Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Hệ thống sát hạch và khảo thí trực tuyến – Tập đoàn FPT (ACC Online)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI ĐỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH
--------o0o--------

BÀI TẬP NHÓM
Đề Tài:

Hệ thống sát hạch và khảo thí trực
tuyến – Tập đoàn FPT
(ACC Online)
GVDH
: TS. PHẠM TRẦN VŨ
NHÓM TH :
Mai Thế Duyệt - 91232010
Trần Huy Hoàng - 12321061
Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc – 12321078
Nguyễn Hoàng Yến – 12321083
Y sa - 91232009
Phạm Lê Hoàng Thông - 11320981
Lớp

: MIS_2012

TP.Hồ Chí Minh, năm 2012


MỤC LỤC
Phần 1. Giới thiệu tổng quan ................................................................................3
1.1. Tập đoàn FPT ............................................................................................3
1.2. Mô hình sát hạch & khảo thí truyền thống ................................................6


1.2.1. Mô tả ...................................................................................................6
1.2.2. Thuận lợi .............................................................................................6
1.2.3. Khó khăn.............................................................................................6
1.3. Lý do phát triển mô hình trực tuyến ..........................................................7
Phần 2. Phân tích yêu cầu và nghiệp vụ của hệ thống trực tuyến ........................8
2.1. Yêu cầu chức năng ....................................................................................8
2.1.1. Phần học trực tuyến ............................................................................8
2.1.2. Phần thi trực tuyến..............................................................................9
2.1.3. Phần quản trị .....................................................................................10
2.2. Quy trình nghiệp vụ .................................................................................10
2.2.1. Học trực tuyến ..................................................................................10
2.2.2. Thi trực tuyến ...................................................................................13
2.3. Triển khai hệ thống ..................................................................................18
2.3.1. Yêu cầu về nguồn lực .......................................................................18
2.3.2. Khó khăn...........................................................................................19
2.3.3. Khắc phục .........................................................................................19
Phần 3. Các module, giao diện ...........................................................................20
3.1. Module thi................................................................................................20
3.1.1. Front-end ..........................................................................................20
3.1.2. Back-end ...........................................................................................28
3.2. Module lớp học và bài giảng ...................................................................41
3.2.1. Front-end ..........................................................................................41
3.2.2. Back-end ...........................................................................................49
3.3. Module tài liệu và đào tạo .......................................................................52
3.3.1. Front-end ..........................................................................................52
3.3.2. Back-end ...........................................................................................54
Phần 4. Đánh giá kết quả đạt được .....................................................................59
4.1. Ưu điểm ...................................................................................................59
4.2. Nhược điểm .............................................................................................59


Trang 2


HỆ THỒNG SÁT HẠCH VÀ KHẢO THÍ TRỰC
TUYẾN – TẬP ĐOÀN FPT
Phần 1. Giới thiệu tổng quan
1.1. Tập đoàn FPT
a. Giới thiệu chung
Thành lập ngày 13/09/1988. Ban đầu, FPT là một doanh nghiệp nhà nước hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến
lương thực thực phẩm (chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing
Technology - Chế biến Thực phẩm, sau này (năm 1990) được đổi
thành FinancingPromoting Technology - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ).
Công ty có quan hệ xuất nhập khẩu chuối khô, khoai, sắn, ... cho khối Đông Âu Liên Xô.
Đến nay, sau hơn 24 năm, FPT luôn là công ty công nghệ thông tin và viễn
thông hàng đầu Việt Nam.
FPT với 9 công ty thành viên, cung cấp dịch vụ tới gần 40 tỉnh thành tại Việt
Nam, mở rộng thị trường toàn cầu, có mặt tại 10 quốc gia trên thế giới bao gồm:
Lào, Campuchia, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Singapore, Australia, Thái Lan, Philippines,
Malaysia. Chủ trương tập trung vào công nghệ thông tin và viễn thông, FPT cung
cấp các dịch vụ:
Tích hợp hệ thống; Giải pháp phần mềm; Gia công phần mềm, Dịch vụ nội
dung số; Dịch vụ dữ liệu trực tuyến; Dịch vụ Internet băng thông rộng; Dịch vụ
kênh thuê riêng; Phân phối, bán lẻ sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông; Sản
xuất các sản phẩm công nghệ; Dịch vụ tin học; giáo dục - đào tạo công nghệ.

Trang 3


b. Sơ đồ tổ chức


c. Cơ cấu tổ chức
Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội có 9 công ty thành viên, 3 công ty liên kết
cùng các công ty phần mềm tại nước ngoài và trung tâm nghiên cứu không gian
Fspace.
9 công ty thành viên bao gồm:
 Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System)
 Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group)
Trang 4


 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation)
 Công ty TNHH MTV Viễn thông quốc tế FTI
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giáo dục FPT (FPT Education)
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư FPT (FPT Invest)
 Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FOC)
3 Công ty liên kết:
 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)
 Công ty Cổ phần Đô Thị FPT Đà Nẵng (FPT City JSC)
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
d. Lĩnh vực hoạt động chính của FPT
 Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản
 Tích hợp hệ thống.
 Xuất khẩu phần mềm.
 Giải pháp phần mềm.
 Tư vấn dịch vụ ERP.
 Phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin.
 Cung cấp các giải pháp, dịch vụ viễn thông và Internet.

 Giáo dục đại học: đào tạo lập trình viên quốc tế và chuyên gia mỹ thuật đa
phương tiện..
 Lắp ráp máy vi tính.
 Phân phối điện thoại di động.


Bảo hành, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học.

Trang 5


1.2. Mô hình sát hạch & khảo thí truyền thống
1.2.1. Mô tả
-

Được tổ chức theo mô hình tập trung, tất cả các thí sinh được tập
trung thi tại 1 địa điểm nhất định, thời gian nhất định được quy định
sẵn.

-

Thí sinh được sắp xếp vào các phòng thi nhất định, được đánh số báo
danh và được sắp xếp chỗ ngồi dựa trên sơ đồ vị trí được hội đồng coi
thi định sẵn. Mỗi phòng thi được bố trí 1 hoặc nhiều giám thị coi thi
(tùy thuộc vào quy mô của kỳ thi).

-

Bài thi có thể trên giấy hoặc trên máy tính (đối với các bài thi thực
hành). Sau khi thi, thí sinh phải ký tên xác nhận đã nộp bài.


-

Các bài thi được chấm tập trung tại hội đồng hoặc chấm chéo (phụ
thuộc vào quy định của mỗi kỳ thi).

1.2.2. Thuận lợi
-

Do quy trình truyền thống được áp dụng từ lâu nên đội ngũ cán bộ coi
thi cũng như thí sinh không gặp nhiều khó khăn trong công tác triển
khai và công tác thi cử.

1.2.3. Khó khăn
-

Do hình thức thi cử tập trung sẽ tốn thời gian và nguồn lực khi tổ
chức thi

-

Các bài thi giấy được lưu trữ theo hình thức truyền thống, khó bảo
quản, khó tìm kiếm (khi có nhu cầu)

-

Không quản lý được lịch sử dự thi của thí sinh

-


Trường hợp thí sinh bị mất giấy báo dự thi, công tác xác nhận mất
thời gian, không quản lý được tính chính xác của thông tin thí sinh

Trang 6


-

Công tác tổ chức thi, soạn đề, chấm thi, tốn hao rất nhiều công sức,
thời gian, nhân lực cũng như tiền của của tổ chức, khó khăn cho công
tác báo cáo sau mỗi đợt thi

1.3. Lý do phát triển mô hình trực tuyến
Tạo ra không gian có thể lưu giữ tài liệu đào tạo (file .doc, .pp, .pdf hay các
clip), học viên có thể đọc học, trao đổi và làm bài thi online tại đây. Ngoài ra, việc
phát triển mô hình trực tuyến còn mang lại nhiều lợi ích khác:
 Tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho cả cán bộ đào tạo và học viên
 Quản lý tài liệu đào tạo có hệ thống.
 Quản lý được việc học của CBNV qua việc liên kết với PS
 Giảm thiểu công sức thủ công của cán bộ nhân sự cho việc tổ chức một kỳ
thi: soạn đề, chấm thi, làm báo cáo tổng kết điểm sau mỗi đợt thi.
 Tạo quyền chủ động tối đa ở mức cho phép cho các đơn vị thành viên FPT
để đáp ứng nhanh nhất có thể nhu cầu thi tuyển và đào tạo của họ
 Thí sinh thuận tiện trong việc làm bài thi (thao tác làm bài, địa điểm, thời
gian…)
 Quản lý có hệ thống ngân hàng đề thi.

Trang 7



Phần 2. Phân tích yêu cầu và nghiệp vụ của hệ thống
trực tuyến
2.1. Yêu cầu chức năng
2.1.1. Phần học trực tuyến
a. Module lớp học
-

Tạo lớp học: Trên cơ sở nhu cầu của đơn vị, super admin sẽ thiết lập
danh sách lớp học (tên lớp, môn học, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc
lớp học,…) cùng các thông tin về tài liệu và bài giảng có liên quan.
 Thông tin tài liệu: được chọn theo tên đơn vị.
 Thông tin bài giảng: gồm bài giảng của các hình thức: không thi, từng
phần (sau mỗi bài giảng có bài thi test), toàn phần (học xong tất cả
bài giảng sẽ có bài thi test).

-

Thống kê lớp học: hiển thị, cập nhật và cho phép tìm kiếm lớp học theo
đơn vị, lĩnh vực, trạng thái lớp, ngày tháng; cho phép xem thông tin chi
tiết về lớp học cùng danh sách tài liệu, danh sách bài giảng; cho phép
thêm, cập nhật danh sách thí sinh dự thi.

-

Tạo bài giảng: tạo danh mục bài giảng theo đơn vị, theo môn học, theo
hình thức bài giảng.
6 hình thức bài giảng:
 Video cast: có video, bảng nội dung kết hợp với slide bài giảng.
 Video demo cast: phát triển lên từ Video cast, trong bài giảng có
những đoạn demo về chương trình, sản phẩm hay hướng dẫn người

dùng bằng một video riêng biệt.

 Video interview: có video, các câu hỏi phỏng vấn về một chủ đề nào
đó.
 Audio cast: tương tự video cast nhưng ở đây là audio.

 Audio demo cast: tương tự video demo cast nhưng ở đây là audio.
 Audio interview: tương tự video interview nhưng ở đây là audio.

Trang 8


-

Thống kê bài giảng: hiển thị, cập nhật và cho phép tìm kiếm danh mục
bài giảng theo đơn vị, môn học, tên bài giảng, ngày tháng, hình thức bài
giảng,…

-

Báo cáo tình hình tham gia lớp học: hiển thị và cho phép tìm kiếm danh
sách học viên tham gia lớp học theo đơn vị, tên lớp, thời gian bắt đầu và
thời gian kết thúc lớp học.

-

Báo cáo lớp học: hiển thị và cho phép tìm kiếm danh sách các lớp học
theo đơn vị, lĩnh vực, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc lớp học.

b. Module tài liệu – đào tạo

-

Tạo tài liệu: tạo tài liệu theo đơn vị, theo môn học, cho phép upload tài
liệu, hình ảnh đính kèm.

-

Thống kê tài liệu: hiển thị và cho phép tìm kiếm, cập nhật, xóa danh
sách tài liệu theo đơn vị, môn học, trạng thái, …

-

Chia sẻ tài liệu: cho phép chia sẻ tài liệu các môn học của đơn vị.

-

Môn học: hiển thị và cho phép tìm kiếm, cập nhật, xóa danh sách môn
học theo đơn vị, lĩnh vực, …

2.1.2. Phần thi trực tuyến
a. Chức năng quản lý thành viên
-

Bao gồm những chức năng quản lý thành viên cơ bản như tạo thành
viên, đăng nhập, thay đổi thông tin, cấp lại mật khẩu.

b. Chức năng thi
-

Chứa đựng tài liệu hướng dẫn cách làm bài thi và quy chế thi.


-

Thi tự do: gồm danh sách đề thi, chi tiết đề thi tự do, làm bài thi được
mở cho thí sinh có thể đăng ký tự do.

-

Thi có tổ chức: gồm danh sách đề thi, chi tiết đề và trang làm bài. Phần
thi có tổ chức chỉ dành cho những thí sinh được chỉ định cụ thể, thí sinh
sẽ nhận được thư mời thi thông qua email nội bộ.

-

Xem kết quả thi: tại đây thí sinh có thể tra lại kết quả của toàn bộ các đợt
thi mà mình đã tham gia cũng như xem chi tiết từng câu hỏi và đáp án.

Trang 9


2.1.3. Phần quản trị
-

Phân cấp và phân quyền quản trị theo từng cấp. Tùy theo từng cấp quản
trị được phân quyền mà người quản trị có thể thao tác với ngân hàng câu
hỏi, ngân hàng đề thi, tạo hoặc sửa thông tin các đợt thi cũng như là xem
báo cáo chi tiết về câu hỏi, đề thi, đợt thi, kết quả thi,…

2.2. Quy trình nghiệp vụ
2.2.1. Học trực tuyến

QUY TRÌNH THI ONLINE

Họcviên
viên
Học

Admin/Mod
Mod
Admin/

Superadmin
admin
Super

Sơ đồ
Tạo môn học

Nhu cầu
đơn vị

Nội dung

Trên cơ sở nhu cầu cùa đơn vị, superadmin sẽ thiết lập danh mục môn học.

Tạo bài giảng/
tài liệu

Bài giảng/ tài liệu bắt buộc phải thuộc 1 môn học nhất định

Đọc/ học


PS

Đối với đợt thi có tổ chức cho đăng ký, chỉ FPTer mới được dự thi, nếu là ngoài FPT
phải được add vào danh sách
Đối với đợt thi tự do, bất kỳ ai cũng có thể vào thi.

Làm bài
kiểm tra

Với thí sinh thi đầu vào có thể lấy nguồn từ web tuyển dụng, với thí sinh là CBNV
FPT, lấy nguồn từ Peoplesoft.

- Super Admin: có quyền tạo/xóa/sửa môn học cho một số đơn vị cụ
thể, chẳng hạn như FIS, FTEL, hoặc tạo cho tất cả. Một khi môn học
được tạo cho tất cả thì Admin của các đơn vị đều có thể thấy và sử dụng
nhưng không được phép xóa và sửa.
- Admin/Mod: Admin thuộc đơn vị nào thì chỉ được phép tạo bài giảng
và tài liệu trong đơn vị đó, trong mục chọn môn học thì cũng sẽ chỉ được
thấy các môn học do Admin đơn vị đó tạo, đồng thời cũng sẽ thấy được
các môn học mà Admin đã tạo cho “tất cả”
- Học viên: học viên của đơn vị nào thì chỉ thấy được bài giảng và tài
liệu của đơn vị đó tạo. Đối với bài giảng/tài liệu thuộc tổ chức thì những
thí sinh được add vào mới có thể vào xem. Đối với bài giảng/ tài liệu
thuộc tự do thì những thí sinh có thể xem và đăng ký.
Trang 10


a. Đối với học viên


- Học viên tiến hành tìm kiếm và xem thông tin về lớp học  tiến hành
đăng ký vào học, lúc này sẽ nhận được mail của hệ thống thông báo về
thông tin lớp học.
- Vảo lớp học viên có thể: Xem bài giảng, đề bài và hướng dẫn giải bài
tập.
- Đối với lớp học có thi từng phần thì học viên phải thi xong đề thi của
bài giảng trước đó thì mới được phép xem bài giảng kế tiếp.
- Đối với lớp học có thi toàn phần thì sau khi xem hết các bài giảng thì
thí sinh có thể làm bài thi.

Trang 11


b. Đối với quản trị

-

Người quản trị có thể được xem như một giảng viên khi có thể thêm –
xóa – sửa Bài giảng/Tài liệu/Lớp học.

-

Người tạo thuộc đơn vị nào thì chỉ có những thành viên trong đơn vị đó
thấy, ngoại trừ superadmin tạo cho tất cả đơn vị.

Trang 12


2.2.2. Thi trực tuyến


Quản trị môn thi

SuperAdmin

Quản trị phần thi

Tạo câu hỏi
(thuộc phần thi)

Quản trị câu hỏi
AdminGroup,
Mod được phân quyền tương
ứng

Phê duyệt câu
hỏi
NOK
OK

Loại bỏ

Phê
duyệt

Ngân
hàng
câu hỏi

Quản trị đề thi


Quản trị đợt thi

Thi
Thí sinh

Báo cáo kết quả

a. Quản trị môn thi
-

Truy cập: Chỉ SuperAdmin của hệ thống mới có quyền thao tác tại Quy trình
này,

-

Thao tác:
+ Tạo mới, xóa, sửa danh mục môn thi trên hệ thống
+ Phân quyền sử dụng danh mục, môn thi cho các đơn vị:

Trang 13


 Danh mục môn thi chung của hệ thống là một cây danh mục với
nhiều danh mục và danh mục con khác nhau. VD: Thi tuyển dụng
-> Tiếng Anh -> TOEIC....Mỗi đơn vị được sử dụng 1 số danh
mục, môn thi nhất định theo nhu cầu. Quyền này do SuperAdmin
thao tác, dựa trên yêu cầu từ đơn vị.
 Cho phép 2 hay nhiều đơn vị dùng chung 1 Category. Trong đó
mỗi đơn vị chỉ có quyền sửa ,xóa các tài nguyên(đề,câu hỏi…) do
chính đơn vị mình tạo ra trên cùng Category đó.

+ Chia sẻ danh mục môn thi:

 Các tài nguyên của hệ thống (câu hỏi, phần thi ,đề thi, đợt thi của
mỗi môn thi) đều có trường “CompanyID” để cho biết nó thuộc
đơn vị nào. Các đơn vị chỉ có quyền thao tác và sử dụng các tài
nguyên của mình.
 Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, các đơn vị có thể chia sẻ cho nhau tài
nguyên của mình.
b. Quản trị phần thi
(Từ quy trình này trở đi, AdminGroup và Mod được phân quyền tương ứng tại
đơn vị có quyền thao tác trên hệ thống.)
-

Quản lý phần thi gồm: tạo, xóa, sửa, chia sẻ công khai hoặc riêng tư các phần thi
thuộc môn thi do đơn vị mình quản lý. Khi chọn chia sẻ công khai thì các câu
hỏi thuộc phần thi của đơn vị chủ quản sẽ được các đơn vị khác nhìn, nhưng
không thao tác sửa, xóa được.

-

Truy cập: SuperAdmin, AdminGroup, Mod được phân quyền quản lý phần thi

-

Thao tác: Tạo các phần thi tương ứng trong từng môn thi.
c. Quản trị câu hỏi

-

Quản lý câu hỏi gồm quy trình từ tạo mới câu hỏi -> phê duyệt câu hỏi.


-

Truy cập: SuperAdmin, AdminGroup, Mod được phân quyền tạo câu hỏi, Mod
được phân quyền duyệt câu hỏi.

-

Thao tác:

Trang 14


+ Tạo câu hỏi theo cấu trúc sẵn có & lưu lại theo hạng mục tương ứng. Những
câu hỏi được tạo mới sẽ được ghi nhận trạng thái “Đợi duyệt”
+ Người tạo chọn gửi mail -> Mod có quyền Duyệt câu hỏi sẽ nhận được thông
báo qua email để vào hệ thống duyệt câu hỏi. Sau khi xem xét tính đúng đắn của
cẩu hỏi, có thể chuyển câu hỏi từ trạng thái “Đợi duyệt” thành “Phê duyệt” hay
“Loại bỏ”.
+ Mod duyệt câu hỏi chọn “Gửi mail” để báo cho Mod Tạo câu hỏi biết được
trạng thái câu hỏi đã được thay đổi.
+ Những câu hỏi được “Phê duyệt” sẽ được chuyển vào ngân hàng câu hỏi để sử
dụng cho quá trình tạo đề thi. Những câu hỏi bị “Loại bỏ” sẽ được Mod tạo câu
hỏi xem xét để điều chỉnh cho phù hợp -> lặp lại quá trình Tạo câu hỏi.
+ Những câu hỏi bị loại bỏ hoặc hết hạn sẽ được liệt kê và có thể được sửa đổi
khi có yêu cầu.
d. Quản trị đề thi
-

Quản lý đề thi cho phép xem các đề thi đã được tạo, tạo mới, xóa, sửa đề thi


-

Truy cập: SuperAdmin, AdminGroup, Mod được phân quyền Quản lý đề thi

-

Thao tác:
o Thiết lập cấu trúc đề thi theo các trường có sẵn của hệ thống. Cấu trúc đề thi
được thiết lập 1 lần, có thể sử dụng trong 1 đợt thi hoặc trong nhiều đợt thi
khác nhau. Từ cấu trúc được thiết lập sẵn, hệ thống sẽ sinh đề thi ngẫu nhiên
từ ngân hàng câu hỏi hợp lệ.
o Lựa chọn loại thi cho đề thi (thi Tự do hay thi có tổ chức)
o Lựa chọn cách hiển thi kết quả thi: hiển thị kết quả chi tiết hay tóm tắt, hay
cả hai, hoặc không hiển thị kết quả.. Việc này tùy vào mục đích sử dụng.
Việc hiển thị kết quả chi tiết cho phép thí sinh sau khi làm bài xong sẽ nhìn
thấy kết quả cụ thể của từng câu trả lời của mình và đáp án chính xác là gì
(phù hợp với việc luyện thi). Việc hiển thị kết quả tóm tắt chỉ cho phép thí
sinh biết được điểm số cuối cùng của cả bài thi.

Trang 15


-

Các đề thi được thiết lập được lưu lại trong hệ thống theo thời gian tạo đề thi.
Có thể tìm đề thi theo môn thi hoặc theo đơn vị
e. Quản trị đợt thi (với đợt thi có tổ chức)

-


Quản lý đợt thi cho phép xem dữ liệu các đợt thi đã được tạo, tạo mới, xóa sửa
đợt thi

-

Truy cập: SuperAdmin, AdminGroup, Mod được quyên Quản lý đợt thi (Mod
này có quyền xem các đề thi đã được tạo trên hệ thống để phục vụ cho việc tạo
đợt thi nhưng không được xóa, sửa)

-

Thao tác:
-

Thiết lập thời gian cho đợt thi: thời gian đợt thi được bắt đầu và độ trễ
(đợt thi được mở trong bao lâu, kể từ thời điểm bắt đầu).

-

Lựa chọn đề thi cho đợt thi từ ngân hàng đề thi đã được tạo sẵn.

-

Lựa chọn loại đợt thi:
o Cho đăng ký: Thí sinh có thể tự đăng ký tham gia thi
o Không cho đăng ký: Thí sinh không thể tự đăng ký tham gia thi,
mà cần quản trị hệ thống nhập danh sách thí sinh vào hệ thống (có
thể nhập trực tiếp từng thí sinh hoặc import từ một danh sách thí
sinh trên file excel). Hệ thống sẽ gửi mail thông báo cho thí sinh

về việc được đăng ký vào đợt thi.
o Chưa duyệt: đợt thi được tạo sẵn nhưng chưa được kích hoạt để sử
dụng.

-

Các đợt thi và thông tin đi kèm (kết quả, số đăng ký, số tham gia thi..) được lưu
lại trên hệ thống theo thời gian đợt thi được diễn ra.
f. Thi
Để làm được bài thi trên Hệ thống, thí sinh cần đăng ký 1 account với các thông

tin được yêu cầu và kích hoạt account đó theo hướng dẫn từ email hệ thống gửi tự
động (vì vậy, địa chỉ email khi đăng ký account phải là địa chỉ có thật).
 Với đợt thi có tổ chức:

Trang 16


-

Thí sinh chỉ được thi một lần duy nhất sau khi tự đăng ký/được đăng ký vào một
đợt thi được tạo sẵn trên hệ thống.

-

Lựa chọn đợt thi của mình (trực tiếp trên hệ thống hoặc click vào đường dẫn
trên email được gửi) để bắt đầu làm bài.

-


Bài thi được hiển thị từng phần hoặc từng câu hỏi, thời gian được đếm ngược
(kể cả khi đóng hệ thống).

-

Thí sinh trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn một hoặc nhiều đáp án (lựa chọn
1, các đáp án được gắn với nút Button , lựa chọn nhiều, các đáp án dược gắn với
nút Check box)

-

Kết thúc bài thi và thông báo kết quả: Khi thí sinh làm xong bài của mình có thể
chủ động kết thúc bài thi của mình mà không cần chờ đến khi hết giờ làm bài.
Hoặc khi hết giờ làm bài, chương trình cũng tự động kết thúc bài thi và đưa ra
kết quả hoặc không. Kết quả này được hiển thị chi tiết hoặc tóm tắt, hoặc không
được hiển thị tùy theo yêu cầu được set up từ trước bởi Admin.
 Với đợt thi tự do:

-

-

Thí sinh có thể làm 1 bài thi nhiều lần trên hệ thống

-

Lựa chọn bài thi được mở sẵn trên hệ thống
Các thao tác làm bài sau đó giống như đợt thi có tổ chức.

g. Báo cáo kết quả:

-

Với thí sinh:
o Ngay sau khi kết thúc bài thi, thí sinh biết được kết quả bài thi đó của mình
o Kết quả của tất cả các lần thi của một thí sinh được lưu lại trên hệ thống và
cho phép thí sinh xem lại toàn bộ kết quả này.
o Thí sinh có thể xem lại từng bài thi chi tiết của mình và yêu cầu tính lại kết
quả (nếu đáp án của hệ thống không chính xác và được thay đổi, khi đó kết
quả bài thi sẽ được tính lại theo đáp án mới)

-

Với quản trị:
o Kết quả của tất cả các thí sinh, các đợt thi được lưu lại trên hệ thống.
Trang 17


o Quản trị có thể truy vấn báo cáo kết quả theo từng thí sinh, theo môn thi,

theo loại thi, theo thời gian, theo đơn vị.

2.3. Triển khai hệ thống
2.3.1. Yêu cầu về nguồn lực
a. Cấu hình hệ thống
Để đảm bảo hệ thống vận hành tốt và ổn định thì đòi hỏi cấu hình phần cứng và
phần mềm phải đáp ứng như sau:
Máy chủ 1: Web server
o Ram: 32 GB
o Ổ cứng: 1 TB
o Hệ điều hành: Windows Server 2008 Enterprise SP2

o Cài đặt .NET Framework 3.5 SP2
o Cặt đặt IIS 6.0

Máy chủ 2: Database server
o Ram: 32 GB
o Ổ cứng: 1 TB
o Hệ điều hành: Windows Server 2008 Enterprise SP2
o Cài đặt hệ quản trị CSDL: Microsoft SQL Server 2008 Enterprise SP2
b. Nhân lực chuyên môn
Trong việc triển khai ACC, nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong sự thành
công của dự án. Ở đây, tổ chức nên chia lực lượng ra làm hai nhóm chính: nhóm
nghiệp vụ và nhóm kỹ thuật. Nhóm nghiệp vụ bao gồm những người sử dụng là các
cán bộ tác nghiệp hàng ngày. Nhóm này sẽ tham dự triển khai hệ thống ACC như
những người sử dụng cuối cùng khi vận hành hệ thống. Những công việc chính có
thể chỉ ra như: đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ, cùng xây dựng quy trình nghiệp vụ
với đơn vị triển khai, kiểm thử tính đúng đắn và thao tác, vận hành hệ thống. Nhóm
kỹ thuật bao gồm các cán bộ nhân viên thuộc bộ phận phụ trách về CNTT. Nhóm
này sẽ tham dự triển khai hệ thống với chức năng hỗ trợ cho nhóm nghiệp vụ và
đơn vị triển khai về kỹ thuật như hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, cài đặt hệ thống,
thực hiện các công việc chuyên môn về quản trị hệ thống như sao lưu, phục hồi…
Trang 18


Như vậy, cần quan tâm đến trình độ và năng lực của cả hai nhóm nói trên. Việc
thiếu nhân lực am hiểu về CNTT gây ảnh hưởng nhiều tới việc tiếp nhận và quản trị
cũng như duy tu hệ thống (bảo mật, sao lưu, phục hồi…) hoặc các sự cố xảy ra.
2.3.2. Khó khăn
Sau khi đưa website vào sử dụng chính thức, trong ngày thi đầu tiên của đợt thi
định kỳ tại tập đoàn FPT, số lượng người đăng nhập vào hệ thống đạt 5.264 người.
Do lượng người đông kỷ lục như vậy, nên hệ thống của ACC bị mắc lỗi kỹ thuật.

Cụ thể, trong quá trình thi, nhiều thí sinh không đăng nhập và làm bài thi được,
hoặc đang làm bài thi thì bị thoát ra ngoài không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng tới kết
quả thi của các thí sinh.
Nguyên nhân: Trong cùng một thời điểm số lượng thí sinh truy cập quá đông
lên đến trên 5000 người, các thí sinh làm bài thi trắc nghiệm, mỗi lần chọn 1 câu trả
lời thì hệ thống sẽ tự động lưu đáp án, điều này dẫn đến việc xuất hiện quá nhiều
request gửi đến server cùng lúc, bên cạnh đó cấu hình server không đủ mạnh dẫn
đến hệ thống bị sập.
2.3.3. Khắc phục
Đổi lại quy trình lưu bài thi: các thí sinh sau khi click chọn đáp án sẽ tiến hành
nhấn nút lưu để hệ thống lưu đáp án vào cơ sở dữ liệu, việc này giúp giảm tải được
số lượng request đến server, đồng thời vẫn có thể lưu được kết quả của thí sinh khi
xảy ra sự cố bất ngờ, chẳng hạn như cúp điện.
Xây dựng 1 Database server và 1 Webserver mới hoàn toàn, chạy độc lập
không giống như Server cũ. (Server cũ đặt rất nhiều website cùng chạy một lúc).

Trang 19


Phần 3. Các module, giao diện
3.1. Module thi
3.1.1. Front-end
a. Trang chủ

b. Quản lý tài khoản thành viên
 Trang đăng ký thành viên

Trang 20



 Trang đăng nhập

 Cập nhật thông tin thí sinh

Trang 21


c. Thi
 Trang chính

Trang 22


 Hướng dẫn thi

 Thi tự do

Trang 23


Trang 24


 Thi có tổ chức

Trang 25


×