Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TỔNG QUAN văn hóa của đội NGŨ NHÂN VIÊN ở NGÂN HÀNG đt PT – BIDV ( CHI NHÁNH XUÂN LA, QUẬN tây hồ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.57 KB, 22 trang )

LỜI CẢM ƠN :
Em cảm ơn thầy Nguyễn Thành Nam thời gian qua đã truyền đạt cho em những
kiến thức bổ ích. Và xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng BIDV chi nhánh Xuân
La, Tây Hồ đã cung cấp thông tin giúp em hoàn thành bài tiểu luận.

PHẦN MỞ ĐẦU
1


1, Lý do chọn đề tài
Văn hóa đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc có thể
hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái còn đọng lại đó chính là văn hóa.
Bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có văn
hóa riêng, văn hóa công sở của cơ quan, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Theo đó thực trạng văn hóa công sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển
của cơ quan, doanh nghiệp bởi đôi khi thực trạng văn hóa công sở sẽ trở thành một
tập tục, thói quen của cơ quan.
Tuy nhiên văn hóa công sở không phải là một công sở có đầy đủ những thiết bị,
vật dụng hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở được xây dựng hoành tráng …
mà văn hóa công sở chính là hành vi ứng xử hàng ngày của những cán bộ, công
chức, viên chức trong các mối tương tác để công việc được trôi chảy , thành công.
Đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay, ta thấy còn mang tính
tình cảm nhiều, mặc dù đã có công văn của Chính Phủ ban hành quy chế văn hóa
công sở ở tại cơ quan hành chính nhà nước nhưng vẫn chưa được thực hiện hóa
bằng thể chế và điều luật sao cho phù hợp và linh hoạt. Trong điều kiện hội nhập,
cạnh tranh văn hóa công sở càng trở nên quan trọng, cần phải được chú trọng nhiều
hơn nữa ở các công sở, cơ quan hành chính nhà nước và các doanh nghiệp.
2, Đối tượng Nghiên cứu :
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – BIDV ( chi nhánh Xuân La)
Địa chỉ : 93, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
3, Phạm vi nghiên cứu


Từ ngày 15/12/2016 đến ngày 19/12/2016
4, Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Bố cục của Chuyên đề gồm 4 nội dung sau:
I.
II.

Cơ sở lý luận về văn hóa công sở
Tổng quan văn hóa của đội ngũ nhân viên ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
– BIDV ( chi nhánh Xuân La, quận Tây Hồ) .

2


III.
IV.

Văn hóa của đội ngũ nhân viên quyết định đến việc xây dựng văn hóa công
sở
Giải pháp và bài học kinh nghiệm giúp cải thiện văn hóa công sở của đội
ngũ nhân viên trong cơ quan, công sở hiện nay.

5, Phương pháp nghiên cứu
Đến tận nơi nghiên cứu, thực hiện giao dịch để trực tiếp nhận biết tình hình văn
hóa của đội ngũ nhân viên tại Ngân hàng.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ
1. Khái niệm về văn hóa công sở
1.1 Khái niệm văn hóa

- Là những giá trị vật chất, tinh thần do người tạo ra, được truyền từ đời này
sang đời khác, là đặc trưng cho quốc gia, dân tộc.
- Theo Trần Ngọc Thêm: “ Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do người sáng tạo ra trong quá trình lao động thực tiễn và trong sự
tương tác của người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ”.
- Theo UN: “ Văn hóa là tổng thể những nét đặc sắc về tinh thần và vật chất, về
tri thức và cảm xúc, tiêu biểu cho xã hội hoặc một tập đoàn người trong xã hội
bao gồm nghệ thuật và văn chương, lối sống, những quyền căn bản của người,
các hệ thống giá trị truyền thống và tín ngưỡng ”.
 Văn hóa là phương thức ứng xử của người với môi trường sống xung quanh tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần giúp người tồn tại và phát triển.
1.2 Văn hóa công sở
Văn hóa công sở là tổng quan những giá trị hữu hình hoặc vô hình, bao gồm:
trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức quản lí, môi trường cảnh quan, phương
tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp, phương tiện giao tiếp ứng xử … của cán bộ
công chức nhằm xây dựng công sở văn minh lịch sử, hoạt động đúng pháp luật và
hiệu quả cao.
Trích văn hóa công sở và giao tiếp hành chính: “ Văn hóa công sở là môi trường
văn hóa đặc thù với những giá trị chuẩn mực, chi phối mọi hoạt động, mọi quan hệ
3


của công sở cũng như đối với công dân với tư cách là một cơ quan quyền lực của
nhà nước hay một cơ quan dịch vụ công ”.
=>> Tóm lại, Văn hóa công sở là những giá trị chủ yếu thuộc về tinh thần hình
thành trong quá trình hoạt động công sở tạo ra niềm tin và chi phối đến cách làm
việc của nhân viên.
1.2.1 Công sở
- Theo từ điển Tiếng Việt: Công sở là trụ sở, nơi làm việc của cơ quan, xí
nghiệp của nhà nước.

- Theo nghĩa Hán Việt:

Công : Chung thuộc về nhà nước
Sở : Nơi, chỗ làm việc
- Trong từ điển pháp luật hành chính: Công sở là các tổ chức mang tính công ích
được nhà nước thành lập, chịu sự ảnh hưởng luật hành chính và các bộ luật
khác.
1.2.2 Văn hóa tổ chức
Là hệ thống những giá trị niềm tin , sự mong đợi của các thành viên trong tổ
chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực
hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức
làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc.
Văn hóa tổ chức công sở là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt
động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc
trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động
của nó.
1.3 Biểu hiện của văn hóa
Văn hóa trong công sở cũng có rất nhiều đặc điểm nhưng chủ yếu là những đặc
điểm sau đây để nhấn mạnh làm rõ đặc điểm của văn hóa :
1.3.1 Giá trị tinh thần
Là các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong lịch sử
và còn được dùng cho đến ngày nay. Bao gồm:

4


- Giá trị xã hội là tổng thể các quan niệm của cộng đồng về sự tồn tại và phát
triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc cho con người.
- Kỹ thuật chế tác là các yếu tố kỹ thuật và công nghệ do cá nhân hay cộng đồng
sáng tạo từ xưa đến nay đang được sử dụng trong đời sống hàng ngày.

1.3.2 Giá trị vật chất
Các hiện vật đang được dùng trong đời sống xã hội hàng ngày. Các công trình
kiến trúc, các sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
2. Vai trò của văn hóa
- Là cơ sở xã hội hóa các cá nhân được thể hiện là những nhận thức xã hội của
mỗi con người để đảm bảo đời sống của chính họ. Con người không thể tồn tại
nếu tách rời tự nhiên, cũng như con người không thật sự là người nếu tách rời khỏi
môi trường văn hóa. Tất cả những điều đó con người học hỏi và lĩnh hội trong quá
trình xã hội hóa cá nhân.
- Là cơ sở phát triển kinh tế được thể hiện là các cơ sở vật chất dùng cho sản xuất
kinh doanh và năng lực lao động của con người. Các nhà kinh tế thường gọi là các
yếu tố tài sản hữu hình và vô hình, đây là cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế xã
hội. Nền kinh tế phát triển cao cùng với cơ sở vật chất, phát triển cao là tiền đề
cho sự phát triển kinh tế. Tương tự như vậy nền văn hóa phát triển cao đồng nghĩa
với người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đây là tiền đề quan trọng
cho sự phát triển kinh tế.
- Là nền tảng tinh thần của xã hội tạo nên giá trị làm người, tạo nên sức mạnh dân
tộc. Vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Là cơ sở hình thành nhân cách hoàn thiện con người và hoàn thiện xã hội. Con
người ngày càng hiểu biết được đầy đủ quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và
bản thân. Từ đó làm chủ trong mọi tình huống.
- Thông qua giao lưu văn hóa xã hội quốc tế, các nền văn hóa chắt lọc được tinh tú
của nhau và ứng dụng vào nền văn hóa của mình . Hội nhập quốc tế là cơ hội tốt
nhất cho nền văn hóa.
3. Vai trò và ý nghĩa của văn hóa công sở

5


3.1 Vai trò

- Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và
tiến bộ xã hội. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền.
Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin với cán bộ công chức cơ
quan,với cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở. Tính tự giác
của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt lên hơn
so với công sở khác.
- Văn hóa công sở có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nề nếp làm việc khoa
học, kỷ cương và dân chủ. Bên cạnh đó yếu tố văn hóa còn giúp cho mỗi thành
viên trong công sở tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở, đoàn kết, hợp tác vì sự
phát triển chung của công sở.
- Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa
từ bên trong bên ngoài công sở nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở
tạo nên những chuẩn mực nào đó, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của
các thành viên. Hướng dẫn các cán bộ, công chức đến một giá trị chung , tôn trọng
những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa công sở. Đó chính là làm cho
mỗi cá nhân có cơ hội hoàn thiện bản thân.
- Vai trò của nền văn hóa công sở chính là mục tiêu của sự phát triển, có một vai
trò rất quan trọng bởi lẽ do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của
con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng, tinh thần cho con
người, giúp làm việc hiệu quả, thống nhất, hợp tác và xây dựng một môi trường
làm việc tích cực.
- Văn hóa công sở còn giúp xây dựng thương hiệu cơ quan, tổ chức.
- Và giúp phân biệt công sở này với công sở khác.
3.2 Ý nghĩa
Có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi
xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ
cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính nhà nước.

6



Khơi dậy, phát huy được nhân lực, tạo được nét văn hóa riêng cho mỗi công sở,
có sự đồng thuận của các cá nhân trong từng tổ, nhóm nói riêng và trong toàn tổ
chức nói chung.
Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, mặt khác tạo nên bầu không khí làm
việc khoa học, công minh.
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN Ở
NGÂN HÀNG ĐT & PT – BIDV ( CHI NHÁNH XUÂN LA, QUẬN TÂY
HỒ)
2.1 Thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên trong công sở hiện nay
* Đặc điểm của đội ngũ nhân viên công sở :
- Nhân viên công sở là những người làm việc trực tiếp ở công sở và thực hiện
những chức năng, chuyên môn nhất định.
- Nhân viên không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và lao động của họ chủ yếu là
lao động trí óc gắn với một cơ quan làm việc.
- Nhân viên chịu sự phân công nhiệm vụ của người lao động và chịu sự điều
khiển, quản lý của người quản lí.
- Nhân viên thường phải có mối quan hệ giao tiếp với nhiều người.
- Họ là lực lượng lao động có chuyên môn, có khả năng tư duy nhạy bén và phải
tự nhận thức được giá trị của bản thân mình.
* Thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên hiện nay :
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nhân viên công sở với khối công việc rất
lớn,nhịp độ làm việc cao, đặc biệt phải thực hiện các công việc trên nhiều lĩnh vực
khác nhau với nhiều nhóm kỹ năng tác nghiệp khác nhau, từ quản lý, theo dõi, xây
dựng báo cáo,… Khối lượng công việc lớn và mang tính chất đa ngành, liên ngành
như vậy nên nhân viên, cán bộ, công chức phải có năng lực, kiến thức chuyên
ngành cao và vững để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhưng chỉ có năng lực giỏi
không thì không đủ, họ còn cần hội tụ đủ các yếu tố như phẩm chất , cách ứng xử
tốt,…
7



Vậy nên, các cán bộ, nhân viên công sở đều ý thức rất rõ: họ đang làm việc gì,vì
ai,vì cái gì và tại sao họ lại đạt hiệu quả làm việc cao như vậy. Phần lớn họ có ý
thức văn hóa dân tộc rất cao, có nhận thức cao trong sự phát triển và danh dự của
đất nước. Đó cũng là động lực giúp họ cống hiến hết mình trong công việc và thực
hiện nghiêm túc các nội quy nơi làm việc.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đội ngũ nhân viên có nhiều mặt hạn chế như
năng lực thấp, lười biếng, không tôn trọng lãnh đạo,ăn mặc không đúng quy định
nơi công sở, hay đố kị, nói xấu đồng nghiệp, lợi dụng của chung thành của
riêng,...
2.2 Các loại hình văn hóa công sở
2.2.1 Văn hóa giao tiếp ( đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan, đối tác,…).
- Giao tiếp là một hoạt động nhằm trao đổi thông tin tạo nên những mối quan hệ
giữa con người với nhau nhằm nhận thức và hành động theo mục đích nhất định.
- Công sở là nơi diễn ra các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Giao tiếp nơi công sở
cũng cần có sự chuẩn mực về văn hóa.
* Giữa lãnh đạo và nhân viên :
- Bày tỏ sự quan tâm của mình đến nhân viên
- Sự quan tâm đến nhân viên của lãnh đạo nhưng không quá mức
- Nắm bắt được trạng thái tâm lí của nhân viên và phải nhạy cảm với sự thay đổi
của nhân viên để biết được nguyên nhân và thời điểm ở trạng thái đó
- Chia sẻ thông tin và tôn trọng nhân viên, không độc tài, độc đoán nơi công sở
- Nhà quản lí nên xây dựng những quy tắc ứng xử của nhân viên và giúp nhân viên
hiểu sự thành công của cơ quan phụ thuộc vào những quy tắc ứng xử đó.
* Đối với đồng nghiệp :
- Luôn giữ mối quan hệ đúng mực với đồng nghiệp
- Không đố kị với đồng nghiệp và không thân quá với đồng nghiệp
- Hạn chế nhờ vả đồng nghiệp từ những việc nhỏ nhất
8



- Không tỏ ra quá thân với sếp trước mặt đồng nghiệp
- Luôn nghĩ trước khi nói về công việc với đồng nghiệp
- Không trốn tránh trách nhiệm của mình và đẩy cho đồng nghiệp làm
- Không tự biến mình thành kẻ ba hoa, khoe khoang hoặc quá thể hiện
- Không lôi kéo bè phái thành nhóm nơi công sở.
* Với đối tác :
- Luôn giữ thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ tạo sự tin tưởng với đối tác về năng lực làm
việc của cá nhân và cơ quan.
2.2.2 Văn hóa ứng xử
- Ứng xử là sự phản ứng của con người trước tác động của người khác đối với
mình trong một bối cảnh hoặc tình huống cụ thể.
- Văn hóa ứng xử thể hiện sự chín chắn, khiêm nhường, biết lắng nghe và biết tỏ
thái độ đúng mực. Trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày, chúng ta sẽ
gặp muôn vàn kiểu giao tiếp ứng xử khác nhau. Do vậy, chúng ta nên hòa đồng từ
ngoại hình đến thái độ, cử chỉ, lời nói.
- Công sở là nơi nhân viên, lãnh đạo, đồng nghiệp trong ngành đến liên hệ và công
tác . Vì vậy, mọi người làm việc ở đây cần phải có những ứng xử văn minh, thanh
lịch trong giao tiếp, ứng xử. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở một số công sở, chúng
ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử thiếu thanh lịch.
- Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện của văn hóa công sở, nhưng xung quanh
việc này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Cụ thể là cơ quan công quyền nhưng một
số người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với dân. Vì thế, không ít
nơi, chúng ta vẫn phải nghe những câu hỏi thiếu chủ ngữ như: “ Đi đâu? ”, “ Cần
gì ? ”, “ Gặp ai? ” … hoặc bắt gặp những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch,
lạnh lùng.
- Xưng hô nơi công sở là biểu hiện văn hóa. Trong thời kì mở cửa, cùng hội nhập
và phát triển kinh tế, các luồng văn hóa nước ngoài cũng theo đó mà vào. Làm sao
để điều chỉnh hành vi ứng xử để bảo tồn văn hóa mà vẫn du nhập được văn minh,

9


tiến bộ nhân loại? Điều này đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội điều chỉnh quan
điểm hành vi ứng xử sao cho phù hợp.
2.2.2.1 Thái độ và cách làm việc trong công sở:
• Nguyên tắc chung về cách làm việc trong công sở :
- Phải hiểu được, nhận thức được vai trò của mình trong cơ quan đồng thời thể
hiện được vai trò của mình
- Phải hiểu được vai trò của cấp trên và giữ được quan hệ tôn trọng cũng như
ứng xử đúng mực với cấp trên.
- Đối với nhân viên mới làm việc thì phải tìm hiểu nơi làm việc, các quan hệ và
phòng ban nơi làm việc, tìm hiểu sự mong đợi của lãnh đạo về nhiệm vụ của
mình
- Làm việc hết sức mình trên cơ sở năng lực và sự cố gắng của bản thân.
* Thực trạng thái độ làm việc :
- Thực trạng văn hóa công sở trong thái độ làm việc, cách làm việc và mọi cử chỉ
của các cơ quan trong công việc còn thấp kém, không có tự chủ động, nghiêm túc
trong giờ làm và trong mọi công việc không được xử lý tốt.
- Môi trường công sở ở một số cơ quan hiện nay đã tạo cho người ta nhiều khoảng
thời gian rãnh rỗi dẫn đến tình trạng “ buôn chuyện ”, dòm ngó, tạo bè kéo cánh,…
mà quên đi nhiệm vụ chuyên môn của mình.
- Ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng khách phải chờ đợi lâu, còn cán bộ đang bận trà
nước, tán gẫu. Có cơ quan còn nửa tiếng nữa mới hết giờ làm việc, nhưng khi có
khách đến liên hệ công việc, cán bộ tiếp dân đã trả lời là hết giờ nhận giấy tờ, mai
quay lại. Thái độ tùy tiện, thiếu trách nhiệm này làm ảnh hưởng không nhỏ đến
hình ảnh của cơ quan, công sở.
- Thời gian đi làm chưa được cải thiện.
=>> Vậy nên, xây dựng một quy chế làm việc trong công sở, từ giờ giấc đến thái
độ lao động, từ trang phục đến lời ăn tiếng nói, sao cho văn minh và hiện đại, lịch

sự và hiệu quả, cũng là một việc làm thiết thực và giàu ý nghĩa.
Thái độ đối với đồng nghiệp
Với đồng nghiệp:

2.2.2.2



10


-

Không nên chia sẻ những vấn đề cá nhân ngoài công việc nơi công sở
Giữ thái độ cởi mở, chân thành, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp
Không quá quan tâm đến đời sống cá nhân của những đồng nghiệp khác
Luôn có thái độ tiếp thu, tôn trọng đồng nghiệp
Hợp tác với đồng nghiệp để xây dựng tập thể vững mạnh.
Nhưng thực trạng với đội ngũ nhân viên hiện nay, vẫn còn một bộ phận nhân
viên luôn có thái độ ganh tị, đố kị, nói xấu, không hợp tác với đồng nghiệp ảnh
hưởng đến công việc chung của cơ quan, công sở.
2.2.2.3 Thái độ với lãnh đạo cấp trên :
• Nguyên tắc ứng xử với cấp trên:
- Học hỏi những phong cách, kinh nghiệm tốt của họ
- Phải nghiên cứu chặt chẽ các mối quan hệ của cơ quan đặc biệt mối quan hệ
lãnh đạo cấp trên
- Khi bị phàn nàn phải biết tiếp nhận, rút kinh nghiệm
- Cần báo cáo thường xuyên kết quả làm việc với cấp trên và cố gắng thể hiện
năng lực của bản thân
- Cư xử với lãnh đạo một cách khéo léo, tôn trọng thời gian của họ

2.2.2.4 Văn hóa trang phục
- Giao tiếp không chỉ dừng lại ở lời ăn tiếng nói mà còn thể hiện thông qua trang
phục hàng ngày. Bên cạnh vẻ đẹp tâm hồn thì hình thức cũng góp phần đáng kể
nhằm tôn vinh vẻ đẹp và phẩm chất của một con người. Mỗi buổi sáng bạn đến
công sở trong trang phục như thế nào thì mọi người sẽ đoán được bạn là ai. Sự
gọn gàng, thanh thoát, lịch sự sẽ cho bạn sự tự tin trong giao tiếp và công việc,
chiếm được tình cảm của người khác.
- Công sở là nơi làm việc và cũng là nơi thể hiện một phong thái lịch sự, trang
nhã của nhân viên, công chức. Vì nhân viên là bộ mặt của cơ quan nên việc ăn
mặc của cá nhân phần nào thể hiện được mức độ và phong thái làm việc ở nơi
đó. Trang phục công sở ngoài đẹp, phải mang đến sự thoải mái và tiện dụng khi
làm việc. Tránh những bộ trang phục hở hang, lòe loẹt,… gây khó chịu với
người nhìn.
2.3
Về thực hiện nội quy công sở
- Nội quy là những quy định đảm bảo trật tự và kỷ luật của một tập thể do nội bộ
bên trong một cơ quan hoặc một tổ chức xã hội đặt ra.
+ Nội dung : là những nội dung cụ thể chi tiết gồm giờ giấc làm việc, vệ sinh
môi trường, những điều được làm hoặc không được làm ở cơ quan.
+ Hình thức : Bảng đóng và công khai.

11



-

+ Quy chế : là những điều quy định thành chế độ để mọi người thực hiện
trong những hoạt động nhất định nào đó. Đồng thời, quy chế cũng là một loại
văn bản của nhà nước, quy đinh cụ thể về trách nhiệm quyền hạn, quan hệ và

cách thức phối hợp giữa các cá nhân trong đơn vị, trong thực thực thi công
việc.
Những điều không nên làm trong quan hệ ứng xử của cơ quan:
Vi phạm quy định, quy chế của cơ quan
Không được xung đột và tìm cách giải quyết mâu thuẫn trong giờ làm việc
Sử dụng thời gian làm việc vào công việc riêng quá nhiều
Không lạm dụng việc nghỉ phép, nghỉ ốm
Không để ý đến ngoại hình của mình ( đặc biệt là vệ sinh cá nhân )
Tránh kêu ca, phàn nàn về công việc

2.4 Khái quát sơ bộ về cơ quan, đối tượng nghiên cứu ( Ngân hàng BIDV )
- Ngân hàng BIDV là ngân hàng thương mại lớn với rất nhiều chi nhánh và điểm
giao dịch trên toàn quốc. Là ngân hàng uy tín với bề dày lịch sử phát triển từ
rất lâu. BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả với sự phát triển chung
của cộng đồng.
- Để tạo được sự tin tưởng với khách hàng thì văn hóa công sở là một yếu tố rất
quan trọng để BIDV có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh như hiện nay.
“ Văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công
nhân viên BIDV xây dựng, gìn giữ và bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các
nguyên tắc ứng xử là kim chỉ nam cho hoạt động ”
( trích: Lịch sử phát triển của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam)
- Thực trạng tại cơ quan, đối tượng nghiên cứu ( Ngân hàng BIDV chi nhánh
Xuân La, Tây Hồ )
• Tích cực :
+ Nhân viên có chuyên môn cao, lãnh đạo tốt, trang phục đẹp.
+ Đối với khách hàng, đối tác: Luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp tác
tin cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã được
thống nhất.
• Hạn chế:
+ Tuy nhiên, khi đến địa điểm giao dịch của ngân hàng ( tại chi nhánh Xuân

La, Tây Hồ ) thái độ phục vụ của nhân viên ở đây rất tệ. Nhân viên có thái độ
khinh thường khách hàng, trả lời hời hợt và chỉ lo nói chuyện với nhau không
để ý đến khách hàng
12


+ Thời gian nghỉ quy định của ngân hàng là 16h chiều hàng ngày nhưng khi
khách đến lúc 15h30 thì cửa ngân hàng đã được bảo vệ sập xuống một nửa và
nói không nhận khách giao dịch nữa vì đã hết giờ làm việc.
+ Khi khách đến thực hiện giao dịch chuyển tiền thì được nhân viên trả lời
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN QUYẾT ĐỊNH ĐẾN
VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
3.1 Vai trò của đội ngũ nhân viên quyết định đến việc hình thành văn hóa công sở
- Đội ngũ nhân viên là bộ mặt của công sở
- Là nhân tố quyết định sự sống còn của một công sở
- Là lực lượng lao động chính của cơ quan, tạo ra nguồn lực cho cơ quan công sở.
- Tạo ra những ý tưởng giúp cơ quan phát triển.
- Là người phối hợp, tổ chức với lãnh đạo để cùng thực hiện các nhiệm vụ công
sở.
3.2 Tác động của đội ngũ nhân viên đối với văn hóa công sở
- Cơ quan, công sở có phát triển được hay không thì quan trọng nhất chính là do
thái độ, ý thức làm việc của các nhân viên.
- Đội ngũ nhân viên có trách nhiệm với công việc, luôn chấp hành các nội quy
của nơi làm việc tạo nên kĩ cương, nề nếp nơi cơ quan, công sở.
- Thái độ, cách ứng xử, giao tiếp văn minh, lịch sự của mọi người là yếu tố quyết
định bộ mặt của công ty, tạo sự tin tưởng, thoải mái với đối tác hoặc mọi người
xung quanh.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM GIÚP
CẢI THIỆN VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN NƠI CÔNG SỞ
IV.1 Đánh giá

Văn hóa công sở là yếu tố quan trọng nhất để quyết định bộ mặt, hình ảnh
của cơ quan, là ngôi trường lớn để công chức, cán bộ học hỏi, rèn luyện kỹ
năng, gom góp kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.

13


- Đội ngũ nhân viên có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng văn hóa công sở theo
những quan điểm sau :
+ Văn hóa công sở là ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự;
+ Văn hóa công sở là văn hóa ứng xử
+ Văn hóa công sở là ý thức tiết kiệm của chung cũng như của riêng
+ Văn hóa công sở là phong cách làm việc
+ Văn hóa công sở là bảo vệ thương hiệu của đơn vị mình
IV.1.1Tích cực
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội , đội ngũ nhân viên hiện nay có trình
độ chuyên môn cao, tự giác, chủ động hơn trong công việc. Luôn hoàn thành
tốt các công việc, nhiệm vụ được giao. Mọi người trong cơ quan, công sở luôn
có thái độ lạc quan, hòa đồng, vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, giúp đỡ nhau
trong công việc, xây dựng tập thể vững mạnh.
- Nhân viên đối với lãnh đạo luôn giữ thái độ tôn trọng, lễ phép, sẵn sàng học
hỏi, tiếp thu ý kiến. Cấp lãnh đạo thì luôn công tư, phân minh, dẫn dắt, giúp đỡ
nhân viên cũng như cơ quan ngày càng tiến bộ và phát triển.
- Về trang phục thì hầu hết nhân viên công sở hiện nay ăn mặc lịch sự, trang nhã,
phù hợp với điều kiện làm việc và yêu cầu, quy định của cơ quan công sở.
IV.1.2Tiêu cực
- Ngoài những mặt tích cực của văn hóa của đội ngũ nhân viên nơi công sở thì
cũng còn rất nhiều mặt hạn chế như :
+ Đi làm trễ nhưng về rất sớm
+ Trong giờ làm việc thì làm việc riêng, tụ tập ăn uống, nói chuyện

+ Nói xấu, đố kị với đồng nghiệp
+ Dùng tiền để mua chức quyền
+ Kiến thức chuyên môn kém, làm việc hời hợt
+ Dùng của chung cho lợi ích riêng
+ Ăn mặc hở hang, lòe loẹt tới công sở
+ Nói to, chửi nhau trong cơ quan, nơi làm việc
+ Lợi dụng chức quyền để ức hiếp nhân viên cấp dưới
+ Không quan tâm và chấp hành nội quy nơi làm việc
IV.2 Giải pháp
Trước hế, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ
công chức và nhân dân về văn hóa công sở là cần thiết.
Cán bộ, công chức phải có tác tốt. Tác phong phải đúng mực là một công bộc
của dân. Người công bộc thì không được hách dịch với dân nhưng cần có tác
phong của người có chức, có quyền phục vụ nhân dân. Tác phong thái quá thì
sẽ bị đối tượng giao tiếp coi thường, lấn tới, không giữ được phận sự của
14


mình. Tác phong của người công chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách giải
quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người
giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm, xa lạ với
việc nhận đút lót, hối lộ…
Xây dựng kế hoạch, chiến dịch hoạt động, xây dựng và vận hành một cơ cấu
tổ chức hợp lý, quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên.
Giám sát và kiểm tra hoạt động của đơn vị và cá nhân, xây dựng và quản lý
hệ thống thông tin quản lý, tổ chức hoạt động giao tiếp ( trong nội bộ công sở
và với bên ngoài, đặc biệt là hoạt động tiếp dân ), quản lý chi tiêu ngân sách.
Tham gia nghiên cứu và xây dựng văn hóa công sở. Xử lí nghiêm minh đối
với những cán bộ công chức uống rượu, bia trong cơ quan, không chấp hành
nội quy, quy định của cơ qua, công sở.

Phải tạo một không gian làm việc thoải mái vui vẻ cho nhân viên nhằm tạo
cảm hứng trong công việc.
Thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan, khen thưởng cho các cán bộ,nhân
viên để tạo mối quan hệ, động viên và tăng tính đoàn kết tập thể.
IV.3 Bài học kinh nghiệm
- Để thành công trong công việc và luôn nhận được sự yêu quý của đồng nghiệp
tại nơi làm việc, chúng ta cần chú ý :
+ Luôn làm việc có mục tiêu, sáng tạo; sẵn sàng học hỏi, lắng nghe những
kinh nghiệm, những lời phê bình của đồng nghiệp hay lãnh đạo.
+ Luôn nhớ giao tiếp hiệu quả không phải là nói nhiều mà phải tùy từng hoàn
cảnh để có cách giao tiếp và ứng xử phù hợp.
+ Luôn tự tin, năng động và luôn giữ trạng thái lạc quan
+ Không nên tự mình làm hết mọi việc mà nên hợp tác với các đồng nghiệp
khác để có được kết quả tốt nhất
+ Không bao giờ được đặt lợi ích cá nhân lên trên công việc và đùn đẩy công
việc chỉ vì sợ thiệt
+ Lựa chọn trang phục đến nơi làm việc phải lịch sự, trang nhã, thoải mái phù
hợp với tính chất công việc
+ Làm nhân viên công sở thì phải luôn luôn chấp hành những nội quy, quy
định của cơ quan
+ Không lợi dụng chức quyền cho mục đích riêng

KẾT LUẬN
Thực trạng trên cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các cấp,
các địa phương chưa đầy đủ, không thấy được mối liên hệ qua lại giữa trình độ
văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc tại công sở. Chúng ta
15


còn thiếu các chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm, thiếu

đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở. Điều đó đã dẫn đến hiệu quả công việc
của các cơ quan thấp, cản trở quá trình hội nhập.
Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ, công chức, nhân viên càng gương mẫu ,
thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, nơi đó càng có sự đoàn kết, thống nhất
nội bộ cao, chất lượng, hiệu quả công việc tốt hơn, thực hiện tốt mục tiêu, kế
hoạch đề ra. Chính điều này đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của
công tác cải cách hành chinh, đồng thời nhận được sự đồng tình cao của mọi
người.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên, công chức tại một số cơ quan có thái độ thân
thiện, biết tôn trọng, lịch sự, lắng nghe hướng dẫn, giải thích tận tình, rõ ràng
trung thực, hợp tác hơn trong giao tiếp với dân; phát huy tinh thần tập thể,
gương mẫu trong lối sống, chấp hành kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ, đạo đức,
văn hóa công vụ trong cơ quan, đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc…
Như vậy, để tạo nên môi trường văn hóa tốt trong công sở , vấn đề quan trọng
nhất là người lãnh đạo, đứng đầu một cơ quan phải tạo được cơ chế tốt để các
nhân viên có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng thân thiện có tính
đoàn kết cao. Và điều cốt lõi là người lãnh đạo cần phải giải quyết tốt bài toán
quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, hợp lí, phù hợp
với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người.

16


Văn hóa của đội ngũ nhân viên và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công
sở qua khảo sát một công sở trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội.
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………….1
1, Lý do chọn đề tài …………………………………………………………... 1
17



2, Đối tượng Nghiên cứu ……………………………………………………... 1
3, Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………..… 1
4, Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………. 1
5, Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………. 2

PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………… 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ …………………... 2
1. Khái niệm về văn hóa công sở ……………………………………………….2
1.1 Khái niệm văn hóa ………………………………………………………… 2
1.2 Văn hóa công sở …………………………………………………………… 2
1.2.1 Công sở ………………………………………………………………… 3
1.2.2 Văn hóa tổ chức ………………………………………………………. 3
1.3 Biểu hiện của văn hóa ……………………………………………………….. 3
1.3.1 Giá trị tinh thần ………………………………………………………….. 4
1.3.2 Giá trị vật chất …………………………………………………………….. 4
2. Vai trò của văn hóa …………………………………………………………... 4
3. Vai trò và ý nghĩa của văn hóa công sở ……………………………………... 5
3.1 Vai trò ……………………………………………………………………. 5
3.2 Ý nghĩa ……………………………………………………………………. 5

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN Ở NGÂN
HÀNG ĐT & PT – BIDV ( CHI NHÁNH XUÂN LA, QUẬN TÂY HỒ)………. 6

2.1 Thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên trong công sở hiện nay ………… 6
2.2 Các loại hình văn hóa công sở ………………………………………………. 7
2.2.1 Văn hóa giao tiếp ( đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan, đối tác,…)…………... 7
2.2.2 Văn hóa ứng xử ……………………………………………………………. 7
18



2.2.2.1 Thái độ và cách làm việc trong công sở …………………………………. 8
2.2.2.2 Thái độ đối với đồng nghiệp …………………………………………….. 9
2.2.2.3 Thái độ với lãnh đạo cấp trên ……………………………………………. 9
2.2.2.4

Văn hóa trang phục …………………………………………………… 9

2.3 Về thực hiện nội quy công sở ………………………………………………. 10
2.4 Khái quát sơ bộ về cơ quan, đối tượng nghiên cứu ( Ngân hàng BIDV ) …. 10
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN QUYẾT ĐỊNH ĐẾN
VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ …………………………………… 11

3.1 Vai trò của nhân viên quyết định đến việc hình thành văn hóa công sở …… 12
3.2 Tác động của đội ngũ nhân viên đối với văn hóa công sở ………………… 12
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM GIÚP CẢI
THIỆN VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN NƠI CÔNG SỞ …………. 13
4.1Đánh giá ……………………………………………………………………. 13
4.1.1 Tích cực…………………………………………………………………... 13
4.1.2 Tiêu cực …………………………………………………………………. 13
4.2 Giải pháp ……………………………………………………………………. 14

4.3 Bài học kinh nghiệm ………………………………………………………… 14

KẾT LUẬN ……………………………………………………… 15

19



20


ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN THƯ LƯU TRỮ

TÊN ĐỀ TÀI
VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ QUA KHẢO SÁT MỘT CÔNG SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần : Văn hóa công sở
Giảng viên giảng dạy : Th.s Nguyễn Thành Nam

Hà Nội, 2016

21


22



×