Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giao an lich su 12 bai 23 tiet 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.06 KB, 3 trang )

Ngày soạn:..../..../20.....

Ngày giảng:12A: ..../..../201....
12B :..../..../201....
12C : ..../..../201....

Bài 23
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI MIỀN BẮC
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức:
- Trình bày theo lược đồ diễn biến chính những chiến dịch lớn trong cuộc tổng tấn công
và nổi dậy Xuân 1975, phân tích ý nhĩa từng chiến dịch.
- Rút ra nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước.
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, niềm tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Tinh thần chiến đấu anh dũng, ý chí thống nhất tổ quốc của nhân dân ta.
3/ Kỹ năng:
II. Thiết bị và đồ dùng dạy học
- Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975 của NXBGD
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao Đảng ta lại đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976?
3/ Dẫn nhập vào bài mới
4/Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò.
- Giáo viên trình bày trên bản đồ
diễn biến của chiến dịch Tây


Nguyên. Vì sao ta chọn Tây Nguyên
là chiến dịch mở màn cho cuộc tổng
tiến công và nổi dậy?
- Ý nghĩa của chiến dịch Tây
Nguyên?
+ Ta xóa sổ quân đoàn II do tướng
Phạm Văn Phú chỉ huy.

- 25/ 3/ 1975 bộ chính trị TW Đảng
quyết định giải phóng miền Nam
trước mùa mưa năm 1975

Kiến thức cơ bản
III. Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, giành toàn vẹn
lãnh thổ tổ quốc
1/ Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam
2/ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
a/ Chiến dịch Tây Nguyên (4/ 3 đến 24/ 3)
- 4/3 ta đánh nghi binh ở Playku và Kontum: cắt đường
19, 21 nối Tây Nguyên và khu V, đường 14 nối Playku
và Buôn Mê Thuột, cô lập Buôn Mê Thuột
- 10/ 3 ta bất ngờ đánh Buôn Mê Thuột, đến ngày 11/3
ta làm chủ được thị xã
- 12/3 địch phản công để chiếm lại Buôn Mê Thuột
nhưng thất bại, Thiệu ra lệnh cho quân rút khỏi Tây
Nguyên về giữ vùng ven biển miền Trung, ta tiếp tục
chặn đánh, truy kích và tiêu diệt địch.
- Đến ngày 24/ 3 ta giải phóng Tây Nguyên và 60 vạn



- Giáo viên trình bày trên bản đồ
diễn biến của chiến dịch Huế – Đà
Nẵng. Đà Nẵng là căn cứ liên hiệp
quân sự lớn nhất ở miền Trung
(cảng – sân bay quan trọng), là thành
phố lớn thứ hai ở miền Nam sau Sài
Gòn
- Ý nghĩa chiến dịch:
+ làm sụp đổ hệ thống phòng ngự
của địch ở miền Trung, xóa sổ quân
đoàn I Ngụy, tạo điều kiện cho ta
thắng lợi trong chiến dịch quyết định
cuối cùng (Chiến dịch Hồ Chí Minh)

- Sau khi mất hai quân đoàn ở Tây
Nguyên và miền Trung. Thiệu tập
hợp lực lượng xây dựng tuyến
phòng thủ từ xa là Phan Rang (Cố
thủ từ lối Phan Rang tiến vào)
- 8/4/1975: lập bộ chỉ huy chiến dịch
giải phóng Sài Gòn – Gia Định gần
5 quân đoàn chủ lực tinh nhuệ
- 14/4: bộ chính trị quyết định chiến
dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định
là chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh
- Phương châm của chiến dịch:
“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc
thắng”
- Phương thức giải phóng ở các tỉnh
còn lại ở miền Nam là “xã giải

phóng xã, huyện giải phóng huyện,
tỉnh giải phóng tỉnh”
- Là thắng lợi quyết định, kết thúc
cuộc kháng chiến chống Mỹ 21
năm và 30 năm đấu tranh giải
phóng dân tộc

dân
b/ Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/3 đến 29/3)
- Khi chiến dịch Tây Nguyên đang ở giai đoạn cuối ta
quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng miền Nam->
Mở chiến dịch Huế – Đà Nẵng nhằm giải phóng các
tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ. Tiêu diệt quân đoàn
I Ngụy do tướng Ngô Quang Chưởng chỉ huy
+ 19/3/1975 ta giải phóng Quảng Trị
+ 21/3 ta tấn công và bao vây địch ở Huế -> 10h 30’
ngày 25/3 ta giải phóng Huế. Đến ngày 26/ 3 ta giải
phóng toàn bộ tỉnh Thừa Thiên, cùng thời gian này ta
giải phóng các tỉnh phía Nam Đà Nẵng : Tam Kỳ – Chu
Lai – Quảng Ngãi. Đến 19/ 3/ 1975 quân ta tiến công và
giải phóng Đà Nẵng
- Cùng thời gian chiến dịch Huế – Đà Nẵng ta giải
phóng các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, phía nam
Tây Nguyên và một số tỉnh thuộc quần đảo Trường Sa:
+ Quy Nhơn
1/4/1975
+ Tuy Hòa
1/4/1975
+ Nha Trang
3/4/1975

+ Cam Ranh – Đà Lạt
3/4/1975
c/ Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/ 4 đến 30/4/1975)
- 25/ 3/ 1975 bộ chính trị quyết định “giải phóng miền
Nam trước mùa mưa 1975 – trước tháng 5”.
- 9/ 4 ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang. 16/ 4 ta
chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang, giải phóng
Bình Thuận – Bình Tuy.
- 21/4 giải phóng Xuân Lộc là căn cứ trọng yếu “Tấm
áo giáp bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông”. Bị chọc thủng,
địch hoảng loạn, Thiệu xin từ chức
- 17h ngày 26/4/1975, 5 cánh quân ta tiến vào Sài Gòn,
mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh (27 – 28/4 ta tiêu diệt
được các tuyến phòng thủ của địch ở vòng ngoài) ->
Tiến vào đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch ở
trung tâm thành phố.
- 10 h 45’ ngày 30/4/1975, xe tăng của ta tiến vào dinh
độc lập bắt sống toàn bộ chính phủ TW Sài Gòn –
Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 11h
30’ cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập,
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng -> 2/5/1975 miền
Nam hoàn toàn giải phóng
- Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều
kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam và
nhân dân Lào – Kampuchia, giải phóng đất nước. Cổ vũ
các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh chống lại
chủ nghĩa đế quốc.


- Phân tích ý nghĩa lịch sử và IV. Ý nghĩa lịch sử – nguyên nhân thắng lợi của

nguyên nhân thắng lợi của cuộc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
1/ ý nghĩa lịch sử
a/ + Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm
chiến tranh GPDT và bảo vệ tổ quốc
+ Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của CNĐQ và
phong kiến ở nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng
ĐTC trong cả nước và thống nhất đất nước
+ Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc: độc lập, thống
nhất đi lên CNXH
b/ tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới –
cổ vũ to lớn tới phong trào cách mạng thế giới
2/ Nguyên nhân thắng lợi
a/ + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đấu là Hồ
Chủ tịch với đường lối quân sự – chính trị độc lập và tự
chủ
+ Nhân dân ta yêu nước, đoàn kết chiến đấu dũng cảm.
Vai trò quan trọng của hậu phương miền Bắc
b/ Sự phối hợp, đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3
nước Đông Dương. Sự đồng tình và ủng hộ to lớn của
các lực lượng hòa bình, dân chủ thế giới (các nước
XHCN, Liên Xô – Trung Quốc). Phong trào đấu tranh
của nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ thế giới.
IV. Sơ kết bài học
- Học sinh trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Dặnu dò: về nhà tìm hiểu các nhân vật lịch sử, các di tích lịch sử các sự kiện lịch sử trên
ở đia phương.




×