Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

SKKN Thiết kế và sử dụng thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu phần sinh học tế bào theo hướng dạy học phát triển năng lực của học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 67 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trang

1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………. 3
2. Điểm mới của đề tài……………………………………………………… 5
3. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………… 5
4. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………… 5
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 5
6. Kế hoạch nghiên cứu……………………………………………………... 5
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của việc sử dụng thí nghiệm thực hành nghiên cứu trong
dạy học SH tế bào (SH lớp 10)

7

I.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài………………………………….. 7
I.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thí nghiệm thực hành…………………. 9
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN………………………………13
II.1. Thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học SH ở THPT……13
II.2. Nguyên nhân của thực trạng……………………………………………..15
III. Thiết kế và sử dụng TN thực hành khi ngiện cứu kiến thức mới trong
dạy học SH tế bào (SH 10 chuẩn)………………………………………….. 16
III.1. Hệ thống hóa chương trình sinh học tế bào- Lớp 10 THPT……………16
III.2. Đặc điểm nội dung phần sinh học tế bào……………………………….17
III.3.Nội dung kiến thức được khai thác trong phần SH tế bào………………18
III.4. Thiết kế các thí nghiệm TH trong nghiên cứu kiến thức SH tế bào……19
III.5. Hiệu quả của đề tài…………………………………………………… 50
III.5.1.Phương pháp thực nghiệm…………………………………………… 51
III.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm……………………………………… 52


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………55
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………57
PHỤ LỤC…………………………………………………………………… 59

1


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TN

Thí nghiệm

TH

Thực hành

Tn

Thực nghiệm

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SH


Sinh học

THPT

Trung học phổ thông

ĐC

Đối chứng

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

TB

Tế bào

CH

Câu hỏi

2



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục - đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự
phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững [15,Tr 9].
Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển
giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất của người học; Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền
với thực tiễn. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với sự tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát
triển nguồn nhân lực và thị trường lao động” [1,Tr 114]. Điều này cho thấy Đảng
và Nhà nước ta coi Giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội, chuyển từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Học đi đôi với
hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta đã xác định: “Đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập
gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà
trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho
học sinh có năng lực tư duy sáng tạo…”. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thì giáo dục đào tạo phải đổi mới về nội dung, phương pháp,
phương tiện và thiết bị dạy học.
Trong lí luận dạy học, sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừu tượng là một
luận điểm có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao.
“…. Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học sinh
lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, là con đường tốt nhất giúp HS tiếp cận
hiện thực khách quan, góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức, phát triển năng
lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thức...”. [2,Tr 114].
Đối với HS, TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất
phát cho quá trình nhận thức của HS; TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn do

đó nó là phương tiện duy nhất giúp HS thực hành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư
duy kĩ thuật. TN giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng và quá trình
SH. TN do HS thực hiện phải là mẫu mực về thao tác, việc tổ chức hoạt động nhận
thức của HS dựa trên các TN phải theo hướng tích cực, sáng tạo. Trong chương
trình SGK Sinh học THPT do Bộ Giáo dục & Đào tạo vững chắc có khả năng áp
dụng rộng rãi, tránh cho HS có những hiểu biết mơ hồ, những lí thuyết xuông
không thực tế. TN là phương tiện kích thích hứng thú học tập tích cực, tự lực, sáng
tạo của HS. Qua TN còn rèn luyện cho HS phương pháp học tập và tư duy khoa
học giúp HS có cái nhìn đúng đắn về thế giới quan. Đối với một trường THPT
3


miền núi với hầu hết học sinh là con em có chất lượng đầu vào thấp, kiến thức ở
các lớp dưới còn khiếm khuyết, trình độ tiếp thu hạn chế. Nên việc truyền thụ kiến
thức sinh học cho học sinh là một điều hết sức khó khăn. Vì vậy thí nghiệm thực
hành nghiên cứu cần phải được sử dụng thường xuyên, hợp lí và có hiệu quả trong
quá trình dạy học. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy GV cần bám sát mục tiêu của
bài học để áp dụng các thí nghiệm thực hành vào từng hoạt động, từng bài học cụ
thể phù hợp, đảm bảo thời gian hợp lí. Do đó, nhằm khai thác hết giá trị dạy học
của dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, gắn lí thuyết với
thực tiễn, giúp HS hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng sinh học tế bào thì
GV cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các TN trong quá trình dạy
học SH.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng các TN thực hành nghiên cứu là cần thiết và
sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng môi trường
học tập tích cực, học sinh thân thiện.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, từ mục tiêu giáo dục định
hướng phát triển năng lực của học sinh, từ vị trí vai trò của thí nghiệm trong dạy
học, từ thực trạng của thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu tài liệu mới trong nhà
trường THPT nên tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng thí nghiệm thực hành

khi nghiên cứu phần sinh học tế bào theo hướng dạy học phát triển năng lực
của học sinh THPT”.
2. Điểm mới của đề tài:
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm thực hành nghiên cứu nội dung phần
sinh học tế bào ở sinh học lớp 10 THPT: Nguyên liệu dễ tìm, hóa chất phổ biến,
đơn giản, dễ làm, học sinh tiến hành thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu nội dung
mới, nhận được kết quả trong thời gian ngắn từ đó “tự mình” tìm ra kiến thức,hình
thành, rèn luyện và phát triển 9 năng lực và 6 phẩm chất của người học.
3. Mục đích nghiên cứu:
Thiết kế và sử dụng có hiệu quả một số TN thực hành nghiên cứu trong dạy
học SH tế bào để góp phần nâng cao chất lượng dạy học SH 10 ở trường THPT.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10 THPT ở địa bàn TX. Thái Hòa- Nghệ An .
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu trong nước và
nước ngoài có liên quan tới TN thực hành; kĩ thuật thực hiện các TN thực hành
nghiên cứu và phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TN thực hành nghiên cứu
trong quá trình dạy học.
5.2. Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm: Dự giờ, trao đổi ý kiến với
GV; Xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng của việc
4


sử dụng TN thực hành nghiên cứu trong giảng dạy Sinh học 10 ở trường THPT
hiện nay.
5.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã hỏi
ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc cải tiến và sử dụng TN Sinh
học tế bào ở trường THPT.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm có đối chứng song
song.

5.5. Phương pháp thống kê toán học: Xử lí các số liệu thống kê bằng phần
mềm Microsoft Excel, nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết
luận.
6. Kế hoạch nghiên cứu:
STT
1

2

Thời gian
từ....đến.....

Nội dung công việc

Sản phẩm

Từ 15/8 đến Chọn đề tài, viết đề cương nghiên
Bản đề cương chi tiết
1/9/2015
cứu.
Từ 1/9 đến
15/9/2015

- Đọc tài liệu lí thuyết trên cơ sở lí - Tập hợp tài liệu lí
luận.
thuyết.
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp số - Số liệu khảo sát đã
liệu thực tế.
xử lí.
- Trao đổi với đồng nghiệp và đề

xuất biện pháp, các sáng kiến.

3

- Áp dụng vào thử nghiệm tại 3
- Tập hợp ý kiến đóng
Từ 15/9/2015 trường THPT thuộc địa bàn T.x Thái góp của đồng nghiệp.
đến 1/3/2017 Hòa
- Kết quả thử nghiệm.
+ Trường THPT Thái Hòa.
+ Trường THPT Tây Hiếu.
+ Trường THPT Đông Hiếu.
- Viết báo cáo.

4

- Bản nháp báo cáo.
Từ 1/3/2017 - Xin ý kiến của đồng nghiệp.
đến 10/4/2017 - Xin giấy xác nhận của đơn vị tham - Tập hợp ý kiến đóng
góp của đồng nghiệp.
gia thực nghiệm đề tài.

5

Từ 10/4/2017
- Hoàn thiện bản báo cáo.
đến 30/4/2017

Báo cáo chính thức.


5


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của sử dụng thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu kiến
thức mới trong dạy học sinh học:
I.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
* Thí nghiệm:
Thí nghiệm được xem là một trong những phương tiện trực quan quan trọng
hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy học SH nói riêng. TN giúp HS trực tiếp
quan sát các hiện tượng, quá trình, tính chất của các đối tượng nghiên cứu.
Thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong
điều kiện nhất định để tìm hiểu, nghiê n cứu, kiểm tra hay chứng minh. Thí nghiệm
có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng TN, vườn trường, ngoài ruộng và ở
nhà. TN có thể do GV biểu diễn hoặc do HS thực hiện. Hiện nay, trong thực tế dạy
học thí nghiệm thường mới được sử dụng để giải thích, minh họa, củng cố và khắc
sâu kiến thức lí thuyết. Song GV có thể căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện
cụ thể mà có thể sử dụng các TN nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức mới ,
rèn luyện cho các em phẩm chất của một nhà nghiên cứu khoa học và làm cho HS
thêm yêu môn học. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên
cứu các thí nghiệm biểu diễn phần SH tế bào trong chương trình thông qua SGK
Sinh học 10.
* Thí nghiệm thực hành:
Trước hết ta hiểu thí nghiệm “thực hành” là HS chuẩn bị nguyên liệu và dụng
cụ thực hành dưới sự hướng dẫn của GV, HS làm thực hành trực tiếp trên lớp trong
các tiết dạy lí thuyết và thực hành.
“Thí nghiệm thực hành” được hiểu là tiến hành các TN trong các bài lý thuyết,
thực hành, được HS thực hiện để “tìm ra” kiến thức mới.
Trong dạy học nói chung và dạy học SH nói riêng, TN thực hành luôn đóng
vai trò quan trọng, giúp cho HS có điều kiện tự mình tìm hiểu mối quan hệ giữa

cấu trúc và chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả.
Do đó, HS nắm vững tri thức, phát huy tiềm năng tư duy sáng tạo, tính tích cực,
chủ động trong hoạt động học.
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học SH nói riêng, TN đóng vai trò
hết sức quan trọng :
TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá
trình nhận thức của HS. TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là
phương tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ
thuật [4,Tr 22].
Trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết học, GV rất khó có thể giải thích
hết cho HS những vấn đề phức tạp mang tính bản chất, cơ chế của các sự vật hiện
6


tượng, tránh dạy học áp đặt kiến thức có sẵn ở SGK vào vở ghi mà học sinh chưa
hiểu bản chất. Với tư cách là phương tiện giúp HS “khám phá” kiến thức, các TN
thực hành sẽ giúp HS hiểu rõ được bản chất của các vấn đề SH. Quan sát diễn biến
và kết quả TN giúp cho HS có cơ sở thực tiễn để giải thích bản chất của các hiện
tượng đó trong thời gian ngắn nhất.
Thí nghiệm thực hành là phương pháp học tập có ưu thế nhất trong việc rèn
luyện và phát triển các năng lực cho học sinh như năng lực trình bày trước đám
đông, tự học, hoạt động nhóm, quản lí thời gian, giao tiếp, hợp tác, ứng phó với các
câu hỏi có vấn đề...
Ngoài ra, TN thực hành còn khơi dậy cho HS sự mê, phấn khởi, thêm yêu bộ
môn khoa học sinh học, có được đức tính cần thiết của người lao động mới như:
cần cù, sáng tạo, kiên trì, ý thức tổ chức kỉ luật cao…
* Định hướng phát triển 9 năng lực và 6 phẩm chất của học sinh:
“Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn... của người
học.... 9 năng lực bao gồm: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao
tiếp; Hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin; Sử dụng ngôn ngữ;Tính toán... 6 phẩm

chất là: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự
trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.” [5,Tr 4]
Xuất phát từ cấu trúc của khái niệm phát triển năng lực theo UNESCO: [8,Tr 4]

7


Theo trên cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm
mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng mà còn phát
triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể trong các năng lực
trên lại có thể chia làm các năng lực nhỏ, những năng lực này không tách rời nhau
mà có mối quan hệ chặt chẽ bổ trợ cho nhau. Giáo dục định hướng năng lực nhằm
đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn
diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những
tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình
huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của
người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
I.2. Cở sở khoa học của việc sử dụng TN thực hành qua quá trình dạy học:
I.2.1. Cơ sở triết học:
Theo triết học Mác - Lênin: “Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng tích
cực, tự g iác và sáng tạo thế giới quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở
thực tiễn” [7,Tr58]. Quá trình nhận thức bao gồm cả việc học tập và nghiên cứu. Ở
cả hai mức độ này các hình ảnh trực quan đều đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Các hình ảnh trực quan vừa thực hiện chức năng nhận thức (thông tin) vừa thực
hiện chức năng điều khiển hoạt động của con người. Vai trò của trực quan trong
nhận thức không chỉ là thuộc tính của sự phản ánh hiện thực khách quan trong
nhận thức cảm tính mà còn là sự tái tạo hình tượng các đối tượng hoặc hiện tượng
nhờ các mô hình được kiến tạo từ các nhân tố của trực quan sinh động trên cơ sở
những tri thức đã tích lũy được về đối tượng hoặc hiện tượng ấy. V.I. Lênin đã tổng

kết về hoạt động nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lí, của sự n hận thức hiện thực khách quan” [7,Tr72].
I.2.2. Cơ sở lí luận dạy học:
Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ mật thiết với nhau
như: mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Có thể biểu diễn
mối quan hệ của các thành tố trong quá trình dạy học theo sơ đồ sau:
MT
ND

PT

PP

Trong đó:
MT: Mục tiêu.
ND: Nội dung.
PP: Phương pháp.
PT: phương tiện.
ĐG: Đánh giá.

TC

ĐG
Mối quan hệ các thành tố trong quá trình dạy học
8


Từ mối quan hệ trên ta thấy TN thực hành là một trong những phương tiện trực
quan quan trọng trong quá trình dạy học, nó là nguồn cung cấp kiến thức, là cầu nối

giữa lí thuyết và thực tiễn, là phương tiện để phát huy tiềm năng tư duy, tính tích cực
của HS.
Tuy nhiên, không phải lúc nào và GV nào cũng có thể sử dụng TN thực hành
đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
Việc khai thác các TN thực hành đòi hỏi người GV cần phải có kĩ năng, kĩ xảo,
phương pháp phù hợp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng TN thực hành trong
quá trình dạy học nói chung và trong dạy học SH nói riêng là hết sức cần thiết và vô
cùng quan trọng.
Tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ dạy học mà phương pháp thực hành được
phân chia thành: phương pháp thực hành khi dạy học nghiên cứu tài liệu mới và
phương pháp thực hành khi củng cố và hoàn thiện kiến thức.
Sử dụng phương pháp thực hành khi nghiên cứu tài liệu mới là một công cụ
hữu hiệu trong dạy học sinh học khi nghiên cứu tài liệu mới cũng như trong việc
củng cố và hoàn thiện kiến thức hoá học cho học sinh.
Cấu trúc của phương pháp thực hành trong nghiên cứu tài liệu mới gồm 4 giai
đoạn. [8,Tr56].
Giai đoạn 1: Định hướng được chia thành 2 bước:
Bước 1: Đặt vấn đề: Giáo viên thông báo vấn đề cần nghiên cứu, mục đích
chung của việc nghiên cứu để hình thành động cơ ban đầu.
Bước 2: Phát biểu vấn đề
Nêu lên những câu hỏi cụ thể của vấn đề bộ phận cần giải quyết.
Kích thích nhu cầu đối với kiến thức và gây hứng thú nhận thức cho học
sinh.
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch
Bước 3: Đề xuất giả thuyết, dự đoán những phương án giải quyết.
Bước 4: Lập kế hoạch giải tương ứng với giả thuyết.
Giai đoạn 3: gồm 3 bước
Bước 5: Thực hiện kế hoạch giải
Bước 6: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Nếu giả thuyết đúng thì chuyển sang bước 7.

Nếu giả thuyết sai thì trở lại bước 3.
Giai đoạn 4: Kiểm tra và đánh giá
Bước 8: Củng cố và kết thúc.
9


Cấu trúc của phương pháp thực hành khi nghiên cứu tài liệu mới có thể được
thể hiện trên sơ đồ sau:

1. Đặt vấn đề
2. Phát biểu vấn đề
3. Đề xuất giả thuyết
4. Lập kế hoạch giải theo giả thuyết
5. Thực hiện kế hoạch giải
6. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải
Xác nhận giả thuyết

Phủ nhận giả thuyết

7.Kết luận về lời giải

Củng cố và kết thúc

Đề xuất vấn đề mới

I.2.3. Cơ sở tâm lí học:
Lứa tuổi HS THPT thường dao động trong khoảng 14 đến 18 tuổi, là giai
đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên. Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của
học sinh THPT là: tính chủ động, tính tích cực và tự giác cao, được thể hiện ở
tất cả các quá trình nhận thức. Tuy nhiên, một số em còn quan sát kém, phiến

diện dẫn đến nhiều khi kết luận thiếu cơ sở thực tiễn, tiếp nhận kiết thức thụ
động, mơ hồ và không nắm rõ bản chất Vì vậy: để HS lĩnh hội kiến thức một
cách sâu sắc và đầy đủ thì GV cần lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình
thức tổ chức dạy học hợp lí. Do có sự hình thành và phát triển mạnh mẽ về thế
giới quan, tự ý thức… mà học sinh THPT có niềm tin vào chính bản thân mình,
các em hiểu rằng cuộc sống tương lai của mình gắn liền với việc lựa chọn nghề
nghiệp.
10


II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
II.1. Thực trạng của việc sử dụng TN trong dạy học SH ở trường THPT
II.1.1. Thực trạng việc nhận thức của GV về việc sử dụng TN trong quá
trình dạy học.
Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng TN thực hành trong nghiên cứu kiến thức mới trong dạy học SH ở trường
THPT, Tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng, hiệu quả sử dụng
cũng như việc cải tiến, thiết kế các TN của GV 03 trường THPT trên địa bàn Thị xã
Thái Hòa (Nội dung điều tra theo mẫu phiếu điều tra thực trạng, phụ lục 3 tr96-99).
Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng TN trong quá trình
dạy học SH ở trường THPT thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng thí
nghiệm trong quá trình dạy học ở trường THPT
A. Các mức độ nhận thức

Số lượng

Tỷ lệ (%)

- Rất cần thiết:


40

73.9

- Cần thiết:

14

26.1

- Không cần thiết:

0

0

Số lượng

Tỷ lệ (%)

- Kích thích hứng thụ học tập của HS.

29

54.3

- Phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng
tạo của HS.


43

80.43

- Đảm bảo kiến thức vững chắc.

46

84.9

- Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian

11

19.6

- Hiệu quả bài học không cao.

5

9.0

B. Các lí do

Kết quả thu được cho thấy: Hiện nay, giáo viên THPT đều đánh giá cao tầm
quan trọng và sự cần thiết của việc sử dụng TN trong quá trình dạy học. 100% GV
được khảo sát đều khẳng định không thể thiếu TN trong quá trình dạy học SH.
Theo đánh giá của giáo viên THPT, việc sử dụng các TN trong dạy học SH đảm
bảo cho HS nắm kiến thức vững chắc (84.9%), tạo được hứng thú cho HS (54.3%),
phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập

(80.43%).
Từ sự phân tích trên cho thấy giáo viên THPT đã có sự nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của TN trong quá trình dạy học SH. Điều đó có thể cho phép khẳng
định mức độ cần thiết và ý nghĩa của TN trong dạy học ở trường THPT hiện nay.
11


II.1.2. Mức độ sử dụng thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu kiến thức mới
của giáo viên ở các trường THPT trong quá trình dạy học sinh học hiện nay.
Để đánh giá mức độ sử dụng thí nghiệm thực hành nghiên cứu của giáo viên ở
các trường THPT hiện nay tôi dựa trên cơ sở đánh giá của GV và kết quả điều tra
được trình bày trong bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
ở trường THPT.
Mức độ sử dụng TN

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

- Thường xuyên:

6

33.3

- Thỉnh thoảng:

11


61.1

- không sử dụng:

1

5.6

Từ kết quả thu được chúng tôi có thể đi đến một số nhận định sau: Trong các
trường THPT hiện nay, GV đã sử dụng TN trong quá trình dạy học nhưng mức độ
sử dụng là không thường xuyên (61.1% GV thỉnh thoảng có sử dụng và 5.6% GV
không bao giờ sử dụng).
Kết quả này phản ánh thực trạng là mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng đắn về
sự cần thiết của TN trong quá trình dạy học SH, nhưng việc sử dụng TN trong
thực tế lại rất hạn chế. Điều này tạo nên mâu thuẫn giữa nhận thức và mức độ sử
dụng TN của GV trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay.
II.1.3. Thái độ và kết quả học tập của HS trong các giờ có sử dụng thí
nghiệm biểu diễn SH
Về thái độ của HS đối với môn học, chúng tôi đã điều tra và kết quả được thể
hiện qua bảng 1.3
Bảng 1.3. Kết quả điều tra lí do học sinh thích học môn Sinh học
Lí do thích học môn SH

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

- Thầy cô dạy dễ hiểu, hấp dẫn.

194


46,2

- Được quan sát, được làm TN.

178

42.4

- Thầy, cô vui tính, yêu quý HS.

27

6.4

- Lí do khác.

21

5.0

Qua bảng số liệu trên cho thấy, lí do hàng đầu khiến HS thích học môn SH là
phương pháp giảng dạy của GV và một lí do thứ hai khiến cho HS yêu thích môn
học đó là được quan sát, được làm TN. Điều này một lần nữa. Khẳng định vai trò
quan trọng của hoạt động TN trong dạy học SH.
12


II.1.4 Quá trình sử dụng thí nghiệm của GV trong quá trình dạy học sinh
học ở trường THPT hiện nay.

Kết quả kiểm tra tình hình sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học được thể
hiện ở bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.4. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm trong tiến trình dạy
học SH.
Tiêu chí

Nội dung

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Sử dụng TN để
khai thác lượng
kiến thức

- Lý thuyết:

2

11.1

- Thực hành:

16

88.9

Kết quả trên cho thấy: TN chủ yếu được GV sử dụng trong các bài thực hành
(88.9%) còn các khâu trong quá trình dạy học lý thuyết rất ít khi được đưa vào (11.1%).

II.2. Nguyên nhân của thực trạng.
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thực hành TN ở nhiều trường THPT
chưa đảm bảo đặc biệt là các trường THPT miền núi. Trong đó, sự thiếu hụt về
chủng loại và suy giảm về chất lượng thiết bị, dụng cụ là nguyên nhân khách
quan cơ bản nhất.
Vấn đề cốt lõi dẫn đến hiệu quả sử dụng các TN chưa cao là do khả năng và
mức độ sử dụng của GV. Thực tế cho thấy, quá trình sử dụng các TN thực hành khi
nghiên cứu kiến thức mới của GV còn gặp nhiều khó khăn, việc định hướng cho
HS chuẩn bị công phu mất nhiều thời gian, không áp dụng theo đúng qui trình TN
đã gây một số khó khăn cho GV và HS về mặt thời gian cũng như kết quả của TN.
Hơn nữa, mặc dù nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TN nhưng mức độ sử
dụng TN trong dạy học là không thường xuyên, GV chưa tự giác trong việc khai
thác, sử dụng TN trong giảng dạy, sợ nếu không có kết quả hoặc kết quả thực hành
khác với kiến thức chuẩn thì sẽ gây phản tác dụng đối với người học. do đó, GV rất
ngại khi sử dụng thí nghiệm thực hành trong các khâu khai thác kiến thức mới của
bài học. Vì vậy chất lượng dạy học không cao, chưa phát huy tối đa tiềm lực của
học sinh.
Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng việc sử dụng TN trong quá trình dạy
học SH ở trường THPT cho phép đi đến kết luận: việc thiết kế và sử dụng hiệu quả
sử dụng TN thực hành khi nghiên cứu kiến thức mới trong dạy học SH là vấn đề
cấp bách, cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đúng với đường
lối của Đảng và định hướng của nền giáo dục hiện đại .
III. Thiết kế và sử dụng thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu kiến thức
mới trong day học sinh học tế bào (sinh học 10 chuẩn).
III.1. Hệ thống hóa chương trình sinh học tế bào - SH 10.
Được trình bày trong bảng 2. [9,Tr16-Tr17]
13


Bảng 2: Nội dung SGK Sinh học 10

Chương I.

- Giới thiệu các thành phần Hóa học của tế bào theo
Thành phần hóa học cấp độ tổ chức từ nguyên tử tới phân tử rồi đến các đại
phân tử hữu cơ như cacbohiđrat, lipit, prôtêin và axit
của tế bào.
nuclêic. Qua các bài học của chương này chỉ ra rằng các
(từ bài 3 đến bài 6)
đặc điểm sống của tế bào là do đặc điểm của các đại
phân tử cấu tạo nên tế bào qui định.
- Trình bày vai trò nước, các hợp chất hữu cơ đối với tế
bào.
Chương II.
Cấu trúc của tế bào.
(từ bài 7 đến bài 12)

- Giới thiệu cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân
thực với mối liên hệ cấu trúc phù hợp với chức năng.
- Trình bày cấu trúc của màng và quá trình vận chuyển
các chất qua màng.

Chương III.

- Giới thiệu các khái niệm cơ bản như năng lượng,
Chuyển hóa vật chất nguyên lí chuyển hóa năng lượng trong tế bào;
và năng lượng trong
- enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển
tế bào.
hóa vật chất và năng lượng của tế bào. Giới thiệu quá
(từ bài 13 đến bài 17) trình phân giải đường tạo năng lượng hữu ích cho tế bào.

Chương IV.
Phân bào
(từ bài 28 đến bài 32)

- Giới thiệu khái quát về chu kì tế bào, quá trình nguyên
phân và giảm phân ở tế bào sinh vật nhân thực.
- Bài ôn tập phần SH tế bào nhằm hệ thống hóa kiến
thức hệ thống hóa kiến thức.

III.2. Đặc điểm nội dung phần SH tế bào SH 10.
Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống, được Robert Hooke phát hiện năm 1665 và
năm 1839 Schleiden lần đầu tiên trình bày thuyết tế bào.
Chương trình SH ở trường THPT hiện nay, SH tế bào được dạy ở lớp 10, là
phần khó nhưng rất quan trọng, đó là cơ sở khoa học để học các phần về SH vi sinh
vật, SH cơ thể, SH quần thể, SH quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. Phần SH tế bào
bao gồm những kiến thức về thành phần Hóa học của tế bào, cấu trúc tế bào,
chuyển hóa vật chất và năng lượng, phân chia tế bào. Những kiến thức này được
trình bày đi từ thành phần Hóa học (Chương I) đến cấu tạo tế bào(Chương II),
chuyển hóa vật chất và năng lượng (Chương III) và cuối cùng là sự phân chia tế bào
(Chương IV). Cách bố trí như vậy phù hợp với lôgic nội dung và lôgic nhận thức
của HS, giúp HS thấy được cấu tạo của các phân tử, mối tương tác giữa các phân tử
để tạo nên các bào quan và các bào quan này lại tương tác với nha u để tạo nên tế
bào – đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống có khả năng thực hiện các chức năng quan
trọng của sinh vật như trao đổi chất và trao đổi năng lượng cũng như sinh sản.
14


Khác với phần SH tế bào cũ, SH tế bào trong chương trình SH 10 hiện nay
được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và hiện đại như: trong phần chuyển hóa vật
chất và năng lượng có khái niệm chuyển hóa vật chất và năng lượng (SGK cũ là

trao đổi chất và năng lượng), quá trình hô hấp tế bào được trình bày với ba quá
trình: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử… Trong phần phân
bào,nếu như trong SGK Sinh học cũ đặc tính sinh sản và phân bào được giới thiệu
rời rạc trong nhiều chương của lớp 10, 11 một cách sơ sài thì trong SGK SH 10
nâng cao, sự phân bào được giới thiệu tập trung vào một chương, đềi u đó nói lên
tính lôgic của chương trình mới, xem sự phân bào như là một chức năng quan
trọng của tế bào Nhờ có cơ sở tế bào học của tế bào HS dễ dàng tiếp thu kiến thức
về sinh sản, di truyền, biến dị và di truyền. Như vậy có thể thấy, SH tế bào là phần
rất khó nhưng vô cùng quan trọng trong chương trình SH phổ thông. HS phải nắm
vững các kiến thức về cấu tạo, chức năng của tế bào cũng như bản chất của các
hiện tượng, qui luật, quá trình SH dễi n ra ở cấp độ tế bào để có cơ sở khoa học học
tiếp các học phần SH tiếp theo. Mặt khác, SGK Sinh học 10 được trình bày theo
quan điểm gắn kiến thức với việc giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội nên đòi
hỏi cả GV và HS cần phải định hướng đúng cách dạy và cách học, học đi đôi với
hành, kiến thức lí thuyết gắn liền với thực tiễn. Do đó, các TN thực hành trong
phần SH tế bào có vai trò quan trọng, giúp HS hiểu được sâu sắc, toàn diện bản
chất của các vấn đề SH, củng cố các kiến thức lí thuyết đã học, rèn luyện tư duy, kĩ
năng, kĩ xảo thực hành, hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật, giúp các em thêm
yêu môn học.
III.3. Nội dung kiến thức được khai thác phần SH tế bào SH 10.
TT
1
2
3
4

Tên bài

Đơn vị kiến thức cần khai thác


Bài 5: Prôtêin.

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc và chức
năng của prôtêin.

Bài 13:

Ưu điểm kích thước nhỏ của sinh vật nhân sơ (vi
khuẩn).

Tế bào nhân sơ.
Bài 9:
Tế bào nhân thực.
Bài 9:
Tế bào nhân thực.

Cấu trúc phù hợp với chức năng của bào quan ty
thể.
Cấu trúc phù hợp với chức năng của bào quan lục
lạp.

Bài 11:
5

Vận chuyển các chất Khái niệm vận chuyển thụ động.
qua màng sinh chất.
Cơ chế vận chuyển thụ động.
Chứng minh màng sống có tính chọn lọc.
15



Bài 13:
6

Khái quát về năng Khái niệm năng lượng và các dạng năng lượng.
lượng và chuyển hóa
vật chất.
Bài 14:

7

Enzim và vai trò của Khái niệm về enzim.
enzim trong quá trình
chuyển hóa vật chất.
Bài 14:

8

9

Enzim và vai trò của Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
enzim trong quá trình
chuyển hóa vật chất.
Thực hành làm một số mô hình khai thác kiến thức theo mức độ nhận thức
của học sinh.

III.4. Thiết kế các thí nghiệm thực hành sử dụng trong nghiên cứu nội
dung phần sinh học tế bào- lớp 10 chuẩn.
III.4.1. Những yêu cầu sư phạm cần đảm bảo khi tiến hành bài dạy có thí
nghiệm thực hành nghiên cứu.

Khi tiến hành thí nghiệm giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sư phạm sau:
Học sinh phải ý thức được mục đích của thí nghiệm thực hành trong bài học và
hiểu rõ các điều kiện của thí nghiệm. Với yêu cầu này giáo viên không nên thông
báo sẵn mà tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm hiểu mục đích thí nghiệm, đề
xuất cách tiến hành thí nghiệm, chọn dụng cụ, hóa chất cho thí nghiệm và giáo viên
nhận xét bổ sung các ý kiến của học sinh nêu ra. Học sinh sẽ được thực hiện một
cách độc lập tất cả các kĩ năng này thông qua việc tiến hành thí nghiệm thực hành
dươi sự giúp đỡ của giáo viên.
Việc tiến hành thí nghiệm, quan sát và mô tả diễn biến, hiện tượng thí nghiệm
đều phải do học sinh tự lực tiến hành, giáo viên chỉ tổ chức, giúp đỡ (khi cần thiết),
điều chỉnh để làm chính xác các hiến thức, kĩ năng của học sinh, không làm thay
học sinh.
Sau mỗi thí nghiệm học sinh phải rút ra được những nhận xét, kết luận về bản
chất của các hiện tượng quan sát được thông qua việc giải thích thiết lập mối liên
hệ nhân quả giữa hiện tượng thí nghiệm với kiến thức.
Trong thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh cần xác định các thí
nghiệm thực hành là nguồn kiến thức để học sinh tiến hành các hoạt động nghiên
cứu khoa học một cách độc lập và phối hợp trong nhóm nhằm đạt được mục tiêu
của bài học. Giáo viên tổ chức cho học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng
16


nghiên cứu, chủ động trong các hoạt động lựa chọn, lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, đề
xuất cải tiến dụng cụ thí nghiệm, rút kinh nghiệm về thao tác, cách tiến hành để
đảm bảo cho thí nghiệm thành công, an toàn.
III.4.2. Chuẩn bị cho bài học có thí nghiệm thực hành.
Kết quả của giờ học có áp dụng thí nghiệm thực hành phụ thuộc chủ yếu vào
việc chuẩn bị của giáo viên vì vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho giờ học .
Hoạt động chuẩn bị cho bài thực hành bao gồm :
Xác định rõ mục tiêu của tiết học có thí nghiệm thực hành.

Tiến hành trước tất cả các thí nghiệm có trong bài học. Giáo viên căn cứ vào
nội dung bài thí nghiệm thực hành, tiến hành trước các thí nghiệm để xác định
những hướng dẫn cụ thể, chính xác, phù hợp với các điều kiện thực tế về thiết bị,
hóa chất trong phòng thí nghiệm của nhà trường.
Khi tiến hành các thí nghiệm cần chú ý đến các yếu tố đảm bảo an toàn, bảo vệ
môi trường, sự thành công của thí nghiệm và cả các nguyên nhân dẫn đến không
thành công.
Chuẩn bị nội dung hướng dẫn tiến hành các thí nghiệm thực hành trong bài
học và thể hiện trên bảng phụ hoặc máy chiếu. Nội dung hướng dẫn cần ngắn gọn,
rõ các thao tác, các bước tiến hành thí nghiệm, lắp ráp dụng cụ, thứ tự lấy hóa chất
hoặc các hình vẽ mô tả dụng cụ.
Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động thí nghiệm thực hành và chuẩn bị dụng
cụ hóa chất cần dùng. Giáo viên cần dự kiến sự phân chia nhóm học tập trên cơ sở
số lượng học sinh trong lớp học và thực tế thiết bị của nhà trường, chuẩn bị dụng
cụ hóa chất cho các nhóm đồng thời dự kiến cả những hoạt động học tập của học
sinh trong giờ có thí nghiệm thực hành và thứ tự các hoạt động đó .
Thiết kế kế hoạch của bài học có thí nghiệm thực hành. Khi thiết kế kế hoạch
bài học có thí nghiệm thực hành cần chú ý đến các hoạt động cơ bản trong giờ học
và thực hành thí nghiệm như :
- Giáo viên nêu mục đích giờ học và thí nghiệm thực hành, phân chia nhóm và
các dụng cụ hóa chất cần thiết cho các thí nghiệm thực hành.
- Tổ chức cho học sinh ôn tập các kiến thức có liên quan và trình bày các cách
tiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượng thí nghiệm, giáo viên chỉnh lí, bổ sung
những chú ý trong thí nghiệm .
- Tổ chức các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng thí
nghiệm, ghi chép, giải thích hiện tượng.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm .
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và nhấn mạnh các kết luận,
nhận xét được rút ra từ các thí nghiệm.
17



III.4.3. Thiết kế nội dung thí nghiệm thực hành.
III.4.3.1. Thiết kế và sử dụng thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu nội
dung nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức năng của prôtêin
(bài 5-prôtêin).
* Nhận xét nội dung bài:
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức mục I- Cấu trúc của prôtêin để phân tích các
yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của prôtêin.
GV có thể khai thác nội dung bằng cách đặt hệ thống các câu hỏi như sau
[8,Tr34].
CH1: Liệt kê các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của
prôtêin?
CH2: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến prôtêin?
CH3: Giải thích hiện tượng xuất hiện gạnh cua khi được đun sôi?
Nhận thấy: các câu hỏi này được một số GV khi nghiên cứu bài đã sử dụng
(sách chuẩn kiến thức, kĩ năng sinh học 10-cơ bản) nhưng có một số hạn chế sau:
+ Hệ thống câu hỏi mang tính nhận biết đã có đáp án sẵn trong SGK.
+ HS bị áp đặt kiến thức mà thực tế không hiểu bản chất của hiện tượng đó.
Vì vậy để giảng dạy có hiệu quả tôi khai thác nội dung bằng thiết kế và sử
dụng thí nghiệm thực hành như sau:
III.4.3.1.1. Mục tiêu của thí nghiệm thực hành.
- Thông qua thí nghiệm, học sinh phát hiện, tìm tòi kiến thức về sự biến tính
của prôtêin khi ở nhiệt độ cao .
- Thông qua thí nghiệm giúp học sinh hình thành khái niệm về biến tính của
prôtêin.
- Rèn luyện và củng cố kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích, nhận
xét hiện tượng thí nghiệm, rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động nhóm,
năng lực trình bày trước đám đông, năng lực hợp tác, năng lực quản lý thời gian.
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành sinh học, kĩ

năng thể hiện sự tư tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ,lớp, kĩ năng lắng nghe
tích cực, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các bậc cấu trúc và chức năng của
prôtêin.
III.4.3.1.2. Chuẩn bị.
- Giáo viên và 4 HS trợ giúp chuẩn bị dụng cụ hóa chất cho 4 nhóm học sinh
làm thí nghiệm. Mỗi nhóm gồm:
+ Dụng cụ:1 đèn cồn, 1giá thí nghiệm, 1 ống nghiệm chịu nhiệt thủng hai đầu,
bông, kẹp gỗ, giấy thấm, đũa thuỷ tinh, que nhiệt kế.
18


+ Hoá chất: Dung dich CuSO4, 1 quả trứng gà.
- Giáo viên: Chuẩn bị một số phiếu học tập về các bước tiến hành thí nghiệm
cho các nhóm HS; Phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc trước sách giáo khoa về mục I.3 trang 24- SGK sinh học 10.
III.4.3.1.3.Thiết kế các hoạt động học tập.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động.
- Giáo viên: nêu mục tiêu giờ của bài học, phân chia các nhóm học tập (mỗi
nhóm 4 – 6 học sinh) và yêu cầu học sinh thực hiện giờ học nghiêm túc, tuân thủ
các nội quy phòng thí nghiệm, đảm bảo tuyệt đối an toàn, tự giác làm việc cá nhân
và trao đổi phối hợp trong nhóm.
- Học sinh: Nghe, hiểu mục đích các yêu cầu của giờ học và nhận các nhóm
học của mình .
Hoạt động 2: Học sinh làm thí nghiệm.
* Bước 1: Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu các bậc cấu trúc của prôtêin.
Vậy cấu trúc của prôtêin có chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường không?
* Bước 2: Phát biểu vấn đề: Nghiên cứu cụ thể yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến
cấu trúc và chức năng của prôtêin.
* Bước 3: Đề xuất giả thuyết.
- Giả thuyết 1: Nhiệt độ cao (>370C) không ảnh hưởng đến cấu trúc và chức

năng của prôtêin.
- Giả thuyết 2: Nhiệt độ cao (>37 0C) ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức
năng của prôtêin.
* Bước 4: Lập kế hoạch để giải theo giả thuyết.
Nếu dựa theo các giả thuyết trên ta thu được kết quả như sau:
- Giả thuyết 1: Khi đun nóng lòng trắng trứng gà dưới đèn cồn (>37 0C) dịch
trứng gà không thay đổi.
- Giả thuyết 2: Khi đun nóng lòng trắng trứng gà dưới đèn cồn dịch trứng gà ít
thay đổi.
- Giả thuyết 3: : Khi đun nóng lòng trắng trứng gà dưới đèn cồn (>37 0C) dịch
trứng gà thay đổi hình dạng vón cục lại.
* Bước 5: Thực hiện kế hoạch giải: HS mô tả dụng cụ, hoá chất, cách tiến
hành, tiến hành thí nghiệm, quan sát để nhận xét hiện tượng.
Cách tiến hành:
TN 1: Lấy 0,5ml dịch lòng trắng trứng, cho vào nước ở nhiệt độ phòng.
TN 2: Lấy 0,5ml dịch lòng trắng trứng cho vào nước+ 2ml CuSO4 và đun
19


nóng. trên ngọn đèn cồn, sử dụng que nhiệt kế đo nhiệt độ quan sát sự biến đổi
hình dạng, màu sắc của dung dịch.
GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng theo từng nhóm, chiếu slide yêu cầu các
nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
CH 1: Lòng trắng trứng có bản chất là gì?

Mức độ phát triển
năng lực.
Nhận biết.


CH 2: Ở nhiệt độ thường, lòng trắng trứng có bị vón cục Thông hiểu.
lại không?
CH 3: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến lòng trắng Vận dụng.
trứng? Giải thích hiện tượng?
HS nhận xét hiện tượng
TN 1: Màu dung dịch không thay đổi.
TN 2: Dung dịch bắt màu xanh CuSO4, vón cục lại.
* Bước 6: Đánh giá việc thực hiện.
Như vậy giả thuyết 2 đúng: Nhiệt độ cao (>37 0C) ảnh hưởng trực tiếp đến cấu
trúc và chức năng của prôtêin.
* Bước 7: Kết luận về lời giải: Khi ở nhiệt độ cao (>37 0C) cấu trúc không gian
của prôtêin bị biến đổi (hiện tượng vón cục) → prôtêin không thực hiện được chức
năng → hiện tượng biến tính prôtêin.
* Bước 8: củng cố kiến thức: HS phát biểu khái niệm về hiện tượng biến tính
prôtêin. GV chiếu slide đáp án phiếu học tập.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
CH 1: Lòng trắng trứng có bản chất là prôtêin.

Mức độ phát triển
năng lực.
Nhận biết.

CH 2: Ở nhiệt độ thường, lòng trắng trứng không bị vón Thông hiểu.
cục.
CH 3: Nhiệt độ cao lòng trắng trứng bị vón cục lại bắt
màu xanh của CuSO4. ở nhiệt độ cao prôtêin bị biến đổi
cấu trúc không gian phá vở các liên kết hydrô của các Vận dụng.
prôtêin cấu trúc bậc 3 và prôtêin cấu trúc bậc 4 làm mất
chức năng của nó → hiện tượng này gọi là biến tính
prôtêin.

Tính hiệu quả của TN:
+ Thời gian nhanh.
20


+ Kết quả tức thời( sau 1-2 phút).
+ So sánh 2 TN, HS đều quan sát và thấy rõ được sự khác biệt khi đun nóng
trên ngọn đèn cồn thì lòng trắng trứng không còn là 1 chất dịch nữa mà bị vón cục
có màu xanh của đồng→ biến tính prôtêin (do các bậc cấu trúc prôtêin bị phá vỡ ở
nhiệt độ cao)
+ Dựa vào các kiến thức đã học về cấu trúc của protein HS tự khám phá kiến
thức mới → khi đun nóng (nhiệt độ cao) thì cấu trúc không gian của prôtêin bị phá
vỡ → thay đổi cấu trúc ( vón cục).
+ Từ những ý kiến thảo luận của HS, Gv cung cấp hiện tượng trên gọi là biến
tính prôtêin → HS nêu được nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của
prôtêin.
III.4.3.2. Thiết kế và sử dụng thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu nội
dung ưu việt của kích nhỏ sinh vật nhân sơ (vi khuẩn)- (Mục I:khái quát về tế
bào - bài 7:tế bào nhân sơ).
* Nhận xét nội dung bài:
GV cung cấp thông tin: Từ 1 tế bào vi khuẩn E.coli sau 1 ngày số tế bào vi
khuẩn trong môi trường thích hợp là 272 tế bào mới. Tại sao số lượng vi khuẩn
có thể tăng nhanh như vậy?
HS: do chúng có kích thước nhỏ.
GV: tại sao kích thước nhỏ lại có khả năng sinh sản nhanh như vậy?
HS: Vướng mắc về kiến thức và có nhu cầu được giải quyết vướng mắc đó.
GV có thể biểu diễn TN sau: [6]
+ Lấy một củ khoai lang đã gọt vỏ, cắt thành các khối lập phương với các cạnh
có độ dài khác nhau (1 cm, 2cm, 3cm).
+ Cho các khối khoai lang vừa cắt vào dung dịch kali iotdua (KI2) khoảng 10

đến 315 phút sau thì vớt ra.
+ Tiếp tục cắt các khối khoai lang thành 2 phần bằng nhau để quan sát diện
tích khoai lang bị bắt màu.
Nhận xét: TN này đã được một số GV khi nghiên cứu bài đã sử dụng (SGV
sinh học 10-cơ bản) nhưng có một số hạn chế sau:
+ Cắt khoai tây thành các khối lập phương→HS quan sát sẽ không nghĩ đó là
tượng trưng cho tế bào vì tế bào có dạng hình trứng.
+ Dùng mẫu vật là khoai lang và hóa chất là KI2: độ bắt màu chậm. nếu hóa
chất không đảm bảo thì khoai tây không bắt màu, còn tùy thuộc vào thời tiết.
Vì vậy để sử dụng có hiệu quả tôi thiết kế và cải tiến thí nghiệm thự hành như
sau:
21


III.3.3.2.1. Mục tiêu của thí nghiệm thực hành.
- Thông qua thí nghiệm, học sinh phát hiện, tìm tòi kiến thức về tính ưu việt
của kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ đại diện là vi khuẩn.
- Thông qua thí nghiệm giúp học sinh hình thành kiến thức logic:kích thước
nhỏ → tỉ lệ S/V lớn → Trao đổi chất nhanh→ sinh trưởng và phát triển mạnh.
- Rèn luyện và củng cố kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích, nhận
xét hiện tượng thí nghiệm, rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động nhóm,
năng lực trình bày trước đám đông, năng lực hợp tác, năng lực quản lý thời gian.
- Rèn luyện kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước tổ,nhóm, kĩ năng lắng
nghe tích cực, kĩ năng quản lí thời gian
III.4.3.2.2. Chuẩn bị.
- Giáo viên và 4 HS trợ giúp chuẩn bị dụng cụ hóa chất cho 4 nhóm học sinh
làm thí nghiệm. Mỗi nhóm gồm:
+ Dụng cụ:1 cốc nghiệm 1000ml, 1 đũa thủy tinh, 1kim mũi mác, 1 phanh kẹp,
daolam, giấy thấm.
+ Hoá chất: Dung dich Xanh methylen, ½ quả bưởi non.

- Giáo viên: Chuẩn bị một số phiếu học tập về các bước tiến hành thí nghiệm
cho các nhóm HS; Phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc trước sách giáo khoa về mục I trang 31- SGK sinh học 10.
III.3.3.2.3.Thiết kế các hoạt động học tập.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động.
- Giáo viên: nêu mục tiêu giờ của bài học, phân chia các nhóm học tập (mỗi
nhóm 4 – 6 học sinh) và yêu cầu học sinh thực hiện giờ học nghiêm túc, tuân thủ
các nội quy phòng thí nghiệm, đảm bảo tuyệt đối an toàn, tự giác làm việc cá nhân
và trao đổi phối hợp trong nhóm.
- Học sinh: Nghe, hiểu mục đích các yêu cầu của giờ học và nhận các nhóm
học của mình .
Hoạt động 2: Học sinh làm thí nghiệm.
* Bước 1: Đặt vấn đề: 1 tế bào người sau 24h thu được 2 tế bào mới, ở vi
khuẩn E.coli sau 24h thu được 272 tế bào mới. Tại sao có sự khác nhau lớn như
vậy?
* Bước 2: Phát biểu vấn đề: Nghiên cứu kích thước nhỏ của vi khuẩn (đại diện
cho tế bào nhân sơ) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nó.
* Bước 3: Đề xuất giả thuyết.
- Giả thuyết 1: Kích thước nhỏ →khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh.
22


- Giả thuyết 2: Kích thước nhỏ →khả năng trao đổi chất với môi trường chậm.
* Bước 4: Lập kế hoạch để giải theo giả thuyết.
Nếu dựa theo các giả thuyết trên ta thu được kết quả như sau:
- Giả thuyết 1: Độ ngấm màu của các mẫu vỏ bưởi giảm dần từ đường kính:
0.5cm→1cm→1.5cm→2cm.
- Giả thuyết 2: Độ ngấm màu của các mẫu vỏ bưởi tăng dần từ đường kính:
0.5cm→1cm→1.5cm→2cm.
* Bước 5: Thực hiện kế hoạch giải: HS mô tả dụng cụ, hoá chất, cách tiến

hành, tiến hành thí nghiệm, quan sát để nhận xét hiện tượng.
Cách tiến hành:
B1: Cắt các mẫu bưởi (phần lõi trắng của vở bưởi) có các đường kính khác
nhau 0.5cm; 1cm; 1.5cm; 2cm. (1)
B2: Hòa loãng dung dịch xanh methylen với nước lã trong cốc 1000ml.(2)
B3: Cho (1) vào (2).
B4: Sau 1 phút dùng panh kệp gắp các mẫu bưởi ra thấm bớt dung dịch bằng
giấy thấm.
B5: Dùng dao lam cắt ngang lần lượt các mẫu bưởi có đường kính khác nhau.
GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng theo từng nhóm, chiếu slide yêu cầu hoàn
thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP

Mức độ phát triển
năng lực.

CH 1: So sánh tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt/ thể tích) giữa Nhận biết.
các khối vỏ bưởi?
CH 2: So sánh diện tích bị bắt màu của các khối vỏ bưởi?

Thông hiểu.

CH 3: Tìm mối quan hệ giữa S/V với sự bắt màu đó?

Vận dụng cấp độ thấp.

CH 4: tương tự như vậy tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ Vận dụng cấp độ cao.
hơn tế bào nhân thực. kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ
(vi khuẩn) có lợi ích gì cho nó?
HS nhận xét hiện tượng- hoàn thành phiếu học tập.

* Bước 6: Đánh giá việc thực hiện.
Như vậy giả thuyết 1 đúng: Kích thước nhỏ → khả năng trao đổi chất với môi
trường nhanh.
* Bước 7: Kết luận về lời giải: kích thước nhỏ → tỉ lệ S/V lớn → Trao đổi chất
nh anh→ sinh trưởng và phát triển mạnh. GV chiếu slide đáp án phiếu học tập.
23


ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
CH1: tỷ lệ S/V giẩm dần 0.5cm→1cm→1.5cm→2cm.

Mức độ phát triển
năng lực.
Nhận biết.

CH 2: Độ ngấm màu của các mẫu vỏ bưởi giảm dần từ Thông hiểu.
đường kính: 0.5cm→1cm→1.5cm→2cm
CH 3: Mối quan hệ giữa S/V với sự bắt màu : từ CH2 Vận dụng cấp độ
có thể thấy đường kính càng nhỏ tương đương với kích thấp.
thước càng nhỏ thì tỷ lệ S/V ( S: Diện tích bề mặt, V:
Thể tích) càng lớn vì vậy có độ ngấm màu nhiều hơn →
trao đổi chất mạnh hơn.
CH 4: Vi khuẩn có kích thước nhỏ → S/V lớn → Trao Vận dụng cấp độ
đổi chất lớn → Khả năng sinh trưởng và phát triển cao.
nhanh.
* Bước 8: củng cố kiến thức: HS phát biểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
So sánh tốc độ sinh trưởng và phát triển của tế bào nhân sơ (vi khuẩn) và tế bào
nhân thực (người).
Tính hiệu quả của TN:
Do dùng nguyên liệu là vỏ bưởi nên dễ làm, dễ dùng và phổ biến, độ ngấm

màu của vỏ bưởi nhanh (1-2 phút), có thể thay thế hóa chất xanh metilen bằng mực
viết hoặc các dung dịch có màu khác, cắt các khối hình trứng khác nhau để HS dễ
nhận biết và so sánh độ bắt màu.
Vận dụng:
* Có thể sử dụng thí nghiệm này để khai thác nội dung về mối quan hệ giữa
nhịp tim và khối lượng cơ thể bài 19: tuần hoàn máu - sinh học 11.
* Có thể sử dụng thí nghiệm này để khai thác nội dung về quy tắc Becman bài
35: môi trường sống và các nhân tố sinh thái - sinh học 12.
III.4.3.3. Thiết kế và sử dụng thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu nội
dung kiến thức cấu trúc phù hợp với chức năng của bào quan ty thể (mục I: Ty
thể - bài 9: tế bào nhân thực).
III.3.3.3.1. Mục tiêu của thí nghiệm thực hành.
- Thông qua thí nghiệm, học sinh phát hiện, tìm tòi kiến thức về cấu trúc phù
hợp với chức năng của bào quan ty thể.
- Thông qua thí nghiệm giúp học sinh hình thành kiến thức so sánh cấu trúc
màng trong và màng ngoài của ty thể phù hợp với chức năng của nó.
- Rèn luyện và củng cố kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích, nhận
xét hiện tượng thí nghiệm, rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,
24


năng lực hợp tác, năng lực trình bày trước đám đông, năng lực hợp tác, năng lực
quản lý thời gian.
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành sinh học.
III.4.3.3.2. Chuẩn bị.
- Giáo viên và 4 HS trợ giúp chuẩn bị dụng cụ hóa chất cho 4 nhóm học sinh
làm thí nghiệm. Mỗi nhóm gồm:
+ Dụng cụ:1 cốc nghiệm 1000ml, 1 đũa thủy tinh, 1kim mũi mác, 1 phanh kẹp,
daolam, giấy thấm.
+ Hoá chất: Dung dich Xanh methylen, 1/6 quả bưởi non.

- Giáo viên: Chuẩn bị một số phiếu học tập về các bước tiến hành thí nghiệm
cho các nhóm HS; Phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc trước sách giáo khoa về mục I trang 40- SGK sinh học 10.
III.4.3.3.3.Thiết kế các hoạt động học tập.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động.
- Giáo viên: nêu mục tiêu giờ của bài học, phân chia các nhóm học tập (mỗi
nhóm 4 – 6 học sinh) và yêu cầu học sinh thực hiện giờ học nghiêm túc, tuân thủ
các nội quy phòng thí nghiệm, đảm bảo tuyệt đối an toàn, tự giác làm việc cá nhân
và trao đổi phối hợp trong nhóm.
- Học sinh: Nghe, hiểu mục đích các yêu cầu của giờ học và nhận các nhóm
học của mình .
Hoạt động 2: Học sinh làm thí nghiệm.
* Bước 1: Đặt vấn đề: Tại sao nói ty thể là trạm năng lượng của tế bào?
* Bước 2: Phát biểu vấn đề: Nghiên cứu cấu trúc phù hợp với chức năng của ty
thể.
* Bước 3: Đề xuất giả thuyết.
- Giả thuyết 1: Màng ngoài của ty thể trơn, nhẵn có diện tích tiếp xúc bề mặt
cao hơn màng trong của ty thể.
- Giả thuyết 2: Màng trong của ty thể gấp khúc có diện tích tiếp xúc bề mặt
thấp hơn màng ngoài của ty thể.
* Bước 4: Lập kế hoạch để giải theo giả thuyết.
Nếu dựa theo các giả thuyết trên ta thu được kết quả như sau:
- Giả thuyết 1: Độ ngấm màu của các mẫu vỏ bưởi giảm dần từ mẫu bưởi trơn,
nhẵn → mẫu bưởi gấp khúc.
- Giả thuyết 2: Độ ngấm màu của các mẫu vỏ bưởi tăng dần từ mẫu bưởi trơn,
nhẵn → mẫu bưởi gấp khúc.
25



×