Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

giao an luyen tu va cau lop 5 tu nhieu nghia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.95 KB, 4 trang )

Giáo án Tiếng việt 5
Luyện từ và câu
Từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu
1. Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong từ
nhiều nghĩa.
2. Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong
một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ
bộ phận cơ thể người và động vật.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động... có thể minh họa cho
các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
- Bút dạ và giấy khổ to đủ cho hai đến ba HS làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS nêu lại phần Ghi nhớ về - Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu
Dùng từ đồng âm để chơi chữ (trong tiết của GV.
học trước) và lấy ví dụ phân tích minh
họa.
- GV nhận xét, cho điểm việc làm bài và - HS lắng nghe.
học bài của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV chỉ vào tranh (nếu không có thể cho - HS lắng nghe.
HS gọi tên các sự vật có ngay trong lớp
học). VD: đây là chân bàn, đây là chân
ghế, đây là chân người, đây là chân


tường,...
- GV nói với HS: chân của bàn khác với
chân của ghế, khác với chân của người,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


khác với chân của tường, càng khác xa so
với chân núi, chân trời nhưng đều được
gọi là chân. Vì sao vậy? Tiết học hôm nay
sẽ giúp các em hiểu một hiện tượng thú vị
khác trong tiếng Việt. Đó là từ nhiều
nghĩa.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Phần Nhận xét

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

Bài tập 1
- Yêu cầu một HS đọc to Bài tập 1 trong - Một HS đọc to bài. Cả lớp theo dõi đọc
phần Nhận xét.
thầm trong SGK.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- HS đọc SGK, suy nghĩ làm bài.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- HS lần lượt trình bày kết quả, cả lớp theo
dõi nhận xét.


- GV kết luận: Các nghĩa mà các em vừa - HS lắng nghe.
xác định cho các từ răng, mũi, tai chính là
nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ đó.
Bài tập 2,3
- Gọi một HS đọc toàn Bài tập 2, 3.

- Một HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau khi HS làm - HS làm việc cá nhân. Sau khi làm xong
bài xong các em trao đổi với bạn bên cạnh HS trao đổi theo nhóm đôi kết quả bài làm
về kết quả bài làm của mình.
của mình.
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của - Năm đến bảy HS lần lượt trình bày kết
mình.
quả bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét chữa bài, chốt lại lời - Nhận xét bài làm của bạn và chữa lại kết
giải đúng.
quả vào bài làm của mình (nếu sai).
Đáp án:
- Răng cào: Nghĩa của từ răng trong trường hợp này khác với nghĩa từ răng ở Bài tập 1
là dùng để cào chứ không dùng để cắn. Nghĩa của từ răng ở bài tập 2 và nghĩa của từ
răng ở Bài tập 1 là giống nhau cùng đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
- Mũi thuyền: Nghĩa của từ mũi ở đây khác với nghĩa của từ mũi ở Bài tập 1 là mũi
thuyền nhọn để rẽ nước chứ không dùng để thở và ngửi. Nhưng chúng giống nhau là
đều chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Tai ấm: Nghĩa của từ tai ở đây khác với nghĩa của từ tai ở Bài tập 1: tai ấm giúp người

ta cầm được ấm dễ dàng để rót nước, không dùng để nghe. Nhưng hai từ này đều giống
nhau là cùng chỉ bộ phận ở bên chìa ra (hình giống cái tai).
- GV kết luận: nghĩa của các từ - HS lắng nghe.
tai, mũi, ấm ở Bài tập 1 được
gọi là nghĩa gốc. Nghĩa của
những từ đó ở Bài tập 2 gọi là
nghĩa chuyển. Các nét nghĩa
của từ tai, mũi, ấm ở Bài tập 2
và Bài tập 1 đều có liên quan
với nhau.
- Vậy em hiểu thế nào là từ - Từ nhiều nghĩa là từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
nhiều nghĩa?
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đó bao giờ cũng có
mối liên hệ với nhau.
3. Phần Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong - Hai đến ba HS đọc phần Ghi nhớ.
SGK.
- Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi - Một đến hai HS nhắc lại phần Ghi nhớ và lấy ví dụ
nhớ và lấy ví dụ minh họa.
minh họa.
4. Phần Luyện tập
Bài tập 1
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS làm việc theo cá - HS làm bài vào giấy nháp, sau khi làm bài xong trao
nhân, sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn.
đổi kết quả với bạn bên cạnh.
- Gọi HS trình bày, GV theo dõi - HS lần lượt trình bày kết quả. Cả lớp theo dõi nhận

gọi HS nhận xét và cùng chốt xét, cùng GV chốt lại lời giải đúng.
lại ý kiến đúng.
Đáp án:
a)Từ mắt trong câu "Đôi mắt của bé mở to" mang nghĩa gốc. Còn từ mắt trong câu
"Quả na mở mắt" mang nghĩa chuyển.
b)Từ chân trong câu "Bé đau chân" mang nghĩa gốc. Còn từ chân trong câu "Lòng ta
vẫn vững như kiềng ba chân" mang nghĩa chuyển.
c)Từ đầu trong câu "Khi viết, em đừng ngoẹo đầu" mang nghĩa gốc. Còn từ đầu trong
câu "Nước suối đầu nguồn rất trong" mang nghĩa chuyển.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bài tập 2
- Yêu cầu một HS đọc toàn - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo - HS trao đổi, thảo luận theo nhóm để làm bài.
nhóm. GV phát giấy khổ to
và bút dạ cho các nhóm làm
bài.
- Gọi HS trình bày kết quả.

- Đại diện HS các nhóm dán bài lên bảng và đọc kết quả
bài làm của nhóm mình.

- GV và cả lớp nhận xét bài - HS nhận xét bài làm của từng nhóm theo yêu cầu của
làm của từng nhóm, đếm GV.
xem nhóm nào tìm được
đúng và nhiều từ để tính
điểm thi đua, tuyên dương
nhóm thắng cuộc.

Lời giải:
- Lưỡi: lưỡi dao, trăng lưỡi liềm, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi lửa, lưỡi hái,...
- Miệng: miệng bát, miệng túi, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa,...
- Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay, ...
- Tay: tay áo, đòn tay, tay quay, tay ấy (người ấy), ...
- Lưng: lưng đồi, lưng núi, lưng ghế, lưng đê, lưng trời,...
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung - Hai đến ba HS nhắc lại.
Ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà học nội - HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
dung Ghi nhớ và làm lại Bài
tập 2 vào vở.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×