Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đặc điểm của hoạt động thiết kế trong giai đoạn xét xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.39 KB, 10 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm lí học tư pháp là một ngành tâm lý học ứng dụng nghiên cứu các quy
luật và các đặc điểm tâm lý của con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội được
pháp luật điều chỉnh. Trong đó, hoạt động nhận thức là bộ phận, một mặt hoạt động
rất cơ bản, cần thiết và không thể thiếu trong hoạt động tư pháp. Bởi bất kì một chủ
thể nào của hoạt động tư pháp nói chung và trong giai đoạn xét xử nói riêng khi
tiến hành nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng hoạt hoạt động thiết kế. Để có thể
đi sâu và hiểu rõ em xin chọn đề tài : “Đặc điểm của hoạt động thiết kế trong giai
đoạn xét xử” để tìm hiểu.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ.
1.Định nghĩa hoạt động thiết kế.
Hoạt động thiết kế là tổng hợp các thao tác của tư duy và tưởng tượng nhằm
dự đoán, lập kế hoạch hành động và cho ra các quyết định để đạt các mục đích của
hoạt động tư pháp.
2. Mục đích của hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp.
Hoạt động thiết kế nhằm tạo điều kiện để kế hoạch hóa: hoạt động khởi tố;
hoạt động điều tra; hoạt động truy tố; hoạt động xét xử; hoạt động giáo dục công
dân; hoạt động thi hành án; hoạt động đấu tranh chống, phòng ngừa tình trạng
phạm tội.
Như vậy, hoạt động thiết kế chủ yếu diễn ra trên cơ sở hai quá trình tư duy
và tưởng tượng. Bằng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái


quát hóa… con người nắm được bản chất của sự kiện, tình huống, xác định được
nhiệm vụ và trên cơ sở đó lập kế hoạch hành động.
3.Các bước của hoạt động thiết kế.
3.1.Dự đoán.
Dự đoán là hoạt động tư duy đặc biệt nhằm dự đoán trước diễn biến, kết quả
của các quá trình trong hoạt động tư pháp.


Hoạt động dự đoán chỉ đạt kết quả, khi các chủ thể tiến hành dự đoán tuân
thủ những yêu cầu sau: phải có đầy đủ cơ sở về sự kiện; không thành kiến, định
kiến với các sự việc, sự kiện; hiểu biết rõ ràng các mục đích của dự đoán; sử dụng
đúng các phương pháp dự đoán cụ thể.
Hoạt động dự đoán được thực hiện với sự hỗ trợ của hai phương pháp:
phương pháp khoanh vùng và phương pháp phản xạ.
Hoạt động dự đoán có một ý nghĩa quan trọng, đó là dựa vào việc dự đoán,
mà những người tiến hành tố tụng luôn luôn chủ động và tìm ra cách xử xự phù
hợp đối với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong từng giai đoạn tố tụng.
3.2.Lập kế hoạch.
Lập kế hoạch là việc vạch các phương hướng và các bước hành động cụ thể
để đạt được các hoạt động đã dự định, cũng như xác định các phương tiện, điều
kiện cần thiết để thực hiện hoạt động này.
Hoạt động lập kế hoạch là sự kết hợp các yếu tố của hoạt động nhận thức với
các yếu tố của hoạt động thiết kế của những người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo
cho sự phát triển toàn bộ các thành chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp.


Hoạt động kế hoạch có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của hoạt
động tư pháp. Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn của hoạt động,
mà hoạt động này được thực hiện ở những mức khác nhau.
Để thực hiện tốt hoạt động lập kế hoạch, điều trước tiên là phải thực hiện tốt
hoạt động dự đoán. Chỉ có dự liệu trước tất cả các diễn biến, các tình huống có thể
xảy ra trong hoạt động tư pháp thì mới có thể bố trí, sắp xếp và áp dụng phương
pháp để thực hiện các hoạt động này.
3.3.Ra quyết định.
Hoạt động ra quyết định là việc hình thành một quyết định, hoặc một bản án
cụ thể trên cơ sở xem xét, hoặc so sánh đối chiếu các chứng cứ đã được xác định
của vụ án với các điều luật cụ thể, sao cho phù hợp với diễn biến của quá trình tố
tụng.

Ra quyết định là hành động ý chí đảm bảo quá trình xác minh sự thật về vụ
án. Các hành động ý chí phức tạp bao gồm những giai đoạn: xác định mục đích và
hướng tới đạt được mục đích; nhận thức khả năng và phương tiện đạt mục đích;
phân tích các động cơ; ra quyết định; khắc phục những yếu tố chủ quan và khách
quan nảy sinh trong khi thực hiện quyết định.
Trong mọi trường hợp quá trình ra quyết định luôn luôn diễn ra sau khi hình
thành niềm tin. Niềm tin là kết quả của sự phát triển của các quá trình và trạng thái
tâm lý nhất định, là kết quả của các thao tác tư duy.
II.ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT
XỬ.
1.Mục đích của hoạt động thiết kế trong giai đoạn xét xử.


Mục đích cuối cùng của hoạt động thiết kế trong xét xử là tòa án phải ra bản
án và các quyết định về vụ án. Tất cả các hoạt động khác của tòa án đều phụ thuộc
vào nhiệm vụ cơ bản này.
2.Điều kiện thực hiện hoạt động thiết kế trong giai đoạn xét xử.
-Nội dung của hoạt động thiết kế trong giai đoạn xét xử gồm: dự đoán các
tình huống có thể xảy ra trong hoạt động xét xử; lập kế hoạch xét xử vụ án; đưa ra
các quyết định cụ thể về vụ án.
-Việc ra quyết định do từng thành viên của Hội đồng xét xử tiến hành, nhưng
kết quả của nó mang tính tập thể, do tập thể quyết định. Trong giai đoạn nghị án,
mỗi thành viên của Hội đồng xét xử ra quyết định theo nguyên tắc độc lập trong
xét xử. tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại không thể hiện ý chí bất kỳ cá nhân nào mà
thể hiện ý chí của tập thể Hội đồng xét xử. Các quyết định trong giai đoạn xét xử
mang tính tập thể nhằm đảm bảo cho tính khách quan của các quyết định của giai
đoạn này. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng của hoạt động tư pháp.
Đặc biệt, bản án của Tòa án dành cho bị cáo là phán quyết cuối cùng và tối cao
nhất về số phận của người phạm tội. Nếu có sự sai sót khi ra bản án và quyết định
thì không có cơ hội để sửa chữa sự sai lầm đó. Hậu quả là quyền công dân có thể bị

vi phạm nghiêm trọng. Do vậy, các quyết định không chỉ phải được xem xét và cân
nhắc rất kĩ càng mà còn phải là sản phẩm của tập thể, thể hiện ý chí của tập thể Hội
đồng xét xử. Tính tập thể trong hoạt động ra quyết định sẽ đảm bảo cho sự chính
xác của các quyết định được đưa ra, tránh được những sai lầm trong hoạt động tư
pháp.
-Hoạt động thiết kế nhất thiết phải xác định rõ các đặc điểm và thành phần
của mô hình vụ án đã xảy ra (đối tượng cần làm sáng tỏ tại phiên tòa; đối chiếu vụ
án với điều luật; tìm hiểu nhân cách bị cáo, thái độ của họ đối với vụ án, đối với
những cá nhân khác có liên quan đến vụ án,…).


-Đặc điểm hoạt động thiết kế của tòa án là khi ra quyết định có thể cân
nhắc đến cả những tình tiết chưa được ghi nhận trong hồ sơ vụ án, đó là hành vi,
xử sự, thái độ ăn năn, hối hận của bị cáo về hành vi phạm tội. Điều đó có liên quan
đến việc xác định hình phạt của tòa án. Tòa án không chỉ có quyền mà còn có trách
nhiệm cân nhắc đến cả những dữ liệu mới thu nhập được tại phiên tòa khi ra quyết
định. Ví dụ như trong một phiên tòa xét xử mà có hai bị cáo khác nhau, cùng thực
hiện một hành vi phạm tội là tội cố ý gây thương tích, cùng tác động đến một đối
tượng nhất định với tỉ lệ gây thương tích như nhau, dùng hung khí như nhau và có
tính chất nguy hiểm như nhau. Trong giai đoạn xét xử, một bị cáo tỏ ra ngang
ngạnh, bướng bỉnh, không ăn năn hối lỗi về hành vi của mình đã gây ra không có ý
muốn sửa sai và không chịu thú nhận về hành vi của mình đã gây ra; trong khi đó
bị cáo còn lại thì tỏ ra ăn năn, hối lỗi, nhận ra sự sai trái của mình thú nhận về hành
vi và lỗi lầm của mình và có ý định và mong muốn sử sai và làm lại cuộc đời.
Trong trường hợp này, tòa án không thể đưa ra cho hai người chung một mức phạt
giống nhau được, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến yếu tố khách quan của vụ án, và
không công bằng cho hai bị áo và đặc biệt không có tính răn đe và giáo dục những
người phạm tội. Tòa án cần phải căn cứ vào thái độ ăn năn hối lỗi của bị cáo mà
đưa ra những bản ản hợp lý nhất, người có thái độ ăn năn hối lỗi thì sẽ nhận được
bản án có hình phạt nhẹ hơn người không có thái độ ăn năn hối lỗi về hành vi của

mình.
Trong nhiều trường hợp, khi xem xét đến tình trạng sức khỏa và tuổi tác của
bị cáo, Tòa án cho bị cáo được miễn chấp hành hình phạt. Lúc này, bản án hướng
tới các thành viên không vững vàng trong xa hội và nhằm mục đích răn đe phòng
ngừa chung. Chẳng hạn, một bị cáo đã 85 tuổi phạm tội, ông ta lại đang măc bệnh
hiểm nghèo khó qua khỏi. Xét tình trạng sức khỏe và tuổi tác của ông ta, Tòa án
quyết định dành cho ông ta mức án 2 năm được hưởng án treo. Hình phạt dành cho
bị cáo lúc này trở thành phương tiện để tác động đến các đối tượng xấu trong xã


hội, răn đe, ngăn chặn tội phạm và giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân.
Như vậy khi ra quyết định, Tòa án không chỉ em xét đến các tình tiết có liên quan
đến hành vi phạm tội mà còn cần phải nhắc đến các yếu tố khác, để làm sao bằng
một quyết định, cùng một lúc đạt được nhiều mục đích.
Hoạt động thiết kế của tòa án luôn bao gồm một số hành động cơ bản được
phối hợp thực hiện một cách liên tục, đó là: Làm sáng tỏ và kiểm tra kĩ toàn bộ
chứng cứ có liên quan đến vụ án, liên quan đến việc ra quyết định; chú ý lắng nghe
ý kiến của tất cả những người tham gia thẩm vấn về vụ án như về toàn bộ chứng cứ
cũng như về quyết định dự kiến; từng thành viên của hội đồng xét xử đưa ra ý kiến
cá nhân của mình về vụ án; thảo luận tập thể về toàn bộ chứng cứ của vụ án, đi đến
kết luận thống nhất để ra bản án, quyết định đúng và chính xác về vụ án.
-Tuy nhiên hoạt động thiết kế chỉ có thể được thực hiện sau khi đã thực hiện
quá trình nhận thức. Song quá trình nhận thức (kể cả khi chuẩn bị nhận thức ở giai
đoạn xét hỏi) dù sao cũng cần được thực hiện với sự giúp đỡ nhất định của hoạt
động thiết kế. Điều này trước hết được thực hiện bằng cách lập kế hoạch nhận
thức. Bên cạnh đó, chính thành phần này của hoạt động thiết kế ( lập kế hoạch) bao
giờ cũng có trong hoạt động giáo dục và hoạt động giao tiếp, ở đây lại một lần nữa
ghi nhận về mối liên hệ chặt chẽ giữa các hoạt động trong hoạt động xét xử của tòa
án.
-Hoạt động thiết kế trong xét xử hướng tới lập kế hoạch và đảm bảo quá

trình tiếp nhân, nghiên cứu thông tin nhằm đánh giá và điều chỉnh thông tin một
cách đầy đủ, toàn diện. Lập kế hoạch dự kiến về sự phân phối việc tiếp nhận các
chứng cứ tại phiên tòa theo tính chất phức tạp của nó, dự kiến về sự phân phối thời
gian nghiên cứu các chứng cứ đó và mối quan hệ giữa chúng…


Trong một số trường hợp, tòa án phải ra quyết định về việc tiến hành hoạt
động chưa được thực hiện trong giai đoạn điều tra (mời thêm người làm chứng,
giám định viên tham gia phiên tòa…); ra quyết định trong trường hợp phát sinh
những trở ngại trong khi thực hiện hoạt động nhận thức (như khi người làm chứng
được mời đến tòa nhưng họ không đến, khi cần phải tiếp nhận thêm những chứng
cứ mới, phải tiếp xúc với những người vắng mặt trong giai đoạn điều tra, khi bị cáo
vi phạm trật tự phiên tòa).
Như vậy, phạm vi hoạt động thiết kế của tòa án rất rộng. Trong mọi trường
hợp, hoạt động thiết kế của tòa án còn hướng tới đảm bảo quá trình nhận thức,
đánh giá các chứng cứ đã thu thập được trong giai đoạn điều tra cũng như những
chứng cứ cần thiết phải nghiên cứu tại phiên tòa.
-Hoạt động ra quyết định trong giai đoạn xét xử được tiến hành dưới sự tác
động của điều kiện ngoại cảnh. Để đảm bảo được nguyên tắc độc lập của hoạt động
xét xử thì việc ra quyết định và bản án của Tòa án được tiến hành trong phòng nghị
án, là phòng kín chỉ gồm các thành viên của hội đồng xét xử. Quy định này của
pháp luật tố tụng nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất, đảm bảo cho tính độc lập
của hội đồng xét xử. Tuy nhiên, xét về tác động tâm lý thì Hội đồng xét xử vãn có
thể chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Tính chất công khai, trực tiếp của hoạt
động xét xử cho phép sự tham dự của đông đỏa quần chúng nhân dân. Trong quá
trình xét hỏi và tranh luận, họ có thể có những phản ứng, thái độ nhất định. Mặt
khác, trong thời gian diễn ra phiên tòa có sự đưa tin, thể hiện thái độ của công
luận…Tất cả các yếu tố đó gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của ác
thành viên Hội đồng xét xử. Khi nghị án, dư âm của những ảnh hưởng đó vẫn có
thể tác động đến tâm lý của người cán bộ xét xử và gây ra những sức ép nhất định

về mặt tâm lý. Để tránh được những tác động không cần thiết từ điều kiện bên


ngoài , người cán bộ xét xử cần phải có tính tự chủ cao khi tiến hành hoạt động xét
xử.
-Cuối cùng, hoạt động thiết kế của tòa án còn hướng tới đảm bảo và kiểm tra
việc thực hiện quyết định của tòa án. Hoạt động xét xử chỉ có thể được thực hiện
trong trường hợp quyết định của tòa án được đảm bảo thi hành trong thực tế. Các
quyết định của Tòa án thể hiện tính bắt buộc đối với các đối tượng bị áp dụng,
được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế.
II.VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ.
Nội dung của hoạt động thiết kế trong giai đoạn xét xử gồm: dự đoán các
tình huống có thể xảy ra trong hoạt động xét xử; lập kế hoạch xét xử vụ án; đưa ra
các quyết định cụ thể về vụ án.
Hoạt động thiết kế đóng vai trò chủ đạo trong cấu trúc tâm lý của hoạt động
xét xử. Vì mục đích cuối cùng của hoạt động xét xử là đưa ra được bản án công
bằng nghiêm minh đúng người, đúng tội. Đó là nội dung của hoạt động ra quyết
định.
Khi ra bản án cũng như các quyết định có liên quan đến vụ án, Hội đồng xét
xử cần tính đến những tình tiết chưa được ghi nhận trong hồ sở, tài liệu của vụ án
như: thái độ khai báo, tiền án, tiền sự… của bị cáo. Như vậy, khi ra quyết định, tòa
án không chỉ xem xét đến các tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội mà còn
cần phải cân nhắc đến các yếu tố khác để làm sao bằng một quyết định, cùng một
lúc đạt được nhiều mục đích.
Việc ra quyết định do từng thành viên của Hội đồng xét xử tiến hành, nhưng
kết quả của nó mang tính tập thể, do tập thể quyết định. Trong giai đoạn nghị án,
mỗi thành viên của Hội đồng xét xử ra quyết định theo nguyên tắc độc lập trong
xét xử. tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại không thể hiện ý chí bất kỳ cá nhân nào mà
thể hiện ý chí của tập thể Hội đồng xét xử.



KẾT LUẬN
Hoat động thiết kế là một quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần
của hoạt động tư pháp. Có thể nói, hoạt động thiết kế là một trong những dạng hoạt
động cơ bản của hoạt động tư pháp, là phương tiện thực hiện các hạt động khác
trong hoạt động tư pháp.Trong hoạt động thiết kế của giai đoạn xét xử, các cơ quan
tiến hành tố tụng phải tiếp nhận một khối lượng thông tin đồ sộ từ nhiều nguồn
khác nhau nhưng những thông tin này thường khó xác định. Do đó, cơ quan tiến
hành tố tụng phải tiến hành sàng lọc, chắp nối các thông tin lại cùng với việc phân
tích, đánh giá để rồi rút ra mối quan hệ giữa các nguồn thông tin để có những đánh
giá đúng trong việc đưa ra bản án và để thi hành án phạt tù.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb Công an

2.

nhân dân năm 2008.
Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, Tâm lí học tư pháp - Hướng dẫn trả lời lí
thuyết, giải bài tập tình huống và trắc nghiệm, Nxb. Chính trị - hành chính,

3.

Hà Nội, 2010.
Chu Liên Anh, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Viện đại học mở, Nxb. Công

4.


an nhân dân, Hà Nội, 2009.
Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Nxb. Giáo

5.

dục, Hà Nội, 2010.
Trường Đại học Luật Hà Nội , Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,

6.

NXB Tư pháp, Hà Nội, 2008.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB
CAND, Hà Nôi, 2007.



×