TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Tác giả: Đỗ Thùy Trang
Năm 2016
1
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. .............................................................................................................. 4
BẢN CHẤT XÃ HỘI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ ................................ 4
1.1 Bản chất xã hội của ngôn ngữ .......................................................................... 4
1.2 Chức năng của ngôn ngữ ................................................................................. 7
1.2.1 Chức năng giao tiếp .................................................................................. 7
1.2.2 Chức năng làm công cụ tƣ duy ................................................................. 8
CHƢƠNG 2. .............................................................................................................. 9
NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ ...................................... 9
2.1 Nguồn gốc của ngôn ngữ ................................................................................. 9
2.1.1 Các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ .............................................. 9
2.1.2 Lý thuyết xã hội về nguồn gốc của ngôn ngữ ......................................... 11
2.2 Sự phát triển của ngôn ngữ ............................................................................ 13
2.2.1 Quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ ............................................... 13
2.2.2 Một số đặc điểm của sự phát triển ngôn ngữ .......................................... 16
CHƢƠNG 3. BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ ................................... 18
3.1 Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ ...................................................... 18
3.1.1 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu ......................................................... 18
3.1.2 Các đặc điểm của tín hiệu ngôn ngữ ....................................................... 20
3.2 Hệ thống ngôn ngữ ........................................................................................ 22
3.2.1 Khái niệm hệ thống và kết cấu ................................................................ 22
3.2.2 Các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ ........................................................... 22
3.2.3 Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ ......................................... 23
CHƢƠNG 4. QUAN HỆ NGUỒN GỐC ............................................................... 24
VÀ QUAN HỆ LOẠI HÌNH CỦA NGÔN NGỮ .................................................... 24
4.1 Quan hệ nguồn gốc của ngôn ngữ ................................................................. 24
4.1.1 Quan hệ nguồn gốc của ngôn ngữ ........................................................... 24
4.1.2 Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc ........................................................ 25
4.2 Quan hệ loại hình của ngôn ngữ .................................................................... 29
4.2.1 Loại hình ngôn ngữ ................................................................................. 29
4.2.2 Phân loại ngôn ngữ theo loại hình .......................................................... 29
4.2.3 Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt ................................................................ 33
CHƢƠNG 5. CHỮ VIẾT ........................................................................................ 35
5.1 Lịch sử chữ viết ............................................................................................. 35
5.1.1 Quá trình hình thành chữ viết ................................................................. 35
5.1.2 Các loại chữ viết ..................................................................................... 37
5.2 Chữ viết tiếng Việt ......................................................................................... 39
2
5.2.1 Các loại chữ viết tiếng Việt..................................................................... 39
5.2.2 Đặc điểm chữ Quốc ngữ ......................................................................... 42
CHƢƠNG 6. NGÔN NGỮ HỌC ........................................................................... 44
6.1 Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học .................................. 44
6.1.1. Đối tƣợng của ngôn ngữ học .................................................................. 44
6.1.2 Nhiệm vụ của ngôn ngữ học .................................................................... 44
6.2 Các phân ngành ngôn ngữ học...................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 48
3
CHƢƠNG 1.
BẢN CHẤT XÃ HỘI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
1.1 Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là “hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp của chúng
mà những ngƣời trong cùng một cộng đồng sử dụng làm phƣơng tiện giao tiếp: tiếng
Việt, tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Pháp…” Ngôn ngữ là hệ thống dấu hiệu đặc biệt, đƣợc
dùng làm phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu nhất và là phƣơng tiện tƣ duy của con ngƣời.
Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh rằng, ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội
đặc biệt. Bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ:
Trƣớc hết, ngôn ngữ phục vụ xã hội với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp giữa mọi
ngƣời, phƣơng tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phƣơng tiện giúp cho ngƣời ta hiểu biết
lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời.
Trong tất cả các phƣơng tiện mà con ngƣời sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phƣơng
tiện duy nhất thoả mãn đƣợc tất cả nhu cầu của con ngƣời. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một
công cụ giao tiếp vạn năng vì nó hành trình cùng con ngƣời từ lúc con ngƣời xuất hiện
cho tới tận ngày nay. Chúng ta biết rằng, để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài
ngƣời đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống
tín hiệu ngôn ngữ. Có những hệ thống tín hiệu có thể vƣợt qua các biên giới quốc gia,
các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài ngƣời, ví dụ nhƣ hệ thống ký hiệu
Toán học, Hoá học…. Nhƣng ngƣời dùng chúng lại rất chọn lọc, ít nhất phải có trình độ
học vấn nhất định hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao. Tính chọn lọc
cao nhƣ vậy là xa lạ với từng dân tộc ngƣời. Bởi ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới
tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn… mà nó phục vụ cộng đồng một cách vô tƣ.
Nhƣ vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải đƣợc hiểu là một phƣơng tiện không
kén ngƣời dùng và có thể chuyển tải đƣợc tất cả các nội dung thông tin khác nhau mà
ngƣời nói có nhu cầu. Từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của ngƣời nói đến những nhu cầu
tinh tế về tình cảm, nhu cầu trao đổi các kinh nghiệm thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức
.… Trong khi đó các phƣơng tiện khác chỉ đáp ứng một phần nào đó rất nhỏ những nhu
cầu bộc lộ và giao tiếp của con ngƣời. Tóm lại, ngôn ngữ là một phƣơng tiện giao tiếp
vạn năng vì về mặt số lƣợng, nó phục vụ đông đảo các thành viên trong cộng đồng. Về
mặt chất lƣợng, nó giúp các thành viên trong cộng đồng bộc lộ hết nhu cầu giao tiếp. Do
đó ngôn ngữ trở thành phƣơng tiện giao tiếp giữa mọi ngƣời, phƣơng tiện trao đổi ý kiến
trong xã hội, phƣơng tiện giúp cho chúng ta hiểu biết lẫn nhau, từ đó cùng nhau tổ chức
công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời.
Thứ hai, ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội. Chính vì thể hiện ý thức xã hội nên ngôn
ngữ mới có thể làm phƣơng tiện giao tiếp giữa mọi ngƣời. Ngôn ngữ đã ký hiệu hoá các
tƣ tƣởng của con ngƣời, hệt nhƣ mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện
4
trong lý thuyết của tín hiệu học hiện đại. Trong mối quan hệ này, tƣ tƣởng và tƣ duy là
cái đƣợc biểu hiện còn ngôn ngữ là cái biểu hiện. Chính nhờ có ngôn ngữ mà thực tại
đƣợc phân cắt ra thành các khái niệm. Nếu không có ngôn ngữ thì con ngƣời không có
phƣơng tiện để phân cắt thực tại ra thành các khái niệm. Trong tiến trình phát triển nhận
thức của loài ngƣời, đầu tiên các từ có nội dung nghèo nàn, mờ nhạt nhƣng nhờ có ảnh
hƣởng của tiến trình văn hoá nhân loại mà các từ đƣợc cấp thêm nét nghĩa tinh tế hơn
cho phù hợp với tƣ duy của con ngƣời về sự vật mà từ phản ánh. Trong tiến trình này, từ
chỉ còn là một cái vỏ, nơi đổ đầy tƣ duy của chúng ta về một sự vật cụ thể. Ngôn ngữ nói
chung thể hiện ý thức của xã hội loài ngƣời nhƣng mỗi hệ thống ngôn ngữ cụ thể lại
phản ánh bản sắc của cộng đồng nói ngôn ngữ đó nhƣ các phong tục tập quán, thói quen
của cả một cộng đồng.
Thứ ba, ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu thành
quan trọng của văn hoá; khả năng giao tiếp của con ngƣời tuỳ thuộc vào kiến thức ngôn
ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá. Khi chúng ta học bất kỳ một ngoại ngữ nào
thì chúng ta thƣờng không chú ý ngay dến sự khác nhau giữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ
mẹ đẻ của mình mà chúng ta thƣờng bị ấn tƣợng và đƣợc trợ giúp nhiều bởi đặc trƣng
giữa hai ngôn ngữ. Con ngƣời dù họ nói bất cứ ngôn ngữ nào và họ sống ở bất cứ nơi
đâu thì họ cũng có một số điểm chung về sinh vật học và văn hoá. Có thể nói văn hoá là
một dạng tồn tại có gia công, bởi nó chịu sự tác động của con ngƣời trong quá trình sử
dụng ngôn ngữ tự nhiên để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hoá. Nói cách
khác ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá. Với bất kỳ một quốc gia nào, một dân
tộc nào, một nền văn hoá nào, thì ngôn ngữ cũng là một phần quan trọng. Thêm vào đó,
nếu trong quá trình giao tiếp, nếu chúng ta có một vốn kiến thức kiến thức về ngôn ngữ
phong phú, có kỹ năng giao tiếp và kiến thức về văn hoá sâu rộng thì khả năng giao tiếp
của chúng ta sẽ đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, nếu thiếu một trong ba yếu tố này, chúng ta sẽ
không thể tự tin khi giao tiếp. Tất nhiên nhận định này cũng chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối
vì vốn kiến thức của con ngƣời thì có hạn. Có thể chúng ta hiểu biết về lĩnh vực này
nhƣng lại không am hiểu về lĩnh vực khác.
Phƣơng tiện giao tiếp ấy đƣợc bổ xung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của
nhân loại, theo những trào lƣu và xu hƣớng tiếp xúc tiếp xúc văn hoá có từ cổ xƣa đến
tận ngày nay. Có thể nói, ngày nay không con ngôn ngữ nào chƣa ảnh hƣởng của nên
văn hoá ngoại lai. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng
trải qua những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài.
Cuối cùng, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng phải
đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội. Nhìn lại
quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời chúng ta thấy, tổ chức xã hội đầu tiên của loài
5
ngƣời là thị tộc. Đó là tập hợp những ngƣời cùng dòng máu. Một số thị tộc thân thuộc
kết hợp với nhau tạo thành bộ lạc. Các bộ lạc liên kết với nhau tạo thành các bộ tộc hay
liên minh các bộ lạc. Các dân tộc hiện đại đƣợc hình thành từ các bộ lạc, dân tộc nhƣ thế.
Thực ra sự phát triển từ các thị tộc bộ lạc nguyên thuỷ đến các dân tộc ngày nay không
theo một con đƣờng thẳng đuột mà trải qua những chặng đƣờng quanh co khúc khuỷu,
rất phức tạp. Trong đó quá trình thống nhất và phân ly chằng chéo lẫn nhau. Ngôn ngữ
phát sinh và phát triển cùng với xã họi loài ngƣời cho nên nó cũng trải qua những chặng
đƣờng khúc khuỷu, quanh co, cũng phải theo quy luật thống nhất và phân ly nhƣ thế, qua
mỗi chặng đƣờng, ngôn ngữ cũng đƣợc thay đổi về chất. Nhìn lại toàn bộ quá trình phát
triển của ngôn ngữ có thể thấy những bƣớc sau: Ngôn ngữ bộ lạc, Ngôn ngữ khu vực,
ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ cộng đồng tƣơng lai.
Sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn diễn ra trên cả hai mặt cấu trúc và
chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng tƣơng lai là
quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức năng. Sự phát triển về mặt cấu trúc
của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi của hệ thống ngữ âm, thành phần hình thái học, từ
vựng, ngữ nghĩa, và cơ cấu ngữ pháp của nó. Nếu nhƣ sự phát triển của ngôn ngữ bao
gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh thì nguyên nhân làm cho nó biến đổi và phát triển cũng
đa dạng và phong phú. Ngƣời ta đã từng lý giải sự phát triển của ngôn ngữ là do sự phát
triển của bộ máy phát âm, do ảnh hƣởng củ điều kiện địa lý và khí hậu, do ảnh hƣởng
của tâm lý dân tộc, do đòi hỏi phải tiết kiệm hơi sức hao phí cho bộ máy phát âm, do
chơi chữ, do đặc điểm của trẻ em học nói….. chúng ta không phủ nhận tác dụng của các
yếu tố kể trên đối với sự phát triển của ngôn ngữ, nhƣng đó chƣa phải là nguyên nhân
chủ yếu, quyết định phƣơng hƣớng và cách thức phát triển của ngôn ngữ. Với tƣ cách là
hiện tƣợng xã hội đặc biệt, sự phát triển của ngôn ngữ phải do những điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hoá và các điều kiện xã hội khác quy định. Ngƣời ta chỉ có thể hiểu đƣợc
một ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó khi nào ngƣời ta nghiên cứu nó theo sát lịch
sử của xã hội, lịch sử của nhân dân có ngôn ngữ đó, sáng lập và bảo tồn ngôn ngữ đó.
Sản xuất phát triển, các giai cấp xuất hiện, chữ viết ra đời, các quốc gia hình thành cần
giao dịch có thƣ từ có quy thức ít nhiều cho việc hành chính. Nền thƣơng nghiệp trƣởng
thành càng cần giao dịch thƣ từ có quy tắc hơn nữa. Báo chí xuất hiện, văn học tiến lên,
tất cả điều đó đã đƣa lại những sự biến đỏi lơn lao trong quá trình phát triển của ngôn
ngữ. Ngoài ra, ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngôn ngữ còn phải kể đến những nhân tố
khách quan nhƣ: hình thức cộng đồng dân tộc ngƣời, dân số, trình độ học vấn, hình thức
thể chế nhà nƣớc, môi trƣờng tộc ngƣời, tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mối liên hệ kinh
tế chính trị văn hoá, thế tƣơng quan giữa trình độ phát triển của một dân tộc với nƣớc
láng giềng, truyền thống văn hoá, mức độ phân chia thành tiếng các địa phƣơng. Những
6
yêu cầu của xã hội đặt ra sẽ đƣợc đáp ứng thông qua việc giải quyết những mâu thuẫn
trong nội bộ của ngôn ngữ.
Tóm lại bản chất xã hội của ngôn ngữ là: ngôn ngữ phục vụ xã hội với tƣ cách là
phƣơng tiện giao tiếp giữa mọi ngƣời, phƣơng tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phƣơng
tiện giúp cho ngƣời ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh
vực hoạt động của con ngƣời. Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội, chính vì thể hiện ý thức
xã hội nên ngôn ngữ mới có thể làm phƣơng tiện giao tiếp giữa mọi ngƣời. Ngôn ngữ có
khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá; khả
năng giao tiếp của con ngƣời tuỳ thuộc vào kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và
kiến thức văn hoá. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng
phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội.
1.2 Chức năng của ngôn ngữ
1.2.1 Chức năng giao tiếp
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con ngƣời. Lênin đã nhận
xét: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Dù phƣơng
tiện giao tiếp ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định nhƣ: về mặt không gian, không
thể truyền đi xa, về thời gian thì không thể lƣu giữ lâu nhƣng cơ bản ngôn ngữ vẫn có
những ƣu điểm tuyệt đối so với các phƣơng tiện giao tiếp khác.
Xét về mặt phát âm, cơ quan phát âm đƣợc cấu tạo sẵn theo cơ thể ngƣời, âm thanh
nói ra không bị cản, khi nói không cản trở các hoạt động khác của chân tay…Phạm vi
giao tiếp của ngôn ngữ lại rất rộng, các hệ thống tín hiệu khác thƣờng giới hạn trong
phạm vi giao tiếp nhất định còn ngôn ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến hơn.
Nội dung giao tiếp của ngôn ngữ rất phong phú: Các tín hiệu khác thƣờng giới hạn
trong những nội dung giao tiếp cụ thể, nhất định, trái lại ngôn ngữ nhờ có những cách
thức tổ chức hết sức phức tạp mà có thể chuyển tải đƣợc rất nhiều nội dung giao tiếp
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: văn học, nghệ thuật, khoa học…
Hiệu quả giao tiếp của ngôn ngữ tƣơng đối cao: nhờ chức năng định danh của phần
lớn các yếu tố ngôn ngữ mà việc giao tiếp bằng ngôn ngữ thƣờng có hiệu quả cao. Các
loại tín hiệu khác muốn đạt đƣợc nội dung tƣờng minh thì phải sử dụng ngôn ngữ.
Các chức năng cụ thể của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động truyền tin sử dụng mã ngôn ngữ.
Các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm: nhân vật giao tiếp
(ngƣời phát và ngƣời nhận), nội dung giao tiếp (hiện thực đƣợc nói đến trong giao tiếp)
và hoàn cảnh giao tiếp. Giao tiếp ngôn ngữ gắn liền với hoạt động của con ngƣời mang
một chức năng riêng biệt: chức năng tạo lập các mối quan hệ xã hội và truyền đạt kết quả
quá trình nhận thức hiện thực khách quan từ ngƣời này đến ngƣời khác.
7
Các loại hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: Dựa vào đặc điểm cấu trúc, ngƣời ta
có thể chia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thành các loại sau:
- Đàm thoại: Giao tiếp hai chiều, số lƣợng ngƣời tham gia từ hai trở lên.
- Giải thuyết: Giao tiếp một chiều nhƣ thuyết trình, diễn thuyết.
- Giao tiếp quần chúng: Phát thanh, phát hình (sử dụng phƣơng tiện kĩ thuật)
- Các chức năng cụ thể của ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp:
+ Chức năng biểu hiện: Là chức năng xác lập quan hệ giữa ngôn ngữ với đối tƣợng
đƣợc nói đến.
Ví dụ: Đây là mẹ tôi.
+ Chức năng biểu cảm: Là chức năng tập trung biểu đạt thái độ, tình cảm của ngƣời
nói đối với cái đƣợc nói đến. Chức năng này nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đấy của
ngƣời nói.
Ví dụ: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
How beautifully she sings!
+ Chức năng hiệu lệnh: Là chức năng tác động đối với ngƣời nghe, đòi hỏi ngƣời
nghe phải hành động hoặc phải có những biểu hiện nhất định phù hợp với những điều
ngƣời nói muốn hƣớng tới. Chức năng hiệu lệnh đƣợc thể hiện rõ trong ngôn ngữ bằng
các hình thức mệnh lệnh.
Ví dụ: Let’s go!/ Don’t make noise!
Ngôn ngữ là phƣơng tiện tƣ duy.
Ngôn ngữ là sự thể hiện vật chất của tƣ duy. K.Max đã viết: “Ngôn ngữ là hiện
thực trực tiếp của tƣ duy và ý tƣởng không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ đƣợc. Khi chúng
ta suy nghĩ là chúng ta suy nghĩ bằng ngôn ngữ”. Nhƣ vậy, ngôn ngữ và tƣ duy cùng ra
đời một lúc, ngay từ đầu chúng đã quấn luyện với nhau, không thể tách rời nhau.
1.2.2 Chức năng làm công cụ tƣ duy
Chức năng thể hiện tƣ duy của ngôn ngữ biểu hiện ở hai khía cạnh:
Trƣớc hết, ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng.
Hai là, ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào các quá trình hình thành tƣ tƣởng. Mọi ý
nghĩ, tƣ tƣởng chỉ trở nên rõ ràng khi đƣợc biểu hiện bằng ngôn ngữ.
Tuy nhiên, ngôn ngữ con ngƣời không phải chỉ tồn tại dƣới dạng thành tiếng mà có
thể tồn tại dƣới dạng biểu tƣợng âm thanh ở trong óc, dạng chữ viết ở trên giấy. Cho nên
chức năng của ngôn ngữ với tƣ duy không chỉ thể hiện khi ngôn ngữ đƣợc phát thành lời
mà cả khi ngƣời ta im lặng suy nghĩ hoặc viết ra giấy.
8
CHƢƠNG 2.
NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ
2.1 Nguồn gốc của ngôn ngữ
2.1.1 Các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ
Trong lịch sử đã có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc của ngôn ngữ nhƣ:
thuyết thần ngôn, thuyết tƣợng thanh, thuyết về tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu
trong phối hợp lao động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm, thuyết quy ƣớc xã hội…
lần lƣợt xuất hiện. Nhƣng các giả thuyết đó bên cạnh một số điều hợp lý, thì lại bộc lộ
những hạn chế, nó chỉ đúng đƣợc với một vài sự kiện hoặc hiện tƣợng ngôn ngữ mà thôi.
Với sự ra đời của triết học biện chứng, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ đƣợc xem xét
và phân tích một cách toàn diện hơn, khoa học và hợp lí hơn: con ngƣời là chủ thể sáng
tạo và sử dụng ngôn ngữ; vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với nghiên
cứu nguồn gốc con ngƣời cả trong quá trình phát sinh giống nòi lẫn quá trình phát sinh
và phát triển của mỗi cá thể. Các kết quả nghiên cứu về triết học, sinh vật học, khảo cổ
học, sinh lí học thần kinh và ngôn ngữ học… kết luận rằng lao động đã làm phát sinh,
phát triển loài ngƣời và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó. Hàng triệu năm trƣớc
đây, tổ tiên của chúng vốn là một loài vƣợn ngƣời sống trên cây trong những cánh rừng
tiền sử. Do nhiều biến động của tự nhiên, việc tìm kiến thức ăn và tự vệ để sinh tồn… đã
buộc loài vƣợn này tập dần đƣợc cách đi bằng hai chi sau và đứng thẳng mình lên. Cái
bản lề trong quá trình chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời chính là việc đứng thẳng mình
lên và đi bắng hai chân đó. Hai tay con vƣợn ngƣời đƣợc giải phóng. Con vƣợn ngƣời đã
chuyển dần thành con ngƣời vƣợn rồi thành ngƣời (ngƣời nguyên thuỷ). Dáng đứng
thẳng cũng làm cho tầm mắt của tổ tiên chúng ta đƣợc rộng và xa hơn; đồng thời bộ
ngực nở hơn đồng thời các cơ quan của bộ máy phát âm có điều kiện phát triển hơn. Mặt
khác, có công cụ trong tay, những ngƣời tiền sử đó kiếm đƣợc nhiều thức ăn hơn và
chuyển dần từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…) sang đời sống ăn thịt. Thêm vào
đó, việc tìm ra và sử dụng đƣợc lửa cũng khiến họ chuyển từ ăn sống sang ăn chín. Một
hệ quả quan trọng đã diễn ra, thức ăn chín, mềm khiếm xƣơng hàm ngƣời ta không cần
phải to nhƣ trƣớc nữa; lồi cằm (phần trƣớc xƣơng hàm dƣới) vểnh ra rõ dần.
Tuy nhiên, trong số các biến đổi về mặt sinh học của con ngƣời, sự tiến bộ của bộ
não là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhờ ăn thịt, bộ não của tổ tiên chúng ta cũng phức
tạp dần lên; những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói nhƣ thuỳ trán, thuỳ thái
dƣơng và phần dƣới thuỳ đỉnh, phát triển mạnh. Kết cục là so với những ngƣời bà con và
anh em họ của tổ tiên chúng ta, bộ não con ngƣời ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng
lƣợng của não với trọng lƣợng của toàn thân) lớn hơn khỉ đột 10 lần, hơn đƣời ƣơi 6 lần,
hơn khỉ đen 2 lần và hơn vƣợn 4 lần. Nhƣ vậy, lao động đã tạo ra con ngƣời và tạo ra
những tiền đề thứ nhất về mặt sinh học để ngôn ngữ có thể phát sinh. Có thể nói lao động
9
để chuẩn bị và “tạo cơ sở vật chất” để loài ngƣời có những cơ quan thích hợp cho việc
sản sinh tiếng nói.
Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố xã hội để ngôn ngữ phát sinh. Lao động đã
liên kết con ngƣời thành những bầy đàn, những cộng đồng và về sau thành xã hội có tổ
chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó, ngƣời ta cần thoả thuận với nhau là sẽ
làm gì, làm nhƣ thế nào… Những điều “biết đƣợc” về thế giới xung quanh, những kinh
nghiệm trong lao động cần phải đƣợc thông báo cho nhau từ ngƣời này sang ngƣời khác,
từ thế hệ này sang thế hệ khác…Đến đây thì con ngƣời (dù là ngƣời cổ nhất) đã khác con
vật về chất. Ngƣời ta đã đến lúc thấy “cần phải nói với nhau về một cái gì đó” bởi vì họ
đã có cái cần phải nói với nhau và có phƣơng tiện để nói với nhau. Phƣơng tiện ấy chúng
ta gọi là ngôn ngữ. Vậy không có ai khác, chính lao động đã sáng tạo ra con ngƣời và
ngôn ngữ của con ngƣời. Lao động đã làm cho bộ óc của con ngƣời cổ xƣa biết hoạt
động “theo kiểu ngƣời” và có công cụ vừa để tiến hành những hoạt động đó, vừa làm
phong phú hoá nó, nâng nó lên “trình độ của con ngƣời”. Đó là ngôn ngữ.
Tự bản chất của mình, từ khi mới phát sinh, ngôn ngữ vốn là công cụ, là phƣơng
tiện để con ngƣời giao tiếp với nhau. Thế nhƣng, lúc đầu nó chƣa phải là ngôn ngữ
chúng ta đang có hôm nay; mà là thứ ngôn ngữ chƣa phân thành âm tiết rõ ràng, bởi vì
cái lƣỡi, cái cằm và hàm dƣới, hệ dây thanh… chƣa phù hợp, thuần phục với công việc
mới mẻ, đầy phức tạp – công việc phát tiếng nói – này: thậm chí có bộ phận còn đang
trên đƣờng hoàn thiện dần. Tuy vậy, ngƣời ta không đợi cho mọi bộ phận cấu âm phát
triển thật hoàn chỉnh rồi mới nói với nhau. Những tiếng nói còn lẫn, còn nghèo, và ú ớ
đó đã đƣợc phối hợp với các động tác, dáng vẻ của cơ thể: mặt mũi, vai, tay, chân (nhất
là đôi tay) để “phát biểu” ý nghĩ, tình cảm của họ. Thoạt đầu tiếng nói của con ngƣời
chƣa khác các điệu bộ bao nhiêu. (Điều này còn để lại những tàn dƣ của nó trong một số
ngôn ngữ mà hiện nay ta còn thấy đƣợc. Chẳng hạn trong ngôn ngữ dân tộc Êvê, ngƣời
ta không dung một từ đi mà lại dùng nhiều từ khác nhau, miêu tả các kiểu đi khác nhau.
dô bô hô bô hô
đi nặng nề, phục phịch
dô dê dê
đi một cách vững vàng
dô bu la bu la
đi nhanh bừa đi
dô pi a pi a
đi rón rén
dô gô vu gô vu
đi khập khiễng, đầu chúi xuống…)
Dần dần, con ngƣời sử dụng tiếng nói thành thạo hơn và bỏ xa những cách “phát
biểu” bằng cử chỉ, động tác; bởi lẽ ngôn ngữ thành tiếng của họ ngày càng mạch lạc hơn,
trở thành hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống “tín hiệu loan báo các tín hiệu”.
Hoạt động tín hiệu là hiện tƣợng chung cho mọi loài động vật trên hành tinh chúng
ta; nhƣng con ngƣời, với ngôn ngữ của mình đã có thêm một phƣơng thức mới, khác hẳn
về chất. Đối với động vật, chỉ có những kích thích trực tiếp về thị giác, thính giác, khứu
10
giác, xúc giác mới trở thành tín hiệu kích thích đƣợc. Ngƣợc lại, đối với con ngƣời,
ngoài những thứ đó, ngƣời ta còn có các từ trong ngôn ngữ để thay thế cho chúng. Đến
đây thì cái gọi là ngôn ngữ thực sự hình thành và không bao giờ rời xa loài ngƣời nữa.
2.1.2 Lý thuyết xã hội về nguồn gốc của ngôn ngữ
Quan điểm Mác xít về nguồn gốc của ngôn ngữ cũng là một giả thuyết nhƣng là
một giả thuyết giàu sức thuyết phục nhất vì đã dựa vào những quan điểm xuất phát khoa
học nhất. Triết học duy vật biện chứng cho rằng vật chất có trƣớc, vật chất quyết định ý
thức. Xét vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ phải xét nguồn gốc vật chất của nó. Ngôn ngữ
là một hiện tƣợng gắn với con ngƣời, không phải là hiện tƣợng âm học thuần túy. Xét
vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ phải đặt nó trong mối quan hệ với sinh vật - khảo cổ học
và vấn đề nguồn gốc loài ngƣời. Loài ngƣời khác với loài vật về bản chất. Loài vật chỉ có
thể phát ra một số tiếng kêu khi vui, khi đau, khi gọi bầy... Những tiếng kêu đó tƣơng tự
tiếng khóc cƣời, la hét... của con ngƣời, đơn thuần chỉ là những tiếng kêu bản năng,
không thể coi là ngôn ngữ đƣợc. Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội, xét vấn đề nguồn
gốc của ngôn ngữ tất nhiên phải đặt nó trong mối quan hệ với vấn đề nguồn gốc và quá
trình hình thành của xã hội loài ngƣời.
Trong cuốn Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người, Ăng
ghen đã chứng minh nguồn gốc động vật của loài ngƣời, đã chứng minh tác dụng của lao
động trong sự chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời, tác dụng của lao động trong việc tạo ra
cơ sở sinh lí, cơ sở xã hội cho sự ra đời của ngôn ngữ và đã khẳng định: ngôn ngữ bắt
nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động. Theo Ăng ghen, sự hình thành ngôn
ngữ diễn ra trong hai quá trình: quá trình sinh vật học và quá trình tâm lí - xã hội.
* Quá trình sinh vật học
Tiền đề sinh vật học quan trọng thứ nhất đó là sự giải phóng đôi tay. Ăng ghen cho
rằng vào một thời kì chƣa thể xác định đích xác ở cuối kỉ nguyên địa chất thứ ba, khoảng
một triệu năm trƣớc đây, ở một nơi nào đó trong vùng nhiệt đới có thể đã chìm sâu dƣới
Ấn Ðộ Dƣơng, có loài vƣợn Australopithecus phát triển khá cao sống thành đàn. Theo di
chỉ khảo cổ, loài vƣợn này có thói quen sống trên mặt đất chứ không leo trèo trên cây.
Do không phải leo trèo, đôi tay đƣợc giải phóng, vƣợn có thể cầm, nắm đƣợc.
Cũng ở loài vƣợn này, ngƣời ta còn tìm thấy một tiền đề sinh học thứ hai, đó là
quai hàm ngắn và bộ óc to. Nhờ quai hàm ngắn, chúng có thể dễ dàng tạo ra nhiều âm
thanh khác nhau. Nhờ bộ óc phát triển tốt, chúng biết sử dụng một số âm thanh chƣa
phân rõ từng âm làm cơ sở sinh lí cho tiếng nói, biết tạo ra các âm mới và phân biệt các
âm thanh khác nhau. Từ sự giải phóng đôi tay, đến giai đoạn này, loài vƣợn ngƣời đã có
thể đi thẳng trên đôi chân, giải phóng đƣợc tầm nhìn, có thể nhìn xa hơn, rộng hơn. Ở
ngƣời Néanderthale - tổ tiên của con ngƣời ngày nay - ngƣời ta đã thấy xuất hiện nhiều
dụng cụ lao động thô sơ khác nhau bằng đá, xƣơng, gỗ ... và do đó cũng có nhiều tín hiệu
11
âm thanh khác nhau. Những âm này chƣa phải là những từ vì chƣa phân biệt rõ rệt thành
từng âm và chƣa có ý nghĩa đầy đủ nhƣng đã thật sự là tiền đề cho sự ra đời của ngôn
ngữ.
Quá trình cải tiến công cụ lao động đã dần tách vƣợn - ngƣời ra khỏi thiên nhiên để
dần chuyển hóa thành con ngƣời xã hội và có cuộc sống ngày càng tốt hơn... Cùng với
việc chế tạo và cải tiến không ngừng công cụ lao động, chế độ ăn uống cũng dần thay
đổi. Chế độ uống thay đổi có tác dụng làm bộ não phát triển và theo đó các khí quan
cũng phát triển tốt hơn để dần hoàn thành quá trình chuyển hóa bộ máy phát âm động vật
thành bộ máy phát âm ngôn ngữ.
Con ngƣời, bằng công cụ lao động, đã từng bƣớc chinh phục thiên nhiên. Trong
quá trình lao động này, ngƣời nguyên thủy có dịp đối chiếu các sự vật với nhau, nhận ra
sự giống và khác nhau giữa chúng. Theo đó những tia nhận thức đầu tiên bắt đầu xuất
hiện. Ăng ghen viết: Dần dần với sự phát triển của bàn tay và với quá trình lao động,
con ngƣời bắt đầu thống trị giới tự nhiên và sự thống trị đó, cứ mỗi lần tiến lên một bƣớc
là có một chút mở rộng thêm tầm mắt của con ngƣời. Trong các đối tƣợng tự nhiên, con
ngƣời luôn luôn phát hiện ra những đặc tính mới mà từ trƣớc đến nay chƣa từng đƣợc
biết đến. Lao động của con ngƣời nguyên thủy là lao động tập thể. Ðến một lúc nào đó
họ thấy cần phải trao đổi với nhau, những từ ngữ đầu tiên gắn liền nới những khái niệm,
những ý tƣởng thô sơ đầu tiên đƣợc phát ra rồi đƣợc tập thể sử dụng. Sau một quá trình
dài lâu, nhu cầu ngôn ngữ đã thúc đẩy sự hoàn thiện của bộ máy phát âm: cái cuống
họng chƣa phát triển của loài vƣợn, nhờ uốn giọng mà biến đổi dần để thích ứng với lối
phát âm ngày càng phát triển thêm mãi và các khí quan trong miệng dần dần đƣợc luyện
tập để phát ra những âm vận nối tiếp nhau.
Tuy nhiên, chỉ bằng những tiền đề sinh vật thôi vẫn chƣa đủ biến vƣợn thành ngƣời
mà còn cần phải có một tác động về mặt tâm lí - xã hội.
* Quá trình tâm lí - xã hội
Về mặt xã hội, ngôn ngữ là hiện tƣợng xã hội, phát sinh, phát triển trong xã hội.
Chính xã hội cũng ra đời nhờ lao động. Lao động làm con ngƣời có nhận thức, có hiểu
biết, có nhu cầu thông tin, giao tiếp. Lao động kiếm sống liên kết con ngƣời thành bầy
đàn, thành cộng đồng, thành xã hội. Lao động tạo môi trƣờng xã hội cho ngôn ngữ phát
sinh, tạo ra tri thức cho ngôn ngữ có nội dung chuyển tải, tạo ra nhu cầu nói với nhau và
thúc đẩy ngôn ngữ ra đời và phát triển. Rõ ràng, lao động giữ vai trò quyết định sự ra đời
của ngôn ngữ. Một mặt lao động làm cho ngƣời ta cần thiết phải có ngôn ngữ nói với
nhau; mặt khác làm cho ngƣời ta phải có ngôn ngữ để tiến hành tƣ duy, hình thành tƣ
tƣởng, lấy nó làm nội dung giao tiếp với nhau (2). Ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động
và cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất về nguồn gốc ngôn ngữ (3)
12
Tóm lại, ngôn ngữ, tƣ duy và con ngƣời cùng xuất hiện đồng thời và cùng xuất phát
từ một nguồn gốc, đó là lao động. Bốn yếu tố có liên hệ chặt chẽ, tác động, bổ sung cho
nhau và cùng nhau phát triển. Chính lao động đã làm nảy sinh tƣ duy và ngôn ngữ, đã
tách vƣợn ngƣời ra khỏi thế giới động vật và biến thành ngƣời. Lao động phát triển, tƣ
duy và ngôn ngữ phát triển, con ngƣời càng hoàn thiện hơn. Và ngƣợc lại con ngƣời
càng văn minh, tƣ duy và ngôn ngữ càng phong phú, tinh tế thì lao động càng hiện đại,
tinh vi. Trải qua hàng chục vạn năm, bằng quá trình lao động không ngừng nghỉ, con
ngƣời nguyên thủy đã dần biến thành con ngƣời hiện đại với ngôn ngữ và tƣ duy ngày
càng hoàn thiện. Chính lao động đã giải phóng con ngƣời khỏi những lao động nặng
nhọc của ngày xƣa, đã đem đến cho con ngƣời những cái mà ngày xƣa chỉ là mộng
tƣởng hoặc chƣa từng đƣợc nghĩ tới.
2.2 Sự phát triển của ngôn ngữ
2.2.1 Quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ
Con ngƣời của thời kì đồ đá cũ sơ kì và ngôn ngữ nguyên thủy không còn nữa.
Do không thể thực nghiệm lại tiến trình phát triển của ngôn ngữ loài ngƣời, ngƣời ta chỉ
có thể dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ học gián tiếp (các cứ liệu ngôn ngữ học lịch sử và
các ngôn ngữ hiện tồn với những nét đồng nhất, khác biệt) để xây dựng những giả thuyết
về tiến trình phát triển của ngôn ngữ. Một trong những khuynh hƣớng tìm hiểu quá trình
phát triển của ngôn ngữ là gắn nó với quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Quá
trình này trải qua năm hình thái kinh tế ứng với năm chế độ xã hội khác nhau: công xã
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tƣ bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ở
mỗi giai đoạn lịch sƣ,í các phƣơng thức sản xuất, quan hệ sản xuất, các kiểu văn hóa
khác nhau đều có những ý nghĩa nhất định đối với việc hình thành các ngôn ngữ.
a. Ngôn ngữ thời kì công xã nguyên thủy
Thời kì công xã nguyên thủy đƣợc coi là bắt đầu với những bầy ngƣời hỗn giao
dùng công cụ lao động thô sơ thuộc sơ kì đồ đá cũ. Những bầy hỗn giao dần phát triển
thành các bào tộc với chế độ ngoại hôn. Về sau, các bào tộc mới hợp lại thành các thị
tộc. Trải nhiều ngàn năm lịch sử, các thị tộc hợp dần lại, phát triển thành các bộ lạc. Khi
đã có một số bộ lạc lớn mạnh, các bộ lạc xâm lăng, chinh phục nhau hoặc tự động liên
hợp với nhau để kiếm sống và chống xâm lăng. Quá trình này làm hình thành các liên
minh bộ lạc. Ðến đây, chế độ công xã nguyên thủy bƣớc vào thời kì cuối (hậu kì) và
chuyển sang xã hội có phân chia giai cấp.
Ðặc điểm xuyên suốt của ngôn ngữ thời kì này là sự phân hóa và sự thống nhất các
tuyến ngôn ngữ. Tùy thuộc vào tình hình lịch sử, xã hội cụ thể mà sự phân tán hoặc sự
thống nhất chiếm ƣu thế. Nhƣng nói chung, sự phân hóa ngôn ngữ là đặc điểm nổi bật
nhất.
13
Theo tiến trình đó, ngôn ngữ cũng từ một số ngôn ngữ đầu tiên, phát triển thành rất
nhiều ngôn ngữ của rất nhiều thị tộc khác nhau. Mỗi thị tộc sau mang theo những từ ngữ
chung, những quy tắc ngữ pháp chung của ngôn ngữ mẹ. Nhƣng sau khi tách riêng, do
ảnh hƣởng của điều kiện sống, lao động khác nhau... những từ mới, những quy tắc ngữ
pháp mới có thể nảy sinh. Nhƣ vậy càng về sau, ngôn ngữ càng đẻ nhánh và càng khác
xa so với ngôn ngữ gốc đã sinh ra nó. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã gọi đây là hiện
tƣợng ngữ hệ khuếch tán mà dấu vết của nó còn khá rõ ở cuối thế kỉ 19: Châu Úc có
khoảng 300.000 dân mà có tới 500 ngôn ngữ, chỉ ở nam Sahara đã có khoảng 2000 ngôn
ngữ...
b. Ngôn ngữ thời kì chiếm hữu nô lệ và phong kiến
Thời kì chiếm hữu nô lệ và phong kiến bắt đầu từ cuối thời kì đồ đá mới, tiếp nối
sang thời kì đồ đồng và kéo dài tới thời kì đồ sắt. Công cụ lao động ngày một tốt hơn,
năng suất lao động ngày một cao hơn đem lại của cải ngày một nhiều hơn và đƣợc tích
lũy cao dần trong xã hội. Thực tế này yêu cầu sự thống nhất để có thể điều khiển quy mô
sản xuất ngày càng lớn, sử dụng của cải vật chất ngày càng có định hƣớng hơn. Từ đó,
các bộ lạc hợp nhất thành bộ tộc, rồi liên minh bộ tộc, rồi quốc gia. Sự liên kết ấy có thể
khác nhau theo điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội ở từng nơi. Tuy nhiên, có thể thấy
sự liên kết đi theo một trong hai hƣớng cơ bản: Một bộ lạc chiến thắng nổi lên thống trị,
buộc các bộ lạc chiến bại khác nói theo ngôn ngữ của mình. Các nhà nƣớc Hi lạp, La
Mã, Ai Cập, Âún Ðộ, Trung Quốc liên minh các bộ lạc lại theo cách này. Hai là, các bộ
lạc tự nguyện liên minh, thiết lập chính quyền liên minh thống nhất để chống thiên nhiên
và kẻ thù xâm lƣợc. Theo đó, các ngôn ngữ pha trộn lại theo cách riêng của nó. Một
ngôn ngữ của một bộ lạc nào đó tƣơng đối mạnh hơn có thể đƣợc dùng nhiều, trở thành
hạt nhân cho ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Việt thời kì nhà nƣớc Văn Lang đƣợc hình thành
theo kiểu này.
Ba đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ giai đoạn này là sự hình thành ngôn ngữ nhà
nƣớc, sự ra đời nhu cầu xây dựng ngôn ngữ chuẩn mực và hiện tƣợng song ngữ và lƣỡng
ngữ trong lòng xã hội phong kiến.
c. Ngôn ngữ thời kì tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Ðặc điểm nổi bật của ngôn ngữ giai đoạn này sự hình thành ngôn ngữ dân tộc
thống nhất với tất cả những biểu hiện phong phú đa dạng của nó. Trên toàn thế giới, thời
đại chiến thắng hoàn toàn của chủ nghĩa tƣ bản đối với chế độ phong kiến gắn với các
phong trào dân tộc. Cơ sở kinh tế của những phong trào này là ở chỗ để cho nền sản xuất
hàng hóa chiến thắng hoàn toàn, giai cấp tƣ sản cần phải chiếm thị trƣờng trong nƣớc và
cần phải thống nhất các lãnh thổ với dân cƣ nói cùng một ngôn ngữ, với điều kiện loại
trừ những trở ngại đối với việc phát triển ngôn ngữ đó và củng cố nó trong văn học. Vậy
là, đến cuối thời kì phong kiến, các ngôn ngữ chiếm ƣu thế trên một đất nƣớc đã định
14
hình tạo nên cơ sở cho ngôn ngữ dân tộc thống nhất ra đời với những điều kiện cụ thể về
kinh tế, xã hội nhất định. Ngôn ngữ dân tộc ra đời do nhu cầu của phong trào dân tộc
đồìng thời là điều kiện thiết yếu cho sự hình thành một dân tộc.
Ngày nay, ngôn ngữ nhà nƣớc đƣợc coi là ngôn ngữ dùng chính thức trong văn bản
nhà nƣớc, trong văn hóa, khoa học, giáo dục. Ngôn ngữ nhà nƣớc có thể thuộc một trong
các dạng sau:
- Là ngôn ngữ dân tộc phát triển ở độ cao, có quy pháp ngôn ngữ chính thức
(chẳng hạn ở Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Việt Nam... )
- Là ngôn ngữ của ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc phổ biến và củng cố trong vài ba thế
kỉ cùng với chế độ thực dân (nhƣ ở nhiều nƣớc Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh)
- Là ngôn ngữ ở dạng tam thể ngữ hoặc tình trạng phức tạp khác. Trong đó, ngôn
ngữ nhà nƣớc tồn tại bên cạnh ngôn ngữ địa phƣơng với một số chức năng chính thức và
cả ngôn ngữ địa phƣơng tuy không có quy pháp chính thức nhƣng vẫn đƣợc dùng ở các
đơn vị hành chính cấp dƣới (nhƣ ở Bỉ, Luxembourg, Thụy Sĩ...)
Việc xây dựng ngôn ngữ dân tộc thống nhất gắn bó chặt chẽ với việc xây dựng
ngôn ngữ nhà nƣớc.
d. Vấn đề ngôn ngữ cộng đồng tƣơng lai
Số lƣợng ngôn ngữ và những ngôn ngữ đƣợc nhiều ngƣời sử dụng trên thế giới.
Khó có thể nói tới con số chính xác các ngôn ngữ đang có mặt trên thế giới bởi vì, hiện
nay chƣa có câu trả lời thống nhất cho câu hỏi: "Thế nào là một ngôn ngữ?" Theo cuốn
Thống kê ngôn ngữ thế giới xuất bản tại Luân Ðôn, thế giới có chừng 6500 ngôn ngữ.
Khoảng 5000 ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất trong tƣơng lai gần. Những ngôn ngữ
đƣợc nhiều ngƣời sử dụng trên thế giới hiện nay là: tiếng Trung Hoa (trên một tỉ ngƣời),
tiếng Anh (khoảng một tỉ ngƣời), tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Hinđi
(mỗi tiếng khoảng 250 triệu ngƣời sử dụng).
Sự giao lƣu quốc tế rộng mở, sự tiếp xúc ngôn ngữ trên thế giới phát triển mạnh
khiến cho vấn đề ngôn ngữ cộng đồng tƣơng lai đƣợc đặt ra. Tiếp nối nhiều ngƣời đi
trƣớc, bác sĩ Zamenhof (1856-1917) sáng tạo ra Esperanto trên cơ sở một số ngôn ngữ
Châu Âu. Nhiều ngƣời sau đó đã phổ biến thứ tiếng này với hi vọng nó trở thành một
quốc tế ngữ. Hiện nay, Esperanto đã có mặt ở trên 115 nƣớc. Ðại hội quốc tế về Quốc tế
ngữ lần thứ 84 đã đƣợc tổ chức ở Việt Nam năm 1999. Ðại từ điển Quốc tế ngữ xuất bản
lần hai năm 1954 đã có tới 7866 radical, ghép đƣợc 80.000 từ đơn. Thế giới đã xuất bản
trên 30.000 sách bằng chữ Quốc tế ngữ. Tuy vậy, Esperanto không thể thay thế ngôn ngữ
của các dân tộc bởi vì một lí do đơn giản: không dân tộc nào có thể từ bỏ ngôn ngữ dân
tộc mình, cái có giá trị biểu trƣng cho dân tộc.
Gần đây, trƣớc sự phát triển của tiếng Anh, có ngƣời cho rằng tiếng Anh có thể trở
thành ngôn ngữ chung của thế giới. Nhƣng đó chỉ là dự đoán cảm tính.Thực tế lịch sử
15
ngôn ngữ cho thấy vai trò quốc tế to lớn của một ngôn ngữ nào đó có khuynh hƣớng phụ
thuộc vào sự hùng cƣờng về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của dân tộc sử dụng ngôn
ngữ ấy. Hiện nay, nhiều ngƣời nói tới nhóm từ thời đại song ngữ. Có thể trong tƣơng lai,
ngƣời ta sẽ bƣớc vào một thời đại song ngữ. Trong đó, ngôn ngữ dân tộc đƣợc phát huy
tối đa, đồng thời đa số nhân dân biết sử dụng một hay hai ngôn ngữ đƣợc dùng phổ biến
trên thế giới. Về mặt ngôn ngữ, những ngƣời song ngữ nhờ hiểu biết khái quát, sâu sắc
hơn về ngôn ngữ nên khả năng học nói, viết, nghe, đọc, hiểu tiếng mẹ đẻ thƣờng phong
phú, sâu sắc hơn ngƣời đơn ngữ. Về mặt tƣ duy, nhờ tác động của tri thức tiếp thu đƣợc
qua song ngữ, ngƣời song ngữ thƣờng tƣ duy có chất lƣợng cao hơn ngƣời đơn ngữ. Nhƣ
thế, xu hƣớng phát huy ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chống đồng
hóa về văn hóa và ngôn ngữ đồng thời vẫn bảo đảm tiếp thu đƣợc những cái hay, cái có
ích từ các nền văn hóa và các ngôn ngữ khác là một vấn đề lớn của các nƣớc trong bối
cảnh hiện nay. Nhân loại sẽ bớt bao la và cách biệt một khi song ngữ trở thành hiện
tƣợng phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới.
Tóm lại, dƣới tác động của lịch sử xã hội, ngôn ngữ không ngừng diễn ra sự thay
đổi ở tất cả các mặt. Quá trình phát triển của ngôn ngữ loài ngƣời không giản đơn, một
chiều và bằng phẳng mà theo cách thức riêng của nó. Ðó là ngôn ngữ không thay đổi
một cách nhanh chóng và bừng phát trong từng thời điểm mà diễn ra từ từ, liên tục, trong
một khoảng thời gian dài (quy luật tiệm tiến). Ðó còn là sự phát triển không đồng đều ở
các bộ phận của ngôn ngữ. Bộ phận từ vựng thƣờng biến đổi nhanh hơn, nhiều hơn, còn
bộ phận ngữ âm, ngữ pháp biến đổi chậm hơn, ít hơn (quy luật phát triển không đều giữa
các bộ phận).
2.2.2 Một số đặc điểm của sự phát triển ngôn ngữ
Quy luật phát triển chung của ngôn ngữ là thay thế các ngôn ngữ bộ lạc và biến thể
của nó bằng ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của ngôn ngữ dân tộc, thay thế ngôn ngữ
dân tộc và biến thể của nó bằng ngôn ngữ văn hoá thống nhất; cuối cùng là sự ra đời của
ngôn ngữ chung cho toàn nhân loại. Nhƣng con đƣờng từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ
cộng đồng tƣơng lai diễn ra nhƣ thế nào?
a. Bản chất của sự phát triển ngôn ngữ
Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến nhảy vọt. Sự phát triển của ngôn
ngữ không theo con đƣờng phá huỷ ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo
con đƣờng phát triển và cải tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có. Và sự
chuyển biến từ tính chất này của ngôn ngữ qua tính chất khác, tuyệt nhiên không diễn ra
bằng cách bùng nổ, đột biến, phá huỷ cái cũ và tạo lập cái mới, mà bằng cách tuần tự, lâu
dài, tích góp những yếu tố của tính chất mới, của cơ cấu mới của ngôn ngữ, bằng cách
tiêu ma dần những yếu tố của tính chất cũ. Laphacgơ đã lầm khi ông cho rằng có một
cuộc cách mạng bột phát nổ ra trong ngôn ngữ Pháp từ 1789 đến 1794. Thực ra trong
16
thời kì ấy, tiếng Pháp đã đƣợc bồi bổ thêm nhiều từ và ngữ mới, những từ cũ bị loại ra, ý
nghĩa của một số từ thay đổi đi nhƣng hệ thống ngữ pháp và vốn từ cơ bản của tiếng
Pháp vẫn đƣợc bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Sự phối hợp giữa ngôn ngữ là một quá trình trƣờng kì, kéo dài hàng thế kỉ, không
thể nói có đột biến nào ở đây đƣợc... Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng, do sự
phối hợp của hai ngôn ngữ, một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ thứ ba, sẽ xuất hiện, khác hẳn
những ngôn ngữ phối hợp, khác về tính chất đối với cả hai ngôn ngữ cũ.
b. Sự phát triển không đồng đều giữa các mặt
Vì trực tiếp phản ánh đời sống xã hội, cho nên từ vựng của ngôn ngữ, so với ngữ
âm và ngữ pháp, là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất. Từ vựng của một ngôn ngữ đã
là bộ phận dễ chuyển biến nhất thì nó ở trong tình trạng gần nhƣ biến đổi liên miên.
Nhƣng, cần phân biệt từ vựng nói chung và từ vựng cơ bản. Phần chủ yếu của từ vựng
trong một ngôn ngữ là vốn từ cơ bản, mà cái lõi của nó thì bao gồm tất cả những từ gốc.
Cái vốn ấy, so với từ vựng thì hẹp hơn nhiều, song nó sống rất lâu, cả hàng thế kỉ và cấp
cho ngôn ngữ một căn bản để cấu tạo từ mới. Nhƣ vậy, từ vựng nói chung biến đổi
không ngừng, ngày càng phong phú, nhƣng những từ gốc, từ vựng cơ bản lại có "sức
kiên định" rất lớn.
Mặt ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều bởi vì nếu nhƣ ngữ âm mà
biến đổi nhanh và nhiều sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Thƣờng là, chỗ này xảy ra sự biến đổi nhƣng những chỗ khác vẫn giữ nguyên, do đó dẫn
đến tình trạng khác biệt về ngữ âm giữa các địa phƣơng. Chẳng hạn, tiếng Việt toàn dân
là "gạo, nƣớc, gái"... trong khi ở một số địa phƣơng vẫn là "cấu, nác, cấy"...
Hệ thống ngữ pháp cùng với từ vựng cơ bản là cơ sở của ngôn ngữ, cho nên nó
biến đổi chậm nhất. Tất nhiên, với thời gian, hệ thống ngữ pháp cũng biến đổi, cải tiến,
tu bổ thêm làm cho những quy luật của nó chính xác hơn, thậm chí cũng có thể bổ sung
thêm các quy luật mới, song cơ sở của hệ thống ngữ pháp vẫn đƣợc bảo tồn trong một
khoảng thời gian rất lâu. Hệ thống ngữ pháp biến đổi còn chậm hơn nữa so với từ vựng
cơ bản.
17
CHƢƠNG 3. BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ
3.1 Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ
3.1.1 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Khi nói về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, chúng ra bàn về đặc trƣng cấu trúc ngôn
ngữ. Còn khi nói về bản chất xã hội của ngôn ngữ là chúng ta nói về các mặt chức năng
khác nhau của ngôn ngữ trong xã hội. Nhƣ là một sự kiện quan trọng của đời sống nhân
loại, ngôn ngữ mang trong mình nó cả những đặc điểm của cấu trúc lẫn chức năng.
Bởi vì con ngƣời là những thực thể vật chất rất cụ thể cho nên những gì đối với con
ngƣời là quen thuộc thì cũng phải đƣợc vật chất hoá nhƣ vậy. Chính vì vậy, khi nói về
bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, ngƣời ta thƣờng nói về hình thức tín hiệu, đó chính là
phƣơng tiện vật chất rất cụ thể mà trong ý thức con ngƣời, ngƣời ta có thể cảm nhận
đƣợc thông qua các giác quan cụ thể của mình.
Các tín hiệu ngôn ngữ đã tác động trực tiếp đến con ngƣời thông qua hai giác quan
quan trọng nhất là thính giác và thị giác. Trong hai kênh để truyền tín hiệu đó thì kênh
thông quan thính giác là kênh cổ xƣa hơn rất nhiều (trong vòng 5000 năm trở lại đây mới
có chữ viết). Điều này có thể giải thích nhƣ J. Lyons đã từng giải thích:
- Trong quá trình lao động, khi đôi tay phải làm việc, đôi chân phải trụ thì chỉ có
mắt và tai là rỗi. Tuy nhiên, trong hai cơ quan ấy thì mắt bận rộn hơn do phải thâu nhận
hơn 90% thông tin cuộc sống. Chính vì thế, một cách tiêu cực, có thể suy ra rằng tai
(thính giác) là có khả năng đƣợc sử dụng nhiều hơn cho thông tin về lời nói.
- Mặt khác, khi sử dụng thị giác thì đƣơng nhiên sẽ liên quan đến vấn đề ánh sáng
trong khi những thông tin cần phải trao đổi giữa con ngƣời với nhau thì lại bất kể tối
sáng.
- Lí do thứ 3 mà loài ngƣời chọn âm thanh là do điều kiện lao động của ngƣời
nguyên thuỷ. Môi trƣờng làm việc lúc bấy giờ là các khu rừng sâu có nhiều cây cối che
lấp. Với điều kiện nhƣ vậy, thị giác rất khó làm việc [1]. Chính vì vậy, loài ngƣời ngay từ
cổ xƣa đã chọn kênh thính giác làm kênh thông tin chủ yếu để giao tiếp.
Engels đã từng nói: “trước hết là lao động và sau đó đồng thời với lao động là
ngôn ngữ đã biến bầy vượn thành loài người”. Sự khẳng định này của Engels cũng đồng
thời nhấn mạnh rằng: ngôn ngữ nảy sinh từ lao động và chính nhờ lao động, con ngƣời
đã tìm ra một kênh tối ƣu nhất cho việc truyền tải các thông tin qua phƣơng tiện âm
thanh.
Bên cạnh kênh âm thanh, loài ngƣời, sau khi đã phát kiến ra chữ viết, còn sử dụng
kênh thị giác cho việc truyền tải các thông tin trong giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời. Tuy
nhiên, do hạn chế về phƣơng diện truyền, điều kiện chọn lựa ngƣời truyền nên phƣơng
tiện thông qua văn tự, chữ viết vẫn chỉ là một dạng phƣơng tiện phái sinh trên một
phƣơng tiện vạn năng hơn là ngôn ngữ có âm thanh.
18
Với mỗi một tín hiệu ngôn ngữ, theo nguyên lí chung của việc thành lập một tín
hiệu, bao giờ cũng phải có hai mặt: Đó là mặt biểu hiện (hình thức tín hiệu) và mặt đƣợc
biểu hiện (nội dung tín hiệu). Mặt hình thức của tín hiệu là những dạng âm thanh khác
nhau mà trong quá trình nói năng con ngƣời đã thiết lập lên mã cụ thể cho mình, đó
chính là đặc trƣng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ. Còn mặt nội dung (cái đƣợc biểu
hiện) là những thông tin, những thông điệp về những mảnh khác nhau của thế giới hiện
tại mà con ngƣời đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cắt tƣ duy, phân cắt
thực tại.
Nhƣ vậy, để trở thành một tín hiệu, bất kì một hiện tƣợng ngôn ngữ nào đã xuất
hiện trong giao tiếp của loài ngƣời cũng phải bao gồm 2 mặt khác nhau là mặt biểu hiện
và mặt đƣợc biểu hiện. Mặt biểu hiện làm nhiệm vụ trung chuyển những ý nghĩ, tình
cảm, xúc cảm, nhu cầu khác nhau của ngƣời nói tới đƣợc cơ quan thụ cảm của ngƣời
nghe. Nếu không có cái biểu hiện thì quá trình giao tiếp giữa ngƣời nói và ngƣời nghe sẽ
bị hoàn toàn cắt đứt. Lúc đó, ngƣời ta gọi là ngôn ngữ không hành chức.
Mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện là mối liên hệ rất đặc trƣng của
ngôn ngữ. Đặc trƣng này đƣợc thể hiện ở chỗ: mỗi một cái biểu hiện luôn chỉ có một cái
đƣợc biểu hiện tƣơng ứng. Khi mối liên hệ 1–1 này bị cắt đứt thì các quá trình giao tiếp
sẽ bị ảnh hƣởng hoặc không thể thực hiện đƣợc. Do tính chất và số lƣợng của các từ
trong một ngôn ngữ là vô cùng lớn nên ngôn ngữ học cấu trúc luận cho rằng mối liên hệ
1–1 này phải đƣợc coi là võ đoán với nhau và phải đƣợc quy ƣớc.
Trong ngôn ngữ học, mặc dù cái đƣợc biểu hiện (hay mặt nội dung) là quan trọng
nhƣng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học, do nguyên tắc tín hiệu học quy định, ngƣời
ta thƣờng chú trọng rất nhiều đến cái biểu hiện hay mặt hình thức của ngữ nghĩa. Theo
nguyên tắc của chủ nghĩa miêu tả Mĩ thì thậm chí ngƣời ta có thể bỏ mặt cái đƣợc biểu
hiện mà vẫn có thể khái quát hoá đƣợc đặc trƣng của ngôn ngữ. Đó chính là khuynh
hƣớng hình thức hoá trong việc nghiên cứu ngôn ngữ mà trƣờng phái hậu tạo sinh luận
đang kế tục và phát huy.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các đặc trƣng tín hiệu của ngôn ngữ thì việc nghiên
cứu các quan hệ giữa các tín hiệu cũng là một công việc rất quan trọng. Bởi, giá trị của
một yếu tố (một tín hiệu) ngoài việc đƣợc xác định bằng các đặc trƣng của cái đƣợc biểu
19
hiện – mặt ngữ nghĩa của tín hiệu – thì còn đƣợc xác định, trong tuyệt đại đa số các
trƣờng hợp, bằng các đặc điểm phân bố của yếu tố đó trong các phát ngôn khác nhau.
Các đặc điểm phân bố này chính là sự thể hiện ra bên ngoài của các mối quan hệ có thật
giữa các tín hiệu trong một ngôn ngữ. Ngôn ngữ học thƣờng chia các quan hệ này
theo các cấp độ mang tính phổ quát của tất cả các ngôn ngữ. Đó là các cấp độ âm vị học
và mối quan hệ âm vị học; cấp độ hình thái học (từ) và các quan hệ từ pháp học; cấp độ
cú pháp học (câu, phát ngôn) và các quan hệ cú pháp học; cấp độ văn bản (trên câu và
phát ngôn) và các quan hệ liên kết trong văn bản. Thông tin do các quan hệ này đƣa lại
thƣờng không phải là các thông tin về định danh học (nghĩa từ vựng của từ) cũng không
phải là các thông tin logic học (thông tin logic của một câu) mà là những thông tin về giá
trị của tín hiệu thông tin đó trong hệ thống, những thông tin về hệ thống, cấu trúc hay nói
nhƣ Nguyễn Tài Cẩn đó là các nghĩa cấu trúc.
Tín hiệu (hạng tử)
Thực thể
cbh: vật chất hoá tín hiệu tín
Các tín hiệu (quy luật)
hiệu:
đơn
vị
cđbh: phi vật chất, ý niệm -quan hệ tín hiệu: theo các cấp độ xác định
→ mã ngôn ngữ
Sự
dùng(usage)
định danh, phân
dấu hiệu ngữ pháp
cắt phản ánh tính trọn vẹn của thực tại vào tƣ du
3.1.2 Các đặc điểm của tín hiệu ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không
đồng loại, với số lƣợng không xác định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo nhƣ hệ thống
đèn giao thông, biển chỉ đƣờng, quân hiệu, quân hàm v.v… chỉ bao gồm một số tƣơng
đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố
là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn nhƣ nhau. Ngôn
ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác
với câu. Số lƣợng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết tất cả các
từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thƣờng xuyên đƣợc phát triển,
bổ sung thêm.
Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống
và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con nhƣ vậy bao gồm những yếu tố tƣơng đối
đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ thống từ vựng bao
gồm tất cả các từ và đơn vị tƣơng đƣơng với từ, hệ thống hình vị bao gồm tất cả các hình
vị v.v… Hệ thống âm vị lại có thể chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm, hệ
thống hình vị có thể chia ra hệ thống hình vị thực và hệ thống hình vị hƣ, hệ thống từ
vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép v.v…
Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Khi nghiên cứu, ngƣời ta
thƣờng chia các yếu tố của ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau. Cấp độ là một trong
20
những giai đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ đƣợc quy định bởi những thuộc tính của
những đơn vị đƣợc phân xuất trọng khi phân tách chuỗi lời nói một cách liên tục từ
những đơn vị bậc cao đến những đơn vị bậc thấp. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có
quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị
bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình
vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngƣợc lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ,
từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ và câu là những cấp độ khác nhau.
Khái niệm cấp độ gắn liền với tổng thể các yếu tố đồng loại, nhƣng không phải bất cứ
tập hợp các yếu tố đồng loại nào cũng tạo thành một cấp độ. Chẳng hạn, hình vị thực và
hình vị hƣ, từ đơn và từ ghép không tạo thành những cấp độ khác nhau, bởi vì ở đấy
không tìm thấy quan hệ "nằm trong" và "bao gồm". Có khi sự khác nhau bên ngoài của
những đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau giảm tới zero, nhƣng chúng vẫn khác nhau về
chất, bởi vì chức năng của chúng không đồng nhất. Ví dụ: Một đứa trẻ thấy mẹ về reo
lên: - U! Có thể coi đây là một câu, nhƣng câu này chỉ gồm một từ, từ này lại chỉ gồm
một hình vị, và cuối cùng, hình vị U cũng là một âm vị. Trong ngôn ngữ học, có khi
ngƣời ta gọi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp hoặc ngữ âm và ngữ nghĩa là các cấp độ.
Thực ra, đây chỉ là những mặt, những lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ mà thôi.
Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ
giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện
chỉ tƣơng ứng với một cái đƣợc biểu hiện. Ở ngôn ngữ không hoàn toàn nhƣ vậy. Trong
ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tƣơng ứng với nhiều cái đƣợc biểu hiện khác nhau,
chẳng hạn, các từ đa nghĩa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tƣơng
ứng với một cái đƣợc biểu hiện, chẳng hạn, các từ đồng nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ
không chỉ là phƣơng tiện giao tiếp và phƣơng tiện tƣ duy mà còn là phƣơng tiện biểu
hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu
hiện cả các sắc thái tình cảm của con ngƣời nữa.
Tính độc lập tƣơng đối của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thƣờng
đƣợc sáng tạo ra theo sự thoả thuận của một số ngƣời, do đó hoàn toàn có thể thay đổi
theo ý muốn của con ngƣời. Ngƣợc lại, ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát
triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những
chính sách ngôn ngữ cụ thể, con ngƣời vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển
theo những hƣớng nhất định. Chính vì vậy, ngƣời ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tƣơng
đối.
Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ
có giá trị đồng đại, tức là đƣợc sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con ngƣời
trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại.
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là
21
phƣơng tiện giao tiếp và tƣ duy của những ngƣời cũng thời mà còn là phƣơng tiện giao
tiếp và tƣ duy của những ngƣời thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác
nhau.
3.2 Hệ thống ngôn ngữ
3.2.1 Khái niệm hệ thống và kết cấu
Theo cách hiểu chung, "hệ thống" là một thể thống nhất bao gồm các các yếu tố
có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Mỗi đối tƣợng trọn vẹn làm một hệ thống, chẳng hạn:
một cái cây, một con vật, một gia đình v.v... Nói đến hệ thống, cần phải nói đến hai điều
kiện: a) Tập hợp các yếu tố; b) Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố
đó. Cần phân biệt hệ thống với những tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ
tất yếu nào đối với nhau.
Khái niệm hệ thống gắn bó chặt chẽ với khái niệm "kết cấu". Nếu hệ thống là một
thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng thể
các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể thống nhất đó. Nhƣ vậy, kết cấu
không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu.
Trong thực tế, các yếu tố của hệ thống không phải là những điểm trừu tƣợng mà
là những hệ thống phức tạp. Mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính, khi
tác động lẫn nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải tất cả các mặt, các thuộc
tính của nó đều tham gia mà chỉ một số mặt, một số thuộc tính nào đó mà thôi. Vì vậy,
tính chất và phẩm chất của các liên hệ phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt nào đó của
các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau. Nhƣ vậy, những mặt và thuộc tính của các yếu tố
tham gia tác động lẫn nhau càng lớn thì két cấu của hệ thống càng phức tạp. Cùng một số
yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống
khác nhau.
Nhƣ vậy, khái miệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính
chất của sự tác động lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính của chúng. Nhờ có kết cấu
mà chúng ta hiểu đƣợc vì sao phẩm chất của hệ thống nói chung không giống với tổng số
phẩm chất của các yếu tố tạo thành.
Ngôn ngữ là một hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa
các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ.
3.2.2 Các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ
a. Âm vị: Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà ngƣời ta có thể phân ra đƣợc trong
chuỗi lời nói[1]. Ví dụ: Các âm [b], [t], [v]... hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng ra hơn
nữa. ÂM vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa. Bản thân các âm vị là
vật chất (âm thanh), cho nên nó có thể tác động đến giác quan (tai) của con ngƣời. Nhờ
đó con ngƣới có thể lĩnh hội đƣợc. Âm vị không biểu thị ý nghĩa nào cả nhƣng nó lại có
tác dụng phân biệt ý nghĩa.
22
b. Hình vị: Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái
niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa.
Ví dụ, kết hợp "quốc gia" trong tiếng Việt gồm hai hình vị: "quốc" là nƣớc, "gia" là nhà;
"паровоз" của tiếng Nga gồm ba hình vị "пар" là hơi nƣớc, "воз" là sự chuyên chở, còn
"-о" là hình vị nối.
c. Từ: Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và
chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ: Các từ "tủ", "ghế", "đi", "cƣời"...
d. Câu: Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng
thông báo.
3.2.3 Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ
a. Quan hệ tuyến tính
Khi ngôn ngữ đƣợc hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện ra lần lƣợt cái này
tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi. Khi biểu hiện bằng chữ viết, ngƣời ta đã thay thế
sự kế tiếp trong thời gian của các yếu tố ngôn ngữ bằng tuyến không gian của các con
chữ. Đặc điểm này của ngôn ngữ đƣợc gọi là tính hình tuyến của cái biểu hiện và mối
quan hệ giữa các yếu tố trong hình tuyến đƣợc gọi là quan hệ tuyến tính hay quan hệ
ngang. Tất cả các loại đơn vị ngôn ngữ đều xuất hiện trên trục ngang, nhƣng chỉ có thể
nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại mà thôi (quan hệ âm vị với âm vị, hình
vị với hình vị, từ với từ...).
b. Quan hệ liên tƣởng
Quan hệ ngang thể hiện trong lời nói nhƣ quan hệ thực tại giữa các đại diện của
các loại đơn vị. Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể thay thế bằng
cả một loạt các yếu tố đồng loại. Những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong cùng
một vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tƣởng đối với nhau, hay còn gọi là
quan hệ dọc. Ở vị trí của từ "nhân dân" trong chuỗi "nhân dân ta rất anh hùng" có thể
thay thế bằng "quân đội", "phụ nữ", "thanh niên"...; ở vị trí của từ "ta", có thể thay bằng
"Lào", "Campuchia",...; ở vị trí "anh hùng" có thể thay thế bẵng "dũng cảm", "cần cù",
"thông minh"... Mỗi vị trí đƣợc quy định bởi chức năng và quan hệ của yếu tố đó với yếu
tố khác. Cho nên vị trí nào càng có nhiều hạn chế bao nhiêu thì số yếu tố có thể dùng ở
vị trí đó càng ít bấy nhiêu. Ngƣợc lại, vị trí càng ít bị hạn chế bởi các điều kiện khác
nhau bao nhiêu thì số yếu tố có thể dùng ở vị trí đó càng nhiều bấy nhiêu.
Tóm lại, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ đƣợc thể hiện trên hai trục: trục
tuyến tính (trục ngang) và trục liên tƣởng (trục dọc).
c. Quan hệ cấp độ (quan hệ tôn ti): là quan hệ giữa một đơn vị ở cấp độ thấp với
một đơn vị ở cấp độ cao mà nó là một yếu tố cấu thành, chẳng hạn nhƣ quan hệ giữa
“quốc” và “gia” với từ quốc gia trong tiếng việt, quan hệ giữa “play”, “er” với player
trong tiếng Anh.
23
CHƢƠNG 4. QUAN HỆ NGUỒN GỐC
VÀ QUAN HỆ LOẠI HÌNH CỦA NGÔN NGỮ
4.1 Quan hệ nguồn gốc của ngôn ngữ
4.1.1 Quan hệ nguồn gốc của ngôn ngữ
Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thành
nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thƣờng đƣợc gọi là ngôn ngữ
mẹ hay ngôn ngữ cơ sở. Nhƣ vậy, về nguyên tắc, có thể tìm tòi ngƣợc dòng thời gian lịch
sử của những ngôn ngữ đƣợc giả định là vốn cùng “sinh ra” từ một ngôn ngữ mẹ, để quy
chúng vào những nhóm, những chi, những ngành, những dòng... khác nhau, tuỳ theo
mức độ thân thuộc nhiều hay ít. Ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ và các
tiểu hệ thống của nó biến đổi không đồng đều, có những mặt, những yếu tố... đƣợc bảo
toàn rất lâu dài; nhƣng cũng có những yếu tố đã biến đổi với những mức độ khác
nhau. “Hầu như trong mỗi từ hoặc mỗi hình thức của từ lúc nào cũng có một cái gì đó
mới và một cái gì đó cũ”.
Sự biến đổi ngữ âm (điều cần tìm kiếm đầu tiên trong khi nghiên cứu quan hệ cội
nguồn của ngôn ngữ) không phải là những biến đổi hỗn loạn mà thƣờng có lí do, có quy
luật và theo hệ thống.
Tiền đề quan trọng nhất là tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm với ý nghĩa.
Bởi thế, ta có quyền giả định rằng: những từ gần gũi nhau về âm thanh có liên quan
hoặc gắn bó với nhau ở ý nghĩa thƣờng luôn luôn bắt nguồn từ cùng một gốc nào đó.
Ví dụ minh hoạ:
Việt
Mƣờng
Chứt
Môn
Khmer
một
mộc
môch
mual
muôi
ba
pa
pa
pi
bây
nƣớc
đak
đak
dak
tuk
tay
thai
si
tai
dây
đầu
tlôk
kulôk
kduk
kbal
tóc
thak
usuk
sok
sof
Ba phƣơng pháp cơ bản thƣờng đƣợc áp dụng trong so sánh ngôn ngữ
- Phương pháp so sánh – lịch sử: “Để phát hiện ra sự thân thuộc giữa các ngôn ngữ
ngƣời ta dùng phƣơng pháp so sánh – lịch sử. Nội dung của phƣơng pháp này là so sánh
các từ và dạng thức của từ tương tự nhau về ý nghĩa và âm thanh trong các ngôn ngữ
khác nhau dựa vào tài liệu ngôn ngữ sống cũng nhƣ những sự kiện, hiện tƣợng đƣợc ghi
trên văn bia và thƣ tịch cổ. Phƣơng pháp so sánh lịch sử cũng rất chú trọng so sánh các
hiện tƣợng ngữ âm, nhƣng tất nhiên các hiện tƣợng ngữ âm đƣợc tìm hiểu thông qua việc
24
so sánh các từ và dạng thức từ đã nói ở trên”. ... “nội dung của phƣơng pháp so sánh –
lịch sử là qua việc so sánh tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp rồi qua đấy xác định quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ”. Và, phƣơng pháp so
sánh – lịch sử chẳng những xác định đƣợc nguồn gốc lịch sử của các ngôn ngữ mà còn
xác định đƣợc những quy luật phát triển lịch sử của chúng. Phƣơng pháp so sánh – lịch
sử vừa xác định đƣợc bản chất chung giữa các ngôn ngữ thân thuộc vừa xác định đƣợc
bản chất riêng của mỗi ngôn ngữ trong hệ thống các ngôn ngữ thân thuộc.
– Phương pháp so sánh loại hình: Phƣơng pháp này chủ yếu áp dụng cho nghiên cứu,
phân loại các ngôn ngữ theo loại hình. Mục đích của nó là nghiên cứu những đặc trƣng
của các loại hình ngôn ngữ và nghiên cứu những đặc trƣng về mặt loại hình của các ngôn
ngữ; để quy những ngôn ngữ cụ thể vào những loại hình khác nhau.
– Phương pháp so sánh đối chiếu: Phƣơng pháp này áp dụng cho việc đối chiếu các
ngôn ngữ khác nhau, bất kể chúng có quan hệ nào về mặt cội nguồn hoặc loại hình hay
không. Nó không nhằm phát hiện quan hệ cội nguồn hay sự tƣơng đồng về loại hình giữa
các ngôn ngữ đó; mà nhằm mục đích phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu
trên diện đồng đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của ngôn ngữ đó.
Để so sánh và phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc, cần
- Thứ nhất, chọn sự kiện (cái đƣa ra để so sánh) và lập thành những dãy tƣơng ứng
với nhau. Cái đƣợc đƣa ra ở đây phải là từ hoặc hình vị, bởi vì đây là những đơn vị tối
thiểu, đƣợc xét cả ở hai mặt ý nghĩa và âm thanh. Điều quan trọng nhất là phải xem xét
những tƣơng ứng tìm đƣợc có hiện diện đều đặn trong hàng loạt trƣờng hợp hay không.
Nếu tìm đƣợc những tương ứng thuộc lĩnh vực ngữ pháp (hình thái học) giữa hai ngôn
ngữ, thì sự tƣơng ứng đó rất có giá trị.
- Thứ hai, xác định niên đại và phục nguyên. Sau khi lập đƣợc những thế tƣơng
ứng của các yếu tố, các dạng, ngƣời ta tiến tới xác định xem dạng nào cổ hơn dạng nào;
hoặc cả hai cùng bắt nguồn từ dạng thứ ba cổ hơn. Từ chỗ phục nguyên đƣợc dạng cổ, so
sánh với các dạng có sau, ta mới vạch ra đƣợc các sự kiện ngôn ngữ đã diễn biến trong
lịch sử nhƣ thế nào. Và cuối cùng, mục tiêu lí tƣởng là phục nguyên đƣợc cấu trúc hoàn
chỉnh của ngôn ngữ mẹ ban đầu.
- Thứ ba, căn cứ vào kết quả của hai bƣớc trên và cân nhắc tới nhiều phƣơng diện
khác ngƣời ta mới xác định đƣợc mức độ thân thuộc nhiều hay ít giữa các ngôn ngữ, để
làm một việc có thể coi là cuối cùng trong nghiên cứu cội nguồn, là quy chúng
vào nhóm nào trong các chi (nhánh) thuộc ngành và dòng nào trong các ngữ hệ (họ ngôn
ngữ).
4.1.2 Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc
a. Ngữ hệ Nam Á hay họ ngôn ngữ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng
168 ngôn ngữ tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải rác tại Ấn
25