Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI 40: CÁC HẠT SƠ CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.27 KB, 3 trang )

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Vật Lí 12
Ngày sọan: 14/2/2009
Tuần:35
Tiết: 67 Bài 40: CÁC HẠT SƠ CẤP
A. MỤC TIÊU:
Nêu được hạt sơ cấp là gì
Nêu đựoc tên của một số hạt sơ cấp
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Chuẩn bị một bảng ghi các đặc trưng của các hạt sơ cấp
- Dự kiến lưu bảng:
Bài 40: CÁC HẠT SƠ CẤP
I.Khái niệm hạt sơ cấp
1. Hạt sơ cấp là gì?
Hạt sơ cấp là những hạt có kích thước vào cỡ kích thước hạt nhân trở xuống
VD: phôtôn (
γ
), electron( e
-
), pôzitrôn ( e
+
), prôtôn( p ), nơtron ( n), nơtrinô(
υ
)…
2. Sự xuất hiện các hạt sơ cấp mới:
Để có các hạt sơ cấp mới, người ta làm tăng vận tốc của một số hạt và cho chúng bắn vào các hạt
khác nhau.
3. Phân loại:
Dựa vào khối lượng và đặc tính tương tác, các hạt sơ cấp được phân thành các loại sau đây:
a. Phôtôn
b. Các leptôn: có khối lượng từ 0


÷
200m
e
c. Các hađrôn: có khối lượng trên 200m
e
và đựoc tạo thành ba nhóm:
* Mezôn
π
,K: có khối lượng trên 200m
e
nhưng nhỏ hơn khối lượng của nuclon
* Nuclon p,n
* Hipêron: có khối lượng lớn hơn khối lượng của nuclon
Nhóm các nuclon và hipêrôn còn được gọi là barion
II. Tính chất của các hạt sơ cấp:
1.Thời gian sống trung bình
Một số ít hạt sơ cấp là bền còn đa số là không bền, chúng tự phân hủy và biến thành các hạt sơ
cấp khác
2.Phản hạt:
Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt tương ứng. Phản hạt của một hạt sơ cấp có cùng khối lượng
nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối
III. Tương tác của các hạt sơ cấp:
1.Tương tác điện từ:
Là tương tác giữa phôtôn và các hạt mang điện và giữa các hạt mang điện với nhau
2.Tương tác mạnh:
Là tương tác giữa các hađrôn
3.Tương tác yếu:
Là tương tác giữa các lepton
4. Tương tác hấp dẫn:
Là tương tác giữa các hạt có khối lượng khác 0

1
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Vật Lí 12

2. Học sinh:
C. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động 1( 20 phút) Khái niệm các hạt sơ cấp
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Cá nhân trả lời: khỏang 10
-15
m
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời.
- Học sinh ghi nhận.
- Cá nhân làm việc theo yêu cầu của giáo viên, đại
diện trình bày.
- Học sinh ghi nhận.
- Cá nhân trả lời:Không phải là hạt sơ cấp.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân làm việc theo yêu cầu của giáo viên, địa
diện trình bày .
- Học sinh ghi nhận
- Cho biết kích thước của hạt nhân nguyên tử?
- Cho biết nhhững hạt nào có kích thươc cỡ hạt
nhân nguyên tử mà em đã học?
- Những hạt này gọi là các hạt sơ cấp. Vậy hạt sơ
cấp là gì?
- Nhận xét của giáo viên
- Yêu cầu học sinh đọc sách và trình bày cách tạo
ra hạt sơ cấp mới?
- Nhận xét của giáo viên

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 SGK?
- Người ta dựa vào những yếu tố nào để phân loại
hạt sơ cấp?
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết hạt sơ
cấp phân thành những loại nào? Đặc điểm của các
loại đó?
- Nhận xét của giáo viên
Hoạt động 2 ( 10 phút) Tìm hiểu các tính chất của các hạt sơ cấp:
Hoạt động của học sinh Hoạt động của học sinh
- Cá nhân trả lời.
- Học sinh ghi nhận.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Học sinh ghi nhận
- Yêu cầu học sinh đọc sách và cho biết thời gian
tồn tại của các hạt sơ cấp?
- Các hạt sơ cấp bền như prôtôn, êlectron,
phôtôn,nơtrinô. Nơtron thời gian sống khoảng
932s, các hạt sơ cấp khác thời gian sống 10
-24
s
đến 10
-6
s
- Nhắc lại bản chất của tia phóng xạ
,
β β
− +
?
- Pozitron là phản hạt của electron, cho biết đặc

điểm của pozitron?
- Không chỉ có electron là có phản hạt mà còn
nhiều hạt sơ cấp có phản hạt ( bảng 40.1SGK)
Hoạt động 3( 10 phút) Tìm hiểu các tương tác của hạt sơ cấp:
Hoạt động của học sinh Hoạt động của học sinh
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân làm việc theo yều cầu của giáo viên.
- Học sinh ghi nhận
- Nhắc lại định luật culông và định luật vạn vật
hấp dẫn đã họ ở lớp 11 và lớp 10?
-Các hạt có khối lượng và mang điện tích thì có
tương tác nhau không?
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết các loại
tương tác của hạt sơ cấp?
- Nhận xét của giáo viên
2
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Vật Lí 12
Hoạt động 4 ( 5 phút) Củng cố - Dặn dò:
Hoạt động của học sinh Hoạt động của học sinh
- Cá nhân trả lời.
- Học sinh ghi nhận
- Yêu cầu học sinh nhắc lại:
+ Khái niệm và phân loại các hạt sơ cấp?
+ Tính chất của các ạht sơ cấp?
+ Nêu cÁc tương tác của hạt sơ cấp?
- Yêu cầu về nhà:
Chuẩn bị bài 41: trả lời những câu hỏi trang 216
SGK.


D. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×