Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.93 KB, 70 trang )

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC
TẾ
1. Khái niệm và vai trò của thị trường quốc tế đối với nền kinh tế Việt
Nam
1.1 Khái niệm và những yếu tố đặc trưng cơ bản của thị trường quốc
tế
Thị trường, tiếng Anh là “Market”, nghĩa là cái chợ. Đây là nơi diễn ra
các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của con
người. Ngày nay, khi hoạt động trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, khái
niệm thị trường được mở rộng. Hàng hóa sản xuất ra không chỉ được buôn
bán trong nước mà còn được buôn bán với nước khác. Khái niệm thị trường
quốc tế ra đời. Như vậy, xét theo nghĩa rộng thị trường quốc tế là nơi trao đổi
buôn bán hàng hóa không chỉ bó hẹp ở phạm vi một quốc gia mà giữa các
quốc gia với nhau và toàn cầu.
Nội dung bản chất của thị trường là hoạt động trao đổi. Thông qua các
hoạt động trao đổi mà người mua và người bán thoả mãn nhu cầu của chính
mình. Vì vậy, khi nghiên cứu thị trường người ta thường đề cập đến những
yếu tố đặc trưng cơ bản sau:
- Chủ thể của quá trình trao đổi: đó chính là người bán và người mua. Cả
hai chủ thể này đều có mong muốn được thoả mãn lợi ích của mình thông qua
trao đổi.
- Đối tượng của quá trình trao đổi: để có thể tham gia vào quá trình trao
đổi, người bán cần có hàng hoá, dịch vụ, còn người mua cần phải có một
lượng tiền tệ đáp ứng đủ khả năng thanh toán. Như vậy hàng hoá, dịch vụ và
tiền tệ chính là đối tượng của quá trình trao đổi trên thị trường.
- Điều kiện của quá trình trao đổi: quá trình trao đổi là hoạt động tự
nguyện của các chủ thể. Họ có thể tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị của
phía bên kia. Mặt khác, để có thể trao đổi hàng hoá, giữa người bán và người
1


mua phải hình thành mối quan hệ ràng buộc như giá cả, điều kiện giao nhận,
thanh toán, dịch vụ kèm theo …
Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của họ luôn gắn với một
thị trường sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Đó chính là nơi đảm bảo cung
ứng các yếu tố “đầu vào” và giải quyết các vấn đề “đầu ra” cho sản xuất và
tiêu thụ. Vì vậy, họ không quan tâm đến thị trường nói chung, mà quan tâm
đến thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, điều mà các nhà
kinh doanh quan tâm đến chính là những người mua hàng, nhu cầu của họ về
những hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Theo Philip kotler thì
"thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại và tương lai". Quan
điểm thị trường là khách hàng của doanh nghiệp sẽ mở ra khả năng khai thác
thị trường rộng lớn cho các nhà kinh doanh. Theo đó, thị trường luôn luôn ở
trạng thái vận động và phát triển. Khả năng phát triển khách hàng sẽ quyết
định khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Tóm lại, thị trường bao gồm các yếu tố: bên cung cấp, bên tiêu thụ và đối
tượng hàng hoá, dịch vụ. Khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ thoả mãn bên
tiêu thụ sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2 Vai trò của thị trường:
Xuất phát từ bản chất và chức năng này của mình, thị trường đóng vai trò
rất quan trọng đối với quản lý kinh tế vĩ mô, cũng như đối với hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp vì thị trường sẽ quyết định việc doanh
nghiệp sẽ sản xuất cái gì, bằng cách nào, sản xuất cho ai, quy mô sản xuất
như thế nào.
Thứ nhất, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nghĩa ra doanh nghiệp đó tiêu
thụ được càng nhiều hàng hóa, dịch vụ càng tốt. Muốn vậy, những hàng hóa
và dịch vụ đó phải là những cái thị trường cần chứ không phải cái doanh
nghiệp tự sản xuất ra, cho nên doanh nghiệp phải biết được thị trường cần gì
và đáp ứng đúng mặt hàng đó.
Thứ hai, thị trường còn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sau khi nắm được thị trường cần gì còn phải biết thị trường cần

số lượng bao nhiêu để quyết định quy mô sản xuất hợp lý. Việc sản xuất ít
hơn hay nhiều hơn nhu cầu thị trường đều khiến doanh nghiệp hoạt động
không hiệu quả, thậm chí còn bị thua lỗ, phá sản.
2
Thứ ba, thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp.
Từ đó, doanh nghiệp phải xác định được bằng cách nào tận dụng được các
yếu tố đó một cách hiệu quả nhất để sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất.
Do đó, nói thị trường quyết định việc doanh nghiệp sản xuất bằng cách nào.
Với vai trò to lớn như vậy, trong quá trình nền kinh tế toàn cầu hoá ngày
càng diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc doanh nghiệp của một nước phải luôn
tìm kiếm và mở rộng thị trường ở những nước khác hoặc những khu vực khác
là vô cùng cần thiết đối với sự sống còn của doanh nghiệp đó.
2. Cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
2.1 Khái niệm
Trên thương trường, nói chung các Công ty đều hoạt động vì mục đích lâu
dài là lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó, các Công ty luôn tìm mọi cách
thức, thực hiện mọi biện pháp làm cho mình trở nên có lợi thế hơn các đối thủ
khác về một hay một số mặt hàng, dịch vụ nào đó.
Thuật ngữ khả năng cạnh tranh chỉ khả năng tồn tại và phát triển của các
chủ thể hoạt động trên thị trường nhờ có ưu thế hơn các chủ thể khác về các
đặc trưng, với môi trường kinh doanh mà tính chất và qui mô ngày càng tăng
theo trình độ phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự
phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh không chỉ
trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra toàn cầu. Trong môi trường đó, các
chủ thể tham gia cạnh tranh có sự góp mặt thêm của các quốc gia khác nhau.
"Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện
tự do và công bằng, có thể sản xuất được các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng
được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì mở rộng được thu
nhập thực tế của nhân dân nước đó "
1

hay là" khả năng của nước đó đạt được
những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao, được xác định bằng sự thay đổi của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”
2
.
Đối với doanh nghiệp, khả năng , khả năng CT thể hiện qua sự tồn tại,
phát triển, khả năng chiếm lĩnh thị trường dựa vào "tính trội" hơn các doanh
nghiệp tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử
1, 2
UNDP - Viện nghiên cứu chiến lược - Tổng quan về khả năng cạnh tranh công nghiệp Việt Nam -
NXB Chính trị Quốc gia 1999.
3
dụng; cụ thể thông qua chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, khối lượng và
thời gian giao hàng, tính chất và sự khác biệt của hàng hoá, dịch vụ của nước
này so với hàng hoá, dịch vụ của nước khác trong việc thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Ngoài ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn được thể hiện
qua tính kinh tế của các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra, liên quan đến chi phí
cơ hội, năng suất lao động, khả năng đáp ứng yêu cầu, thị hiếu khách hàng và
ảnh hưởng, tác động của hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc
biệt là trong lĩnh vực thương mại.
Sự phân tách khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp hay
của một quốc gia chỉ mang tính tương đối khi xem xét, nghiên cứu khả năng
cạnh tranh của một trong ba cấp độ trên thì không thể không đề cập đến hai
cấp độ còn lại. Bởi vì khả năng cạnh tranh của sản phẩm là cơ sở hình thành,
quyết đinh khả năng cạnh tranh của doanhh nghiệp và qua đó xác định khả
năng cạnh tranh của quốc gia. Xét cho cùng, các quốc gia tham gia vào thị
trường quốc tế thông qua các doanh nghiệp mang quốc tịch của nước đó với
các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có thể được sản xuất tại chính quốc gia đó.
Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là tổng hợp khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp và sản phẩm mà quốc gia đó cung ứng.
2.2 Vai trò của cạnh tranh trên thị trường quốc tế:
Bất kỳ một vấn đề nào cũng có 2 mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Theo
qui luật này, cạnh tranh trong thị trường quốc tế cũng đã mang lại những tác
dụng to lớn nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế của nó. Trước hết
cạnh tranh đóng vai trò tích cực thông qua:
- Cạnh tranh thương mại đảm bảo điều chỉnh cung cầu, cạnh tranh phối
hợp tối ưu giữa người sản xuất và người tiêu dùng theo một cách thức dài hạn,
đảm bảo cho hàng hoá và dịch vụ được cung cấp sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu
của thị trường.
- Cạnh trạnh thực hiện chức năng phân phối nguồn lực, làm nguồn lực di
chuyển đến những nơi mà chúng sinh lời nhất, vì những người sở hữu nguồn
lực đó muốn sử dụng chúng để đạt lợi nhuận cao nhất.
- Cạnh tranh làm thoả mãn người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường,
chỉ những sản phẩm và dịch vụ người tiêu dùng muốn mới được bán ra và sản
xuất dài hạn. Do đó, các nhà sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến chất lượng
4
sản phẩm , thay đổi mẫu mã, bao bì, giảm giá thành cho sản phẩm. Tất cả điều
đó mang lại lợi ích cho khách hàng.
- Cạnh tranh thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật. Một trong những yếu tố quyết
định khả năng cạnh tranh là năng suất. Muốn có được năng suất cao chỉ có thể
nhờ hệ thống, máy móc kỹ thuật. Trong khi, khoa học công nghệ phát triển
như vũ bão với sự ra đời của máy móc mới trong từng phút. Do đó, các nhà
sản xuất phải luôn nỗ lực để có được những máy móc kỹ thuật hiện đại hơn để
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh không ngừng với
những đối thủ khác.
Tuy nhiên, đã là cạnh tranh thì tất nhiên sẽ có những doanh nghiệp mạnh
lên, qui mô ngày càng mở rộng, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường; ngược
lại, sẽ có những doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh dẫn đến phá sản.
Doanh nghiệp lớn mạnh nhất dễ trở thành độc quyền, nghĩa là thao túng thị

trường từ khâu phân phối đến giá cả. Xét trong dài hạn, động lực cạnh tranh
cũng mất dần. Họ cũng không cần chú ý đến việc hạ thấp chi phí sản xuất,
giảm giá thành, cải tiến chất lượng sản phẩm… Người tiêu dùng chính là
người chịu thiệt hại.
Như vậy, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Nhưng
nếu cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực, làm
triệt tiêu việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ.
2.3 Các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh:
• Lợi thế so sánh:
Chẳng hạn năng suất lao động trong ngành sản xuất gạo và than ở hai
nước Anh và Mỹ lần lượt là:
Bảng 1: Năng suất lao động trong 2 ngành sản xuất gạo và than của
Mỹ và Anh.
Năng suất Mỹ Anh
Gạo (kg/1 ngày công lao động ) 300 800
Than (bao/1ngày công lao động ) 150 200
5
Theo như thuyết "lợi thế tuyệt đối" của Adam Smith, Anh là quốc gia có
thể sản xuất hiệu quả 2 mặt hàng gạo và than so với Mỹ. Nếu xét một cách
tuyệt đối thì Mỹ sản xuất hoàn toàn không có hiệu quả mặt hàng than. Nhưng
thực tế thì ngược lại, nếu Mỹ chuyên môn hoá sản xuất than và Anh chuyên
môn hoá sản xuất gạo thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Lúc đó, cả Anh và
Mỹ sẽ sản xuất được tổng cộng là 1.600kg gạo và 300 bao than trong 1 ngày.
Để giải thích điều đó, David Ricardo đưa ra lý thuyết " lợi thế so sánh" cho
rằng: một quốc gia giành được lợi thế so sánh ở những ngành sử dụng rộng rãi
các yếu tố sản xuất mà quốc gia đó có ưu thế thì quốc gia đó sẽ sản xuất và
xuất khẩu các mặt hàng này và nhập khẩu những mặt hàng mà nó không có
lợi thế so sánh. Cần chú ý rằng, lý thuyết "lợi thế so sánh" dựa trên giả thuyết
có sự phân bố các nguồn lực sản xuất không đồng đều ở mỗi quốc gia. Từ lý
thuyết này có thể mở rộng ra quốc gia này nên sản xuất mặt hàng mà nó có

nhiều thuận lợi về nguồn lực nhất và quốc gia kia nên sản xuất mặt hàng mà
nó gặp ít bất lợi nhất.
• Hiệu quả của sản xuất (năng suất lao động)
Sự khác biệt về lợi thế so sánh ở một ngành sản xuất nào mới chỉ cho
phép quốc gia có thể có khả năng cạnh tranh cao hơn quốc gia khác trong sản
xuất mặt hàng đó. Nhưng để biến các ưu thế thành hiện thực thì cần phải tổ
chức sản xuất để đưa ưu thế về nguồn lực sản xuất thành ưu thế về hiệu quả
sản xuất, thể hiện bằng năng suất lao động. Năng suất lao động là chỉ số thể
hiện sự tăng trưởng của ngành, của quốc gia, được đo bằng giá trị hàng hoá,
và dịch vụ sản xuất được trên một đơn vị lao động, vốn, nguồn lực vật chất
trong ngành đó, quốc gia đó. Năng suất chính là tiêu chí mà thông qua đó xác
định tính cạnh tranh.
Quy mô sản xuất:
Khả năng cạnh tranh còn được quyết định bởi quy mô sản xuất. Trước
một tổng cầu nhất định, doanh nghiệp phải tổ chức quy mô sản xuất phù hợp.
Quy mô sản xuất qúa lớn, nghĩa là khả năng sản xuất nhiều hơn so với nhu
cầu, sẽ dẫn đến lãng phí và đẩy chi phí sản xuất lên cao, không có lợi cho
cạnh tranh. Ngược lại, nếu quy mô sản xuất qúa nhỏ doanh nghiệp không có
khả năng sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu thị trường; lúc đó, doanh nghiệp tự bỏ
lỡ cơ hội ký kết các hợp đồng lớn với công ty nước ngoài.
6
Tổ chức hoạt động thương mại:
Khả năng cạnh tranh còn được tăng cường hơn nữa nhờ tổ chức hoạt động
thương mại. Tổ chức hoạt động thương mại không chỉ dừng ở chỗ kết nối
thông tin về nguồn cung - cầu trên thị trường mà còn thể hiện ở việc liên kết
các nhà cung cấp với nhau để vừa đáp ứng nhu cầu hàng hóa của thị trường,
vừa tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm đánh bại các đối thủ khác. Nhiều khi xảy
ra hiện tượng tranh mua tranh bán, các nhà xuất khẩu mạnh ai nấy xuất, gìm
giá lẫn nhau. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
nói riêng và của các quốc gia nói chung.

Ngoài bốn yếu tố kể trên còn rất nhiều yếu tố khác như: chi phí cơ hội,
chính sách thương mại, tỷ giá hối đoái của Nhà nước, quan hệ ngoại giao, …
2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nông
sản:
Hàng nông sản xét cho cùng là một loại hàng hoá, cho nên, nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng này cũng bao gồm bốn nhân tố
kể trên. Tuy nhiên, là mặt hàng thuộc về sản xuất nông nghiệp nên nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nó cũng có đặc trưng riêng.
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên, phụ thuộc vào điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sự phân bổ của ánh sáng, nguồn nước… do đó lợi
thế so sánh quan trọng là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, khí hậu giữa các
quốc gia. Các lợi thế này cho phép quốc gia đó có thể có khả năng cạnh canh
cao về hàng nông sản vì có thể sản xuất ra cùng một loại hàng hoá với chi phí
thấp và chất lượng sản phẩm cao hơn.
Nhân tố thư hai là năng suất của cây trồng và vật nuôi: Lợi thế về điều
kiện tự nhiên mới chỉ là điều kiện cần. Để biến những lợi thế về tự nhiên đó
thành những ưu thế vượt trội về chất lượng, chi phí sản xuất… cần phải có cơ
cáu giống thích hợp, cho năng suất cao, chất lượng tốt và phải có cơ cấu mùa
vụ thích hợp.
Nhân tố tiếp theo là trình độ và qui mô của ngành công nghiệp chế biến
tương ứng với nguồn nguyên liệu. Sản xuất nông nghiệp liên quan mật thiết
với các ngành công nghiệp chế biến. Các ngành này không những góp phần
7
tiêu thụ một phần nông sản làm ra mà còn làm tăng giá trị nông sản làm ra mà
còn làm tăng giá trị nông sản qua quá trình sơ chế và tinh chế.
Lợi thế về lao động cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh
tranh của hàng nông sản. sản xuất nông nghiệp phân bố trên địa bàn rộng rãi,
mang tính chất thời vụ cao lại phụ thuộc nhiều vào qui luật sinh trưởng của
vật nuôi, cây trồng vì thế đặc điểm lao động trong nông nghiệp khác hẳn
trong công nghiệp. Đó là trình độ cơ giới hoá, tự động hoá thấp, nhiều công

đoạn không thể sử dụng máy móc và đặc biệt là tính tập trung của lao động
thấp, do đó sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào lao động, chi phí lao
động chiếm một phần lớn trong giá thành sản phẩm.
Cuối cùng, chính sách của các nước xuất - nhập khẩu có tác động rất lớn
đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Các nước xuất khẩu muốn tăng
cường xuất khẩu một mặt hàng nào đó thì sẽ có chính sách tăng cường sản
xuất trong nước, chính sách mở rộng thị trường, chính sách ưu đãi về thuế,…
đối với mặt hàng đó. Các nước nhập khẩu cũng có chính sách ưu đãi về thuế
cho một số nước có hàng nông sản mà họ cần. Nhờ đó mà hàng nông sản của
nước này có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng nông sản của nước khác.
3. Tổng quan về thị trường nông sản thế giới và tình hình cung cấp hàng
nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới
3.1 Đặc điểm của thị trường nông sản thế giới
Thị trường nông sản thế giới luôn diễn biến phức tạp, sự biến động thường
xuyên về các nguồn cung và cầu ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng của các
mặt hàng nông sản. Nhìn chung, thị trường nông sản thế giới có 6 đặc điểm
chính sau:
Thứ nhất, khác với sản phẩm của công nghiệp phần sản phẩm nông
nghiệp được đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới chiếm tỷ trọng thấp trong
tổng sản lượng sản xuất ra hàng năm. Theo tài liệu của WTO, trong những
năm gần đây, tỷ lệ đó của một số nông sản như sau: lúa gạo: 4%, lúa mì: 20%,
đậu tương: 30%, đường: 30%, cà phê: 75%, ca cao 65%... song không vì nông
sản trao đổi trên thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng sản
xuất ra mà thương mại nông sản giữ vị trí kém phần quan trọng trong lưu
thông quốc tế.
8
Thứ hai, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa tự do là 2 mặt mâu thuẫn của một
vấn đề nhằm hướng tới việc hình thành một thị trường buôn bán nông sản
ngày càng tự do hơn. Một số nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất nông
sản, cùng với lợi ích dân tộc của mình luôn theo đuổi chính sách tự do trong

thương mại quốc tế. Còn một số nước có những bất lợi trong sản xuất nhiều
nông sản lại cố gắng duy trì chủ nghĩa bảo hộ đối với thị trường nông sản
trong nước của họ.
Thứ ba là thị trường nông sản quốc tế phụ thuộc trực tiếp vào quan hệ
chính trị giữa các quốc gia. Nói cách khác, chính trị là sự biểu hiện tập trung
của kinh tế. Trong công tác tìm kiếm thị trường thì hoạt động chính trị luôn
phải đi trước một bước.
Thứ tư, những nước phát triển và những nước đang phát triển dần tìm
được vị trí của mình trong danh mục các mặt hàng nông sản xuất khẩu, nghĩa
là, với các nông sản cơ bản, các nước phát triển là những cường quốc giữ ưu
thế tuyệt đối về năng suất, sản lượng, giá thành… còn các nước đang phát
triển sản xuất và xuất khẩu những nông sản mà họ có thể tương đối so với đối
thủ nói trên. Đó là các nông sản nhiệt đới như: cà phê, chè, gạo, hạt điều…
với việc xuất khẩu những hàng nông sản không trùng với hàng nông sản thế
mạnh của EU, Mỹ… các nước đang phát triển có thể dầu len chân và được
chính thị trường của các nước phát triển này.
Thứ năm, trong mấy thập kỷ qua, thị trường một số nông sản chủ yếu đã
cơ bản được phân chia xong. Trong đó, một số nước giữ vai trò quyết định tạo
nguồn cung , còn một số khác lại là người quyết định tạo nguồn cầu. Ví dụ:
hàng năm, Hồng Kông nhập khoảng 1,1 triệu tấn cà phê (chiếm 1/4 sản lượng
cà phê giao dịch thị trường thế giới) do Brazil, Colombia, Mexico cung cấp;
hay thị trường gạo chất lượng thấp (35% tấn) ở Châu Phi hàng năm nhập
khoảng 4 triệu tấn chủ yếu từ Thái Lan.
Cuối cùng, đặc điểm thứ sáu của thị trường nông sản thế giới là sự không
ổn định về nguồn cung trong khi nguồn cầu tương đối ổn định dẫn đến sự lên
xuống thường xuyên của giá cả một số mặt hàng nông sản trên thế giới.
Nắm được những đặc điểm trên sẽ giúp Việt Nam có những biện pháp mở
rộng quan hệ chính trị nhằm từng bước mở rộng thị trường. Đồng thời, xác
định được vị trí các mặt hàng nông sản xuất khẩu của mình trên thị trường
9

thế giới, trên cơ sở nhận thức được những điểm còn hạn chế của nó, xác định
được chiến lược thâm nhập vào những thị trường phù hợp, những kẽ hở của
thị trường nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng uy tín và sức cạnh tranh của hàng
nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
3.2 Xu hướng của thị trường nông sản thế giới
Thị trường nông sản thế giới tuy diễn biến bất thường nhưng đi theo một
số xu hướng chính sau:
* Xu hướng chuyển từ chuyên môn hoá sang đa dạng hoá sản xuất và xuất
khẩu nông sản. Điều này xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là các quốc gia
muốn giảm bớt hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế, mà theo đó là sự
biến động lớn về giá cả. Cụ thể là quốc gia nếu bị thất thu từ nông sản này
còn có nguồn thu từ nông sản khác gánh đỡ. Vì vậy, đa dạng hoá sản xuất và
xuất khẩu nông sản vừa đối phó được với diễn biến bất thường của thị trường,
vừa khai thác hợp lý nguồn lực trong nông nghiệp, làm tăng thu ngoại tệ cho
nước xuất khẩu.
* Nhu cầu nông sản của thế giới đang hướng tới những sản phẩm có chất
lượng tự nhiên. Ví dụ: người ta thích ăn thịt gà được chăn thả tự nhiên hơn là
thịt gà được nuôi theo kiểu công nghiệp, hay các loại rau quả được bón bằng
phân hữu cơ lại được ưa chuộn hơn sản phẩm cùng loại bón bằng phân vô cơ
và dùng nhiều hoá chất khác. Điều này cho phép các nước đang phát triển có
lợi thế so sanh về điều kiện tự nhiên, lao động tận dụng triệt để ưu thế của
mình.
* Giá thực phẩm cơ bản nhìn chung ít biến động hơn các nông sản nâng
cao đời sống. Vì ba lý do: thứ nhất, các quốc gia đặc biệt chú ý đến sự cân đối
vững chắc cung - cầu những nông sản cơ bản ở thị trường nước họ bằng mọi
biện pháp thích hợp, thứ hai, sự ứng dụng thành công cách mạng khoa học kỹ
thuật, cách mạng xanh, cách mạng trắng vào sản xuất nông nghiệp đã góp
phần giải quyết cơ bản vấn đề lương thực cơ bản, cuối cùng hầu hết các quốc
gia đều thực hiện dự trữ đối với những thực phẩm cơ bản nhằm tránh được
cơn sốt về thực phẩm.

Nắm được những xu hướng trên sẽ giúp các quốc gia xác định cơ cấu sản
xuất và xuất khẩu nông sản để vừa được tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa giảm
10
đến mức thấp nhất thâm hụt cán cân thương mại do sự biến động của thị
trường nông sản thế giới.
3.3 Tình hình cung - cầu một số mặt hàng nông sản của thế giới và khả
năng cung cấp của Việt Nam.
3.3.1 Cung - cầu một số hàng nông sản trên thị trường thế giới.
Gạo:
Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 10 nước xuất khẩu
gạo chính trên thế giới năm 2002 là: Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Việt Nam,
Trung Quốc, Myanma, Pakistan, Uruguay, Australia, Ai Cập với tổng sản
lượng là 24,949 triệu tấn, và 10 nước nhập khẩu chính là: Inđonêxia, Nigêria,
Iran, Irak, Arâpxêut, Senegal, EU, Nhật Bản, Malayxia, Braxin.
Khối lượng gạo thương mại năm 2002 đã hồi phục lại động lực tăng
trưởng, tăng gần 0,7 triệu tấn so với mức dự báo trước đó, đạt 25,7 triệu tấn,
và tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2001. Nguyên nhân là do lượng nhập khẩu
của Nigiêria tăng, nhu cầu tiêu thụ của Châu Á tăng nhất là Inđonêxia và
Philippin. Trái lại Trung Quốc nhập khẩu giảm chỉ còn 7,5% kim ngạch quy
định bởi tổ chức thương mại thế giới. Về xuất khẩu, cạnh tranh vẫn tiếp tục
gay gắt. Ấn Độ, Thái Lan vẫn chiếm thị phần lớn trên thị trường thế giới so
với các nhà xuất khẩu lớn truyền thống khác. Ấn Độ xuất khẩu 5,5 triệu tấn
gạo, chiếm gần 20% khối lượng xuất khẩu thế giới năm 2002, tăng mạnh so
với tỷ lệ 7% năm 2001; xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ tăng 150 nghìn tấn lên 3,1
triệu tấn nhờ tốc độ chuyên chở tốt và nguồn thu mua sẵn. Trong khi khối
lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan, Burma giảm. Nhập khẩu gạo thế giới năm
2002 tăng 2,2% so với năm 2001. Trong đó nhập khẩu mạnh nhất ở Philippin
và Iran, đạt mức 70 - 100% so với năm 2001, còn ở hầu hết các nước khác
đều giảm.
Giá gạo thế giới có những biến động rất khác biệt, biên độ giao động rất

lớn, loại gạo 25% tấn giao động tới 30 USD/ tấn. Đây là điều kiện bất lợi cho
các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu.
Cà phê:
Tổng sản lượng cà phê niên vụ 2001 / 2002 đạt mức 117,3 triệu tấn, tăng
4,8% so với 112,7 triệu bao đạt được trong niên vụ 2000/2001. Trong đó, sản
11
lượng của khu vực Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương, Mexico và các
nước Trung Mỹ liên tục giảm, còn sản lượng của các nước Nam Mỹ (trừ
Ecuador) đều tăng, đặc biệt sản lượng Brazin tăng mạnh khiến nguồn cung cà
phê thế giới vẫn tiếp tục dồi dào.
Mức tiêu thụ của các nước nhập khẩu ổn định ở mức 81 triệu bao của niên
vụ trước do tăng trưởng tiêu thụ ở các nước tiêu thụ truyền thống như một số
nước Châu Âu, Nhật Bản… yếu đi, nhưng bù lại Trung Quốc lại nổi lên như
là một nước tiêu thụ cà phê đầy tiềm năng.
Sau vài năm liên tiếp giảm, giá cà phê thế giới niên vụ 2001/2002 đã phục
hồi nhờ những cố gắng của ngành cà phê toàn cầu trong việc giải quyết cuộc
khủng hoảng của thị trường cà phê những năm qua. Giá cà phê Robusra và
Arabica tăng lần lượt là 27%, và 13,2% so với cuối niên vụ 2000/2001.
Cao su:
Các nước xuất khẩu chính là Thái Lan, Inđonêxia, Việt Nam, Malayxia,
Libêria với tổng sản lượng năm 2002 là 4,5 triệu tấn, và các nước nhập khẩu
lớn nhất là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức.
Nếu như năm 2001 là năm u ám nhất trong lịch sử ngành cao su thế giới
thì tình hình năm 2002 đã sáng sủa hơn do 3 nước có lượng xuấ khẩu cao su
lớn nhất thế giới là Thái Lan, Inđonêxia, Malayxia đã quyết định giảm 4% sản
lượng sản xuất cao su ở mỗi nước và 10% lượng xuất khẩu nhằm đẩy giá cao
su tăng lên.
Theo tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), nhu cầu cao su toàn cầu
năm 2002 đạt mức 18,4 triệu tấn, tăng khoảng 5,3% so với năm trước, trong
đó, nhu cầu của Bắc Mỹ tăng tới 10,6%, của EU tăng hơn 4% , các nước Châu

Á - Thái Bình Dương tăng khoảng 4,7%.
Nhờ nỗ lực giảm sản lượng sản xuất và xuất khẩu của các nước sản xuất
chính cùng với hợp tác tích cực điều tiết cung - cầu nhằm nâng giá lên của
IRSG và ITRO (tổ chức cao su quốc tế 3 bên) giá cao su trên thị trường thế
giới có xu hướng phục hồi rõ rệt và có dấu hiệu khả quan. Giá cao su RSS 3
12
của Thái Lan cuối năm 2002 đã lên tới 95 - 96 cent/kg tăng 53 - 55% so với
mức 55 - 60 cent/kg năm 2001.
Chè:
Các nước Châu Á vẫn là khu vực cung cấp chè lớn trên thế giới, riêng 5
nước Ấn Độ, Srilanka, Kênya, Trung Quốc và Inđonêxia chiến trên 85% tổng
sản lượng chè thế giới. Ấn Độ là nước sản xuất chè lớn nhất thế giới với sản
lượng bình quân 823 nghìn tấn/ năm nhưng xuất khẩu lại đứng sau Kênya và
Srilanka.
Theo Hiệp hội chè thế giới (ITC), năm 2002 mức tiêu thụ chè thế giới
tăng nhẹ so với năm 2001. Cộng đồng các quốc gia độc lập, Anh, Pakistan, Ai
Cập, Hoa Kỳ… là các thị trường nhập chè chủ yếu, chiếm khoảng 60% tổng
mức tiêu thụ của thế giới, trong đó Nga là thị trường nhập khẩu chè đen lớn,
khoảng 150 - 160 nghìn tấn. Ấn Độ đang mất đi thị trường xuất khẩu vì chất
lượng thấp và giá kém cạnh tranh so với các đối thủ lớn khác.
Giá chè trên thị trường thế giới năm 2002 chỉ tăng nhẹ theo từng loại.
Nguyên nhân không phải do cầu vượt cung mà do 2 nguyên nhân: sự lo ngại
về hiện tượng Elnino xuất hiện trở lại sẽ tác động đến mậu dịch chè thế giới;
sự tăng giá của cà phê hình thành xu hướng chuyển sang dùng chè vì đây là 2
nhóm hàng có nhu cầu thay thế.
3.3.2 Khả năng cung cấp của Việt Nam :
Bảng 2: Vị trí, thị phần, mức giá trung bình của một số mặt hàng nông
sản Việt Nam.
Mặt hàng Gạo Cà phê Cao su Chè
Vị trí 2 2 4 8

Thị phần (%) 17 % 13% 5% 3%
Mức giá so với giá TB Thấp hơn 55% Thấp hơn 20% Thấp hơn Thấp hơn
CPSX so với đối thủ cạnh
tranh chính
50% - 60 - 70% -
Nguồn: Đánh giá sơ bộ tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam - Dự án VIE98/021 Cục xúc tiến thương
mại - Bộ thương mại
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn năm 1999 thì
trong số 5 mặt hàng nông sản chủ lực có 3 mặt hàng là gạo, cà phê, điều là có
13
khả năng cạnh tranh cao. Cao su, chè có khả năng cạnh tranh ở mức trung
bình, cụ thể:
a. Mặt hàng gạo: Cho đến năm 2002, Việt Nam xuất khẩu vào 80 thị
trường chủ yếu, trong đó: khu vực Trung Đông chiếm 30% ( năm 2001 chiếm
14%), khu vực Châu Phi chiếm 10% (năm 2001 chiếm 25 %), các khu vực
còn lại chiếm tỷ trọng tương đối ổn định so với năm 2001; với lượng xuất
khẩu đạt khoảng 3,4 triệu tấn, trị giá 726 triệu USD giảm khoảng 13% về
lượng nhưng lại tăng 16% về giá trị. Chất lượng hàng xuất khẩu đã được nâng
lên, vì vậy những tháng cuối năm giá suất của ta tương đương với Thái Lan.
Gạo chất lượng cao chiếm khoảng 7%, loại chất lượng trung bình chiếm
khoảng 85% loại chất lượng thấp và các loại khác chiếm khoảng 8%.
b. Mặt hàng cà phê: Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu 710 ngàn tấn, ước
đạt 315 triệu USD, bằng 76,3% về lượng và 86,3% về trị giá vào 35 thị
trường chủ yếu, trong đó có 12 thị trường có tỷ trọng lớn nhất (Có tỷ trọng từ
3,3 - 15%): Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây ban Nha, Nhật Bản, Anh, Thụy Sỹ, Pháp,
Hà Lan, Italia, Philippin, Ba Lan. Giá xuất khẩu không ổn định, bình quân 10
tháng đầu năm đạt 414,5 USD/tấn, các tháng cuối năm giá đạt khoảng 560 -
600 USD/tấn, tăng khoảng 80 - 100 USD/ tấn. Khối lượng xuất khẩu tăng
chậm. Về chất lượng, lượng xuất khẩu cà phê hoà tan và cà phê rang xay của
Việt Nam còn nhỏ bé so với tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu 2 loại này mới

chỉ chiếm 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê.
c. Mặt hàng cao su: Cả nước xuất khẩu 444 ngàn tấn ước đạt 263 triệu
USD, tăng 44,2% về lượng và 58,6% về trị giá vào 34 thị trường chủ yếu,
trong đó 10 thị trường có tỷ trọng lớn nhất là: Trung Quốc 32,9%; Singapore
14,3%; Đài Loan 5,9%; Maylaysia 5,8%; Hàn Quốc 5,4%; Nhật Bản 3,9%;
Đức 3,7%; Hoa Kỳ 3,5%; Hồng Kông 3,2%; Tây Ban Nha 2%. Giá xuất khẩu
là 23 USD/tấn, tăng 10% so với năm 2001. Ngành cao su Việt Nam gặp nhiều
thuận lợi do giá cao su thế giới gần đây tăng mạnh, các nước sản xuất và cung
cấp lượng cao su thiên nhiên chủ lực trên thế giới là Thái Lan, Malaysia,
Indonexia vẫn giữ lập trường không tăng sản lượng khai thác và hạn chế xuất.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thiếu sản lượng cao su xuất khẩu do nắng hạn kéo
dài làm hơn 75% diện tích cao su rụng lá.
14
d. Mặt hàng chè: Tốc độ tăng bình quân xuất khẩu chè trong giai đoạn
1996 - 2000 là 49,6%, đặc biệt từ năm 97 trở lại dây, xuất khẩu chè tăng đột
biến, năm 1997 đạt 32 ngàn tấn, trị 48 triệu USD (tăng 55,2% về lượng và
65,5% về giá trị so với năm 96), đến năm 2001 đạt hơn 68 ngàn tấn với trị giá
78,4 triệu USD; năm 2002 là 75 ngàn tấn, trị giá 83 triệu USD. Tuy nhiên
khối lượng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 6% so với nhu cầu
tiêu thụ của thế giới. Giá chè xuất khẩu biến động thất thường và phụ thuộc
vào giá thị trường thế giới, nhưng lại theo chiều hướng bất lợi. Nếu giá chè
thế giới giảm thì giá chè Việt Nam giảm nhanh và mạnh hơn còn nếu giá chè
của thế giới tăng thì giá chè Việt Nam tăng chậm hơn. Hiện nay, chè Việt
Nam chủ yếu xuất khẩu sang Đông Âu, Nga, Pakistan, và đã có những bạn
hàng mới như Trung Cận Đông, Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, …
e. Mặt hàng hạt tiêu: Việt Nam xuất khẩu 77 ngàn tấn vào năm 2002,
ước đạt 108 triệu USD vào 32 thị trường chủ yếu, 4 thị trường có tỷ trọng lớn
nhất là Hoa Kỳ 15,3%; Hà Lan 13,5%; Singapore 10,2%; Đức 6,9%. Việt
Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về sản lượng và đứng đầu thế giới về khối
lượng xuất khẩu. Giá xuất khẩu thấp hơn các nước khác 20 - 30%; năm 2002

giá hạt tiêu xuất khẩu giảm còn 1.319 USD/ tấn so với mức 1.596 USD/ tấn
năm 2001. Đặc biệt, 70% khối lượng xuất khẩu phải qua nước thứ 3.
f. Mặt hàng nhân điều: Năm 2002, cả nước xuất khẩu khoảng 63 ngàn
tấn nhân điều, đạt kim ngạch khoảng 212 triệu USD với giá bình quân cả năm
là 3.275 USD/ tấn. Nhu cầu nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam của 25 thị trường
tăng rất mạnh, trong đó có Nga, Ba Lan, Thái Lan, Tây Ban Nha, Indonêxia,
Pháp, Newzealand, Trung Quốc, Hoa Kỳ, …
g. Mặt hàng rau quả: Năm 2002 đạt khoảng 200 tr USD, vào 36 thị
trường chủ yếu, trong đó có 6 thị trường có tỉ trọng lớn nhất là Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Khối lượng xuất khẩu giảm
20% chủ yếu do sản lượng trong nước giảm vì hạn hán nặng. Đồng thời, giá
xuất khẩu cũng giảm 15%.
Như vậy, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các khu vực
trên thế giới, thậm chí thâm nhập vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, EU. Tại thị trường EU, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam đã có mặt, chủ yếu ở Anh, Pháp, Đức; Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó
15
khăn như chính sách của EU đối với hàng nông sản Việt Nam, cạnh tranh gay
gắt với các nước khác, cũng như việc sản xuất, chế biến chưa đáp ứng được
yêu cầu của thị trường này.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG
EU
1. Khái quát thị trường nông sản EU và tiềm năng của thị trường EU đối
với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
1.1 Khái quát thị trường nông sản EU
1.1.1 Đặc điểm thị trường nông sản EU
Trước năm 1995, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu là
Liên Xô, các nước Đông Âu cũ, .. Tuy nhiên, sau khi các thị trường này sụp

đổ, Đảng và Nhà nước đã đưa ra một chính sách vô cùng đúng đắn, đó là: đa
dạng hoá, đa phương hoá thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất
khẩu hàng nông sản nói riêng. Trên một khía cạnh nào đó thì việc lựa chọn
thâm nhập vào thị trường EU được coi như là việc tìm kiếm một thị trường
thay thế cho những thị trường đã bị mất vào thời điểm đó. Nhưng thực tế
những năm qua đã chứng minh rằng, thị trường EU đã - đang - và sẽ trở thành
thị trường chiến lược đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Dù cơ hội xuất
16
khẩu sang thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, nhưng để
xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần nắm
được các đặc điểm sau:
Thứ nhất là sự khác biệt về văn hoá giữa các nước thành viên dẫn đến nhu
cầu, thị hiếu về hàng nông sản của người tiêu dùng tại các nước thành viên
EU là không giống nhau. Đồng thời, EU không phải là một thực thể văn hoá
có những mẫu hình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ, cách ứng xử, ngôn ngữ, hệ
thống pháp lý,... Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải để ý đến điều
này, từ đó đưa ra phương thức giải quyết khác nhau đối với 15 nước thành
viên nhằm đáp ứng được những nhu cầu khác nhau và tận dụng được cơ hội
khác nhau mà các nước thành viên đưa ra.
Thứ hai, EU là thành viên của tổ chức thương mại thế giới nên chế độ
quản lýý nhập khẩu chủ yếu dựa trên những nguyên tắc của tổ chức này. Các
mặt hàng nông sản quản lýý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng
khá nhiều biện pháp phi thuế quan. Mặc dù thuế nhập khẩu nông sản của Eu
thấp hơn so với các cường quốc kinh tế khác và có xu hướng giảm nhưng EU
vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ bởi hàng rào kỹ thuật. Hàng rào kỹ
thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng,
tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Đặc điểm tiếp theo là tại thị trường nông sản EU, cạnh tranh diễn ra quyết

liệt giữa hàng nông sản từ cường quốc kinh tế (Mỹ), từ các nước công nghiệp
phát triển (Singapore, Thái Lan,...) cho tới các nước ở khu vực Châu Mỹ La
Tinh, các nước khu vực Caribê. Đặc biệt, hàng nông sản xuất khẩu của Trung
Quốc - 1 nước thành viên WTO đã được hưởng nhiều ưu đãi khi thâm nhập
vào EU cũng trở nên rất đáng gờm. Cạnh tranh tại thị trường này trong những
năm tới sẽ gay gắt hơn, một phần lớn xuất phát từ việc tự do hoá về thương
mại và đầu tư trên thế giới cũng như những cải cách về chính sách và cơ chế
quản lýý xuất nhập khẩu của EU đang có xu hướng ngày càng được nới lỏng.
Thứ tư, kênh phân phối của EU rất phức tạp. Một số mặt hàng nông sản
của Việt Nam rất được ưa chuộng như hạt điều, rau quả đóng hộp,… cho đến
nay vẫn chưa tiếp cận được trực tiếp với kênh phân phối này. Nhiều khi, hàng
17
nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU theo một nhánh của kênh
phân phối. Việc này hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao giá
bán của các Doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm lại, thị trường nông sản EU là nơi hội tụ rất nhiều nguồn cung cũng
như nguồn cầu đa dạng, phong phú nên xảy ra một sự cạnh tranh rất gay gắt.
Một mặt, EU thực hiện việc nới lỏng quản lýý xuất nhập khẩu hàng nông sản
theo tinh thần tự do hoá, toàn cầu hoá nền KT. Nhưng mặt khác, để đảm bảo
nền nông nghiệp nội khối phát triển vững chắc, EU vẫn thực hiện chính sách
bảo hộ nông nghiệp ngày càng chặt chẽ.
1.1.2 Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU:
Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU được thực hiện thông qua nhiều
biện pháp như: Thuế quan, các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp
quản lýý giá, hàng rào kỹ thuật, hỗ trợ trong nước trong nông nghiệp và trợ
cấp xuất khẩu nông sản, các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời,... Dưới
đây là một số biện pháp điển hình bảo hộ sản phẩm hàng nông sản của EU.
* Thuế quan .
Các nước EU thực hiện chính sách nông nghiệp chung (Common
Agriculture Poliey). Chính sách này đưa ra nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm

nông sản phải an toàn, hợp vệ sinh, quá trình chế biến phải tuân theo các qui
định không làm ảnh hưởng đến môi trường, bảo vệ các trang trại có qui mô
nhỏ và vừa, giúp những người sản xuất nông nghiệp sản xuất ra những sản
phẩm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùn. Các điều kiện để tiếp cận thị
trường nông sản EU do chính sách CAP này quyết định. Chính sách này duy
trì tỷ lệ tự cung - tự cấp cao của EU đối các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu,
trước hết là ngũ cốc, sản phẩm sữa thịt, đã gây tác động "lan toả" tới thị
trường thế giới. Thuế quan với nông sản tương đối cao. Ban thư ký của WTO
ước tính mức thuế trung bình giản đơn là 17,3%; mặc dù thuế suất 0% hoặc
rất thấp được áp dụng cho nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan từ các nước
thành viên WTO hoặc có thoả thuận thương mại ưu đãi.
Đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp quan trọng, mức thuế
thay đổi trong phạm vi từ 0% đối với đậu nành và bánh dầu tới mức thuế ước
18
tính là 54% đối với chuối. Thuế đỉnh (cao gấp 3 lần mức thuế trung bình giản
đơn) được áp dụng đối với thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc, … 39% số dòng thuế
đối với nông sản là thuế phần trăm và phần còn lại là thuế "Phi phần trăm".
Các dòng thuế này dưới dạng thuế tuyệt đối, thuế tổng hợp, và cả các loại
thuế mang tính kỹ thuật khác đánh vào cá sản phẩm như động vật sống, thịt,
sản phẩm sữa, rau quả tươi, sản phẩm chế biến, ngũ cốc và sản phẩm chế biến
từ ngũ cốc, gạo, dầu ô liu, đường,…
Bảng 3: Bảo hộ bằng thuế quan đối với việc nhập khẩu cá sản phẩm nông
nghiệp hàng dầu của EU, 1999.
Mã Mô tả
Nhập khẩu
(triệu
USD)
Mức MFN 1999
Mức thuế trung
bình đơn giản

(%)
Tối thiểu
(%)
Tối đa
(%)
Mức chênh
lệch chuẩn
(%)
0910 Cà phê 6.602,7 7,3 0,8 12,6 4,7
1201 Đậu Nành 4.098,9 0,0 0,0 0,0 0,0
2304 Bánh dầu 2.843,9 0,0 0,0 0,0 0,0
0803 Chuối 2.045,0 54,6 16,7 130,4 65,6
1801 Đậu Coca 1.851,
6
0,5 0,5 0,5 0,
2401 Thuốc lá 1.827,5 9,8 3,3 35,6 7,1
2204 Rượu 1.486,1 8,2 0,0 42,5 8,8
2009 Nước rau quả 1.456,6 28,0 12,5 108,3 18,4
0802 Hạt 1.425,6 2,7 0,0 5,8 2,2
1511 Dầu cọ 1.128,0 7,7 0,7 14,0 5,0
Nguồn: Rà soát chính sách thương mại EU, 2000
Tuy nhiên, thuế nhập khẩu trong các cơ quan ưu đãi mà EU tham gia cũng
rất khác nhau. Bảng dưới dây cho chúng ta các mức thuế trung bình đối với
nông sản mà EU áp dụng trong các thoả thuận thương mại ưu đãi.
Bảng 4: Các mức thuế áp dụng trung bình của EU, năm 1999 (%).
Mức thuế
MFN ràng
Mức thuế
MFN áp
Lomé

+ LDC
Lomé
+ GSP
LDC
+ MFN
FTA
+ MFN
GSP
+ MFN
19
buộc dụng + MFN + MFN
Nông sản 17,4 17,3 9,5 10,3 10,3 16,7 15,7
Nguồn: Trade Policy Review, the European Union, 2000
Năm 1999, EU đã chi cho CAP 45 tỷ EU (khoảng 50 tỷ USD), biến nông
nghiệp thành lĩnh vực chiếm nhiều ngân sách cộng đồng nhất của EU (45%
ngân sách cộng đồng EU). Trong vòng đàm phán Urugoay, EU chấp nhận
thiết lập giá trần tính thuế đối với ngũ cốc. Tuy nhiên, hiện nay EU đang thiết
lập một hệ thống giá tham chiếu cho nhập khẩu ngũ cốc. Hệ thống này không
cho phép nhà sản xuất được hưởng thuế suất thấp đối với các loại hạt có giá
trị cao như lúa mạch và gạo đóng gói.
* Các biện pháp phi thuế quan.
- Cấm nhập khẩu: EU cũng dựa vào lý do bảo vệ người tiêu dùng, môi
trờng và động thực vật để áp dụng việc cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm
không đủ tiêu chuẩn về sản xuất và chế biến. VD: Nếu EU phát hiện thấy
trong chè xuất khẩu của EU có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép thì
EU lập tức ra lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng chè của VN.
- Giấy phép nhập khẩu: Việc nhập khẩu một số sản phẩm như ngũ cốc,
gạo, thịt, sữa, đường, rau quả chế biến, chuối, các loại hạt, dầu ăn đòi hỏi phải
có giấy phép. Nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan cũng đòi hỏi phải có giấy
phép.

- Hạn ngạch - hạn ngạch thuế quan: EU đang áp dụng hạn ngạch đối với
mặt hàng cà phê.
- Hàng rào kỹ thuật: mặc dù EC được trao quyền điều phối, đàm phán và
tổ chức thực hiện chính sách thương mại, giữa các quốc gia thnàh viên EU
vẫn còn có khác biệt lớn về tiêu chuẩn, kiểm tra và thủ tục cấp chứng nhận
đối với một số sản phẩm. Những khác biệt này có thể đóng vai trò như những
rào cản đối với việc vận chuyển tự do các sản phẩm này trong EU và gây nên
chậm chễ kéo dài trong việc bán hàng do yêu cầu kiểm tra và chứng nhận sản
phẩm theo các đòi hỏi khác nhau về sức khoẻ và an toàn của các quốc gia
thành viên.
- Các biện pháp tự vệ: Cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm nông
nghiệp qui định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Cơ chế này cho
20
phép EU áp dụng thuế bổ sung đối với sản phẩm nhập khẩu nếu như giá của
sản phẩm thấp hơn mức giá "lẫy" hoặc số lượng nhập khẩu tăng vượt quá mức
"lẫy".
1.1.3 Tình hình cung - cầu nông sản tại thị trường EU
Tình hình cung.
Về một số hàng nông sản là ngũ cốc, EU có khả năng tự cung một phần
lớn và có xu hướng giành nhiều ngân sách hơn nữa để mở rộng ngành trồng
trọt này. 40% đất nông nghiệp tại EU được sử dụng để trồng lúa mạch, lúa mì,
ngô, cây cải dầu,… và hầu như những loại cây này được trồng ở mọi quốc gia
thành viên EU. Giá của các sản phẩm từ ngũ cốc tại thị trường EU thường cao
hơn giá trên thế giới. Các nhà sản xuất được trợ cấp nhằm làm giảm sự chênh
lệch giữa 2 mức giá trên. Mỗi năm, mức trợ cấp dầu hạn chế cả về khối lượng
và giá trị. Do vậy, những sản phẩm này có thể thu được lợi nhuận từ nhiều cơ
hội khác nhau trên thị trường thế giới vốn được cho là có dung lượng trao đổi
tăng đáng kể trong thời gian trung hạn.
Hiện nay, hầu như tất cả các khu vực trên thế giới đều có hàng nông sản
xuất khẩu vào EU. Đối với khu vực Châu Á, ngoài Mỹ, Trung Quốc, Hàn

Quốc, Nhật Bản thì EU chính là một thị trường chiến lược. Nếu xếp theo thứ
tự các thị trường chủ chốt, EU là thị trường số 1 của Indonesia, số 4 của
Malaysia và Trung Quốc, số 3 của Philippines và Thái Lan. Hàng năm, các
nước Châu Á cung cấp vào thị trường EU một số mặt hàng nông sản như gạo,
cà phê, cao su, rau quả tươi và rau quả chế biến, sản phẩm thịt, dầu động -
thực vật,… Ấn Độ được đánh giá là nhà cung cấp hàng nông sản hàng đầu
vào EU tại Châu Á với các sản phẩm thịt, rau quả, hạt điều, dầu động thực vật
có giá trị kim ngạch cao. Từ năm 1998 đến nay, riêng kim ngạch xuất khẩu
rau quả vào EU luôn đạt hơn 800 triệu Euro và có xu hướng tăng. Ngoài ra,
Ấn Độ cùng với với Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo hàng
đầu sang EU riêng Việt Nam, năm 2001 đã xuất khẩu 287,283 ngàn tấn gạo
với giá trị 71,32 triệu USD và 290 ngàn tấn gạo với giá trị 80,3 triệu USD vào
EU.
Mỹ là một nước cung cấp hàng nông sản cho EU chủ yếu là sản phẩm thịt,
rau quả chế biến, dầu động thực vật và gạo, thu được giá trị kim ngạch cao
hơn so với các khu vực khác.
21
Các nước Châu Mỹ La Tinh chủ yếu cung cấp cà phê, đường, rau quả tươi
cho EU. Barazin là nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới, hàng năm
cung cấp hơn 50% sản lượng cà phê xuất khẩu và EU. Ngoài rra, Canada
cũng là thị trường cung cấp cho EU một lượng lớn rau quả và sản phẩm từ thịt
với giá trị kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 802.780.340 Euro và 319.796.180
Euro vào năm 2001.
Tình hình cầu.
Nhìn chung, mức cầu về hàng nông sản tại thị trường EU tương đối ổn định,
hầu như chỉ tăng rất nhẹ. Mức cầu trên có thể được đánh giá qua bảng sau:
Bảng 5: Nhịp độ tăng tiêu dùng bình quân giai đoạn (2000 - 2002) tại thị
trường EU đối với một số mặt hàng nông sản chủ yếu.
Đơn vị: %
Gạo Cà phê Chè Đường Quả có múi Thịt các loại Cao su tự nhiên

1,66 3,2 1,8 4,04 1,61 5,53 3,86
Nguồn: Commodity market review 2000 - 2001, 2001 - 2002
Cụ thể, nhu cầu của thị trường EU về một số mặt hàng nông sản được thể
hiện rõ nhất qua số liệu nhập khẩu các mặt hàng này trong những năm gần
đây:
Bảng 6: Nhập khẩu một số mặt hàng nông sản EU trong những năm gần
đây.
Mặt hàng 2000 2001 2002
Gạo (nghìn tấn) 700 850 850
Cà phê (nghìn tấn) 2.400 2580 2700
Chè (nghìn tấn) >213 212 230
Cao su (nghìn tấn) 538 540 550
Nguồn: Cục diện kinh tế thế giới 2002 - Bộ Thương Mại.
1.2. Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam.
EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Điều này thể hiện ở
chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu đa
dạng và phong phú về hàng nông sản và nhu cầu nhập khẩu của EU đối với
mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam rất lớn.
22
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường EU liên tục tăng từ năm 1991 cho tới nay. Năm 1991, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 119,4 triệu USD (chiếm 5,7% tổng
kim ngạch xuất khẩu Việt Nam) đã tăng lên trên 3 tỉ USD (chiếm 25% tổng
kim ngạch xuất khẩu Việt Nam). Trong đó kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
nông sản chủ yếu của Việt Nam sang EU chiếm 15% tổng kim ngạch xuất
khẩu sang EU. Sự tăng lên về giá trị tuyệt đối (tăng giá trị USD) và giá trị
tương đối (tăng tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu sang EU trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam) đã khẳng định rằng thị trường EU có nhu cầu
nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng nông sản của Việt Nam

nói riêng rất lớn. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sang EU là trên 3 tỉ USD,
tương đương 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với dân số 377
triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội đạt 9.785 tỷ USD vào năm 2000, trong
tương lai, việc mở rộng EU sang phía Đông Âu khiến số dân tăng lên, thị
trường mở rộng ra sẽ là cơ hội lớn nhất cho xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn
cầu về nông sản tăng tạo thời cơ cho các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam ký
kết hợp đồng cung cấp hàng cho thị trường EU. Từ đó làm tăng kim ngạch
xuất khẩu cho Việt Nam.
Việc xuất khẩu ngày càng nhiều hàng nông sản vào Eu không những giúp
Việt Nam khai thác được giá trị kim ngạch lớn từ xuất khẩu, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế mà còn giúp Việt Nam tận dụng được triệt để các yếu tố lợi
thế so sánh của mình để tạo ra khả năng cạnh tranh càng cao của hàng nông
sản Việt Nam tại chính thị trường này. Đó là các yếu tố về điều kiện tự nhiên
(đất đai, khí hậu), nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, năng suất lao
động,... để có sản lượng cao, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt,
giá thành rẻ hơn các sản phẩm nông sản cùng loại, từ đó có thể đánh bại các
đối thủ khác. Mặt khác, Việt Nam có thể khai thác mặt Việt Nam không có lợi
thế mà EU lại có, đó là nhập khẩu công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm
nông sản từ EU.
Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
còn thể hiện ở chỗ: chính sách kinh tế của EU đã cởi mở hơn đối với Việt
Nam. Từ chỗ EU coi nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường
thì đến nay Eu đã coi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường tạm thời
và cho Việt Nam hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và qui
23
chế ưu đãi tối huệ quốc (MFN). Nhờ đó, hàng nông sản Việt Nam được chịu
mức thuế nhập khẩu thấp hơn và mức này sẽ được duy trì nếu, trong 1 năm,
Việt Nam không xuất khẩu các sản phẩm nằm trong danh mục được hưởng
GSP với kim ngạch quá 2% tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU của nhóm sản
phẩm đó của tất cả các nước nằm trong danh sách được hưởng GSP.

Qua 3 điểm phân tích ở trên, EU thực sự là thị trường tiềm năng đối với
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam mặc dầu Việt Nam xác định rõ, tại thị
trường này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ mạnh khác.
2 Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về hàng nông sản tại thị
trường EU.
Năm 1999, xuất khẩu gạo sang EU chiếm 6% tổng sản lượng xuất khẩu
gạo của Việt Nam, rau quả 7,7%, hạt điều 8,6%. Tương tự, đối với chè là
11%, cà phê là 35%, cao su là 15%. Hiện nay, các tỷ lệ này đã tăng lên, nghĩa
là, Việt Nam xuất khẩu vào EU những mặt hàng trên với khối lượng và giá trị
ngày càng tăng. Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam tại EU vẫn chiếm 1 thị
phần khiêm tốn và Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác để tăng
thị phần hoặc ít nhất là giữ nguyên được thị phần như vậy. Điển hình, Việt
Nam phải cạnh tranh với các nước ASEAN về mặt hàng gạo, cao su, hạt điều;
cạnh tranh với Mỹ về mặt hàng gạo; cạnh tranh với các nước Châu Mỹ La
Tinh về mặt hàng cà phê, rau quả,...
2.1 ASEAN.
Cạnh tranh về gạo, rau quả xuất khẩu với Thái Lan tại thị trường EU.
Hàng năm, Thái Lan xuất khẩu trung bình 7 triệu tấn gạo ra thị trường thế
giới (gấp đôi sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam). Tại EU, Thái Lan cũng
là nước chiếm thị phần gạo xuất khẩu lớn nhất. Giữa gạo Việt Nam và Thái
Lan luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại, chất lượng và giá cả.
Thái Lan có lợi thế hơn Việt Nam ở chỗ: Thái Lan có khối lượng gạo xuất
khẩu lớn, có uy tín, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hơn nữa, gạo Thái
Lan đồng đều và có phẩm cấp, chất lượng cao, phù hợp với thị trường đòi hỏi
gạo chất lượng cao như EU. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia,
Việt Nam có lợi thế hơn Thái Lan trong sản xuất xuất khẩu gạo.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu so sánh về sản xuất lúa.
24
Chỉ tiêu Thái Lan Việt Nam
% so sánh (Việt

Nam/ Thái Lan)
1. Một số chỉ tiêu về sản xuất
- Diện tích đất canh tác (tr. ha) 9,2 4,2 45,65
- Diện tích gieo trồng (tr. ha) 10,1 6,76 66,93
- Hệ số quay vòng đất (lần). 1,2 1,6 133,33
2. Lượng phân hoá học sử dụng
(tr.tấn/năm)
3,5 2,095 59,85
3. Năng suất bình quân. 24,2 36,8 152,06
Bảng 8: Một số giá vật tư liên quan trựctiếp đến sản xuất lúa.
Chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan
1. Xăng (lít) 0,350 USD = 2,7 kg thóc 0,40 USD = 2,4 kg thóc
2. Dầu DO (lít) 0,260 USD = 2,0 kg thóc 0,30 USD = 1,8 kg thóc
3. Điện (kW/h) 0,064 USD = 0,5 kg thóc 0,12 USD = 0,65 kg thóc
Nguồn: Ban vật giá Chính phủ - Trích theo" Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh
của nông sản xuất khẩu Việt Nam - NXB Nông Nghiệp 1999
Chi phí sản xuất lúa của Việt Nam hiện thấp hơn Thái Lan từ 10 - 20% do
việc sử dụng có hiệu quả đất đai, năng suất lúa bình quân cao. Theo bảng trên,
mặc dù diện tích đất canh tác chỉ có 4,2 triệu ha so với 9,2 triệu ha của Thái
Lan, nhưng hệ số quay vòng đất của Việt Nam là 1,6 trong khi con số này của
Thái Lan chỉ là 1,2 nên diện tích gieo trồng thực tế của Việt Nam đạt 6,76
triệu ha so với 10,1 triệu ha của Thái Lan. Việc sử dụng nhiều phân bón và
quay vòng đất nhanh đã đưa năng suất lúa của Việt Nam cao gần gấp đôi so
với Thái Lan. Hơn nữa, giá cả một số vật tư đầu vào cho sản xuất lúa của Việt
Nam cũng thấp hơn Thái Lan. Tất cả các yếu tố trên góp phần hạ giá thành
sản xuất lúa của Việt Nam thấp hơn Thái Lan. Chi phí sản xuất lúa của Thái
Lan trước 1997 vào khoảng 165 - 175 USD/tấn (tỷ giá 25 bath/1USD). Năm
1998, do trượt giá 1 USD bằng 35 bath thì giá thành sản xuất lúa của Thái
Lan là 115 - 120 USD. Trong khi đó, theo tính toán của Viện Kinh tế Nông
nghiệp thì giá thành sản xuất lúa ở Việt Nam năm 1998 vào khoảng 1250 đến

1600 VND tương đương 90 - 115 USD/tấn
2
.
2
Nguyễn Tiến Mạnh - Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt
Nam - NXB Nông nghiệp 1999.
25

×