Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tiếng việt 2 cđ tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.76 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
(Lƣu hành nội bộ)

TIẾNG VIỆT 2
(Dành cho sinh viên cao đẳng hệ chính quy)
Tác giả: Đặng Lê Thủy Tiên

Năm 2016
1


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 : NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT .............................................................4
1. Từ loại tiếng Việt ..............................................................................................4
1.1. Khái niệm ...................................................................................................4
1.2. Hệ thống từ loại tiếng Việt .........................................................................5
1.3. Sự chuyển hóa của từ loại ........................................................................11
2. Cụm từ tiếng Việt ...........................................................................................12
2.1. Khái niệm .................................................................................................12
2.2. Các loại cụm từ.........................................................................................12
2.3. Cấu tạo của cụm từ chính phụ ..................................................................13
3. Câu tiếng Việt .................................................................................................18
3.1. Khái niệm .................................................................................................18
3.2. Phân loại câu ............................................................................................19
3.3. Các dấu câu ..............................................................................................28
4. Đoạn văn .........................................................................................................31
4.1. Khái niệm .................................................................................................32
4.2. Những yêu cầu chung của đoạn văn ........................................................32


4.3. Cấu trúc của đoạn văn ..............................................................................33
5. Văn bản ............................................................................................................35
5.1. Khái niệm ..................................................................................................35
5.2. Kết cấu của văn bản ..................................................................................36
2


5.3. Tính hoàn chỉnh của văn bản ....................................................................37
5.4. Thông tin ngữ nghĩa của văn bản..................................................................38
CHƢƠNG 2 : PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT .........................................40
1. Khái quát về phong cách học..........................................................................40
1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của phong cách học ............................................40
1.2. Các phong cách chức năng .......................................................................40
1.3. Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ........................................................41
2. Phong cách học tiếng Việt ..............................................................................42
2.1. Phong cách hành chính.............................................................................42
2.2. Phong cách khoa học ................................................................................42
2.3. Phong cách báo.........................................................................................43
2.4. Phong cách chính luận..............................................................................44
2.5. Phong cách sinh hoạt ................................................................................44
3. Những phương tiện tu từ của tiếng Việt .........................................................45
3.1. Phương tiện tu từ từ vựng ........................................................................46
3.2. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa .....................................................................46
3.3. Phương tiện tu từ cú pháp ........................................................................48
4. Những biện pháp tu từ tiếng Việt ...................................................................51
4.1. Biện pháp tu từ từ vựng ............................................................................51
4.2. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa ........................................................................52
4.3. Biện pháp tu từ cú pháp............................................................................57
4.4. Biện pháp tu từ ngữ âm – văn tự ..............................................................59
3



CHƯƠNG 1 : NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆ
1. Từ loại ti ng Việt
1.1. Khái niệm
Các từ trong ngôn ngữ nói chung, và trong tiếng Việt nói riêng, có một số lượng
rất lớn. Nhưng mỗi một từ không phải hoàn toàn khác biệt với những từ khác, mà chúng
có những điểm giống nhau. Những từ này hình thành những loại, những lớp, những nhóm
lớn nhỏ khác nhau trong kho từ vựng. Dựa vào đó có thể phân các từ thành các loại.
Các từ có thể có điểm giống nhau về âm thanh, chẳng hạn ở phần vần, ở phần phụ
âm đầu, hoặc ở tất cả các thành phần âm thanh. Từ đó ta có các từ gần âm, hoặc đồng
âm...
Các từ có thể có điểm giống nhau về ngữ nghĩa, từ đó hình thành những hệ thống
ngữ nghĩa với các mức độ lớn nhỏ khác nhau: các trường nghĩa, các lớp từ gần nghĩa,
đồng nghĩa....
Trong ngôn ngữ còn có một loại hệ thống khác của các từ. Hệ thống này đóng vai
trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của ngôn ngữ, cũng như trong hoạt động của ngôn
ngữ. Đó là hệ thống các từ được hình thành trên cơ sở các đặc điểm ngữ pháp giống nhau
của các từ. Lớp các từ có những đặc điểm ngữ pháp giống nhau gọi là các từ loại.
Vậy từ loại là các lớp từ (các loại từ, các nhóm từ) hình thành trên cơ sở những
đặc điểm ngữ pháp giống nhau. Các lớp từ này có phạm vi rộng hẹp, lớn nhỏ khác nhau
tùy thuộc vào mức độ giống nhau về đặc điểm ngữ pháp của các từ. Dựa vào những đặc
điểm ngữ pháp giống nhau này, người sử dụng ngôn ngữ có cơ sở để dùng khi nói, khi
viết, để lĩnh hội khi nghe, khi đọc, còn người nghiên cứu và học tập ngôn ngữ có cơ sở để
phân chia các từ, nhận biết được đặc điểm ngữ pháp của các từ.
1.1.

Tiêu chuẩn phân loại

1.1.1. Ý nghĩa ngữ pháp khái quát


4


Đây không phải là ý nghĩa từ vựng riêng của từng từ, mà là ý nghĩa khái quát
chung cho nhiều từ cùng một loại. Ví dụ:
-

Các từ: đi, ăn, ngủ, học tập, làm việc, chạy, sợ hãi, lo lắng.... có nghĩa chung là chỉ

hoạt động hay trạng thái.
-

Các từ: nhà, bàn, ghế, sinh viên, chó, mèo.... có ý nghĩa chung là chỉ sự vật.

-

Các từ: đẹp, xấu, to lớn, hùng vĩ.... có ý nghĩa chung chỉ đặc điểm, tính chất.
1.1.2. Đặc điểm về hình thức ngữ pháp
Ý nghĩa ngữ pháp tồn tại trong sự thống nhất với hình thức ngữ pháp. Đối với các

ngôn ngữ tổng hợp biến hình từ (tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp...) thì hình thức ngữ
pháp của một từ thuộc loại từ nào đó thường được biểu hiện là hình thái biến đổi (dạng
thức) của từ đó khi cần biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp thuộc các phạm trù ngữ pháp khác
nhau.
Đối với tiếng Việt, một ngôn ngữ mà từ không có biến đổi hình thức để thể hiện
các ý nghĩa ngữ pháp, thì tiêu chuẩn về đặc điểm hình thức ngữ pháp được cụ thể hóa ở
hai phương diện sau đây:
-


Khả năng kết hợp của từ với các từ khác, đặc biệt là với hư từ (các từ nàu được gọi

là các từ chứng). Khả năng này còn được nhìn nhận dưới một góc độ khác: khả năng tổ
chức (làm thành tố chính hay chỉ làm thành tố phụ) của một cụm từ chính phụ.
-

Khả năng và cách thức thể hiện các chức năng ngữ pháp trong câu (chức năng của

các thành phần câu, chức năng nối kết các thành phần câu, chức năng tình thái hóa cho
câu).
1.2.

Hệ thống từ loại tiếng Việt

1.2.1. Danh từ
a.

Đặc điểm:

Danh từ tiếng Việt có những đặc trưng cơ bản sau:
-

Có ý nghĩa sự vật.

-

Có khả năng kết hợp với các từ chỉ lượng ở trước và các từ chỉ định ở sau, nghĩa là

có khả năng làm thành tố chính của cụm danh từ.


5


-

Có khả năng thực hiện chức năng của các thành phần câu. Khi làm vị ngữ thường

cần có từ “là”.
b.

Các tiểu loại cơ bản:

-

Danh từ riêng: gọi tên riêng của một người, một vật.

-

Danh từ chung: gọi tên cả một lớp sự vật cùng loại (bàn, nhà, cá, chuối....). Danh

từ chung chiếm một số lượng lớn, có thể chia thành một số nhóm nhỏ như:


Danh từ tổng hợp: là những danh từ chỉ gộp những sự vật cùng loại (không

tách thành các cá thể). Về mặt cấu tạo, chúng là các từ ghép đẳng lập hoặc từ láy. Ví dụ:
vợ chồng, xe cộ, bạn bè, máy móc....


Danh từ chỉ đơn vị: các danh từ này chỉ đơn vị các sự vật. Chúng kết hợp


trực tiếp với các số từ. Có các loại danh từ chỉ đơn vị như danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
(cái, con, tấm, quyển....), danh từ chỉ đơn vị đo lường (mét, tấn, lít...), danh từ chỉ đơn vị
tập thể, danh từ chỉ đơn vị thời gian (giây, phút, tuần...), danh từ chỉ đơn vị sự việc (lần,
lượt, trận, chuyến...)


Danh từ chỉ vật thể: các danh từ này chiếm một số lượng lớn. Về mặt ý

nghĩa, chúng có thể chỉ người, chỉ động vật, thực vật, chỉ đồ vật.


Danh từ chỉ chất liệu: các danh từ này chỉ sự vật tồn tại dưới dạng chất liệu.

Chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh từ chỉ đơn vị đo lường. Đó là các từ như:
đường, xăng, nước, đất...


Danh từ có ý nghĩa trừu tượng: các danh từ này không chỉ các vật thể, các

chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu hiện các khái niệm trừu tượng như tư
tưởng, đạo đức, khả năng....
1.2.2. Động từ
a.
-

Đặc điểm:

Động từ có ý nghĩa khái quát là chỉ hoạt động hay trạng thái (trạng thái vật lí, sinh


lí hoặc tâm lí).
-

Chúng có khả năng kết hợp với các phụ từ, đặc biệt khác với tính từ, chúng có khả

năng kết hợp dễ dàng với các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ). Nói cách khác,

6


động từ có khả năng làm thành tố chính của cụm từ chính phụ, mà các thành tố phụ trước
của nó là các phụ từ.
-

Ở trong câu, động từ có khả năng đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu;

khi làm vị ngữ, động từ không cần đến từ “là”.
b.

Các tiểu loại cơ bản:

Động từ là một từ loại lớn có thể tách biệt thành các loại nhỏ. Trước hết có thể
tách thành hai nhóm: các động từ độc lập và các động từ không độc lập.
-

Động từ không độc lập: là những động từ thường không thể dùng một mình để làm

thành phần câu. Chúng phải được dùng với một từ hoặc một cụm từ để đảm nhiệm vai trò
của một thành phần câu. Thuộc về nhóm này là các động từ chỉ khả năng (có thể, không
thể...), chỉ sự cần thiết (nên, cần, phải...), chỉ thời đoạn trong tiến trình (bắt đầu, tiếp tục,

thôi...), chỉ sự thụ động (bị, được, phải, chịu...), chỉ sự biến hóa (hóa, hóa thành, biến
thành, sinh ra...)
-

Động từ độc lập: là những động từ có thể dùng một mình (không cần đến các từ

khác) để cấu tạo câu, tuy rằng trong thực tế sử dụng, do nhu cầu biểu hiện các nội dung
cụ thể, chúng có thể vẫn cần đến những từ khác để bổ sung ý nghĩa. Căn cứ vào ý nghĩa
và khả năng kết hợp với các thành tố phụ đi sau, các động từ độc lập được phân biệt
thành nội động từ và ngoại động từ.


Ngoại động từ: bao gồm những động từ chỉ những hoạt động có tác động

tới một đối tượng bên ngoài, làm hình thành, biến đổi hoặc tiêu hủy đối tượng ấy. Do đó
sau ngoại động từ có thể có thành tố phụ chỉ đối tượng. (Ví dụ: xây nhà, đá bóng, viết
thư....)


Nội động từ: bao gồm những động từ chỉ trạng thái hay chỉ những hoạt

động không tác dụng tới một đối tượng nào ở bên ngoài chủ thể. Do đó ở trong câu, sau
các nội động từ thường không thể có thành tố phụ chỉ đối tượng hướng tới hay đối tượng
chịu tác động. (Ví dụ: đi, đứng, ngủ, nằm, ngồi....)
1.2.3. Tính từ
a.
-

Đặc điểm:


Chỉ đặc điểm hay tính chất.

7


-

Giống như động từ, tính từ có khả năng kết hợp với các loại phụ từ. Khả năng này

cũng có thể coi là khả năng làm thành tố chính của cụm động từ.
-

Tính từ có khả năng đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu; khi làm vị

ngữ, tính từ không cần đến từ “là”.
b.
-

Các tiểu loại cơ bản:

Căn cứ vào ý nghĩa và khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ, có thể tách ra

một nhóm các tính từ chỉ những đặc điểm , tính chất không có mức độ, hoặc đã ở mức độ
cao, những tính từ này không có khả năng kết hợp được với các phụ từ chỉ mức độ. Các
tính từ còn lại đều chỉ các đặc điểm có mức độ, do đó kết hợp được với các phụ từ chỉ
mức độ.
-

Căn cứ vào ý nghĩa và khả năng có các thành tố phụ đi sau lại có thể tách các tính
từ thành hai tiểu loại:


 Các tính từ chỉ các đặc điểm “về chất”: đẹp, xấu, tốt, giỏi, đỏ, xanh....Những tính
từ này thường có thành tố phụ đi sau với ý nghĩa phương diện thể hiện của phẩm chất:
xấu người, đẹp nết, xanh vỏ đỏ lòng....
 Các tính từ chỉ các đặc điểm “về lượng”: dài, ngắn, nặng, nhẹ, to, nhỏ... Các tính
từ này thường có thành tố phụ định lượng đi sau: rộng 2 mét, cao mười phân, nặng ba
tạ....
1.2.4. Số từ
a.

Đặc điểm:

-

Số từ dùng để chỉ số lượng hay thứ tự.

-

Có khả năng kết hợp với danh từ với tư cách thành tố phụ chỉ số lượng (đi trước

danh từ) hoặc chỉ thứ tự (đi sau danh từ).
-

Trong câu, số từ cũng có khả năng thực hiện chức vụ của các thành phần câu.
b.

-

Các tiểu loại cơ bản:


Số từ số lượng: bao gồm các số từ chỉ lượng xác định (một, trăm, ba mươi...) và số

từ phỏng định (vài, dăm....)
-

Số từ thứ tự:cấu tạo y nguyên như số từ số lượng, hoặc có thêm có từ tố “thứ”,

“số”.

8


1.2.5. Đại từ
a.
-

Đặc điểm:

Đại từ dùng để xưng hô hoặc để thay thế (thay thế cho các từ thuộc danh từ, động

từ, tính từ, số từ).
-

Khi thay thế cho từ thuộc loại từ nào thì đại từ mang đặc điểm ngữ pháp cơ bản

của loại từ ấy.
b.
-

Các tiểu loại cơ bản:


Căn cứ vào chức năng thay thế có thể tách biệt các đại từ thay thế cho danh từ: tôi,

tao, chúng tôi, mày, nó, họ, chúng, ấy, kia, này, nọ.... Các đại từ này có khả năng hoàn
thành các chức năng ngữ pháp như danh từ: có thể đảm nhiệm vai trò các thành phần câu;
khi làm vị ngữ cũng cần từ “là”.


Các đại từ thay thế cho động từ, tính từ: thế, vậy, như thế, như vậy. Các đại

từ này cũng có khả năng kết hợp với các phụ từ như các động từ và tính từ; đồng thời
cũng có khả năng và cách thức thực hiện các chức năng ngữ pháp trong câu như các động
từ và tính từ (hoặc cụm động từ và cụm tính từ).


Các đại từ thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu. Những đại từ

này có đặc điểm ngữ pháp như số từ: thường làm thành tố phụ trước cho danh từ để biểu
hiện ý nghĩa, số lượng (bao nhiêu người, bấy nhiêu sách vở).
-

Căn cứ vào mục đích sử dụng có thể tách biệt các đại từ thành các tiểu loại sau:

 Các đại từ xưng hô: người nói (tôi, tao, chúng tôi, mình, chúng mình....), người
nghe (mày, chúng mày, mi, ngươi...). Ngoài ra, trong tiếng Việt, có nhiều danh từ chỉ
quan hệ thân thuộc được dùng như đại từ xưng hô như ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú....
1.2.6. Phụ từ
a.
-


Đặc điểm:

Về mặt ý nghĩa phụ từ không thực hiện được chức năng gọi tên (định danh), mà

chỉ làm dấu hiệu cho một loại ý nghĩa nào đó mà thôi.
-

Phụ từ không thể đảm nhiệm vai trò thành tố chính của cụm từ, chúng chuyên làm

thành tố phụ trong cụm từ để bổ sung cho các thành tố chính một ý nghĩa nào đó. Vì thế

9


chúng cũng được coi là các từ chứng, làm bộc lộ bản chất ngữ pháp của các từ làm thành
tố chính.
-

Phụ từ không thể một mình đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu. Chúng

phải cùng với các thành tố chính của cụm từ mới thực hiện được chức năng của thành
phần câu.
b.

Các tiểu loại cơ bản:

Căn cứ vào bản chất ngữ pháp (từ loại) của các từ chính mà chúng thường đi kèm,
các phụ từ được tách biệt thành hai nhóm:
-


Các phụ từ thường đi kèm với danh từ: các phụ từ này làm thành tố phụ trước cho

danh từ và chiếm vị trí 2 trong kết cấu cụm danh từ. Chúng làm dấu hiệu cho ý nghĩa số
lượng, nhưng khác các số từ ở chỗ chúng không thể dùng độc lập để tính đếm. Đó là các
từ: những, mỗi, mọi, các, từng....
-

Các phụ từ thường đi kèm với động từ và tính từ. Các phụ từ này làm thành tố phụ

trước hay thành tố phụ sau trong các cụm động từ hay cụm tính từ.
1.2.7. Quan hệ từ
a.
-

Đặc điểm:

Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa

các bộ phận của câu hoặc giữa các câu với nhau.
-

Chúng không thể đảm nhiệm được vai trò thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ

trong cụm từ, chúng cũng không đảm nhiệm được chức năng của thành phần câu. Chúng
chỉ thực hiện được chức năng liên kết (nối) các từ; các cụm từ hay câu với nhau.
b.

Các tiểu loại cơ bản:

Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp mà từ biểu thị, có thể phân biệt các quan hệ từ thành

các nhóm:
-

Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập: và, với, song, hay, hoặc, nhưng....

-

Các quan hệ từ phục vụ cho quan hệ chính phụ: của, bằng, rằng, với, vì, tại, để,

cho, nên....
1.2.8. Tình thái từ
a.

Đặc điểm

10


-

Tình thái từ là những từ chỉ mối quan hệ của người nói, chỉ thái độ, tình cảm của

người nói đối với nội dung của câu hoặc đối với người cùng tham gia hoạt động giao tiếp.
-

Các tình thái từ không thể đóng thành phần trong cụm từ hay trong câu, chúng chỉ

được dùng thêm ở trong câu để bày tỏ thái độ, tình cảm.
b.
-


Các tiểu loại cơ bản:

Các trợ từ nhấn mạnh: những từ này dùng để nhấn mạnh vào từ, cụm từ hay một

câu nào đó mà chúng đi kèm. Vị trí của chúng không ổn định. Đó là những từ như: cả,
chính, đích, chỉ...
-

Các tiểu từ tình thái: đây là các từ thường làm dấu hiệu chỉ rõ mục đích phát ngôn

của câu. Chúng thường đứng ở cuối câu để biểu hiện các sắc thái nghi vấn, cầu khiến hay
cảm thán. Khi thêm các kiểu từ tình thái vào sau một từ hoặc một cụm từ (đẳng lập, chính
phụ) thì chúng có tác dụng biến các từ hay cụm từ đó thành câu.
-

Các từ cảm thán: đó là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói.

Chúng không thể dùng làm tên gọi cho cảm xúc được, mà chỉ dùng làm dấu hiệu để bộc
lộ cảm xúc. Chúng không thể làm thành phần cụm từ hay thành phần câu, nhưng lại có
thể tách riêng khỏi câu để làm thành một câu riêng biệt.
1.3.

Sự chuyển hóa của từ loại

Từ trong tiếng Việt không có sự biến đổi hình thức ngữ âm để phân biệt bản chất
từ loại với nhau và để phân biệt các ý nghĩa ngữ pháp mà chúng thực hiện. Do đó có
nhiều trường hợp, cùng một hình thức ngữ âm khi thì được dùng trong tư cách từ loại này
(hoặc tiểu loại này) khi thì được dùng trong tư cách của từ loại (hoặc tiểu loại) khác. Lúc
đó thường người ta nói rằng đã có hiện tượng chuyển loại của từ. Cần chú ý rằng sự

chuyển loại của từ cũng diễn ra ở hai phương diện:
-

Ý nghĩa: khi chuyển loại, từ mang ý nghĩa khái quát của từ loại hoặc tiểu loại

khác. Nghĩa là ý nghĩa ngữ pháp của từ đã biến đối.
-

Hình thức:khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ cũng thay đổi – mang

đặc điểm của từ loại hoặc tiểu loại khác.
Ví dụ: (1) Nó đang suy nghĩ.  Động từ
(2) Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc.  Danh từ

11


Sự chuyển loại của từ trong tiếng Việt không làm mất tính chất hệ thống của tiếng
Việt, không làm mất tính trong sáng trong diễn đạt, mà làm cho sự diễn đạt thêm linh
hoạt, uyển chuyển, tiết kiệm.
2. Cụm từ tiếng Việt
2.1.Khái niệm
Trong quá trình giao tiếp (nói và viết) các từ thường xuyên phải kết hợp với nhau
để tạo nên những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn nhằm đáp ứng những nhu cầu trong tư duy và
giao tiếp. Trong số các đơn vị ngôn ngữ đó có đơn vị được gọi là cụm từ. Với nghĩa rộng,
có thể hiểu cụm từ là tổ hợp các từ nằm trong giới hạn của một câu.
Có hai loại cụm từ là: cụm từ tự do và cụm từ cố định.
-

Cụm từ tự do là cụm từ được tạo ra một cách tức thời trong quá trình giao tiếp. Nó


không có sẵn từ trước, đồng thời nó cũng tan biến đi sau khi hành động giao tiếp kết thúc.
Cũng như câu và văn bản, cụm từ tự do chỉ được sản sinh ra trong quá trình giao tiếp, và
do đó nó thuộc về lĩnh vực lời nói.
-

Cụm từ cố định thì cũng được tạo nên bởi các từ, nhưng đã cố định hóa. Những

cụm từ cố định được hình thành trong lịch sử. Mỗi lần giao tiếp, chúng lại được tái hiện.
Mỗi lần được sử dụng, chúng giữ nguyên cả khối hình thức âm thanh, cũng như ý nghĩa.
Chúng được lĩnh hội như một đơn vị có sẵn từ trước với tính chỉnh thể về hình thức âm
thanh và ý nghĩa. Các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ chính là các cụm từ cố định. Ví dụ:
mẹ tròn con vuông, tóm lại, kết quả là, gà trống nuôi con....
2.2.

Các loại cụm từ

2.2.1. Cụm chủ vị
Cụm chủ vị là loại cụm từ có 2 thành tố, một thành tố đóng vai trò chủ ngữ, một
thành tố đóng vai trò vị ngữ. Nói cách khác, đó là loại cụm từ mà quan hệ giữa các thành
tố là quan hệ chủ vị.
Cụm chủ vị có thể làm thành tố phụ trong một cụm từ chính phụ. Ví dụ:
-

Phim tôi xem rất hay.

-

Nó thấy cái xe ấy chạy trên đường.


12


Cụm chủ vị có thể làm thành phần cho một câu (thành tố của một cụm chủ vị khác
có cương vị của một câu độc lập. Ví dụ:
-

Chúng ta thi đua là chúng ta yêu nước.
ở câu ghép, mỗi cụm chủ vị là một vế của câu ghép. Ví dụ:

-

Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.
Trong nhiều trường hợp, cụm chủ vị đóng vai trò là một câu độc lập. Lúc này cụm

chủ vị mang những đặc trưng cơ bản của câu: tính thông báo, tính tình thái, có ngữ điệu
của câu....
2.2.2. Cụm đẳng lập
Cụm đẳng lập là cụm từ có 2 thành tố trở lên, các thành tố này có quan hệ đẳng lập
với nhau. Cần chú ý đến một số đặc điểm sau:
-

Cụm đẳng lập có thể có nhiều hơn hai thành tố.

-

Các thành tố trong cụm có bản chất từ loại giống nhau và nằm trong cùng một

phạm trù ngữ nghĩa.

-

Các thành tố có cương vị ngữ pháp ngang hàng nhau và có quan hệ giống nhau với

các thành tố ở ngoài cụm.
-

Các thành tố có thể liên kết bằng một (hoặc một cặp) quan hệ từ đẳng lập, hoặc chỉ

đơn thuần bằng ngắt quãng.
-

Trật tự các thành tố có phần tự do, lỏng lẻo hơn ở các cụm chủ vị và cụm chính

phụ.
2.2.3. Cụm chính phụ
Cụm từ chính phụ là cụm từ có một thành tố chính và một hay nhiều thành tố phụ
ở trước và sau thành tố chính.
Ví dụ: - Một cái bàn.
- Đang xem phim hoạt hình.
2.3. Cấu tạo của cụm từ chính phụ
2.3.1. Khái quát về cấu tạo của cụm từ chính phụ

13


-

Ngoài thành tố chính (trung tâm, hạt nhân), căn cứ vào vị trí, có thể phân biệt các


thành tố phụ trước và các thành tố phụ sau. Trong thực tết hoạt động, cụm từ có thể có
nhiều dạng tồn tại: có thể có cả thành tố chính, thành tố phụ trước và thành tố phụ sau.
Có thể chỉ có thành tố chính với thành tố phụ trước, hoặc thành tố phụ sau.
Ví dụ:
Thành tố phụ trƣớc

Thành tố chính

Thành tố phụ sau

Đang

Xem

Phim hoạt hình

Đang

Xem
Xem

Rất

Hay
Hay

-

Phim
Lắm


Về mặt cấu tạo, thành tố chính thường chỉ gồm một từ (thực từ), trái lại thành tố

phụ có thể là một từ, một cụm từ (chính phụ, đẳng lập hoặc chủ vị).
-

Về đặc điểm từ loại và ý nghĩa của ngữ pháp của các thành tố: đóng vai trò thành

tố chính chỉ là các thực từ (danh từ, động từ, tính từ), trong khi đó vai trò của các thành tố
phụ có thể được thực hiện bằng các thực từ, hoặc các hư từ. Các hư từ thường đảm nhiệm
vai trò các thành tố phụ trước để hạn định, miêu tả, bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính.
-

Về vị trí so sánh thành tố chính, các thành tố phụ trước thường có vị trí ổn định,

còn các thành tố phụ sau có vị trí linh hoạt hơn. Tuy nhiên sự linh hoạt này còn phụ thuộc
vào việc dùng hư từ và độ dài của các thành tố.
-

Về cách thức liên hệ giữa thành tố phụ và thành tố chính: các thành tố phụ trước

được liên kết trực tiếp với thành tố chính, còn các thành tố phụ sau có thể thuộc về một
trong hai trường hợp: liên kết trực tiếp (không dùng quan hệ từ), liên kết gián tiếp (có thể
dùng quan hệ từ).
-

Căn cứ vào từ loại của từ đóng vai trò thành tố chính, các cụm từ chính phụ được

phân biệt thành ba loại: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
2.3.2. Cụm danh từ


14


Cụm danh từ là cụm từ có danh từ làm thành tố chính. Ở dạng đầy đủ, cụm danh
từ có kết cấu như sau:
Các vị trí

3

2

1

0

1

2

Ý nghĩa

Từ chỉ

Từ chỉ

Từ chỉ

Thành tố


Các từ hạn

Từ chỉ

toàn bộ

lượng

xuất

chính

định

đinh

Tất cả

Những

Cái

Con người

Bạc ác

Ấy

Cả


Bốn

Học sinh

Thông

Này

Ví dụ

minh

a.
-

Thành tố chính

Ở vị trí thành tố chính thường là một danh từ chung. Danh từ riêng ít khi làm

thành tố chính; nếu làm thành tố chính thì danh từ riêng đã có ý nghĩa chỉ các đối tượng
cùng loại.
-

Danh từ chung có thể một mình làm thành tố chính (ví dụ: ba học sinh ấy, những

bạn bè của tôi...), có thể dùng với danh từ chỉ loại thể hoặc đơn vị (ví dụ: hai quyển sách
mới, năm cân thịt...)
b.
-


Các thành tố phụ trước

Ở vị trí sát thành tố chính (vị trí 1) là vị trí của từ chỉ xuất “cái”. Từ này có tác

dụng tách bạch sự vật nêu ở thành tố chính ra khỏi các sự vật cùng loại để “chỉ đích
danh”, để nêu bật sự vật, nhấn mạnh vào sự vật ấy. Khi có từ “cái” ở vị trí 1 thì sau thành
tố chính cũng đồng thời có thành tố phụ sau để hạn định rõ sự vật. ví dụ: Tất cả (3) những
(2) cái (1) lời nói (0) hoa mĩ (1) ấy (2).
-

Thành tố phụ ở vị trí 2 là thành tố phụ chỉ lượng. Nó có thể được biểu hiện bằng

một số từ xác định (một, hai, ba, mười...), một số từ phỏng định (vài, dăm, mươi, vài ba,
dăm bảy...), hoặc một phụ từ với nghĩa phân phối (mỗi, mọi, từng...) hay chỉ lượng nhiều
bất định (những, cái...). Ví dụ: hai đứa trẻ, vài quả táo...
-

Thành tố phụ ở vị trí 3 là thành tố phụ chỉ toàn bộ, tổng lượng. Nó có thể được

biểu hiện bằng một trong các từ: tất cả, hết thảy, tất thảy, cả, cả thảy...
c.

Các thành tố phụ sau

15


-

Các thành tố phụ ở vị trí 1 là thành tố phụ miêu tả hay hạn định thành tố chính qua


các đặc trưng của nó. Các thành tố phụ ở vị trí này có những đặc điểm sau:
 Có thể có mặt đồng thời vài ba thành tố phụ.
 Đa dạng về từ loại: có thể là danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ...
 Đa dạng về cấu tạo: có thể là từ, cụm từ cố định, là cụm từ tự do (đẳng lập, chủ vị,
chính phụ).
 Có thể liên kết với thành tố chính một cách trực tiếp (không có quan hệ từ) hoặc
gián tiếp (có thể có quan hệ từ).
-

Thành tố phụ ở vị trí 2 có ý nghĩa chỉ định và được thể hiện bằng các từ chỉ định:

ấy, kia, này, nọ, đó, đấy, nay....Thành tố này có tác dụng kết thúc cụm danh từ và thường
là dấu hiệu cho biết giới hạn cuối cùng của cụm danh từ mà nó phụ thuộc. Ví dụ: Những
con đường quen thuộc này; Bốn bạn học sinh kia...
2.3.3. Cụm động từ
Cụm động từ là cụm từ có động từ làm thành tố chính. So với cụm danh từ, cấu tạo
của cụm động từ kém ổn định và kém chặt chẽ hơn, nên để miêu tả cấu tạo của cụm động
từ chúng ta không thể quy các thành tố phụ vào các vị trí trong một sơ đồ kết cấu được.
Tuy nhiên cụm động từ cũng có cấu tạo ba phần: thành tố chính, các thành tố phụ trước
và các thành tố phụ sau.
a.
-

Thành tố chính

Sau các phụ từ làm thành tố phụ trước thì đến vị trí của động từ làm thành tố

chính. Nếu ở vị trí này chỉ có một động từ thì chính động từ đó làm thành tố chính. Ví dụ:
đang học bài, vẫn ngủ say...

-

Nhưng nhiều khi ở vị trí sau thành tố phụ trước có hai động từ đi liền nhau, trong

đó động từ đi trước thường là động từ không độc lập, chẳng hạn: toan về quê, bị phạt
nặng.... Ở những trường hợp này cần phải xác định động từ nào làm thành tố chính. Có
thể coi động từ thứ nhất là thành tố chính của cụm động từ, căn cứ vào những phương
diện sau:
 Động từ thứ nhất tuy không dùng độc lập được nhưng sự có mặt của nó làm cho
cụm từ mang một ý nghĩa khác với khi không có nó. (Toan về quê # về quê)

16


 Động từ thứ nhất vẫn có thể dụng một mình (tuy hạn hữu) hoặc dùng với các
thành tố phụ đi sau là một từ, một cụm từ không phải động từ. Ví dụ: bị tai nạn, bị
cha mẹ mắng... Do đó ở những trường hợp trên đây nên coi động từ thứ nhất là
thành tố chính của động từ.
b.

Các thành tố phụ trước

Các thành tố phụ trước của cụm động từ phần lớn là các hư từ (các phụ từ) đơn lẻ.
Có thể phân chúng thành một số nhóm như sau:
-

Những từ chỉ thời gian: đã, từng, vừa, mới, đang, sẽ, sắp...

-


Những từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, cũng, vẫn, cứ, còn...

-

Những từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, khí....
c.

Các thành tố phụ sau

Các thành tố phụ sau ở cụm động từ, so với các thành tố phụ trước, thì rất đa dạng
về từ loại, về cấu tạo, về quan hệ ý nghĩa, về cách thức liên kết....
-

Về mặt từ loại: ngoài các thực từ, có một số hư từ làm thành tố phụ sau để biểu
hiện các ý nghĩa sau:
 Nghĩa kết thúc hoặc hoàn thành: xong, rồi
 Nghĩa mệnh lệnh, thúc giục: đi, nào...
 Nghĩa kết quả: được, mất, ra...
 Nghĩa mức độ: quá, lắm, cực kì, vô cùng...
 Nghĩa cách thức: ngay, liền, luôn, nữa, mãi...

-

Về mặt cấu tạo: các thành tố phụ sau có thể là từ, là các cụm từ. Ví dụ: đọc sách và

báo, đọc cho con nghe...
-

Về quan hệ ý nghĩa với thành tố chính: có những thành tố phụ do nội dung ý nghĩa


của động từ chính đòi hỏi; có những thành tố phụ chỉ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của giao
tiếp. Loại thành tố phụ thứ nhất thường được gọi là bổ tố (trực tiếp và gián tiếp), loại thứ
hai thường được gọi là trạng tố (với các ý nghĩa chỉ hoàn cảnh không gian thời gian,
phương tiện, cách thức, nguyên nhân, mục đích...)
2.3.4. Cụm tính từ

17


Cụm tính từ là cụm từ có tính từ làm thành tố chính. Động từ và tính từ tiếng Việt
có nhiều điểm giống nhau về khả năng kết hợp (cả về chức năng ngữ pháp trong câu). Do
đó cấu tạo của cụm động từ và cụm tính từ cũng có những điểm giống nhau, nhất là ở các
thành tố phụ trước.
a.

Thành tố chính

Nhìn chung mọi loại tính từ đều có thể là thành tố chính. Tuy nhiên những tính từ
chỉ đặc điểm tính chất không có mức độ thì thường hay dùng một mình, ít khi có thành tố
phụ, nghĩa là ít khi đóng vai trò thành tố chính để tạo nên một cụm từ.
b.

Các thành tố phụ trước

Cũng như cụm động từ các thành tố phụ trước ở cụm tính từ là các phụ từ riêng lẻ.
Chúng bổ sung cho tính từ ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng...) về sự tiếp
diễn tương tự (vẫn, cứ, còn, đều, cũng...) về sự khẳng định hay phủ định (có, không,
chưa, chẳng...) và nhất là về mức độ (rất, quá, hơi....)
c.
-


Các thành tố phụ sau

Về mặt ý nghĩa, các thành tố phụ sau của cụm tính từ thường bổ sung các ý nghĩa

như sau:
 Ý nghĩa mức độ: đẹp vô cùng, hay quá...
 Phạm vi thể hiện của tính chất, đặc điểm: xấu người, đẹp nết...


Số lượng đo lường hay kích thước cụ thể của đặc điểm, tính chất: cao hai

mét, dày 200 trang...
 Sự so sánh: đẹp như tiên, cao hơn anh ấy....
 Sự miêu tả sắc thái của đặc điểm, tính chất: sâu hun hút, rộng thênh thang....
-

Về mặt cấu tạo: các thành tố phụ sau của cụm tính từ có thể là các từ thuộc các từ

loại danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ hoặc các cụm từ.
-

Về mặt dùng quan hệ từ: các thành tố phụ biểu hiện ý nghĩa so sánh hoặc biểu hiện

phương diện thể hiện các đặc điểm, tính chất thì thường dùng các từ “như”, “về”...
3. Câu tiếng Việt
3.1.

Khái niệm


18


-

Khác với âm vị, âm tiết, hình vị, từ và cụm từ cố định, câu không phải đơn vị có

sẵn. Nó được tạo ra trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,
dựa vào các đơn vị có sẵn và các quy tắc kết hợp các đơn vị ấy.
-

Câu thể hiện được một ý tương đối trọn vẹn, đồng thời thể hiện được thái độ, tình

cảm của người nói hay người viết. Tuy tính chất trọn vẹn này chỉ tương đối nhưng nó
cũng đủ làm cho người nghe (người đọc) hiểu được người nói (người viết) muốn nói về
cái gì, hiểu được thái độ tình cảm của người nói ra sao.
-

Từ đó câu là đơn vị có chức năng khác với các đơn vị thấp hơn nó: câu giúp cho

việc hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng, tình cảm từ người này sang người khác.
Có thể gọi chức năng này của câu là chức năng thông báo. Câu là đơn vị thông báo nhỏ
nhất.
-

Câu có một cấu tạo ngữ pháp nhất định và có một ngữ điệu kết thúc. Ở dạng đơn

giản bình thường nhất, câu có cấu tạo gồm hai thành phần chính, ứng với hai thành phần
của một tư tưởng: thành phần chỉ đối tượng được nói đến và thành phần biểu hiện nội
dung về đối tượng ấy.

 Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất có khả năng thông báo, được dùng trong giao tiếp.
Những trường hợp như:
Mưa!
Ôi!
Được coi là câu đặc biệt, chỉ gồm một ngữ đoạn và ngữ đoạn này chỉ gồm có một từ.
3.2.

Phân loại câu

3.2.1. Câu đơn bình thƣờng
a.

Các thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ

Câu đơn bình thường là câu được cấu tạo gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị
ngữ. Hai thành phần này tạo nên nòng cốt của câu đơn. Chủ ngữ và vị ngữ gắn bó với
nhau bằng quan hệ chủ vị. Trong mối quan hệ này, chủ ngữ và thành phần biểu hiện đối
tượng được thông báo trong câu, còn vị ngữ biểu hiện nội dung thông báo về đối tượng
đó. Nội dung thông báo này có thể là một đặc trưng của đối tượng (hoạt động, tính chất,
đặc điểm, trạng thái, quan hệ...) hoặc là một lời nhận định của người nói về đối tượng.

19


Ví dụ về câu đơn bình thường có hai thành phần chính:
(1) A Phủ // chợt hiểu. (Tô Hoài)
(2) Chúng // thi hành những luật pháp dã man. (Hồ Chí Minh)
Trong phần lớn trường hợp, chủ ngữ đi trước vị ngữ. Trật tự này phù hợp để biểu
hiện quá trình tư duy và quá trình thông báo: cần nêu đối tượng trước, rồi sau đó mới nói
đến đặc trưng của nó hay mới nhận định về nó. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vị

ngữ có thể đi trước chủ ngữ, nhất là khi nó mang rõ màu sắc biểu cảm. Ví dụ:
(1) Rất đẹp // hình anh lúc nắng chiều. (Tố Hữu)
(2) Đau đớn thay // phận đàn bà! (Nguyễn Du)
-

Cấu tạo của chủ ngữ:

 Chủ ngữ có cấu tạo phổ biến nhất là danh từ, hay cụm danh từ, hoặc đại từ thay
thế cho danh từ. Ví dụ:
(1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
(2) Đó là một truyền thống quý báu của ta.
 Chủ ngữ cũng có thể là động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ. Các từ
hoặc cụm từ này khi làm chủ ngữ thì không có các phụ từ ở trước. Ví dụ:
(1) Thi đua là yêu nước.
(2) Tập thể dục thường xuyên là rất cần thiết.
 Chủ ngữ có thể là số từ, là từ chỉ vị trí, là các cụm từ cố định. Ví dụ:
(1) Hai với hai là bốn.
(2) Chỉ tay năm ngón là thái độ không đúng.
 Chủ ngữ có thể là cụm chủ vị hoặc cụm từ đẳng lập. Ví dụ:
(1) Thầy giáo và học sinh đang chăm chú làm việc.
(2) Con hơn cha là nhà có phúc.
-

Cấu tạo của vị ngữ:

 Thông thường nhất, vị ngữ do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ cấu tạo
nên. Ví dụ:
(1) Con cò bay lả bay la.
(2) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.


20


 Vị ngữ có thể được cấu tạo bằng danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ thay thế cho
danh từ. Vị ngữ loại này thường cần đến từ “là” để kết hợp với chủ ngữ. Ví dụ:
(1) Anh ấy là phóng viên.
Khi vị ngữ có tác dụng miêu tả đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ thì nó được cấu
tạo bằng danh từ hay cụm danh từ, vẫn không cần dùng từ “là”. Ví dụ:
(2) Cái bàn này ba chân.
(3) Quyển sách ấy ba trăm trang.
-

Quan hệ ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ:

 Chủ ngữ gọi tên sự vật (người, vật, sự việc) còn vị ngữ miêu tả hoạt động của sự
vật đó.
(1) Nước cháy ào ào.
(2) Hùng rất yêu âm nhạc.
(3) Cuộc đấu tranh đang tiếp diễn mạnh mẽ,
 Chủ ngữ biểu hiện sự vật, còn vị ngữ miêu tả trạng thái của sự vật đó.
(1) Cái xe ấy thủng săm rồi.
(2) Con chó chết rồi.
(3) Tôi băn khoăn nhiều lắm.
 Chủ ngữ biểu hiện sự vật, còn vị ngữ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật đó.
Những đặc điểm tính chất này có thể thuộc nhiều phương diện khác nhau: hình thức bên
ngoài, phẩm chất bên trong, thành phần cấu tạo, nguồn gốc, công dụng, chất liệu... Để
miêu tả đặc điểm tính chất, thông dụng nhất là vị ngữ cấu tạo bằng tính từ hoặc cụm tính
từ.
 Chủ ngữ nêu một đối tượng, vị ngữ biểu hiện điều nhận định về đối tượng đó.
(1) Ruộng rẫy là chiến trường

Cày cuốc là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ. (Hồ Chí Minh)
b. Các thành phần phụ của câu
Ngoài các thành phần chính, câu có thể có các thành phần phụ. Các thành phần
này ở ngoài nòng cốt của câu và thêm vào cho câu những ý nghĩa bổ sung. Các thành

21


phần phụ có quan hệ với cả nòng cốt câu (chủ ngữ và vị ngữ). Những loại thành phần phụ
phổ biến nhất là:
-

Đề ngữ: về mặt thông báo, câu thường có hai thành phần là phần đề và phần

thuyết. Phần đề nêu chủ đề của câu, phần thuyết nói về chủ đề đó. Ở những câu đơn bình
thường có trật tự C-V thì chủ ngữ cũng là phần đề, còn vị ngữ là phần thuyết. Nếu câu chỉ
có một thành phần (câu đặc biệt) thì thành phần đó là phần thuyết.
Nhưng có những câu ngoài chủ ngữ và vị ngữ, còn có thành phần riêng để thể hiện
phần đề. Thành phần này luôn đứng ở đầu câu và có thể được tách ra khỏi các thành phần
chính bằng hư từ thì hay hư từ là, hoặc chỉ tách ra bằng quãng ngắt (dấu phẩy). Đó là đề
ngữ của câu.
Đề ngữ có thể là một từ, một cụm từ trong số các thành phần chính câu và được
đặt ở đầu câu (có thể được lặp lại, hoặc không lặp lại ở các thành phần chính). Ví
dụ:
(1) Giầu, tôi cũng giầu rồi. Sang, rôi cũng sang rồi.
(2) Ăn thì không nỡ ăn.
-

Trạng ngữ: trạng ngữ là thành phần phụ trình bày hoàn cảnh diễn ra sự kiện được


miêu tả ở nòng cốt câu. Trạng ngữ thường được đặt ở đầu câu, nhưng cũng có thể đặt ở
cuối câu hoặc giữa câu. Nó thường được tách khỏi nòng cốt câu bởi một quãng ngắt.
Trạng ngữ được phân biệt thành một số loại như sau:
 Trạng ngữ chỉ thơi gian: nêu địa điểm hoặc khoảng thời gian của sự việc được
diễn ra ở nòng cốt câu.
 Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện: nêu cách thức hoặc phương tiện tiến hành
hoạt động, trạng thái mà nòng cốt câu diễn tả. Loại trạng ngữ này thường có cấu tạo gồm
một quan hệ từ (với, bằng, nhờ, theo...) kết hợp với danh từ hay cụm từ.
 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân hoặc mục đích: bổ sung thêm ý nghĩa nguyên nhân
mục đích cho sự việc mà nòng cốt của câu diễn tả. Loại trạng ngữ này cũng thường được
cấu tạo với một quan hệ từ chỉ nguyên nhân hoặc mục đích (vì, bởi, để, cho, mà...)

22


 Trạng ngữ chỉ phương diện, quan hệ: trình bày phạm vi, phương diện hay đối
tượng mà sự việc nêu ở nòng cốt của câu có quan hệ đến. Loại trạng ngữ này thường mở
đầu bằng các quan hệ từ như về, đối với.
 Trạng ngữ chỉ trạng thái: bổ sung thêm ý nghĩa trạng thái trong lúc diễn ra sự việc
được thông báo ở nòng cốt câu. Đó có thể là trạng thái tâm lí, sinh lí hoặc vật lí. Loại
trạng ngữ này thường được biểu hiện bằng tính từ, động từ hoặc cụm tính từ, cụm động
từ. Về ý nghĩa, nó biểu hiện một trạng thái đồng thời, hoặc xảy ra ngay sau sự việc miêu
tả ở nòng cốt câu.
-

Thành phần phụ chuyển tiếp: thành phần phụ này thường ở đầu câu, thực hiện

chức năng chuyển tiếp từ câu nọ sang câu kia hoặc liên kết các câu với nhau. Thành phần
phụ chuyển tiếp được cấu tạo bằng các từ ngữ có chức năng chỉ ra thứ tự của sự trình bày

(một là, hai là...), nêu sự tổng kết hay khái quát (tóm lại, nói chung, thế là...), chỉ sự đồng
nhất hay đối lập (đồng thời, ngược lại, trái lại...), hoặc nêu sự giải thích minh họa (nghĩa
là, tức là, có nghĩa là....)
-

Thành phần hô ngữ: thành phần này cũng nằm ngoài nòng cốt của câu, nó là dấu

hiệu về tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe, nó biểu thị lời gọi, lời đáp
hay lời cảm thán. Có thể phân biệt các trường hợp sau:
 Biểu thị tình cảm, cảm xúc, thái độ:
(1) Ồ.... cậu đấy à?
(2) Ô mà hồng gai thật.
 Biểu thị lời gọi, làm dấu hiệu cho người nghe chú ý đến hoạt động giao tiếp:
(1) Cha ơi, con không muốn chết,
(2) Làm đi, chú Bảy.
 Biểu thị lời đáp, bày tỏ sự đáp ứng trước yêu cầu của người tham gia hoạt động
giao tiếp. Lời đáp luôn bộc lộ cả tình cảm và thái độ của con người. Thường thành phần
này do các tình thái từ “ừ, vâng, dạ...”
3.2.2. Câu đơn đặc biệt
Bình thường, câu đơn được cấu tạo bằng một nòng cốt gồm hai thành phần chính
(C-V) và có thể có thành phần phụ. Nhưng trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định,

23


câu có thể có cấu tạo đặc biệt: chỉ có một cụm từ chính phụ hay đẳng lập. Từ hay cụm từ
đó không phân tách thành hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, tuy chúng vẫn thực hiện
được chức năng thông báo như một câu bình thường. Những câu đó được gọi là câu đơn
đặc biệt. Tự bản thân mình, câu đơn đặc biệt là một đơn vị có tính chỉnh thể và thực hiện
được chức năng của một đơn vị thông báo.

(1) Mưa!
(2) Nhiều sao quá.
Căn cứ vào bản chất ngữ pháp của từ hay cụm từ nòng cốt, câu đơn đặc biệt được
phân biệt thành hai loại:
-

Câu đơn đặc biệt – danh từ: là câu có nòng cốt được cấu tạo bằng một danh từ,

một cụm từ chính phụ có danh từ làm thành tố chính (cụm danh từ), hoặc một cụm từ
đẳng lập mà các thành tố là danh từ. Ví dụ:
(1) Bom tạ.
(2) Trường Đại học Quảng Bình.
 Ý nghĩa khái quát của câu đơn đặc biệt – danh từ là chỉ sự tồn tại biểu hiện của sự vật,
trình bày sự vật, hiện tượng như đang tồn tại trước mắt trong thời điểm nói.
-

Câu đơn đặc biệt vị từ: là câu mà nòng cốt chỉ có một vị từ (động từ, tình từ), hoặc

một cụm chính phụ có vị từ làm thành tố chính, hay một cụm từ đẳng lập của các vị từ.
Ví dụ:
(1) Chửi. Kêu. Đấm. Bịch.
(2) Cháy nhà!
3.2.3. Câu phức và câu ghép
-

Câu phức là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên (giống câu ghép), nhưng về quan hệ

thì chỉ có một cụm chủ vị làm thành phần hay làm thành tố cấu tạo trong một cụm chủ vị
khác (giống câu đơn). Nghĩa là một cụm chủ vị được mở rộng nhờ một cụm chủ vị khác.
-


Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên (hai nòng cốt câu đơn), đồng thời các

cụm chủ vị có tính độc lập tương đối so với nhau: không có cụm chủ vị nào làm thành
phần cho một cụm chủ vị nào. Mỗi cụm chủ vị như thế làm thành một vế và chúng ghép
lại để tạo thành một đơn vị mới.

24


a.

Câu ghép có ý nghĩa liệt kê

Các vế trong câu ghép này biểu hiện lần lượt nhiều sự kiện theo kiểu liệt kê, hoặc
các sự kiện này xảy ra đồng thời hay kế tiếp nhau. Các vế của câu ghép này có thể ghép
lại với nhau không có hư từ hoặc dùng các hư từ: và, rồi, còn...Quan hệ ngữ pháp giữa
các vế là quan hệ ngữ pháp giữa các vế là quan hệ đẳng lập và có tính chất lỏng lẻo. Số
lượng các vế có thể nhiều hơn hai. Ví dụ:
(1) Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn. (Tố Hữu)
(2) Anh ấy đến, chúng tôi bàn bạc hồi lâu, rồi tôi và anh ấy mỗi người về một địa
điểm.
b.

Câu ghép có quan hệ lựa chọn

Các vế biểu hiện các khả năng khác nhau . Chúng được liên kết với nhau nhờ hư
từ lựa chọn: hay (là), hoặc (là)...
(1) Hoặc là tôi đi hoặc là anh đi.
(2) Bạn đọc hay tôi đọc.

c.

Câu ghép có quan hệ đối nghịch, tương phản

Các vế trái ngược nhau hoặc tương phản về ý nghĩa với nhau. Chúng có thể biểu
hiện quan hệ ý nghĩa nhờ các hư từ: nhưng, mà, song, chứ...
(1) Tôi đến chơi nhưng anh ấy không có nhà.
(2) Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.
d.

Câu ghép có quan hệ hô ứng giữa các vế

Ở những câu ghép loại này, nội dung ý nghĩa của các vế câu có sự hô ứng tương
hộ lẫn nhau. Câu chỉ có hai vế. Quan hệ giữa hai vế biểu hiện rõ tính chất qua lại, do đó
có tính chất chặt chẽ. Sự hô ứng được biểu hiện rõ ràng ở việc dùng các cặp đại từ: ai
...nấy, bao nhiêu...bấy nhiêu, đâu...đó,...
(1) Ai làm, người ấy chịu.
(2) Ăn cây nào, rào cây ấy.
đ. Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả
Câu chỉ có hai vế, một vế chỉ nguyên nhân, một vế chỉ kết quả. Các quan hệ
thường dùng là: vì, bởi, tại, do (ở vế chỉ nguyên nhân) và nên (ở vế chỉ kết quả).

25


×