Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

meo giup con tang cuong kha nang ghi nho hieu qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.21 KB, 5 trang )

Mẹo giúp con tăng cường khả năng ghi nhớ hiệu quả
Thông qua việc kích thích bộ não, cha mẹ vừa tăng cường độ tập trung của
trẻ, vừa giúp khả năng ghi nhớ của con phát triển.
Trí nhớ là một chức năng của não, giúp ta mã hóa, lưu trữ thông tin và tìm lại khi
cần thiết. Tất cả chúng ta đều có khả năng ghi nhớ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Tuy vậy, không thể chỉ để mặc cho trí nhớ tự phát triển, mà chúng ta cần có những
phương pháp kích thích giúp trí nhớ phát triển được toàn diện nhất. Việc này nên
được thực hiện càng sớm càng tốt để não bộ trẻ được rèn luyện ngay từ khi còn
nhỏ.
Là cha mẹ, chúng ta ảnh hưởng đến trẻ một cách tuyệt đối. Cách cha mẹ tác động
đến con có thể giúp trẻ phát triển trí nhớ hiệu quả. Thông qua việc kích thích bộ
não, cha mẹ vừa tăng cường độ tập trung của trẻ, vừa giúp khả năng ghi nhớ của
con phát triển.

1. Khả năng ghi nhớ của bé qua từng giai đoạn
- Dưới 3 tháng tuổi bé có khả năng ghi nhớ mọi thứ trong khoảng hai ngày và mức
độ ghi nhớ của bé càng ngày càng tăng lên rõ rệt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Trên 3 tháng tuổi: Bé đã có thể chạm tay vào món đồ chơi treo trên cao, vừa tầm
tay với của bé nếu được bố mẹ hướng dẫn. Nếu đưa món đồ này ra chỗ khác và lại
đặt vào vị trí cũ sau hai tuần thì bé sẽ quên mất thao tác đưa tay với, quên mất
chuyển động của nó nhưng cũng nhanh chóng khôi phục lại trí nhớ của mình nếu
mẹ hướng dẫn lại cho bé.
- Bé từ 5 đến 6 tháng tuổi: Bé có thể ghi nhớ khuôn mặt ai đó hoặc một bức ảnh
trong vòng hai tuần. Bé sẽ rất chăm chú nhìn món đồ chơi trẻ em bị rơi từ trên cao
xuống, và quan sát cả quá trình món đồ ấy bị rơi.
- Đến khoảng 9 tháng tuổi bé có khả năng quan sát và ghi nhớ khi cha mẹ đặt thứ
gì đó vào hộp, cốc, bát,… bé có thể đưa tay và lấy món đồ đó ra, thật ngạc nhiên


phải không ạ!
- Bé trên 12 tháng tuổi: Con đã nhớ được vài thao tác đơn giản khi nghe câu nói
của mẹ như: Con lấy chiếc mũ đưa cho mẹ hay con lấy mũ đội lên đầu để chuẩn bị
đi chơi,…
- Trên 15 tháng tuổi: Con rất thích thú khi được lắng nghe những bài hát, giai điệu
quen thuộc, con sẽ tỏ rất rõ thái độ khi sắp được làm những điều mình yêu thích
như con sắp được đi chơi chẳng hạn.
- Đến 18 tháng tuổi: Con có thể đoán trước được những chương trình quảng cáo
trên tivi nếu con được xem hàng ngày và con cò có thể hình dung ra cả những
thông tin trong đoạn video đó.
6 mẹo cha mẹ có thể áp dụng để tăng khả năng ghi nhớ của bé
1. Truyện kể và bài hát
Đọc một câu truyện mỗi ngày là một cách phù hợp với khả năng ghi nhớ của bộ
não trẻ nhỏ. Các nhà khoa học khuyên rằng cha mẹ nên đọc một câu truyện cho trẻ
trước khi đi ngủ. Việc cha mẹ đọc truyện một cách biểu cảm nhất có thể sẽ giúp trẻ
phát triển trí nhớ hơn là chỉ đọc bình thường.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Những bài hát cũng giúp tăng cường trí nhớ. Cùng hát với con, sau đó mẹ có thể
giả vờ bỏ qua một vài chữ trong bài hát, sau đó nói cho bé nghe. Lúc đó, bé sẽ nhớ
rất kĩ các chữ đã bỏ qua và sẽ trả lời cho mẹ trong những lần tiếp theo trong thích
thú, không hề gượng ép.
2. Sắp xếp đồ đạc
Khi sắp xếp đồ đạc trong nhà chính là thời điểm lý tưởng giúp trẻ phát triển trí nhớ.
Bằng cách đưa ra các mệnh lệnh đơn giản ví dụ như ‘con bỏ chiếc xe này lên kệ
nhé’ hay ‘đưa em búp bê vào trong giỏ’,… Bằng cách này, trẻ sẽ nhớ vị trí của đồ
đạc trong nhà mà không cần phải lặp lại các lần tiếp theo.
3. Hình ảnh

Xem hình chụp của gia đình, những kỉ niệm trong quá khứ sẽ giúp trẻ tăng khả
năng ghi nhớ khuôn mặt, tên của mọi người cũng như những trải nghiệm mà trẻ đã
trải qua khi chụp những tấm hình đó.
4. Đồ vật

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Tập cho trẻ mô tả đặc điểm của những đồ vật mà trẻ nhìn thấy xung quanh. Ví dụ
như: máy bay đang bay trên trời, những chiếc xe đang lăn bánh trên đường,...
Cùng lúc này, bài học về màu sắc, âm thanh cũng được trẻ ghi nhớ sinh động hơn,
sâu sắc hơn.
5. Các trò chơi trí nhớ dành cho trẻ

Mẹ có thể bày ra một số trò chơi đơn giản giúp cho trẻ ghi nhớ. Ví dụ như sau: Đặt
một số đồ chơi trên bàn, cho trẻ một phút để ghi nhớ chúng. Sau đó dùng một cái
khăn đậy lại và cho trẻ kể tên hoặc viết tên những đồ vật bé nhớ được. Mỗi lần
chơi, bé sẽ được kích thích trí não giúp nhớ được tốt hơn.
6. Những câu chuyện
Mẹ tưởng tượng ra những câu chuyện mà nhân vật chính là những người bé
thường gặp hàng ngày. Trong lúc nghe kể, trẻ sẽ nhớ đến khuôn mặt, hình ảnh về
người đó, giúp tăng trí nhớ về người đó.
Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển trí não mà còn giúp gắn kết
mối quan hệ giữa cha mẹ và con trẻ. Tập thành một thói quen mỗi khi ăn tối chẳng
hạn, kể lại những gì cả nhà đã trải qua trong một ngày, cảm nhận của mọi người.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trẻ sẽ học được rất nhiều từ cha mẹ. Thực hiện những mẹo nhỏ giúp phát triển trí

nhớ của trẻ và tận hưởng thời gian cả nhà ở bên nhau.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×