Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Ô nhiễm chất thải rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 18 trang )

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
LỚP 9A6
THỨ BẢY NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2009

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – S.O.S!


NHÓM 1:
Lê Hoàng Anh
Lê Thị Trúc Anh
Lâm Thị Bạch Cúc
Lê Minh Hồng
Lương Quốc Huy
Nguyễn Nhật Huy
La Thị Ánh Huyền
Nguyễn Hữu Khải
Trần Ngọc Bảo Khanh
Trần Thị Kim Nga


NGUYÊN NHÂN:
Ngày nay, việc con người sinh
họat, vệ sinh cá nhân, ăn uống,
y tế,… đều sinh ra rác 1 cách dễ
dàng. Việc sinh ra rác thải quá
nhiều là do con người không có ý
thức trong việc vệ sinh môi
trường sống của mình. Theo
những thông tin trên TV, các
phương tiện truyền thông, báo,
… cho ta biết, đất nước ta đang


nằm trong tình trạng ô nhiễm
cực kì nghiêm trọng. Nội trong
thành phố Hồ Chí Minh, mỗi
ngày, cơ sở xử lý rác thải đã phải
xử lý hơn 5.000 tấn rác thải.


Trong đó, chiếm hơn một nửa là chất thải
rắn từ các khu dân cư đổ ra. Đa số là
các rác thải khó phân hủy hoặc không
phân hủy được,… Tất cả đều do ý thức
kém của người dân, họ ăn xài vô độ và
cũng xả ra rất nhiều rác thải. Nhưng họ
không phân lọai ra lọai rác nào dễ hoặc
khó phân hủy vì thế đã dẫn đến sự ô
nhiễm môi trường trầm trọng.


Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh
chất thải rắn tập trung chủ yếu ở
đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Tại
các đô thị này, tuy chỉ chiếm tỉ lệ
24% dân số cả nước, nhưng lại phát
sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi
năm, chiếm gần 50% tổng lượng
chất thải sinh họat cả nước.
Một số hình ảnh về rác thải


Về chất thải rắn, ước tính

toàn quốc có khoảng trên 15
triệu tấn/năm, trong đó hơn
150.000 tấn là chất thải nguy
hại. Dự báo đến năm 2010
lượng chất thải rắn có thể
tăng từ 24% đến 30%.


Rác thải sinh hoạt đô thị và công
nghiệp chiếm lượng lớn khoảng
70% - 80% tổng lượng chất thải
phát sinh, lượng chất rắn công
nghiệp chiếm khoảng 20% tổng
lượng chất thải, lượng chất thải
rắn nguy hại chiếm tỷ lệ nhỏ
(khoảng 2% tổng lượng thải)
nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây hại
cho sức khỏe và môi trường rất
cao và có xu hướng gia tăng, nếu
không được quản lý chặt chẽ và
xử lý hiệu quả.


Nguồn tin tham khảo
Về chất thải rắn y tế: Hiện nay cả nước có
khoảng hơn 12.500 cơ sở khám chữa bệnh.
Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư
đông đúc. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát
sinh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y
tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát

sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày, tập trung ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh 65%. Ước tính,
trong tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất thải
rắn phát sinh hàng năm thì chất thải y tế nguy hại
vào khoảng 21.000 tấn. Dự báo đến năm 2010
thì lượng chất thải rắn y tế nguy hại vào khoảng
25.000 tấn/năm.


Một số hình ảnh ô nhiễm chất thải rắn

Vô tư xả rác ở sân đền


Theo đánh giá của chuyên gia, trong các
loại chất thải nguy hại, chất thải công
nghiệp nguy hại và chất thải y tế là mối
hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng;
nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu
vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi
chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô
nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô
hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả,
thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra.
Các bà nội trợ thu gom găng tay của các
bác sĩ, y tá về giặt sạch, phơi khô bán
lại



Việc ô nhiễm chất thải rắn
cũng là một trong những
nguyên nhân làm ảnh
hưởng đến việc Trái đất bị
nóng lên.


Cách khắc phục

Người dân có ý thức bỏ rác vào thùng
Thanh niên tình nguyện đi nhặt rác

Trái đất của chúng ta sẽ như thế
này nếu không có rác thải





Hạn chế sử dụng các vật phẩm khó phân hủy trong môi
trường (bao ni-lông, chai nhựa,…).



Phân loại rác sau khi sử dụng.



Không vứt rác bừa bãi ở mọi nơi.




Vận động các thành viên trong lớp không được xả rác.




Tài liệu tham khảo:

NGUỒN: GOOGLE.COM,
VIETNAMNET


Cám ơn quý thầy cô & các bạn
đã xem bài thuyết trình của
chúng em.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×