Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phương pháp giáo dục Kumon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.95 KB, 1 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KUMON
--------------------------------------
KUMON là một giáo viên dạy toán người Nhật Bản. Khi ông thấy cậu con trai của mình học
kém môn toán, ông đã bỏ công nghiên cứu một phương pháp giáo dục với mục đích giúp cậu con
trai học khá hơn. Chẳng bao lâu sau, ông đã giúp cậu làm thành thạo các phép toán tích phân và vi
phân trong khi cậu đang học lớp 6. và từ đó phương pháp giáo dục Kumon ra đời.
Đặc trương của phương pháp là tạo điều kiện để mội học sinh nắm bắt thành thạo các kiến
thức theo từng bước nhỏ được điều chỉnh dựa theo khả năng mỗi em. Phương pháp Kumon có 6
đặc điểm sau:
1. Giáo dục Hướng đối tượng: Quá trình học được thiết kế và điều chỉnh dựa trên khả năng
của mỗi học sinh. Điểm khởi đầu, số bài tập hàng ngày, mục tiêu học tập, số lần luyện tập và tiến
độ học tập đều được cân nhắc và xác định riêng cho từng học sinh. Không có học sinh nào là
giống nhau. Những em đã có khả năng thành thạo sẽ học tiến lên; trong khi những em cần củng cố
kiến thức sẽ được luyện tập lại các bài tập và chỉ học nâng cao khi các em đã sẵn sàng.
2. Điểm khởi đầu dễ dàng: Thông thường, phụ huynh sẽ ngạc nhiên với điểm khởi đầu khá dễ
dàng của trẻ trong chương trình Kumon. Điểm khởi đầu dễ dàng nhằm giúp trẻ bắt đầu chương
trình Kumon một cách thoải mái và luôn đạt được điểm tuyệt đối và từ đó xây dựng sự tự tin và
hứng thú cho trẻ. Bất cứ khi nào trẻ bắt đầu một hoạt động mới, một khởi đầu suôn sẻ và thuận
lợi sẽ giúp trẻ dễ dàng hình thành các thói quen mới. Với Kumon, việc khởi đầu ở một trình độ dễ
dàng là giai đoạn để phát triển thói quen học và khả năng tập trung cho trẻ.
3. Phát triển kĩ năng tự học Giáo trình Kumon được thiết kế thông qua những bước nhỏ. Điều này
nhằm tạo điều kiện để trẻ có thể tự học. Mỗi phần bài tập được hoàn tất là một bước kết nối với
phần tiếp theo. Nếu luyện tập với các bài tập theo đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển được khả
năng tự giải quyết vấn đề. Việc tự học sẽ mang lại cách hiểu thấu đáo hơn đối với mỗi vấn đề.
Các ví dụ sẽ được dùng để hướng dẫn khi học sinh chuẩn bị học một chủ điểm mới.
4. Học hằng ngày: Kumon là một chương trình luyện tập mỗi ngày. Học sinh sẽ dùng khoảng 30
phút một ngày để hoàn tất các bài tập. Việc này sẽ giúp hình thành những thói quen học tập tích
cực và tinh thần kĩ luật cho trẻ. Sự bền bĩ và kiên trì là những tài sản quí giá cho việc học cũng
như phát triển nhân cách cho trẻ trong tương lai.
5. Luyện tập lặp lại: Luyện tập lặp lại là một trong những lí do mang lại sự thành công của
Kumon. Nó cho phép học sinh có thời gian để củng cố và thành thạo từng nội dung trong chương


trình Kumon. Do vậy, thông thường học sinh sẽ được yêu cầu luyện tập lại những bài tập mặc dù
các em đã làm qua. Sự thành thạo sẽ được hình thông qua việc luyện tập đầy đủ. Qua việc luyện
tập lặp đi lặp lại, các trình độ về sau sẽ ngày càng dễ dàng hơn khi các nền tảng trước đó đã
được xây dựng vựng vàng.
6. Thời gian hoàn thành chuẩn: Mỗi xấp bài tập (với 10 tờ có mặt) có một thời gian hoàn thành
chuẩn. Thời gian này đã được kiểm tra qua thực nghiệm và hoàn toàn nằm trong khả năng của học
sinh. Khái niệm này không phải như một cuộc thi tốc độ. Nếu như học sinh có thể đạt được SCT
khi làm việc với tốc độ bình thường và trình bày rõ ràng, ta có thể nói trẻ đã thành thạo những bài
tập này. Nếu học sinh không thể hoàn thành bài tập trong SCT, em đó nên luyện tập lại những bài
tập này. Nếu không có được sự luyện tập cần thiết, tốc độ tiến bộ về sau của trẻ sẽ ngày càng chậm
lại.
( Theo báo Thế giới mới)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×