Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

giao an ngu van 10 tra bai van so 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.48 KB, 2 trang )

Tiết 16

Ngày soạn:.......................

TRẢ BÀI VĂN SỐ 1
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Ôn tập củng cố về kiến thức, kỷ năng và quy trình viết một bài làm văn nói chung, nghị
luận và biểu cảm nói riêng.
- Sửa chữa, rút kinh nghiệm về các lỗi dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, tạo liên kết văn
bản…
- Rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho bài số 2.
II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá bài viết và rút kinh nghiệm cho bản thân.
2.Kỹ năng:
- Kết hợp thuyết trình giảng giải và phát vấn của GV với ý kiến HS tự nhận xét, đánh giá
kết quả bài làm.
3. Phương tiện:
SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài kiểm tra của HS.
III. NỘI DUNG LÊN LỚP:
1. Ổn định, kiểm tra:
- GV: Ghi đề bài lên bảng: Ghi lại những cảm xúc chân thực của anh (chị) trong những
ngày dần trôi bước vào trường THPT.
- Yêu cầu luận đề: Những cảm nghĩ chân thực của bản thân.
+ Cảm nghĩ chân thành, không khuôn sáo, không giả tạo, được bộc lộ rõ ràng, tinh tế,, trìu
mến, kính trọng, yêu thương..
- Yêu cầu phương pháp: Diễn đạt, bộc lộ cảm xúc theo hướng trình bày: quy nạp, diễn
dịch hay tổng-phân-hợp.
- Yêu cầu dẫn chứng: Dẫn chứng có thực, khó quên.
2. Lập dàn ý.


a. Mở bài.
Giới thiệu vấn đề: giới thiệu được đề tài và gây hứng thú cho người đọc.
b. Thân bài.
Phải lần lượt trình bày các cảm nghĩ theo một trình tự hợp lí.
c. Kết bài.
Phải thâu tóm được thần và nội dung cơ bản của bài làm, đồng thời lưu lại những cảm
xúc và suy nghĩ nơi người đọc.
II. Nhận xét làm bài của HS:
1. Ưu điểm:
- Cảm xúc chân thực, quan sát tinh tế.
- Văn viết mạch lạc, có cảm xúc.
- Kết cấu chặt chẽ, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng.
- Một số em có ý tưởng phong phú, sâu sắc.
2. Nhược điểm:
- Một số em chưa biết lập dàn ý, trình bày lộn xộn, lủng củng, thiếu ý, lặp ý.


- Một vài em chưa cố gắng làm bài, bài viết quá sơ sài. Chữ viết, trình bày bài cẩu thả.
- Dùng từ sai nghĩa, sai chính tả,v.v...
- Còn lúng túng trong phần mở đầu.
- Các câu trong đoạn văn thiếu sự liên kết chặt chẽ.
- Sa vào kể chuyện, liệt kê các chi tiết.
3. Kếtquả: Giỏi:…. Khá: ….. Trung bình…… Dưới trung bình:……...
4. Đọc 3 bài cụ thể: Khá, Trung bình, Yếu.
III. Trả bài và dặn dò:
1. Yêu cầu đối với HS.
- Xem lại bài, đọc kỹ lời phê, của giáo viên.
- Tự sữa lỗi, hỏi các bạn bài khá để rút kinh nghiệm.
- Cất giữ bài cẩn thận, chuẩn bị bài viết số 2.
2. Sửa một số lỗi cụ thể:

- Lỗi về chính tả
- Lỗi về dùng từ
- Lỗi về câu.



×