Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Hình thành kiến thức mới phần II Sự thủy phân của muối (Bài 6 Sách giáo khoa 11 – Nâng cao) thông qua thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.2 KB, 19 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
˜˜˜

BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG
CHIẾN SỸ THI ĐUA CẤP TỈNH

Tên cá nhân đề nghị tặng thưởng: HỒ DIỆP UYÊN
Đơn vị: Trường THPT Thái Hòa

Nghệ An, tháng 6 năm 2015


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hóa học là một môn học thực nghiệm. Trong chương trình Hóa học
THPT, ngoài các tiết học lí thuyết và bài tập, học sinh còn có các tiết học
thực hành. Trong các tiết học này, học sinh được tự tay làm thí nghiệm, quan
sát các hiện tượng hóa học, dùng các kiến thức đã học để gải thích các hiện
tượng đó. Hầu hết trong các tiết thực hành, các thí nghiệm là thí nghiệm
chứng minh cho các phản ứng đã học. Còn trong các tiết học trên lớp, nếu có
dùng thí nghiệm để xây dựng, hình thành kiến thức mới thì giáo viên cũng
chỉ lựa chọn một vài thí nghiệm điển hình để giảng dạy và người thực hiện
thí nghiệm cũng là giáo viên. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là thời
gian trong một tiết học còn hạn chế, giáo viên còn lo lắng về sự an toàn của
các thí nghiệm khi thực hiện trên lớp, một phần nào đó giáo viên chưa thực
sự quan tâm đến hiệu quả của thí nghiệm hóa học trong giảng dạy.
Thực tế cho thấy, trong các tiết học có thí nghiệm trực quan, sự chú ý,
hào hứng học tập và hiệu quả học tập của học sinh cao hơn hẳn. Đặc biệt,
khi các em được tự mình thực hiện các thí nghiệm, được đóng vai trò như


một nhà khoa học tìm tòi, nghiên cứu, khám phá ra kiến thức mới khiến các
em tự tin hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, tiếp cận kiến thức nhanh chóng
hơn, hiểu sâu sắc vấn đề được học.
Khi giảng dạy phần II-Sự thủy phân của muối- Bài 6: Phản ứng trao
đổi ion trong dung dịch chất điện li – Sách giáo khoa lớp 11 – Nâng cao, tôi
nhận thấy các thí nghiệm trong bài học đơn giản, dễ thực hiện, không mất
nhiều thời gian, an toàn với học sinh và có thể sử dụng để hình thành kiến
thức mới đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi lựa chon đề
tài: “ Hình thành kiến thức mới phần II-Sự thủy phân của muối (Bài 6: Sách
giáo khoa 11 – Nâng cao) thông qua thí nghiệm”


PHẦN 2: NỘI DUNG
I/ Khảo sát thực hiện
Trong giảng dạy hóa học, thí nghiệm là một trong những yếu tố khiến
cho giờ học trở nên sinh động hơn, học sinh tích cực hoạt động hơn, tiếp thu
kiến thức nhanh và khắc sâu hơn kiến thức đã học. Tuy nhiên, việc sử dụng
thí nghiệm trong các tiết dạy lí thuyết hầu hết còn do giáo viên thực hiện,
nhiều khi chưa được quan tâm đúng mức, còn nặng về thí nghiệm chứng
minh. Việc sử dụng hoàn toàn thí nghiệm, hoàn toàn do học sinh thực hiện
để hình thành kiến thức khó có thể áp dụng cho các bài học, nguyên nhân
chủ yếu do thời lượng trong tiết học chưa cho phép, đặc thù bài học, kĩ năng
thí nhiệm của học sinh chưa cao, giáo viên còn lo lắng về sự an toàn của học
sinh.
II. Cơ sở lý thuyết:
II.1. Khái niệm về sự thủy phân của muối
Phản ứng trao đổi ion giữa muối và nước là phản ứng thuỷ phân của
muối
Thủy phân muối là phản ứng giữa anion gốc axit yếu trong muối với
nước hoặc phản ứng giữa cation kim loại trung bình và yếu trong muối với

nước sinh ra ion H+ hoặc ion OH- làm thay đổi pH của dung dịch.
Đặc điểm của phản ứng thủy phân muối:
- Phản ứng thủy phân muối có tính chất thuận nghịch nên có thể áp
dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng.
- Các gốc axit yếu và gốc bazơ yếu (ion kim loại trung bình và yếu)
trong muối mới bị thủy phân. Axit càng yếu, bazơ càng yếu thì gốc của nó
trong muối bị thủy phân càng mạnh.
- Tăng nhiệt độ thì sự thủy phân diễn ra mạnh hơn.
II.2. Các trường hợp muối bị thủy phân:
a. Muối tạo từ axit yếu và bazơ mạnh:
Trong dung dịch muối tạo từ axit yếu và bazơ mạnh, anion gốc axit yếu
bị thủy phân tạo ra ion OH-.
Ví dụ:


Muối Na2CO3 tạo từ NaOH là bazơ mạnh và axit yếu là H 2CO3, khi tan
trong nước diễn ra các quá trình:
Na2CO3 → 2Na+ + CO32CO32- + H2O ↔ HCO3- + OHHCO3- + H2O ↔ H2CO3 + OHVì vậy, dung dịch muối tạo từ axit yếu và bazơ mạnh có môi trường bazơ
(pH > 7)
Axit càng yếu (có hằng số Ka càng nhỏ) thì sự thủy phân của ion gốc axit
càng mạnh và tạo ra môi trường có pH càng cao.
b. Muối tạo từ axit mạnh và bazơ yếu:
Trong dung dịch muối tạo từ axit mạnh và bazơ yếu, cation kim loại (hay
NH4+) bị thủy phân tạo ra ion H+.
Ví dụ 1:
Muối NH4Cl tạo từ NH3 là bazơ yếu và axit mạnh là HCl, khi tan
trong nước diễn ra các quá trình:
NH4Cl → NH4+ + ClNH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+
(NH4+ → NH3 + H+)
Vì vậy, dung dịch muối tạo từ axit mạnh và NH 3 có môi trường bazơ (pH

< 7)
Ví dụ 2:
Muối FeCl3 tạo từ Fe(OH)3 là bazơ yếu và axit mạnh là HCl, khi tan
trong nước diễn ra các quá trình:
FeCl3 → Fe3+ + 3ClFe3+ + H2O ↔ [Fe(OH)]2+ + H+
[Fe(OH)]+ + H2O ↔ [Fe(OH)2]+ + H+
[Fe(OH)2]+ + H2O ↔ Fe(OH)3 + H+
Vì vậy, dung dịch muối tạo từ axit mạnh và bazơ yếu có môi trường bazơ
(pH < 7)


Quá trình ion kim loại bị thủy phân là quá trình tạo phức hidroxo, nguyên
nhân gây ra khả năng tạo phức hidroxo của kim loại là do kim loại có các
obitan trống trong nguyên tử. Khả năng tạo phức càng cao, phức càng bền
thì sự tạo ra H+ càng lớn
c. Muối tạo từ axit yếu và bazơ yếu:
Trong dung dịch muối tạo từ axit yếu và bazơ yếu, cả anion gốc axit yếu
và cation kim loại (hay NH4+) đều bị thủy phân tạo ra ion OH - và ion H+. Vì
vậy, hai phản ứng thủy phân của hai gốc sẽ tăng cường lẫn nhau. Do vậy, pH
của dung dịch phụ thuộc vào độ mạnh yếu của gốc axit hay ion kim loại
( hay NH4+)
Ví dụ:
Muối (NH4)2CO3 tạo từ NH3 là bazơ yếu và axit yếu là H 2CO3, khi tan
trong nước diễn ra các quá trình:
(NH4)2CO3 → NH4+ + CO32NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+
(NH4+ → NH3 + H+)
CO32- + H2O ↔ HCO3- + OHHCO3- + H2O ↔ H2CO3 + OHTrong trường hợp này, Ka (NH4+) = 5,56.10-10 , Kb (CO32-) = 2,14.10-4, do
Kb (CO32-) lớn hơn Ka (NH4+) nên quá trình sinh ra OH- chiếm ưu thế, vì vậy
dung dịch muối có pH > 7, tuy nhiên cả hai hằng số này đều nhỏ nên pH của
dung dịch có giá trị gần bằng 7 và không làm chất chỉ thị đổi màu.

Thông thường, dung dịch muối tạo từ axit yếu và bazơ yếu có giá trị pH
gần bằng 7 và được coi là môi trường trung tính.
d. Muối tạo từ axit mạnh và bazơ mạnh:
Trong dung dịch muối tạo từ axit mạnh và bazơ mạnh, cả anion gốc axit
mạnh và cation kim loại (là kim loại kiềm) đều không bị thủy phân. Do vậy,
pH của dung dịch có giá trị bằng 7 ( dung dịch có môi trường trung tính).
Một số dung dịch muối tạo từ axit mạnh và bazơ mạnh có môi trường
trung tính như NaCl, KNO3, K2SO4...
II.3. Giá trị pH và chất chỉ thị axit-bazơ:
a. pH: là đại lượng dùng để đánh giá độ axit và bazơ của dung dịch.


Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14
1< pH < 7: dung dịch có môi trường axit
7 < pH < 14: dung dịch có môi trường bazơ
pH = 7 : dung dịch có môi trường trung tính
b. Chất chị thị axit – bazơ:
Chất chị thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị
pH của dung dịch.

Chất chỉ thị quỳ tím:
- Dung dịch có pH ≤ 6 ( có môi trường axit) làm quỳ tím hóa đỏ.
- Dung dịch có pH ≥ 8 ( có môi trường bazơ) làm quỳ tím hóa xanh.
- Dung dịch có giá trị pH: 6 < pH < 8 không làm quỳ tím đổi màu.
Như vậy, những dung dịch có môi trường axit hoặc bazơ quá yếu hay
dung dịch có môi trường trung tính sẽ không làm quỳ tím đổi màu.
Chất chỉ thị phenolphtalein:
- Dung dịch có pH < 8,3 không làm phenolphtalein đổi màu.
- Dung dịch có pH ≥ 8,3 ( có môi trường bazơ) làm phenolphtalein
hóa hồng.

Như vậy, những dung dịch có môi trường bazơ quá yếu hay dung dịch
có môi trường trung tính sẽ không làm phenolphtalein đổi màu.


Chất chỉ thị vạn năng (giấy đo pH): màu sắc của chất chỉ thị vạn năng thay
đổi liên tục theo giá trị pH của dung dịch.

III. Các hoạt động hình thành kiến thức mới trong phần II. Sự thủy
phân của muối (Bài 6: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện
li – SGK 11NC)
III.1. Chuẩn bị:
a. Hóa chất và dụng cụ:
4 bộ thí nghiệm:
+ Hóa chất: đựng trong bình tam giác
Bộ thí nghiệm 1: dung dịch CH 3COONa 1M; dung dịch Na2CO3 1M; quỳ
tím.
Bộ thí nghiệm 2: dung dịch Fe(NO3)3 1M; dung dịch CuSO4 1M; quỳ tím.
Bộ thí nghiệm 3: dung dịch (NH4)2CO3 1M; dung dịch KNO3 1M; quỳ
tím.
Bộ thí nghiệm 4: dung dịch (CH3COO)2Pb 1M; dung dịch NaCl 1M; quỳ
tím.
Các dung dịch: AlCl3; KCl; (NH4)2CO3 1M; NaHCO3; K2SO3.
+ Dụng cụ:
Mỗi bộ: -1 giá ống nghiệm
- 2 ống nghiệm
- 2 ống hút
- 1 kẹp gỗ


- 1 kẹp sắt nhỏ (kẹp mẩu quỳ tím)

b. Phiếu học tập:
Phiếu 1:

Dd CH3COONa

Dd Na2CO3

Màu
quì
pH
Giải
thích
Phiếu 2:

Dd Fe(NO3)3

Dd CuSO4.

Dd KNO3

Dd (NH4)2CO3

Dd NaCl

Dd
(CH3COO)2Pb

Màu
quì
pH

Giải
thích
Phiếu 3:

Màu
quì
pH
Giải
thích
Phiếu 4:

Màu
quì
pH
Giải
thích
III.2. Các hoạt động học tập trong tiết dạy:
a. Hoạt động khởi động:
Hỏi bài cũ:


Câu hỏi: Nêu bản chất của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
và điều kiện xảy ra phản ứng. Lấy ví dụ?
Câu trả lời: Bản chất của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
là phản ứng giữa các ion.
Điều kiện để xảy ra phản ứng: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất
một trong các chất sau:
- Chất kết tủa
- Chất điện li yếu

- Chất khí
Ví dụ: Phản ứng giữa dung dịch NaOH và HCl là phản ứng giữa ion H + và
ion OH- để tạo thành H2O.
b. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
+ Chia HS làm 4 nhóm:

Nhóm 1: thử tính axit – bazơ của dung dịch CH 3COONa; dung dịch Na2CO3
bằng quỳ tím, yêu cầu HS nêu hiện tượng và nhận xét, giải thích và ghi vào
phiếu học tập
Phiếu 1:
Dd CH3COONa

Dd Na2CO3

Màu quì
pH
Giải thích
Kết quả hoạt động của học sinh:
Nhóm 1:
Màu
quì
pH

Dd CH3COONa

Dd Na2CO3

xanh

xanh


>7

>7


Giải
thích

Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

CH3COONa→ Na+ + CH3COO-

CO32- + H2O ↔ HCO3- + OH-

CH3COO- + H2O ↔ CH3COOH + OH-

ion Na+ không phản ứng với
nước

ion Na+ không phản ứng với nước

Khi muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit
yếu tan trong nước thì gốc axit yếu bị thuỷ phân, môi trường của dung dịch
là kiềm (pH > 7.0)
Nhóm 2: Thử tính axit – bazơ của dung dịch Fe(NO 3)3; dung dịch CuSO4
1M bằng quỳ tím, yêu cầu HS nêu hiện tượng và nhận xét, giải thích và ghi
vào phiếu học tập
Phiếu 2:


Dd Fe(NO3)3

Dd CuSO4.

Màu quì
pH
Giải
thích
Kết quả hoạt động của học sinh:
Nhóm 2:
Màu
quì
pH
Giải
thích

Dd Fe(NO3)3

Dd CuSO4.

Đỏ

Đỏ

<7
Fe(NO3)3 → Fe3+ + 3NO3Fe3+ + H2O ↔ Fe(OH)2+ + H+
ion NO3- không phản ứng với
nước

<7

CuSO4 → Cu2+ + SO42Cu2+ + H2O↔ [Cu(OH)]+ + H+
ion SO42- không phản ứng với
nước

Khi muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit
mạnh tan trong nước thì cation của bazơ yếu bị thuỷ phân, môi trường của
dung dịch là axit (pH < 7.0)


Nhóm 3: Thử tính axit – bazơ của dung dịch (NH 4)2CO3 1M; dung dịch
KNO3 1M bằng quỳ tím, yêu cầu HS nêu hiện tượng và nhận xét, giải thích
và ghi vào phiếu học tập
Phiếu 3:

Dd KNO3

Dd (NH4)2CO3

Màu quì
pH
Giải
thích
Kết quả hoạt động của học sinh:
Nhóm 3:
Màu quì
pH

Dd KNO3
Không đổi
pH = 7


Dd (NH4)2CO3
Không đổi
pH ≈ 7
(NH4)2CO3 → NH4+ + CO32NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+

Giải thích

Các ion không phản ứng
(NH4+ → NH3 + H+)
với H2O
CO32- + H2O ↔ HCO3- + OHH+ + OH- → H2O

Khi muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit
mạnh tan trong nước thì các ion không bị thuỷ phân, môi trường của dung
dịch là trung tính (pH = 7.0)
Nhóm 4: Thử tính axit – bazơ của dung dịch (CH3COO)2Pb 1M; dung dịch
NaCl 1M bằng quỳ tím, yêu cầu HS nêu hiện tượng và nhận xét, giải thích
và ghi vào phiếu học tập
Phiếu 4:
Dd NaCl
Dd (CH3COO)2Pb
Màu quì
pH
Giải


thích
Kết quả hoạt động của học sinh:
Nhóm 4:

Dd NaCl
Màu
Không đổi
quì
pH
pH = 7
Giải
Các ion không phản
thích
ứng với H2O

Dd (CH3COO)2Pb
Không đổi

pH ≈ 7
Pb2+ + H2O↔ [Pb(OH)]+ + H+
CH3COO- + H2O ↔ CH3COOH + OHH+ + OH- → H2O
Khi muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu
tan trong nước thì cả cation và anion đều bị thuỷ phân, môi trường của dung
dịch phụ thuộc vào độ thuỷ phân của hai ion.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm:
Bước 1: Dùng ống hút hút khoảng 2ml dung dịch vào ống nghiệm (có dán
nhãn)
Bước 2: Dùng kẹp sắt kẹp một mẩu quỳ tím nhúng vào mỗi ống nghiệm
Bước 3: Quan sát hiện tượng và giải thích.
+ Học sinh tổng hợp kiến thức trong các phiếu học tập và nêu kết luận
+ Giáo viên bổ sung, sửa chữa.
c. Hoạt động luyện tập:
Cho các dung dịch: AlCl3; KCl; (NH4)2CO3 1M; NaHCO3; K2SO3.
Yêu cầu học sinh dự đoán giá trị pH của dung dịch, màu của quỳ tím khi

nhúng vào các dung dịch trên, giải thích
Cho học sinh thử môi trường các dung dịch bằng thí nghiệm và giải thích
hiện tượng thực nghiệm.
Kết quả hoạt động của học sinh:
AlCl3
Màu
quì
pH

Đỏ
pH <7

III.3. Giáo án:

KCl
Không đổi

(NH4)2CO3
Không đổi

NaHCO3
Xanh

K2SO3
Xanh

pH = 7

pH ≈ 7


pH > 7

pH > 7


Tiết 10: Bài 6:
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI (tiết 3)

I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
HS hiểu:
♦Phản ứng thuỷ phân của muối
2.Kỹ năng:
♦Xác định môi trường của dung dịch muối
♦Viết phản ứng thuỷ phân của muối
II.Phương pháp:
- Đàm thoại, đặt vấn đề, hoạt động nhóm
III.Chuẩn bị:
• GV: Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm
- Dụng cụ:8 ống nghiệm, 4 giá ống nghiệm
- Hoá chất: nước cất, dung dịch NaCl; dung dịch CH3COONa; dung dịch
Na2CO3; dung dịch Fe(NO3)3; dung dịch AlCl3; dung dịch (NH4)2SO3; dung
dịch (CH3COO)2Pb, quỳ tím hoặc giấy đo pH
IV.Tiến trình bài giảng
1.Bài cũ:
Nêu bản chất của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch và điều kiện xảy
ra phản ứng. Lấy ví dụ?
2.Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài giảng

I. Phản ứng thuỷ phân của muối:
Hoạt động 1:
Thí nghiệm
• Chia HS làm 4 nhóm:
Nhóm 1: thử tính axit – bazơ
của dung dịch CH3COONa;
dung dịch Na2CO3

Nhóm 1:

Màu
quì
pH
Giải
thích

Dd CH3COONa

Dd Na2CO3

xanh

xanh

>7
CH3COONa→
Na+ + CH3COO-

>7
Na2CO3

2Na+


+


Nhóm 2: Thử tính axit – bazơ
của dung dịch Fe(NO3)3; dung
dịch AlCl3.
Nhóm 3: thử tính axit – bazơ
của dung dịch BaCl2, dung dịch
NaCl
Nhóm 4: Thử tính axit – bazơ
của dung dịch (NH4)2SO3; dung
dịch (CH3COO)2Pb

CO32CH3COO- + H2O CO32- + H2O
↔ CH3COOH + ↔ HCO3- +
OHOHion Na+ không ion
Na+
phản ứng với không phản
nước
ứng
với
nước
Khi muối trung hoà tạo bởi cation của
bazơ mạnh và anion gốc axit yếu tan trong
nước thì gốc axit yếu bị thuỷ phân, môi
trường của dung dịch kiềm (pH > 7.0)


• Yêu cầu HS nêu hiện tượng
và nhận xét, giải thích và ghi Nhóm 2:
vào bảng phụ, sau đó treo lên
Màu
bảng theo đúng vị trí.
quì
pH

Dd Fe(NO3)3

Dd CuSO4.

Đỏ

Đỏ

<7

<7
CuSO4

Fe(NO3)3

2+
2Cu + SO4
Fe3+ + 3NO3Cu2+ + H2O↔
3+
Fe + H2O ↔
Giải
[Cu(OH)]+ +

2+
+
Fe(OH) + H
thích
H+
ion NO3 không
ion
SO42phản ứng với
không phản
nước
ứng với nước
Khi muối trung hoà tạo bởi cation của
bazơ yếu và anion gốc axit mạnh tan trong
nước thì cation của bazơ yếu bị thuỷ phân,
môi trường của dung dịch axit (pH < 7.0)
Nhóm 3:

Màu
quì
pH
Giải
thích

Dd KNO3

Dd (NH4)2CO3

Không đổi

Không đổi


=7
pH ≈ 7
Các
ion (NH ) CO →
4 2
3
không phản
+
NH4 + CO32ứng với H2O
NH4+ + H2O ↔
NH3 + H3O+


(NH4+ → NH3 +
H+)
CO32- + H2O ↔
HCO3- + OHH+ + OH- →
H2O
Khi muối trung hoà tạo bởi cation của
bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh tan
trong nước thì các ion không bị thuỷ phân,
môi trường của dung dịch ktrung tính (pH
= 7.0)
Nhóm 4:
Dd NaCl
Dd
(CH3COO)2Pb
Màu
Không đổi

Không đổi
quì
pH
pH > 7
pH ≈ 7
Giải
Pb2+ + H2O↔
thích
[Pb(OH)]+ + H+
Do cả 2 ion đều CH3COO+
phản ứng với H2O

H2O sinh ra cả CH3COOH +
H+ và OHOHH+ + OH- →
H2O

Hoạt động 2:

Khi muối trung hoà tạo bởi cation của
bazơ yếu và anion gốc axit yếu tan trong
nước thì cả cation và anion đều bị thuỷ
phân, môi trường của dung dịch phụ thuộc
vào độ thuỷ phân của hai ion.

a.Khái niệm sự thuỷ phân của muối::
Hình thành khái niệm và kết
Phản ứng thuỷ phân của muối là phản
luận
ứng trao đổi ion giữa muối và nước
• HS đưa ra khái niệm phản

2. Phản ứng thuỷ phân của muối:
ứng thuỷ phân muối.
• Yêu cầu HS đưa ra kết luận: Kết luận:


- Những ion phản ứng với 1. Trong dung dịch, ion dương kim loại của
nước, những ion không phản bazơ yếu, ion NH4+ và ion âm gốc axit phản
ứng với nước
ứng với nước giải phóng ra ion H+ hoặc ion
- Mối liên quan giữa thành OH ; ion dương kim loại của bazơ mạnh và
phần muối và pH dung dịch ion âm gốc axit của axit mạnh không phản
ứng với nước.
của muối đó
• GV sửa chữa và bổ sung

2.
a. Khi muối trung hoà tạo bởi cation của
bazơ mạnh và anion gốc axit yếu tan trong
nước thì gốc axit yếu bị thuỷ phân, môi
trường của dung dịch kiềm (pH > 7.0)
b. Khi muối trung hoà tạo bởi cation của
bazơ yếu và anion gốc axit mạnh tan trong
nước thì cation của bazơ yếu bị thuỷ phân,
môi trường của dung dịch axit (pH < 7.0)
c. Khi muối trung hoà tạo bởi cation của
bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh tan trong
nước thì các ion không bị thuỷ phân, môi
trường của dung dịch ktrung tính (pH = 7.0)
d. Khi muối trung hoà tạo bởi cation của
bazơ yếu và anion gốc axit yếu tan trong

nước thì cả ction và anion đều bị thuỷ phân,
môi trường của dung dịch phụ thuộc vào độ
thuỷ phân của hai ion.

Hoạt động 4: Củng cố
Câu hỏi:
Cho các dung dịch: AlCl3; KCl;
(NH4)2CO3 ; NaHCO3; K2SO3.
Hãy dự đoán giá trị pH của
dung dịch, màu của quỳ tím khi
nhúng vào các dung dịch trên,
giải thích


V. Khả năng ứng dụng của đề tài:
Sự thủy phân của muối là phần kiến thức chỉ có ở lớp 11 ban nâng
cao, tuy nhiên trong các đề thi chung vẫn có những câu hỏi về xác định môi
trường của dung dịch muối. Việc sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức
phần học này có thể áp dụng cho bất kì đối tượng học sinh nào. Các thí
nghiệm trong bài học dễ thực hiện với mọi đối tượng học sinh, thí nghiệm an
toàn, tiêu tốn ít thời gian. Ứng dụng đề tài vào giảng dạy, giáo viên dạy có
thể yên tâm về thời gian của tiết học, tiết kiệm được sức lực và đem lại hiệu
quả học tập cao. Các hoạt động thực hành trong tiết học rèn luyện cho học
sinh về kĩ năng thực hành thí nghiệm, vừa có tác dụng khắc sâu kiến thức đã
học.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Nội dung SKKN là hoạt động trong một tiết học để hình thành kiến
thức mới về sự thủy phân của muối . Tôi thấy rằng, trước khi ứng dụng đề
tài vào giảng dạy, phần học này đối với học sinh khá tẻ nhạt và đơn điệu,

không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Kiến thức học sinh học được
khá mờ nhạt, dễ quên, không được khắc sâu. Sau khi ứng dụng đề tài vào
giảng dạy, hiệu quả học tập của học sinh cao hơn hẳn, học sinh nhớ kiến
thức, hiểu sâu sắc vấn đề được học. Đặc biệt, sự tích cực, chủ động của học
sinh cao hơn hẳn.
Tôi rất mong sự góp ý của hội động khoa học và đồng nghiệp để đề tài
được hoàn thiện hơn.


Thái Hòa, tháng 4 năm 2017
Người viết

Hồ Diệp Uyên


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa: Hóa học lớp 10,11,12- Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách giáo viên: Hóa học lớp 10,11,12- Nhà xuất bản Giáo dục
3. Tổng hợp kiến thức cơ bản và nâng cao – Nguyễn Hữu Thạc - Nhà
xuất bản Đại học Sư Phạm – 2007
4. Hóa lý và hóa lý thuyết – Trần Thành Huế - Nhà xuât bản giáo dục –
2001.
5. Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức hóa học – Nguyễn Tinh Dung,
Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn, Phạm Văn Tư – Nhà xuất bản giáo dục
– 2002
6. Một số vấn đề chọn lọc của hóa học – Tập 2 – Nguyễn Duy Ái,
Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn
Tòng – Nhà xuất bản giáo dục – 2002




×