Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

kinh nghiem chon va bao quan binh sua cho be

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.03 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm chọn mua và bảo quản bình sữa cho bé
Một trong những điều ba mẹ quan tâm nhất khi chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh là
tính an toàn của vật liệu làm bình sữa.
Chọn bình sữa cho bé bằng nhựa hay thủy tinh?
Hiện nay trên thị trường có vô vàn loại bình sữa cho bé với chất liệu và kiểu dáng
khác nhau, nhưng hai chất liệu phổ biến nhất là bình nhựa và bình thủy tinh.
Bình nhựa không bể nhưng dễ hỏng nên bạn phải thay thường xuyên. Bình thủy
tinh có thể giữ chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn và chúng ta chẳng bao giờ phải
thay nếu chúng không bị vỡ, sứt mẻ hay nứt.

Điều đầu tiên cần xem xét khi chọn bình sữa cho bé là yếu tố an toàn
Bình sữa cho bé bằng nhựa: Cẩn trọng về độ an toàn
Khá nhiều người lo ngại về việc bình cho bé làm bằng nhựa polycarbonate có chứa
chất BPA gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Mặc dù hiện nay nhiều nhà sản xuất
bình sữa lớn đã thay thế nhựa polycarbonate bằng polypropylene nhưng thật khó

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


để phân biệt giữa thị trường “thượng vàng hạ cám” như hiện nay.
Để bảo vệ bé khỏi các chất độc hại, bạn có thể xem xét các lựa chọn sau:

Dấu hiệu an toàn khi mua bình sữa bằng nhựa
- Nếu bạn vẫn quyết định sử dụng bình nhựa, hãy tìm loại bình được dán nhãn
“BPA free” (không chứa BPA), loại sản phẩm này đang ngày càng phổ biến.
Lưu ý: Các loại bình nhựa nhìn trong suốt và có mã số tái chế “7” hoặc chữ “PC”
cho thấy bình được làm bằng nhựa polycarbonate và có thể có chứa BPA. Còn các
bình nhựa có màu đục hơn và làm từ nhựa polyethylene hoặc polypropylene sẽ có
mã số tái chế 2 hoặc 5.

Không nên mua bình sữa bằng nhựa có dấu hiệu này


- Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều các hóa chất khác nhau trong nhựa mà ta chưa biết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


hết tác hại của chúng, vì thế tốt nhất là nên cẩn thận với tất cả các bình nhựa, cho
dù chúng có dán nhãn “BPA free”. Do đó, bạn chỉ nên đổ sữa vào bình ngay trước
khi cho bé bú và đổ bỏ phần sữa thừa.
- Không hâm nóng bình sữa nhựa có chứa sữa bên trong.
- Không để bình sữa nhựa vào lò vi sóng hoặc máy rửa chén vì BPA và các chất
hóa học khác sẽ được phát tán khi bị hâm nóng.
- Nếu bình sữa nhựa bị trầy hoặc sờn, mòn, nên bỏ chúng ngay vì bình nhựa ở tình
trạng không nguyên vẹn là nguồn phát tán hóa chất.
Một mách nhỏ cho mẹ là đối với trẻ sơ sinh, bạn nên mua khoảng 6 bình loại
110ml để bắt đầu cho bé bú. Sau đó chuyển sang bình 225ml hoặc 255ml khi bé
được khoảng 4 tháng và nên giữ lại những bình có kích cỡ nhỏ để dự phòng khi
cần. Các bà mẹ hiện đại sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu trữ, giữ ấm, khử trùng bình
sữa với các phụ kiện như bàn chải rửa bình sữa và núm vú, túi ủ sữa, nắp đậy bình
sữa…
Bình sữa bằng thủy tinh
Nguyên liệu thủy tinh nhìn chung an toàn hơn bằng nhựa. Bình sữa thủy tinh còn
dẫn truyền nhiệt tốt, dễ cọ rửa. Tuy nhiên, do trọng lượng sẽ nặng hơn bình nhựa
nên có thể gây khó khăn cho bé khi cầm bú.
Ngoài ra, nên chọn loại núm vú bằng silicon, mặc dù giá thành đắt hơn núm vú cao
su thông thường nhưng nó có ưu điểm là bền và không có mùi. Việc chọn mua cổ
bình sữa rộng hay hẹp là tùy vào sở thích của cha mẹ, cổ rộng thì sẽ dễ vệ sinh, dễ
pha sữa; cổ hẹp thì gọn gàng và dễ cầm.
Chọn kích cỡ phù hợp
Kích cỡ của bình sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bình nhỏ từ 50ml đến 120ml
cho bé dưới 3 tháng tuổi, bình trung từ 120ml đến 180ml cho bé dưới 1 tuổi, bình

lớn từ 180ml đến 250ml cho bé từ 1 tuổi trở lên.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Khi mua bình sữa cho bé nên chú ý tới van thông hơi, điều này cũng quan trọng vì
nó giúp bé không bị nuốt không khí vào bụng và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Chọn bình sữa có kích cỡ phù hợp cho con.
Cách sử dụng và bảo quản bình sữa
Bạn nhớ chú ý pha sữa theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa vì có loại sữa pha với
nước nóng nhưng cũng có loại sữa pha với nước nguội. Nếu bé thích sữa nóng,
bạn có thể ngâm bình sữa trong nước nóng từ 4 đến 6 giờ sau đó cho bé bú.
Nên ước lượng, điều chỉnh lượng pha vừa đủ cho bé mỗi lần bú, không nên pha
sữa quá nhiều để bé bù dần vì như vậy sẽ khiến sữa bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh
cho bé. Nếu sữa còn dư, chúng ta nên hâm lại trước khi cho bé bú.
Vệ sinh bình sữa sau mỗi lần bé bú xong cũng là điều quan trọng vì giúp cho lần
pha sữa tiếp theo không bị nhiễm khuẩn, an toàn cho bé. Rửa bình sạch sẽ bằng
nước lạnh, không dùng nước nóng vì môi trường này thuận lợi cho vi khuẩn của
sữa phát triển. Khâu quan trọng nhất chính là cọ rửa núm vú vì đây là bộ phận bé
ngậm trực tiếp bằng miệng, nếu vệ sinh không sạch, bé có thể bị nhiễm bệnh.
Sau khi sử dụng, khoảng 3 tháng thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần để
đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Khi bé muốn uống sữa nhiều thì bạn có thể chọn
loại bình sữa lớn hơn, đáp ứng nhu cầu của bé.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×