Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

giao an bai van de phat trien mot so nganh cong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.88 KB, 7 trang )

Ngày soạn:

Tuần dạy:

Ngày dạy:

Lớp dạy:

Tiết 30
Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
 Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như
các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của tùng phân ngành.
 Hiểu rõ được cơ cấu ngành CN thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình
sản xuất và phân bố của từng phân ngành.
2. Kĩ năng:
 Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như
các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang xây dựng ở nước ta.
 Chỉ trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính và các trung tâm công
nghiệp thực phẩm của nước ta.
3. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng
lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
 Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. GV chuẩn bị:
 Bản đồ địa chất- khoáng sản VN.
 Atlat đại lí VN.
2. HS chuẩn bị: Kiến thức và phương tiện học tập.


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm, sau đó
giới thiệu cho HS biết các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦAGV-HS

NỘI DUNG CHÍNH


Hoạt động 1; GV sử dụng sơ đồ cơ
cấu công nghiệp năng lượng để giới
thiệu cho HS những ngành CN hiện có
ở nước ta và những ngành sẽ phát triển
trong tương lai.

1. Công nghiệp năng lượng:
a) CN khai thác nguyên- nhiên liệu:
* Công nghiệp khai thác than:

- Than antraxit: tập trung ở Quảng Ninh
Hoạt động 2: Tìm hiểu CN khai thác có trữ lượng hơn 3 tỉ tấn (chiếm 90% trữ
lượng than cả nước).
nguyên – nhiên liệu (cặp)
- Bước 1; HS dựa vào SGK, bản đồ địa - Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông
chất- khoáng sản và kiến thức đã học: Hồng khó khai thác.
+ Trình bày ngành CN khai thác than - Than bùn: tập trung nhiều ở ĐB sông
Cửu Long.
và công nghiệp khai thác dầu khí.
Bước 2: HS trình bày, GV đưa thông + Khai thác than ở nước ta có từ lâu, gần
đây sản lượng tăng nhanh. Năm 2007 đạt
tin phản hồi để đối chiếu.

hơn 42.5 triệu tấn.
+ Hình thức khai thác: lộ thiên và hầm lò.
* Công nghiệp khai thác dầu khí:
- Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể
trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
- Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn là hai
khu vực có triển vọng nhất về trữ lượng
và khả năng khai thác.
- Khai thác dầu, khí là ngành công nghiệp
mới được hình thành từ 1986, sản lượng
dầu mỏ tăng liên tục, năm 2005 đạt 18.5
triệu tấn.
- Khí tự nhiên là nguồn nhiên liệu cho
các nhà máy nhiệt điện, nguyên liệu cho
sản xuất phân đạm.
b) CN điện lực:
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành công * Khái quát chung:
nghiệp điện lực (cá nhân/cặp)
- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển
- Bước 1: HS dừa vào kiến thức:
công nghiệp điện lực.
+ Phân tích khái quát những thế mạnh - Sản lượng điện tăng rất nhanh.
về tự nhiên đối với việc phát triển
- Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn
ngành công nghiệp điện lực nước ta
có sự thay đổi:
+ Hiện trạng phát triển ngành công
+ Giai đoạn 1991-1996 thủy điện chiếm
nghiệp điện lực của nước ta.
hơn 70%.

+ Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản
+ Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm
lượng điện?
khoảng 70%.


Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV - Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là
chuẩn kiến thức
đường dây siêu cao áp 500KW.
Bước 3: Tìm hiểu tình hình phát triển * Ngành thủy điện và ngành nhiệt
và phân bố ngành thủy điện và nhiệt điện:
điện nước ta.
+ Thủy điện:
+ Tại sao nhà máy nhiệt điện chạy - Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW,
bằng than không được xây dựng ở tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông
miền Nam?
Đồng Nai.
- Bước 4: HS trả lời, GV bổ sung, - Hàng loạt các nhà máy thủy điện công
chuẩn kiến thức.
suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình,
Yaly…
- Nhiều nhà máy đang triển khai xây
dựng: Sơn La, Na Hang.
+ Nhiệt điện:
- Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn
nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng mặt trời,
sức gió…
- Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ
yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà
máy nhiệt điện ở miền Trung và miền

Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.
- Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công
suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại, Uông
Bí và Uông Bí mở rộng, Phú Mĩ 1, 2, 3,
4… Một số nhà máy đang được xây
dựng.
2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:
Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành công - Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất
nghiệp chế biến LT - TP
phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành
- Bước 1; GV yêu cầu HS dựa vào bản chính và nhiều phân ngành khác.
đồ nông nghiệp, sơ đồ, bảng biểu trong - Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành
SGK và kiến thức đã học:
trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi
+ Chứng minh cơ cấu ngành CN chế trồng thủy hải sản.
biến LT-TP đa dạng
- Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.
+ Giải thích vì sao CN chế biến LT-TP - Việc phân bố các ngành CN này mang
là ngành công nghiệp trọng điểm.
tính chất qui luật. Nó phụ thuộc vào tính
+ Tại sao nói: việc phân bố CN chế chất nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ…
biến LT-TP mang tính qui luật?
- Bươc 2; HS trả lời, GV chuẩn Kiến * TÍCH HỢP: Ngành CN điện lực của
nước ta những năm gần đây có những nét


thức.

khởi sắc khi đáp ứng được nhu cầu trong

nước và 1 phần hỗ trợ cho nước bạn. Tuy
nhiên, chính việc xây dựng nhà máy thủy
điện đã gây ra những hậu quả khôn lường
đôi khi đi ngược lại sự phát triển của xã
hội. Để xây dựng nên những hồ chứa
nước khổng lồ đòi hỏi phải phá một diện
tích rừng rất lớn- ảnh hưởng đến hệ sinh
thái và mọi trường xung quanh hồ→ làm
biến đổi tự nhiên.
Bên cạnh đó việc xây dựng các nhà máy
nhiệt điện sử dụng 1 lượng lớn năng
lượng hóa thạch làm suy kiệt tài nguyên,
thải ra khí gây ô nhiễm môi trường, góp
phần cộng hưởng làm thủng tầng ozon và
hiệu ứng nhà kính? Giải pháp?

IV. ĐÁNH GIÁ:

Giải thích vì sao CN chế biến LT-TP là ngành công nghiệp
trọng điểm?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Về nhà học bài và chuẩn bị trước nội dung bài tiếp theo.


VI. PHỤ LỤC:
1. Than đá: đá trầm tích có nguồn gốc thực vật hóa thạch màu đen, dễ cháy và
cho nhiệt độ cao. Than đá có nhiều loại tùy theo hàm lượng cacbon:
- Than antraxit: chứa từ 92-98% cacbon
- Than gầy: chứa từ 85-90% cacbon
- Than mỡ: chứa từ 70-85% cacbon

- Than nâu: chứa từ 60-75% cacbon
- Than bùn: dưới 60% cacbon.
2. Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước
ta vì:
a. Có thế mạnh lâu dài: có cơ sở nguồn nhiện liệu vững chắc: than, dầu khí,
thủy năng; Thị trường tiêu thụ rộng lớn: phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế,
phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
b. Mang lại hiệu quả kinh tế cao:
- Kinh tế: đẩy mạnh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, HĐH.
- Xã hội: nâng cao đời sống nhất là vùng sâu, vùng xa.
- Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
c. Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác: tác động mạnh mẽ, toàn
diện đến các ngành kinh tế về các mặt: quy mô, kĩ thuật – công nghệ…
3. Các hình thức sản xuất điện năng:
- Với tuabin:
Máy phát điện được nối với tuabin, chuyển động quay của tuabin dẫn đến
chuyển động quay của máy phát điện và tạo ra điện. Tuabin có thể được vận
hành bởi:
a. Hơi nước: năng lượng nhiệt qua quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch
hay từ phản ứng hạt nhân làm nước bốc hơi, dưới áp suất cao làm quay tuabin.
b. Nước: tại các nhà máy thuỷ điện, nước được tụ lại với thế năng lớn, năng
lượng dòng chảy của nước làm quay tuabin.
c. Gió: gió có thể trực tiếp làm quay tuabin.
d. Khí nóng: tuabin có thể được vận hành trực tiếp từ các khí nóng trong quá
trình đốt cháy khí thiên nhiên hay dầu.
- Với động cơ pít tông:
Các máy phát điện nhỏ hoạt động với động cơ pít tông (động cơ đốt trong),
nhiên liệu dầu diesel, khí sinh học hay khí thiên nhiên.
4. Các ưu điểm và nhược điểm của các loại nhà máy sản xuất điện.

4.1. Nhà máy nhiệt điện:


a. Ưu điểm: với các nhà máy nhiệt điện, chúng có ưu điểm là chi phí đầu tư
xây dựng thấp, thời gian xây dựng ngắn, khi vận hành không phụ thuộc nhiều
vào điều kiện của thiên nhiên.
b. Nhược điểm: việc sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện phải chịu cảnh tăng
giá của các nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá nhất là
trong điều kiện hiện nay khi dầu lửa đắt đỏ hơn bao giờ hết và các nguồn nhiên
liệu hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt.
4.2. Nhà máy thuỷ điện:
a. Ưu điểm: giá thành điện năng của nhà máy thuỷ điện khá rẻ, nhà máy thuỷ
điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu vì không cần phải nhập nhiên
liệu. Các nhà máy thuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện,
thời gian khởi động nhanh, chi phí nhân công cũng thấp bởi các nhà máy này
được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông
thường.
b. Nhược điểm: so với nhà máy nhiệt điện thì vốn đầu tư nhà máy thuỷ điện
lớn hơn nhiều, thời gian xây dựng lại rất lâu. Việc sử dụng nước tích trữ cũng
khá phức tạp, vào thời điểm hạn hán, mức nước bổ sung không thể tăng kịp với
yêu cầu sử dụng. Mặt khác các nhà máy thuỷ điện lớn có thể phá vỡ sự cân
bằng của hệ sinh thái xung quanh.
4.3. Nhà máy điện nguyên tử:
a. Ưu điểm: khi quá trình sản xuất và xử lí chất thải được bảo đảm an toàn cao,
nhà máy điện nguyên tử có thể sản xuất năng lượng điện nguyên tử tương đối
rẻ và sạch so với các nhà máy điện khác, đặc biệt nó có thể ít gây ô nhiễm môi
trường hơn các nhà máy nhiệt điện đốt than hay khí thiên nhiên.
b. Nhược điểm: mức an toàn trong vận hành vẫn là dấu hỏi lớn, tác hại đến
nhân sự và môi trường trong trường hợp xảy ra tai nạn cũng là vấn đề đáng lưu
tâm. Thêm nữa, năng lượng này thải hồi nhiều than khí (carbon dioxide) ảnh

hưởng đến tầng ô dôn của bầu khí quyển nhất là phế thải nguyên tử vẫn còn là
vấn đề nan giải chưa gải quyết được của nhân loại.
5. Năm 2014, xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam
Một số thông tin về dự án:
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 nằm ven biển, tai xã Phước Dinh,
huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện tích chiếm đất trên đất liền là
540 ha.
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 nằm ven biển, tai xã Vĩnh Hải, huyện
Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện tích chiếm đất trên đất liền là 550 ha.
6. Đường dây 500 kV Bắc –Nam: kì tích của thế kỉ XX:
Dự án xây dựng đường dây 500 kV Bắc –Nam có chiều dài 1.487 km và 4 trạm
biến áp 500 kV với số vốn 5.300 tỉ đồng được coi là một công trình có qui mô
lớn và tính kỉ thuật phức tạp. Tuy nhiên, chỉ trong 2 năm, ngành Điện vừa triển
khai công tác thiết kế, vừa nổ lực thi công, đã đưa được công trình vào vận


hành đúng tiến độ. Công trình được khởi công ngày 5-4-1992 và bàn giao cho
các bên vận hành vào ngày 5-4-1994. Đây là một kỉ lục đáng khâm phục, một
kì tích của thế kỉ XX của Việt Nam, được thế giới đánh giá cao. Công trình vận
hành mở đầu cho thời kì hệ thống điện 3 miền Bắc, Trung, Nam được liên kết
với nhau thành một thể thống nhất. Hệ thống đường dây 500 kV Bắc –Nam
hoàn thành đã nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn điện, đáp ứng được nhu
cầu điện của thời kì này trong cả nước.
7. Điện hạt nhân ở một số nước:
a. Pháp: năm 2008, 58 nhà máy điện hạt nhân tạo ra tới 90% sản lượng điện
nước này. Năm 2004, tỉ lệ là 78,8%. Điện hạt nhân đưa Pháp lên vị trí xuất
khẩu điện lớn nhất thế giới.
b. Hoa Kì: năm 2008, nước này có 104 lò phản ứng hoạt động, tạo ra hơn 806
tỉ kWh điện, chiếm gần 20% lượng điện tiêu thụ của nước này. Hoa Kì là nước
có nguồn điện hạt nhân thương mại lớn nhất thế giới.

c. Hàn Quốc: tổng công suất các nhà máy hạt nhân là 17.5 GW, tạo ra 28.5%
sản lượng nhưng đáp ứng tới 45% nhu cầu tiêu thụ. Nước này đang xây dựng
thêm 8 nhà máy để tới năm 2016 có thêm 9.4GW công suất nữa.
d. Nhật Bản: là nước tiêu thụ điện hạt nhân thứ 3 thế giới với 53 lò phản ứng,
cung cấp 34.5% điện năng. Nhật Bản coi điện hạt nhân là chiến lược do vấn đề
tài nguyên.
e. Nga: năm 2005, các nhà máy điện hạt nhân sản xuất 137 tỉ kWh. Công suất
thiết kế của các nhà máy là 21.244 MW. Nước này có kế hoạch tăng số lò phản
ứng từ 31 lên 59 và nâng cấp các lò phản ứng cũ, trong đó có model được sử
dụng ở nhà máy Chernobyl.



×