cũng là anh em

một nhà, hãy biết yêu thương, chia sẻ cùng nhau, hãy biết giữ gìn và phát huy những nét văn
17


hóa, những phong tục đẹp. Hãy cùng nhau luyện rèn, cố gắng học tập góp phần xây dựng đất
nước ngày một giàu mạnh. Được không các em?
Vâng ạ!

Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh
Nội dung báo cáo trải nghiệm với chủ đề Sân khấu hóa truyện dân gian đến đây là
kết thúc.
Cô trò trường THCS …………………………… xin chân thành cảm ơn!

18



×